Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 2)

4.1. Khái niệm về đánh giá môi trường chiến lược

Kể từ khi ra đời những năm 1970 tại Mỹ, quá trình đánh giá tác động môi trường

chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển tại những địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, việc

đánh giá này không đủ để đưa ra các quyết định có quy mô rộng lớn. Nói cách khác,

ĐTM không cho đủ thông tin để ra quyết định môi trường ở quy mô vùng, toàn quốc

hay rộng lớn hơn. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) ra đời trên cơ sở nâng cấp

ĐTM và đánh giá tác động môi trường tích luỹ nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên.

Từ những năm 1990, nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng ĐMC vào các chính sách, kế

hoạch và chương trình. Tại các quốc gia này, ĐMC dựa vào một quá trình có hệ thống

đánh giá các hậu quả của các chính sách, kế hoạch và chương trình đối với môi trường

(Ban thư ký Uỷ hội sông Mê Kông, 2001).

Đối với Việt Nam, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, đánh giá môi trường

chiến lược là “việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược,

quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững”.

Như vậy, trọng tâm ĐMC của Việt Nam là cho các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

(CQK). Mục tiêu ĐMC của Việt Nam là lồng ghép việc cân nhắc các tác động môi

trường vào quá trình lập CQK, đồng thời thúc đẩy sự minh bạch và đồng thuận của quá

trình ra quyết định.

4.2. Vai trò và ý nghĩa của lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Nhiều nước trên thế giới coi việc đánh giá tác động môi trường chiến lược là đảm

bảo những vấn đề về môi trường không xảy ra trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Các vấn đề này cần được xem xét một cách cặn kẽ và giải quyết thích đáng ở giai đoạn

đầu của các các chính sách, kế hoạch và chương trình. Chính sách đề cập đến một

đường lối chung hoặc phương hướng chung. Kế hoạch được định nghĩa là một chiến

lược hay một đề án có mục đích hướng về tương lai, có những thứ tự ưu tiên, phương án

và biện pháp kết hợp nhằm tạo dựng chính sách và thực hiện chính sách. Chương trình

biểu thị một lịch trình hay một tiến độ thực hiện nhất quán, có tổ chức chặt chẽ các cam

kết đề nghị, phương tiện và hoạt động tạo dựng lên chính sách và thực hiện chính sách

đó (Ban thư ký Uỷ hội sông Mê Kông, 2001).

Bản chất của ĐMC là đánh giá, xác định hiệu quả của các chính sách, kế hoạch và

chương trình trên cơ sở lợi ích lâu dài. Các chính sách môi trường viết hay nhất, hoặc

các chương trình môi trường diễn tả hay nhất sẽ trở lên vô nghĩa nếu không từng bước

đạt được những thành công trong việc bảo tồn tài nguyên hay nguồn nhân lực của một78

quốc gia hay vùng lãnh thổ. Chính sách và chương trình môi trường cần được đánh giá

đầy đủ về hiệu quả và thông qua cảnh báo sớm gắn với quá trình ĐMC, chúng có thể

được điều chỉnh để phục vụ tốt hơn các ưu tiên về bảo vệ môi trường.

pdf 72 trang yennguyen 4460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 2)

