Giáo trình Chăn nuôi đà điểu và chim (Phần 2)

4.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ẤP TRỨNG NHÂN TẠO

4.1.1. Lịch sử phát triển của ấp nhân tạo

Chăn nuôi gia cầm và chim thời hiện đại nếu như chỉ dựa vào ấp tự nhiên thì không

thể đáp ứng được số lượng con giống cần thiết. Vì vậy con người đã nghiên cứu, thử nghiệm

tạo ra môi trường tương tự như của chim khi ấp để thay thế chúng, làm nở ra từ trứng những

cá thể mới mà không cần sự tham gia của chim bố mẹ.

Từ trước Công nguyên, cách đây trên 2400 năm ở Ai Cập đã xuất hiện những trạm ấp đầu

tiên, có thể ấp mỗi lần tới hàng chục nghìn trứng. Ở châu Á, ấp trứng nhân tạo cũng đã xuất hiện từ

rất sớm; ở Trung Quốc từ 250 năm trước Công nguyên. Trứng được cho vào các túi nhỏ và bỏ vào

lò. Để cấp nhiệt, người ta đốt than củi hoặc ủ đống phân lớn.

Sự ra đời của máy ấp công nghiệp cùng với các tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã lần

lượt giải quyết các nhược điểm của ấp thủ công, làm cho ấp nhân tạo ngày càng hoàn chỉnh,

công suất tới hàng chục nghìn trứng, đảm bảo việc cung cấp con giống với số lượng lớn và

chất lượng tốt.

4.1.2. Định nghĩa về ấp nhân tạo

Ấp nhân tạo là phương pháp mà con người tạo ra môi trường tương tự như của gia

cầm khi ấp, tác động lên trứng đã thụ tinh, làm nở ra các gia cầm con mà không cần đến sự

tham gia của gia cầm bố mẹ.

4.1.3. Mục đích của ấp nhân tạo

1- Thay thế chim ấp nhằm tăng khả năng sản xuất của chim mái.

2- Tạo ra một số lượng lớn con giống trong một thời gian tương đối ngắn.

3- Làm tăng tỷ lệ ấp nở

4- Nâng cao chất lượng con giống nở ra

5- Đảm bảo vệ sinh cho đàn gia cầm mới nở.

Ngày nay, người ta đã ấp trứng nhân tạo hầu hết các loại trứng gia cầm và chim nuôi

khác như đà điểu, chim cút Riêng chim bồ câu, do đặc điểm của loài: quá trình đẻ trứng,

ấp và nuôi con rất đặc biệt, gắn liền với sự phát triển và hoạt động của tuyến diều của chim

bố mẹ, mớm “sữa” cho con sau khi nở nên bắt buộc phải để cho chim bố mẹ ấp trứng tự

nhiên. Trong chương này, chúng tôi trình bày chủ yếu là kỹ thuật ấp trứng chim cút và đà

điểu.

4.2. THU NHẶT, CHỌN VÀ BẢO QUẢN TRỨNG ẤP

4.2.1. Thu nhặt trứng và bảo quản tạm thời

Trứng đẻ ra được thu nhặt ngay sẽ đảm bảo một tỷ lệ ấp nở cao hơn vì:

- Ít có khả năng bị nhiễm khuẩn do thời gian tiếp xúc với đệm lót ổ đẻ (có phân) ngắn,

hơn nữa trong vòng 2 tiếng đầu sau khi đẻ, trứng có khả năng ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn

vào bên trong trứng.

- Bồ câu, đà điểu thường có phản xạ ấp ngay sau khi đẻ, nếu không nhặt trứng kịp thời

sẽ làm giảm sản lượng trứng của chim mái, đồng thời làm cho phôi trong trứng phát triển

sớm, nở không đều

pdf 120 trang yennguyen 3580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chăn nuôi đà điểu và chim (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Chăn nuôi đà điểu và chim (Phần 2)

