Giáo trình Bào chế học

Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ VÀ SINH DƯỢC HỌC

1. Mục tiêu

 - Hiểu được lịch sử hình thành và phát triển của môn Bào chế học.

 - Trình bày được khái niệm, mục tiêu, vị trí, đối tượng nghiên cứu của môn học.

 - Nêu được định nghĩa, thành phần dạng thuốc, một số khái niệm liên quan đến thuốc.

 - Nắm được một số khái niệm GPs: GMP, GPP, GLP, GDP, GSP.

2. Nội dung

2.1. Lịch sử phát triển của môn Bào chế học

 - Lịch sử phát triển của bào chế học gắn liền với sự phát triển của Ngành Dược.

 - Trên thế giới, trong các tài liệu cổ cách đây khoảng 3000 năm đã có những sách ghi chép về kỹ thuật bào chế các dạng thuốc.

Thí dụ như trong kinh “Vedas” của Ấn Độ, trong “Bản thảo cương mục” của Trung Quốc đã mô tả các dạng thuốc bột, viên tròn, cao thuốc

 - Vào thế kỷ thứ V trước công nguyên, các nhà triết học kiêm thầy thuốc nổi tiếng của La Mã – Hy Lạp như Platon, Socrat, Aristot đã đi sâu nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh và bào chế thuốc. Năm 400 trước công nguyên, Hypocrat đã đưa khoa học vào thực hành y dược học dựa trên cơ sở thực nghiệm và đã biên soạn nhiều sách y dược học có giá trị.

 - Tuy nhiên, bào chế học chỉ được coi là bắt đầu với sự công hiến của Claudius Galenus (210 -131 trước công nguyên). Ông là người gốc Trung Đông, sang La Mã bào chế thuốc cho Hoàng gia. Ông đã để lại 500 tác phẩm về y học, trong đó có tập sách dành cho việc phân loại thuốc có ghi chi tiết về cách pha chế một số dạng thuốc. Từ đó ông được coi là người sáng lập ra môn bào chế học và người ta đã lấy tên ông để đặt tên cho môn học (Pharmacie Galenique).

 - Từ thế kỷ thứ XIX, do sự phát triển của các ngành khoa học liên quan như vật lý, hoá học, sinh học Ngành Dược nói chung và kỹ thuật bào chế nói riêng đã có sự phát triển mạnh mẽ. Một loạt các dạng thuốc mới ra đời: thuốc tiêm, thuốc viên nén, nang mềm, Lý thuyết về bào chế đã được xây dựng trên cơ sở khoa học do vận dụng thành tựu của các môn khoa học cơ bản và cơ sở. Ngành công nghiệp dược phẩm ra đời.

 - Sau đại chiến thế giới lần thứ 2, do có sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên phạm vi toàn thế giới, ngành bào chế quy ước đã đạt được đỉnh cao. Hàng loạt biệt dược được sản xuất ở quy mô công nghiệp ra đối với máy móc hiện đại có năng suất cao (máy dập viên quay tròn, máy đóng nang, máy đóng hàng ống tiêm tự động ) có hình thức trình bày đẹp, hấp dẫn đã thay thế dần các chế phẩm pha chế theo đơn hoặc bào chế ở quy mô nhỏ.

 - Tuy nhiên cũng bắt đầu từ những năm 60, người ta nhận thấy rằng một dạng thuốc có hình thức đẹp, chưa chắc đã có tác dụng tốt. Những nghiên cứu bắt đầu từ Mỹ cho thấy một loạt biệt dược tuy cùng một dạng thuốc, có hàm lượng dược chất như nhau (tương đương về bào chế), nhưng đáp ứng sinh học lại không giống nhau (không tương đương về sinh học). Đi sâu nghiên cứu nguyên nhân của những hiện tượng không tương đương này đã hình thành nên môn sinh dược học (biopharmacy). Sinh dược học bào chế đã nhấn mạnh vai trò của tá dược, của kỹ thuật bào chế, của bao bì đối với sinh khả dụng (bioavailability) của thuốc. Từ đó đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp tá dược và công nghiệp bao bì. Hàng loạt tá dược mới và bao bì mới ra đời đã nâng cao chất lượng của các chế phẩm bào chế

 

docx 95 trang yennguyen 9140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bào chế học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bào chế học

