Giáo trình Cơ sở pháp lý trong giáo dục và quản lý giáo dục

I. NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT.

1. Khái niệm về pháp luật

1.1. Nguồn gốc pháp luật:

Tìm hiểu và giải thích nguyên nhân phát sinh, phát triển của pháp luật giúp ta

biết rõ bản chất và những qui luật phát triển của nó.

Cùng với nhà nước, pháp luật xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến

một giai đoạn nhất định. Pháp luật vận động và phát triển theo những điều kiện khách

quan.

Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có pháp luật, nhưng đã tồn tại những

quy tắc xử sự chung thống nhất. Đó là các quy phạm xã hội.

Quy phạm xã hội là quy tắc xử sự thể hiện ý chí chung của các thành viên trong

xã hội được mọi người tự giác tuân theo.

Quy phạm xã hội gồm các tập quán và các tín điều tôn giáo. Chúng luôn luôn gắn

liền với các quy phạm đạo đức và nhiều khi chúng đồng nhất với nhau.

Khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp thì nhà nước xuất hiện. Những

nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của

pháp luật.

Trong điều kiện lịch sử có những xung đột về lợi ích giai cấp diễn ra gay gắt và

cuộc đấu tranh giai cấp là không thể điều hoà được, thì cần thiết phải có một loại quy

phạm mới để thiết lập cho xã hội một “trật tự”, một loại quy phạm chỉ thể hiện ý chí

của giai cấp thống trị đó là quy phạm pháp luật.

Hệ thống pháp luật của các nhà nước được dần dần hình thành từng bước. Giai

cấp thống tự tìm cách vận dụng các tập quán để phục vụ lợi ích của giai cấp mình, dần

dần nâng chúng thành các quy phạm pháp luật.

Hệ thống pháp luật của các nhà nước còn được hình thành từ một nguồn khác các

văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành.

Như vậy pháp luật là hệ thống các quy phạm do nhà nước ban hành, thể hiện ý

chí của giai cấp thống trị. Pháp luật ra đời cùng với nhà nước. Pháp luật là công cụ sắc

bén để thể hiện quyền lực nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống

trị. Nhà nước ban hành ra pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện. Pháp3

luật là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.

pdf 168 trang yennguyen 10200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cơ sở pháp lý trong giáo dục và quản lý giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Cơ sở pháp lý trong giáo dục và quản lý giáo dục