Giáo trình Đánh giá tác động môi trường (Phần 2)
77 
Chương 4. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 
4.1. Khái niệm về đánh giá môi trường chiến lược 
Kể từ khi ra đời những năm 1970 tại Mỹ, quá trình đánh giá tác động môi trường 
chủ yếu áp dụng cho các dự án phát triển tại những địa điểm cụ thể. Tuy nhiên, việc 
đánh giá này không đủ để đưa ra các quyết định có quy mô rộng lớn. Nói cách khác, 
ĐTM không cho đủ thông tin để ra quyết định môi trường ở quy mô vùng, toàn quốc 
hay rộng lớn hơn. Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) ra đời trên cơ sở nâng cấp 
ĐTM và đánh giá tác động môi trường tích luỹ nhằm đáp ứng được những yêu cầu trên. 
Từ những năm 1990, nhiều quốc gia bắt đầu áp dụng ĐMC vào các chính sách, kế 
hoạch và chương trình. Tại các quốc gia này, ĐMC dựa vào một quá trình có hệ thống 
đánh giá các hậu quả của các chính sách, kế hoạch và chương trình đối với môi trường 
(Ban thư ký Uỷ hội sông Mê Kông, 2001). 
Đối với Việt Nam, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, đánh giá môi trường 
chiến lược là “việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, 
quy hoạch, kế hoạch phát triển trước khi phê duyệt nhằm đảm bảo phát triển bền vững”. 
Như vậy, trọng tâm ĐMC của Việt Nam là cho các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 
(CQK). Mục tiêu ĐMC của Việt Nam là lồng ghép việc cân nhắc các tác động môi 
trường vào quá trình lập CQK, đồng thời thúc đẩy sự minh bạch và đồng thuận của quá 
trình ra quyết định. 
4.2. Vai trò và ý nghĩa của lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược 
Nhiều nước trên thế giới coi việc đánh giá tác động môi trường chiến lược là đảm 
bảo những vấn đề về môi trường không xảy ra trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. 
Các vấn đề này cần được xem xét một cách cặn kẽ và giải quyết thích đáng ở giai đoạn 
đầu của các các chính sách, kế hoạch và chương trình. Chính sách đề cập đến một 
đường lối chung hoặc phương hướng chung. Kế hoạch được định nghĩa là một chiến 
lược hay một đề án có mục đích hướng về tương lai, có những thứ tự ưu tiên, phương án 
và biện pháp kết hợp nhằm tạo dựng chính sách và thực hiện chính sách. Chương trình 
biểu thị một lịch trình hay một tiến độ thực hiện nhất quán, có tổ chức chặt chẽ các cam 
kết đề nghị, phương tiện và hoạt động tạo dựng lên chính sách và thực hiện chính sách 
đó (Ban thư ký Uỷ hội sông Mê Kông, 2001). 
Bản chất của ĐMC là đánh giá, xác định hiệu quả của các chính sách, kế hoạch và 
chương trình trên cơ sở lợi ích lâu dài. Các chính sách môi trường viết hay nhất, hoặc 
các chương trình môi trường diễn tả hay nhất sẽ trở lên vô nghĩa nếu không từng bước 
đạt được những thành công trong việc bảo tồn tài nguyên hay nguồn nhân lực của một 
78 
quốc gia hay vùng lãnh thổ. Chính sách và chương trình môi trường cần được đánh giá 
đầy đủ về hiệu quả và thông qua cảnh báo sớm gắn với quá trình ĐMC, chúng có thể 
được điều chỉnh để phục vụ tốt hơn các ưu tiên về bảo vệ môi trường. 
Đối với Việt Nam, ĐMC được coi là một công cụ lồng ghép phát triển bền vững 
vào quá trình lập kế hoạch, quy hoạch và chiến lược. Quan điểm phát triển bền vững 
được xác định là phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững thông qua tăng trưởng kinh tế 
đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. 
Đặt ĐMC trong bối cảnh phát triển bền vững thì việc thực hiện ĐMC cho các chiến 
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam cần quan tâm tới thuật 
ngữ “môi trường” theo nghĩa rộng, có nghĩa là ngoài việc tập trung chủ yếu vào các vấn 
đề môi trường, ĐMC cũng nên xem xét các mối liên hệ giữa các vấn đề môi trường và 
kinh tế - xã hội. 
4.3. Các nguyên tắc cho một đánh giá môi trường chiến lược hiệu quả 
Để thực hiện một ĐMC có hiệu quả, có 3 nguyên tắc chính được xác định cho ĐMC 
của Việt Nam (Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động môi trường, 2009) như sau: 
Nguyên tắc 1: ĐMC phải cung cấp được các thông tin đầu vào một cách sớm 
nhất và có hiệu quả nhất phục vụ cho việc xây dựng CQK 
Quá trình thực hiện ĐMC được coi là có hiệu quả nhất khi nó được bắt đầu một 
cách sớm nhất có thể và được tiến hành đồng thời với việc xây dựng CQK. Quá trình 
tiến hành ĐMC thường là một quá trình mang tính lặp đi lặp lại của việc thu thập thông 
tin, xác định các phương án, xác định các tác động môi trường, xây dựng các biện pháp 
giảm nhẹ/tăng cường, và chỉnh sửa lại các đề xuất cho phù hợp trên cơ sở các tác động 
môi trường đã được dự báo. Quá trình ĐMC được bắt đầu sớm và được lặp đi lặp lại thì 
sẽ củng cố và nâng cao được chất lượng chung của việc xây dựng CQK. 
Nguyên tắc 2: ĐMC phải đánh giá được tính bền vững về môi trường của các 
phương án được đề xuất trong CQK 
Quá trình ĐMC tạo ra được khả năng để xem xét các lựa chọn chiến lược khác 
nhau về: 
- Quản lý nhu cầu phát triển các hoạt động thành phần; 
- Công nghệ và các quy trình được sử dụng cho các hoạt động phát triển được đề 
xuất: ví dụ việc lựa chọn phát triển công nghiệp công nghệ cao hay phát triển các loại 
hình phát triển công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm cao; 
- Địa điểm triển khai các hoạt động phát triển được đề xuất: ví dụ việc xây dựng các 
khu công nghiệp trên các vùng chuyên canh cây nông nghiệp có thể tác động đến an 
ninh lương thực; 
- Thời gian biểu hoặc trình tự của các hoạt động phát triển được đề xuất. 
79 
Không phải lúc nào các lựa chọn này cũng có thể thực hiện được. Có nhiều phương 
án chỉ phù hợp với cấp tỉnh hoặc cấp khu vực và vì thế khi ra các quyết định ở cấp “cao 
hơn” thường phải loại bỏ bớt một số phương án. 
Thứ bậc của các phương án có thể được xem xét trong quá trình ĐMC như sau: 
Các hoạt động phát triển được đề xuất liệu có cần thiết không? (các lựa chọn về 
quản lý nhu cầu) 
Có thể đáp ứng được nhu cầu mà không cần phải có những hoạt động phát triển 
hoặc kết cấu hạ tầng mới hay không? Liệu có những cơ hội hiện thực nào để quản lý 
nhu cầu phát triển (ví dụ, thông qua các công cụ về pháp luật, kinh tế hoặc hành chính 
hoặc các biện pháp khác để thúc đẩy các thay đổi về hành vi) hay không ? 
 
