Giáo trình Chuẩn bị giống hoa lan - Nghề: Trồng hoa lan

Bài 1: Nhân giống hoa lan

Mục tiêu:

- Trình bày được ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống hoa lan;

- Thực hiện thành thạo các thao tác trong kỹ thuật nhân giống đơn giản như

phương pháp tách chiết, phương pháp gieo hạt;

- Nêu được các bước trong kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy

mô;

- Thực hiện thành thạo các thao tác cấy cây vào giá thể trồng đúng yêu cầu

kỹ thuật;

- Thực hiện nhân giống đạt tỷ lệ xuất vườn theo quy định;

- Nhận thức được tầm quan trọng của việc nhân giống đối với sản xuất, kinh

doanh hoa lan.

- Đảm bảo tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn lao động.

A. Nội dung:

I. Các hình thức nhân giống lan

1. Các loại lan nhân giống bằng thân củ hay thân chính

- Cymbidium

- Dendrobiums

- Cattleya và các giống lai

- Brassia

- Lycaste

2. Nhân giống bằng phương pháp tách cây

- Cymbidium

- Dendrobiums7

- Cattleya và các giống lai

- Brassia

- Lycaste

3. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành hay ghép

- Dendrobiums

- Vanda và loại giống lai

- Phalaenopsis

4. Nhân giống bằng gieo hạt

- Tất cả các loại lan

pdf 95 trang yennguyen 9801
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chuẩn bị giống hoa lan - Nghề: Trồng hoa lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Chuẩn bị giống hoa lan - Nghề: Trồng hoa lan

