Bài giảng Vietgap trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam (Phần 2)

1. Mục đích

Căn cứ vào các chỉ tiêu của VietGAP và yêu cầu của kỹ thuật nuôi để liệt kê những công việc cần thực

hiện trong việc: i) Chọn địa điểm, tu bổ kênh mương, ao, đầm, lồng, bãi triều.; ii) Chuẩn bị các dụng cụ

sản xuất (máy bơm, quạt nước, xuồng, sàng.); iii) Chuẩn bị các dụng cụ đo kiểm môi trường (pH, DO,

S‰, toC, độ trong, NH3, H2S.) để sẵn sàng cho hoạt động nuôi. Những chỉ tiêu VietGAP áp dụng cho Bài 3.

Những mối nguy xuất hiện trong công đoạn chuẩn bị cơ sở vật chất trước khi nuôi và biện pháp phòng

ngừa, ngăn chặn.

2. Thời lượng: 90 phút

3. Bố trí thời lượng và phương pháp đào tạo cho từng nội dung

Lời dẫn: Trước khi thực hiện vụ nuôi, người nuôi phải chuẩn bị các điều kiện cơ sở

vật chất cần thiết phục vụ cho hoạt động nuôi được thuận lợi. Đối với nuôi theo

VietGAP, việc chuẩn bị cơ sở vật chất trước khi nuôi, còn bao gồm việc nhận diện các

mối nguy ATTP, ATSK, ATMT, ATLĐ có trong các yếu tố vật chất cần chuẩn bị và thực

hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn để các mối nguy không xảy ra hoặc nếu xảy

ra thì cũng ở dưới mức giới hạn tối đa cho phép.

Để đạt được mục tiêu trên, Bài 3 được bố trí thành 3 mục:

Mục 1. Những chỉ tiêu VietGAP áp dụng cho phần chuẩn bị cơ sở vật chất trước

khi nuôi.

Mục 2. Nhận diện mối nguy trong các yếu tố vật chất cần chuẩn bị.

Mục 3. Thực hiện các chỉ tiêu VietGAP nhằm đạt được yêu cầu của kỹ thuật nuôi và

kiểm soát các mối nguy.

pdf 88 trang yennguyen 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vietgap trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Vietgap trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam (Phần 2)

Bài giảng Vietgap trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam (Phần 2)
VIETGAP TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
41
PHẦN III. VẬN DỤNG VIETGAP VÀO CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ
TRONG NUÔI THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM
BÀI 3. CHUẨN BỊ CÁC ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT TRƯỚC KHI NUÔI
1. Mục đích
Căn cứ vào các chỉ tiêu của VietGAP và yêu cầu của kỹ thuật nuôi để liệt kê những công việc cần thực
hiện trong việc: i) Chọn địa điểm, tu bổ kênh mương, ao, đầm, lồng, bãi triều...; ii) Chuẩn bị các dụng cụ
sản xuất (máy bơm, quạt nước, xuồng, sàng...); iii) Chuẩn bị các dụng cụ đo kiểm môi trường (pH, DO,
S‰, toC, độ trong, NH3, H2S...) để sẵn sàng cho hoạt động nuôi. Những chỉ tiêu VietGAP áp dụng cho Bài 3.
Những mối nguy xuất hiện trong công đoạn chuẩn bị cơ sở vật chất trước khi nuôi và biện pháp phòng
ngừa, ngăn chặn.
2. Thời lượng: 90 phút
3. Bố trí thời lượng và phương pháp đào tạo cho từng nội dung
TT Nội dung Thời lượng(phút)
1
2
3
4
Những chỉ tiêu VietGAP áp dụng cho Bài 3
Nhận diện mối nguy (ATTP, ATSK, ATMT, ATLĐ) do cấu trúc đơn vị nuôi và
trang thiết bị sản xuất gây ra.
Triển khai nội dung VietGAP trong chuẩn bị cơ sở vật chất trước khi nuôi
Ôn tập Bài 3
20
30
30
10
Tổng thời lượng 90
Lời dẫn: Trước khi thực hiện vụ nuôi, người nuôi phải chuẩn bị các điều kiện cơ sở
vật chất cần thiết phục vụ cho hoạt động nuôi được thuận lợi. Đối với nuôi theo
VietGAP, việc chuẩn bị cơ sở vật chất trước khi nuôi, còn bao gồm việc nhận diện các
mối nguy ATTP, ATSK, ATMT, ATLĐ có trong các yếu tố vật chất cần chuẩn bị và thực
hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn để các mối nguy không xảy ra hoặc nếu xảy
ra thì cũng ở dưới mức giới hạn tối đa cho phép.
Để đạt được mục tiêu trên, Bài 3 được bố trí thành 3 mục:
Mục 1. Những chỉ tiêu VietGAP áp dụng cho phần chuẩn bị cơ sở vật chất trước
khi nuôi.
Mục 2. Nhận diện mối nguy trong các yếu tố vật chất cần chuẩn bị.
Mục 3. Thực hiện các chỉ tiêu VietGAP nhằm đạt được yêu cầu của kỹ thuật nuôi và
kiểm soát các mối nguy.
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
42
1. NHỮNG CHỈ TIÊU VIETGAP ÁP DỤNG CHO BÀI 3
1.1. Nội dung chỉ tiêu VietGAP quy định về yêu cầu kỹ thuật, tài liệu, hồ sơ và đối
tượng áp dụng
Các chỉ tiêu về “Yêu cầu chung” đối với các hình thức và phương thức nuôi.
Bảng 8. Chỉ tiêu VietGAP và đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụngTT
trong QĐ
số 3824
Tóm tắt nội dung chỉ tiêu Nuôi kín, cho
ăn, trị bệnh
Nuôi hở, cho
ăn, trị bệnh
Nuôi hở, không
cho ăn, không
trị bệnh
1.1.1.1 Phải nằm trong vùng quy hoạch   
1.1.1.2 Phải tách biệt nguồn gây ô nhiễm;
Nếu bị ô nhiễm phải có biện pháp
kiểm soát
  
