Giải pháp thực hiện mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC

Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) được thành

lập vào ngày 27/3/2013 theo Quyết định 1459/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và chính thức triển khai mua nợ từ tháng

10/2013. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, VAMC đã hoàn thành nhiệm vụ được

giao, giúp cải thiện bức tranh nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt

Nam, đưa tỷ lệ nợ xấu toàn ngành Ngân hàng về dưới 3%, góp phần lành mạnh

hóa tình hình tài chính của các ngân hàng, tháo gỡ khó khăn cho các doanh

nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thời gian vừa qua VAMC mới chỉ

triển khai mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt, về mua bán nợ theo giá trị thị

trường đã được triển khai nhưng chưa có kết quả do còn nhiều khó khăn, vướng

mắc trong cơ chế cần tháo gỡ.

Bài viết tập trung phân tích những khó khăn và vướng mắc trong cơ chế mua

bán nợ xấu theo giá trị thị trường, từ đó đề xuất giải pháp để thúc đẩy công tác

mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC.

pdf 5 trang yennguyen 9220
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp thực hiện mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp thực hiện mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC

Giải pháp thực hiện mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC
1THAÙNG 9.2016 - SOÁ 172
Giải pháp thực hiện mua bán nợ xấu theo 
giá trị thị trường của VAMC
 Vấn đề - Sự kiện 
ThS. NGUYỄN THỊ KIM QUỲNH
Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) được thành 
lập vào ngày 27/3/2013 theo Quyết định 1459/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân 
hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và chính thức triển khai mua nợ từ tháng 
10/2013. Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, VAMC đã hoàn thành nhiệm vụ được 
giao, giúp cải thiện bức tranh nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt 
Nam, đưa tỷ lệ nợ xấu toàn ngành Ngân hàng về dưới 3%, góp phần lành mạnh 
hóa tình hình tài chính của các ngân hàng, tháo gỡ khó khăn cho các doanh 
nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thời gian vừa qua VAMC mới chỉ 
triển khai mua bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt, về mua bán nợ theo giá trị thị 
trường đã được triển khai nhưng chưa có kết quả do còn nhiều khó khăn, vướng 
mắc trong cơ chế cần tháo gỡ. 
Bài viết tập trung phân tích những khó khăn và vướng mắc trong cơ chế mua 
bán nợ xấu theo giá trị thị trường, từ đó đề xuất giải pháp để thúc đẩy công tác 
mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường của VAMC.
2 SOÁ 172 - THAÙNG 9.2016
Từ khóa: mua bán nợ xấu theo 
giá trị thị trường, VAMC
1. Khó khăn và vướng mắc 
trong cơ chế mua bán nợ xấu 
theo giá trị thị trường của 
VAMC
Ngày 12/4/2016, Thống đốc 
NHNN đã ban hành Quyết định 
618/QĐ-NHNN, về việc “Xây 
dựng và triển khai Phương án 
mua nợ xấu theo giá trị thị trường 
của Công ty Quản lý tài sản của 
các tổ chức tín dụng Việt Nam”. 
Ngoài các nội dung được quy 
định tại Nghị định 53/2013/
NĐ-CP, Thông tư 19/2013/
TT-NHNN và các văn bản quy 
phạm pháp luật sửa đổi bổ sung 
của Nghị định 53/2013/NĐ-CP, 
Thông tư 19/2013/TT-NHNN, 