Giáo trình Cơ sở pháp lý trong giáo dục và quản lý giáo dục
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 
----------------- 
NGUYỄN VĂN HỘ 
(Biên tập và sắp xếp tư liệu) 
CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG GIÁO DỤC 
VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 
(Giáo trình phục vụ học viên Cao học thạc sĩ Quản lý giáo dục) 
THÁI NGUYÊN, NĂM HỌC 2007- 2008 
 2
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ SỞ PHÁP LÝ 
TRONG GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 
I. NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT. 
1. Khái niệm về pháp luật 
1.1. Nguồn gốc pháp luật: 
Tìm hiểu và giải thích nguyên nhân phát sinh, phát triển của pháp luật giúp ta 
biết rõ bản chất và những qui luật phát triển của nó. 
Cùng với nhà nước, pháp luật xuất hiện khi xã hội loài người đã phát triển đến 
một giai đoạn nhất định. Pháp luật vận động và phát triển theo những điều kiện khách 
quan. 
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ chưa có pháp luật, nhưng đã tồn tại những 
quy tắc xử sự chung thống nhất. Đó là các quy phạm xã hội. 
Quy phạm xã hội là quy tắc xử sự thể hiện ý chí chung của các thành viên trong 
xã hội được mọi người tự giác tuân theo. 
Quy phạm xã hội gồm các tập quán và các tín điều tôn giáo. Chúng luôn luôn gắn 
liền với các quy phạm đạo đức và nhiều khi chúng đồng nhất với nhau. 
Khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp thì nhà nước xuất hiện. Những 
nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của 
pháp luật. 
Trong điều kiện lịch sử có những xung đột về lợi ích giai cấp diễn ra gay gắt và 
cuộc đấu tranh giai cấp là không thể điều hoà được, thì cần thiết phải có một loại quy 
phạm mới để thiết lập cho xã hội một “trật tự”, một loại quy phạm chỉ thể hiện ý chí 
của giai cấp thống trị đó là quy phạm pháp luật. 
Hệ thống pháp luật của các nhà nước được dần dần hình thành từng bước. Giai 
cấp thống tự tìm cách vận dụng các tập quán để phục vụ lợi ích của giai cấp mình, dần 
dần nâng chúng thành các quy phạm pháp luật. 
Hệ thống pháp luật của các nhà nước còn được hình thành từ một nguồn khác các 
văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành. 
Như vậy pháp luật là hệ thống các quy phạm do nhà nước ban hành, thể hiện ý 
chí của giai cấp thống trị. Pháp luật ra đời cùng với nhà nước. Pháp luật là công cụ sắc 
bén để thể hiện quyền lực nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống 
trị. Nhà nước ban hành ra pháp luật và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện. Pháp 
 3
luật là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp. 
1.2. Những đặc điểm chung của pháp luật. 
 - Pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền. 
Từ sự phân tích nguồn gốc của pháp luật, có thể thấy rằng pháp luật ra đời từ nhu 
cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, thể hiện ý chí của giai cấp đó. Vì vậy, xét về 
bản chất, pháp luật luôn luôn mang tính giai cấp sâu sắc. Tùy nhiên, ý chí của giai cấp 
thống trị thể hiện trong pháp luật không phải là ý muốn chủ quan của một cá nhân, một 
nhóm người nào trong giai cấp thống trị, mà chính nó cũng bị quy định một cách 
khách quan do lợi ích kinh tế của giai cấp đó quyết định. Khi nói về bản chất của pháp 
luật tư sản, C. Mác và F. Ănghen đã viết: "Pháp luật của các ông chẳng qua cũng chỉ là 
ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật mà thôi. Cái ý chí mà nội dung là do 
những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định." (C. Mác- Ănghen: 
Tuyển tập Tập 1. NXB Sự thật. Hà nội. 1962. Trang 42 ). 
Vì vậy khi nói pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị cũng có nghĩa 
là khẳng định tính chất giai cấp và tính chất bị qui định bởi những điều kiện kinh tế 
khách quan của nó. 
- Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự có tính bắt buộc chung. 
 Pháp luật là khuôn mẫu, là liêu chuẩn của hành vi và cách xử sự của con người 
do nhà nước đặt ra và đảm bảo sự thực hiện. Trong các mối quan hệ xã hội, con người 
căn cứ vào qui tắc đó mà xác định hành vi của mình, xem mình được làm gì, phải làm 
gì hoặc không được làm gì, nếu vượt quá giới hạn đó là vi phạm pháp luật. Khoa học 
pháp lý gọi các qui tắc xử sự đó là các qui phạm. Tính qui phạm là đác trưng vốn có 
của pháp luật nói chung. 
Trong thực tế đời sống xã hội có rất nhiều mối quan hệ qua lại giữa con người 
với nhau. Những mối quan hệ ấy rất phức tạp, được thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác 
nhau. Vì vậy, các quy tắc xử sự của pháp luật không thể là qui tắc lẻ tẻ, rời rạc mà 