1.1.1.3 Nếu nằm trong khu bảo tồn cảnh
quan thiên nhiên hoặc khu bảo tồn
cảnh quan nhân tạo phải được ban
quản lý khu bảo tồn đồng ý(7)
  
1.1.1.4 Phải nằm ngoài khu RAMSAR(8)   
1.1.2 Cơ sở nuôi phải có quyền sử dụng
mặt đất, mặt nước nuôi thủy sản   
1.1.3 Cơ sở nuôi phải có văn bản chứng
minh quyền nuôi thủy sản trên
diện tích nuôi đăng ký chứng nhận
VietGAP
  
1.2.1.1 Cơ sở nuôi thủy sản phải có bản phân
tích mối nguy (ATTP, ATSK, ATMT,
ASXH) kèm theo biện pháp kiểm soát
mối nguy
  
1.2.1.2 Phải có cơ đồ vùng nuôi, có biển báo
cho các khu vực chức năng   
1.2.2 Phải có biển cảnh báo nguy cơ an
toàn lao động, an toàn sinh học và an
toàn thực phẩm
  
(7) Khu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên thuộc phụ lục IV, khu bảo tồn nhần tạo thuộc phụ lục V của Tổ
chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN).
(8) RAMSAR là thành phố thuộc IRAN, tại đây năm 1975 các thành viên của Tổ chức Văn hóa Giáo dục
Liên Hợp Quốc (UNESCO) ký công ước quốc tế về bảo tồn sinh học vùng đất ngập nước. Từ đó các vùng
đất ngập nước của mọi quốc gia được UNESCO công nhận là khu bảo tồn thì đều mang tên RAMSAR.
VIETGAP TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
43
Đối tượng áp dụngTT
trong QĐ
số 3824
Tóm tắt nội dung chỉ tiêu Nuôi kín, cho
ăn, trị bệnh
Nuôi hở, cho
ăn, trị bệnh
Nuôi hở, không
cho ăn, không
trị bệnh
1.3.2.1 Phải có sơ đồ phân biệt nơi áp dụng
VietGAP và nơi không áp dụng
VietGAP
  
1.4.1 Cán bộ quản lý cơ sở nuôi phải có
chứng chỉ được đào tạo VietGAP do
giảng viên được TCTS công nhận
giảng dạy
  
1.4.2 Công nhân nuôi phải có chứng chỉ
được đào tạo VietGAP, do người có
chứng chỉ VietGAP giảng dạy
  
1.5 Cơ sở nuôi phải có tài liệu VietGAP   
1.6 Cơ sở nuôi phải có hồ sơ VietGAP   
5.4.1 Cơ sở phải lường trước các mâu
thuẫn có thể xảy ra với cộng đồng
dân cư và thành phần kinh tế liền kề
để chủ động có biện pháp phòng
tránh
  
5.4.2 Tất cả các vụ việc liên quan đến khiếu
nại trong cộng đồng phải được lập
thành hồ sơ, có đầy đủ chữ ký các
bên liên quan
  
Một số hình ảnh minh họa cho các hình thức nuôi
(Xem Hình 4 - Nuôi tôm kín trong ao
Hình 5 - Sản xuất tôm giống kín trong bể
Hình 6 - Nuôi cá lồng hồ chứa - nuôi hở, có cho ăn, trị bệnh
Hình 7 - Nuôi cá lồng biển - nuôi hở, có cho ăn, trị bệnh
Hình 8 - Nuôi tôm quảng canh - nuôi hở, không cho ăn, không trị bệnh
Hình 9 - Nuôi nghêu - nuôi hở, không cho ăn, không trị bệnh
Phần Phụ lục ảnh)
1.2. Nội dung chỉ tiêu về quyền và lợi ích của người lao động và cộng đồng dân cư
liền kề cơ sở nuôi
Căn cứ quy định về “Các khía cạnh kinh tế xã hội”, yêu cầu đối với cơ sở không
thuê lao động và cơ sở có thuê lao động cần phải tuân thủ.
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
44
Bảng 9. Các chỉ tiêu VietGAP về quyền, lợi ích của người lao động
và cộng đồng dân cư
TT
trong QĐ
số 3824
Tóm tắt nội dung chỉ tiêu Cơ sở không thuêlao động
Cơ sở có thuê
lao động
5.1.1.1 Không sử dụng lao động dưới 15 tuổi - 
5.1.1.2 Lao động từ 15 đến dưới 18 tuổi không giao việc
nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được đi học
nếu muốn
- 
5.1.1.3 Phải có danh sách kèm theo phô-tô chứng minh
nhân dân của người lao động
- 
5.1.2.1 Được thành lập tổ chức hợp pháp, bảo vệ quyền
và lợi ích của người lao động
- 
5.1.2.2 Chủ cơ sở phải có hình thức tiếp nhận ý kiến của
người lao động
- 
5.1.2.3 Chủ cơ sở phải giải quyết các kiến nghị của người
lao động
- 
5.1.2.4 Người lao động không bị phân biệt đối xử - 
5.1.2.5 Làm thêm giờ phải được người lao động đồng ý
và được trả công
- 
5.2.1.1 Môi trường làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi của
người lao động phải vệ sinh và an toàn
 