Quyết định 618/QĐ-NHNN quy 
định các nội dung cụ thể hơn về 
đối tượng, điều kiện, nguyên tắc 
mua nợ, nguyên tắc xác định giá 
mua nợ, trình tự mua nợ theo giá 
trị trị trường.
Tuy nhiên, trên thực tế khi triển 
khai mua bán nợ theo giá trị thị 
trường, VAMC còn gặp nhiều 
khó khăn, vướng mắc, cụ thể:
1.1. Các TCTD mong muốn bán 
nợ xấu theo giá trị thị trường 
cho VAMC bằng tiền mặt, trong 
khi nguồn vốn mua nợ theo giá 
trị thị trường của VAMC sẽ chủ 
yếu từ việc phát hành trái phiếu 
Quyết định số 618/QĐ-NHNN 
có quy định, nguồn vốn sử dụng 
để mua nợ theo giá trị thị trường 
của VAMC thì ngoài vốn điều 
lệ và nguồn vốn phát hành trái 
phiếu của VAMC, VAMC được 
sử dụng các nguồn vốn khác 
như: Nguồn vốn hợp tác với các 
tổ chức tài chính quốc tế theo 
nguyên tắc chia sẻ lợi ích và rủi 
ro; nguồn vốn ủy thác của các 
nhà đầu tư để mua nợ theo giá thị 
trường và nguồn vốn từ các quỹ. 
Tuy nhiên, trong các nguồn vốn 
để mua nợ theo giá trị thị trường 
thì nguồn vốn từ việc VAMC 
phát hành trái phiếu sẽ là nguồn 
vốn chủ yếu với lý do: 
Một là, hiện vốn điều lệ của 
VAMC chỉ có 2.000 tỷ đồng, 
ngoài mua nợ theo giá trị thị 
trường thì VAMC còn các hoạt 
động nghiệp vụ khác cũng cần 
đến nguồn vốn để triển khai hoạt 
động như: Đầu tư, sửa chữa, nâng 
cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê 
tài sản bảo đảm đã được VAMC 
thu nợ; đầu tư tài chính, góp vốn, 
mua cổ phần... Các nghiệp vụ này 
đã được quy định tại Nghị định 
53/2013/NĐ-CP, tuy nhiên đến 
thời điểm hiện tại VAMC vẫn 
chưa triển khai, trong trường hợp 
nếu VAMC dùng hết 2.000 tỷ 
đồng vào mua nợ xấu theo giá trị 
thị trường thì sẽ không còn nguồn 
vốn để triển khai các nghiệp vụ 
như trên.
Hai là, nguồn vốn VAMC nhận 
ủy thác từ các nhà đầu tư để mua 
nợ xấu theo giá trị thị trường, vậy 
các nhà đầu tư mà VAMC nhận 
ủy thác có cần phải có chức năng 
mua bán nợ không? Điều này 
cũng chưa được quy định cụ thể, 
sẽ khó cho VAMC và các nhà 
đầu tư trong quá trình thực hiện. 
Ba là, VAMC được sử dụng các 
quỹ được trích lập theo quy định 
của pháp luật, tuy nhiên nguyên 
tắc hoạt động của VAMC là “lấy 
thu bù chi, không vì mục tiêu lợi 
nhuận”, do vậy nguồn vốn từ các 
quỹ của VAMC không nhiều, đây 
sẽ không thể là nguồn vốn lớn 
trong hoạt động mua nợ theo giá 
trị thị trường của VAMC.
Bốn là, VAMC có thể thu hút 
nguồn vốn từ các tổ chức tài 
chính quốc tế theo nguyên tắc 
chia sẻ lợi ích và rủi ro. Tuy 
nhiên, trên thực tế sẽ rất khó có 
thể triển khai thu hút nguồn vốn 
này, do các tổ chức tài chính sẽ 
không mặn mà trong việc hợp tác 
với VAMC vì thị trường mua bán 
nợ xấu của Việt Nam chưa phát 
triển, sẽ rất khó trong quá trình 
xử lý được khoản nợ xấu. Hơn 
nữa, chủ thể tham gia thị trường 
mua bán nợ xấu của Việt Nam 
đang bị hạn chế bởi Luật Đầu tư 
số 67/2014/QH13. Cụ thể, Điều 
7 Luật Đầu tư quy định về “Kinh 
doanh dịch vụ mua bán nợ” thuộc 
danh mục ngành nghề đầu tư kinh 
doanh có điều kiện và Chính phủ 
quy định chi tiết việc công bố và 
kiểm soát điều kiện đầu tư kinh 
doanh. Tuy nhiên đến thời điểm 
hiện tại, Chính phủ chưa có bất 
kỳ văn bản nào quy định về điều 
kiện kinh doanh ngành nghề mua 
bán nợ, do vậy các chủ thể muốn 
tham gia thị trường mua bán nợ 
sẽ gặp lúng túng vì chưa có hành 