chúng là một hệ thống của rất nhiều các qui tắc cụ thể, có sự thống nhất bên trong. Cơ 
sở tạo nên sự thống nhất ấy chính là ý chí của giai cáp thống trị. 
Các qui tắc xử sự của pháp luật có tính bắt buộc chung. Pháp luật là mệnh lệnh 
của nhà nước, tất cả mọi thành viên của xã hội đều phải tuân theo. Việc tuân theo các 
qui tắc xử sự chung ấy không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Tính bắt 
buộc chung của pháp luật gọi là tính cưỡng chế, một thuộc tính cơ bản của pháp luật. 
- Pháp luật do nhà nước đặt ra và đảm bảo việc thực hiện. 
Thông qua bộ máy nhà nước, giai cấp thống trị thể hiện ý chí của mình dưới 
những hình thức thích hợp của luật pháp. Nhà nước làm ra luật pháp và đảm bảo cho 
việc thực hiện bằng bộ máy cưỡng chế của nhà nước. Đây cũng là điểm khác nhau cơ 
bản dễ phân biệt các qui phạm pháp luật với các qui phạm xã hội khác như đạo đức, 
 4
phong tục tập quán, tôn giáo...) tính cưỡng chế Của pháp luật cũng khác với tính 
cưỡng chế của các qui phạm khác ở chỗ đó là sự cưỡng chế mang tính nhà nước, do 
nhà nước tiến hành. Nếu pháp luật làm ra không được tôn trọng và thực hiện thì nhà 
nước đã suy tàn, nhà nước không còn là nhà nước nữa. 
1.2. Bản chất của pháp luật. 
Pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Bản chất mà 
pháp luật thể hiện ở tính giai cấp của nó, không có pháp luật nào không mang tính 
giai cấp. 
- Tính chất giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ: 
+ Pháp luật chỉ phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trong xã hội. Nội 
dung của ý chí đó được qui định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. 
Giai cấp thống trị là giai cấp có quyền lực nhà nước trong tay. Thông qua nhà nước, 
giai cấp thống trị thể hiện ý chí nhà nước bằng pháp luật. Nhà nước ban hành và bảo 
đảm cho pháp luật được thực hiện. Vì vậy pháp luật là những quy tắc xử sự chung có 
tính bắt buộc đối với mọi người. 
+ Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh các quan hệ xã 
hội. Pháp luật là nhân tố điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng 
các quan hệ xã hội phát triển theo một "trật tự" phù hợp với ý chí của giai cấp thống 
tôi bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Pháp luật chính là công cụ để thực 
hiện sự thống trị giai cấp. 
Trong những điều kiện lịch sử nhất định, lợi ích của giai cấp thống trị có khi phù 
hợp với lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp khác trong xã hội, tức là phù hợp với lợi 
ích của toàn dân tộc. (Ví dụ: trong các cuộc kháng chiến trước dây của toàn thể dân tộc 
ta chống lại bọn xâm lược phương bắc, lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp trong xã 
hội hài hoà trong lợi ích của toàn dân tộc). Trong những thời điểm đó, pháp luật phản 
ánh những lợi ích chung của cả xã hội, cả dân tộc. Như vậy, ngoài tính giai cấp, pháp 
luật còn có tính xã hội, giá trị xã hội. 
Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội. Pháp luật ra đời do nhu cầu bảo 
vệ lợi ích của giai cấp thống trị và luôn luôn gắn liền với nhà nước. Nó ra đời cùng với 
nhà nước, là công cụ sắc bén nhất để thực hiện quyền lực nhà nước, duy trì địa vị của 
giai cấp cầm quyền. Pháp luật hoàn toàn khác với các quy phạm xã hội. Các quy phạm 
xã hội (bao gồm chủ yếu là các tập quán) thể hiện ý chí của tất cả thành viên trong xã 
hội và được mọi người tự giác tuân theo. Pháp luật lại là hệ thống các quy phạm do 
nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Nhà nước ban hành ra pháp 
luật và đảm bảo cho pháp luật dược thực hiện. Do đó, pháp luật là một yếu tố nằm 
trong thượng tầng kiến trúc xã hội. Pháp luật và nhà nước là những yếu tố mang tính 
quyết định để thiết lập cho xã hội một "trật tự". Nó là sản phẩm của cuộc đấu tranh 
giai cấp. 
 5
- Tóm lại, trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị thông qua bộ máy nhà nước, 
đặt ra nhưng quy tắc xử sự, bắt buộc mọi người phải tuân theo nhằm duy trì trật tự xã 
hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị đó. Những quy tắc xử sự ấy được gọi là 
pháp luật. 
Định nghĩa: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và 
bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều 
chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định trong xã hội. 
1.3. Vai trò, chức năng của pháp luật. 
- Vai trò của pháp luật. 
Cùng với nhà nước, pháp luật phát sinh và phát triển là một tất yếu khách quan, 
đáp ứng yêu cầu cho việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Pháp luật đưa ra những 
hành vi xử sự mẫu, quy định những điều được phép làm và những điều bị cấm đoán, 