Giáo trình Bào chế học
UBND TỈNH KON TUM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM
KHOA Y
GIÁO TRÌNH
BÀO CHẾ HỌC
LỚP: CAO ĐẲNG DƯỢC
Kon Tum, tháng 09 năm 2018
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ BÀO CHẾ VÀ SINH DƯỢC HỌC
1. Mục tiêu
	- Hiểu được lịch sử hình thành và phát triển của môn Bào chế học.
	- Trình bày được khái niệm, mục tiêu, vị trí, đối tượng nghiên cứu của môn học.
	- Nêu được định nghĩa, thành phần dạng thuốc, một số khái niệm liên quan đến thuốc.
	- Nắm được một số khái niệm GPs: GMP, GPP, GLP, GDP, GSP...
2. Nội dung
2.1. Lịch sử phát triển của môn Bào chế học
	- Lịch sử phát triển của bào chế học gắn liền với sự phát triển của Ngành Dược.
	- Trên thế giới, trong các tài liệu cổ cách đây khoảng 3000 năm đã có những sách ghi chép về kỹ thuật bào chế các dạng thuốc. 
Thí dụ như trong kinh “Vedas” của Ấn Độ, trong “Bản thảo cương mục” của Trung Quốc đã mô tả các dạng thuốc bột, viên tròn, cao thuốc
	- Vào thế kỷ thứ V trước công nguyên, các nhà triết học kiêm thầy thuốc nổi tiếng của La Mã – Hy Lạp như Platon, Socrat, Aristot đã đi sâu nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh và bào chế thuốc. Năm 400 trước công nguyên, Hypocrat đã đưa khoa học vào thực hành y dược học dựa trên cơ sở thực nghiệm và đã biên soạn nhiều sách y dược học có giá trị.
	- Tuy nhiên, bào chế học chỉ được coi là bắt đầu với sự công hiến của Claudius Galenus (210 -131 trước công nguyên). Ông là người gốc Trung Đông, sang La Mã bào chế thuốc cho Hoàng gia. Ông đã để lại 500 tác phẩm về y học, trong đó có tập sách dành cho việc phân loại thuốc có ghi chi tiết về cách pha chế một số dạng thuốc. Từ đó ông được coi là người sáng lập ra môn bào chế học và người ta đã lấy tên ông để đặt tên cho môn học (Pharmacie Galenique).
	- Từ thế kỷ thứ XIX, do sự phát triển của các ngành khoa học liên quan như vật lý, hoá học, sinh học Ngành Dược nói chung và kỹ thuật bào chế nói riêng đã có sự phát triển mạnh mẽ. Một loạt các dạng thuốc mới ra đời: thuốc tiêm, thuốc viên nén, nang mềm, Lý thuyết về bào chế đã được xây dựng trên cơ sở khoa học do vận dụng thành tựu của các môn khoa học cơ bản và cơ sở. Ngành công nghiệp dược phẩm ra đời.
	- Sau đại chiến thế giới lần thứ 2, do có sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên phạm vi toàn thế giới, ngành bào chế quy ước đã đạt được đỉnh cao. Hàng loạt biệt dược được sản xuất ở quy mô công nghiệp ra đối với máy móc hiện đại có năng suất cao (máy dập viên quay tròn, máy đóng nang, máy đóng hàng ống tiêm tự động) có hình thức trình bày đẹp, hấp dẫn đã thay thế dần các chế phẩm pha chế theo đơn hoặc bào chế ở quy mô nhỏ.
	- Tuy nhiên cũng bắt đầu từ những năm 60, người ta nhận thấy rằng một dạng thuốc có hình thức đẹp, chưa chắc đã có tác dụng tốt. Những nghiên cứu bắt đầu từ Mỹ cho thấy một loạt biệt dược tuy cùng một dạng thuốc, có hàm lượng dược chất như nhau (tương đương về bào chế), nhưng đáp ứng sinh học lại không giống nhau (không tương đương về sinh học). Đi sâu nghiên cứu nguyên nhân của những hiện tượng không tương đương này đã hình thành nên môn sinh dược học (biopharmacy). Sinh dược học bào chế đã nhấn mạnh vai trò của tá dược, của kỹ thuật bào chế, của bao bì đối với sinh khả dụng (bioavailability) của thuốc. Từ đó đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp tá dược và công nghiệp bao bì. Hàng loạt tá dược mới và bao bì mới ra đời đã nâng cao chất lượng của các chế phẩm bào chế.
- Việc ra đời của sinh dược học (SDH) đã đánh dấu một giai đoạn chuyển tiếp từ bào chế quy ước (conventional pharmaceutics) sang bào chế hiện đại (modern pharmaceutics). Trong bào chế hiện đại, chất lượng của dạng thuốc không chỉ được đánh giá về mặt lý – hoá học mà còn được đánh giá về phương diện giải phóng và hấp thu được chất (sinh khả dụng). Nhiều dạng thuốc có sinh khả dụng (SKD) cải tiến (modiíied biovailability) đã ra đời: Thuốc tác dụng kéo dài (sustained release), thuốc giải phóng có kiểm soát (controlled release), thuốc giải phóng theo chương trình (programmed release), Đây là những hệ điều trị (therapeutic Systems) có khả năng duy trì nồng độ thuốc trong máu trong vùng điều trị một khoảng thời gian khá dài nhằm nâng cao SKD của thuốc.
	- Trong những năm gần đây, bào chế hiện đại đang có xu hướng đi vào thế giới siêu nhỏ, chế ra các nanocapsule, nanosphere, liposome, niosomecó kích thước cỡ nanomet trong những cố gắng nhằm đưa thuốc tới đích.
