Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học theo tiếp cận phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

Tóm tắt. Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí và xã hội cần cho mỗi con người để thích

ứng trong cuộc sống xã hội và các điều kiện tự nhiên đang có quá nhiều thay đổi và bất

trắc hiện nay. Giáo dục KNS cho HS có thể thông qua nhiều con đường, trong đó tích hơp

giáo dục KNS thông qua vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là một con

đường hiệu quả, thực hiện được nhiều mục tiêu: vừa nâng cao chất lượng học tập của HS,

vừa giáo dục, rèn luyện KNS cho các em. Tuy nhiên, trong thực tế GV chưa vận dụng và

khai thác được tiềm năng của những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, một phần

do chưa hiểu đúng bản chất của KNS, đồng thời còn do thiếu kĩ năng sử dụng và biết cách

khai thác.

pdf 9 trang yennguyen 4480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học theo tiếp cận phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học theo tiếp cận phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học theo tiếp cận phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0038
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 139-147
This paper is available online at 
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
THEO TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
Hoàng Văn Chi
Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum
Tóm tắt. Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí và xã hội cần cho mỗi con người để thích
ứng trong cuộc sống xã hội và các điều kiện tự nhiên đang có quá nhiều thay đổi và bất
trắc hiện nay. Giáo dục KNS cho HS có thể thông qua nhiều con đường, trong đó tích hơp
giáo dục KNS thông qua vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là một con
đường hiệu quả, thực hiện được nhiều mục tiêu: vừa nâng cao chất lượng học tập của HS,
vừa giáo dục, rèn luyện KNS cho các em. Tuy nhiên, trong thực tế GV chưa vận dụng và
khai thác được tiềm năng của những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, một phần
do chưa hiểu đúng bản chất của KNS, đồng thời còn do thiếu kĩ năng sử dụng và biết cách
khai thác.
Từ khóa: Kĩ năng sống; Giáo dục kĩ năng sống, tiếp cận phương pháp, kĩ thuật dạy học
tích cực.
1. Mở đầu
Chương trình hành động Dakar về Giáo dục cho mọi người (Senegal-2000) đã đặt ra trách
nhiệm cho mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục kĩ
năng sống (KNS) phù hợp và KNS cần được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục. Nhiều
nước trên thế giới đã đưa nội dung giáo dục KNS vào dạy cho học sinh (HS) trong các trường phổ
thông, dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo thông tin từ UNICEF, tính đến 2009 đã có hơn 150
quốc gia trên thế giới quan tâm đến việc đưa KNS vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa
KNS vào chương trình chính khóa ở Tiểu học và Trung học.
Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực
phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển
của người học, giáo dục phổ thông cũng đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của
giáo dục thế kỉ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận KNS, đó là: Học để biết, học để làm, học để
tự khẳng định mình và học để cùng chung sống. Việc giáo dục KNS cho HS qua các môn học và
hoạt động giáo dục đang bước đầu được triển khai trong các nhà trường phổ thông, từ tiểu học đến
trung học phổ thông trong cả nước.
Giáo dục KNS cho HS có thể thông qua nhiều con đường khác nhau, trong đó có con đường
thông dụng nhất là tích hợp thông qua dạy học được thực hiện theo một cách tiếp cận mới được
Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018
Liên hệ: Hoàng Văn Chi, e-mail: chihoang77@gmail.com
139
Hoàng Văn Chi
UNICEF khuyến khích, đó là sử dụng các phương pháp dạy học (PPDH) và kĩ thuật dạy học