5.2.1.2 Phải có sẵn trang bị bảo hộ lao động, phương
tiện cấp cứu khi người lao động ốm hoặc tai nạn
 
5.2.1.3 Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người
lao động
 
5.2.1.4 Phải cấp cứu kịp thời người bị ốm, tai nạn tại cơ
sở nuôi
 
5.3.1.1 Phải ký hợp đồng ngắn hạn, dài hạn, theo Luật
Lao động
- 
5.3.1.2 Hợp đồng phải ký dưới dạng văn bản và theo
mẫu của Luật Lao động
- 
5.3.1.4 Thử việc phải có văn bản thỏa thuận - 
5.3.2.1 Có hồ sơ chứng minh đã trả lương bằng tiền mặt
hàng tháng cho người lao động
- 
5.3.2.2 Tiền lương hàng tháng không thấp hơn mức
lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước
- 
5.3.2.3 Phải có bằng chứng về tiền lương, tiền công
(hợp đồng, bảng chấm công, bảng thanh toán
lương và tiền công)
- 
VIETGAP TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
45
2. NHẬN DIỆN MỐI NGUY (ATTP, ATSK, ATMT, ATLĐ) THEO CẤU TRÚC
ĐƠN VỊ NUÔI VÀ DỤNG CỤ, TRANG THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG QUÁ
TRÌNH NUÔI
2.1. Nhận diện mối nguy đối với hình thức nuôi kín
Căn cứ nguyên tắc phân tích mối nguy, xác định các yếu tố dẫn đến mối nguy có thể
xảy ra đối với hình thức nuôi kín, từ đó xác định các biện pháp phòng ngừa để mối nguy
không xảy ra hoặc nếu xảy ra cũng nằm trong giới hạn cho phép.
Bảng 10. Nhận diện mối nguy (ATTP, ATSK, ATMT, ATLĐ)
đối với hình thức nuôi kín
Nhận diện mối nguyTT Yếu tố ATTP ATSK ATMT ATLĐ
Biện pháp
phòng ngừa
1 Địa điểm nuôi - Kim loại
nặng Pb, Hg,
Cd, As
- Thuốc trừ
sâu gốc Chlor
hữu cơ, gốc
lân hữu cơ
- Mầm bệnh
từ môi trường
(nguồn nước)
lây nhiễm vào
ao nuôi
NH3
H2S
Ngã gây
thương
tích
- Địa điểm cách xa nguồn gây
ô nhiễm (nếu có chỉ tiêu không
đạt yêu cầu thì có thể xử lý đạt
yêu cầu trong ao lắng)
- Người làm việc tại cơ sở nuôi
phải biết bơi
- Có biển cảnh báo độ
sâu nước
2 Ao nuôi, ao
lắng, ao xử lý,
kênh cấp, kênh
thoát, nơi
chứa bùn
- Kim loại
nặng Pb,
Hg, Cd
- Thuốc trừ
sâu gốc Chlor
hữu cơ, gốc
lân hữu cơ
- Mầm bệnh
có trong ao,
kênh và lây
nhiễm từ
ngoài vào
(do rò rỉ)
NH3
H2S
Ngã gây
thương
tích
- Khử trùng ao nuôi
- Tu bổ bờ ao, kênh, mương
chống thẩm lậu, loại bỏ nơi ẩn
nấp của động vật gây hại,
- Dễ dàng trong đi lại,
vận chuyển
3 Thuyền, máy
bơm, sàng
(nhá), quạt
nước, chài và
dụng cụ chăm
sóc khác
- Mầm bệnh lây
nhiễm từ
ao này sang
ao khác
- Đuối
nước
- Sử dụng riêng dụng cụ
cho từng đơn vị nuôi
- Người chăm sóc phải biết bơi
- Có biển cảnh báo
độ sâu nước
4 Đường điện,
đường vận
chuyển thức ăn
và vận chuyển
thủy sản
- - - - Điện
giật
- Ngã
thương
tích
- Đường điện phải cao hơn
đầu người, các mối nối phải an
toàn và có biển cảnh báo
- Đường vận chuyển đủ rộng,
dễ dàng trong di chuyển,
mang vác
- Sẵn sàng phương tiện và
dụng cụ cấp cứu người bị nạn
5 Phân biệt ao
nuôi áp dụng
VietGAP với ao
chưa áp dụng
VietGAP
Mối nguy hóa
học và sinh
học
- - - - Có hệ thống biển báo đơn vị
nuôi áp dụng VietGAP
- Thực hiện truy xuất
nguồn gốc
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
46
2.2. Nhận diện mối nguy đối với hình thức nuôi hở
Căn cứ nguyên tắc nhận diện mối nguy, xác định các yếu tố dẫn đến mối nguy có
thể xảy ra đối với hình thức nuôi hở, từ đó xác định các biện pháp phòng ngừa để mối
nguy không xảy ra hoặc nếu xảy ra cũng ở dưới mức giới hạn cho phép.
Bảng 11. Nhận diện mối nguy (ATTP, ATSK, ATMT, ATLĐ)
đối với hình thức nuôi hở
Nhận diện mối nguy
TT Yếu tố
ATTP ATSK ATMT ATLĐ
Biện pháp
phòng ngừa
1 Địa điểm nuôi - Kim loại
nặng Pb, Hg,
Cd, As
- Thuốc trừ sâu
gốc Chlor
hữu cơ, gốc lân
hữu cơ
- Mầm
bệnh từ
môi
trường
(nguồn
nước)
NH3
H2S
Đuối
nước
- Cách xa nguồn ô nhiễm
- Chất lượng nước phải
đạt yêu cầu nước dùng
trong nuôi trồng thủy sản
- Có biển cảnh báo
độ sâu nước
2 Bờ ao, lồng và
bè, đăng
quầng, bãi triều
- - - - Đuối
nước
- Ngã gây
thương
tích
- Cấu trúc bờ ao, lồng bè
chắc chắn, dễ di chuyển
- Có biển cảnh báo
độ sâu nước
3 Thuyền, vợt,
chài và dụng cụ
chăm sóc khác
- Lây
nhiễm
mầm
bệnh
- Đuối
nước
- Sử dụng riêng dụng cụ
cho từng đơn vị nuôi
- Người chăm sóc phải
biết bơi
- Phương tiện vận chuyển
phải an toàn
4 Đường điện,
đường vận
chuyển thức ăn
và nguyên liệu
thủy sản
- - - - Điện
giật
- Ngã
thương
tích
