Giáo trình An toàn lao động (Phần 1) - Lưu Đức Hòa
1.1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác BHlđ
1.1.1 Mục đích của công tác BHLĐ
Là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại
trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại được phát sinh trong quá trình sản xuất; từ đó cải
thiện điều kiện lao động hoặc tạo điều kiện an toàn trong lao động, ngăn ngừa bệnh nghề
nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với
người lao động; nhằm bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo an toàn về tính mạng người lao động và
cơ sở vật chất, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
1.1.2. ý nghĩa của công tác BHLĐ
Bảo hộ lao động (BHLĐ) trước hết là phạm trù của lao động sản xuất, do yêu cầu
của sản xuất và gắn liền với quá trình sản xuất. Bảo hộ lao động mang lại niềm vui, hạnh
phúc cho mọi người nên nó mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Mặt khác, nhờ chăm lo sức
khoẻ của người lao động mà công tác BHLĐ mang lại hiệu quả xã hội và nhân đạo rất
cao.
BHLĐ là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng
không thể thiếu được trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản xuất. BHLĐ
mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội. Lao động tạo ra của cải vật chất,
làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất cứ dưới chế độ xã hội nào, lao động của con
người cũng là yếu tố quyết định nhất. Xây dựng giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ
người lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động (lao động trí óc) vì vậy lao động là
động lực chính của sự tiến bộ loài người .
ở nước ta, trước cách mạng tháng Tám, trong thời kỳ kháng chiến ở vùng tạm
chiến của Pháp và ở miền Nam dưới chế độ thực dân mới của Mỹ tình cảnh người lao
động rất điêu đứng, tai nạn lao động xảy ra lại càng nghiêm trọng.
Các nhà lý luận tư sản lập luận rằng: “Tai nạn lao động trong sản xuất là không
thể tránh khỏi, khi năng suất lao động tăng thì tai nạn lao động cũng tăng lên theo”. Họ
nêu lên lý lẽ như vậy nhằm xoa dịu sự đấu tranh của giai cấp công nhân và che dấu tình
trạng sản xuất thiếu các biện pháp an toàn.
Thực ra, số tai nạn xảy ra hàng năm ở các nước tư bản tăng lên có những nguyên
nhân của nó. Chẳng hạn, công nhân phải làm việc với cường độ lao động quá cao, thời
gian quá dài, thiết bị sản xuất thiếu các cơ cấu an toàn cần thiết. Nơi làm việc không đảm bảo có điều kiện vệ sinh, chưa có chế độ bồi dưỡng thích đáng đối với người lao động
v.v.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, khi người lao động đã được hoàn toàn giải phóng và
trở thành người chủ xã hội, lao động đã trở thành vinh dự và nghĩa vụ thiêng liêng của
con người. Bảo hộ lao động trở thành chính sách lớn của đảng và nhà nước. V.I. LêNin
viết: Sau nhiều thế kỷ phải lao động cho người khác, phải lao động nô lệ cho bọn bóc
lột, lần đầu tiên con người đã có thể lao động cho mình và có thể dựa vào tất cả các thành
quả của kỹ thuật và của văn hoá hiện đại mà làm việc. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa,
khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng làm điều khiển làm việc được vệ sinh, hàng
triệu công nhân thoát khỏi cảnh khói, bụi và biến đổi các xưởng bẩn thỉu, hôi hám thành
những phòng thí nghiệm sạch sẽ, sáng sủa, xứng đáng với con người.
ở nước ta, công tác bảo hộ lao động được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Ngay trong thời kỳ bí mật, Đảng đã kêu gọi công nhân đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ,
phản đối việc bắt phụ nữ và thiếu nhi làm việc quá sức, đòi cải thiện điều kiện làm việc.
Tháng 8 năm 1947, sắc lệnh số 29 - SL được ban hành trong lúc cuộc trường kỳ kháng
chiến bước vào giai đoạn gay go. Đây là sắc lệnh đầu tiên về lao động của nước Việt
Nam Dân Chủ công hoà, trong đó có nhiều khoản về bảo hộ lao động. Điều 133 của sắc
lệnh quy định “Các xí nghiệp phải có đủ phương tiện để bảo an và giữ gìn sức khoẻ cho
công nhân.”
Điều 140 quy định: Những nơi làm việc phải rộng rãi, thoáng khí và có ánh sáng
mặt trời. Những nơi làm việc phải cách hẳn nhà tiêu, những cống rãnh, để tránh mùi hôi
thối, đảm bảo vệ sinh môi trường làm việc. Ngày 22-5-1950, Nhà nước đã ban hành sắc
lệnh số 77/SL quy định thời gian làm việc, nghĩ ngơi và tiền lương làm thêm giờ cho
công nhân.
Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, toàn dân ta bước vào thời kỳ khôi phục
và phát triển kinh tế. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, số lượng công nhân ít ỏi, tiến
thẳng lên một xã hội chủ nghĩa có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, việc đào tạo
một đội ngũ công nhân đông đảo là một nhiệm vụ cấp bách. Trong tình hình đó, công tác
bảo hộ lao động lại trở nên cực kỳ quan trọng.
Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 14 (Đại hội III) đã vạch rõ: Phải
hết sức quan tâm đến việc đảm bảo an toàn lao động, cải thiện điều kiện lao động, chăm
lo sức khoẻ của công nhân. Tích cực thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo hộ lao
động cho công nhân.
Chỉ thị 132-CT ngày 13-3-1959 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng có đoạn viết: “
Công tác bảo vệ lao động phục vụ trực tiếp cho sản xuất và không thể tách rời sản xuất.