Giáo trình Chuẩn bị giống hoa lan - Nghề: Trồng hoa lan
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 
CHUẨN BỊ GIỐNG HOA LAN 
MÃ SỐ: MĐ 02 
NGHỀ: TRỒNG HOA LAN 
Trình độ: Sơ cấp nghề 
 1 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được 
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh 
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02 
 2 
LỜI GIỚI THIỆU 
Hoa lan là loài hoa quý, thu nhập từ trồng hoa lan đã trở thành một ngành kinh 
tế quan trọng của nhiều nước sản xuất hoa trên Thế giới. 
Hiện nay, việc nhân giống và lựa chọn loại lan để trồng ngoài sản xuất còn 
tương đối phức tạp đối với các nhà vườn. Kỹ thuật trồng các loại hoa lan tại các cơ 
sở, trang trại chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính. 
Được sự phân công của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn chúng tôi 
biên soạn giáo trình nghề Trồng hoa lan dựa trên các khảo sát thực tế, tập hợp tư 
liệu từ các nghiên cứu khoa học về cây lan để biên soạn thành giáo trình nghề 
Trồng hoa lan, trong đó mô đun Chuẩn bị giống hoa lan nhằm giới thiệu cho người 
học, các hộ nông dân, các trang trại sản xuất lan biết cách chọn giống, nhân giống 
và xử lý giống trước khi đưa vào sản xuất các loại lan phổ biến thường được trồng 
tại Việt Nam. 
Mô đun Chuẩn bị giống hoa lan gồm 3 bài: 
Bài 1: Nhân giống hoa lan 
Bài 2: Xử lý cây giống 
Bài 3: Một số giống hoa lan 
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng các tài liệu của các đồng 
nghiệp khác để cung cấp thêm thông tin cho người trồng lan. 
Chúng tôi xin chân thành cám ơn Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lân Nam Bộ và 
các bạn đồng nghiệp tại Trường cao đẳng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc 
Bộ, các cơ sở sản xuất và kinh doanh hoa lan đã tài trợ kinh phí, nhiệt tình đóng 
góp ý kiến để chúng tôi hoàn thành được giáo trình này. 
Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn giáo trình nghề Trồng hoa lan cũng như 
mô đun Chuẩn bị giống hoa lan này sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất 
mong được sự đóng góp ý kiến quý báu, của hội đồng thẩm định giáo trình, các nhà 
khoa học, cán bộ kỹ thuật trong ngành và các thành viên có liên quan, về nội dung 
cũng như cách trình bày để giáo trình hoàn thiện hơn, góp phần vào sự nghiệp đào 
tạo nghề cho nông dân nói riêng và sự phát triển của nghề Trồng hoa lan nói chung. 
Xin chân thành cảm ơn! 
 Nhóm biên soạn 
 3 
 1. Phạm Thanh Hải Chủ biên 
 2. Đào Thị Hương Lan 
 3. Lê Trung Hưng 
 4. Đắc Thị Ất 
 5. Trần Ngọc Trường 
 4 
MỤC LỤC 
ĐỀ MỤC TRANG 
Bài 1: Kỹ thuật nhân giống hoa lan ...................................................................... 4 
I. Các hình thức nhân giống lan ............................................................................... 4 
II. Kỹ thuật nhân giống............................................................................................ 5 
1. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành ........................................................... 5 
2. Nhân giống bằng phương pháp tách nhánh .......................................................... 8 
3. Nhân giống bằng củ già ..................................................................................... 11 
4. Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt từ trái xanh .......................................... 11 
5. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô ...................................................... 16 
III. Kỹ thuật nhân giống một số loài lan ................................................................ 18 
1. Nhân giống lan cắt cành Mokara ....................................................................... 18 
2. Nhân giống hoa vũ nữ ....................................................................................... 20 
3. Nhân giống nhóm lan Cattleya .......................................................................... 22 
4. Nhân giống lan Hồ Điệp .................................................................................... 23 
5. Nhân giống lan Hoàng Thảo .............................................................................. 26 
6. Nhân giống địa lan ............................................................................................ 27 