lang pháp lý rõ ràng. 
Ngoài ra, VAMC là Công ty 
TNHH Một thành viên do Nhà 
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ 
nên hoạt động chịu sự quản lý 
của Luật Quản lý, sử dụng vốn 
nhà nước đầu tư vào sản xuất, 
kinh doanh tại doanh nghiệp số 
69/2014/QH13 ngày 30/12/2014. 
Tại Khoản 2, Điều 26, Luật 
số 69/2014/QH13 có quy định 
“Doanh nghiệp được quyền bán 
nợ phải thu quá hạn, nợ phải thu 
khó đòi, nợ phải thu không có 
3THAÙNG 9.2016 - SOÁ 172
khả năng thu hồi. Doanh nghiệp 
chỉ được bán nợ cho tổ chức kinh 
tế có chức năng kinh doanh mua 
bán nợ, không được bán trực 
tiếp cho đối tượng nợ. Giá bán 
do các bên thỏa thuận và chịu 
trách nhiệm về quyết định của 
mình”. Nếu theo quy định này thì 
VAMC không thể bán cho bên 
thứ 3 nếu không có chức năng 
mua bán nợ ngoài Công ty mua 
bán nợ Việt Nam DATC và gần 
20 AMC trên thị trường. Trong 
khi đó, các AMC của TCTD 
thành lập với mục đích xử lý nợ 
nội bộ cho chính các ngân hàng 
mẹ, như vậy VAMC càng khó 
khăn hơn trong việc bán nợ ra thị 
trường.
Trong khi đó, các TCTD lại 
mong muốn bán các khoản nợ 
xấu bằng tiền mặt, việc mua nợ 
xấu theo giá trị thị trường của 
VAMC bằng trái phiếu sẽ không 
khuyến khích được các TCTD 
bán nợ xấu cho VAMC.
1.2. Chưa có cơ chế khuyến 
khích hoặc buộc các TCTD bán 
nợ xấu theo giá trị thị trường 
cho VAMC 
Việc mua nợ xấu theo giá trị thị 
trường của VAMC trên cơ sở 
thỏa thuận với TCTD, không có 
bất cứ quy định nào buộc các 
TCTD phải bán nợ xấu theo giá 
trị trường cho VAMC. Do đó, các 
TCTD sẽ không mặn mà trong 
việc bán nợ xấu cho VAMC, 
VAMC và TCTD sẽ khó tìm 
được tiếng nói chung khi xác 
định giá trị khoản nợ, do:
Một là, theo Khoản 4, Điều 1, 
Quyết định 618/QĐ-NHNN ngày 
12/4/2016 về việc xây dựng và 
triển khai phương án mua nợ xấu 
theo giá trị thị trường của VAMC 
quy định nguyên tắc xác định giá 
mua nợ căn cứ kết quả định giá 
khoản nợ, tài sản bảo đảm, đánh 
giá khả năng phát mại tài sản bảo 
đảm hoặc triển vọng phục hồi 
khả năng trả nợ của khách hàng 
vay hoặc khả năng bán khoản nợ 
xấu của VAMC cho nhà đầu tư. 
Giá bán này không thể đáp ứng 
giá bán mong muốn của TCTD 
vì một trong hai nguyên nhân: (i) 
TCTD định giá tài sản vượt quá 
giá trị thực tế tại thời điểm cấp tín 
dụng, giá trị thị trường hiện nay 
của tài sản thấp hơn nhiều so với 
giá trị định giá này; (ii) TCTD 
định giá tài sản sát với giá trị 
thực tế tại thời điểm cấp tín dụng, 
nhưng giá trị thị trường hiện nay 
của tài sản đã suy giảm so với giá 
trị định giá trước đây, trong đó 
mức giảm là khá đáng kể đối với 
tài sản là bất động sản.
Thực trạng này dẫn tới vấn đề 
xung đột lợi ích giữa VAMC và 
TCTD: VAMC mong muốn bán 
nhanh nợ/tài sản để ngăn chặn sự 
tổn thất giá trị của khoản nợ theo 
thời gian, nhanh chóng đưa khoản 
tiền bán nợ/tài sản vào luân 
chuyển trong nền kinh tế; TCTD 
chỉ muốn bán nợ/tài sản đảm bảo 
thu đủ dư nợ gốc (để tránh tình 
trạng khoản lỗ trong hoạt động 
cấp tín dụng hiện thực hóa, làm 
ảnh hưởng đến tình hình tài chính 
của TCTD và dẫn đến nguy cơ 
bị xem xét trách nhiệm khi cấp 
tín dụng) nên phát sinh tâm lý trì 
hoãn, “chờ đợi” sự lên giá của tài 
sản.
Hai là, thiếu các quy định pháp 
lý rõ ràng về việc truy cứu trách 
nhiệm cá nhân, TCTD có tâm lý 
trì hoãn việc bán nợ xấu theo giá 
