Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1)

1.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển đánh giá tác động môi trường

1.1.1. Trên thế giới

Xét về tính chất công việc thì hoạt động đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã có

từ rất lâu. Song, nếu xét thời gian mà công việc này được gọi tên, được thừa nhận thì

người ta thường lấy năm 1969, năm thông qua Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ

làm thời điểm ra đời của ĐTM. Trong Đạo luật này có những điều quy định, yêu cầu

phải tiến hành ĐTM của các hoạt động lớn, quan trọng, có thể gây tác động đáng kể tới

môi trường.

Một số thuật ngữ đã được đưa ra liên quan tới quá trình tuân thủ Đạo luật chính

sách môi trường của Mỹ. Trong đó, ba thuật ngữ quan trọng nhất là:

Kiểm kê hiện trạng môi trường - Environmental Inventory

Đánh giá tác động môi trường - Environmental Impact Assessment (EIA)

Tường trình tác động môi trường - Environmental Impact Statement (EIS)

- Kiểm kê hiện trạng môi trường là hoạt động nhằm mô tả toàn diện về môi trường

đang tồn tại ở vùng dự định đặt dự án hoặc vùng có các hoạt động về môi trường xảy ra.

Việc kiểm kê phải đề cập đến môi trường lý hóa như: thổ nhưỡng, địa chất, địa hình, khí

hậu, nước mặt, nước ngầm, chất lượng không khí, chất lượng nước,.; Môi trường sinh

học như: các loài động vật, thực vật, đa dạng sinh học, khả năng phát triển, suy thoái

của các loài; Môi trường nhân văn như: các điểm khảo cổ, di tích lịch sử, văn hóa, danh

lam thắng cảnh, bảo tàng và thư viện,.; Môi trường kinh tế xã hội như: xu thế tăng dân

số, phân bố dân số, mức sống, hệ thống giáo dục, mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng,

cấp thoát nước, quản lý rác, dịch vụ công cộng như công an, cứu hoả, bảo hiểm y tế,.

- Đánh giá tác động môi trường được định nghĩa là sự xác định, đánh giá các tác

động (hoặc ảnh hưởng) có thể xảy ra của các dự án, các quy hoạch phát triển hoặc của

các quy định, luật pháp liên quan tới môi trường. Mục đích của ĐTM trước hết là

khuyến khích việc xem xét các khía cạnh môi trường trong việc lập quy hoạch hoặc ra

quyết định đối với các dự án, các hoạt động phát triển để có thể lựa chọn, thực thi dự án

hoạt động có lợi cho môi trường hơn.

- Tường trình tác động môi trường hay báo cáo ĐTM của một dự án là văn bản

chính yếu, tường trình tất cả kết quả của công tác ĐTM.8

Như vậy, rõ ràng với sự ra đời của Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ, mục

tiêu, ý nghĩa, thủ tục thi hành ĐTM đã được xác định bằng văn bản. Hệ thống pháp lý

cùng với các cơ quan quản lý, điều hành được ban hành và thành lập đảm bảo cho việc

thực hiện ĐTM nhanh chóng đi vào nề nếp.

Sau Mỹ, ĐTM đã được áp dụng ở nhiều nước. Nhóm các nước và vùng lãnh thổ

sớm thực hiện công tác này là: Nhật, Singapo và Hồng Kông (1972), tiếp đến là Canađa

(1973), Úc (1974), Đức (1975), Pháp (1976), Philippin (1977), Trung Quốc (1979). Như

vậy, không phải chỉ có các nước lớn có nền công nghiệp phát triển mà ngay cả các nước

nhỏ, đang phát triển cũng đã nhận thức được các vấn đề môi trường và vai trò của ĐTM

trong việc giải quyết các vấn đề này. Chỉ trong vòng 20 năm, ĐTM đã được rất nhiều

nước xem xét, áp dụng. Tuy nhiên, yêu cầu đối với ĐTM, thủ tục thực hiện có khác

nhau giữa các nước và thường thể hiện ở các điểm sau:

- Loại dự án cần phải ĐTM.

- Vai trò của cộng đồng trong ĐTM.

- Thủ tục hành chính.

- Các đặc trưng lược duyệt.

Ngoài các quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng rất quan tâm đến công tác ĐTM. Ta

có thể kể ra những tổ chức có nhiều đóng góp cho công tác này:

- Ngân hàng thế giới (WB)

- Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)

- Chương trình phát triển quốc tế của Mỹ (USAID)

- Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP)

Các ngân hàng lớn đã có những hướng dẫn cụ thể cho công tác ĐTM đối với các dự

án vay vốn của mình. Tiếng nói của các ngân hàng có hiệu lực lớn vì họ nắm trong tay

nguồn tài chính mà các chủ dự án rất cần để triển khai dự án của mình. Một công việc

mà các tổ chức này thực hiện rất có hiệu quả là mở các khóa học về ĐTM ở nhiều nơi

trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

pdf 74 trang yennguyen 5220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1)

Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 1)
3 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU 5 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6 
Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 7 
1.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển đánh giá tác động môi trường 7 
1.2. Mục đích, ý nghĩa của đánh giá tác động môi trường 11 
1.3. Định nghĩa và nội dung cơ bản của đánh giá tác động môi trường 13 
1.4. Mối quan hệ giữa đánh giá tác động môi trường với phát triển kinh tế 
và các công cụ quản lý môi trường 14 
1.5. Tổ chức và quản lý công tác đánh giá tác động môi trường 22 
1.6. Phân cấp dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 
ở Việt Nam 26 
Chương 2. LẬP CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 28 
2.1. Đối tượng phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường 28 
2.2. Thời điểm đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường 29 
2.3. Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường 29 
2.4. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường 34 
2.5. Tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường 34 
2.6. Quy trình đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường 35 
2.7. Cách viết bản cam kết bảo vệ môi trường 35 
2.8. Quản lý thực hiện bản cam kết bảo vệ môi trường sau khi bản cam kết 
bảo vệ môi trường được đăng ký 37 
Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 39 
3.1. Chu trình dự án và trình tự thực hiện đánh giá tác động môi trường 39 
3.2. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 48 
3.3. Cấu trúc, yêu cầu về nội dung của báo cáo đánh giá tác động 
môi trường 49 
3.4. Các bước thực hiện đánh giá tác động môi trường chi tiết 51 
3.5. Ví dụ về đánh giá tác động môi trường của một số dự án cụ thể 64 
4 
Chương 4. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 77 
4.1. Khái niệm về đánh giá môi trường chiến lược 77 
4.2. Vai trò và ý nghĩa của lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược 77 
4.3. Các nguyên tắc cho một đánh giá môi trường chiến lược hiệu quả 78 
4.4. Các mối liên kết trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, 
kế hoạch và quá trình đánh giá môi trường chiến lược 80 
4.5. Các điều kiện tiên quyết để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược 82 
4.6. Cách tiếp cận và phương pháp đánh giá môi trường chiến lược 83 
4.7. Quy trình đánh giá môi trường chiến lược 84 
Chương 5. PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 
MÔI TRƯỜNG 108 
5.1. Nhận dạng tác động 108 
5.2. Chỉ thị và chỉ số môi trường 113 
5.3. Phương pháp đánh giá các tác động môi trường 114 
Chương 6. QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 134 
6.1. Chương trình quản lý môi trường 134 
6.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường 138 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 145 
5 
LỜI NÓI ĐẦU 
Trong những năm qua, nội dung môn học Đánh giá tác động môi trường luôn luôn 
thay đổi cùng với sự thay đổi của chương trình giảng dạy, đặc biệt là sau khi đổi mới 
chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành giáo dục trong giai 
đoạn hiện nay. Đây là môn học quan trọng trong chương trình đào tạo đại học ngành 
Khoa học Môi trường và một số chuyên ngành khác có liên quan. 
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và tài nguyên thiên 
nhiên ngày càng chịu nhiều tác động tiêu cực. Ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường và 
sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên là hậu quả trực tiếp của tác động do các dự án, 
chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển thiếu sự thân thiện với môi trường. Môn 
học Đánh giá tác động môi trường sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản và thực tiễn cho 
sinh viên về lĩnh vực này. 
Giáo trình Đánh giá tác động môi trường được biên soạn bởi tập thể tác giả 
Khoa Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên: 
PGS.TS. Đặng Văn Minh chủ biên và biên soạn chương 4,5; PGS.TS. Đỗ Thị Lan biên 
soạn chương 2, 3; TS. Nguyễn Chí Hiểu biên soạn chương 1; ThS. Dương Minh Hòa 
biên soạn chương 6. Giáo trình phục vụ cho việc giảng dạy môn Đánh giá tác động môi 
trường thuộc chuyên ngành Khoa học Môi trường và các chuyên ngành khác có liên 
quan ở bậc đại học. 
Nội dung chính trong giáo trình này bao gồm 6 chương. 
Chương 1: Giới thiệu chung về Đánh giá tác động môi trường 