Việc đó được tiến hành như thế nào? (Các lựa chọn về phương pháp hoặc về 
quy trình) 
Liệu có những phương pháp, công nghệ hoặc quy trình để có thể đáp ứng được 
nhu cầu phát triển mà gây tổn hại tới môi trường ít hơn so với những phương pháp 
truyền thống hay không ? 
 
Ở đâu? (Lựa chọn địa điểm) 
Những đề xuất về hoạt động phát triển nên được thực hiện ở đâu? 
 
Khi nào? (Lựa chọn thời gian biểu hoặc trình tự) 
Các hoạt động phát triển sẽ phải được thực hiện khi nào, thực hiện theo hình thức và 
trình tự nào ? 
Các bên liên quan có thể được huy động tham gia một cách hữu ích trong quá trình 
đề xuất và đánh giá cả các phương án mang tính chiến lược và các phương án cụ thể 
hơn thông qua việc tổ chức tham vấn với các cơ quan có trách nhiệm liên quan. Các 
phương án cân nhắc thông qua quá trình này phải được thể hiện dưới hình thức văn bản 
và phải đưa ra được những lý do tại sao được lựa chọn và/hoặc tại sao lại không được 
lựa chọn. 
Nguyên tắc 3: ĐMC phải tạo ra được những thuận lợi cho việc tham vấn hiệu 
quả với các bên liên quan 
Việc tham vấn với các cơ quan có trách nhiệm liên quan và với các bên bị ảnh 
hưởng hoặc các bên có sự quan tâm đến CQK được đề xuất là một yếu tố cốt lõi trong 
thực tế thực hiện ĐMC hiệu quả. Việc này có mục đích là để làm tăng tính minh bạch 
80 
và tính trách nhiệm của quá trình ĐMC và giảm thiểu được rủi ro bị bỏ sót thông tin 
quan trọng của nhóm ĐMC. Việc tham vấn với các bên liên quan còn có thể giúp thu 
được những thông tin bổ ích trong quá trình ĐMC, góp phần huy động sự hỗ trợ cho 
việc thực hiện các khuyến nghị đề xuất về ĐMC. Do đó, các chuyên gia ĐMC luôn 
được khuyến khích để tiến hành việc tham vấn với các cơ quan có trách nhiệm và các 
bên có liên quan chính. 
4.4. Các mối liên kết trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và 
quá trình đánh giá môi trường chiến lược 
4.4.1. Mối quan hệ giữa đánh giá môi trường chiến lược với các dạng đánh giá khác 
Đánh giá môi trường chiến lược không nên được coi là sự thay thế của ĐTM, một 
công cụ vẫn được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và được áp dụng 
cho các dự án đầu tư và xây dựng được nêu trong Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. Thay 
vào đó, ĐMC cần bổ sung cho ĐTM thông qua hướng dẫn việc thực hiện các dự án 
được xác định trong CQK (như loại bỏ những lựa chọn không phù hợp, đưa ra những 
tiêu chí lựa chọn địa điểm, hoặc đề ra những yêu cầu cụ thể cho việc sử dụng những 
công nghệ cụ thể). Bằng cách này, ĐMC có thể giúp cho quá trình thực hiện ĐTM được 
thuận lợi và tiết kiệm hơn. 
Hình 4.1.Vai trò của đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường 
trong các cấp lập kế hoạch 
(Nguồn: Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động môi trường, 2010) 
Các loại đánh giá khác (như đánh giá tác động xã hội, đánh giá tác động tích 
lũy, đánh giá/thẩm định tính bền vững) có thể được sử dụng, lồng ghép hoặc kết hợp 
81 
với quá trình ĐMC. Trên thực tế, khi sử dụng phương pháp tiếp cận phát triển bền vững 
trong ĐMC thì đã lồng ghép các mối quan tâm về môi trường, xã hội và kinh tế, và tất 
cả các phương pháp tiếp cận nêu trên đều được tối ưu hóa ở những cấp độ khác nhau 
trong quá trình ĐMC. 
4.4.2. Các mối liên kết trong quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 
Mối liên hệ giữa quá trình ĐMC và quá trình lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 
(CQK) nói chung có thể biểu diễn như sơ đồ sau: 
Hình 4.2. Mối quan hệ giữa các bước đánh giá môi trường chiến lược với các bước lập 
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 
(Nguồn: Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường, 2010) 
Hình 4.2 cho thấy quá trình ĐMC và quá trình xây dựng CQK có thể được thực 
hiện cùng nhau và có thể củng cố cho nhau trong khuôn khổ một hệ thống lập kế hoạch 
vì sự phát triển bền vững. Đồng thời, quá trình ĐMC có thể thực hiện một cách linh 
hoạt nhằm đáp ứng các yêu cầu khác nhau của CQK. 
Chẳng hạn ĐMC áp dụng cho quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) sẽ cung cấp cơ hội 
lồng ghép tiếp cận phát triển bền vững với quá trình ra quyết định. Đồng thời, ĐMC hỗ 