sao cho các mối quan hệ xã hội phát triển theo hướng phù hợp với ý chí của giai cấp 
thống trị. 
Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Thông qua bộ máy của mình, nhà 
nước ban hành pháp luật và đảm bảo cho việc thực hiện. Pháp luật là mệnh lệnh của 
nhà nước đối với toàn xã hội. Đồng thời pháp luật cũng quy định cho việc tổ chức và 
hoạt động của chính bản thân bộ máy nhà nước. Pháp luật bảo đảm cho xã hội có trật 
tự nề nếp, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị. 
Tính chất giai cấp của pháp luật được thể hiện theo những cách thức khác nhau, 
tuỳ thuộc vào kiểu pháp luật và nhà nước. Tương ứng với mỗi kiểu nhà nước có một 
kiểu pháp luật. Pháp luật chủ nô công khai quy định quyền lực vô hạn của chủ nô và 
địa vị nô lệ của giai cấp nô lệ. Pháp luật phong kiến thừa nhận đặc quyền, đặc lợi của 
giai cấp phong kiến và hạn chế tối đa quyển lợi của gian cấp nông dân. Pháp luật tư 
sản tuy có những tiến bộ như thiết chế dân chủ, quy định về quyền tự do cá nhân... 
Nhưng về thực chất nó cũng văn là sự thể hiện ý chí của giai cấp tư sản và bênh vực, 
bảo vệ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của đa 
số nhân dân lao động trong xã hội, hướng tới công bằng, công lý và tự do. 
Pháp luật còn là sự thể hiện ý chí chung của XH, của dân tộc và tiếp nhận văn 
minh pháp lý nhân loại. Pháp luật luôn luôn vận động và phát triển để phù hợp với sự 
phát triển của xã hội. Pháp luật phải đưa ra những quy định, những hành vi xử sự mẫu 
hợp lý, khách quan, phù hợp với ý chí của số đông trong xã hội thì mới được đa số 
nhân dân chấp nhận. Có như vậy pháp luật nới thể hiện được tính XH và có giá trị XH. 
 6
- Chức năng của pháp luật. 
Pháp luật nói chung có các chức năng cơ bản sau đây: 
+ Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội. 
Pháp luật là sự dự liệu của nhà nước về khả năng có thể có trong hành vi xử sự 
của con người. Pháp luật điều chỉnh hành vi và ý thức của con người và các mối quan 
hệ theo các bước: 
. Xác định các mối quan hệ cơ bản trong xã hội các mối quan hệ có thuộc tính cơ 
bản giống nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau, thuộc cùng một loại thì được xếp 
vào thành từng nhóm, gọi là nhóm các quan hệ xã hội. 
. Nhà nước làm ra một nhóm các quy phạm pháp luật, gọi là chế định pháp luật 
để tác động lên nhóm các quan hệ xã hội ấy, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển 
theo hướng phù hợp với ý chí của nhà nước. 
Để thực hiện được điều đó, nhà nước quy định các hình thức thực hiện pháp luật, 
đảm bảo cho pháp luật được thực thi trong thực tế đời sống xã hội. 
+ Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh. 
Để thực hiện chức năng của mình, nhà nước có nhiều hình thức và phương pháp 
hoạt động khác nhau, trong đó có các hình thức hoạt động chính là: xây dựng pháp luật 
tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Đây chính là một quá trình hoạt động 
đảm bảo cho các quan hệ xã hội phát triển một cách bình thường và ổn định, tránh 
được sự xâm phạm, trong trường hợp có sự xâm hại tới các quan hệ ấy thì pháp luật 
cũng đã có quy định để ngăn chặn và xử lý. 
+ Chức năng giáo dục. 
Thông qua việc tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật cho mọi người mà ý 
thức pháp luật đã hình thành. Đó là sự tác động của pháp luật vào tình cảm, ý thức của 
con người, làm cho mọi người hiểu biết về pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật. Từ 
đó mọi người sẽ tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật, thực hiện nghiêm chỉnh 
pháp luật 
II. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM 
1 - Khái niệm hệ thống văn bản pháp luật 
+ Khái niệm. 
Hiến pháp 1992 có quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không 
ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” (Điều 12). 
Để thực hiện việc quản lý đất nước bằng pháp luật, Nhà nước đã ban hành những 
văn bản quy phạm pháp luật. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập 
pháp, tức là ban hành văn bản pháp luật. Chính phủ các Bộ, Hội đồng nhân dân và Uỷ 
 7
ban nhân dân các cấp có quyền lập quy, nghĩa là ban hành văn bản pháp quy. Văn bản 
pháp luật và pháp quy có tính quyền lực đơn phương, chúng tạo thành hệ thống văn 
bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta. 
Định nghĩa: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có 
thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định: trong đó các quy tắc xử sự 
chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo 
định hướng xã hội chủ nghĩa (Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, 