Chương 2: Lập cam kết bảo vệ môi trường 
Chương 3: Đánh giá tác động môi trường 
Chương 4: Đánh giá môi trường chiến lược 
Chương 5: Phương pháp nhận dạng và đánh giá các tác động môi trường 
Chương 6: Quản lý và giám sát các tác động môi trường 
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu khoa học, các báo 
cáo và văn bản pháp quy cũng như kết quả nghiên cứu có liên quan tới lĩnh vực đánh 
giá tác động môi trường ở trong và ngoài nước. Tuy đã có nhiều cố gắng, song chắc 
chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả mong nhận được sự góp ý của 
các nhà chuyên môn, thầy cô giáo, học viên và độc giả trong và ngoài trường để cuốn 
giáo trình này ngày càng được hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
Các tác giả 
6 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Từ viết tắt Viết đầy đủ 
AQI Chỉ số chất lượng không khí 
BSI Chỉ số động vật đáy 
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường 
BVMT Bảo vệ môi trường 
CKBVMT Cam kết bảo vệ môi trường 
CP Chính phủ 
CQK Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 
ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược 
ĐTM Đánh giá tác động môi trường 
ĐDSH Đa dạng sinh học 
GDP Chỉ số tăng trưởng kinh tế theo tổng thu nhập quốc nội 
GT Giao thông 
HDI Chỉ số phát triển nhân lực 
KT-XH Kinh tế - xã hội 
MT Môi trường 
NĐ Nghị định 
PSI Chỉ số tiêu chuẩn ô nhiễm 
PTBV Phát triển bền vững 
QLMT Quản lý môi trường 
QCKT Quy chuẩn kỹ thuật 
QCVN Quy chuẩn Việt Nam 
QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất 
QHKTXH Quy hoạch kinh tế xã hội 
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 
TNTN Tài nguyên thiên nhiên 
UNEP Chương trình Môi trường Liên hợp quốc 
UBND Ủy ban nhân dân 
VSTP Vệ sinh thực phẩm 
WQI Chỉ số chất lượng nước 
7 
Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ 
TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 
1.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển đánh giá tác động môi trường 
1.1.1. Trên thế giới 
Xét về tính chất công việc thì hoạt động đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã có 
từ rất lâu. Song, nếu xét thời gian mà công việc này được gọi tên, được thừa nhận thì 
người ta thường lấy năm 1969, năm thông qua Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ 
làm thời điểm ra đời của ĐTM. Trong Đạo luật này có những điều quy định, yêu cầu 
phải tiến hành ĐTM của các hoạt động lớn, quan trọng, có thể gây tác động đáng kể tới 
môi trường. 
Một số thuật ngữ đã được đưa ra liên quan tới quá trình tuân thủ Đạo luật chính 
sách môi trường của Mỹ. Trong đó, ba thuật ngữ quan trọng nhất là: 
Kiểm kê hiện trạng môi trường - Environmental Inventory 
Đánh giá tác động môi trường - Environmental Impact Assessment (EIA) 
Tường trình tác động môi trường - Environmental Impact Statement (EIS) 
- Kiểm kê hiện trạng môi trường là hoạt động nhằm mô tả toàn diện về môi trường 
đang tồn tại ở vùng dự định đặt dự án hoặc vùng có các hoạt động về môi trường xảy ra. 
Việc kiểm kê phải đề cập đến môi trường lý hóa như: thổ nhưỡng, địa chất, địa hình, khí 
hậu, nước mặt, nước ngầm, chất lượng không khí, chất lượng nước,...; Môi trường sinh 
học như: các loài động vật, thực vật, đa dạng sinh học, khả năng phát triển, suy thoái 
của các loài; Môi trường nhân văn như: các điểm khảo cổ, di tích lịch sử, văn hóa, danh 
lam thắng cảnh, bảo tàng và thư viện,...; Môi trường kinh tế xã hội như: xu thế tăng dân 
số, phân bố dân số, mức sống, hệ thống giáo dục, mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng, 
cấp thoát nước, quản lý rác, dịch vụ công cộng như công an, cứu hoả, bảo hiểm y tế,... 
- Đánh giá tác động môi trường được định nghĩa là sự xác định, đánh giá các tác 
động (hoặc ảnh hưởng) có thể xảy ra của các dự án, các quy hoạch phát triển hoặc của 
các quy định, luật pháp liên quan tới môi trường. Mục đích của ĐTM trước hết là 
khuyến khích việc xem xét các khía cạnh môi trường trong việc lập quy hoạch hoặc ra 
quyết định đối với các dự án, các hoạt động phát triển để có thể lựa chọn, thực thi dự án 
hoạt động có lợi cho môi trường hơn. 
- Tường trình tác động môi trường hay báo cáo ĐTM của một dự án là văn bản 
chính yếu, tường trình tất cả kết quả của công tác ĐTM. 
8 
Như vậy, rõ ràng với sự ra đời của Đạo luật chính sách môi trường của Mỹ, mục 
tiêu, ý nghĩa, thủ tục thi hành ĐTM đã được xác định bằng văn bản. Hệ thống pháp lý 