trị thị trường do lo sợ về vấn đề 
trách nhiệm cá nhân, dẫn đến việc 
VAMC càng khó hơn trong việc 
mua nợ xấu với giá thị trường 
thực sự.
Ba là, theo quy định tại Khoản 
19, Điều 1, Thông tư 08/2016/
TT-NHNN ngày 16/6/2016 sửa 
đổi, bổ sung một số điều của 
Thông tư 19/2013/TT-NHNN 
ngày 06/9/2013 thì khi TCTD 
bán nợ cho VAMC, trường hợp 
giá bán nợ thấp hơn giá trị ghi 
sổ số dư nợ gốc của khoản nợ thì 
phần chênh lệch thấp hơn được 
bù đắp từ tiền bồi thường của cá 
nhân, tập thể (trong trường hợp 
tổn thất đã được xác định do cá 
nhân, tập thể gây ra và phải bồi 
thường theo quy định), tiền bảo 
hiểm của tổ chức bảo hiểm và 
quỹ dự phòng rủi ro đã được trích 
lập trong chi phí, phần còn thiếu 
được hạch toán vào chi phí kinh 
doanh trong kỳ của TCTD bán 
nợ. TCTD chỉ được phân bổ dần 
Hiện chưa có cơ chế khuyến khích hoặc buộc các TCTD bán nợ xấu theo giá trị thị trường cho VAMC, trong khi các TCTD lại mong muốn bán các khoản nợ xấu bằng tiền mặt chứ không phải 
bằng trái phiếu. Do vậy, việc VAMC muốn mua nợ xấu bằng trái phiếu theo giá trị thị trường chưa nhận 
được sự đồng thuận từ các TCTD.
4 SOÁ 172 - THAÙNG 9.2016
trong 5 năm (từ thời điểm bán nợ) 
đối với phần chênh lệch giữa giá 
trị ghi sổ trừ đi giá trị mua bán 
của khoản nợ được mua theo giá 
trị thị trường và giá trị khoản dự 
phòng rủi ro đã trích cho khoản 
nợ được mua bán, ngoại trừ 
trường hợp TCTD phân bổ khoản 
chênh lệch đó dẫn đến bị lỗ hoặc 
TCTD đang bị lỗ. 
Việc quy định như vậy làm cho 
các TCTD chưa muốn bán các 
khoản nợ xấu mà tiếp tục cố gắng 
xử lý với hy vọng rằng thị trường 
bất động sản sẽ khởi sắc trở lại và 
giá trị các khoản nợ xấu sẽ tăng 
lên. Tuy nhiên, các khoản nợ xấu 
càng để lâu càng khó xử lý.
1.3. Thiếu các quy định pháp lý 
rõ ràng để bảo vệ cán bộ VAMC 
khi xử lý nợ xấu
Theo Quyết định số 618/QĐ-
NHNN ngày 12/4/2016 của 
NHNN về việc xây dựng và triển 
khai phương án mua nợ xấu theo 
giá trị thị trường của VAMC 
có quy định nguyên tắc mua nợ 
xấu theo giá trị thị trường như 
sau: “...Công ty Quản lý tài sản 
chịu trách nhiệm về các quyết 
định mua bán nợ, đảm bảo việc 
sử dụng vốn an toàn, hiệu quả 
và lợi ích của Nhà nước”. Đồng 
thời tại Khoản 2, Điều 13, Nghị 
định 53/2013/NĐ-CP có quy định 
Công ty Quản lý tài sản có nghĩa 
vụ bảo toàn và phát triển vốn 
được Nhà nước giao. 
Trường hợp VAMC chấp hành 
đúng các quy định và nguyên tắc 
trong việc mua các khoản nợ xấu 
theo giá thị trường, sau khi mua 
nợ VAMC thực hiện bán khoản 
nợ này, tuy nhiên do các nguyên 
nhân khách quan của thị trường 
làm cho giá trị khoản nợ sụt giảm 
(ví dụ do biến động của giá trị tài 
sản bảo đảm là bất động sản...) 
khiến cho VAMC không thể bán 
khoản nợ này bằng giá trị mua 
ban đầu, như vậy trường hợp này 
cán bộ VAMC đã vi phạm các 
quy định về “bảo toàn và phát 
triển vốn được Nhà nước giao”, 
khiến cán bộ VAMC ngần ngại 
trong việc triển khai mua và bán 
nợ xấu theo giá trị thị trường.
2. Giải pháp để thúc đẩy công 
tác mua bán nợ xấu theo giá trị 
thị trường của VAMC
Để triển khai tốt hoạt động mua 
bán nợ theo giá trị thị trường của 
VAMC và TCTD, cần phải tháo 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định số 53/2013/CĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính Phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của 