1996). 
+ Đặc trưng: 
Văn bản quy phạm pháp luật có những đặc trưng để phân biệt với văn bản áp 
dụng pháp luật và văn bản hành chính thông thường, đó là: 
. Do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo đúng thủ tục và hình 
thức luật định 
. Xác lập các quy tắc xử sự chung, tức là có chứa đựng các quy phạm pháp luật. 
. Được áp dụng nhiều lần trong đời sống, được áp dụng trong mọi trường hợp khi 
có sự kiện pháp lý xảy ra. 
. Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành các loại văn bản pháp luật được quy định 
cụ thể trong pháp luật. 
2. Các văn bản pháp luật Việt Nam. 
+ Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật bao gồm: ( Điều 1 - Luật đã dẫn). 
(l) Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết. 
Văn bản do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh, nghị quyết. 
(2). Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương ban 
hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc 
hội: 
a. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. 
b. Nghị quyết, nghị định của chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính 
phủ. 
c. Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. 
d. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao. Quyết định, chỉ 
thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 
đ. Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giữa 
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội. 
 8
(3).Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn 
bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ 
quan Nhà nước cấp trên. Văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị 
quyết của Hội đồng nhân dân cung cấp: 
a. Nghỉ quyết của Hội đ ... rách trở lên. 
f. Tiêu chuẩn danh hiệu "Sinh viên giỏi" 
- Phải đạt được các tiêu chuẩn của danh hiệu "Sinh viên tiên tiến". 
- Phải đạt điểm trung bình chung mở rộng từ 8 đến cận 9 trở lên, trong đó có 
điểm trung bình chung học tập phải đạt 8,0 trở lên và không có điểm thi hoặc kiểm tra 
 163
lần 1 dưới 6 (trừ trường hợp ngoại lệ) 
g. Tiêu chuẩn danh hiệu "Sinh viên xuất sắc" 
- Đạt được các tiêu chuẩn của danh hiệu "Sinh viên giỏi". 
- Có tham gia nghiên cứu khoa học (có đăng ký đề tài NCKH với trường, được 
nghiệm thu và đánh giá tốt). 
- Đạt điểm trung bình chung mở rộng từ 9, trong đó có điểm trung bình chung 
học tập phải đạt 8,5 trở lên và không có điểm thi hoặc kiểm tra lần 1 dưới 6 (trừ trường 
hợp ngoại lệ). 
2. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua tập thể 
a. Tiêu chuẩn danh hiệu "Lớp khoẻ - ngoan" 
- Số trẻ chuyên cần trong lớp bạt tỉ lệ trên 80%. 
- Có trên 80 % số trẻ trong lớp đạt sức khoẻ kênh A, đạt tiêu chuẩn khoẻ mạnh, 
sạch sẽ. 
- Có trên 80 % số trẻ trong lớp mạnh dạn, hồn nhiên, lễ phép, tự tin. 
b. Tiêu chuẩn danh hiệu "Tập thể lớp tiên tiên" 
Đối với lớp học thuộc trường Tiểu học: 
- Thường xuyên có trên 95% số học sinh tới lớp. 
- Tập thể lớp đoàn kết, thân ái, giúp nhau học tập và rèn luyện. 
- Có tỉ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh tiên tiến từ 45% trở lên. Chi đội được 
công nhận hoạt động tốt. 
- Không có học sinh bị kỷ luật từ khiển trách trở lên. 
Đối với học sinh thuộc các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung 
tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp: 
- Thường xuyên có trên 9 % số học sinh đến lớp. 
- Tập thể lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau có hiệu quả trong học tập và rèn luyện. 
- Có tỉ lệ học sinh đạt danh hiệu "Học sinh tiên tiến" từ 45% trở lên. Số còn lại 
đạt yêu cầu trung bình về mọi mặt. Chi đội, chi đoàn được công nhận hoạt động tốt. 
- Không có học sinh bị kỷ luật từ khiển trách trở lên. 
Đối với lớp học thuộc trường bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên: 
- Thường xuyên có từ 90% trở lên số học viên đến lớp. 
- Xây dựng được tập thể lớp đoàn kết, tương trợ, gắn bó, có tinh thần đấu tranh 
chống những biểu hiện tiêu cực trong học tập trong sinh hoạt và góp phần chống các 
hiện tượng tiêu cực trong xã hội. 
 164
- Thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và nội quy, quy chế 
của lớp, nhà trường, trung tâm. 
- Có ít nhất 45% số học viên đạt danh hiệu "Học sinh tiên tiến". Số còn lại đạt 
yêu cầu trung bình về mọi mặt. Không có học viên bị kỷ luật cao hơn mức khiển trách. 
c. Tiêu chuẩn danh hiệu "Tập thể lớp xuất sắc" 
Đối với lớp học thuộc trường Tiểu học: 
- Đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn chung của danh hiệu "Tập thể lớp tiên tiến" 
trường Tiểu học. 
- Có ít nhất 65% số học sinh đạt danh hiệu “Học sinh tiên tiến” 