trợ thu hút sự tham vấn các bên liên quan trong quá trình xây dựng và thẩm định quy 
82 
hoạch và đảm bảo mọi hậu quả môi trường do thực hiện quy hoạch sẽ được xác định và 
đánh giá trong quá trình lập quy hoạch trước khi được phê duyệt. Sự lồng ghép các nội 
dung môi trường vào tất cả các giai đoạn của quá trình thẩm định và thực hiện quy 
hoạch cho phép các nhà quản lý điều chỉnh quy hoạch ở những thời điểm thích hợp. 
Quá trình thực hiện ĐMC sẽ nghiên cứu các phương án thực hiện quy hoạch bằng cách 
cân nhắc các tác động môi trường và kinh tế - xã hội của từng phương án. 
4.5. Các điều kiện tiên quyết để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược 
4.5.1. Thời gian thực hiện 
Có 2 phương án thực hiện ĐMC đồng thời là: 
- Thực hiện song song với quá trình lập CQK. Quá trình này thường mang lại 
nhiều thuận lợi về tổ chức và phát huy được tính độc lập sáng tạo của từng nhóm tư 
vấn, tuy nhiên dễ nảy sinh bất đồng khó giải quyết giữa nhóm tư vấn ĐMC và nhóm 
tư vấn lập CQK. 
- Lồng ghép hoàn toàn quá trình ĐMC vào quá trình lập CQK: đây là phương án tốt 
nhất, đảm bảo mọi quyết định sẽ được cân nhắc trên cơ sở đánh giá toàn diện các vấn đề 
liên quan đến quy hoạch. 
4.5.2. Cơ sở pháp lý và khoa học cho đánh giá môi trường chiến lược 
Để thực hiện thành công ĐMC đối với lập CQK, cần phải nắm chắc các cơ sở pháp 
lý liên quan tới CQK và ĐMC. Cần nắm chắc cơ sở pháp luật thông qua hệ thống chính 
sách liên quan đến lập và xét duyệt CQK, lập và xét duyệt báo cáo ĐMC. 
Lập CQK trên cơ sở có mục tiêu chính sách môi trường rõ ràng, có thông tin và dữ 
liệu hiện trạng môi trường đầy đủ, đảm bảo sự liên kết đa ngành trong quá trình thực 
hiện và thu hút sự tham gia của quần chúng và các tổ chức phi chính phủ. Đảm bảo sự 
cam kết và trách nhiệm của chủ đầu tư về việc gắn kết ĐMC trong quá trình lập và trình 
duyệt quy hoạch. 
4.5.3. Tổ chức nhóm tư vấn đánh giá môi trường chiến lược 
Theo quy định tại Điều 15, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, cơ quan được giao 
nhiệm vụ lập CQK có trách nhiệm lập báo cáo ĐMC. Cơ quan này sẽ thành lập nhóm tư 
vấn ĐMC, bao gồm các chuyên gia quản lý và các nhà khoa học có kiến thức và kinh 
nghiệm về các vấn đề môi trường liên quan đến CQK. Cơ quan lập CQK cần thiết ra 
quyết định về cơ cấu tổ chức và trách nhiệm của nhóm tư vấn ĐMC, trong đó nêu rõ các 
vấn đề liên quan sau đây: 
- Cơ cấu tổ chức: Nhóm tư vấn ĐMC có thể là một bộ phận của nhóm tư vấn lập 
quy hoạch hoặc cũng có thể độc lập về mặt tổ chức với nhóm tư vấn lập quy hoạch. 
83 
- Vai trò và trách nhiệm: 
+ Thực hiện ĐMC và lập báo cáo ĐMC theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi 
trường và Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT. 
+ Tham gia tất cả các cuộc thảo luận và các hoạt động có liên quan của nhóm tư vấn 
lập CQK. 
- Quyền hạn: được tạo mọi điều kiện để tiếp cận và khai thác các tài liệu, thông tin 
liên quan tới quá trình lập CQK. 
4.6. Cách tiếp cận và phương pháp đánh giá môi trường chiến lược 
Các nghiên cứu về ĐMC đã chỉ ra rằng, nói chung tất cả các phương pháp ĐTM 
truyền thống đều được áp dụng trong quá trình thực hiện ĐMC. Tuy nhiên, các dự án 
thông thường (không phải là CQK) đều cung cấp các số liệu cụ thể về nguyên liệu, sản 
phẩm, công nghệ và dòng thải, vì vậy áp dụng các phương pháp truyền thống thường 
cho kết quả dự báo định lượng và có độ tin cậy tương đối cao. Trong khi đó, do tính 
chất của các CQK ở tầm vĩ mô, các số liệu đưa ra không đủ cụ thể và chi tiết, việc áp 
dụng các phương pháp truyền thống thường chỉ cho kết quả định tính. Vì vậy, một số 
nghiên cứu đã đưa thêm các phương pháp đặc thù (gọi là các phương pháp phân tích 
chính sách) có thể áp dụng trong ĐMC. 
Partidario, IAIA (2001) đưa ra một số phương pháp/công cụ thường được sử dụng 
trong ĐMC như sau:. 
- Kịch bản và mô phỏng 
- Phân tích khả năng chịu tải và xu hướng biến đổi các yếu tố môi trường 
- Phân tích mạng lưới và tiếp cận hệ thống 
- Chồng ghép bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS) 
- Hệ thống mô hình hóa 
- Phân tích đa tiêu chí 
- Phân tích chi phí lợi ích 
- Ý kiến chuyên gia và tham vấn cộng đồng 