các tổ chức tín dụng Việt Nam và các văn bản sửa đổi bổ sung.
2. Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013 của NHNN Quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC và các văn bản 
sửa đổi bổ sung.
3. Quyết định số 618/QĐ-NHNN ngày 12/4/2016 của NHNN về việc xây dựng và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá trị thị 
trường của VAMC.
4. Luật số 69/2014/QH13 ngày 30/12/2014 về Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
5. Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014.
SUMMARY
Solutions to promote the activities of buying bad debts based on market value of VAMC
Vietnamese Assets Management Company (VAMC) was established on 27/3/2013 with Decision 1459/QĐ-NHNN by The 
State Bank Governor and started buying debt since October 2013. After 3-years-operation, VAMC has accomplished 
its mission, improving the whole picture of bad debts among Vietnamese credit institutions, reducing bad debt ratio of 
the Banking Sector to lower than 3%, healthier the financial situation of Bank industry, resolving the difficulties for 
enterprises and promoting the development of economy. However, VAMC recently deploy to buy debt by using special 
bonds. Buying debts based on market value has deployed but do not gain any results due to some difficulties and 
problems in the mechanism that need to be removed. This article is focused on analyzing the difficulties and problems 
around the mechanism of buying bad debt based on market value, from that giving recommendation and suggesting 
solutions to promote the activities of buying bad debts based on market value of VAMC. 
Quynh Thi Kim Nguyen, M.Ec.
Working Organization: Vietnamese Assets Management Company.
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Nguyễn Thị Kim Quỳnh, Thạc sỹ
Đơn vị công tác: Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC)
Lĩnh vực nghiên cứu chính: Quản trị rủi ro, nợ xấu, tín dụng ngân hàng
Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng
Email: quynhntk.vamc@gmail.com
xem tiếp trang 13
13THAÙNG 9.2016 - SOÁ 172
7. Wooldrige, J.M (2002), Econometric analysis of cross section and panel data. The MIT press, Cambrige, Massachusetts, London, 
England.
SUMMARY
Assess the impact of these factors on the economic restructuring of Vietnam
Economic structure formation, development and transformation is a process of objective and follow certain rules. 
However, the results, the time, and effectiveness of each country’s restructuring different for different results. When 
determining the factors affecting the formation, economic structure be understood in view of the structure of output 
(GDP), when determine the factors affecting the formation, transfer economic structure. There are many approaches, 
classification of factors affecting output structure, however, are largely approach divided into three main groups of 
factors: The input supply factors of production, the group’s demand factors of production output and factor groups on 
policy mechanisms. Three groups are also factors affecting the three main groups of economic growth, the recognition 
of these factors have formed three major theory of economics is the theory of classical economics, Keynesian and theory 