- Đi đầu trong các phong trào thi đua, thực sự có tác dụng ảnh hưởng tới tập thể 
nhà trường, Đội thiếu niên Tiền Phong. 
Đối với học sinh thuộc các trường Trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung 
tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp 
- Đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn chung của danh hiệu "Tập thể lớp tiên trấn 
trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng 
nghiệp. 
- Có ít nhất 60% số học sinh đạt danh hiệu "Học sinh tiên tiến". 
- Đi đầu trong các phong trào thi đua, thực sự có tác dụng ảnh hưởng tốt tới tập 
thể nhà trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên Tiền Phong. 
Đối với lớp học thuộc trường bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên 
- Đạt được đầy đủ các tiêu chuẩn chung của danh hiệu "tập thề lớp tiên tiến" 
trường bổ túc văn hóa, trung tâm giáo dục thường xuyên. 
- Có ít nhất 60% số học viên đạt danh hiệu "Học viên tiên tiến". 
- Đi đầu trong các phong trào thi đua, thực sự có tác dụng ảnh hưởng tốt tới tập 
thể nhà trường, Trung tâm, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 
d. Tiêu chuẩn danh hiệu “tập thể lớp học tập tốt, rèn luyện tốt” 
- Tập thể lớp đoàn kết, tương trợ, gắn bó, có tinh thần đấu tranh chống những 
biểu hiện tiêu cực trong học tập, sinh hoạt và góp phần chống các tệ nạn xã hội. 
- Có ít nhất 25% số học sinh, sinh viên đạt danh hiệu học sinh, sinh viên tiên tiến, 
trong đó có 10% đạt danh hiệu xuất sắc Không có học sinh, sinh viên học yếu (điểm 
trung bình mở rộng dưới 5) 
- Thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, phong trào tự học, tự 
bồi dưỡng, tự quản tốt. Có tham gia nghiên cứu khoa học hoặc có sinh viên đạt giải thi 
Olympic hoặc thi đồ án tốt nghiệp loại xuất sắc. 
 165
- Không có học sinh, sinh viên bị kỷ luật cao hơn mức khiển trách. 
- Tham gia đầy đủ, tích cực có đóng góp thiết thực vào các phong trào cơ sở. 
IV. THẨM QUYỀN VÀ QUY TRÌNH XÉT KHEN THƯỞNG DANH HIỆU 
THI ĐUA 
1. Thẩm quyền và quy trình xét khen thưởng danh hiệu thi đua cá nhân 
Danh hiệu thi đua cá nhân học sinh, sinh viên xét theo tiêu chuẩn quy định và 
được công nhận vào cuối học kỳ I và tồng kết năm học theo quy trình sau: 
a. Danh hiệu "Bé khoẻ ngoan": Giáo viên phụ trách nhóm, lớp lập danh sách đề 
nghị Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường xét, Hiệu trưởng ra quyết định công 
nhận. 
b. Danh hiệu “Học sinh tiên tiến”, “Học sinh xuất sắc”, “Học sinh giỏi”: Giáo 
viên chủ nhiệm lớp lập danh sách đề nghị, Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường 
xét, Hiệu trưởng ra quyết định công nhận. 
c. Danh hiệu "Học viên tiên tiến", "Học viên xuất sắc": giáo viên chủ nhiệm phối 
hợp với Ban cán sự lớp, Chi đoàn lập danh sách đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng 
nhà trường xét, Hiệu trưởng ra quyết định công nhận. 
d. Danh hiệu "Sinh viên tiên tiến", "Sinh viên giỏi", "Sinh viên xuất sắc": Ban đại 
diện lớp phối hợp với chi đoàn, Hội sinh viên (nếu có) xin ý kiến giáo viên phụ trách, 
giáo viên chủ nhiệm (nếu có) lập danh sách đề nghị, Hội đồng thi đua khen thưởng 
khoa xét. Trên cơ sở danh sách đề nghị của Hội đồng thi đua khen thưởng khoa, Hội 
đồng thi đua khen thưởng nhà trường xét, Hiệu trưởng ra quyết định công nhận. 
2. Thẩm quyền và quy trình xét khen thưởng danh hiệu thi đua tập thể 
Danh hiệu thi đua tập thể lớp xét theo tiêu chuẩn quy định và được công nhận 
vào cuối học kỳ và tổng kết năm học theo quy trình sau. 
a. Với tập thể lớp học thuộc nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường măng non: giáo 
viên phụ trách lớp đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường xét. Hiệu trưởng 
ra quyết định công nhận. 
b. Với tập thể lớp học thuộc các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ 
thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, 
bổ túc văn hoá, trường trung học chuyên nghiệp: giáo viên chủ nhiệm lớp đề nghị Hội 
đồng thi đua khen thưởng nhà trường xét, Hiệu trưởng ra quyết định công nhận. 
c. Với tập thể lớp học thuộc các trường cao đẳng, đại học: Ban đại diện lớp, phối 
hợp với chi Đoàn, Hội sinh viên (nếu có) xin ý kiến giáo viên phụ trách, giáo viên chủ 
nhiệm (nếu có) đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng khoa xét. Trên cơ sở danh sách 
đề nghị của Hội đồng thi đua khen thưởng khoa, Hội đồng thi đua khen thưởng nhà 
trường xét, Hiệu trưởng ra quyết định công nhận. 
 166
V. KHEN THƯỞNG, GIẤY KHEN, BẰNG KHEN 
1. Hình thức và thẩm quyền khen thưởng giấy khen, bằng khen đối với tập 
thể, cá nhân học sinh - sinh viên được áp dụng như sau 