Bảo vệ tốt sức lao động của người sản xuất là một yếu tố quan trọng để đẩy mạnh sản
xuất phát triển, xem nhẹ bảo đảm an toàn lao động là biểu hiện thiếu quan điểm quần
chúng trong sản xuất ”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình An toàn lao động (Phần 1) - Lưu Đức Hòa
- l−u đức hoà - giáo trình an toàn lao động đà nẵng - 2002 1 ch−ơng 1 những khái niệm chung về khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động 1.1. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác BHlđ 1.1.1 Mục đích của công tác BHLĐ Là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại đ−ợc phát sinh trong quá trình sản xuất; từ đó cải thiện điều kiện lao động hoặc tạo điều kiện an toàn trong lao động, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức khoẻ cũng nh− những thiệt hại khác đối với ng−ời lao động; nhằm bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo an toàn về tính mạng ng−ời lao động và cơ sở vật chất, góp phần bảo vệ và phát triển lực l−ợng sản xuất, tăng năng suất lao động. 1.1.2. ý nghĩa của công tác BHLĐ Bảo hộ lao động (BHLĐ) tr−ớc hết là phạm trù của lao động sản xuất, do yêu cầu của sản xuất và gắn liền với quá trình sản xuất. Bảo hộ lao động mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi ng−ời nên nó mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Mặt khác, nhờ chăm lo sức khoẻ của ng−ời lao động mà công tác BHLĐ mang lại hiệu quả xã hội và nhân đạo rất cao. BHLĐ là một chính sách lớn của Đảng và Nhà n−ớc, là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu đ−ợc trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản xuất. BHLĐ mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội. Lao động tạo ra của cải vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất cứ d−ới chế độ xã hội nào, lao động của con ng−ời cũng là yếu tố quyết định nhất. Xây dựng giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ ng−ời lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động (lao động trí óc) vì vậy lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài ng−ời . ở n−ớc ta, tr−ớc cách mạng tháng Tám, trong thời kỳ kháng chiến ở vùng tạm chiến của Pháp và ở miền Nam d−ới chế độ thực dân mới của Mỹ tình cảnh ng−ời lao động rất điêu đứng, tai nạn lao động xảy ra lại càng nghiêm trọng. Các nhà lý luận t− sản lập luận rằng: “Tai nạn lao động trong sản xuất là không thể tránh khỏi, khi năng suất lao động tăng thì tai nạn lao động cũng tăng lên theo”. Họ nêu lên lý lẽ nh− vậy nhằm xoa dịu sự đấu tranh của giai cấp công nhân và che dấu tình trạng sản xuất thiếu các biện pháp an toàn. Thực ra, số tai nạn xảy ra hàng năm ở các n−ớc t− bản tăng lên có những nguyên nhân của nó. Chẳng hạn, công nhân phải làm việc với c−ờng độ lao động quá cao, thời gian quá dài, thiết bị sản xuất thiếu các cơ cấu an toàn cần thiết. Nơi làm việc không đảm - l−u đức hoà - giáo trình an toàn lao động đà nẵng - 2002 2 bảo có điều kiện vệ sinh, ch−a có chế độ bồi d−ỡng thích đáng đối với ng−ời lao động v.v... D−ới chế độ xã hội chủ nghĩa, khi ng−ời lao động đã đ−ợc hoàn toàn giải phóng và trở thành ng−ời chủ xã hội, lao động đã trở thành vinh dự và nghĩa vụ thiêng liêng của con ng−ời. Bảo hộ lao động trở thành chính sách lớn của đảng và nhà n−ớc. V.I. LêNin viết: Sau nhiều thế kỷ phải lao động cho ng−ời khác, phải lao động nô lệ cho bọn bóc lột, lần đầu tiên con ng−ời đã có thể lao động cho mình và có thể dựa vào tất cả các thành quả của kỹ thuật và của văn hoá hiện đại mà làm việc. D−ới chế độ xã hội chủ nghĩa, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng làm điều khiển làm việc đ−ợc vệ sinh, hàng triệu công nhân thoát khỏi cảnh khói, bụi và biến đổi các x−ởng bẩn thỉu, hôi hám thành những phòng thí nghiệm sạch sẽ, sáng sủa, xứng đáng với con ng−ời. ở n−ớc ta, công tác bảo hộ lao động đ−ợc Đảng và Nhà n−ớc đặc biệt quan tâm. Ngay trong thời kỳ bí mật, Đảng đã kêu gọi công nhân đấu tranh đòi ngày làm 8 giờ, phản đối việc bắt phụ nữ và thiếu nhi làm việc quá sức, đòi cải thiện điều kiện làm việc. Tháng 8 năm 1947, sắc lệnh số 29 - SL đ−ợc ban hành trong lúc cuộc tr−ờng kỳ kháng chiến b−ớc vào giai đoạn gay go. Đây là sắc lệnh đầu tiên về lao động của n−ớc Việt Nam Dân Chủ công hoà, trong đó có nhiều khoản về bảo hộ lao động. Điều 133 của sắc lệnh quy định “Các xí nghiệp phải có đủ ph−ơng tiện để bảo an và giữ gìn sức khoẻ cho công nhân...” Điều 140 quy định: Những nơi làm việc phải rộng rãi, thoáng khí và có ánh sáng mặt trời. Những nơi làm việc phải cách hẳn nhà tiêu, những cống rãnh, để tránh mùi hôi thối, đảm bảo vệ sinh môi tr−ờng làm việc. Ngày 22-5-1950, Nhà n−ớc đã ban hành sắc lệnh số 77/SL quy định thời gian làm việc, nghĩ ngơi và tiền l−ơng làm thêm giờ cho công nhân. Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, toàn dân ta b−ớc vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế. Từ một n−ớc nông nghiệp lạc hậu, số l−ợng công nhân ít ỏi, tiến thẳng lên một xã hội chủ nghĩa có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, việc đào tạo một đội ngũ công nhân đông đảo là một nhiệm vụ cấp bách. Trong tình hình đó, công tác bảo hộ lao động lại trở nên cực kỳ quan trọng. Hội nghị ban chấp hành Trung −ơng Đảng lần thứ 14 (Đại hội III) đã vạch rõ: Phải hết sức quan tâm đến việc đảm bảo an toàn lao động, cải thiện điều kiện lao động, chăm lo sức khoẻ của công nhân. Tích cực thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo hộ lao động cho công nhân. Chỉ thị 132-CT ngày 13-3-1959 của Ban Bí Th− Trung −ơng Đảng có đoạn viết: “ Công tác bảo vệ lao động phục vụ trực tiếp cho sản xuất và không thể tách rời sản xuất. Bảo vệ tốt sức lao động của ng−ời sản xuất là một yếu tố quan trọng để đẩy mạnh sản xuất phát triển, xem nhẹ bảo đảm an toàn lao động là biểu hiện thiếu quan điểm quần chúng trong sản xuất ”. Trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, ta vẫn triển khai công tác nghiên cứu khoa học về bảo hộ lao động. Bộ phận nghiên cứu vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp của Viện vệ sinh dịch tễ đ−ợc thành lập và từ năm 1961 đến nay đã hoàn - l−u đức hoà - giáo trình an toàn lao động đà nẵng - 2002 3 thành nhiều công trình nghiên cứu, phục vụ công nghiệp có giá trị. Năm 1971, Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động trực thuộc Tổng Công Đoàn Việt Nam đã đ−ợc thành lập và đang hoạt động có hiệu quả. Môn học “ Bảo hộ lao động ” đã đ−ợc các tr−ờng Đại học, trung học chuyên nghiệp và các tr−ờng dạy nghề đ−a vào ch−ơng trình giảng dạy chính khóa. Ngày nay, công tác bảo hộ đã đ−ợc nâng lên một tầm cao mới. Hàng tuần công nhân chỉ phải làm việc 5 ngày, các công x−ởng, xí nghiệp phải đ−ợc kiểm tra công tác bảo an định kỳ và chặt chẻ. Tổng công đoàn Việt nam có các phân viện BHLĐ đóng ở các Miền để kiểm tra và đôn đốc việc thực hiên công tác bảo an. 1.1.3. Tính chất của công tác bảo hộ lao động BHLĐ Có 3 tính chất chủ yếu là: Pháp lý, Khoa học kỹ thuật và tính quần chúng. a/ BHLĐ mang tính chất pháp lý Những quy định và nội dung về BHLĐ đ−ợc thể chế hoá chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và đ−ợc h−ớng dẫn cho mọi cấp mọi ngành mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn, đ−ợc ban hành trong công tác bảo hộ lao động là luật pháp của Nhà n−ớc. Xuất phát từ quan điểm: Con ng−ời là vốn quý nhất, nên luật pháp về bảo hộ lao động đ−ợc nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con ng−ời trong sản xuất, mọi cơ sở kinh tế và mọi ng−ời tham gia lao động phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu, và thực hiện. Đó là tính pháp lý của công tác bảo hộ lao động . b/ BHLĐ mang tính KHKT Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp... đều xuất phát từ những cơ sở của KHKT. Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh h−ởng của các yếu tố độc hại đến con ng−ời để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm bảo an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật. Hiện nay, việc vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào công tác bảo hộ lao động ngày càng phổ biến. Trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia gamma (γ), nếu không hiểu biết về tính chất và tác dụng của các tia phóng xạ thì không thể có biện pháp phòng tránh có hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục, không thể chỉ có hiểu biết về cơ học, sức bền vật liệu mà còn nhiều vấn đề khác nh− sự cân bằng của cần cẩu, tầm với, điều khiển điện, tốc độ nâng chuyên v.v... Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện làm việc thoải mái, muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất, phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp không những phải có hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật thông gió, cơ khí hoá, tự động hoá v.v... mà còn cần có các kiến thức về tâm lý lao động, thẩm mỹ - l−u đức hoà - giáo trình an toàn lao động đà nẵng - 2002 4 công nghiệp, xã hội học lao động v.v...Vì vậy công tác bảo hộ lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp. c/ BHLĐ mang tính quần chúng Tất cả mọi ng−ời từ ng−ời sử dụng lao động đến ng−ời lao động đều là đối t−ợng cần đ−ợc bảo vệ. Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào công tác BHLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ ng−ời khác. Bảo hộ lao động có liên quan đến tất cả mọi ng−ời, tham gia sản xuất, công nhân là những ng−ời th−ờng xuyên tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thực hiện các qui trình công nghệ v.v... Do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ hở trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng, các biện pháp về kỹ thuật an toàn, tham gia ý kiến về mẫu mực, quy cách dụng cụ phòng hộ, quần áo làm việc v.v... mà còn cần có các kiến thức về tâm lí lao động, thẫm mĩ công nghiệp, xã hội học lao động. Mặt khác dù các qui trình, quy phạm an toàn đ−ợc đề ra tỉ mỉ đến đâu, nh−ng công nhân ch−a đ−ợc học tập, ch−a đ−ợc thấm nhuần, ch−a thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó thì rất dễ vi phạm. Muốn làm tốt công tác bảo hộ lao động, phải vận động đ−ợc đông đảo mọi ng−ời tham gia. Cho nên BHLĐ chỉ có kết quả khi đ−ợc mọi cấp, mọi ngành, quan tâm, đ−ợc mọi ng−ời lao động tích cực tham gia và tự giác thực hiện các luật lệ, chế độ tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. BHLĐ là hoạt động h−ớng về cơ sở sản xuất và con ng−ời và tr−ớc hết là ng−ời trực tiếp lao động. Nó liên quan với quần chúng lao động, bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi ng−ời, mọi nhà, cho toàn xã hội. Vì thế BHLĐ luôn mang tính quần chúng sâu rộng. Tóm lại: Ba tính chất trên đây của công tác bảo hộ lao động: tính pháp lý, tính khoa học kỹ thuật và tính quần chúng có liên quan mật thiết với nhau và hỗ trợ lẫn nhau. 1.1.4. Thực trạng công tác BHLĐ ở n−ớc ta hiện nay Đảng và Nhà n−ớc ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, h−ớng dẫn về công tác BHLĐ. Các ngành chức năng của nhà n−ớc (Lao động và TBXH, Ytế, tổng liên đoàn LĐVN, ... ) đã có nhiều cố gắng trong công tác BHLĐ. Tuy nhiên nhiên cơ quan, doanh nghiệp ch−a nhận thức một cách nghiêm túc công tác BHLĐ; coi nhẹ hay thậm chí vô trách nhiệm với công tác BHLĐ. Hệ thống tổ chức quản lý về BHLĐ từ trung −ơng đến địa ph−ơng ch−a đ−ợc củng cố. Các văn bản pháp luật về BHLĐ ch−a đ−ợc hoàn chỉnh, việc thực hiện ch−a nghiêm chỉnh. Điều kiện làm việc còn nhiều nguy cơ đe doạ về an toàn lao động; điều kiện vệ sinh lao động bị xuống cấp nghiêm trọng. Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn là thách thức lớn đối với n−ớc ta. - l−u đức hoà - giáo trình an toàn lao động đà nẵng - 2002 5 1.2. Những khái niệm cơ bản về BHLĐ 1.2.1. Điều kiện lao động Là tập hợp tổng thể các yếu tố tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế xã hội đ−ợc biểu hiện thông qua các công cụ và ph−ơng tiện lao động, đối t−ợng lao động, quá trình công nghệ, môi tr−ờng lao động, và sự sắp xếp bố trí cũng nh− các tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với con ng−ời tạo nên những điều kiện nhất định cho con ng−ời trong quá trình lao động. Điều kiện lao động có ảnh h−ởng đến sức khoẻ và tính mạng con ng−ời. Điều kiện lao động nên xét cả về hai mặt: công cụ lao động và ph−ơng tiện lao động. Những công cụ và ph−ơng tiện đó có tiện nghi, thuận lợi hay gây khó khăn nguy hiểm cho ng−ời lao động, đối t−ợng lao động cũng ảnh h−ởng đến ng−ời lao động rất đa dạng nh− dòng điện, chất nổ, phóng xạ, ... Những ảnh h−ởng đó còn phụ thuộc quy trình công nghệ, trình độ sản xuất (thô sơ hay hiện đại, lạc hậu hay tiên tiến), môi tr−ờng lao động rất đa dạng , có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngh−ợc lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động lớn đến sức khoẻ của ng−ời lao động. 1.2.2. Khái niệm về vùng nguy hiểm Là khoảng không gian trong đó các nhân tố nguy hiểm có ảnh h−ởng trực tiếp hay luôn đe doạ đối với sự sống và sức khoẻ của ng−ời lao động. Vùng nguy hiểm có thể là: • Phạm vi hoạt động của các cơ cấu truyền động: Bộ truyền bánh răng, mâm cặp, ... • Phạm vi chuyển động của các bộ phận máy nh− đầu bào (theo ph−ơng ngang), đầu máy búa (theo ph−ơng thẳng đứng) v.v... • Phạm vi hoạt động của các bộ phận quay, bán kính quay đánh búa khi rèn , ... • Phạm vi mà các vật gia công, phoi, bột đá mài v.v... có thể văng ra, phạm vi mà các ngọn lữa hàn, giọt kim loại lỏng bắn toé v.v... • Phạm vi mà cần cẩu đang hoạt động, xe, cầu trục chuyển động qua lại... • Khu vực điện cao thế, các thiết bị điện. Khu vực có vật dễ cháy, nổ v.v... 1.2.