(KTDH) tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được luyện tập, thực hành, trải nghiệm KNS
trong quá trình học tập môn học. Cách tiếp cận này sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung
các môn học; mà ngược lại, do sử dụng các PPDH và KTDH tích cực, giáo viên (GV) còn lôi cuốn
được HS tham gia tích cực vào quá trình khám phá và lĩnh hội tri thức; làm cho việc học tập các
môn học trở nên hứng thú, hấp dẫn hơn, thiết thực và bổ ích hơn đối với HS.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Kĩ năng sống là gì?
Thuật ngữ “kĩ năng sống” được WinthropAdkins sử dụng lần đầu tiên trong một chương
trình đào tạo nghề thực hiện trong những năm 1960 với tên gọi The Adkins Life Skills Programme:
Employability Skills Series.
Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về KNS và mỗi quan niệm lại được diễn đạt theo
những cách khác nhau:
Có quan niệm coi KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia
vào cuộc sống hàng ngày.
Quan niệm khác coi KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI, đó là: Học để biết, Học
để làm, Học để tự khẳng đinh, Học để chung sống cùng nhau [5].
Từ góc độ sức khỏe, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem KNS là những kĩ năng thiết thực
mà con người cần có để cuộc sống an toàn và khỏe mạnh. Rộng hơn, KNS là những năng lực mang
tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp để tương tác hiệu quả với người khác và giải quyết có
hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho rằng KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc
hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành
thái độ và kĩ năng [4].
Từ những quan niệm trên có thể khái quát: Kĩ năng sống là năng lực tâm lí - xã hội của mỗi
cá nhân, giúp con người có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người
khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
2.2. Giáo dục kĩ năng sống
Giáo dục KNS được áp dụng theo nhiều cách khác nhau. Ở một số nơi, KNS được kết hợp
với các chương trình giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng và phòng bệnh. Một số nơi khác, giáo dục KNS
nhằm vào giáo dục hành vi, cách cư xử, giáo dục an toàn trên đường phố, giáo dục bảo vệ môi
trường, giáo dục phòng chống HIV/AIDS hay giáo dục lòng yêu hòa bình. . .
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, giáo dục KNS là giáo dục cách sống tích cực trong xã
hội hiện đại, là xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực
trên cơ sở giúp người học có cả kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng thích hợp [1].
GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng, giáo dục KNS có mục tiêu chính là làm thay đổi hành
vi của người học từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, mang lại hậu quả tiêu cực chuyển thành
những hành vi mang tính xây dựng, tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống của
cá nhân và góp phần phát triển bền vững cho xã hội [3].
140
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học theo tiếp cận phương pháp và kĩ thuật...
Vì vậy, giáo dục KNS cho học sinh được hiểu là giáo dục những kĩ năng mang tính cá nhân
và xã hội nhằm giúp các em có thể chuyển tải những gì mình biết (nhận thức), những gì mình cảm
nhận (thái độ) và những gì mình quan tâm (giá trị) thành những khả năng thực thụ giúp học sinh
biết phải làm gì và làm như thế nào (hành vi) trong những tình huống khác nhau của cuộc sống.
Với những nhận thức trên, trong nghiên cứu này chúng tôi quan niệm rằng:
Giáo dục KNS là một quá trình dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục, thông qua các hoạt
động giáo dục và sinh hoạt hàng ngày, giúp cho hành vi và sự thay đổi của học sinh phù hợp với
cách ứng xử tích cực, giúp các em có thể kiểm soát, quản lí có hiệu quả các nhu cầu và những
thách thức đối với bản thân trong các mối quan hệ ở gia đình, nhà trường và xã hội dựa trên những