Giáo trình Chăn nuôi đà điểu và chim (Phần 2)
PHẦN THỨ HAI
KỸ THUẬT ẤP TRỨNG VÀ NUÔI CHIM
________________________
Chương IV
ẤP TRỨNG NHÂN TẠO
4.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ẤP TRỨNG NHÂN TẠO
4.1.1. Lịch sử phát triển của ấp nhân tạo
Chăn nuôi gia cầm và chim thời hiện đại nếu như chỉ dựa vào ấp tự nhiên thì không
thể đáp ứng được số lượng con giống cần thiết. Vì vậy con người đã nghiên cứu, thử nghiệm
tạo ra môi trường tương tự như của chim khi ấp để thay thế chúng, làm nở ra từ trứng những
cá thể mới mà không cần sự tham gia của chim bố mẹ.
Từ trước Công nguyên, cách đây trên 2400 năm ở Ai Cập đã xuất hiện những trạm ấp đầu
tiên, có thể ấp mỗi lần tới hàng chục nghìn trứng. Ở châu Á, ấp trứng nhân tạo cũng đã xuất hiện từ
rất sớm; ở Trung Quốc từ 250 năm trước Công nguyên. Trứng được cho vào các túi nhỏ và bỏ vào
lò. Để cấp nhiệt, người ta đốt than củi hoặc ủ đống phân lớn.
Sự ra đời của máy ấp công nghiệp cùng với các tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã lần
lượt giải quyết các nhược điểm của ấp thủ công, làm cho ấp nhân tạo ngày càng hoàn chỉnh,
công suất tới hàng chục nghìn trứng, đảm bảo việc cung cấp con giống với số lượng lớn và
chất lượng tốt.
4.1.2. Định nghĩa về ấp nhân tạo
Ấp nhân tạo là phương pháp mà con người tạo ra môi trường tương tự như của gia
cầm khi ấp, tác động lên trứng đã thụ tinh, làm nở ra các gia cầm con mà không cần đến sự
tham gia của gia cầm bố mẹ.
4.1.3. Mục đích của ấp nhân tạo
1- Thay thế chim ấp nhằm tăng khả năng sản xuất của chim mái.
2- Tạo ra một số lượng lớn con giống trong một thời gian tương đối ngắn.
3- Làm tăng tỷ lệ ấp nở
4- Nâng cao chất lượng con giống nở ra
5- Đảm bảo vệ sinh cho đàn gia cầm mới nở.
Ngày nay, người ta đã ấp trứng nhân tạo hầu hết các loại trứng gia cầm và chim nuôi
khác như đà điểu, chim cút Riêng chim bồ câu, do đặc điểm của loài: quá trình đẻ trứng,
ấp và nuôi con rất đặc biệt, gắn liền với sự phát triển và hoạt động của tuyến diều của chim
bố mẹ, mớm “sữa” cho con sau khi nở nên bắt buộc phải để cho chim bố mẹ ấp trứng tự
nhiên. Trong chương này, chúng tôi trình bày chủ yếu là kỹ thuật ấp trứng chim cút và đà
điểu.
4.2. THU NHẶT, CHỌN VÀ BẢO QUẢN TRỨNG ẤP
4.2.1. Thu nhặt trứng và bảo quản tạm thời
Trứng đẻ ra được thu nhặt ngay sẽ đảm bảo một tỷ lệ ấp nở cao hơn vì:
- Ít có khả năng bị nhiễm khuẩn do thời gian tiếp xúc với đệm lót ổ đẻ (có phân) ngắn,
hơn nữa trong vòng 2 tiếng đầu sau khi đẻ, trứng có khả năng ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn
vào bên trong trứng.
- Bồ câu, đà điểu thường có phản xạ ấp ngay sau khi đẻ, nếu không nhặt trứng kịp thời
sẽ làm giảm sản lượng trứng của chim mái, đồng thời làm cho phôi trong trứng phát triển
sớm, nở không đều. 
103
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
4.2.2. Chuyển trứng tới trạm ấp
Tốt nhất là sau khi thu nhặt, trứng được chuyển ngay tới trạm ấp để tránh bị ô nhiễm
bụi ở khu vực chăn nuôi. Vì vậy nên chuyển trứng về trạm ấp tối thiểu 4 lần một ngày. Như
vậy trứng vừa sạch hơn và điều kiện bảo quản trứng ở trạm ấp cũng tốt hơn.
Nếu dùng xe cơ giới vận chuyển thì khi chạy nên tránh phanh đột ngột, tránh ổ gà,
tránh dừng xe lâu ở chỗ có nắng. Trong mùa hè, khi nhiệt độ môi trường cao, nếu phải vận
chuyển trứng đi xa thì nên tránh đi vào những giờ nắng để trứng khỏi bị nóng, gây chết phôi
sớm.
4.2.3. Nhận trứng và xông sát trùng
 Nhận trứng
Khi trứng tới trạm ấp, tại khu vực giao nhận cần kiểm tra lại toàn bộ các khay trứng,
tách riêng các trứng bẩn còn sót, các trứng bị dập, vỡ trong quá trình vận chuyển. Sau khi
nhận, cần ghi vào sổ nhập trứng các số liệu sau: ngày, tháng, giờ nhập trứng, nguồn gốc (xuất xứ)
giống dòng gia cầm, số lượng, thời gian thu nhặt. 
Xông sát trùng trứng
Sau khi giao nhận và loại sơ bộ trứng không đảm bảo yêu cầu vệ sinh xong, trứng
giống sẽ được đưa vào tủ xông sát trùng. Tủ xông trứng là một tủ kín hoàn toàn, có giá đỡ để
xếp trứng lên mà không chồng lên nhau. Kích thước của tủ tuỳ thuộc vào số lượng trứng mà
trạm ấp thường nhận mỗi lần. Trứng giống xếp vào các khay và đặt vào các giá đỡ bên trong
tủ. Ngăn (thấp nhất) dưới cùng của tủ đặt chậu men hoặc chậu sành để đựng hoá chất xông.
Tuỳ theo thể tích của tủ xông mà tính số lượng hoá chất cần thiết theo tỷ lệ 9g thuốc tím và