cùng với các cơ quan quản lý, điều hành được ban hành và thành lập đảm bảo cho việc 
thực hiện ĐTM nhanh chóng đi vào nề nếp. 
Sau Mỹ, ĐTM đã được áp dụng ở nhiều nước. Nhóm các nước và vùng lãnh thổ 
sớm thực hiện công tác này là: Nhật, Singapo và Hồng Kông (1972), tiếp đến là Canađa 
(1973), Úc (1974), Đức (1975), Pháp (1976), Philippin (1977), Trung Quốc (1979). Như 
vậy, không phải chỉ có các nước lớn có nền công nghiệp phát triển mà ngay cả các nước 
nhỏ, đang phát triển cũng đã nhận thức được các vấn đề môi trường và vai trò của ĐTM 
trong việc giải quyết các vấn đề này. Chỉ trong vòng 20 năm, ĐTM đã được rất nhiều 
nước xem xét, áp dụng. Tuy nhiên, yêu cầu đối với ĐTM, thủ tục thực hiện có khác 
nhau giữa các nước và thường thể hiện ở các điểm sau: 
- Loại dự án cần phải ĐTM. 
- Vai trò của cộng đồng trong ĐTM. 
- Thủ tục hành chính. 
- Các đặc trưng lược duyệt. 
Ngoài các quốc gia, các tổ chức quốc tế cũng rất quan tâm đến công tác ĐTM. Ta 
có thể kể ra những tổ chức có nhiều đóng góp cho công tác này: 
- Ngân hàng thế giới (WB) 
- Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 
- Chương trình phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) 
- Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) 
Các ngân hàng lớn đã có những hướng dẫn cụ thể cho công tác ĐTM đối với các dự 
án vay vốn của mình. Tiếng nói của các ngân hàng có hiệu lực lớn vì họ nắm trong tay 
nguồn tài chính mà các chủ dự án rất cần để triển khai dự án của mình. Một công việc 
mà các tổ chức này thực hiện rất có hiệu quả là mở các khóa học về ĐTM ở nhiều nơi 
trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. 
1.1.2. Tại Việt Nam 
Ở Việt Nam, vào thời điểm hình thành ĐTM, chúng ta chưa có điều kiện tiếp cận 
lĩnh vực này. Phải đến đầu những năm 80, các nhà khoa học Việt Nam mới tiếp cận 
công tác ĐTM thông qua các hội thảo khoa học và các khóa đào tạo. Chính phủ Việt 
Nam cũng sớm nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường và ĐTM nên đã tạo điều kiện 
cho các cơ quan, cá nhân tiếp cận các lĩnh vực này. Đầu những năm 80, một nhóm các 
nhà khoa học Việt Nam, đứng đầu là Giáo sư Lê Thạc Cán đã đến Trung tâm Đông - 
Tây ở Ha - Oai nước Mỹ nhằm nghiên cứu về luật, chính sách môi trường nói chung và 
ĐTM nói riêng. 
9 
Sau năm 1990, Nhà nước ta cho tiến hành chương trình nghiên cứu môi trường 
mang mã số kinh tế 02, trong đó có một đề tài trực tiếp nghiên cứu về ĐTM, đề tài 
mang mã số KT 02 - 16 do Giáo sư Lê Thạc Cán chủ trì. Trong khuôn khổ đề tài này, 
một số báo cáo ĐTM mẫu đã được lập, đáng chú ý là báo cáo ĐTM của nhà máy giấy 
Bãi Bằng và ĐTM công trình thuỷ lợi Thạch Nham. Mặc dù chưa có Luật Bảo vệ môi 
trường và các điều luật về ĐTM song Nhà nước đã yêu cầu một số dự án phải có báo 
cáo ĐTM, chẳng hạn như công trình thuỷ điện Trị An, nhà máy lọc dầu Thành Tuy Hạ. 
Việc biên soạn, thông qua và ban hành Luật Bảo vệ môi trường đã mở ra một bước 
ngoặt trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ĐTM nói riêng ở nước ta. Luật đã 
được Quốc hội thông qua lần đầu tiên vào ngày 27/12/1993 và Chủ tịch nước ra Quyết 
định công bố số 29L/CTN ngày 10/01/1994. Hơn 10 năm sau đó, Luật Bảo vệ môi 
trường sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
thông qua ngày 29 tháng 01 năm 2005. 
Trong Luật Bảo vệ môi trường đã quy định rõ các dự án đang hoạt động và dự án 
muốn hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam phải lập báo cáo ĐTM và trình các cấp có thẩm 
quyền xét duyệt. 
Sau khi luật ra đời, nhiều báo cáo ĐTM đã được thẩm định góp phần giúp những 
người ra quyết định có thêm tài liệu để xem xét toàn diện các dự án phát triển ở Việt 
Nam. 
Cùng với việc ban hành luật, Nhà nước cũng đã ban hành rất nhiều văn bản pháp 
luật dưới dạng các nghị định của Chính phủ, các quyết định, thông tư của Bộ Tài 
nguyên và Môi trường, trong đó quy định cụ thể việc thực hiện và hướng dẫn các đơn 
vị, tổ chức, cá nhân thực hiện ĐTM trong thực tế. Nhờ đó, ĐTM cho đến nay đã trở 
thành một công việc phổ biến, nằm trong khung pháp luật của Nhà nước mà tất cả các 
dự án đều thực hiện. 
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một đội ngũ tương đối đông đảo những người làm 
công tác ĐTM, trong đó có nhiều chuyên gia được đào tạo trong và ngoài nước, 
bước đầu đã tập hợp được những kinh nghiệm quý báu qua những công trình đã 
đánh giá thực tế. Việc thực hiện ĐTM ở Việt Nam cũng còn những vấn đề tồn tại 