giá trị sống tích cực.
2.3. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực
"Tích cực" trong PPDH và KTDH tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái
nghĩa với không hoạt động, thụ động không phải là dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
2.3.1. Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận
thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học, không phải là tập
trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì
giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Muốn đổi mới cách học phải
đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh
hưởng tới cách dạy của thầy.
• Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
• Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
• Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
• Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
So sánh dạy học truyền thống và dạy học tích cực
Dạy học truyền thống Dạy học tích cực
Quan
niệm
Học là qúa trình tiếp thu và
lĩnh hội, qua đó hình thành
kiến thức, kĩ năng, tư tưởng,
tình cảm.
Học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá,
phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin,. . . tự
hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
Bản chất
Truyền thụ tri thức, truyền
thụ và chứng minh chân lí
của giáo viên.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Dạy học sinh
cách tìm ra chân lí.
Mục tiêu
Chú trọng cung cấp tri thức,
kĩ năng, kĩ xảo. Học để
đối phó với thi cử. Sau khi
thi xong những điều đã học
thường bị bỏ quên hoặc ít
dùng đến.
Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác,. . . )
dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách
học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện
tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho
bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.
141
Hoàng Văn Chi
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa
học phù hợp, thí nghiệm, bảng tàng, thực tế. . . : gắn với:
Nội dung Từ sách giáo khoa và giáoviên - Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương
- Những vấn đề học sinh quan tâm.
Phương
pháp
Các phương pháp diễn
giảng, truyền thụ kiến thức
một chiều.
Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy
học tương tác.
Hình thức
tổ chức
Cố định: Giới hạn trong 4
bức tường của lớp học, giáo
viên đối diện với cả lớp.
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở
hiện trường, trong thực tế. . . , học cá nhân, học đôi bạn,
học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên.
2.3.2. Kĩ thuật dạy học tích cực
Kĩ thuật dạy học tích cực là những động tác, cách thức hành động của của GV và HS trong
các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa
phải là các PPDH độc lập. Các KTDH vô cùng phong phú về số lượng, có thể kể tới hàng ngàn kĩ
thuật. Bên cạnh những KTDH thông thường, ngày nay người ta đặc biệt chú trọng các KTDH phát
huy tính tích cực, sáng tạo của người học, ví dụ: kĩ thuật “Động não”, kĩ thuật “tia chớp”, kĩ thuật
"tương tự”, kĩ thuật “lược đồ tư duy”. Sau đây là bảng liệt kê một số kĩ thuật dạy học phát huy tính
tích cực:
Động não Thông tin phản hồi Kĩ thuật bể cá
Động não viết Tia chớp Nhóm lắp ghép
Động não không công khai Kĩ thuật 3 lần 3 Kĩ thuật 635 (XYZ)
Kĩ thuật phòng tranh Bắn bia Điều cấm kỵ
Lấy ý kiến bằng phiếu Kĩ thuật ổ bi Chiếc ghế nóng
Lấy ý kiến bằng điểm Lược đồ tư duy . . . . . . . . . . . .
Tranh châm biếm Thảo luận ủng hộ và chống
2.3.3. Tính ưu việt của vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
Kích thích và thúc đẩy sự tham gia tích cực học tập, HS sẽ nhận ra chính mình phải tích cực
hơn trong học tập nếu các em muốn đạt kết quả tốt.
HS hoạt động nhiều hơn, tích cực tham gia sử dụng các tài liệu, vật dụng trong quá trình
học tập. Thông qua những kĩ thuật học tập tích cực mà GV dẫn dắt, làm mẫu cho HS, người học