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại Trong một điều kiện lao động củ thể, bao giờ cũng xuất hiện cac yếu tố vật chất có ảnh h−ởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho ng−ời lao động, ta gọi đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại. Củ thể là: • Các yếu tố vật lý nh− nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi. • Các yếu tố hoá học nh− hoá chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ. - l−u đức hoà - giáo trình an toàn lao động đà nẵng - 2002 6 • Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật nh− các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn. • Các yếu tố bất lợi về t− thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà x−ởng chật hẹp, mất vệ sinh. • Các yếu tố tâm lý không thuật lợi... đều là những yếu tố nguy hiểm và có hại. 1.2.4. Tai nạn lao động Tai nạn lao động là tai nạn không may xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động làm tổn th−ơng, làm ảnh h−ởng sức khoẻ, làm giảm khả năng lao động hay làm chết ng−ời. Tai nạn lao động còn đ−ợc phân ra: chấn th−ơng, nhiểm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp • Chấn th−ơng: là tai nạn mà kết quả gây nên những vết th−ơng hay huỷ hoại một phần cơ thể ng−ời lao động, làm tổn th−ơng tạm thời hay mất khả năng lao động vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong. Chấn th−ơng có tác dụng đột ngột. • Nhiểm độc nghề nghiệp: là sự huỷ hoại sức khoẻ do tác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể ng−ơì lao động trơng điều kiện sản xuất • Bệnh nghề nghiệp: là sự làm suy yếu dần dần sức khoẻ hay làm ảnh h−ởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của ng−ời lao động do kết quả tác dụng của những điều kiện làm việc bất lợi (tiếng ồn, rung,...) hoặc do th−ờng xuyên tiếp xúc với các chất độc hại nh− sơn, bụi ,... Bệnh nghề nghiệp có ảnh h−ởng làm suy yếu sức khoẻ một cách dần dần và lâu dài. - l−u đức hoà - giáo trình an toàn lao động đà nẵng - 2002 7 1.3. Những nội dung chủ yếu của khoa học kỹ th ... ác khuôn dập phải bắt chặt trên bàn máy. Tất cả bộ phận của máy chịu áp lực của chất lỏng hay chất khí đều phải kiểm tra định kì. Đối với máy đột dập tự động cấm không dùng tay cấp phôi. - l−u đức hoà - giáo trình an toàn lao động đà nẵng - 2002 57 Ngoài ra cần thông gió tốt (chống nóng), nhắc nhở công nhân, tránh mệt mỏi, buồn ngủ dẫn đến đánh búa không chính xác. đ/ Kỹ thuật an toàn khi hàn điện và hàn hơi Khi hàn điện Hồ quang hàn th−ờng có nhiệt độ rất cao (vài nghìn độ) , hồ quang hàn có độ bức xạ rất mạnh dễ làm cháy bỏng da, làm đau mắt,...Cần phải có mặt nạ che mặt khi hàn. Khi hàn kim loại lỏng bắn toé nhiều dể gây bỏng da thợ hàn hay những ng−ời xung quanh, cho nên công nhân cần có áo quần bảo hộ lao động. Hồ quang hàn có thể gây cháy, nổ các vật xung quanh cho nên cần đặt nơi hàn xa những vật dể bắt lửa, dễ cháy nổ. Cần phải bao che xung quanh khu vực hàn để khỏi ảnh h−ởng đến những ng−ời làm việc lân cận. Trong khi hàn bằng điện và bằng hơi ở các thùng kín và nhà kín phải thông gió tốt và phải có ng−ời canh chừng công nhân khi xảy ra tình trạng trúng độc hơi hàn. Các vật hàn tr−ớc khi hàn phải cạo sạch các loại sơn, nhất là sơn có pha chì, lau sạch mỡ, cạo sạch vật hàn tối thiểu 50 mm hai bên đ−ờng hàn. Các nữ công nhân có bệnh tim, phổi không đ−ợc hàn trong các thùng kín. Tuyệt đối không đ−ợc hàn các vật đang chứa các chất có áp lực nh− hơi nén , chất lỏng, cao áp v.v... Đối với các bình chứa các chất dễ cháy, nổ tr−ớc khi hàn phải súc sạch và khi hàn phải mở nắp để phòng cháy nổ. Khi hàn trên cao, công nhân phải có đây bảo hiểm. Khi cắt các xà, dầm phải buộc chặt ở phần cắt để tránh các vật rơi xuống gây tai nạn. Đối với hàn điện, khu vực hàn nên cách li các khu vực làm việc khác. tr−ờng hợp do quy trình công nghệ, khống chế thì phải che chắn bằng các vật liệu không cháy. Khu vực hàn cần