18cc formol cho 1 m3 thể tích tủ. Để xông sát trùng, trước tiên đổ lượng formol đã tính vào
chậu, sau đó đổ lượng thuốc tím vào formol và đóng cửa tủ. Sau 30 phút thì mở cửa tủ cho hơi
xông thoát hết ra. Chú ý khi đổ thuốc tím vào formol phải làm nhanh nhưng nhẹ nhàng tránh
bắn lên tay hoặc lên mặt vì cả hai chất này đều có thể gây cháy da.
 Hàng tuần vệ sinh kho bảo quản. Hàng ngày bố trí hố sát trùng ở cửa ra vào. Vệ sinh, khử
trùng giá để trứng bằng dung dịch Desinfectol 2,5cc/lít nước.
Trứng giống đưa vào trạm ấp phải được xông, trước khi đưa vào kho bảo quản.
Nếu khu chăn nuôi ở xa, không có điều kiện chuyển trứng về trạm ấp nhiều lần trong
ngày thì phải có kho trứng ở khu chăn nuôi. Ở kho này cần có tủ xông sát trùng trứng ngay
sau mỗi lần nhập trứng.
4.2.4. Chọn trứng ấp
Trước khi xếp vào khay ấp, trứng giống phải được chọn lại lần cuối, loại bỏ những
quả không đủ tiêu chuẩn. Nên tổng hợp số liệu về số lượng trứng bị thải loại theo từng nguyên
nhân. Ví dụ tỷ lệ hoặc số lượng trứng bị loại do: dị hình, mỏng vỏ, quá nhỏ, trứng bẩn  Khi
chọn trứng cần dựa vào các tiêu chuẩn sau đây:
Các chỉ tiêu bên ngoài
a/ Khối lượng trứng: tiêu chuẩn khối lượng của trứng giống thay đổi tuỳ theo giống
dòng, mục đích sử dụng cũng như tuổi của đàn chim.
Vì khối lượng trứng thay đổi theo tuổi của đàn nên khoảng chọn lọc cho phép khá
rộng, chỉ chọn trứng có độ dao động xấp xỉ 10% so với khối lượng trung bình của đàn vào
thời điểm đó. 
b/ Hình dáng: trứng chọn đưa vào ấp phải có hình trứng điển hình và đều màu. Loại
bỏ các trứng dị hình, quá dài, quá ngắn, méo lệch, thắt lưng
c/ Chất lượng vỏ: chỉ chọn những trứng có chất lượng vỏ tốt, cứng, nhẵn và đều màu.
Loại bỏ các trứng vỏ quá mỏng, vỏ rạn nứt hoặc sần sùi vì các loại vỏ này sẽ dẫn đến bay
hơi nước nhiều trong khi ấp, làm chết phôi hoặc cho kết quả kém.
104
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
d/ Vỏ trứng sạch: chỉ nên chọn đưa vào ấp những trứng sạch, loại bỏ các trứng bẩn, có
dính phân, có vết máu hoặc dính lòng đỏ, lòng trắng của trứng vỡ trên diện tích rộng. Cần loại
bỏ các loại trứng này vì chúng là môi trường tốt cho vi khuẩn mầm bệnh phát triển. 
Chất lượng bên trong
Nếu có điều kiện trước khi đưa vào ấp nên soi toàn bộ số trứng để loại các trứng có
chất lượng kém. 
4.2.5. Bảo quản trứng trước khi ấp
Trứng giống đã được xông sát trùng nếu chưa đưa vào ấp ngay, phải đưa vào phòng
lạnh bảo quản.
Phòng lạnh bảo quản trứng cần đảm bảo các điều kiện: nhiệt độ 150C – 180C; độ ẩm
tương đối 75 -80%.
- Được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và lau sát trùng bằng crezin 3% và formol 2%.
- Có trang bị các giá đỡ để xếp các khay trứng lên trên, không đặt trực tiếp xuống sàn.
Trong mọi điều kiện, không nên bảo quản trứng ấp quá một tuần vì từ 10 ngày trở đi
tỷ lệ ấp nở sẽ giảm đi rất nhiều sau mỗi ngày bảo quản. 
4.3. ẤP VÀ VẬN CHUYỂN CHIM NON
4.3.1. Đưa trứng vào máy ấp
Đây là một quá trình bao gồm các bước: chuẩn bị máy ấp, chuẩn bị trứng ấp và đưa
vào máy ấp, gọi là “vào trứng”.
Chuẩn bị máy ấp
Trước khi cho trứng vào ấp, máy ấp cần được kiểm tra cẩn thận từng bộ phận để tránh
bị hỏng hóc khi đang chạy. 
Chuẩn bị trứng ấp
Trứng đưa vào ấp phải được lấy ra khỏi phòng lạnh bảo quản trước 8 tiếng để trứng
nóng dần lên bằng nhiệt độ môi trường và khô dần. Trước khi vào trứng phải kiểm tra lại các
khay trứng ấp, loại bỏ trứng dập, vỡ... 
4.3.2. Chuyển trứng từ máy ấp sang máy nở
Sau khi trứng đã ấp được 15 ngày với chim cút, 40 ngày với đà điểu thì chuyển trứng sang
máy nở. Cố gắng làm nhanh gọn trong thời gian ngắn nhất có thể. Cần cẩn thận, nhẹ nhàng vì vỏ
trứng giai đoạn này rất giòn, dễ vỡ.
a. Chuẩn bị máy nở
- Nếu máy đã được cọ rửa vệ sinh, nên cho máy chạy 12 tiếng trước khi chuyển trứng
sang để sấy máy và kiểm tra các hoạt động của máy. Đồng thời khi máy đã đủ nhiệt độ và ẩm
độ cần thiết thì tiến hành xông sát trùng máy không có trứng, theo tỷ lệ 17,5g thuốc tím và
35cc formol/1m3 thể tích máy trong thời gian tối thiểu là một tiếng (càng lâu càng tốt). Khi
xông cần đóng kín các cửa thông gió của máy. Nếu máy lâu không dùng thì phải cọ rửa vệ
sinh trước một tuần và xông sát trùng cứ hai ngày một lần, xông càng lâu càng tốt.