thoát khỏi vai trò truyền thống là người nhận thông tin một cách thụ động mà chuyển sang thực
hành và học tích cực để hiểu rõ tri thức, thực hành kĩ năng và sử dụng chúng một cách có nghĩa.
Tăng cường trách nhiệm cá nhân.
Yêu cầu áp dụng nhiều năng lực khác nhau. Học tập tích cực giúp phát triển các kĩ năng tư
duy và viết của người học.
Phát triển tính độc lập, sáng tạo của HS. Trong học tập tích cực, GV không chỉ mong đợi
HS lĩnh hội nội dung học tập, mà còn sử dụng các tài liệu và phương tiện liên quan đến bài học và
đưa ra thêm các sáng kiến từ các tài liệu đó.
142
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học theo tiếp cận phương pháp và kĩ thuật...
Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, chia sẻ kinh nghiệm.
Quan hệ giữa GV với HS, HS với HS tốt hơn.
GV có nhiều cơ hội giúp đỡ HS hơn.
Bài học sinh động hơn – hiệu quả học tập tốt hơn.
2.4. Giáo dục KNS cho học sinh tiểu học qua tiếp cận các phương pháp và kĩ
thuật dạy học tích cực [2]
Giáo dục KNS cho HS qua các môn học trong trường Tiểu học được thực hiện theo một
cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ
hội cho HS được luyện tập, thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập môn học, bởi vì:
Thứ nhất, một phần quan trọng trong quá trình học kĩ năng sống là sự tương tác giữa kiến
thức mới hay kinh nghiệm mới với thông tin hay kinh nghiệm đã có sẵn. Vận dụng quá trình suy
nghĩ và thực hành là trung tâm của các hoạt động hình thành và phát triển KNS. Do đó, theo Tổ
Chức Y tế Thế giới (WHO: 1993), các kĩ năng sống được học tốt nhất thông qua học tập tích cực.
Thứ hai, trong các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực người học tương tác với nhau để
kiến tạo kiến thức mới, quá trình học tập cùng với người khác thông qua hoạt động nhóm như quan
sát, luyện tập hoạt động theo cặp, động não, sắm vai, tranh luận hoặc thảo luận, trong đó có vận
dụng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo... chính là môi trường và cơ hội trải nghiệm để hình thành
các năng lực tâm lí-xã hội hay còn gọi là KNS.
Tuy nhiên, nghiên cứu đã gợi ý rằng để đạt được những mục tiêu này, GV phải nắm được
nhiều kĩ thuật và cách thức khác nhau để đặt câu hỏi và khuyến khích thảo luận đồng thời phải tạo
ra được không khí học tập thuận lợi và tình cảm để khuyến khích HS tham gia chia sẻ những trải
nghiệm, ý tưởng, quan điểm của mình về các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập.
Có thể lấy ví dụ để minh hoạ về tiềm năng giáo dục KNS qua các PPDH và KTDH tích cực.
Ví dụ 1: PPDH theo nhóm
Dạy học theo nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học hợp tác, dạy
học theo nhóm nhỏ.
a.Cách tiến hành
- Giao nhiệm vụ và chia nhóm:
Nêu vấn đề cần thảo luận.
Quy định thời gian, phân công vị trí thảo luận cho các nhóm
Chia nhóm thảo luận:
Chia nhóm ngẫu nhiên như: đếm số thứ tự, theo vị trí ngồi, theo tên của 4 nhóm quyền, theo
sở thích, tên các loại hoa quả, vật nuôi, trò chơi kết bạn, theo màu sắc, theo mùa trong năm, theo
biểu tượng. . .
Giao phương tiện, công cụ.
- Điều hành nhóm làm việc:
Luôn quan sát, theo dõi và sẵn sàng hỗ trợ nhóm thảo luận để:
Đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều tham gia tích cực;
Giải đáp kịp thời các băn khoăn, thắc mắc;
143
Hoàng Văn Chi
Các nhóm thực hiện đúng yêu cầu của bài tập.
Không can thiệp sâu vào quá trình làm việc của nhóm (đóng góp ý kiến như một thành viên
của nhóm).
- Điều hành báo cáo kết quả làm việc của các nhóm: có thể trình bày kết quả thảo luận theo
các cách sau:
Một nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
Các nhóm lần lượt báo cáo.
Biểu diễn kết quả thông qua các hình thức sáng tạo như: vẽ tranh, diễn kịch, sáng tác biểu
tượng. . .
Hùng biện để bảo vệ quan điểm của nhóm.
- Tổng hợp, phân tích ý kiến và kết luận.
b. Tiềm năng giáo dục KNS
- Nhóm kĩ năng (KN) giao tiếp học tập trong nhóm.