	- Hiện nay, bên cạnh các biệt dược được sản xuất hàng loạt ở quy mô công nghiệp, hình thức pha chế theo đơn được duy trì để bù đắp cho sự thiếu hụt của sản xuất lớn và để giúp cho việc điều chỉnh thuốc phù hợp với từng cá thể người bệnh trong dược lâm sàng.
	- Ở nước ta, từ lâu nền y dược học cổ truyền đã ra đời và phát triển. Nhiều dạng thuốc cao, đơn, hoàn, tán được dùng khá phổ biến trong nhân dân...  Các danh y lớn như Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV), Hải Thượng Lãn Ông (thế kỷ XVII) đã có nhiều pho sách lớn mô tả các vị thuốc và các phương pháp chế biến, bào chế các dạng thuốc cổ truyền.
	- Dưới thời Pháp thuộc, Trường đại học Y- Dược Đông Dương được thành lập (1902), trong đó có Bộ môn Bào chế (1935). Nhiều biệt dược được đưa vào nước ta, một số cửa hàng pha chế theo đơn ra đời ở các thành phố lớn pha chế các dạng thuốc thông thường: thuốc bột, thuốc nước, thuốc mỡ
	- Từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, “Viện khảo cứu và chế tạo dược phẩm” thuộc Cục Quân Y được thành lập để nghiên cứu và sản xuất thuốc bằng nguyên liệu trong nước. Ngành bào chế đã có những đóng góp đáng kể trong việc pha chế thuốc cung cấp cho bộ đội và nhân dân.
	- Sau hoà bình lập lại, nhiều xí nghiệp dược phẩm (XNDP) trung ương được thành lập. Các khoa dược bệnh viện cũng pha chế nhiều loại thuốc, nhất là các loại dịch truyền.
	- Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng loạt các xí nghiệp dược phẩm địa phương ra đời, tạo thành một mạng lưới pha chế, sản xuất thuốc rộng khắp, đảm bảo được việc tự túc nhu cầu thuốc phục vụ cho chiến đấu và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
	- Sau khi thống nhất đất nước, nhất là từ ngày có chính sách đổi mới, nhiều XNDP đã tích cực đổi mới trang thiết bị và quy trình công nghệ. Nhiều thiết bị và kỹ thuật mới được đưa vào nước ta: máy dập viên năng suất cao, máy đóng nang, máy ép vỉ, máy bao màng mỏng tự động, máy tạo hạt tầng sôi, máy đóng hàn ống tiêm tự động,  Do vậy, dạng bào chế thực sự đã được đổi mới về hình thức.
	- Tuy vậy, ngành bào chế nước ta vẫn chỉ là bào chế quy ước. Thuốc chỉ mới được đánh giá về mặt cơ, lý – hoá học chứ chưa có chỉ tiêu về SKD và tương đương sinh học. Các tá dược mới chưa được sử dụng một cách rộng rãi, còn khá nhiều XNDP chưa đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất (GMP). Việc pha chế theo đơn hầu như đã bị bỏ quên.
2.2. Đại cương về Bào chế học
	- Từ thời nguyên thuỷ, con người đã biết dùng cây cỏ và khoáng vật quanh mình để chữa bệnh. Từ chỗ ban đầu dùng các nguyên liệu làm thuốc ở trạng thái tự nhiên, dần dần người ta đã biết chế biến, bào chế chúng thành các dạng thuốc đơn giản để tiện dùng và dự trữ để dùng hàng ngày.
	- Cùng với sự phát triển của các ngành khoa học khác, việc bào chế thuốc ngày càng được nghiên cứu hoàn thiện và phát triển thành một trong những môn học chính của Ngành Dược.
	- Bào chế học là môn học nghiên cứu cơ sở lý luận và kỹ thuật thực hành về pha chế, sản xuất các dạng thuốc; về tiêu chuẩn chất lượng, cách đóng gói và bảo quản các dạng thuốc đó nhằm phát huy cao nhất hiệu lực điều trị của thuốc, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người dùng và đáp ứng được hiệu quả kinh tế.
	- Trên thực tế, dược chất ít khi được dùng trực tiếp cho người bệnh, bào chế là quá trình chuyển dược chất thành dạng thuốc để người bệnh dễ dàng tiếp nhận thuốc.
	- Mục tiêu của môn học bào chế là: sau khi học, người học có khả năng:
Trình bày được thành phần chính của dạng thuốc.
Nêu được nguyên tắc bào chế và cấu tạo của dạng thuốc.
Pha chế được các dạng thuốc thông thường.
Nêu được tiêu chuẩn chất lượng của dạng thuốc và cách đánh giá.
Đánh giá được độ ổn định của dạng thuốc
Giải thích được cách đóng gói, bảo quản dạng thuốc.
Hướng dẫn đúng cách dùng.
Giúp thầy thuốc và người bệnh lựa chọn được dạng thuốc tốt.
	- Từ trước, trong bào chế, nhiệm vụ của người dược sĩ chủ yếu là pha chế theo đơn thầy thuốc và cấp phát cho người bệnh, do đó họ thường đi sâu vào việc rèn luyện các thủ thuật pha chế và kỹ năng thao tác chuyên môn. Hiện nay trong công nghiệp bào chế, việc sản xuất đã được tự động hoá ở mức độ cao, vai trò của người dược sĩ trong sản xuất chủ yếu là:
Thiết kế dạng thuốc cho phù hợp với đốì tượng điều trị,
Xây dựng công thức bào chế thích hợp nhất cho dạng thuốc.