of Institutions. This means, the main factor affecting the overall restructuring is the determinants of economic growth.
Key word: economic restructuring. 
Huong Thi Thanh Tran, M.Ec.
Working Organization: Accounting and Auditing Faculty, Banking Academy
THÔNG TIN TÁC GIẢ
Trần Thị Thanh Hương, Thạc sĩ
Đơn vị công tác: Khoa Kế toán- Kiểm toán, Học viện Ngân hàng
Lĩnh vực nghiên cứu chính: Kinh tế- xã hội, Thống kê
Tạp chí tiêu biểu đã có bài viết đăng tải: Con số và Sự kiện, Khoa học và Đào tạo Ngân hàng.
Email: huongvtk@gmail.com
gỡ các khó khăn vướng mắc như phân tích ở trên, cụ 
thể:
- Giải pháp về nguồn vốn hoạt động cho VAMC: 
Như phân tích ở trên, các TCTD mong muốn bán 
các khoản nợ xấu cho VAMC bằng tiền mặt, do vậy 
cần tăng vốn điều lệ cho VAMC, có thể tăng lên 
5.000- 10.000 tỷ đồng để đáp ứng một phần vốn cho 
hoạt động mua bán nợ theo giá trị thị trường của 
VAMC.
- Cần có quy định cụ thể để bảo vệ cán bộ VAMC 
trong việc mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường: 
Để khuyến khích cán bộ VAMC đẩy nhanh quá 
trình mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường, trường 
hợp việc không thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ theo 
giá trị thị trường do các nguyên nhân khách quan thì 
cần có các quy định cụ thể để bảo vệ cán bộ VAMC 
không bị xem xét các trách nhiệm pháp lý trong 
trường hợp cán bộ VAMC tuân thủ đúng các quy 
định, quy trình khi thực hiện mua bán nợ xấu theo 
giá trị thị trường. 
- Cần có một cơ chế buộc các TCTD bán nợ xấu 
theo giá trị thị trường cho VAMC: Căn cứ xếp loại, 
đánh giá về tình hình nợ xấu của các TCTD (qua kết 
quả thanh tra, kiểm tra của Cơ quan Thanh tra Giám 
sát ngân hàng), Cơ quan Thanh gia Giám sát ngân 
tiếp theo trang 4
hàng nghiên cứu đề xuất kiến nghị với Thống đốc 
NHNN ban hành qui định cụ thể về nợ xấu cần bán 
theo giá trị thị trường cho VAMC của TCTD.
- Cần có cơ chế phân bổ khoản chênh lệch giữa 
giá bán và giá trị khoản nợ khi bán theo giá trị thị 
trường. Nếu quy định như hiện tại thì các TCTD 
đều phải phân bổ ngay phần chênh lệch giữa giá giá 
bán và giá trị khoản nợ vào chi phí kinh doanh trong 
kỳ của TCTD (ngoại trừ các TCTD đang bị lỗ hoặc 
khi phân bổ phần chênh lệch dẫn đến bị lỗ). Thay vì 
quy định như vậy, Nghị định 53/2013/NĐ-CP nên 
sửa đổi theo hướng nới lỏng việc phân bổ lỗ trong 5 
năm để tránh áp lực tài chính cho các TCTD.
- Cần hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật để 
khuyến khích thị trường mua bán nợ phát triển. Như 
phân tích ở trên, VAMC không thể bán nợ cho bên 
thứ 3 nếu không có chức năng mua bán nợ ngoài 
DATC và gần 20 AMC trên thị trường. Để khuyến 
khích các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường mua 
bán nợ, đề nghị Quốc hội sửa Khoản 2, Điều 26 Luật 
Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, 
kinh doanh tại doanh nghiệp, theo đó VAMC được 
phép bán nợ cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
Đồng thời, đề nghị Chính phủ cần có quy định cụ 
thể về điều kiện ngành nghề mua bán nợ để các chủ 
thể tham gia thị trường có căn cứ thực hiện, tránh 
lúng túng như hiện nay. ■

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_thuc_hien_mua_ban_no_xau_theo_gia_tri_thi_truong_c.pdf