có diện tích đủ để đặt máy, sản phẩm hàn và khoảng thao tác cho công nhân. Riêng diện tích thao tác cho một công nhân hàn không ít hơn 3 m2. Nền nhà phải bằng phẳng, dẫn nhiệt kém và không cháy. Màu t−ờng tránh dùng màu sáng để hạn chế sự phản xạ ánh sáng, gây chói mắt cho khu vực xung quanh. Về nguồn điện phải đảm bảo an toàn, không xảy ra sự cố. Máy hàn nên đặt càng gần nguồn điện càng tốt bấy nhiêu. Hết sức tránh không thể để máy bị −ớt do m−a hoặc n−ớc bắn vào. Máy hàn phải có bao che và đ−ợc cách điện chắc chắn. Máy hàn phải cách điện tốt nhất là các máy phát điện một chiều, cần nối đất các loại máy hàn để tránh rò điện gây điện giật. Điện áp không tải của máy hàn điện phải < 80 vôn. Tr−ớc khi làm việc cần kiểm tra hệ thống điện nguồn, điện áp vào máy hàn đã đúng ch−a, máy hàn có hoạt động bình th−ờng không? các đ−ờng dây điện có cách điện tốt không? cầu dao có an toàn không. Kiểm tra và vặn chặt các ốc vít trên máy, đảm bảo máy chạy êm không rung động nhiều, không phóng điện do vặn không chặt,...Khi bố trí các dây cáp hàn phải gọn, không gây khó khăn cho ng−ời khác, không v−ớng đ−ờng đi lại dễ gây vấp ngã sinh ra tai nạn v.v... - l−u đức hoà - giáo trình an toàn lao động đà nẵng - 2002 58 Khi vận hành máy cần đặt các máy đúng vị trí, không bị vênh, nghiêng dể bị đổ, ...Thổi sạch bụi, chất dầu mở bẩn dính trên máy. Đây là những chất có thể sinh cháy, gây nổ. Làm sạch có thể bằng khí nén, lau giẻ khô,... Dây cáp hàn phải có cao su bao bọc. Khi sửa chữa máy hoặc khi cần thay đổi dòng điện hàn bằng cách thay đổi số vòng dây, thay đổi điện áp, hay cần đấu lại dây thì nhất thiết phải cắt điện ở cầu dao, công nhân phải có găng tay cách điện. Khi hết giờ làm việc nhất thiết phải đóng ngắt cầu dao máy hàn & cầu dao chính. Môi tr−ờng làm việc của thợ hàn: có nhiều khí độc, hại và bụi sinh ra khi cháy que hàn nh−: CO, CO2, NO2, bụi mangan, bụi ôxit kẽm , ...rất có hại cho hệ hô hấp & cho sức khoẻ của công nhân. Cho nên nơi làm việc phải thoáng, mát, hoặc phải có quạt thông gió. Khi hàn ở các vị trí khó khăn: trong ống, những nơi chật chội, bụi nhiều thì cần có quạt thông gió. Khi hàn trên cao cần có dây an toàn. Kỹ thuật an toàn lao động khi hàn hơi Kiểm tra bình xem có còn trong thời hạn sử dụng hay không. Bình đã đ−ợc kiểm định an toàn ch−a.( th−ờng các bình này phải kiểm tra thử áp suất 5 năm 1 lần.) Xem trên bình có các hiện t−ợng h− hỏng nh−: vết nứt, vết lõm, các khuyết tật khác,... Khi phát hiện có các khuyết tật thì cần tìm cách khắc phục kịp thời hoặc phải báo ngay cho xí nghiệp để tìm cách thay thế. kiểm tra các van có vặn chặt hay không. Không để lẫn các bình còn khí với các bình đã hết khí dễ gây nhằm lẫn khi sử dụng. Không để các bình chứa khí nén cạnh nơi có nguồn nhiệt nhất là những nơi có ngọn lửa nh− lò rèn, ngọn lửa hàn hơi. Cần biết rằng : khi nhiệt độ tăng thì áp suất trong bình tăng lên : Nhiệt độ : +10 + 20 + 30 + 40 áp suất trong bình KG / mm2 145 150 155 160 Khi áp suất trong bình tăng lên cộng với những khuyết tật trên bình có thể làm cho nó nổ, vì thế các bình này cần cách xa nguồn nhiệt ít nhất là trên 1 m và cách xa ngọn lửa khoảng trên 5 m. Bình chứa khí phải đặt thẳng đứng (cho phép để nghiêng trong 1 thời gian ngắn). Cần lau chùi sạch các vết bẩn, dầu mở, chất dể bắt lửa trên các dây dẫn khí, van khí, ... vì những chất này dể gây cháy rồi sinh ra nổ bình hoặc sinh ra hoả hoạn. Khi mở van khí để lâu chùi hay vận hành, công nhân không đ−ợc đứng đối diện các van trên mà phải đứng về một bên. Các van khí có thể mở vặn vào - ra dể dàng, khi gặp những van chặt quá phải cẩn thận khi mở hoặc phải trả lại nhà máy sản xuất để xử lý. Các bình chứa khí nh− ôxy th−ờng là không gây cháy, nh−ng khi tiếp xúc các chất nh− dầu mỡ, thì chúng có thể bắt lửa & gây cháy nổ. Các bình chứa khí có thể phát lửa do sự ma sát khi đóng mở van. Vì thế tránh không cho dầu mỡ rơi dính vào các bình chứa khí nh− ôxy; khi thao tác mở máy phải làm - l−u đức hoà - giáo trình an toàn lao động đà nẵng - 2002 59 nhẹ nhàng, nên tránh va đập khi vận hành, di chuyển,...tránh gây nên ma sát mạnh có phát tia lửa... Không nên để nhiều bình khí ôxy ( >10 bình) cùng nhiều công nhân trong 1 phân x−ỡng. Khi có hiện t−ợng cháy quặt lại của ngọn lửa, thì lập tức phải khoá các van khí lại (van axêtylen và van ôxy). Nung nóng các bình C 2 H 2 nguy hiểm hơn bình ôxy