Ngoài ra nhiều phương pháp có thể sử dụng trong ĐMC, từ tổ hợp một số phương 
pháp riêng biệt đến sử dụng tư vấn chuyên gia trong các nghiên cứu chi tiết, tham vấn 
cộng đồng, sử dụng GIS và mô hình máy tính, xây dựng các kịch bản... Các phương 
pháp này được chọn lọc thực hiện phù hợp với yêu cầu của mỗi bước/nội dung ĐMC 
như nêu trong bảng sau. 
84 
Bảng 4.1. Một số phương pháp sử dụng trong đánh giá môi trường chiến lược 
Nội dung ĐMC Phương pháp sử dụng 
Nghiên cứu cơ sở 
- Thu thập báo cáo hiện trạng môi trường và các tài liệu tương 
tự 
- Liệt kê, lập khung logic các vấn đề môi trường 
Sàng lọc/xác định phạm vi, 
quy mô và đặc điểm liên 
quan đến môi trường 
- Khảo sát, so sánh 
- Xây dựng mạng lưới hệ quả 
- Tham vấn chuyên gia và cộng đồng 
Xác định các mục tiêu môi 
trường 
- Đối chiếu với các chính sách, chiến lược, tiêu chuẩn môi 
trường 
- Hồi cứu các cam kết đã có 
- Các quy hoạch vùng/địa phương 
Phân tích tác động 
- Xây dựng kịch bản 
- ...  độ ồn, 
độ rung, hiện trạng sử dụng đất, vùng sinh thái 
nhạy cảm, đa dạng sinh học, vùng bảo tồn tự 
nhiên, dân cư, dân tộc, kinh tế, văn hóa. 
Các dự án phát triển khu du lịch, sân golf, khu 
dân cư mới. 
Khí hậu, địa hình, vùng bảo tồn tự nhiên, chất 
lượng nước, không khí, độ ồn, rung, phóng xạ, 
côn trùng gây dịch bệnh, thống kê dịch tễ, dân 
cư, dân tộc, kinh tế, văn hóa, xã hội. 
Các dự án phát triển giao thông đường bộ 
Khí hậu, địa hình, địa chất, thuỷ văn, vùng ngập 
lũ, vùng bảo tồn tự nhiên, chất lượng không 
khí, ồn, rung, côn trùng gây bệnh, đa dạng sinh 
học, kinh tế, văn hóa, xã hội. 
141 
6.2.1.3. Tổ chức thực hiện 
Việc tiến hành quan trắc “môi trường nền” do chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn thực 
hiện. Yêu cầu: Cần có số liệu mới nhất về điều kiện môi trường tự nhiên trên cơ sở khảo 
sát thực tế. Đối với số liệu mà có thể lấy của các đơn vị khác cần ghi rõ nguồn, thời gian 
khảo sát. 
6.2.2. Quan trắc, giám sát môi trường sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi 
trường 
Giám sát và quan trắc môi trường sau thẩm định báo cáo ĐTM là nhiệm vụ quan 
trọng đã được quy định ở điểm b, khoản 2, Điều 23, Luật Bảo vệ môi trường 2005 “cơ 
quan phê duyệt báo cáo ĐTM có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các 
nội dung trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt”. Giám sát, quan trắc môi trường cũng 
được quy định ở Điều 94, Luật Bảo vệ môi trường 2005, theo đó trách nhiệm quan trắc 
môi trường không chỉ là Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, Ngành, UBND tỉnh mà 
người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh 
doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm quan trắc các tác động đối với môi trường từ 
các cơ sở môi trường của mình. 
6.2.2.1. Mục đích 
Công tác này cần đạt các mục đính sau: 
- Xem xét độ chính xác của những dự đoán tác động đã nêu trong đánh giá tác động 
môi trường, những biện pháp giảm thiểu có hiệu quả trong việc giải quyết các tác động 
môi trường dự đoán và để đánh giá xem có cần thiết phải có những biện pháp giảm 
thiểu bổ xung không. Từ đó, làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước xác nhận chủ dự 
án đã hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đúng theo quyết định phê 
duyệt báo cáo ĐTM. 
- Cung cấp cơ sở dữ liệu cho cơ quan quản lý nhà nước và chủ đầu tư về chất lượng 
môi trường, bằng chứng về tác động của dự án đến môi trường tự nhiên và KT-XH 
trong vùng. 
- Cung cấp số liệu để dự báo khả năng mở rộng phạm vi tác động, khả năng gây sự 
cố môi trường (nếu có) 
- Đánh giá sự tuân thủ của tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường của chủ dự án. 
Đồng thời, kết quả quan trắc môi trường cũng có thể cung cấp những cái nhìn bên 
trong quan trọng về các phản ứng của hệ sinh thái đối với các sức ép liên quan tới dự án 
và chúng rất có giá trị trong việc thực hiện những đánh giá trong tương lai cho các dự án 
tương tự (Ban thư ký Uỷ hội sông Mê kông, 2001). 
6.2.2.2. Nội dung về quan trắc, giám sát môi trường sau thẩm định báo cáo đánh giá 
tác động môi trường 
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài 