	Triển khai và kiểm soát quá trình sản xuất theo quan điểm sản xuất tốt để đảm bảo chất lượng của dạng thuốc, trong đó đặc biệt lưu ý đến chất lượng sinh dược học.                  2.3. Một số khái niệm liên quan đến thuốc
2.3.1. Thuốc 
Thuốc là sản phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, khoáng vật hay sinh học, được bào chế để dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, phục hồi điều chỉnh chức năng của cơ thể, làm giảm cảm giác một bộ phận hay toàn thân, làm ảnh hưởng quá trình sinh đẻ, làm thay đổi hình dáng cơ thể.
2.3.2. Vai trò của thuốc 
	- Thuốc là hàng hóa có tính chất đặc biệt 
	- Thuốc có tính xã hội rất cao 
	- Thị trường thuốc là một thị trường đặc biệt.
Kê đơn 
(Bác sĩ)
Mua thuốc (Bệnh nhân)
Bán thuốc (Dược sĩ)
2.3.3. Đường dùng thuốc
	- Dùng đường uống: viên nén, viên bao đường, viên bao phim, viên nang cứng, viên nang mềm, siro, dung dịch uống, hỗn dịch uống, thuốc bột, thuốc cốm. 
- Dùng đường tiêm: thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền. 
- Dùng đường trực tràng: thuốc đạn, thuốc mỡ, thuốc thụt rửa. 
- Dùng cho mắt: thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ tra mắt, dung dịch rửa mắt. 
- Dùng đường tai mũi họng: thuốc xịt, thuốc nhỏ tai, nhỏ mũi. 
- Dùng đặt âm đạo: thuốc trứng. 
- Dùng ngoài da: thuốc mỡ, cream, dung dịch thuốc. 
2.3.4. Dạng thuốc, dạng bào chế
	- Dạng thuốc là hình thức trình bày của dược phẩm nhằm đưa dược chất vào cơ thể để điều trị một bệnh xác định. 
- Dạng thuốc bao gồm dạng bào chế và các thành phần của nó là bao bì đóng gói, nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Dạng bào chế gồm có dược chất và tá dược.
 HOẠT CHẤT 
 TÁ DƯỢC 	 DẠNG THUỐC
 BAO BÌ
2.3.5. Hoạt chất, tá dược
	- Có tác dụng dược lý nhưng chưa qua chế biến hoặc bào chế, chưa được sử dụng trực tiếp cho người bệnh. Một dạng bào chế có thể chứa một hay nhiều dược chất nhằm tạo tác dụng hiệp lực hoặc để khắc phục tác dụng phụ của dược chất chính.
	- Tá dược: không có tác dụng dược lý cụ thể, được thêm vào trong công thức nhằm tạo thuận lợi cho việc bào chế và sử dụng dạng thuốc hoặc để cải thiện hiệu quả của dược chất hoặc để bảo đảm tính ổn định và giúp bảo quản dạng thuốc.
2.3.6. Thành phẩm
2.3.6.1. Bao bì cấp 2 (thứ cấp): 
	- Nhận biết thuốc 
	- Cung cấp thông tin 
	- Bảo quản thuốc
2.3.6.2. Bao bì cấp 1 (sơ cấp): 
	- Tiếp xúc trực tiếp với thuốc 
	- Bảo quản thuốc 
	- Giúp sử dụng thuốc đúng cách
2.3.7. Biệt dược
	- Biệt dược là thuốc được sản xuất ở quy mô công nghiệp theo một công thức riêng, được trình bày trong một bao bì có kiểu dáng đặc biệt và được đặc trưng bởi một tên thương mại riêng của nhà sản xuất thuốc. 
	Ví dụ: Efferalgan 500 mg, Panadol 500 mg, Hapacol.
Có bản quyền 	 Hết hạn bảo hộ
Thuốc phát minh	Thuốc gốc (Generic)
2.3.8. Thuốc Generic
2.3.8.1. Dược chất generic: 
	Là dược chất đã hết thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ và mang tên gốc của dược chất. 
2.3.8.2. Chế phẩm generic: 
	Là chế phẩm được bào chế từ dược chất generic, có thể mang tên gốc hoặc mang tên biệt dược do nhà sản xuất đặt ra nhưng không trùng tên với biệt dược của nhà phát minh ra dược chất generic.
2.3.9. Chất lượng thuốc
	- Hiệp hội dược Mỹ 
	- Đúng hoạt chất, hàm lượng 
	- Không chứa tạp chất lạ 
	- Duy trình tính chất, hình dạng đến hạn sử dụng, Có sinh khả dụng phù hợp 
	- Sản xuất => Hồ sơ lô => đảm bảo 3 giống (tiêu chuẩn gốc, trong lô, giữa các lô) 
	- Tiêu chuẩn chất lượng 
 	- Phù hợp chất lượng.
2.3.10. Thuốc đạt chất lượng 
	• Chứa đúng lượng dược chất ghi trên nhãn
	• Đảm bảo hàm lượng đến từng đơn vị sản phẩm 
	• Không chứa tạp chất
	 • Duy trì đầy đủ lượng dược chất, hoạt tính trị liệu và hình thức bên ngoài trong suốt thời gian lưu hành của thuốc
	• Khi vào cơ thể phải giải phóng dược chất theo như tính khả dụng sinh học đã được thiết kế
	• Không được xem thuốc là một sản phẩm hoàn toàn vô hại
	• Một thuốc chỉ thể hiện một hoạt tính trị liệu có ích khi được đưa vào cơ thể trong những điều kiện thật xác định nhưng cũng có những tác dụng không mong muốn. 
	• Khi đến tay người sử dụng, thuốc phải bao gồm đầy đủ: dạng bào chế, bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và nhãn thuốc (được dán hay in trên bao bì). 
2.4. Thực hành tốt về thuốc (Good practices - GPs)
2.4.1. Tiêu chuẩn GMP:
	- GMP (Good Manufacturing Pratice) – Tiêu chuẩn Thực hành sản xuất tốt áp dụng để quản lý sản xuất trong các ngành: dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế, thực phẩm.