KN xác định trách nhiệm cá nhân và gắn trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm chung của
nhóm:
KN thảo luận, tranh luận có tổ chức.
KN diễn đạt ý kiến mạch lạc, rõ ràng, thuyết phục.
KN lắng nghe và tóm tắt chính xác ý kiến của người khác.
KN trao đổi thống nhất ý kiến hoặc chấp nhận ý kiến trái ngược.
- Nhóm KN xây dựng và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau có thể hiểu là nhóm các hoạt động/
hành động được người học thực hiện tự giác có liên quan đến việc tạo nên bầu không khí tin tưởng
và ủng hộ lẫn nhau giữa các thành viên trong quá trình giải quyết nhiệm vụ học tập chung của
nhóm. Các kĩ năng cơ bản thuộc nhóm này bao gồm:
KN bày tỏ sự ủng hộ,
KN lắng nghe và nhận xét ý kiến của người khác,
KN yêu cầu sự giúp đỡ hay giải thích khi cần thiết,
KN giải thích, làm rõ thêm ý kiến, KN khuyến thích, động viên sự tham gia của các thành
viên trong nhóm.
- Nhóm KN giải quyết bất đồng là nhóm các hoạt động/hành động được người học thực
hiện tự giác có liên quan đến việc hạn chế, phát hiện, xử lí các mâu thuẫn xảy ra trong quá trình
giải quyết nhiệm vụ học tập của nhóm.
KN kiềm chế bực tức,
KN phát hiện mâu thuẫn trong nhóm,
KN xử lí bất đồng trong nhóm hợp lí, tế nhị,
KN phê bình, bình luận ý kiến,
KN phản đối nhẹ nhàng, không chỉ trích.
c. Cách khai thác
- Hướng dẫn HS quy tắc làm việc nhóm;
- Trao đổi về tiến trình làm việc nhóm;
144
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học theo tiếp cận phương pháp và kĩ thuật...
- Luyện tập về kĩ thuật làm việc nhóm;
- Duy trì trật tự cần thiết trong làm việc nhóm.
Ví dụ 2: kĩ thuật mảnh ghép là một kĩ thuật dạy học thể hiện quan điểm chiến lược hợp tác,
trong đó có kết hợp hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và liên kết giữa các nhóm.
a.Cách tiến hành
Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu/chuyên gia”
- HS được chia thành các nhóm (khoảng 3-6 em). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ tìm
hiểu/ nghiên cứu sâu về một nội dung bài tập khác nhau.
- Các nhóm nghiên cứu, thảo luận đảm bảo cho mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững
và có khả năng trình bày lại được các nội dung đã nghiên cứu.
Giai đoạn 2: “ Nhóm mảnh ghép”
- Mỗi HS từ các nhóm chuyên sâu khác nhau kết lại thành các nhóm mới, gọi là nhóm mảnh
ghép.
- Từng HS lần lượt trình bày lại cho các bạn trong nhóm mới nghe về nội dung mà mình đã
được nghiên cứu ở nhóm chuyên sâu.
- Nhiệm vụ mới được giao cho các nhóm mảnh ghép. Nhiệm vụ này mang tính khái quát
tổng hợp, tổng hợp toàn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ nhóm chuyên sâu.
b. Tiềm năng giáo dục KNS
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng tự tin, đảm nhận trách nhiệm;
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, xử lí thông tin;
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng trình bày, diễn đạt;
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng giải quyết bất đồng về ý kiến, quan điểm;
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng hợp tác;
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng lắng nghe tích cực;
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng quản lí thời gian.
c. Cách khai thác
Yêu cầu HS khi làm việc trong nhóm chuyên sâu cần sử dụng tư duy phê phán, tư duy sáng
tạo xử lí thông tin để có thể nắm được bản chất của vấn đề để có thể trình bày/ dạy ở nhóm ghép
với tư cách là chuyên gia
Yêu cầu HS kiểm soát cảm xúc, lắng nghe tích cực khi trao đổi ý kiến về vấn đề mà nhóm
chuyên gia/ chuyên sâu cần nắm vững.
Yêu cầu HS trình bày, diễn đạt rõ ràng trong khoảng thời gian cho phép về vấn đề mình phụ
trách tại nhóm ghép.
Yêu cầu HS lắng nghe tích cực, sử dụng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo và đặt câu hỏi và
trả lời trong nhóm ghép.
Ví dụ 3: kĩ thuật XYZ
Kĩ thuật XYZ là một kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số
người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người.