cần tiếp tục giải quyết, tuy nhiên, có thể nói cho đến nay hệ thống văn bản pháp lý 
cho thực hiện ĐTM đã tương đối đầy đủ và tiếp cận được yêu cầu của thực tế. Việc 
thực hiện ĐTM đã dần đi vào nề nếp và đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển 
bền vững của đất nước. 
Nội dung và quy trình thực hiện ĐTM tại Việt Nam đã có những thay đổi và phát 
triển theo từng thời kỳ. Quy trình thực hiện ĐTM trước đây ở Việt Nam còn đơn giản và 
lạc hậu so với quy trình chung của thế giới, nhưng cho đến nay đã được điều chỉnh phù 
hợp hơn. Các yêu cầu và chất lượng của các báo cáo ĐTM cũng đã được nâng cao rõ rệt 
nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH và yêu cầu bảo vệ môi trường. 
10 
Tóm lược nội dung thực hiện ĐTM ở Việt Nam qua các thời kỳ: 
a) Giai đoạn 1993 đến 2005 
Trong thời gian từ sau khi có Luật Bảo vệ môi trường (năm 1993) cho đến trước khi 
có Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi (năm 2005), thì việc thực hiện ĐTM ở Việt Nam 
được quy định chậm hơn một bước so với thế giới, cụ thể là: 
- Giai đoạn lập báo cáo đầu tư (Nghiên cứu tiền khả thi): chỉ sàng lọc dự án để xem 
dự án loại nào phải thực hiện ĐTM. Sàng lọc dự án dựa theo quy định của Nhà nước 
được quy định trong Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/4/1998 của Bộ 
Khoa học và Công nghệ Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác 
động môi trường đối với các dự án đầu tư; 
- Giai đoạn lập dự án đầu tư (Nghiên cứu khả thi): quy định thực hiện đánh giá tác 
động môi trường sơ bộ; 
- Giai đoạn thiết kế kỹ thuật: quy định lập báo cáo ĐTM chi tiết và trình thẩm định, 
phê duyệt; 
Nhận xét: Việc thực hiện lập báo cáo ĐTM ở nước ta trong giai đoạn này đã chậm 
hơn các nước trên thế giới một bước. Điều đó đã gây nên một số khó khăn và bất cập, 
ảnh hưởng đến kết quả của việc thực hiện ĐTM, cụ thể như sau: 
+ Phần lớn các dự án đã thiết kế xong thì mới lập báo cáo ĐTM để trình thẩm định. 
Không ít dự án đã thi công một số năm mới lập xong báo cáo ĐTM và trình thẩm định. 
Vì thế, nếu trong thẩm định có yêu cầu dự án phải có một số thay đổi hoặc bổ sung biện 
pháp giảm thiểu, bổ sung thiết kế cho phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường thì một số 
phần trong thiết kế phải làm lại gây chậm trễ thời gian và tốn kém kinh phí. Điều này 
khiến cho việc lập báo cáo ĐTM và thẩm định báo cáo nhiều khi trở thành hình thức vì 
công trình đã thiết kế xong, rất khó thay đổi; 
+ Do không có báo cáo ĐTM tại thời điểm Nhà nước phê duyệt báo cáo nghiên 
cứu khả thi và chuẩn bị nguồn vốn cho dự án nên phần lớn các dự án đều không dự trù 
được kinh phí cho thực hiện lập báo cáo ĐTM chi tiết cũng như ... uá trình thi công xây dựng, các đơn vị thi công xây dựng phải thực hiện đầy 
đủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Các biện pháp sau đây sẽ 
được thực hiện để hạn chế các tác động có hại tới môi trường xung quanh: 
- Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại. Lập hàng rào cách ly các khu vực nguy 
hiểm, vật liệu dễ cháy nổ... Thiết kế chiếu sáng cho những nơi cần làm việc ban đêm và 
bảo vệ công trình. Che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước để tưới 
đường giao thông vào mùa khô. Các phương tiện vận chuyển đều có bạt phủ kín. 
- Lập kế hoạch xây dựng và nguồn nhân lực chính xác để tránh chồng chéo giữa các 
quy trình thực hiện, áp dụng phương pháp xây dựng hiện đại, các hoạt động cơ giới hóa 
và tối ưu hóa quy trình xây dựng. 
- Các tài liệu hướng dẫn về máy móc và thiết bị xây dựng được cung cấp đầy đủ. 
Lắp đặt các đèn báo hiệu cần thiết. 
- Công nhân cần phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động trong quá trình thi công 
xây dựng. 
* Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước 
Trong quá trình thi công không xả nước trực tiếp xuống các thủy vực xung quanh 
khu vực dự án, không gây ô nhiễm nước sông hồ,... do nước thải xây dựng. Vì vậy dự 
71 
án cần bố trí các hố thu gom nước, xử lý cặn và bùn lắng để không gây hiện tượng bồi 
lắng vùng nước sông khu vực này. 
Xây dựng các công trình xử lý nước thải tạm thời (ví dụ: bể tự hoại kiểu thấm), quy 
định bãi rác trung chuyển tạm thời tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô 
nhiễm môi trường do công nhân xây dựng gây ra. 
Lựa chọn thời điểm thi công xây dựng chính vào các tháng mùa khô trong năm để 
hạn chế lượng chất bẩn sinh ra do nước mưa chảy tràn qua khu vực thi công xuống nước 
sông hồ. 