	- GMP là một phần của hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo kiểm soát các điều kiện về nhà xưởng (cơ sở hạ tầng), điều kiện con người và kiểm soát các quá trình sản xuất để đạt những tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh cung cấp cho người tiêu dùng loại bỏ những nguy cơ nhiễm chéo và lẫn lộn.
	- Lợi ích mà GMP mang lại là tạo phương thức quản lý chất lượng khoa học, hệ thống và đầy đủ, giảm các sự cố, rủi ro trong sản xuất, kinh doanh.
2.4.2. Tiêu chuẩn  GLP:
	 Hệ thống an toàn chất lượng phòng thí nghiệm GLP (Good Laboratory Practice ) là tất cả các hoạt động có hệ thống được hoạch định sẵn và áp dụng theo hệ thống chất lượng, thể hiện những yếu tố thích hợp nhằm đảm bảo độ tin cậy cần thiết đáp ứng được các yêu cầu chất lượng.
2.4.3. Tiêu chuẩn  GSP:
	- Thực hành tốt bảo quản thuốc - Good Storage Practices (viết tắt: GSP) là các biện pháp đặc biệt, phù hợp cho việc bảo quản và vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ở tất cả các giai đoạn sản xuất, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển và phân phối thuốc để đảm bảo cho thành phẩm thuốc có chất lượng đã định khi đến tay người tiêu dùng.
	- GSP đưa ra các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, với 7 điều khoản và 115 yêu cầu. Tuy nhiên, các nguyên tắc, hướng dẫn này có thể được điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu cụ thể riêng biệt, nhưng vẫn đảm bảo thuốc có chất lượng đã định.
	- GSP áp dụng cho các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, tồn trữ thuốc.
2.4.4. Tiêu chuẩn  GDP:
	- GDP là từ  viết tắt của Good Distribution Practices - Thực hành tốt phân phối thuốc.
	- GDP là một phần của công tác bảo đảm chất lượng toàn diện để bảo đảm chất lượng thuốc được duy trì qua việc kiểm soát đầy đủ tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình phân phối thuốc.
	- GDP bao gồm các nguyên tắc cơ bản, các hướng dẫn chung về “Thực hành tốt phân phối thuốc”, nêu lên các yêu cầu cần thiết cho việc vận chuyển, bảo quản, phân phối thuốc để bảo đảm việc cung cấp thuốc đến tay người tiêu dùng một cách kịp thời, đầy đủ và có chất lượng như dự kiến.
2.4.5. Tiêu chuẩn  GPP:
	- GPP (Good Pharmacy Practices) có nghĩa là “Thực hành tốt quản lý nhà thuốc”. GPP bao gồm các nguyên tắc cơ bản về chuyên môn và đạo đức trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc (nguyên tắc quản lý và tiê ... g đóng sẵn khí đẩy ở áp suất cao
	Do đặc điểm nhạy cảm với nhiệt độ khác nhau của khí đẩy, hai quy trình bào chế được tiến hành gồm:
	- Quy trình dùng áp suất cao, nhiệt độ cao thường: sử dụng áp suất cao để nén khí đẩy vào bình thuốc đã đóng sẵn van. Kỹ thuật này áp dụng được cho cả hai loại khí đẩy, khí nén hoặc khí nén hóa lỏng.
	- Quy trình lạnh: dùng riêng cho khí nén hóa lỏng.
	- Quy trình sản xuất của cả hai cách đều có 7 giai đoạn như sơ đồ.
2.4.Bồn trữ khí lỏng
Thiết bị làm lạnh –35-40 oC
Đóng khí đẩy hóa lỏng
Đặt
van
Kiểm tra độ kín
Dán nhãn
Bảo quản bao bì
Đặt
van
Khí nén đẩy
Đóng thuốc vào bình
Pha chế thuốc
Chuẩn bị bình chứa (khô sạch)
Máy nén khí
Bồn trữ khí
 Ống dẫn
A. Quy trình dùng nhiệt độ lạnh
B. Quy trình dùng áp suất cao
 Ống dẫn
5a
4a
3
1
2
4b
4b
6
7
Sơ đồ: Quy trình sản xuất thuốc khí dung đóng sẵn khí đẩy ở áp suất cao
5. Một số nội dung kiểm nghiệm trong bào chế thuốc khí dung
	Các nội dung đo lường kiểm nghiệm trong nghiên cứu, trong sàn xuất thuốc khí dung cũng gồm phần chung như các thuốc khác, và những phần đặc trưng của dạng thuốc: áp suất khí nén, phân bố cỡ hạt, khả năng phân liều của van, đặc tính an toàn, đặc tính bắt lửa. khả năng chịu áp lực
	- Kiểm nghiệm nguyên phụ liệu
	- Kiểm tra, kiểm soát bán thành phẩm
	- Kiểm nghiệm bao bì
	- Kiểm nghiệm thành phẩm
2.4.6. Một số ví dụ
2.4.6.1. Đơn thuốc trị liệu kiểu khí dung
Streptomycin sulfat, lọ	1 g
Penicilin, ống	500000 I.U
Eucalyptin, ống 2 ml= 200 mg	1 ống
Vitamin C, ống 5 ml= 500 mg	1 ống
Hydrocortison, viên 5 mg	1 viên
Nước cất vô trùng	5 ml
- Dùng 1 lần/ ngày x 7-15 ngày
	- Đây là đơn trị viêm xoang mũi và các viêm phế quản mạn tính. Dùng đầu phun khí nén trong bệnh viện
	- Nghền mịn viên hydrocortison, trộn chung với các thành phần khác trong đầu phun.
	- Hướng dẫn cho người bệnh hít qua đường mũi.
2.4.6.2. Chai thuốc khí dung cắt cơn hen suyễn (dùng đầu phun quả bóp cao su)
Theophyllin	1 g
Adrenalin HCl	4 g
Natrisulfit	0,2 g
Dung dịch acid hydrochloric 10%, vừa đủ pH = 3,5