a. Cách tiến hành
145
Hoàng Văn Chi
Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải
quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh;
Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng
khác;
Con số X-Y-Z có thể thay đổi;
Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.
b. Tiềm năng giáo dục KNS
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo;
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng giải quyết bất đồng về ý kiến, quan điểm;
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng hợp tác;
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng lắng nghe tích cực;
- Rèn luyện và phát triển kĩ năng quản lí thời gian.
c. Cách khai thác
- Yêu cầu HS đảm bảo thời gian dành cho mình, đồng thời giám sát sao cho từng thành viên
đều có trách nhiệm suy nghĩ đưa ra ý kiến độc lập của mình, mặc dù có thể trùng lặp với ý kiến
của các bạn trong nhóm.
- Trong bước thảo luận nhóm cần tuân thủ các nguyên tắc làm việc nhóm như lắng nghe
tích cực, hợp tác, giải quyết bất đồng về ý kiến, quan điểm.
3. Kết luận
Tích hợp giáo dục KNS qua việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là
con đường hiệu quả vì sẽ đạt được mục tiêu kép: phát huy tính tích cực của HS, nâng cao chất
lượng dạy hoc, đồng thời rèn luyện được KNS qua trải nghiệm trong quá trình học tích cực.Nhưng
trong thực tế GV chưa tận dụng và phát huy được tiềm năng phát triển trí tuệ và giáo dục KNS cho
HS của những phương pháp và kĩ thuật dạy học. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, mỗi GV cần phải thường xuyên vận dụng và khai thác được tiềm năng của các phương pháp,
kĩ thuật dạy học ở bất kì nội dung/ môn học nào. Để điều này trở thành hiện thực cần phải đảm
bảo để GV hiểu và sử dụng được các phương pháp và kĩ thuật dạy học, nắm được bản chất KNS
và phân biệt được KNS với các kĩ năng của cuộc sống, và cần có sự giám sát hỗ trợ của nhà trường
và tổ chuyên môn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thanh Bình, 2007. Giáo trình giáo dục kĩ năng sống. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[2] PGS.TS Nguyễn Thanh Bình, 2013. Báo cáo tổng kết đề tài “Sử dụng một số hình thức,
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh” Mã số:
SPHN-12-230 VNCSP.
[3] Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Đặng Hoàng Minh, 2010. Giáo dục giá trị sống và
kĩ năng sống cho học sinh THCS. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4] Life skills The bridge to human capabilities. UNESCO education sector position paper. Draft
13 UNESCO 6/2003
[5] Library UNICEF-Teacher Talk UCF - LSKL APP lifeskil.htm 4/22/05
146
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học theo tiếp cận phương pháp và kĩ thuật...
ABSTRACT
Life skills education for primary students towards approach
of active teaching methods and techniques
Hoang Van Chi
Kon Tum’s Pedagogical College
Life skills are the psychological and social skills which are necessary for each person to
adapt to the social life and natural conditions in changing and uncertain world at the present. Life
skills education for students can be performed through many ways in which life skills education
can be integrated approach via active teaching methods and techniques is an effective way to
accomplish many goals such as enhancing students’learning quality; educating and training their
life skills. However, in reality, teachers have not effectively applied and exploited the potential of
active teaching methods and techniques because they do not understand the nature of life skills and
they are lacking application skills and do not know how to exploit the active teaching methods and
techniques.
Keywords: Life skills; Life skills education, method approach, active teaching techniques.
147

File đính kèm:

  • pdfgiao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_tieu_hoc_theo_tiep_can_ph.pdf