Hệ thống thoát nước đảm bảo có lắng cặn và giữ lại các chất thải trong quá trình 
xây dựng như rác, vật liệu xây dựng trước khi chảy ra ngoài. 
* Khống chế ô nhiễm do khí thải từ các phương tiện thi công 
- Không sử dụng các loại xe, máy quá cũ để thi công xây dựng và vận chuyển 
vật liệu. 
- Không chuyên chở vật liệu quá trọng tải quy định. 
- Giảm tốc độ thi công, lưu lượng vận tải từ 22h đến 6h sáng để không làm ảnh 
hưởng đến các khu vực xung quanh. 
- Lắp đặt thiết bị giảm tiếng ồn cho các máy móc có mức ồn cao như: máy phát 
điện, máy nén khí. 
- Kiểm tra mức độ ồn, rung trong quá trình xây dựng từ đó đặt ra lịch thi công phù 
hợp để đạt mức ồn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT. 
- Không sử dụng cùng một lúc trên công trường nhiều máy móc, thiết bị thi công có 
khả năng gây độ ồn lớn trên công trường. Các loại chất thải rắn được thu gom, vận 
chuyển đúng nơi quy định. 
* Biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực khác 
Các đơn vị thi công, nhà thầu xây dựng có quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường 
bên trong công trường xây dựng và khu vực xung quanh. Tập kết vật liệu xây dựng 
đúng nơi quy định, không làm bay bụi, không gây ảnh hưởng đến giao thông, không ảnh 
hưởng đến sinh hoạt cũng như: lao động sản xuất của nhân dân trong vùng. 
Đối với sức khỏe người lao động: dự án tổ chức cuộc sống cho công nhân, đảm bảo 
các điều kiện sinh hoạt như lán trại, nước sạch, ăn, ở. Công nhân thi công cần được 
trang bị bảo hộ đầy đủ. 
3.5.3. Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng công trình thủy điện 
3.5.3.1. Mục tiêu, đối tượng của đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng công 
trình thủy điện 
* Mục tiêu 
- Hướng dẫn cho chủ dự án thực hiện công tác bảo vệ môi trường một cách chủ 
động và hệ thống ngay từ giai đoạn lập kế hoạch dự án, xây dựng luận chứng kinh tế kỹ 
72 
thuật tiền khả thi, khả thi (hay báo cáo đầu tư và lập dự án đầu tư), chuẩn bị đầu tư, thi 
công công trình cho đến giai đoạn đưa công trình vào vận hành, hoạt động. 
- Hướng dẫn cho chủ dự án, các cơ quan tư vấn các kiến thức về phương pháp luận, 
kỹ thuật để tiến hành ĐTM và lập báo cáo ĐTM có chất lượng. 
- Trợ giúp các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nắm vững đặc thù 
của quá trình ĐTM đối với các dự án xây dựng công trình thủy điện, rút ngắn thời gian 
xem xét, chuẩn bị thẩm định các báo cáo ĐTM và tư vấn cho quá trình ra quyết định 
một cách kịp thời và chuẩn xác. 
* Đối tượng: Đối tượng của hướng dẫn là các dự án đầu tư mới, cải tạo nâng cấp 
công trình thủy điện bao gồm: xây dựng đập, hồ chứa, các kênh dẫn nước, nhà máy, 
tuyến đường dây tải điện. 
Các đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình ĐTM bao gồm: 
- Chủ dự án 
- Chuyên gia trong nhóm ĐTM 
Thành viên của nhóm ĐTM là các chuyên gia về ĐTM và các nhà khoa học thuộc 
nhiều chuyên ngành khoa học tự nhiên, sinh thái, công nghệ, kinh tế và xã hội. 
3.5.3.2. Đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án xây dựng công trình thủy điện 
* Các hoạt động của dự án thuỷ điện tác động đến môi trường 
Dự án thuỷ điện thường rất phức tạp bởi không chỉ được thực hiện trên một quy mô 
không gian rộng lớn với địa hình có mức độ phân dị lớn mà quá trình thực hiện dự án 
phải trải qua nhiều giai đoạn với rất nhiều các hạng mục công trình có quy mô, tính chất 
ảnh hưởng đến môi trường rất khác nhau. 
Bảng 3.4. Các hoạt động tiêu biểu trong dự án xây dựng thuỷ điện 
Hoạt động Thông tin cần thiết 
Trước giai đoạn thi công 
Các việc làm để bảo vệ môi trường - Các biện pháp thiết kế cụ thể 
Lấy mẫu đá/đất - Vị trí lấy mẫu, số lượng mẫu 
Dọn mặt bằng và chuẩn bị công trường - Quy hoạch mặt bằng công trường 
Khảo sát 
- Diện tích phát quang 
- Khối lượng 
- Phương pháp cất giữ 
Giai đoạn thi công 
Các cách xây dựng tốt để bảo vệ môi trường - Các biện pháp cụ thể 
Xây dựng đường vào công trường 
- Quy hoạch đường 
- Tiêu chuẩn 
- Phương pháp 
- Thiết bị xây dựng 
Nổ mìn/đục đá/khoan 
- Địa điểm/tần số/thời gian 
- Phương pháp, thiết bị sử dụng 
73 
Hoạt động Thông tin cần thiết 
Đào đất, khai thác vật liệu 
- Địa điểm/quy mô, loại 
- Thiết bị, lực lượng lao động, tiến độ 
của các công việc 
Vận hành máy phát 
- Vị trí 
- Công suất, loại, thời gian 
Chuyển đất/đào đất - Khối lượng, thời gian biểu 
Trữ đất/đào đất 
- Nơi trữ đất đã đào lên/nơi lấp 
- Khối lượng, quy mô/nơi lấp 
San ủi 
- Khối lượng 
- Phương pháp 