Acid benzoic	0,5 g
Kali chlorid	0,7 g
Nước cất vừa đủ 100 ml
- Pha chế đóng chai 10 ml, có kém đầu bóp nhỏ giọt.
	- Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch vô trùng.
	- Trình bày: hộp 1 chai, kèm theo dụng cụ phun thuốc, đầu phun thuốc có đầu thích hợp với hầu họng và quả bóp cao su.
	- Cách dùng: nhỏ 10 giọt thuốc vào đầu phun. Ngậm đầu phun và bóp thuốc vào đầu phun. Ngậm đầu phun và bóp thuốc hít vào họng.
	- Còn gặp dạng đóng dưới khí nén hóa lỏng như CFC 12, chai 15-30 ml.
Chương 5: MỘT SỐ DẠNG BÀO CHẾ THUỐC KHÁC
(NƯỚC THƠM, CAO DÁN, ỐNG HÍT) 
1. Mục tiêu
	- Trình bày được định nghĩa và kỹ thuật điều chế nước thơm.
	- Trình bày được định nghĩa và kỹ thuật điều chế cao dán.
	- Nêu được định nghĩa và phân loại ống hít, thuốc khí dung.
	- Trình bày được các thành phần chính của thuốc khí dung đóng khí nén dưới áp suất cao. Vẽ sơ đồ sản xuất.
2. Nội dung
I. NƯỚC THƠM
1. Định nghĩa
	Nước thơm là các chế phẩm chứa các chất dễ bay hơi có mùi thơm như tinh dầu, các acid bay hơi (acid acetic, isovalerianic, cyanhydric) hay các hợp chất của amoniac, thu được bằng cách cất kéo dược liệu hoặc hòa tan tinh dầu vào nước. Trong bào chế, nước thơm được dùng làm chất dẫn hoặc dung môi cho một số dược chất có mùi vị khó chịu. Ngoài tác dụng làm thơm, một số nước thơm còn có tác dụng dược lý như nước thơm lá đào, hạnh nhân đắng.
2. Kỹ thuật điều chế
	Có thể dùng dược liệu (khô hoặc tươi) điều chế nước thơm qua quá trình cất kéo, hoặc từ tinh dầu điều chế bằng cách hòa tan.
2.1. Phương pháp cất từ dược liệu có tinh dầu
2.1.1. Nguyên tắc
	- Trong quá trình cất kéo tinh dầu, nước bốc hơi mang theo tinh dầu, khi ngưng tụ một lượng nhỏ tinh dầu hòa tan trong nước bão hòa. Gạn phần tinh dầu không tan thu được nước thơm.
	- Tùy theo cách tiến hành có 2 phương pháp cất kéo: 
	+ Cất kéo bằng hơi nước trường hợp dược liệu là hoa, lá: cho hơi nước đi qua bộ phận chứa dược liệu. Cách này có ưu điểm là dược liệu chỉ tiếp xúc với hơi nước, không tiếp xúc với đáy nồi đun, tránh nhiệt độ quá nóng làm hỏng dược liệu và làm nước thơm có mùi khét.
	+ Cất kéo trực tiếp trường hợp dược liệu là thân, rễ: dược liệu và nước được cho thẳng vào nồi đun. Nước thơm thường có lẫn mùi khét.
	- Phần nước thơm thu được đầu tiên khi cất kéo chứa nhiều hợp chất thân nước (aldehyd, alcol, các acid) có mùi thơm dễ chịu. Nước thơm thu được cần lắc kỹ sau đó để yên và gạn phần tinh dầu không tan bằng bình gạn. Lọc nước thơm qua giấy lọc hoặc bông đã thấm ướt với nước.
2.1.2. Ưu, nhược điểm
	- Phương pháp cất cho nước thơm có mùi vị tốt.
	- Cách điều chế phức tạp, mất thời gian không phù hợp với pha chế nhỏ.
	- Nồng độ tinh dầu hòa tan thấp.
2.2. Phương pháp hòa tan tinh dầu trong nước
2.2.1. Dùng cồn làm chất trung gian hòa tan
	Tinh dầu được hòa tan theo 2 giai đoạn:
	- Hòa tan trong cồn:
Tinh dầu	 1 g
Ethanol 90% vừa đủ 	100 g
	- Pha trong nước: lấy 3 g dung dịch trên trộn với 97 g nước cất. Khuấy kỹ và lọc.
	Hàm lượng tinh dầu trong nước thơm là 0,03%.
2.2.2. Dùng bột talc làm chất phân tán tinh dầu trong nước
	- Công thức diều chế
Tinh dầu	1 g
Bột talc	10 g
Nước cất vđ	1000 g
	- Nghiền bột talc với tinh dầu, sau đó thêm nước khuấy lắc kỹ. Để yên 24 giờ, thỉnh thoảng khuấy kỹ. Sau đó, lọc dung dịch qua giấy lọc đã thấm nước. Hệ số tan của tinh dầu trong nước là 0,05 tương ứng với nồng độ 0,5 g/l. Cần dùng một lượng thừa tinh dầu vì talc hấp phụ đến 60-70% tinh dầu.
	- Nước thơm điều chế bằng phương pháp này không trong nhưng tiện lợi khi cần điều chế một lượng nhỏ.
2.2.3. Dùng chất diện hoạt làm trung gian hòa tan
	- Công thức điều chế:
Tinh dầu	2 g
Tween 20	20 g
Ethanol	200 g
Nước cất	778 g
	- Tween 20 là chất diện hoạt, có vai trò hòa tan tinh dầu.
- Ưu điểm:
	+ Nước thơm có mùi thơm mạnh, nồng độ tinh dầu xác định, bảo quản lâu hơn.
	+ Cách điều chế đơn giản.
- Nhược điểm: 
Có thể có vị đắng do chất diện hoạt.
3. Kiểm soát chất lượng, bảo quản
	- Nước thơm thường trong, không màu, có mùi đặc biệt của chất thơm.
	- Dễ bị phân hủy và mất mùi thơm do nhiệt độ, ánh sáng, không khí, vi sinh vật.
	- Bảo quản trong lọ thủy tinh màu, nút kín chỗ mát. Có thể thêm chất bảo quản.
4. Một số ví dụ nước thơm
	- Nước lá đào thơm
Lá đào tươi	100 g
Nước cất	400 mg
Nước thơm lá đào chứa 0,1% acid cyanhydric
	- Nước thơm bạc hà
Thân lá bạc hà tươi	100 g
Nước cất 	vđ
- Nước thơm tiểu hồi
Tinh dầu tiểu hồi	2 g
Tween 20	20 g
Cồn 90%	300 g