- Đường điện phải cao hơn
đầu người, các mối nối
phải an toàn
- Đường vận chuyển đủ
rộng, chắn chắn, dễ dàng
trong di chuyển,
mang vác
- Sẵn sàng phương tiền và
dụng cụ cấp cứu người bị
nạn
5 Phân biệt ao
nuôi áp dụng
VietGAP với ao
chưa áp dụng
VietGAP
Mối nguy
hóa học và
sinh học
- - - - Có hệ thống biển báo
- Thực hiện truy xuất
nguồn gốc
VIETGAP TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
47
3. THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU VIETGAP TRONG CHUẨN BỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT
TRƯỚC KHI NUÔI
3.1. Thực hiện các chỉ tiêu “Cơ sở pháp lý”
Cơ sở nuôi thủy sản áp dụng VietGAP cần chuẩn bị các yêu cầu pháp lý tương ứng
với từng đối tượng áp dụng.
Bảng 12. Các yêu cầu pháp lý
TT Chỉ tiêu Giải pháp (cho tất cả các hình thức, phương thức nuôi)
1 Cơ sở nuôi
phải nằm trong
quy hoạch
Phương án 1. Có mảnh bản đồ quy hoạch, chú thích rõ vị trí cơ sở nuôi
Phương án 2. Quyết định giao mặt đất, mặt nước để nuôi thủy sản
Phương án 3. Cơ sở nuôi quy mô nhỏ, phải có tên trong danh sách các hộ nuôi thủy sản
tại vùng nước nuôi thủy sản theo VietGAP
2 Quyền nuôi
trồng thủy sản
2.1. Với doanh nghiệp: Văn bản giao/cho thuê mặt đất/mặt nước để nuôi thủy sản
2.2. Hộ dân: Phải có trong danh sách nuôi thủy sản của ủy ban nhân dân xã, phường
3 Lựa chọn địa
điểm nuôi
3.1. Không gần nguồn ô nhiễm (nhà máy, bệnh viện, cơ sở chăn nuôi, nuôi thủy sản)
3.2. Nuôi kín: Nguồn nước cấp cho cơ sở nuôi có chỉ tiêu không đáp ứng yêu cầu thì có
thể xử lý đạt yêu cầu tại ao lắng
3.3. Nuôi hở: Tất cả các chỉ tiêu về nguồn nước cho nuôi thủy sản phải đạt yêu cầu nước
cho nuôi thủy sản
4 Sơ đồ nơi nuôi 4.1. Phải có sơ đồ nơi nuôi, chú thích rõ các khu chức năng như đơn vị nuôi, nhà kho,
đường điện...
4.2. Nuôi kín: Phải có biển báo kênh cấp, kênh thoát, áo lắng, nơi chứa bùn
4.3. Nuôi có cho ăn, có trị bệnh: Phải có biển báo kho chứa thức ăn, kho bảo quản
thuốc, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường
5 Chứng chỉ đào
tạo VietGAP
4.1. Cán bộ quản lý kỹ thuật: Phải có chứng chỉ đã qua lớp đào tạo VietGAP do giảng
viên được Tổng cục Thủy sản công nhận đào tạo
4.2. Công nhân trực tiếp nuôi thủy sản: Phải có chứng chỉ đã được đào tạo VietGAP do
người có chứng nhận đã qua khóa đào tạo VietGAP do giảng viên được Tổng cục Thủy
sản công nhận giảng dạy
6 Tài liệu VietGAP 6.1. Cơ sở nuôi phải xây dựng quy trình nuôi theo VietGAP bao gồm các nội dung: Phân
tích mối nguy ATTP, ATSK, ATMT, ATLĐ và thiết lập biện pháp kiểm soát, trong đó phải
nêu: Kế hoạch quản lý sức khỏe; Quản lý môi trường nước nuôi; An toàn cho người lao
động; An toàn thực phẩm; Thu gom và xử lý rác thải; Thu hoạch và xử lý nơi nuôi sau khi
thu hoạch
6.2. Căn cứ vào các chỉ tiêu, mức giới hạn cần kiểm soát, thiết lập biểu mẫu kiểm soát,
làm cơ sở trong việc lập hồ sơ ghi chép
7 Không nuôi
thủy sản ở vùng
RAMSAR (8
vùng đất ngập
nước của Việt
Nam được
UNESCO
công nhận)
- Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định (20/9/1988)
- Bầu Sấu thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai (04/8/2005)
- Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (02/02/2011)
- Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp (02/02/2012)
- Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau (13/12/2012)
- Vườn Quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (18/6/2013)
- Khu Bảo tồn vùng đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An (27/11/2015)
- Vườn Quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang (22/2/2016)
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
48
TT Chỉ tiêu Giải pháp (cho tất cả các hình thức, phương thức nuôi)
Vườn Quốc gia
Côn Đảo
Vườn Quốc gia
Tràm Chim
Vườn Quốc gia
Mũi Cà Mau
8 Không giết hại,
không bắt các
loài trong Sách
Đỏ Việt Nam
- Bồ nông chân xám
- Các loài cò: Cò lao xám, cò quăm cánh xanh,...
- Các loài rái cá: Rái cá lông mượt, rái cá thường,..
- Các loài rắn: Rắn hổ mang, hổ mang chúa, hổ trâu, ráo,..
- Các loài rùa: Rùa da, rùa đất lớn, rùa núi vàng, rùa răng,..
9 Văn bản về
tác động
môi trường
do hoạt
động nuôi
gây ra
Văn bản về bảo vệ môi trường áp dụng cho cơ sở nuôi, được quy định tại Nghị định