a. Giấy khen của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường... Bằng khen của Chủ 
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo Nghị định 
56/1998/NĐ-CP ngày 30-7-1998 của Chính phủ. 
b. Giấy khen của Hiệu trưởng nhà trường do Hiệu trưởng, giấy khen của Giám 
đốc đại học do Giám đốc đại học, giấy khen của thủ trưởng cơ quan quản lí giáo dục 
cấp huyện, cấp sở do Trưởng phòng giáo dục huyện, Giám đốc Sở giáo dục - Đào tạo 
quyết định. 
c. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng quyết định. 
2. Tiêu chuẩn bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với mọi 
tập thể, cá nhân học sinh, sinh viên 
a. Đoạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực các môn học. 
b. Đạt giải nhất trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. 
c. Đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic quốc gia các môn học. 
d. Đạt giải cao giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học". 
e. Có thành tích đột xuất, là tấm gương tiêu biểu, người tốt việc tốt có tác dụng 
ảnh hưởng trong phạm vi toàn quốc. 
f. Có thành tích đặc biệt xuất sắc. 
g. Đạt giải cao trong các cuộc thi chung khảo chuyên đề, văn nghệ, thể dục thể 
thao... và các khen thưởng khác thực hiện theo quy định của Bộ. 
3. Quy trình khen thưởng bằng khen của Bộ trưởng. Bộ Giáo dục và Đào tạo 
a. Với tập thể, cá nhân học sinh, sinh viên đạt giải trong các kỳ thi Olympic quốc 
tế và khu vực, Olympic quốc gia, học sinh giỏi quốc gia, giải thưởng "Sinh viên 
nghiên cứu khoa học", cuộc thi chung khảo chuyên đề, hội thi... do Vụ chức năng và 
ban tổ chức cuộc thi xét và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen. 
b. Với học sinh, sinh viên các trường, trung tâm, đơn vị thuộc các tỉnh do Hội 
đồng thi đua - khen thưởng ngành giáo dục tỉnh xét, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo 
đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen. 
c. Với học sinh, sinh viên các trường, đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo do 
Hội đồng thi đua khen thưởng trường, đơn vị xét hiệu trưởng nhà trường, thủ trưởng 
đơn vị đề nghị Bộ giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen. 
d. Với học sinh, sinh viên các trường, đơn vị thuộc các Bộ, ngành do hiệu trưởng 
nhà trường, thủ trưởng đơn vị đề nghị (sau khi Hội đồng thi đua - khen thưởng đơn vị 
xét) Bộ, ngành chủ quản xét và đề nghị Bộ giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen. 
 167
MỤC LỤC 
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG GIÁO 
DỤC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC...........................................................2 
I. NHŨNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT.......................................................2 
II. HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA VIỆT NAM...........................6 
III. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIẾT NAM ...............................................................9 
IV. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ................................................................................17 
V. PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.....................................................................20 
CHƯƠNG II: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO...............30 
I. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO............30 
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QLNN VỀ GD&ĐT................................38 
III. BỘ MÁY QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ............................................45 
CHƯƠNG III: CÔNG CHỨC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO....................58 
1. Giáo viên mầm non ...............................................................................................58 
2. Giáo viên tiểu học..................................................................................................59 
3. Giáo viên trung học ...............................................................................................59 
CHƯƠNG IV: VĂN HOÁ LÀ ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN 
KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG THỜI LÀ MỤC TIÊU CỦA CHỦ 
NGHĨA XÃ HỘI ....................................................................................60 
I. Khái niệm văn hoá .................................................................................................60 
II.Vai trò, vị trí của văn hoá trong phát triển kinh tế - xã hội ...................................62 