7. Nhân giống lan hài (Paphiopededilum) .............................................................. 36 
Bài 2: Kỹ thuật xử lý cây giống .......................................................................... 41 
1. Chuẩn bị dụng cụ nguyên vật liệu...................................................................... 41 
2. Xác định liều lượng, nồng độ hóa chất xử lý .................................................... 46 
3. Xử lý thuốc cho cây giống ................................................................................. 46 
Bài 3: Một số giống hoa lan................................................................................. 51 
1.1. Cách đọc tên giống lan ................................................................................... 51 
1.2. Đặc điểm của các giống lan ........................................................................... 52 
1.2.1. Lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) ........................................................................ 52 
1.1.2. Giống lan Cattleya ....................................................................................... 59 
1.1.3. Giống lan Hoàng Thảo Dendrobium ............................................................ 64 
1.1.4. Giống lan vũ nữ Oncidium .......................................................................... 71 
1.1.5. Giống lan Vanda .......................................................................................... 75 
 5 
1.1.6. Giống lan hài Paphiopedilum....................................................................... 78 
1.1.7. Giống địa lan Cymbidium ........................................................................... 83 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC ........................................... 89 
I. Vị trí, tính chất của mô đun : ............................................................................... 89 
II. Mục tiêu: .......................................................................................................... 89 
III. Nội dung chính của mô đun: ............................................................................ 90 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành .................................................... 90 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ................................................................. 90 
VI. Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 91 
 6 
MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ GIỐNG HOA LAN 
Mã mô đun: MĐ 02 
Giới thiệu mô đun: 
 - Mô đun Chuẩn bị giống hoa lan trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản 
về kỹ thuật nhân giống các loại lan đạt yêu cầu kỹ thuật và phù hợp với điều kiện 
sản xuất của từng địa phương. 
Bài 1: Nhân giống hoa lan 
Mục tiêu: 
- Trình bày được ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống hoa lan; 
- Thực hiện thành thạo các thao tác trong kỹ thuật nhân giống đơn giản như 
phương pháp tách chiết, phương pháp gieo hạt; 
- Nêu được các bước trong kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy 
mô; 
- Thực hiện thành thạo các thao tác cấy cây vào giá thể trồng đúng yêu cầu 
kỹ thuật; 
 - Thực hiện nhân giống đạt tỷ lệ xuất vườn theo quy định; 
 - Nhận thức được tầm quan trọng của việc nhân giống đối với sản xuất, kinh 
doanh hoa lan. 
- Đảm bảo tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn lao động. 
A. Nội dung: 
I. Các hình thức nhân giống lan 
1. Các loại lan nhân giống bằng thân củ hay thân chính 
 - Cymbidium 
 - Dendrobiums 
 - Cattleya và các giống lai 
 - Brassia 
 - Lycaste 
2. Nhân giống bằng phương pháp tách cây 
 - Cymbidium 
 - Dendrobiums 
 7 
 - Cattleya và các giống lai 
 - Brassia 
 - Lycaste 
3. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành hay ghép 
 - Dendrobiums 
 - Vanda và loại giống lai 
 - Phalaenopsis 
4. Nhân giống bằng gieo hạt 
 - Tất cả các loại lan 
II. Kỹ thuật nhân giống 
1. Nhân giống bằng phương pháp giâm cành 
 - Đây là phương pháp nuôi cấy mắt hay còn gọi là phương pháp giâm cành. 
Từ các chồi mắt ngủ chúng ta có thể sản xuất ra được một hoặc nhiều cây con. 
 - Mắt là gì? 
 - Cây thường tạo ra các chồi “ngủ” trên các đốt thân. Nếu ngọn chết đi sẽ 