Vận hành thiết bị nặng 
- Loại, tần số 
- Thời gian bảo dưỡng 
Di chuyển thiết bị nặng và vật liệu - Loại, số lượng 
Đào móng đập chính và xử lý 
- Mặt bằng và các mặt cắt đào 
- Khối lượng công việc chính 
- Đường đi 
Lắp đường tải điện 
- Xác định tuyến 
- Độ cao cột điện 
- Đường đi 
Hình thành hồ 
- Mặt bằng hồ 
- Cao trình các mặt nước (mức nước 
dâng trung bình, mức lũ) 
Dọn lòng hồ 
- Diện tích 
- Phương pháp 
- Trữ lượng thải 
Tái định cư 
- Địa điểm 
- Số lượng dân tái định cư tại từng địa điểm 
- Chương trình chi tiết 
Chất thải độc hại 
- Loại 
- Vận chuyển 
- Cất giữ 
- Địa điểm/thời gian sử dụng 
Vận hành lán trại công nhân 
- Mặt bằng địa điểm 
- Số công nhân 
- Phương tiện phục vụ 
- Thời hạn 
- Thời điểm 
Giai đoạn tích nước hồ chứa 
Các công tác được thiết kế để bảo vệ môi trường - Chi tiết cụ thể về công tác 
Tích nước vào hồ - Chi tiết về tích nước vào hồ 
Giai đoạn vận hành công trình thủy điện 
Vận hành hồ và điều tiết dòng chảy - Chi tiết về vận hành hồ và điều tiết 
dòng chảy 
74 
Với đặc thù nêu trên và để đảm bảo tính xác thực của quá trình ĐTM, việc dự báo 
tác động và đánh giá tác động của dự án công trình thủy điện lên môi trường về mặt thời 
gian phải được thực hiện một cách tách bạch cho 3 giai đoạn gồm giai đoạn thi công, 
giai đoạn tích nước vào hồ chứa và giai đoạn vận hành. Việc dự báo tác động và đánh 
giá tác động cần phải được tiến hành riêng cho từng khu vực như: khu vực đập và vùng 
bị ngập, khu vực thượng lưu (trên đập) và khu vực hạ lưu (sau đập). 
* Dự báo tác động 
Bảng 3.5. Các phương pháp dự báo hệ quả môi trường 
Biến đổi thành phần 
môi trường 
Phương pháp dự báo Mô tả 
Vật lý 
Chất lượng không khí 
Biến đổi chất lượng không khí 
bao quanh tại địa điểm dự án: 
công trường xây dựng đập và 
các công trình chính, khai thác 
vật liệu xây dựng, vận chuyển 
tàng trữ các vật liệu này. 
Giả thiết khoa học về tác động. 
So sánh tương tự với các dự 
án thủy năng đã thực hiện ở 
Việt Nam và các nước khác. 
Mô hình toán học. 
Mô hình vật lý. 
Dự báo trên cơ sở các nguyên 
tắc khoa học được công nhận 
rộng rãi. 
Dự báo trên cơ sở chấp nhận 
tương tự giữa dự án đang xét 
với các dự án đã thực hiện. 
Mô hình toán học để dự báo 
định lượng sự lan tỏa, phân 
bố, nồng độ các chất ô nhiễm. 
Thủy văn 
Biến đổi đặc điểm và chế độ 
thủy văn tại địa điểm dự án, 
trên khu vực thượng và hạ lưu 
và ở các khu vực lân cận. 
Giả thuyết khoa học về tác động. 
So sánh tương tự với các dự 
án thủy năng đã thực hiện ở 
Việt Nam và các nước khác. 
Mô hình toán học. 
Mô hình vật lý. 
Dự báo trên cơ sở như trên. 
Mô hình toán học và chương 
trình để tính toán điều tiết 
nước, cấp nước, phát điện, 
chống lũ, cấp nước về hạ lưu, 
dự báo, tính toán truyền triều, 
xâm nhập mặn, về dòng chảy, 
về biến đổi lòng sông. 
Chất lượng nước mặt 
Biến đổi chất lượng nước hồ, 
chất lượng nước cấp về hạ 
lưu cho sinh hoạt, công 
nghiệp, nông nghiệp. 
Giả thuyết khoa học về tác động. 
So sánh tương tự với các dự 
án thủy năng đã thực hiện ở 
Việt Nam và các nước khác. 
Mô hình toán học. 
Mô hình vật lý. 
Mô hình toán học và chương 
trình để tính toán và dự báo 
biến đổi chất lượng nước, lan 
truyền chất ô nhiễm trong 
nước, xâm nhập mặn vào cửa 
sông và châu thổ, quá trình phú 
dưỡng hồ và kênh mương, lan 
truyền chất ô nhiễm. 
Nước ngầm Như trên Như trên 
Tài nguyên đất 
Đất bị ngập, thay đổi phương 
thức sử dụng đất, mất đất 
nông nghiệp, đất rừng, thổ cư, 
đất công trình. 
Nghiên cứu địa lý, trắc địa. 
Hệ thông tin địa lý. 
Nghiên cứu kinh tế - xã hội. 
Dự báo dựa trên tính tương tự 
giữa dự án đang xét với các 
dự án đã được thực hiện ở 
Việt Nam và ở nước ngoài. 
Dự báo sử dụng các bản đồ 
với các tỷ lệ khác nhau. 
Dự báo thay đổi có thể có về sử 
dụng đất dựa trên các kế hoạch 
phát triển kinh tế - xã hội. 
Dự báo dựa trên so sánh với 
các dự án tương tự. 
75 
Biến đổi thành phần 
môi trường 
Phương pháp dự báo Mô tả 
Xói mòn lưu vực, bồi lắng hồ. Như các mục trên. Như trên. 
Khoáng sản và trầm tích 
phóng xạ 
Khảo sát địa chất và mỏ, thu 
thập mẫu và phân tích trong 
phòng thí nghiệm. 
Giả thuyết khoa học về tác 
động. 
So sánh tương tự với các dự 
án thủy năng đã thực hiện ở 
Việt Nam và các nước khác. 
Xác định sự tồn tại và ước 
đoán quy mô khoáng sản trong 
vùng ngập dựa trên dữ liệu 
khảo sát địa chất và thăm dò 
mỏ, lượng khoáng sản có khả 
năng bị mất, biện pháp có thể 
thu hồi khoáng sản sẽ bị ngập. 
Dự báo các biến đổi có thể xảy 