Trong thời gian máy chạy thử cần chỉnh nhiệt độ của máy cho thật chính xác. Khi bắt
đầu chuyển trứng thì tắt công tắc không cho bộ phận tạo ẩm làm việc.
Soi loại trứng hỏng và chuyển trứng ấp sang khay nở
Trước khi đưa trứng vào máy nở, người ta soi loại các trứng không phôi, chết phôi,
trứng dập 
b.Đưa trứng vào máy nở
Tất cả mọi thao tác phải làm từ từ, nhẹ nhàng. Trước khi cầm khay lên tốt nhất nên
dồn hết trứng về một đầu khay và cầm hơi nghiêng về phía đó để trứng khỏi lăn va vào nhau.
Nếu không dồn trứng về một phía thì phải cầm khay thật cân bằng.
105
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
- Sau khi đã chuyển hết trứng vào máy nở, đóng cửa máy và lỗ thoát khí cho nhiệt
tăng lên.
- Theo dõi nhiệt độ của máy nở. Khi máy đạt nhiệt độ yêu cầu thì cho bộ phận tạo ẩm
hoạt động trở lại.
- Khi máy đạt cả nhiệt độ và độ ẩm theo yêu cầu, phải tiến hành xông sát trùng cho
máy nở có trứng. Liều lượng xông là 9g thuốc tím, 18cc formol/1m3 và xông trong 20 phút.
Hết thời gian xông phải mở cửa máy và lỗ thoát khí để hơi xông thoát ra hết rồi mới
đóng cửa lại.
Chú ý trong trường hợp khi chuyển trứng sang máy nở mà đã có khoảng 10% số trứng
(hoặc hơn đã mổ vỏ) thì không được xông sát trùng nữa.
4.3.3. Lấy chim con ra khỏi máy nở
Công việc này trong ngành gọi là ra chim. Để ra chim, phải chuẩn bị trước một số
dụng cụ và điều kiện cần thiết.
Lấy chim ra khỏi máy
- Tắt công tắc cho bộ phận tạo ẩm ngừng hoạt động. Nếu mùa đông thì có thể tắt máy
còn mùa hè thì nên cho máy chạy và cắt nhiệt để đảm bảo thông thoáng.
- Lần lượt rút từng khay nở từ dưới lên trên ra khỏi máy và đặt lên bàn chọn
- Lấy chim ra khỏi khay từng 5 con một (một tay bắt hai con, tay kia bắt ba con). Khi
bắt chọn những con khoẻ mạnh bắt trước và bỏ vào mỗi ngăn hộp 100 con.
- Trước khi thả chim vào hộp, phải quan sát kỹ các bộ phận của chim như lông, mỏ,
mắt, chân và lật chim lên để xem rốn có khép kín không. Loại bỏ những con có khuyết tật như
khoèo chân, hở rốn, mỏ vẹo, mù mắt  xuống gầm bàn.
- Nên theo dõi kết quả chi tiết của từng khay và ghi vào biểu: số khay, số trứng không
nở, số chim loại I, loại II.
- Khi hộp chim đã đủ 100 con thì đậy nắp lại và ghi các số liệu cần thiết vào nhãn hộp chim
con (dán ở nắp hộp). Các số liệu này gồm: tên trạm ấp, số lượng chim, chim con thuộc giống, dòng,
ngày nở, người chọn chim, người chọn trống mái (nếu có) và đã tiêm chủng gì chưa.
Phân loại chim con
Khi chọn chim đưa vào hộp xuất đi phải dựa vào các tiêu chuẩn sau để phân loại loại
I và loại II.
Tiêu chuẩn chim loại I:
+ Chân đứng vững, thẳng, nhanh nhẹn, các ngón chân thẳng không cong vẹo.
+ Mắt tròn, sáng
+ Lông đều, bông, khô, sạch. Màu lông đúng màu chuẩn của giống dòng.
+ Mỏ lành lặn, đều, không bị lệch, vẹo, dị hình
+ Rốn khô và khép kín, không bị viêm
+ Bụng thon, mềm
+ Khối lượng phải đạt trung bình của giống.
Tất cả con không đạt một trong các tiêu chuẩn trên là loại II.
- Chim đủ tiêu chuẩn giống thì bỏ vào hộp đựng loại I, đậy nắp và điền mọi số liệu vào
mác hộp. 
4.3.4. Tiêm chủng và bảo quản chim con mới nở
Thông thường sau khi phân loại, chim con loại I được chuyển sang phòng tiêm chủng và bảo
quản chim con trước khi xuất đi.
4.3.5. Vận chuyển chim con
Những yêu cầu tối thiểu của xe chở chim con
- Xe phải được cọ rửa, vệ sinh sạch sẽ và phun formol 2% trước khi dùng.
- Xe phải có bộ phận giảm sóc tốt.
106
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
- Thùng xe phải có mui và thành bao quanh. Mặt trước của thùng xe cần có cửa thông
gió có thể điều chỉnh độ mở được, nếu không tối thiểu phải có bạt.
- Sàn xe phải có nhiệt độ tốt và kín để tránh khói, hơi nóng, bụi, nước từ gầm xe bốc lên.
- Có giá đỡ để xếp các hộp chim con.
4.4. KIỂM TRA SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI TRONG QUÁ TRÌNH ẤP
4.4.1. Kiểm tra khi chim nở và đánh giá chất lượng chim nở
Khi lấy chim ra khỏi máy trước tiên cần quan sát màu của vỏ trứng còn trong khay.
Vỏ trứng sạch không có vết bẩn màu xanh hoặc nâu chứng tỏ chim nở tốt, rốn khép kín.
Ngược lại vỏ trứng trông nhem nhuốc, mang nhiều viết bẩn màu xanh, nâu, đỏ, vàng và dính
thì chắc chắn có nhiều trứng không nở. Chim con nở ra lông dính bết, yếu, rốn hở nhiều.
Qua vết mổ vỏ và kích thước của mảnh vỏ trứng cũng có thể đánh giá một phần chế