thúc đẩy quá trình phát triển của các chồi ngủ trên thân. 
 - Mắt cây có thể tìm thấy ở các vị trí sau: 
 + Trên thân Phalaenopsis, Doritis và Phaius 
 + Trên thân hành của Dendrobium 
 + Dưới gốc của Cattleya 
Ảnh 2.1: Mắt cây của giống lan Phalaenopsis đạt tiêu chuẩn để giâm cành 
 8 
Bƣớc 1: Cắt mắt cây giống 
- Mắt cây phù hợp là bạn 
cắt 3 cm ở phía trên và dưới mắt 
của cành hoa. Điều rất quan 
trọng là phải dùng dao bén, bởi 
vì dao cùn làm các mô bị tổn 
thương rất nhiều. Kế đó bạn hãy 
cẩn thận gỡ bỏ các màng bao. 
 3cm 
Ảnh 2.2: Mắt cây lan cắt khoảng 3 cm 
Bƣớc 2: Chuẩn bị nền giâm 
- Nền giâm cành 
có thể dùng dớn vụn 
hoặc rễ cây lục bình 
phơi khô. Cho nền 
giâm cành vào khay và 
tưới vừa ẩm tạo điều 
kiện cho mầm ngủ 
phát triển thuận lợi. 
Ảnh 2.3: Nền giâm 
Bƣớc 3: Đặt mắt cây vào trong đất trồng: 
 9 
- Đặt mắt cây đã 
sửa soạn nằm ngang 
trong đất trồng, mắt 
cây phải ở phía trên. 
Ảnh 2.4: Mắt ngủ được đặt vào trong khay nhân giống 
Bƣớc 4: Tƣới ẩm và đậy khay với lớp plastic 
- Đậy khay bằng 
lớp plastic để giữ ẩm. 
- Sau khi đặt mắt 
ghép vào trong khay, 
chúng ta tiến hành tưới 
ẩm để giữ ẩm cho mắt. 
 Ảnh 2.5: Mắt cây được tưới ẩm 
Bƣớc 5: Chăm sóc sau khi giâm 
 10 
- Tiến hành chăm sóc, 
tưới nước thường xuyên 
cho mắt lan. Sau 4 tuần 
mắt lan bắt đầu nảy 
chồi non, tiến hành mở 
lớp plastic phủ 
Ảnh 2.6: Mắt cây sau khi giâm được 10 tuần 
2. Nhân giống bằng phương pháp tách nhánh 
 - Nhiều giống lan mỗi năm mọc thêm vài ba nhánh. Sau vài năm cây lan đã 
trở thành một khóm lớn có 9 – 10 nhánh. Những nhánh già nếu để lại chỉ là những 
chiếc bầu chứa nước chứ không ra hoa và cũng không mọc cây non nữa. Để lại chỉ 
thêm chật chỗ, nhưng nếu tách rời ra, những nhánh già vì lý do sinh tồn sẽ mọc cây 
non. Vì vậy để cây sinh trưởng và phát triển tốt chúng ta cần tách các nhánh này tạo 
thành một cây mới. 
 Khi tách nhánh nên dùng dao, kéo đã khử trùng và phun thuốc sát trùng vào 
các vết cắt. Thời gian tách nhánh tốt nhất là sau khi hoa tàn hay trong mùa hè. 
Không nên tách vào cuối mùa thu hay mùa đông. 
Bƣớc 1: Chọn các nhánh đủ tiêu chuẩn 
 11 
- Các nhánh đủ tiêu chuẩn 
là các nhánh có chiều dài 
khoảng 8 – 10 cm, không 
bị sâu bệnh, sinh trưởng 
và phát triển tốt. 
Ảnh 2.7: Nhánh lan đủ tiêu chuẩn để tách 
Bƣớc 2: Tách nhánh 
- Dùng dao đã được 
sát trùng bằng công 
90
o
 để sát trùng trước 
khi tách nhánh. 
Ảnh 2.8: Dùng dao đã sát trùng để tách nhánh 
Bƣớc 3: Tách nhánh khỏi cây mẹ 
 12 
- Tách nhánh khỏi cây mẹ 
Ảnh 2.9: Các nhánh đã được tách khỏi cây mẹ 
Bƣớc 4: Trồng nhánh vào chậu 
- Nhánh lan được 
trồng ngay ngắn 
trong chậu. 
Ảnh 2.10: Các nhánh lan đã được trồng vào chậu 
 13 
3. Nhân giống bằng củ già 
 - Khi tách ra các củ già của các giống lan như Cymbidium, Oncidium 
không nên vứt đi, vì những củ này thường mọc ra những cây con. Cần phải cắt bỏ 
rễ thối, lá già rồi để vào chỗ râm mát, thỉnh thoảng phun nước để củ khỏi khô héo. 
Khoảng vài tháng sau các củ này sẽ mọc cây con, đợi khi cây con mọc khoảng 4 – 
5cm hãy đem ra trồng. 
4. Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt từ trái xanh 
4.1. Gieo hạt từ trái xanh gần chín 
- Bên trong trái lan, nếu còn nguyên vẹn chưa nở bung ra thì hạt đã vô trùng. 
Nếu tẩy trùng bên ngoài trái lan còn nguyên vẹn (trái gần chín) và mở nó ra trong 
môi trường vô trùng ta bảo đảm những hạt li ti kia dùng được trong nuôi cấy. Đây 
là phương pháp kỹ thuật có ưu điểm là hạt lan "không cần tẩy trùng", rất hữu hiệu 
không gây hại hạt lan bởi hóa chất dùng sát khuẩn. Hơn nữa, nếu so với trái gần 
chín nó nẩy mầm nhanh hơn so với trái chín hẳn. 
Bƣớc 1: Chuẩn bị khu vực cấy 
- Ứng dụng ở đây là dùng hơi nước sôi trên miệng nồi để tạo điều kiện sát 
trùng (tạo khu vực vô trùng). Để giảm thiểu sự rủi ro ta cũng nên sát trùng kỹ 
phòng làm việc như đóng tất cả các cửa sổ, lau nền nhà, vách tường bằng dung dịch 
Clorox, không nên dùng phòng rộng quá, xem hình dưới đây. 
Ảnh 2.11: Dụng cụ đang được khử trùng 
 14 
Bƣớc 2: Khử trùng dụng cụ, trang thiết bị 
- Ngâm dao mổ, kiềm, nhíp vào cồn 70%. Đổ nước vào trong nồi, chừng 
3cm, mở bếp đun lên. Nhiệt độ sẽ làm cho nước sôi và hơi nước bốc lên. Khi nước 
bắt đầu sôi, dùng giấy nhà bếp nhúng cồn lau sạch cái vỉ, đặt nó lên miệng nồi. 
Bƣớc 3: Tẩy trùng quả 