vì khi T = 560C, độ hoà tan của axêtylen vào axetôn giảm đi đột ngột. Axêtylen sẽ biến đổi từ dạng hoà tan trong axêtôn sang dạng khí axêtylen. Lúc này áp suất có thể tăng lên 11,2 lần khi ở 200C - 1000C. Khi có hoả hoạn thì nhất thiết phải chuyển các bình axêtylen đi tr−ớc. Khi vận hành trong thời gian dài, bọt xốp trong bình axêtylen có thể bị nhỏ vụn và nén chặt lại. Làm cho l−ợng khí axêtylen tràn lên phía trên, rất nguy hiểm khi có hiện t−ợng cháy quặt lại của ngọn lửa. áp suất trong bình axêtylen : ToC -5 0 5 10 15 20 25 30 35 40 P at 13,4 14 15 16 18 19 21,5 23,5 26 30 Khi hàn cần để lại một ít khí axêtylen để không khí không vào bình đ−ợc có thể gây nổ & để bảo vệ lớp bọt xốp cùng axêtôn: L−ợng khí để lại có thể kiểm tra qua đồng hồ : T oC 0 0-15 15-25 23-35 P KG/mm2 0,5 1,0 2,0 3,0 Khi vận chuyển tránh va chạm mạnh, phải làm hết sức nhẹ nhàng, Không xếp chung các bình chứa khí lẫn với bình không có khí. Không cho phép mang vác các bình trên vai, trên l−ng mà phải dùng xe đẩy hay cáng khiêng,...Cho phép lăn đẩy các bình trong các khoảng cách ngắn khoảng 15-25 m. Kho chứa các bình khí nén phải cách xa các ngọn lửa khoảng trên 10 m. Các bình chứa bị cháy có thể gây nổ, cho nên việc tr−ớc hết cần tách các bình gây cháy ra khỏi nơi nguy hiểm, tách chúng khỏi các bình chứa khí khác. Đây là việc làm khá nguy hiểm, th−ờng là do các đội chữa cháy nổ chuyên nghiệp. Khi hàn khí cần chú ý khi bắt đầu hàn: Mở van ôxy tr−ớc để thổi bụi trong mỏ hàn, sau đó đóng van lại và mở van C2H2 tr−ớc rồi mới mở van oxy. Khi kết thúc hàn: thì dóng van C2H2 tr−ớc, sau đó mới đóng van ôxy. Khi sử dụng các bình chứa khí axêtylen cần tránh va đập, phải đảm bảo vặn chặt các van khí, không để rò khí, không để ánh mặt trời chiếu rọi lâu gây nóng bình, không để trong kho các bình chứa axêtylen chung với các bình ôxy, khi mở bình phải nhẹ nhàng. Khi sử dụng bình sinh khí axêtylen (hay bình chế khí) thì khoá bảo hiểm phải luôn luôn có đầy n−ớc đến mức quy định, phải đặt bình cách xa nơi có ngọn lửa trên 10 m, cần kiểm tra các van và khoá an toàn tr−ớc khi làm việc. Xem các van an toàn, đồng hồ có làm việc bình th−ờng không,...Sử dụng đất đèn theo đúng kích cỡ và khối l−ợng đã quy định cho từng loại bình. Không dùng các chổi kim loại để làm sạch các van, khoá, không dùng chổi đồng để gạt đá vôi ra khỏi bình vì dể gây tia lửa, gây cháy - l−u đức hoà - giáo trình an toàn lao động đà nẵng - 2002 60 nổ, khi mở bình cần nhẹ nhàng, không hút thuốc khi tiếp xúc với các bình tr−ớc khi vận hành,..Khi đang làm việc, cần phải có ng−ời th−ờng xuyên kiểm tra và quan sát, Không để đất đèn trong các hộp th−ờng dể sinh khí có thể làm cháy kho. Các bình chứa khí th−ờng đ−ợc bảo quản nơi có t−ờng xây bao quanh chắc chắn. e/ Kỹ thuật an toàn khi nhiệt luyện Khi nhiệt luyện việc đầu tiên là phải chống nóng, tránh bị bỏng do tiếp xúc với vật đang ở nhiệt độ cao. Chống nhiểm độc do môi tr−ờng nhiệt luyện xianua: NaCN, KCN chất hay dung khi thấm cácbon và nitơ bằng cách chống bụi, khói, hơi độc từ môi tr−ờng làm nguội bốc ra khi nhiệt luyện. Cần sử dụng quạt thông gió, hút bụi và khí độc và xử lý chúng. Rửa sạch sẽ các buồng xianua hoá bằng cồn tinh luyện vì nhiễm xianua có thể gây tử vong. Các bể dầu, n−ớc tôi phải có rào chắn, phải kiểm tra nhiệt độ để phòng cháy do nhiệt độ cao vì dầu tự bốc cháy ở T = 170oC. f/ Kỹ thuật an toàn khi mạ và sơn máy Đề phòng điện dật, lót nền bằng cao su, kiểm tra nồng độ hoá chất cho phép, có biện pháp tích cực khử độc. Dung môi pha sơn và sơn là chất dể cháy, nên đề phòng cháy, nổ. Tránh ô nhiểm không khí ra xung quanh, phải luôn kiểm tra nồng độ khí độc trong khu làm việc để có biện pháp thông thoáng hoặc sơ tán công nhân kịp thời. Phải thông gió tốt. Phải trang bị BHLĐ, tránh bị viêm nhiểm đ−ờng hô hấp. g/ kỹ thuật an toàn trong gia công cắt gọt Biện pháp phòng ngừa chung H−ớng dẫn cho công nhân cách sử dụng máy thành thạo. Phải chọn vị trí đứng gia công cho thích hợp với từng loại máy. Phải mang dụng cụ bảo hộ lao động, ăn mặc gọn gàng. Phải có kính bảo hộ. Tr−ớc khi sử dụng máy phải kiểm tra hệ thống điện, tiếp đất, siết chặt các bu lông ốc vít, kiểm tra độ căng đai, kiểm tra các cơ cấu truyền dẫn động, tra dầu mỡ, tr−ớc khi gia công cần chạy thử máy để kiểm tra. Thiết bị phải đ−ợc đặt trên nền có đủ độ cứng vững để chịu đ−ợc tải trọng của bản thân