độ ấp đã được sử dụng vì nó chỉ vị trí phôi nằm và độ bay hơi nước của trứng.
Cuối cùng phải giải phẫu các trứng có phôi chết không nở ở trong khay để xác định
nguyên nhân, tìm cách khắc phục trong các đợt ấp tiếp theo và ghi kết quả vào biểu.
4.4.2. Kiểm tra độ giảm khối lượng của trứng trong quá trình ấp
Đặc biệt trong khi ấp cần theo dõi và kiểm soát được độ bay hơi nước từ trứng. Trong
suốt quá trình ấp cho tới lúc nở, trứng giảm từ 11 - 13% khối lượng. Tuy nhiên không thể chỉ
chú trọng tới độ giảm khối lượng chung của cả quá trình ấp bởi vì độ giảm khối lượng trứng
trong từng giai đoạn mang ý nghĩa rất khác nhau.
Tỷ lệ giảm khối lượng bình quân không nên vượt quá 14%.
4.4.3. Theo dõi độ dài của quá trình ấp
Trứng đồng đều về kích thước và chất lượng sinh học tốt thì chim nở sẽ rất đồng loạt.
Độ dài của quá trình ấp khi đó sẽ phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất của phôi.
Quá trình nở bắt đầu khi trong khay nở xuất hiện những chim con đầu tiên. Nở rộ là
khoảng thời gian mà xấp xỉ 70 – 80% số trứng cùng nở. Kết thúc quá trình nở là khi có thể lấy
ra khỏi máy nở những con con khoẻ mạnh, lành lặn cuối cùng mà không cần phải tác động để
giúp chúng tách vỏ ra ngoài.
Muốn theo dõi và sử dụng chỉ số này nên đưa các lô trứng vào ấp cùng một giờ nhất
định. Ví dụ tất cả các lô ấp đều vào trứng lúc 3 giờ sáng.
Khi kiểm tra độ dài của quá trình ấp, cần xét đến một số điều kiện bên ngoài để xê
dịch khoảng thời gian chuẩn:
- Độ dài quá trình ấp của tất cả các loài trong mùa đông dài hơn một chút so với mùa
xuân và mùa hè.
- Trong cùng một nhóm trứng thì trứng to nở chậm hơn trứng nhỏ.
- Trứng bảo quản càng lâu thì ấp nở càng muộn.
Nếu trứng có chất lượng tốt thì khi vào ấp phôi sẽ phát triển tốt và đồng đều. Các cơ
quan hình thành đúng thời gian và hoạt động tích cực sẽ giúp cho chim nở đúng thời gian và
có chất lượng tốt.
4.5. ẤP TRỨNG CHIM CÚT 
Vì chim cút có nguồn gốc từ bộ gà (galliformes), gị trĩ (Phasinidae), nên có cấu tạo trứng
tương tự như của gà, do đó quá trình ấp trứng chim cút tưng tự như ấp trứng gà.
Tuy vậy, khi ấp trứng chim cút, cần chú ý một số điểm sau đây:
Thời gian ấp của chim cút là 17 ngày.
Khối lượng trứng trung bình là 10-15 g; có màu đốm nâu (nên khó so ... ọc Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
Sau 5-6 tuần ăn tự do, cần cho ăn hạn chế để chim trống đạt khối lượng chuẩn trước 11-
12 tuần tuổi, điều này sẽ gây stress đối với chim. Đạt khối lượng chuẩn vào thời kỳ này là hết
sức cần thiết vì tinh hoàn của chim trống phát triển mạnh ở 7 tuần tuổi.
Tuỳ tình hình thực tế, có thể cho ăn tự do đến 5 hoặc 6 tuần, sau đó, không nên cho chim
trống ăn tự do nữa mà cần phải ăn theo định lượng, bằng khoảng 80-90 % nhu cầu để tránh
cho chim trống quá béo khi ghép mái. Phải chọn lọc thật khắt khe vào cuối thời kỳ này, chỉ
nên giữ 60 trống / 100 mái, sau đó, hàng tháng tiếp tục loại thải, để khi chuẩn bị vào đẻ, có
thể ghép 2 trống/5-6 mái.
Chim trống giống cần phải đạt khối lượng chuẩn hoặc cao hơn khối lượng trung bình 10
%. Mật độ nuôi phải dưới 20 con/m2, nói chung là nuôi chim trống với mật độ thưa hơn chim
mái để có không gian cho chim vận động, nhằm tăng cường thể lực cho chim trống.
Vào 8-9 tuần tuổi, cần loại bỏ những chim trống có ngoại hình xấu: khối lượng thấp hơn
qui định, phát dục chậm, có khuyết tật, không có tính hăng, chậm chạp, buồn bã.
Điều rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi dưỡng đàn giống bố mẹ là chim trống và mái
phải phát dục đồng thời. Để đạt được điều này, yêu cầu phải theo dõi chặt chẽ trên cả hai đàn
giống (trống và mái). 
Ghép trống mái
Để đàn chim đẻ tốt, người ta có thể ghép chim trống vào đàn khi 9-10 tuần tuổi, với tỷ lệ
2 trống/5 mái. 
8.6.3. Kỹ thuật nuôi chim đẻ trứng thương phẩm
Nuôi chim đẻ trứng thương phẩm tức là đẻ trứng để ăn, không ấp. Quy trình chăm sóc nuôi
dưỡng hoàn toàn giống như nuôi chim đẻ trứng giống, chỉ khác là người ta không nuôi chim
trống trong đàn.
Hình 8.7. Trứng chim cút với nhiều loại màu sắc, chứng tỏ đàn giống rất pha tạp
8.6.4. Kỹ thuật chăn nuôi chim thịt 
Chăn nuôi chim thịt còn được gọi là chim thương phẩm. 
215
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
Thời gian nuôi: khoảng 6 - 7 tuần tuổi, khi khối lượng chim đạt 150-250 g tùy giống. 