nguyên và Môi trường, hoạt động quan trắc, giám sát được thực hiện trong suốt quá 
142 
trình chuẩn bị, xây dựng, vận hành và giai đoạn khác (nếu có), như: tháo dỡ, đóng cửa, 
cải tạo phục hồi môi trường và các hoạt động khác có khả năng gây tác động đến môi 
trường của dự án. 
Chương trình giám sát môi trường cần xác định rõ: Đối tượng và các thông số ô 
nhiễm đặc trưng của dự án cần được giám sát; Vị trí, thời gian và tần suất giám sát; Nhu 
cầu thiết bị giám sát; Nhu cầu nhân lực; Dự trù kinh phí cho hoạt động giám sát. 
* Đối tượng quan trắc, giám sát: bao gồm các nguồn thải của dự án thực chất là 
giám sát chất thải và môi trường xung quanh (trong trường hợp khu vực không có các 
trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước). 
- Giám sát chất thải: sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt, chủ dự án tiến hành 
quan trắc, giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và các thông số đặc trưng cho chất thải 
của dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam với tần suất tối thiểu 01 
lần/03 tháng. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ 
ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành (không bắt buộc đối với chất thải rắn). 
Việc giám sát liên tục, tự động chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động của 
dự án đối với từng dự án cụ thể phải thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy 
định có liên quan của pháp luật hiện hành. Trường hợp pháp luật chưa có quy định 
cụ thể về việc này, cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường xem 
xét, quyết định. 
- Giám sát môi trường xung quanh: tiến hành quan trắc, giám sát các thông số ô 
nhiễm đặc trưng cho dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của Việt 
Nam trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát 
chung của cơ quan nhà nước, với tần suất tối thiểu 01 lần/06 tháng. Các điểm giám 
sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy 
chuẩn hiện hành. 
- Giám sát khác (nếu có, tùy thuộc từng dự án cụ thể): 
+ Giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ 
hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay đổi mực nước mặt, 
nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; các tác động tới các đối tượng tự nhiên và 
kinh tế - xã hội khác với tần suất phù hợp nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không 
gian và thời gian của các yếu tố này. Các điểm giám sát (nếu có) phải được thể hiện cụ 
thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng và tọa độ theo quy chuẩn hiện hành. 
+ Giám sát sự thay đổi của các loài động vật, thực vật quý hiếm trong khu vực thực 
hiện dự án và chịu tác động tiêu cực do dự án gây ra với tần suất tối thiểu 01 lần/năm. 
* Các thông số chọn lọc cần quan trắc, giám sát 
Tập hợp các thông số cần giám sát đối với môi trường vật lý, môi trường sinh học là 
khác nhau giữa các loại dự án. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn các thông số chỉ thị 
143 
(indicators) phản ánh đúng đặc trưng tác động do dự án chứ không phải tất cả hoặc phần 
lớn các thông số có trong QCVN hoặc TCVN về môi trường. 
Việc lựa chọn đúng thông số chỉ thị không chỉ giúp đánh giá đúng thực chất tác 
động của dự án, mà còn giảm chi phí cho công tác quan trắc (Cục Thẩm định và Đánh 
giá Tác động môi trường, 2010). 
Thí dụ: 
- Các thông số chọn lọc để quan trắc tác động môi trường do nước thải dự án sản 
xuất bột giấy. 
Các thông số hóa lý: BOD, COD, tổng SS, phenol, độ đục, pH. 
Các thông số sinh học: phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, động vật đáy. 
- Các thông số để chọn lọc quan trắc tác động môi trường do khí thải nhà máy nhiệt 
điện sử dụng nhiên liệu than 
Các thông số bụi vật lý: bụi tổng số, bụi PM10, SO2, NO2, CO. 
Các thông số sinh học không cần thiết trong quan trắc khí thải nhà máy này. 
- Các thông số để chọn lọc quan trắc tác động môi trường nước do dự án vét luống 
tàu. 
Các thông số hóa lý: pH, độ đục, độ mặn, tổng SS, DO, BOD, Al, Fe, kim loại nặng 
(đặc trưng cho khu vực, thí dụ : Cr, Zn, As...), dầu mỡ. 
Các thông số sinh học: động vật đáy. 
Danh sách các thông số chỉ thị cần lựa chọn được nêu trong một số tài liệu chuyên 