số 18/2015/NĐ-CP, ngày 14/2/2015
TT Quy mô Nội dung
1 Diện tích ≤ 0,5 ha Không phải làm kế hoạch bảo vệ môi trường
2 Thâm canh ≤ 10 ha
Quảng canh ≤ 50 ha
Lập kế hoạch bảo vệ môi trường
3 Thâm canh > 10 ha
Quảng canh > 50 ha
- Làm báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Không phải làm báo cáo kết quả thực hiện
3.2. Thực hiện các chỉ tiêu VietGAP trong “Chuẩn bị cơ sở vật chất trước khi nuôi”
Trước khi nuôi thủy sản theo VietGAP cơ sở cần xác định đối tượng dự kiến sẽ
nuôi, hình thức và phương thức nuôi để có chuẩn bị cơ sở vật chất trước khi nuôi nhằm
tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và góp phần cho vụ nuôi thắng lợi.
Bảng 13. Chuẩn bị cơ sở vật chất trước khi nuôi
TT Hạng mục Nuôi kín Nuôi hở
1 Đơn vị nuôi
1.1 Chủng loại Ao nuôi, ao lắng, ao xử  ...  lục ảnh)
1.2.2. Nội tạng
- Cắt mang thấy có đoạn mang bị xơ. Ở giai đoạn nặng mang chuyển sang màu
trắng, có bùn bám.
- Mổ bụng thấy ruột cá không có thức ăn, bị xuất huyết, gan thâm tím, thận nhũn.
1.3. Đặc điểm dịch tễ và phát sinh bệnh
1.3.1. Thời gian dễ bị nhiễm bệnh
Ở giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi cá dễ bị nhiễm bệnh và chết nhiều nhất.
1.3.2. Điều kiện phát sinh bệnh
- Khi môi trường nước bị ô nhiễm (do dư thừa thức ăn, không quản lý tốt môi
trường ao nuôi) vào thời gian nhiệt độ cao, vi khuẩn này sẽ phát triển mạnh và gây bệnh
cho cá rô phi.
- Trong quá trình vận chuyển cá giống, dụng cụ vận chuyển không đảm bảo làm cá
bị xây sát, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cá, lây lan nhanh trong quần đàn.
1.4. Phòng bệnh
- Phòng bệnh tổng hợp: Chọn giống tốt; cho ăn đủ lượng, đủ chất; quản lý môi
trường tốt.
- Sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước nuôi (YUCCAMIX,
SUPPERBIO,...).
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
120
- Định kỳ dùng thuốc sát khuẩn nhưng không ảnh hưởng đến cá và tảo (IODINE,
Altimox,...).
- Tăng sức đề kháng cho cá (vitamin: FB12; vitamin C 15% khi thời tiết thay đổi).
- Bón vôi (CaO hoặc CaCO3) tùy theo pH môi trường, liều lượng 1 - 2 kg/100 m3, 2- 4 lần/tháng.
1.5. Trị bệnh
Điều trị bằng kháng sinh, kết hợp thuốc trợ lực cho cá theo một trong các phác đồ sau:
1.5.1. Phác đồ 1
- Flophenicol: Trộn vào thức ăn: 1 kg cho 30 - 35 tấn cá/ngày; để sau 30 phút mới
tiến hành cho cá ăn; dùng liên tục trong 5 - 7 ngày.
- Kết hợp sát khuẩn nước ao nuôi: SKS hoặc Iodine, liều lượng: 1 lít/4.000 m3 nước,
dùng 2 ngày liên tiếp.
- Dùng kết hợp với vitamin C để tăng sức đề kháng.
1.5.2. Phác đồ 2
- Erythromyxin: Trộn vào thức ăn: 1 kg cho 25 - 30 tấn cá/ngày (hoặc theo liều
lượng của nhà sản xuất); để sau 30 phút mới tiến hành cho cá ăn; dùng liên tục trong 5 -
7 ngày.
- Sát khuẩn nước ao nuôi: SKS hoặc Iodine, liều lượng: 1 lít/4.000 m3 nước, dùng 2
ngày liên tiếp.
- Kết hợp với vitamin C để tăng sức đề kháng.
Lưu ý:
- Trong quá trình trị bệnh, nên giảm thức ăn xuống còn 1/2 so với ngày thường.
- Sau khi điều trị khỏi bệnh 2 ngày mới dùng men vi sinh trộn vào thức ăn cho cá
(supper zyme fish,..) và dùng chế phẩm sinh học để ổn định lượng vi sinh vật có lợi để
xử lý đáy ao.
- Ngừng dùng thuốc kháng sinh từ 21 - 28 ngày (tùy theo loại kháng sinh) mới thu
hoạch cá để không còn dư lượng kháng sinh trong thịt cá, làm ảnh hưởng đến sức khỏe
của người tiêu dùng.
2. BỆNH VIÊM RUỘT
2.1. Nguyên nhân gây bệnh
Vi khuẩn Aeromonas hydrophila.
2.2. Triệu chứng bệnh viêm ruột
- Bơi tách đàn, lờ đờ; da chuyển màu tối hơn (biểu hiện giống ở bệnh xuất huyết).
- Bụng chướng to, hậu môn sưng đỏ và có dịch nhầy chảy ra.
- Khi giải phẫu thấy ruột đầy hơi.
(Xem Hình 56 - Triệu chứng cá bị bệnh viêm ruột phần Phụ lục ảnh)
VIETGAP TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
121
2.3. Phòng bệnh
- Phòng bệnh tổng hợp: Chọn giống tốt; cho ăn đủ lượng, đủ chất; quản lý môi
trường tốt.
- Sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước nuôi (YUCCAMIX,
SUPPERBIO,...).
- Định kỳ dùng thuốc sát khuẩn nhưng không ảnh hưởng đến cá và tảo (IODINE,
Altimox,...).
- Tăng sức đề kháng cho cá (vitamin FB12; vitamin C 15% khi thời tiết thay đổi).