a. Chọn chim giống
Trong khi chờ đợi sự ra đời của các trung tâm giống chim cút tiêu chuẩn, người chăn
nuôi cần ý thức cao và chọn mua chim cút từ những cơ sở sản xuất giống bố mẹ có uy tín và
trách nhiệm.
b. Úm chim 
Kỹ thuật hoàn toàn tương tự như úm chim bố mẹ sinh sản.
Khi chim con nở ra, túi lòng đỏ còn lại trong xoang bụng có thể giúp cho chim con sống
được trong 48 giờ. Nhiều thực nghiệm đã cho biết, sau 6 giờ nở ra, bắt đầu cho chim con ăn là
tốt nhất. Không nên cho chim con ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao mà chỉ
nên cho ăn thức ăn hạt nghiền. 
Có thể cung cấp thức ăn cho chim thịt như sau: giai đoạ 1 - 7 ngày cho ăn 6 - 8 lần /ngày;
8 - 14 ngày cho ăn 4 - 5 lần /ngày; 15 - 21 ngày cho ăn 3 - 4 lần /ngày; 22 - kết thúc cho ăn 2 -
3 lần /ngày.
c. Nuôi chim thịt giai đoạn sau khi úm
Cho chim ăn tự do với thức ăn của chim thịt.
Tiểu khí hậu như chim sinh sản, ánh sáng 12-14 giờ/ngày.
Chú ý trong mùa hè chim có thể bị chết đột ngột sau khi ăn khoảng 15 – 30 phút. Chim 
càng sinh trưởng nhanh, ăn càng khoẻ thì nguy cơ chết nóng sau bữa ăn càng cao. Ngoài các 
biện pháp khắc phục thông thường như sử dụng quạt chống nóng, tăng diện tích chuồng nuôi, 
sử dụng hệ thống làm mát v.v thì điều quan trọng là hạn chế không cho chim ăn quá nhiều 
vào thời điểm nóng bức. Nên cho ăn vào lúc trời dịu mát (sáng sớm, chiều tối hoặc ban đêm). 
Điều này sẽ làm giảm số lượng chim chết nóng. Khi sử dụng phương pháp này cần phải đảm 
bảo đủ số lượng máng ăn.
 - Nhu cầu nước uống
Mỗi ngày cần thay nước mới cho chim con 6 lần, để chim uống tự do nước sạch, mát.
Máng uống phải được vệ sinh hàng ngày theo đúng qui trình vệ sinh thú y. Cần kiểm tra
lượng nước uống hàng ngày của đàn chim để đánh giá tình hình sức khoẻ của chúng.
- Chăm sóc chim thịt
 Dùng tiểu khí hậu hoàn toàn như nuôi chim cút hậu bị để đảm bảo nhiệt độ, ẩm độ,
không khí thích hợp.
Hình 8.8. Thân thịt chim cút
Bảng 8.12. Thành phần dinh dưỡng của thịt chim cút và bồ câu
 (Trong 100 g)
216
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
Tên chất dinh dưỡng Thịt chim cút Thịt bồ câu
Nước (g) 69,65 56
Chất khô (g) 30,35 44
Protein (g) 19,63 18
Khoáng tổng số (g) 0,9 1
Năng lượng (Kj) 803 1230
Mỡ tổng số (g) 12,05 23
Tổng số axits béo không no đơn (g) 4,18 9
Tổng số axits béo không no đa (g) 2,98 3
Tổng số axits béo no (g) 3,38 8
acit aspartic (g) 1,652 1
Axit folic (microgam) 8 6
Đường tổng số - 0g
Cholesterol (mg) 76 95
Ca (mg) 13 12
Phosphorus, P (mg) 275 248
Alanine (g) 1,26 1
Arginine (g) 1,279 1
Axit glutamic (g) 2,53 2
Glycine (g) 1,542 1
Histidine (g) 0,696 
Isoleucine (g) 1,013 
Leucine (g) 1,613 
Lysine (g) 1,645 
Phenylalanine (g) 0,826
Methionine (g) 0,591 
Niacin (mg) 7,538 6
Thiamin (mg) 0,244 0
Threonine (g) 0,945 
Tryptophan (g) 0,288 
Tyrosine (g) 0,849
Valine (g) 1,033 
Proline (g) 0,866 
Serine (g) 0,937 
Cystine (g) 0,34 
Retinol (mcg) 73 73
Axit pantothenic (mg) 0,772 0
Cu (mg) 0,507 0
 Fe (mg) 3,97 3
 Mg (mg) 23 22
 Mn (mg 0,019 0
 K (mg) 216 199
 Na (mg) 53 54
 Zn (mg) 2,42 2,00
Se (mcg) 16,6 13
Vitamin A (IU) 243 243
Vitamin B-12 (mcg) 0,43 0
Vitamin B-6 (mg) 0,6 0
Vitamin C (mg) 6,1 5
Riboflavin (mg) 0,26 0
Nguồn: www//: nutrriadvice. com Nutrition facts for 100g of Quail, meat and skin, raw; 
 www //: recipetips.com. Squab, (pigeon), meat and skin, raw
8.7. KẾT QUẢ CHĂN NUÔI CHIM CÚT TRONG NÔNG HỘ
Các tác giả Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Quang Hiệu đã tiến hành nuôi nhằm đánh giá 
năng suất và hiệu quả kinh tế khi nuôi chim cút trong nông hộ ở Từ Sơn, Bắc Ninh với quy 
mô 3000 chim cút đẻ và 5000 chim cút thịt thương phẩm, kết quả cho thấy:
8.7.1. Trên đàn chim sinh sản
217
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
a. Ngoại hình chim cút Nhật Bản tương đối đồng nhất. Khi mới nở chim trống và mái
giống nhau; sau 3 tuần tuổi, ở vùng diều và trước ngực con trống có lông màu nâu đỏ; lúc
trưởng thành (trên 6 tuần tuổi) có bầu tinh tròn, đường kính khoảng 1 cm, cạnh lỗ huyệt, màu
đỏ, chứa đầy tinh dịch; chim thường hay gáy. Cút mái không có vùng lông như trên, toàn thân
đồng nhất
b. Tỷ lệ nuôi sống của đàn chim đẻ trứng thương phẩm đến 12 TT đạt 93,56%.
c. Khi trưởng thành, cút trống nhỏ hơn cút mái, nặng trung bình 141,1g/con, cút mái