- Cẩn thận cắt bỏ phần cánh hoa còn dính ở đầu quả để giảm bớt nguy cơ 
nhiễm trùng. Quả đã sẵn sàng để tẩy trùng. Rửa sạch cái ly thủy tinh bằng cồn, sau 
đó đổ đầy dung dịch sát khuẩn Clorox. Bỏ quả vào trong đó và cho chìm hoàn toàn 
trong thuốc sát trùng. 
Ảnh 2.12: Quả lan đã được tẩy trùng 
Bƣớc 4: Gieo hạt 
- Phải làm theo từng bước trong khu vực sát trùng (trên dòng hơi nước 
nóng). Mở ống nghiệm cấy và nút bông và để trên dòng hơi nước cho đến khi ống 
nghiệm được đậy lại. 
- Sau khi tẩy trùng quả lan 15 phút, ta có thể mở ra trên dòng hơi nước. Nhớ 
mang bao tay, (đã được lau khử trùng với cồn), nhúng miếng giấy dùng trong nhà 
bếp (miếng giấy hình tròn màu trắng, dùng giấy trắng sốp khác cũng được) trong 
cồn và đặt lên vỉ. Lấy quả ra, nhớ thao tác trên dòng hơi nước sôi và nhúng vào lọ 
cồn. Để quả lan lên miếng giấy và mở ra làm hai với dao mổ và nhíp (xem hình), 
dao cắt và nhíp đã được khử trùng qua lửa đèn cồn. Dao cắt và nhíp phải hơ qua 
hơi nước, xong rồi để vào lọ cồn. 
 15 
Ảnh 2.13: Khử trùng dụng cụ 
- Lấy ống nghiệm cấy (có môi trường nuôi) và mở giấy nhôm bao trong dòng 
hơi nước sôi. Đặt nắp giấy nhôm trên miếng giấy có nhúng cồn bên cạnh nồi. 
- Lấy cái nhíp ra khỏi lọ cồn và khử trùng với đèn cồn. Mở nút bông ra với 
cái nhíp và đặt nó lên vĩ. 
- Khử trùng cái móc qua đèn cồn. Dùng cái móc cấy chuyển đưa hạt vào 
trong ống nghiệm trên môi trường cấy. Sau khi đưa hạt lan vào môi trường cấy, giữ 
cái móc một thời gian ngắn trên hơi nước sôi và đặt nó lại vào trong lọ cồn. 
Hơ qua ngọn lửa đèn cồn để sát trùng. Đặt lại miếng giấy nhôm chụp lên ống 
nghiệm. Cột chắc chắn nắp giấy nhôm bằng vòng dây cao su để nó không di 
chuyển. 
Ảnh 2.14: Đậy nắp ống nghiệm bằng tấm giấy nhôm 
Bƣớc 5: Chăm sóc 
- Đặt mấy ống nghiệm đó bên bệ cửa sổ giống như trong hình. Nhiệt độ 
chừng 20°C. Cẩn thận tránh ánh sáng trực tiếp bởi vì hạt lan trong ống nhiệm sẽ bị 
nóng khi ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Nếu nhà bạn không có bệ cửa sổ, bạn có thể 
để trong phòng với ánh sáng đèn ống 20W. Lời khuyên của chúng tôi là bạn đặt các 
 16 
ống nghiệm ở những nơi khác nhau, như vậy bạn có thể cảm thấy được điều kiện 
nảy mầm. 
Ảnh 2.15: Chăm sóc hạt lan sau khi gieo 
4.2. Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mắt trong môi trường nuôi cấy 
(invit ... 80 loài. Hầu hết chúng dễ nuôi trồng 
 80 
và dễ trổ hoa trong nhà, dưới ánh đèn, bên cửa sổ hay trong nhà kính, rất thích hợp 
cho người mới bắt đầu chơi lan. Trong điều kiện thích hợp, hoa có thể trổ 2 lần 
hoặc hơn trong năm. Đây là loại có hoa rất đặc biệt, dạng hình túi giống như chiếc 
hài của phụ nữ, vì vậy mà chúng còn được gọi là Lady’s slipper hay slipper orchid. 
Giống lan Paphiopedilum được chia thành 2 nhóm, nhóm có lá đốm phát triển ở 
điều kiện mát rất dễ trồng và nhóm có lá xanh phát triển ở điều kiện lạnh hơn. Hoa 
giống như sáp, có cánh dạng hình túi và có đài hoa ở mặt lưng. Hoa đa dạng màu 
sắc, lâu tàn, có thể kéo dài trong vài tuần. 
* Nƣớc và ẩm độ: 
- Vì đây là loài không có giả hành nên bộ phận dự trữ nước của nó chủ yếu ở 
lá, vì vậy cần bổ sung lượng nước tưới cho cây đều đặn, cần duy trì ẩm độ khoảng 
60 - 70%. Tưới 1 - 2 lần trong 1 tuần là đủ. Nên tưới nước vào buổi sáng sớm. 
Nước mưa rất tốt cho cây phát triển. Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và ánh sáng 
của từng mùa mà lượng tưới nước vào mỗi mùa có khác nhau. Vào mùa khô, cần 
tưới nước thêm để gia tăng độ ẩm cho cây. Nếu trồng Lan trong nhà thì nên đặt cây 
trên khay nước chứa đá sỏi để cây không bao giờ bị úng nước. Nếu trong nhà kính, 
chỉ cần tưới trên sàn nhà hoặc sử dụng hệ thống bốc hơi nước để gia tăng ẩm độ. 
* Ánh sáng: 
- Hầu hết các loại lan Paphiopedilum đều cần ánh sáng yếu, thích hợp nơi có 
bóng râm như trong nhà hay bên cửa sổ, vì vậy không nên để chậu lan trực tiếp 
dưới ánh nắng, lá nhanh chóng sẽ bị cháy nếu ánh sáng quá nhiều. Đây là loài rất 
thích hợp trồng trong nhà, hay bên bệ cửa sổ. 
* Nhiệt độ và sự thoáng khí: 
- Có hai nhóm, nhóm lan có lá đốm phát triển ở điều kiện khí hậu ấm thì phát 
triển tốt ở nhiệt độ trung bình 24 - 27oC vào ban ngày, khoảng 16oC vào ban đêm; 
còn đối với nhóm Lan có lá xanh phát triển ở khí hậu lạnh thì nhiệt độ trung bình 
22