ra, khả năng ô nhiễm nước do 
ngập các khoáng sản độc hại 
(As, Pb, Hg...). 
Tiếp cận của dân địa phương 
với các tài nguyên thiên nhiên 
khác: 
Săn bắn, câu bắt cá, hái lượm, 
cây dược liệu, dịch vụ du lịch. 
Thu thập dữ liệu, khảo sát 
thực địa. 
Giả thuyết khoa học về tác động. 
So sánh tương tự với các dự 
án thủy năng đã thực hiện ở 
Việt Nam và các nước khác. 
Dự báo các biến đổi về khai 
thác tài nguyên thiên nhiên đối 
với dân bản địa mà cuộc sống 
phụ thuộc nhiều vào sự khai 
thác các tài nguyên này. 
Động đất kích thích. Thu thập dữ liệu. 
Khảo sát về động đất tại khu 
vực dự án. 
Giả thuyết khoa học về các tác 
động. 
So sánh tương tự với các dự 
án thủy năng đã thực hiện ở 
Việt Nam và các nước khác. 
Tổng quan về động đất tại khu 
vực dự án, giả thiết về các khả 
năng động đất kích thích sau 
lúc hồ chứa nước và quan hệ 
với tình hình động đất hiện tại. 
So sánh kết quả nghiên cứu 
với tài liệu quan trắc động đất. 
Sinh vật hay đa dạng sinh học 
Hệ thực vật 
Tài nguyên thực vật, rừng, các 
loài thực vật đang bị đe dọa, 
các loài cây trồng có giá trị 
Khảo sát thực địa. 
Hệ thông tin địa lý. 
Tổng quan tài liệu nghiên cứu 
Các phương pháp kỹ thuật 
đánh giá tài nguyên rừng. 
So sánh tương tự với các dự 
án thủy năng đã thực hiện ở 
Việt Nam và các nước khác. 
Mô tả dựa trên tổng quan các 
tài liệu nghiên cứu phối hợp 
với khảo sát thực địa. 
Kết quả phát hiện do chồng 
ghép bản đồ về hồ và thảm 
thực vật. Tính số liệu về trồng 
rừng. Xác định các giống loài 
cây đặc hữu và quý hiếm. So 
sánh với tác động của các dự 
án thủy điện tương tự. 
Hệ động vật 
Tài nguyên động vật hoang dã 
và chăn nuôi, các giống loài 
động vật đặc hữu, quý hiếm, 
các loài nuôi có giá trị 
Như trên. Như trên. 
Thủy sinh vật 
Thực vật và động vật thủy sinh 
Như trên. Như trên. 
76 
Biến đổi thành phần 
môi trường 
Phương pháp dự báo Mô tả 
Môi trường kinh tế - xã hội 
Dân số và định cư Hệ thông tin địa lý. 
Khảo sát địa lý. 
Điều tra dã ngoại. 
Nghiên cứu kinh tế - xã hội. 
Nghiên cứu nhân chủng học. 
Giả thiết khoa học về tác động. 
So sánh tương tự với các dự 
án thủy năng đã thực hiện ở 
Việt Nam và các nước khác. 
Xác định số lượng người bị tác 
động, mô tả về những nơi và 
người bị tác động, phân tích 
nguồn gốc và đặc trưng kinh tế 
- xã hội, dân tộc, tôn giáo của 
họ. Dự báo số người phải tái 
định cư, kinh phí tái định cư, 
chi phí sử dụng đất bị ngập. Dự 
báo các tác động không thể 
tránh. So sánh với các dự án 
thủy năng đã thực hiện. 
Môi trường nhân tạo Như trên. Như trên. 
Biến đổi về hoạt động kinh tế 
Hoạt động sản xuất và lưu 
thông về nông, lâm, ngư, công 
nghiệp, dịch vụ 
Nghiên cứu kinh tế. 
Khảo sát. 
Phân tích cụ thể về từng lĩnh 
vực: kinh tế và dự báo kinh tế. 
So sánh tương tự với các dự 
án thủy năng đã thực hiện ở 
Việt Nam và các nước khác. 
Thay đổi hoạt động kinh tế 
theo lĩnh vực do thay đổi về sử 
dụng đất, định cư và điều kiện 
cơ sở hạ tầng. 
Thay đổi về thu nhập và phân 
phối thu nhập, tác động của 
các thay đổi này. 
Như trên. 
Thay đổi điều kiện cơ bản về 
đời sống, nhà ở, cấp nước, đi 
lại, thông tin 
Khảo sát. 
Phân tích và dự báo các vấn 
đề cụ thể. 
Dự báo thay đổi theo từng mặt 
cụ thể. 
So sánh tương tự với các dự 
án thủy năng đã thực hiện ở 
Việt Nam và các nước khác. 
Thay đổi hoạt động kinh tế 
theo lĩnh vực do thay đổi về sử 
dụng đất, định cư và điều kiện 
cơ sở hạ tầng 
Thu nhập và phân phối thu 
nhập, tác động của các thay 
đổi này. 
Như trên. 
Giáo dục và đào tạo 
Xóa mù chữ, phát triển giáo 
dục phổ thông, dạy nghề, 
chuyên nghiệp và đại học 
Khảo sát. 
Ước đoán kinh tế - xã hội. 
So sánh tương tự với các dự 
án thủy năng đã thực hiện ở 
Việt Nam và các nước khác. 
Dự báo biến đổi về điều kiện 
giáo dục và đào tạo với những 
người liên quan: xóa mù, phổ 
cập giáo dục tiểu học và trung 
học, phát triển giáo dục đại 
học và chuyên nghiệp. 
Như trên. 
Văn hóa, lịch sử, khảo cổ, giải 
trí 
Nghiên cứu kinh tế - xã hội và 
văn hóa. 
Các phương pháp nghiên cứu 
cụ thể phù hợp với vấn đề 
xem xét. 
Khảo sát thực địa. 
So sánh tương tự với các dự 
án thủy năng đã thực hiện ở 
Việt Nam và các nước khác. 
Nghiên cứu sách, tư liệu để 
thu thập thông tin về các đặc 
điểm văn hóa và xác định các 
địa điểm cần khảo sát. 
Tham vấn chuyên gia của chính 
quyền tỉnh và địa phương. 
Khảo sát thực địa. 
Như trên. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_danh_gia_tac_dong_moi_truong_phan_1.pdf