Nước cất	 678 ml
II. CAO DÁN
 1. Định nghĩa
	Thuốc cao dán là dạng thuốc có thể chất mềm ở nhiệt độ thường, có khả năng tan chảy giải phóng hoạt chất ở nhiệt độ cơ thể và thường được phết lên vải hay giấy để dán lên da với mục đích điều trị những chỗ đau, nhức làm giảm đau hoặc dán lên các mụn nhọt đang ở thời kỳ nung mủ.
2. Yêu cầu chất lượng
	- Thuốc phải có thể chất thích hợp: mềm dẻo ở nhiệt độ thường, nóng chảy ở 35-400C, ít thay đổi do thời tiết, dễ bảo quản, dễ bắt dính da, dễ giải phóng hoạt chất khi dùng. Nếu khô quá, cứng quá, cao khó dính và gây dễ kích ứng vết thương, khó giải phóng hoạt chất, lạnh dễ bị cứng; nếu mềm quá thì dễ chảy về mùa nóng làm cho khi dán cao khó bóc, gây đau.
	- Hoạt chất phải phân tán đồng đều trong thuốc. Các chất không tan phải có độ mịn tối đa; mặt cao không nhìn thấy được tiểu phân chất phân tán.
	- Không kích ứng vết thương, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của da trong quá trình dùng thuốc.
3. Thành phần
	Gồm hai phần là dược chất và tá dược
3.1. Dược chất
	Thường là các dược liệu thảo mộc, động vật hay các tinh dầu. Cũng có khi dược chất là hóa chất.
3.1.1. Dược liệu
	- Dược liệu có những thành phần tan trong dầu như tinh dầu, chất béo, alcaloid kiềm, vitamin tan trong dầu...đem phân chia đến mức độ nhất định để chiết xuất với dầu. 
	- Những dược liệu không chiết xuất (do không chịu được nhiệt độ như hoa lá, tinh dầu hoặc thành phần chính không tan trong dầu), thì nghiền tán thành bột mịn để phân tán vào cao thuốc trước khi dùng.
	- Những dược liệu có nguồn gốc động vật như rết, cóc... thường đốt tồn tính hay sấy khô và phân tán vào cao dưới dạng bột mịn.
3.1.2. Đơn 
	- Các loại Chì oxyd cũng đóng vai trò chính trong cao. Chúng có tác dụng tiêu sưng, giảm đau, làm chóng lên da non. Mặt khác chúng sẽ tác dụng với acid béo có sẵn trong dầu hay mới thủy phân trong quá trình điều chế tạo ra xà phòng chì ở dưới dạng này chì không độc và có tác dụng nhũ hóa tạp ra nhũ hương N/D dẫn thuốc ngấm sâu.
	- Các loại đơn hay được dùng là: Hồng đơn (Hoàng đơn, Duyên đơn...) màu hồng tươi, không tan trog nước có thành phần chủ yếu là Pb3O4 đạt chiếm trên 90%. 
3.2. Tá dược
	- Gồm dầu, sáp ong, nhựa, làm môi trường phân tán dược chất, dung môi chiết xuất và dễ đảm bảo thể chất của thuốc. 
	+ Dầu: môi trường phân tán chính của cao dán và là dung môi chiết xuất các loại dược liệu. VD: dầu vừng và dầu lạc.
	+ Nhựa: làm thuốc bắt dính và có tác dụng điều trị. VD: nhựa thông.
	+ Sáp: cho tỉ lệ vừa phải để tăng độ cứng của cao, làm cho cao không bị chảy ở nhiệt độ thường. VD: sáp ong, parafin.
4. Kỹ thuật điều chế
4.1. Nấu cao 
4.1.1. Chiết xuất trong dầu (rán khô dược liệu)
	- Cho dược liệu phiến ngâm vào dầu từ 3 - 10 ngày để chiết những thành phần tan trong dầu và những chất tan trong nước cũng phân tán vào dầu dưới dạng nhũ tương N/D nhờ các chất nhũ hóa trong dầu.
	- Sau đó chiết xuất ở nhiệt độ sôi của dầu (khoảng 200 - 220°C) như phương pháp sắc, cách cát trong nồi rộng miệng bằng 5 lần dung tích dầu để tránh gây trào thuốc và cháy thuốc. Chiết cho đến khi dược liệu khô giòn, cháy xém ở mặt ngoài, lọc nóng qua rây lấy dịch chiết. Dịch chiết thu được gọi là dầu thuốc.
4.1.2. Cô cao (Luyện dầu thành châu và luyện cao)
	- Dầu cao thu được cô đặc đến mức độ nhất định. Đây là giai đoạn quan trọng để đảm bảo chất lượng cao.
	- Khi cô thì hơi nước bay đi, nhiệt độ cao có thể từ 300 – 3200C đến khi dầu thành châu (giỏ giọt dầu vào nước lạnh, giọt dầu đông lại và giữ nguyên được hình dạng). Mùa nóng phải cô đặc hơn mùa lạnh để cao không bị chảy.
	- Khi dầu thành châu người ta cho thêm các chất như nhựa, sáp và kết hợp điều chỉnh thể chất của cao. Không nên cho nhựa, sáp vào giai đoạn đầu khi mới cô cao để tránh hạn chế sự bay hơi nước trong cao ảnh hưởng đến quá trình cô cao. 
4.1.3. Cho thêm đơn
	- Sau khi cô xong, lọc nóng cao.Sau đó đun lại cho dầu cô gần sôi, cho thêm bột đơn và thuốc bột (nếu có) và khuấy đều cho đến khi thả một ít cao vào bát nước lạnh lấy ra không dính tay, kéo thành sợi, song sợi không dài quá hoặc không ngắn quá là được.
4.2. Loại độc tố
	- Mục đích: loại độc tố có thể gây kích ứng da, mẩn ngứa, mẩn, nhọt, lở ngứa nơi dán cao.
	Cao nấu xong chia thành miếng nhỏ từ 1 – 2 lạng, ngâm trong nước lạnh có khi hàng tháng, mỗi ngày thay nước một lần để loại dần độc tố hòa tan trong nước. Sau đó đem đun nóng cao lên 80 – 90 oC cho chảy ra rồi phết lên giấy hoặc vải. Cũng có thể khử bằng cách cao đang nóng lên trên 200 oC phun nước vào bằng những tia rất nhỏ để nước bốc hơi bay đi sẽ cuốn theo độc tố; hoặc khi cao gần đông cho thêm nước lạnh khuấy đều rồi ép bỏ nước.