170,2g/con.
d. Chim cút có tuổi thành thục sinh dục trung bình 41,1 0,29 ngày. Sau 10 tháng đẻ,
tỷ lệ đẻ vẫn còn khá cao 81,60 %; sản lượng trứng trung bình là 244,8 quả/mái/10 tháng đẻ.
e. Khối lượng trứng trung bình là 11,71g. Trong đó, tỷ lệ vỏ 9,6 %, lòng trắng 58,1%,
lòng đỏ 33,3 %, chỉ số hình dạng là 1,31; đơn vị Hu là 82,32; tiêu tốn thức ăn cho10 trứng ăn
là 326,02 g; cho 10 trứng giống là 419,73 g.
 f. Tỷ lệ trứng có phôi/trứng ấp đạt 94,76%, tỷ lệ trứng nở/trứng ấp 85,37%, tỷ lệ chim
loại I/trứng ấp 82,63%.
g. Nuôi 3000 cút đẻ trứng thương phẩm, sau 10,5 tháng đẻ lãi 36 938 000 đồng, bình
quân là 3.292.000 đ/hộ/tháng.
8.7.2. Trên đàn cút thịt
a. Vào tuần tuổi thứ 5, khối lượng chim cút là 122,81g, sinh trưởng tương đối là 28,45 %,
tuyệt đối là 4,37 g/con/ngày. Sau thời điểm đó, các chỉ tiêu này giảm xuống rất nhanh, vì vậy
nên giết thịt chim cút thương phẩm khi 5 tuần tuổi. Khi đó, tiêu tốn 3,69 kg thức ăn/kg tăng
trọng.
b. Chất lượng thân thịt của chim cút Nhật Bản: tỷ lệ thân thịt của con trống là 72,14 %,
con mái là 74,59 %, trung bình là 73,36 %. Tỷ lệ thịt lườn của chim cút trung bình đạt 33,43
% (trống: 32,85 %; mái: 34,02 %), tỷ lệ thịt đùi trung bình đạt 27,01 % (trống 26,72 %; mái
27,28 %). Trung bình thịt đùi + lườn là 54,40 % (trống 51,42; mái 57,42%).
c. Nuôi 5000 con thương phẩm thịt, sau 5 tuần thu lãi là 2 174 000 đ, bình quân lãi 
1.864.000 đ/tháng/hộ.
8.8. PHÒNG BỆNH CHO CHIM CÚT 
Nhìn chung, chim cút ít bị bệnh hơn gà, đó là một thuận lợi cơ bản cho người chăn
nuôi, tuy nhiên chính ưu điểm này lại dễ gây tâm lý chủ quan, dẫn đến coi thường các quy
trình phòng chống dịch bệnh cho đàn chim. Để đảm bảo chăn nuôi chim cút có hiệu quả cao,
cần phải áo dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh thú y (có thể tham khảo thêm chương trình
phòng bệnh cho gà công nghiệp)
8.8.1. Bệnh newcastle, còn gọi là bệnh dịch tả chim, đây là bệnh nguy giểm số một của
những trại nuôi gà, chim (vì chim cút rất mẫn cảm với bệnh này, chỉ sau gà mà thôi), bệnh do
virus gây ra nên phải phòng bằng cách nhỏ vacxin lasota vào lúc chim được 1 và 3 tuần tuổi,
sau đó, cứ 3-5 tháng sau phải tiêm phòng nhắc lại vacxin newcastle hệ I cho chim.
Ngoài ra, chim cút còn dễ mắc một số bệnh sau đây:
8.8.2. Ngộ độc thức ăn
Chim cút rất nhạy cảm với các loại thức ăn bị nhiễm nấm mốc, thức ăn cũ, ôi thiu. Khi
ăn phải thức ăn này, biểu hiện là chim bị gầy còm, ỉa chảy, mất nước, yếu, chậm, buồn bã, đi
lảo đảo hoặc đứng lì một chỗ với tư thế đầu chúc xuống. Chim đẻ thì sẽ giảm năng suất trứng.
Chim ít ăn, đầu chúc xuống, co giật, đầu quay lia lịa, đi thụt lùi hoặc xoay quanh một chỗ.
Phòng: lựa chọn nguyên liệu thức ăn tốt, mới, có mùi thơm và hàm lượng dinh dưỡng thích
hợp để trộn thức ăn. Thức ăn trộn xong chỉ nên dùng trong 3-5 ngày. 
Điều trị: ngừng ngay thức ăn đang dùng, chọn lựa thức ăn tốt để thay thế.
218
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
Tiêm bắp hỗn hợp: strychnin 1mg + vitamin B1 50 mg + vitamin B12 1000γ dùng cho
3-5 cút đẻ. Đối với cút con cho uống 10-15 cc, ngày uống hai lần.
8.8.3. Suy dinh dưỡng 
- Triệu chứng bệnh:
+ Chim cút ăn kém, chậm lớn, còi cọc, lông ngắn, khô, lông không đều, phân thường
nhão, trắng hoặc xanh bất thường.
+ Cút đẻ cho năng suất trứng giảm, trứng nhỏ, nhiều trứng dị hình.
- Phòng và trị: chọn nguyên liệu thức ăn tốt ít, chất xơ, cân bằng các chất dinh dưỡng
để đảm bảo sự phát triển bình thường. Chú ý thêm vitamin và các loại khoáng vào nước uống
hoặc trộn vào thức ăn.
8.8.4. Sưng mắt
Sưng mắt thường do thiếu vitamin A và khí độc trong chuồng quá lớn (như moniac)
- Phòng và trị :
- Bổ sung vitamin A liều 10.000 ui/con /ngày.
- Điều chỉnh thông thoáng chuồng nuôi.
- Nhỏ mắt collyre cloramphernicol 1% mỗi ngày hai lần.
8.8.5. Bệnh bại liệt của chim mái đẻ
- Triệu chứng
Chim cút đẻ bị yếu, nằm liệt.
Nguyên nhân sâu xa là do mất cân bằng Ca- P, nhất là xương cánh rất giòn và dễ bị
gãy, vì sau thời gian đẻ, lượng Ca trong cơ thể luôn bị cân bằng âm.
Phòng ngừa :
- Cung cấp đầy đủ Ca – P trong khẩu phần. Chọn bột sò và bột xương tốt, không pha
tạp để bổ sung trong khẩu phần.
- Pha tetramycin và vitamin C trong nước uống với liều 50 mg vitamin C/lít để tăng cường
khả năng hấp thụ Ca-P của đường ruột.