oC vào ban ngày, khoảng 12oC vào ban đêm. Luôn đảm bảo độ thóang khí tốt, 
nhất là vào mùa đông, để tránh nhiễm nấm và vi khuẩn gây bệnh cho cây. Vào mùa 
đông cần giữ độ ẩm thấp để tránh rễ bị thối rữa; và tăng độ ẩm vào mùa nóng để rễ 
không bị cháy. 
* Các loài lan thuộc giống lan hài 
- Loài lan Paphiopedilum delenatii 
- Đây là loài cho hoa đẹp nhất trong các loại Paphiopedilum, có túi màu 
hồng, có kích thước khoảng 7cm và thường trổ 2 - 3 bông trên 1 cuống. Lần đầu 
tiên nó được phát hiện ở Việt Nam vào những năm 1900. Tuy nhiên, đây là loài 
tương đối khó trổ bông. Nó cần khí hậu lạnh để trổ hoa, vì vậy cần hạ thấp nhiệt độ 
khi cây phát triển. Cây phát triển tốt dưới ánh sáng đèn phòng, bên bệ cửa sổ hay 
trong nhà kính. 
 81 
Ảnh 2.96: Loài lan Paphiopedilum delenatii 
- Loài lan Paphiopedilum bellatulum 
- Đây là loại dễ trồng đối với người mới biết trồng lan và dễ trổ hoa dù đặt 
bên cửa sổ, dưới ánh sáng đèn phòng hay trong nhà kính. Nên trồng cây trong điều 
kiện nhiệt độ ấm áp, ánh sáng vừa, độ ẩm tốt thì cây sẽ phát triển tốt và trổ hoa vào 
mùa xuân. Hoa có có kích thước khoảng 5 - 8cm, màu trắng hay ngà có đốm màu 
hạt dẻ và rũ xuống. 
Ảnh 2.97: Loài lan Paphiopedilum bellatulum 
- Loại lan Paphiopedilum Francisco Freire 
- Đây là loại dễ trồng và rất dễ trổ bông dưới ánh đèn, bên cửa sổ hay trong 
nhà kính. Cây phát triển tốt trong chậu nhựa lẫn chậu đất sét, điều kiện nhiệt độ ấm. 
Đây là loại cho hoa đẹp, và lâu tàn. 
 82 
Ảnh 2.98: Loại lan Paphiopedilum Francisco Freire 
- Loài lan Paphiopedilum Callosum 
- Đây là một trong những loài dễ trồng nhất của giống lan Paphiopedilum. 
Loài này có hoa đẹp, kích thước khoảng 8 - 11 cm, có những vân sọc từ xanh lá đến 
tím, có lông tơ màu tím. 
Ảnh 2.99: Loài lan Paphiopedilum Callosum 
- Loài lan Paphiopedilum Leeanum 
 - Hoa có đài hoa hai bên màu lục, một đài hoa lốm đốm hồng và đài hoa có 
lưng sọc trắng và một khoang túi màu nâu. Hoa nở vào mùa Đông và sống tới 3 
tháng trên cây. 
 83 
Ảnh 2.100: Loài lan Paphiopedilum Leeanum 
- Loài lan Paphiopedilum Lady Isabel 
 - Trên cọng hoa nở rất nhiều hoa màu trắng kem, lốm đốm nâu và môi màu 
đỏ nhạt trên nhánh cao. Hoa nở vòa mùa Đông và mùa Xuân. Lá đài màu lục có thể 
phát triển rất lớn. 
Ảnh 2.101: Loài lan Paphiopedilum Lady Isabel 
- Loài lan Paphiopedilum micranthum 
 - Loại lan này có lá lốm đốm hay vằn và hoa có màu hồng nhạt, khoang túi 
rất to và có những sọc vàng trên mỗi cánh hoa. Hoa nở vào mùa Xuân. 
 84 
Ảnh 2.102: Loài lan Paphiopedilum micranthum 
- Loài lan Paphiopedilum Schillerianum 
 Loại lan này có hoa màu kem có sọc và lốm đốm màu tím sẫm và khoang túi 
phồng ra cũng có màu tím tương tự. Hoa nở vào mùa Đông. 
Ảnh 2.103: Loài lan Paphiopedilum Schillerianum 
- Loài lan Paphiopedilum Yellow Tiger 
 - Hoa có màu trắng kem, sọc màu nâu socola, khoang túi có màu mâm xôi. 
Những cánh hoa màu xanh nhạt làm cho vẻ đẹp trang nhã hơn. Hoa nở vào mùa 
Đông. 
 85 
Ảnh 2.104: Loài lan Paphiopedilum Yellow Tiger 
1.1.7. Giống địa lan Cymbidium 
- Địa lan có hai loại: hoa lớn và hoa nhỏ sau này những nghệ nhân đã ghép ra 
một loại là hoa vừa được ghép từ hoa lớn với hoa nhỏ, và những loại hoa rũ buông 
thõng được ghép ra hầu hết từ giống địa lan Gấm Ngũ Hổ hay cây Lộ Hồi. Hình 
dáng địa lan đều giống nhau, lá dài, bẹ củ, dò hoa mộc ở dưới gốc lên, nhiều giống 
một củ ra hai dò hoa hay nhiều hơn, và có loại ra dò hoa hai năm liên tiếp cùng một 
củ. Đa số thổ lan nở hoa vào mùa đông, xuân, nhưng sau này có nhiều loại được 
làm ra nở hoa vào mùa hè hoặc cuối hè. 
* Nhiệt Độ: 
- Địa lan cần nhiệt độ thay đổi ngày nóng, đêm lạnh. Ban ngày 27 - 32°C ban 
đêm 10 - 15°C. Địa lan có thể chịu nóng tới 37°C và lạnh tới - 1°C miễn là không 
đóng băng, ngoài ra nếu không có sự cách biệt giữa ngày và đêm tối thiểu từ 13°C 
cho đến 16°C, hầu như địa lan sẽ không ra hoa. 
* Ánh Sáng: 
- Địa lan cần nhiều ánh nắng, nhưng phải che lưới để phòng bị cháy lá. 
Nhiều ánh sáng sẽ dễ ra hoa, có nhiều hoa hơn và mầu sắc sẽ trung thực hơn, thiếu 
ánh sáng sẽ làm cho hoa nhạt đi. Không thể nuôi địa lan ở trong nhà hoặc ở những 
nơi rợp mát. Địa lan vẫn ra hoa không cần phân bón, nếu đầy đủ ánh sáng, nhưng 
nếu có phân bón thì sẽ có nhiều hoa hơn. Thật ra ánh sáng mới là thức ăn chính cho 