- Bón vôi (CaO hoặc CaCO3) tùy theo pH môi trường, liều lượng 1 - 2 kg/100 m3,2 - 4 lần/tháng.
2.4. Trị bệnh
Phải điều trị bằng kháng sinh kết hợp thuốc trợ lực cho cá theo một trong các phác
đồ điều trị sau:
2.4.1. Phác đồ 1
- S.O.T (thành phần là Oxytetracycline): Trộn vào thức ăn 1 kg cho 30 - 35 tấn
cá/ngày; để sau 30 phút mới tiến hành cho cá ăn; dùng liên tục trong 5 - 7 ngày.
- Sát khuẩn nước ao nuôi: SKS hoặc Iodine, liều lượng: 1 lít/4.000 m3 nước, dùng 2
ngày liên tiếp.
- Kết hợp với vitamin C để tăng sức đề kháng.
2.4.2. Phác đồ 2
- Doxycilne: Trộn vào thức ăn 1 kg cho 25 - 30 tấn cá/ngày (hoặc theo liều lượng của
nhà sản xuất); để sau 30 phút mới tiến hành cho cá ăn; dùng liên tục trong 5 - 7 ngày.
- Sát khuẩn nước ao nuôi: SKS hoặc Iodine, liều lượng: 1 lít/4.000 m3 nước, dùng 2
ngày liên tiếp.
- Kết hợp với vitamin C để tăng sức đề kháng.
Lưu ý:
- Trong quá trình trị bệnh cho cá cần giảm thức ăn xuống còn bằng 1/2 so với
bình thường.
- Sau khi điều trị khỏi bệnh 2 ngày mới dùng men vi sinh trộn vào thức ăn cho cá
(supper zyme fish,...) và dùng chế phẩm sinh học để ổn định lượng vi sinh vật có lợi xử
lý đáy ao.
- Ngừng dùng kháng sinh từ 21 - 28 ngày (tùy theo loại kháng sinh) mới thu hoạch
để không còn dư lượng kháng sinh trong thịt cá, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người
tiêu dùng.
3. BỆNH TRÙNG BÁNH XE
3.1. Tác nhân gây bệnh
Một số loài trong họ trùng bánh xe Trichodinidae như: Trichodina centrostrigata,
T. domerguei domerguei, T. heterodentata, T. nigra, T. orientalis, Trichodinella
epizootica, Tripartiella bulbosa, T. clavodonta.
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
122
3.2. Dấu hiệu bệnh lý
3.2.1. Khi mới mắc bệnh
Vây cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở dưới nước thấy rõ hơn so với khi bắt cá
lên cạn. Da cá chuyển màu xám, cá ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước. Một
số con tách đàn bơi quanh bờ ao.
3.2.2. Khi bệnh nặng
Trùng bám dày đặc ở vây, mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những
con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội mất phương hướng. Cuối cùng cá
lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết.
(Xem Hình 57 - Trùng bánh xe bám dày đặc trên vây cá rô phi hương phần Phụ lục ảnh).
3.3. Phân bố và lan truyền bệnh
- Trùng bánh xe gây bệnh chủ yếu ở giai đoạn cá giống, là bệnh ký sinh đơn bào
nguy hiểm nhất của giai đoạn này. Đặc biệt khi ương cá trong nhà, bệnh gây ảnh hưởng
nghiêm trọng, tỷ lệ chết cao 70 - 100%.
- Trùng bánh xe ít gây bệnh ở giai đoạn cá thịt.
- Bệnh thường phát vào mùa xuân, mùa thu, khi nhiệt độ nước khoảng 25 - 30oC.
3.4. Phòng trị bệnh
- Dùng SKS hoặc Altimox, liều lượng: 1 lít/4000 - 5000 m3 nước, dùng 3 ngày liên tiếp.
- Hoặc dùng Formalin nồng độ nồng độ 20 - 25 ppm (20 - 25 ml/m3) tạt xuống ao.
- Dùng kết hợp với vitamin C để tăng sức đề kháng.
4. BỆNH TRÙNG QUẢ DƯA
4.1. Tác nhân gây bệnh
Trùng quả dưa Ichthyophthyrius multifiliis (Xem Hình 58 phần Phụ lục ảnh).
4.2. Dấu hiệu bệnh lý
- Da, mang, vây của cá bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu
hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường (còn gọi là bệnh vẩy nhớt).
- Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt..
- Cá bị bệnh thường bơi nổi đầu trên tầng mặt, lờ đờ, yếu ớt. Thời gian đầu cá tập
trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá
hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Giai đoạn cuối, cá chỉ ngoi đầu lên để thở, đuôi bất
động và cắm xuống nước.
4.3. Phân bố và lan truyền bệnh
Bệnh gặp ở nhiều loài cá nuôi. Cá rô phi lưu qua đông ở miền Bắc hoặc nuôi trong nhà
thường bị bệnh trùng quả dưa gây chết hàng loạt. Bệnh phát vào mùa xuân, mùa đông.
4.4. Phòng bệnh
Phòng bệnh tổng hợp như phần trên.
VIETGAP TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
123
4.5. Trị bệnh
- Dùng MAX 200 hoặc SKS, liều lượng: 1 lít/4.000 m3 nước, dùng 3 ngày liên tiếp.
- Hoặc dùng Formalin nồng độ nồng độ 20 - 25 ppm (20 - 25 ml/m3) tạt xuống ao.
- Kết hợp với vitamin C để tăng sức đề kháng.
5. BỆNH SÁN LÁ ĐƠN CHỦ
5.1. Tác nhân gây bệnh