III. Một số vấn đề cơ bản của văn hóa.......................................................................63 
IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN SỰNGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM .......65 
V. NỘI DƯNG CHỦ YẾU CỦA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HOÁ TRONG 
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY..........................................................................................68 
CHƯƠNG V: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG ...........................73 
I. VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA KH, CN VÀ MT ............................................................73 
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KH, CN, MT ..................81 
CHƯƠNG VI: MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN GD-ĐT TRONG THỜI 
KÌ CNH, HĐH .......................................................................................89 
I. Mục tiêu..................................................................................................................89 
II. Những quan điểm chỉ đạo phát triển GD-ĐT. ......................................................90 
CHƯƠNH VII: LUẬT GIÁO DỤC...........................................................................98 
I. Luật Giáo dục là gì? ...............................................................................................98 
II. Quá trình thể chế hoá quản lí giáo dục ở nước ta .................................................98 
III. Nội dung cơ bản của Luật giáo dục.....................................................................99 
IV. LUẬT PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ......................................................115 
CHƯƠNG VIII: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM........121 
CHƯƠNG IX: ĐIỀU LỆ NHÀ TRƯỜNG..............................................................127 
I. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON........................................................................127 
II. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TIỂU HỌC........................................................................130 
III. ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG HỌC..................................................................133 
CHƯƠNG X: QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở ĐỊA PHƯƠNG ...........138 
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ...........................................................................138 
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CÁC CẤP Ở ĐỊA 
PHƯƠNG ................................................................................................................138 
 168
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY, TIÊU CHUẨN BIÊN CHẾ CỦA CÁC TRƯỜNG PHỔ 
THÔNG ...................................................................................................................140 
CHƯƠNG XI: QUY CHẾ VỀ THANH TRA, KIỂM TRA CÁC BẬC HỌC ẦM 
NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC......................................................156 
I. THANH TRA MỘT NHÀ TRƯỜNG .................................................................156 
II. THANH TRA HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT GIÁO VIÊN CÁC CẤP (TỪ MẦM 
NON TRỞ LÊN ĐẾN TRUNG HỌC)....................................................................158 
CHƯƠNG XII: QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC, TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI 
ĐUA KHEN THƯỞNG ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TẬP THỂ HỌC 
SINH, SINH VIÊN...............................................................................159 
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ...........................................................................159 
II. DANH HIỆU THI ĐUA.....................................................................................159 
III. TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA ..........................................................161 
IV. THẨM QUYỀN VÀ QUY TRÌNH XÉT KHEN THƯỞNG DANH HIỆU THI 
ĐUA.........................................................................................................................165 
V. KHEN THƯỞNG, GIẤY KHEN, BẰNG KHEN .............................................166 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_co_so_phap_ly_trong_giao_duc_va_quan_ly_giao_duc.pdf