cây cỏ bông hoa, còn phân bón chỉ là thuốc bổ mà thôi. 
* Ẩm Độ: 
 86 
- Địa lan cần độ ẩm từ 40 - 70%, mùa hè cần tưới nước xuống đất hay phun 
sương vào buổi sáng hay chiều để tăng thêm độ ẩm. 
* Tƣới Nƣớc: 
- Địa lan cần tưới nước mỗi tuần một lần, nhưng mùa hè cần tưới nhiều hơn, 
có thể tưới 2 - 3 lần tùy theo địa phương, không nên để cây bị thiếu nước lúc cây 
đang phát triển, khi cây đã ngưng tăng trưởng bớt tưới nước, nhưng đừng để cây bị 
khô rễ, sẽ làm cho cây bị khựng lại, và có thể sẽ không ra hoa. 
- Một số loài lan Cymbidium 
- Loài lan Cymbidium Bethlehem 
 Loại này có hoa trắng điểm hồng, môi điểm màu hồng sẫm. Hoa nở vào mùa 
Đông và sống 8 – 10 tuần. 
Ảnh 2.105: Loài lan Cymbidium Bethlehem 
- Loài lan Cymbidium erythrostylum 
 - Chủng loại lan rất đẹp này có nguồn gốc ở Việt Nam, có cánh hoa chung 
quanh bung ra để ôm lấy môi. Hoa có màu trắng toát rất đẹp. Nở vào mùa Thu và 
mùa Đông. 
Ảnh 2.106: Loài lan Cymbidium erythrostylum 
- Loài lan Cymbidium insigne “Mrs Carl Holmes” 
 87 
 - Loại lan cao này gốc từ Việt Nam và Trung Quốc. Trồng trên mặt đất và ra 
những cọng hoa dài đến 1,5m. Hoa có thể sống 3 – 5 tháng và có màu sắc khác 
nhau từ hồng đậm đến trắng. Hoa nở vào mùa Xuân. 
Ảnh 2.107: Loài lan Cymbidium insigne “Mrs Carl Holmes” 
- Loài lan Cymbidium Jocelyn 
 - Có cánh hoa lớn màu xanh lục và môi màu trắng sứ có hình móng ngựa đỏ 
là đặc điêm nổi bật của loại lan này. Hoa nở vào màu Đông. 
Ảnh 2.108: Loài lan Cymbidium Jocelyn 
- Loài lan Cymbidium Sarah Jean “ice Cascade” 
 88 
 - Đây là loại lan có hoa màu trắng, chính giữa màu vàng, hoa rộng khoảng 
5cm trên những cọng hoa buông lủng lẳng. Hoa nở vào mùa Xuân. 
Ảnh 2.109: Loài lan Cymbidium Sarah Jean “ice Cascade” 
- Loài lan Cymbidium tracyanum 
 - Loại lan này phát triển thân lá tương đối mạnh, chúng có rất nhiều màu ẩn 
trong hoa, các cánh hoa có màu nâu hồng, môi màu trắng xen đỏ. Hoa nở vào mùa 
Hè. 
Ảnh 2.110: Loài lan Cymbidium tracyanum 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
 89 
Câu hỏi: 
Câu 1: Anh (chị) hãy nêu một số đặc điểm chính (yêu cầu nhiệt độ, độ ẩm, ánh 
sáng, đặc điểm thực vật học) của một số loại lan ở Việt Nam. 
Câu 2: Hãy nêu đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của lan Cymbidium 
hiện đang được trồng tại Việt Nam. 
 Thực hành: 
Bài 3: Một số giống hoa lan 
1. Mục đích 
 - Hướng dẫn học viên thực hành nhận biết một số giống lan đang được trồng 
phổ biến hiện nay. 
2. Yêu cầu 
 - Học viên nhận biết, đánh giá đúng từng giống lan. 
 - Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi. 
3. Dụng cụ, vật tƣ 
 - Các loại lan như lan Hồ Điệp, Hoàng Thảo, địa lan, Vũ nữ 
 - Kính lúp cầm tay. 
 - Xô chậu, dao kéo 
 - Bảo hộ lao động. 
4. Hình thức tổ chức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. 
5. Sản phẩm ứng dụng: Các loại lan khác nhau. 
6. Nội dung thực hành 
Bước 1: Chuẩn bị các loại giống lan 
Bước 2: Phân loại và nhân biết tên từng giống lan 
Bước 3: Đánh giá độ chính xác. 
7. Tổ chức thực hiện 
 - Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất hoa lan. Học viên 
quan sát từng giống lan, vẽ vào vở thực hành. 
- Từng nhóm trình bày cách phân biệt giống của mình. 
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và 
uốn nắn của giáo viên. 
8. Đánh giá cho điểm 
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành. 
 90 
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau: 
 + Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. 
 + Kiểm tra quá trình phân loại, định tên giống của học viên. 
 + Đánh giá độ chính xác của việc xác định tên giống lan. 
C. Ghi nhớ: 
- Nêu được tên các loại hoa phong lan và địa lan thường trồng tại địa phương. 
 91 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 
I. Vị trí, tính chất của mô đun : 
- Vị trí: 
+ Là một trong những mô đun chuyên môn trọng tâm trong chương trình đào 
tạo nghề trồng lan, cung cấp những kiến thức cần thiết cho người học về các đặc 
điểm thực vật học của từng giống lan. 
- Tính chất: 
 + Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề trồng lan. 
Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành. 
II. Mục tiêu: 
- Về kiến thức: 
+ Phân tích được ưu, nhược điểm của các phương pháp nhân giống hoa lan 
và phân biệt được các loại giống lan; 