thiết bị và lực động do thiết bị khi làm việc sinh ra nh− khi đột, dập, máy búa làm việc,... Những thiết bị trong khi sản xuất gây rung động lớn phải bố trí xa chỗ mật độ công nhân lớn và nền móng phải có hào chống rung. Các thiết bị làm sạch phôi liệu phải bố trí ở buồng riêng, có thiết bị thông gió và có các thiết bị hút bụi cục bộ ở những nơi sinh bụi. Tất cả các bộ truyền động của các máy đều phải che chắn kín, có cửa cài chắc chắn kể cả các khớp nối ma sát, khớp trục các đăng. Các bộ phận điều khiển máy phải bố trí vừa tầm tay cho công nhân thuận - l−u đức hoà - giáo trình an toàn lao động đà nẵng - 2002 61 tiện thao tác, không phải với tay, không cúi. Các nút điều khiển phải nhạy và làm việc tin cậy. Yêu cầu kỹ thuật an toàn đối với máy tiện Yêu cầu các đồ gá chặt chi tiết gia công nh− mâm cặp, ụ động.v.v...phải đ−ợc bắt chặt lên máy. Khi tiện các chi tiết máy quay nhanh mũi tâm của ụ động phải là mũi tâm quay. Nếu chi tiết gia công có chiều dài lớn phải có luy-nét đỡ để đề phòng chi tiết văng ra do lực ly tâm. Tr−ờng hợp phôi quá dài và nhô ra phía sau của hộp số thì phải có giá đỡ để đề phòng phôi uốn. Việc dùng dũa để rà các cạnh sắc của chi tiết khi đang tiện là không cho phép, bởi vì có thể tr−ợt, mất đà làm tay tỳ dũa tr−ợt vào vật đang quay và gây tai nạn. Để đảm bảo phoi tiện không đùn ra quá dài, dao tiện cần có góc thoát phoi thích hợp . Yêu cầu kỹ thuật an toàn đối với máy phay Đối với máy phay, tốc độ cắt gọt nhỏ hơn máy tiện, song cũng cần hết sức l−u ý vấn đề an toàn. Các đầu vít trên bàn phay, đầu phân độ và những chỗ có thể v−ớng cần đ−ợc che chắn tốt. Khi tháo lắp dao phay cần có giá kẹp chuyên dùng. Khi dao đang chạy không đ−ợc đ−a tay vào vùng dao hoạt động. Cơ cấu phanh hãm bánh đà của máy phay phải hoạt động tốt, nhạy và bảo đảm an toàn. Yêu cầu kỹ thuật an toàn đối với máy khoan Đối với máy khoan, gá mũi khoan phải kẹp chặt mũi khoan và đảm bảo đồng tâm với trục chủ động. Các chi tiết gia công phải đ−ợc kẹp chặt trực tiếp hoặc qua gá đỡ với bàn khoan. Tuyệt đối không đ−ợc dùng tay để giữ chi tiết gia công, cũng không đ−ợc dùng găng tay khi khoan. Khi phoi ra bị quấn vào mũi khoan và đồ gá mũi khoan thì không đ−ợc dùng tay trực tiếp tháo gỡ phoi. Yêu cầu kỹ thuật an toàn đối với máy mài Đặc điểm chung của máy mài là tốc độ lớn (20ữ30) m/s. Nếu mài tốc độ cao có thể đạt 50 m/s. Khi mài phát sinh nhiều bụi. Đá mài là vật liệu cứng, đ−ợc chế tạo từ bột mịn bằng cách ép dính, nh−ng dể bị vở, không chịu đ−ợc rung động và tải trọng va đập. Độ ẩm cũng ảnh h−ởng nhiều đến độ bền của đá. Việc chọn đá mài phải căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của quy trình gia công để chọn đúng loại đá. Sau khi lắp đá phải cân bằng động và phải thử nghiệm độ bền cơ học của đá bằng cách cho đá quay không tải với tốc độ lớn hơn 1/2 tốc độ làm việc trong thời gian 5 phút; với đá có đ−ờng kính từ 150ữ175mm) và 7 phút, với đá có đ−ờng kính lớn hơn 300ữ475 mm là 10 phút, đối với đá có D > 500 mm). Nếu không biết - l−u đức hoà - giáo trình an toàn lao động đà nẵng - 2002 62 tốc độ quay cho phép của đá thì phải thử với tốc độ lớn hơn 60% tốc độ làm việc trong 10 phút. Khi lắp và điều chỉnh đá cấm dùng búa thép để gò đá mài. Đá mài phải đ−ợc bảo quản ở nơi khô ráo. Không đ−ợc để trong môi tr−ờng có axid và có chất ăn mòn khác. Cấm không đ−ợc xếp đá chồng lên nhau hoặc chồng các vật nặng khác lên đá để tránh rạn nứt. Các loại đá mài dùng chất kết dính bằng magiê, nếu thời hạn bảo quản quá một năm thì không đ−ợc sử dụng nữa vì chất kết dính không bảo đảm nữa. Đá mài khi lắp phải đ−ợc kẹp đều giữa hai mặt bích kẹp bằng nhau. Giữa đá và mặt bích kẹp phải độn một lớp vật liệu đàn hồi. Khi đ−ờng kính đá giảm và khoảng cách giữa đá và bích kẹp nhỏ hơn 3 mm thì phải thay đá mới. Đá mài khi làm việc phải có bao che chắn kín và công nhân đứng máy không đ−ợc đứng ở phía không có bao che chắn. Khi mài thô, mài nhẳn bằng ph−ơng pháp khô thì yêu cầu phải có máy hút bụi. Yêu cầu kỹ thuật an toàn đối với máy bào Tất cả các máy bào đều cần có khống chế khoảng chạy của dao bào. Trong khi máy chạy không đ−ợc qua lại tr−ớc hành trình chuyển động của máy. Phải bao che các cơ cấu bánh răng, thanh răng, cơ cấu dịch chuyển. Trong khi máy đang chạy tuyệt đối không gá lắp điều chỉnh vật gia công.
File đính kèm:
- giao_trinh_an_toan_lao_dong_phan_1.pdf