Sán lá đơn chủ gồm các loài Cichlidogyrus tilapiae, C. sclerosus, Gyrodactylus
niloticus.
5.2. Dấu hiệu bệnh lý
Giống Cichlidogyrus, Gyrodactylus ký sinh trên da và mang cá, làm cho mang và da
tiết nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp của cá. Da và mang có sán ký sinh bị viêm loét
tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh.
(Xem Hình 59 - Sán lá đơn chủ Gyrodactylus niloticus ký sinh trên da cá rô phi
phần Phụ lục ảnh).
5.3. Phân bố và lan truyền bệnh
Cá thường bị bệnh khi ương giống với mật độ dày trong giai hoặc bể ương và gây
chết hàng loạt. Bệnh thường phát vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông.
5.4. Phòng bệnh
Phòng bệnh tổng hợp như phần trên.
5.5. Trị bệnh
- Dùng MAX 200 hoặc SKS liều lượng: 1 lít/4.000 m3 nước, dùng 3 ngày liên tiếp.
- Dùng nước muối NaCl 2 - 3% tắm cho cá 5 - 15 phút (cá giống).
- Hoặc dùng KMnO4 nồng độ 20 ppm (20 g/m3) tắm cho cá 15 - 30 phút.
6. BỆNH RẬN CÁ
6.1. Tác nhân gây bệnh
Rận cá Caligus sp.
(Xem Hình 60 phần Phụ lục ảnh)
6.2. Dấu hiệu bệnh lý
- Rận cá thường ký sinh ở vây, mang cá, làm cho da bị viêm loét tạo điều kiện cho
vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập, vì vậy bệnh này thường song hành với
bệnh đốm trắng, bệnh đốm đỏ, lở loét, làm cá chết hàng loạt.
- Cá ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội cuồng dại, cường độ bắt mồi giảm.
6.3. Phân bố và lan truyền bệnh
Rận cá ký sinh ở nhiều loài cá nuôi, cá rô phi nuôi mật độ dày và gây chết hàng loạt.
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
124
6.4. Phòng bệnh
Phòng bệnh tổng hợp như phần trên.
6.5. Trị bệnh
- Dùng MAX 200 hoặc SKS liều lượng: 1 lít/4.000 m3 nước, dùng 3 ngày liên tiếp
- Hoặc dùng KMnO4 nồng độ 3 - 5 ppm (3 - 5 g/m3) hoặc Chlorin nồng độ 1 ppm(1g/m3) phun xuống ao.
B. MỘT SỐ BỆNH Ở CÁ TRẮM
1. BỆNH VIÊM RUỘT VÀ XUẤT HUYẾT
Bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ thể hiện ở hai dạng là xuất huyết đốm đỏ do vi khuẩn và
virus gây ra.
1.1. Dấu hiệu bệnh
Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên tầng mặt nước. Da thường bị đổi màu tối
không có ánh bạc, cá mất nhớt, khô ráp, hậu môn viêm đỏ và lồi ra ngoài.
Xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, mắt lồi
đục, xuất huyết, bụng có thể chướng to, các vây xơ rách, tia vây cụt dần.
Phân biệt hai bệnh truyền nhiễm ở cá trắm cỏ, đó là bệnh viêm ruột (đốm đỏ) do vi
khuẩn và bệnh xuất huyết do virus.
1.1.1. Giống nhau
a) Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài
- Cá kém ăn hoặc bỏ ăn.
- Da cá màu tối, khô ráp, cá thường bơi trên tầng mặt.
- Mang xuất huyết dính nhiều bùn.
- Hậu môn sưng đỏ.
- Vẩy rụng và bong ra, các vây xơ rách, tia vây cụt dần.
- Có mùi tanh đặc trưng.
b) Giải phẫu
- Cơ quan nội tạng: gan, lách, thận, xoang bụng xuất huyết có nhiều dịch.
- Ruột không có thức ăn.
c) Mùa vụ xuất hiện bệnh
Mùa xuân, đầu mùa hè (tháng 3 - 5) và mùa thu (tháng 7 - 10).
1.1.2. Khác nhau
a) Bệnh viêm ruột (đốm đỏ) do vi khuẩn
- Xuất hiện các đốm màu đỏ trên thân, các vết loét ăn sâu vào cơ.
- Cá bị bệnh 1 - 2 tuần có thể chết, tỷ lệ chết 30 - 40%. Dấu hiệu bệnh lý bên ngoài
thay đổi rõ ràng.
VIETGAP TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
125
b) Bệnh xuất huyết do virus
- Ruột chứa đầy hơi, thành ruột xuất huyết...
- Bệnh xuất hiện ở cá trắm cỏ giống, cá trên 1 tuổi và cá bố mẹ. Bệnh cũng gặp ở
nhiều loài cá nước ngọt như mè, trôi, chép...
- Xoang miệng, xoang mang, nắp mang, mắt, gốc vây xuất huyết, điển hình là dưới
da xuất huyết, bệnh nặng toàn thân.
- Cá bị bệnh 3 - 5 ngày có thể chết, tỷ lệ chết ở ao từ 60 - 80%, ở lồng chết 100%.
Dấu hiệu không thay đổi lớn nên gọi là bệnh "đốm trắng".
- Thành ruột xuất huyết nhưng không hoại tử.
(Xem Hình 61 - Cá trắm cỏ giống các gốc vây xuất huyết, các tia vây rách nát và
cụt dần, vẩy rụng và khô ráp
Hình 62 - Cá trắm cỏ bị bệnh, thận xuất huyết
Hình 63 - Cá trắm cỏ bị bệnh, mang và nội tạng xuất huyết
Hình 64 - Cá trắm cỏ bị bệnh, xuất huyết toàn thân
Phần Phục lục ảnh)
1.2. Phòng bệnh
- Phòng bệnh tổng hợp: Chọn giống tốt; cho ăn đủ lượng, đủ chất; quản lý môi
trường tốt.
- Sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước nuôi (Yuccamix,
Supperbio,...).
- Định kỳ dùng thuốc sát khuẩn nhưng không ảnh hưởng đến cá và tảo (Iodine,
Altimox,...)
- Tăng sức đề kháng cho cá (vitamin: FB12; vitamin C 15% khi thời tiết thay đổi).
- Bón vôi (CaO hoặc CaCO3) tùy theo pH môi trường, liều lượng 1 - 2 kg/100 m3,2 - 4 lần/tháng.
1.3. Trị bệnh
- Nếu do virus: Chú ý tăng sức đề kháng cho cá, xử lý ao tốt. Không có thuốc đặc trị
nhưng trong quá trình xử lý vẫn dùng kháng sinh để hạn chế vi khuẩn bội nhiễm.
- Nếu do vi khuẩn: Phải điều trị bằng kháng sinh, kết hợp thuốc trợ lực cho cá.
Dùng một trong các phác đồ điều trị sau:
1.3.1. Phác đồ 1
- Flophenicol: Trộn thức ăn: 1 kg cho 30 - 35 tấn cá/ngày; để sau 30 phút mới tiến
hành cho cá ăn; dùng liên tục trong 5 - 7 ngày.
- Kết hợp sát khuẩn nước ao nuôi: SKS hoặc Iodine, liều lượng: 1 lít/4.000 m3 nước,
dùng 2 ngày liên tiếp
- Dùng kết hợp với vitamin C để tăng sức đề kháng
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
126
1.3.2. Phác đồ 2
- Oxytetracyclin: Trộn vào thức ăn: 1 kg cho 30 - 35 tấn cá/ngày (hoặc theo liều
lượng của nhà sản xuất); để sau 30 phút mới tiến hành cho cá ăn; dùng liên tục trong 5 -
7 ngày.
- Sát khuẩn nước ao nuôi: SKS hoặc Iodine, liều lượng: 1 lít/4.000 m3 nước, dùng 2
ngày liên tiếp.
- Kết hợp với vitamin C để tăng sức đề kháng.
Lưu ý:
- Trong quá trình trị bệnh cho cá, cần một nửa lượng thức ăn so với ngày thường.
- Sau khi điều trị khỏi bệnh 2 ngày mới dùng men vi sinh trộn thức ăn cho cá
(supper zyme fish,..) và dùng chế phẩm sinh học để ổn định lượng vi sinh vật có lợi xử
lý đáy ao.
- Ngừng dùng kháng sinh từ 21 - 28 ngày (tùy theo loại kháng sinh) mới thu hoạch
cá để không còn dư lượng kháng sinh trong thịt cá, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của
người tiêu dùng.
2. CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG VÀ NẤM
Cách phòng, trị như hướng dẫn ở cá rô phi.
VIETGAP TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
127
KẾ HOẠCH GIẢNG “BÀI 11, 12, 13, 14 VÀ 15”
VIETGAP TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM
(8 tiết lý thuyết, bao gồm thực hành thị phạm)
Tiết Nội dung Phương tiện hỗ trợ,vật tư cần chuẩn bị
Hình ảnh minh họa và
thực hành thị phạm Thực hiện
Bài 11. Danh mục hóa
chất, kháng sinh cấm sử
dụng trong sản xuất, kinh
doanh động vật thủy sản
- Máy chiếu, micro
- Bảng lớn, bút viết
Giảng viênTiết 17,
18, 19
Bài 12. Sự biến động của
các chỉ tiêu môi trường,
nguyên nhân dấu hiệu
nhận biết và biện pháp
xử lý
- Máy chiếu, micro
- Bảng lớn, bút viết
Xem các hình ảnh
minh họa
Giảng viên
Tiết 20 Bài 13. Một số bệnh
thường gặp trong nuôi
tôm nước lợ và biện pháp
xử lý
- Máy chiếu, micro
- Bảng lớn, bút viết
Xem các hình ảnh
minh họa
Giảng viên
Tiết 21 Bài 14. Một số bệnh
thường gặp trong nuôi cá
tra và biện pháp xử lý
- Máy chiếu, micro
- Bảng lớn, bút viết
Xem các hình ảnh
minh họa
Giảng viên
Tiết 22 Bài 15. Một số bệnh
thường gặp trong nuôi cá
nước ngọt truyền thống
và bệnh pháp xử lý
- Máy chiếu, micro
- Bảng lớn, bút viết
Xem các hình ảnh
minh họa
Giảng viên
Tiết 23, 24 Làm bài kiểm tra,
tổng kết lớp học
- Bài kiểm tra
- Chứng chỉ cho học viên
Giảng viên
Ban tổ chức
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
128
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. FAO 420. Phân tích nguy cơ.
2. FAP 442. Áp dụng đánh giá nguy cơ trong ngành thủy sản.
3. FAO 405. Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm.
4. FAO 402/2. Hướng dẫn chẩn đoán bệnh động vật thủy sản.
5. NACA.2005. Thực hành quản lý nuôi thủy sản tốt hơn (BMP).
6. Nguyễn Tử Cương, 2012. Quản lý chất lượng thủy sản, NXB. Nông nghiệp.
7. Nguyễn Như Cẩn, Nguyễn Tử Cương, 2013. Bài giảng về VietGAP, NXB.
Nông nghiệp.
8. Quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS, ngày 6/9/2014, ban hành Quy phạm thực
hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam - VietGAP.
9. Vụ Nuôi trồng Thủy sản, 2014. Câu hỏi thường gặp khi áp dụng quy phạm thực
hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP).

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_vietgap_trong_nuoi_trong_thuy_san_o_viet_nam_phan.pdf