đề về quan trắc môi trường. 
* Vị trí các điểm quan trắc, giám sát 
Số lượng và vị trí giám sát càng nhiều càng phản ánh đúng vùng bị ảnh hưởng do 
dự án. Tuy nhiên, việc lựa chọn các điểm giám sát cần đảm bảo phản ánh đúng phạm vi 
tác động của dự án về mặt không gian. Do vậy, trên thực tế, các điểm giám sát không 
chỉ nằm trong mà còn có thể gồm cả những điểm nằm ở bên ngoài vùng dự án (Cục 
Thẩm định và Đánh giá Tác động môi trường, 2010). 
* Phương pháp quan trắc, giám sát 
Để đảm bảo số liệu giám sát là chính xác, việc giám sát cần tuân thủ các quy định 
(Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động môi trường, 2010): 
- Phải sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn (về thu mẫu, bảo quản mẫu, phân tích thực 
địa, phân tích trong phòng thí nghiệm); 
- Phải thực hiện đo đạc, phân tích theo các phương pháp tiêu chuẩn; 
Thiết bị và phương pháp tiêu chuẩn nêu trên được hiểu là các tiêu chuẩn được công 
nhận rộng rãi, được sử dụng ở nhiều quốc gia (theo ISO, tiêu chuẩn Hoa Kỳ, theo 
GEMS hoặc TCVN, QCVN). 
144 
- Việc phân tích phải được tiến hành lặp lại (tối thiểu 3 lần/1 thông số/1 mẫu) để có 
tính thống kê; 
- Phải có kiểm tra về chất lượng phân tích (QA/QC) giữa các phòng thí nghiệm, đặc 
biệt khi có kết quả phân tích đáng ngờ. 
6.2.2.3. Tổ chức quan trắc môi trường sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 
Theo Luật Bảo vệ môi trường, cơ quan quản lý nhà nước và chủ đầu tư (chủ dự 
án/cơ sở, công trình) đều có trách nhiệm quan trắc môi trường. Như vậy, trách nhiệm 
của các bên như sau: 
- Cơ quan quản lý nhà nước: thực hiện quan trắc ngoại vi về các thành phần môi 
trường liên quan đến dự án. 
- Chủ dự án, cơ sở, công trình: thực hiện quan trắc nội vi - tự quan trắc về các thành 
phần môi trường liên quan đến dự án. 
Tuy nhiên, khi cần thiết cơ quan quản lý nhà nước cũng có thể quan trắc một số yếu 
tố môi trường bên trong công trình và chủ dự án cũng cần quan trắc một số yếu tố môi 
trường ở vùng bị ảnh hưởng do dự án để thực hiện công tác quan trắc môi trường. 
Tổ chức quan trắc môi trường sau khi thẩm định báo cáo ĐTM hiện đã được áp 
dụng tốt ở một số dự án FDI và ODA (ví dụ: dự án JBIC; dự án trung tâm điện lực Phú 
Mỹ; dự bán phát triển giao thông thủy phía Nam - vay vốn WB; dự án xa lộ Đông - Tây 
thành phố Hồ chí Minh - vay vốn JBJC). 
145 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I. Tiếng Việt 
1. Ban thư ký Uỷ hội sông Mê Kông (2001), “Thủ tục đánh giá tác động môi trường và ra 
quyết định”, Phnom Penh. 
2. Ban thư ký Uỷ hội sông Mê Kông (MRC) (2001), “Đánh giá môi trường chiến lược”, 
Chương trình Đào tạo Môi trường, Phnom Penh 10/2001. 
3. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1999), “Hướng dẫn lập báo cáo ĐTM dự án phát 
triển đô thị”. 
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), “Đánh giá tác động môi trường”, Hà Nội 2/2007. 
5. Lê Thạc Cán và cs (1993), “Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam: Phương pháp luận 
và thực tiễn”, Hà Nội. 
6. Lê Thạc Cán (1997), “Sự phát triển của đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam”, Hà 
Nội, 6/1997. 
7. Lê Thạc Cán và Lê Trình (2007), “Hướng dẫn quy trình chung đánh giá tác động môi 
trường đối với các dự án đầu tư”, Vụ Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường. 
8. Nguyễn Huy Côn (1993), “Môi trường xây dựng”, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 
9. Cục Môi trường (1999), “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường”, Hà Nội. 
10. Cục Môi trường (1996), “Sách hướng dẫn môi trường và phát triển đô thị”, Hà Nội, 
8/1996. 
11. Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động môi trường (2010), “Hướng dẫn chung về thực hiện 
đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư”, Hà Nội. 
12. Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động môi trường (2009), “Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá 
môi trường chiến lược”, Hà Nội. 
13. Cục Thẩm định và Đánh giá Tác động môi trường (2010), “Hướng dẫn kỹ thuật thực hiện 
đánh giá tác động môi trường chiến lược đối với quy hoạch kinh tế xã hội”, Hà Nội. 
14. Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (2010), “Hướng dẫn kỹ thuật thực 
hiện đánh giá tác động môi trường chiến lược đối với quy hoạch phát triển công 
nghiệp”, Hà Nội. 
15. Phạm Ngọc Hồ và cs (1996), “Đánh giá các khía cạnh môi trường dự án quy hoạch tổng 
thể thành phố Hà Nội 2010 - 2020”, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội,12/1996. 
16. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ (2001), “Đánh giá tác động môi trường”, Nxb Đại học 
Quốc Gia Hà Nội. 
17. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
18. Nguyễn Đình Mạnh (2005), “Giáo trình Đánh giá tác động môi trường”, Trường Đại học 
Nông nghiệp I, Hà Nội. 
19. Chu Thị Sàng (1997), “Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam: Các vấn đề luật pháp và 
thực tiễn”, Hà Nội, 6/1997. 
20. Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy 
định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của 
146 
Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam 
kết bảo vệ môi trường, Hà Nội. 
21. Lê Trình (1999), “Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước”, Nxb Khoa học Kỹ 
thuật, Hà Nội. 
22. Lê Trình (2000), “Đánh giá tác động môi trường: Phương pháp và ứng dụng”, Nxb Khoa 
học và Kỹ thuật, Hà Nội. 
23. Trần Tý (1997), “Những vấn đề liên quan đến nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tại 
Việt Nam”, Viện Địa lý - Hà Nội, 6/1997. 
24. Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và khu công nghiệp (1996), “Đánh giá tác động môi 
trường của dự án quy hoạch phát triển thành phố Hải Dương đến năm 2010”, Hà Nội, 
12/1996. 
II. Tiếng Anh 
25. Alan Gilpin (1995), “Environmental Impact Assessment (EIA). Cutting edge for the twenty - 
first centery”, Cambridge Univesity Press. 
26. Asit K.Biswas, Qu Geping (editors) (1987), “Environmental Impact Assessment for 
Developing Countries”, The United nation University. 
27. Duggin, J. D. (1999), “Impact Assessment in Natural Resources Management: Book 
A- Introdcution: Concepts and Principles”, University of New England, Armidale, NSW. 
28. Duggin, J. D. (1999), “Impact Assessment in Natural Resources Management: Book 
B- Legislation and Procedures”, University of New England, Armidale, NSW. 
29. Duggin, J. D. (1999), “Impact Assessment in Natural Resources Management: Book 
 C- Techniques and Methods”, University of New England, Armidale, NSW. 
30. Duggin, J. D. (1999), “Impact Assessment in Natural Resources Management: Book D - EIA by 
Resourse Sector”, University of New England, Armidale, NSW. 
31. Brian D. Clark, Ronald Bisset, and Peter Wathern (1980), “Environmental impact assessment : a 
bibliography with abstracts”. 
32. Glasson, J. Therivel, R. & Chadwick (1999), “Introduction to Environmental Impact 
Assessment”, 2nd edn, UCL Press, London. 
33. Lee, N & George, C. (eds) (2000), “Environmental Assessment in Developing and 
Transitional Countries: Principles, Methods and Practice”, University of Manchester, UK. 
34. Partidario M (2001), “Strategic Environmental Assessment (SEA)”, Training Manual. 
35. Sadler and Verheem (1996), “Stratergic Enviromental Assessment Status”, Challeges and 
Future Directions. Ministry of Housing, Spatial Planing and Environment. Publication 54, 
The Hague Netherlands. 
147 
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP 
167/6 Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội 
ĐT: (04) 38523887 (04) 38521940 - Fax: 04.35760748 
Website:  
E-mail: nxbnn@yahoo.com.vn 
CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP 
58 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Q.I - Tp. Hồ Chí Minh 
ĐT: (08) 38299521, 38297157 - Fax: (08) 39101036 
148 
GIÁO TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 
Chịu trách nhiệm xuất bản 
Giám đốc - Tổng Biên tập 
TS. LÊ QUANG KHÔI 
Biên tập và sửa bản in 
LÊ LÂN - ĐINH THÀNH - MINH THU 
Trình bày, bìa 
ÁNH TUYẾT 
63 630
1099 / 07 2013
NN 2013
In 215 bản khổ 19 27cm tại Xưởng in NXB Nông nghiệp. Đăng ký KHXB số 
236-2013/CXB/1099-07/NN ngày 23/2/2013. Quyết định XB số 126/QĐ-NN ngày 
22/11/2013. In xong và nộp lưu chiểu quý IV/2013. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_danh_gia_tac_dong_moi_truong_phan_2.pdf