	Để hạn chế sự phân hủy của dầu, người ta thường cho thêm vào dầu một số chất chống oxy hóa như tanin, acid benzoic với tỉ lệ 0,05%, tocofenol với tỉ lệ khoảng 0,0001%
5. Ví dụ về cao dán
- Công thức:
Củ ráy	:	100 g
Nghệ vàng:	50 g
Cóc vàng:	1 con
Nhựa thông:	30 g
Sáp ong:	20 g
Dầu vừng:	300 ml
- Cách làm:
	+ Củ ráy và nghệ gọt vỏ, thái phiến, chiết với dầu. Thêm nhựa và sáp làm thành cao. Cho thêm bột cóc đốt tồn tính, quấy đều. Phết lên giấy hay vải.
	- Tác dụng: Cao có tác dụng làm tan mụn nhọt mới phát, hút mủ và làm vết thương mau lên da non.
III. THUỐC HÍT
1. Định nghĩa
	- Thuốc hít là dạng bào chế rắn hoặc lỏng, đóng gói kín, khi dùng thuốc sẽ bay hơi, thăng hoa trong không khí hoặc do khí đẩy tạo ra những hạt thuốc mịn phân tán trong khí để hít vào đường hô hấp, có tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân.
	- Thuốc hít chứa một hoặc nhiều hoạt chất hòa tan trong dung môi hoặc phân tán đều trong khối thuốc và các tá dược thích hợp như chất dẫn, chất bảo quản, chất ổn định, các tá dược phải đảm bảo không ảnh hưởng tới chức năng hoặc gây tổn thương, kích ứng niêm mạc đường hô hấp.
2. Phân loại
2.1. Theo trạng thái
	- Thuốc hít có thể dưới dạng lỏng hoặc rắn:
	+ Dạng lỏng như dung dịch tinh dầu dễ bay hơi hoặc dung dịch thuốc đóng trong bao bì chai, lọ được nạp khí để đẩy thuốc qua van kiểu khí dung hoặc dùng thuốc với dụng cụ thích hợp.
	+ Dạng rắn là các bột để hít thường đóng dạng khí dung ở áp suất cao hoặc hít bởi các dụng cụ chuyên khoa mũi họng hoặc dạng khối rắn của hoạt chất dễ bay hơi, thăng hoa trong ống hít.
2.2. Theo dạng bào chế
	- Ở dạng bào chế hoàn chỉnh có thuốc khí dung để hít và ống hít.
	- Thuốc khí dung để hít: dạng thuốc đóng gói dưới áp suất cao dùng qua đường hô hấp bằng cách hít vào miệng hoặc mũi. Hoạt chất trong thuốc có thể ở dạng dung dịch, hỗn dịch, hoặc nhũ thương. Nếu thuốc ở dạng hỗn dịch hoặc nhũ tương , cần lắc đều trước khi dùng. Thuốc có thể đóng gói với van định liều hoặc không phân liều.
	- Thuốc ống hít: dùng cho các hoạt chất dễ bay hơi, thăng hoa thành khí để hít: tinh dầu bạc hà, camphor, menthol, eucalyptol,Hoạt chất được hòa tan hoặc phân tán đều trong tá dược dầu sáp, dung môi và trộn hoặc thấm vào các vật liệu tạo thành khối xốp, đặt trong ống để hít.
	Cấu tạo của ống hít gồm: phần thân có đáy kín, chứa khối thuốc xốp và phía trên để rỗng giữ thuốc ở trạng thái khí. Phần đầu trên của ống có hình dạng thích hợp và đục lỗ để hít qua mũi. Nắp bảo vệ để thuốc không thoát ra khỏi ống khi bảo quản.
	Bảo quản: cần bảo quản ống hít nơi khô, mát, tránh ánh sáng.
- Các thuốc khác để xông hít:
	Hộp chứa bột thuốc để hít: hộp có ngăn chứa một liều thuốc ở dạng bột mịn và nối với một đầu để hít vào miệng. Hộp mang nhiều ngăn và có thể xoay các ngăn luân phiên cho mỗi lần sử dụng.
	Nang thuốc để hít: thuốc được cấp kèm một dụng cụ có bộ phận nghiền thuốc thành bột mịn để hít.
	Dung dịch thuốc để xông hít: thuốc được cấp để hít trên 1 máy hoặc dụng cụ phân tán thuốc thành thể hạt mịn trong khí để xông hít. Máy tạo hạt để hít từ dung dịch thuốc bằng xung động siêu âm hoặc kiều máy nén khí qua đầu phun thuốc; máy xông hơi nước dùng nhiệt độ, Ngoài ra y dụng cụ gây mê hồi sức cũng áp dụng kiểu điều trị tương tự như thuốc hít.
3. Phương pháp sản xuất
	- Các dạng thuốc để xông hít nhất là thuốc hít theo đường hô hấp phải chọn lựa tá dược để phù hợp không gây kích ứng niêm mạc hô hấp, không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Các thuốc lỏng phải chọn pH trong khoảng 3,0-8,5 vừa phù hợp sinh lý vừa giúp ổn định hoạt chất. Thuốc có chứa hoạt chất sát trùng bảo quản phải chứng tỏ hiệu lực ổn định theo quy định.
	- Bao bì của thuốc hít phải được lựa chọn theo quy định chung.
4. Tiêu chuẩn chất lượng
	Đạt yêu cầu chất lượng theo chuyên luận riêng.
	Khí dung để hít đóng dưới áp suất khí đẩy phải đáp ứng các yêu cầu chung của thuốc khí dung, theo Phụ lục 1.18.
	Các thuốc nếu bào chế để dùng kèm theo các y cụ để xông hít thuốc phải đáp ứng các quy định chung của ngành dược. Các y cụ để xông hít thuốc phải đáp ứng các quy định chung của ngành y tế về trang thiết bị y tế.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_bao_che_hoc.docx