+ Trình bày được các bước chọn và xử lý cây giống; 
+ Trình bày được các yếu tố để chọn giống phù hợp cho từng khu vực trồng 
lan; 
+ Lựa chọn được giống lan phù hợp để trồng cho năng xuất cao và màu sắc 
hoa đẹp. 
- Về kỹ năng: 
 + Thực hiện thành thạo các thao tác trong nhân giống, đảm bảo hiệu quả, an 
toàn và bảo vệ môi trường; 
+ Chọn được cây giống đạt tiêu chuẩn; 
+ Thực hiện được các bước xử lý cây giống đúng yêu cầu kỹ thuật; 
+ Chọn được chất trồng phù hợp với loại lan; 
- Về thái độ: 
 - Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động và 
bảo vệ môi trường. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
 92 
Mã bài 
Tên các bài 
trong mô đun 
Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian (h) 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ 02 - 01 
Nhân giống hoa 
lan 
Tích 
hợp 
Lớp + 
vườn 
trồng 
30 5 23 2 
MĐ 02 - 02 Xử lý cây giống 
Tích 
hợp 
Lớp + 
vườn 
trồng 
32 10 19 1 
MĐ 02 - 03 
Một số giống hoa 
lan 
Tích 
hợp 
Lớp + 
vườn 
trồng 
24 5 18 1 
 Kiểm tra hết mô đun 4 4 
 Cộng 90 20 72 8 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
- Nguồn lực cần thiết: 
 Vườn trồng và các loại lan khác nhau. 
Dụng cụ, nguyên vật liệu để thực hiện quá trình nhân giống. 
 Dụng cụ dùng để phun xịt, pha chế hóa chất dùng xử lý giống. 
 Bảo hộ lao động. 
- Cách chức tổ chức thực hiện: 
 Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm. 
- Tiêu chuẩn sản phẩm: 
 Xác định đúng tên các các loại lan khác nhau. 
 Thực hiện đúng quy trình nhân giống hoa lan. 
 Pha đúng nồng độ, liều lượng hóa chất khi xử lý giống. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Kỹ thuật nhân giống hoa lan 
 93 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Lựa chọn các nhánh, chậu lan đủ 
tiêu chuẩn để nhân giống (tách, 
giâm cành) 
Theo dõi giám sát cách chọn các chậu lan 
của học viên. 
Các tiêu chuẩn đánh giá một chậu 
lan đủ tiêu chuẩn nhân giống bằng 
phương pháp tách, chiết, giâm 
cành. 
Đánh giá độ chính xác của học viên về tiêu 
chí lựa chọn các loại lan để tiến hành nhân 
giống. 
5.2. Bài 2: Kỹ thuật xử lý cây giống 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Xử lý cây giống. Theo dõi đánh giá mức độ chính xác của 
việc chọn hóa chất xử lý giống. 
Theo dõi mức độ chính xác về việc xác 
định nồng độ, liều lượng và cách xử lý cây 
giống trước khi trồng. 
 5.3. Bài 3: Một số giống hoa lan 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Các giống hoa lan khác nhau Đối chiếu với bảng kết quả về độ chính xác 
khi nhận dạng các giống lan. 
VI. Tài liệu tham khảo 
[1]. Nguyễn Văn Kết, 2005. Điều tra và nghiên cứu bảo tồn nguồn gen các giống 
hoa cúc và hoa lan cắt cành hiện đang sản xuất tại Đà Lạt. Báo cáo khoa học. 
[2]. Nguyễn Trường Giang, 2010. Các phương pháp nhân giống Makara. Đồ án 
môn học 
[3]. Lê Minh Nguyệt, 2009. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và chất điều 
hoà sinh trưởng đến khả năng tái sinh và nhân giống Hoàng Lan. Luận văn tốt 
nghiệp. 
[4]. Nguyễn Vũ Thị Hoàng Uyên, 2008. Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và 
chất điều hoà sinh trưởng đến khả năng tái sinh và nhân giống Hoàng Lan. Luận 
văn tốt nghiệp. 
 94 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA 
CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Phạm Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp 
và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
2. Thƣ ký: Ông Lê Trung Hưng - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Trần Ngọc Trường, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn Bắc Bộ 
 - Ông Phùng Hữu Cần, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn 
- Bà Đắc Thị Ất, Trưởng Ban quản lý Quảng trường Ba Đình./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Đỗ Văn Chung - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và 
Kinh tế Bảo Lộc 
2. Thƣ ký: Ông Nguyễn Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Hữu Lễ - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế 
Bảo Lộc 
 - Ông Nguyễn Văn Vượng - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 
- Ông Hồ Tấn Mỹ - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dung nông 
nghiệp Lâm Đồng./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chuan_bi_giong_hoa_lan_nghe_trong_hoa_lan.pdf