- Cung cấp thêm vitamin D3 500 UI/con/ngày.
8.8.6. Hội chứng chim chết thình lình (Sudden death syndrome – SDS)
Trong thời gian khai thác trứng, nếu số lượng hao hụt chim mẹ từ dưới 1,5 %/ tháng thì có
thể chấp nhận được. Nếu tỷ lệ hao hụt cao trên 2 % / tháng thì có thể đàn chim đã bị dịch của
một số bệnh, trong đó có hội chứng chết thình lình.
Nguyên nhân của hội trứng này là tổng hợp của nhiều yếu tố: di truyền, dinh dưỡng
không phù hợp, nhiễm trùng bộ phận sinh dục (ống dẫn trứng và âm đạo)...
Phòng bệnh:
 -Chọn giống tốt.
- Cung cấp đấy đủ chất dinh dưỡng: đạm, khoáng, vitamin có chất lượng đảm bảo,
không bị nấm mốc.
- Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống sạch sẽ.
- Pha vào nước tetramycin và vitamin C liều 200 mg/lít; tetramycin và polyvitamin (loại
vitaperos) 1g/5lít hoặc tetramycin egg formula theo chỉ dẫn của nhà sản xuất cho chim uống
(khi điều trị tăng liều gấp 3 lần).
Bảng 8.12. Chương trình phòng chống bệnh cho chim cút
219
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
Ngày tuổi Thuốc Liều dùng Mục đích
1
1 – 3
Vacine ND-B1
Coli Teranet
Phun sương
1g/lít nước, liên tiếp 3 ngày
Phòng bệnh newcastle
Phòng chống stress
5 – 10 Anticoc 2g/1 lít nước, dùng 3 ngàynghỉ 4 ngày Phòng chống cầu trùng
12 Tri alpucine 1g/5 lít nước, dùng 3 ngày Phòng chống CRD vàthương hàn
20 Polyvitamin 1g/5 lít nước, uống 3 ngàyliên tiếp
Tăng lực và tăng đề
kháng
21 ND- Lasota Phun sương Phòng bệnh newcastle
30 Trialphucine 1g/5 lít nước, uống 3 ngàyliên tiếp
Phòng chống CRD và
thương hàn
Cách 3 tháng ND- Lasota Phun sương Phòng bệnh newcastle
(Nguồn: Thuốc thú y và cách sử dụng)
220
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Duy Điều (2008), Nghiên cứu sức sản xuất, chọn lọc nhân thuần chim bồ câu Pháp
Luận án tiến sĩ nông nghiệp.
3.Võ Thị Ngọc Lan; Trần Thông Thái, 2006. Nuôi cút. NXB Nông nghiệp.
4. Đào Đức Long, 2002. Sinh học về các giống gia cầm ở Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật.
5. Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2009) Chăn nuôi gia cầm. NXB Nông nghiệp. 
6. Melekhin G.P; N.IA. Gridin N. A., 1990. Sinh lý gia cầm. (Lê Hồng Mận dịch từ bản tiếng Nga). NXB Nông
nghiệp.
7. Micheal Y.Hastings, 1994. Ostrich Farming (Đặng Thái Thuận dịch), NXB Nông nghiệp, 1996
8. Schuberth L., Hattenhauer H., 1978. Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm.
(Nguyễn Chí Bảo dịch). Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
9. Ngô Ngọc Tư, 2002. Nuôi chim bồ câu. NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh.
10. Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương, Viện Chăn nuôi, 1999. Tuyển tập công trình
nghiên cứu KHKT gia cầm. NXB Nông nghiệp.
11. Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương, Viện Chăn nuôi, 2007. Tuyển tập công trình
nghiên cứu khoa học- công nghệ chăn nuôi gia cầm. NXB Nông nghiệp.
12.Trần Công Xuân, Nguyễn Thiện, 1999. Đà điểu - vật nuôi của thế kỷ 21 ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp. 
Tiếng nước ngoài
 Brian Halweil, Meat Production Continues to Rise,(www//:Worldwatch institut).
13. Ensminger M. E., J. E. Oldfield and W.W. Heinemann (1990), Feed and Nutrition – Second
Edition, The Ensminger Publishing Company – USA
14. Shanawany M. M.; John Dingle, 1999. Ostrich Production Systems. FAO Animal Production
and Health. Paper-144; Rome.
15. Jaroslaw Olav Horbanczuk, 2002. Ostrich. Warsawa.
16. Mack O. North; Donal D.Bell. Commercial chicken production manual. Chapman & Hall, New
York * London, 1990
17. NRC (2004) Nutrition Requirement of Poultry 9th rivised edition .
18. T. Yamane a; K. Ono a; T. Tanaka a.Protein requirement of laying Japanese quail 
British Poultry Science, Volume
es=20 - v20 20, Issue 4, July 1979 , pages 379 - 383 
WWW//: WorldPoultry.net, 1/02/2009. Quail meat - an undiscovered alternative 
www//: Nutriadvice.Nutrition facts for 100g of Quail, meat and skin, raw.
www//: Recipetips.com. Squab, (pigeon), meat and skin, raw.
221
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/
222
Lớp Học Phần VNUA - Khoa Chăn nuôi- Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
https://sites.google.com/site/lophocphanvnuak60/

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chan_nuoi_da_dieu_va_chim_phan_2.pdf