Giáo trình Luật hình sự (Phần 1)

CHƯƠNG 1

KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

1.1. Định nghĩa

Luật hình sự được xem là một trong những ngành luật ra đời sớm nhất trong lịch

sử loài người và giữ một vai trò rất quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước.5

Xuất hiện ngay từ thời cổ đại và sớm nhất so với tất cả các ngành luật khác trong

các hệ thống pháp luật trên thế giới, tên gọi của luật hình sự đã có cội nguồn lịch sử rất lâu

đời. Chẳng hạn như:

Luật hình sự theo tiếng latinh cổ là “crimen” (tội phạm) – luật về tội phạm và

“poena” (hình phạt) – luật về hình phạt.

Luật hình sự theo tiếng Nga là luật về trách nhiệm phải trả bằng đầu (hay tính

mạng, cuộc sống của người phạm tội), vì trong các di tích pháp lý của nước Nga cổ (ví dụ:

các Điều 26, 96- 98 Bảng tòa Pxkops) thì nội dung của trách nhiệm phải trả bằng đầu

thường gắn liền với trách nhiệm của chủ thể hành vi nào đó mà cội nguồn của trách nhiệm

ấy chính là sự “giết chết” hoặc “trả thù bằng máu”.

Trong tiếng Anh, ngành luật hình sự thường được gọi là “Criminal Law” (ngành

luật về tội phạm), tiếng Pháp là “Droit Criminel” và tiếng Đức là “Criminalrecht” (ngành

luật về hình phạt).

Thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống tội phạm, Nhà nước sử dụng nhiều

biện pháp vừa có tính thuyết phục vừa có tính cưỡng chế để đấu tranh, ngăn chặn những

hành vi vi phạm. Khi sự vi phạm có tính nguy hiểm cho xã hội chưa cao, nhà nước có thể

chỉ sử dụng các chế tài hành chính, dân sự Nếu sự vi phạm đã mang tính nguy hiểm cao

đối với xã hội (như giết người, cướp tài sản, phả hủy công trình phương tiện quan trọng về

an ninh quốc gia.) thì nhà nước phải dùng biện pháp xử lý mạnh mẽ và nghiêm khắc nhất

– biện pháp hình sự.

Hiện nay, trong khoa học luật hình sự Việt Nam về cơ bản khái niệm luật hình sự

được hiểu là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCN Việt

Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những

hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm đồng thời quy định hình phạt đối với

những tội phạm ấy.

Trong hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam chỉ có luật hình sự mới quy

định tội phạm và hình phạt. Các quy phạm pháp luật được chia làm hai loại:

Loại quy phạm quy định nguyên tắc, nhiệm vụ của luật hình sự, những vấn đề

chung về tội phạm và hình phạt. Những quy phạm này hợp thành phần chung của Luật

hình sự.

Loại quy phạm quy định dấu hiệu pháp lý của những tội phạm cụ thể: quy định loại

và mức hình phạt có thể áp dụng đối với các tội phạm ấy. Những quy phạm này hợp thành

phần các tội phạm của Luật hình sự.

Phần chung và phần các tội phạm liên quan mật thiết với nhau.

pdf 56 trang yennguyen 7060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật hình sự (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Luật hình sự (Phần 1)

Giáo trình Luật hình sự (Phần 1)
 1
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 
 TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA 
Chủ biên 
Th.S Phạm Thị Huyền Sang 
GIÁO TRÌNH 
LUẬT HÌNH SỰ 
Vinh - 2011 
 2
 MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ .................... 4 
1. Khái niệm pháp luật hình sự .................................................................................... 4 
2. Tính giai cấp của luật hình sự .................................................................................... 6 
3. Nhiệm vụ của Luật hình sự ....................................................................................... 7 
4. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự.............................................. 8 
CHƯƠNG 2: TỘI PHẠM ............................................................................................................................ 11 
1. Khái niệm tội phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam .......................................... 11 
2. Phân loại tội phạm...............................................................................................14 
3. Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác ................................................................. 14 
CHƯƠNG 3: CẤU THÀNH TỘI PHẠM ....................................................................................... 15 
1. Khái niệm cấu thành tội phạm ................................................................................. 15 
2. Đặc điểm của cấu thành tội phạm ........................................................................... 17 
3. Phân loại tội phạm .................................................................................................... 18 
CHƯƠNG 4: KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM ............................................................................ 19 
1. Khách thể của tội phạm...................................................................................... 19 
2. Đối tượng tác động của tội phạm....................................................................... 20 
CHƯƠNG 5: MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM ............................................................. 21 
1. Khái niệm ................................................................................................................... 21 
2. Hành vi khách quan của tội phạm ........................................................................... 22 
3. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội ................................................................................ 23 
4. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả.......................... 23 
5.Những nội dung biểu hiện khác của mặt khách quan của tội phạm ..................... 24 
CHƯƠNG 6: CHỦ THỂ CỦA TỘI PHẠM .................................................................................... 25 
1. Khái niệm ................................................................................................................... 25 
2. Năng lực trách nhiệm hình sự.................................................................................. 25 
3. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự ................................................................................. 27 
4. Chủ thể đặc biệt của tội phạm .................................................................................. 27 
CHƯƠNG 7: MẶT CHỦ QUAN CỦA TỘI PHẠM .................................................................... 29 
1. Khái niệm............................................................................................................. 29 
2. Lỗi .............................................................................................................................. 29 
3. Động cơ và mục đích phạm tội ................................................................................. 30 
CHƯƠNG 8: CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN TỘI PHẠM........................................31 
1. Khái niệm ................................................................................................................... 32 
2. Chuẩn bị phạm tội ..................................................................................................... 32 
3. Phạm tội chưa đạt ..................................................................................................... 33 
4. Tội phạm hoàn thành ................................................................................................ 34 
5. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ................................................................. 34 
CHƯƠNG 9: ĐỒNG PHẠM .............................................................................................................. 35 
1. Khái niệm đồng phạm ............................................................................................... 35 
2. Các loại người đồng phạm ........................................................................................ 36 
3. Vấn đề trách nhiệm hình sự trong đồng phạm ........................................................ 37 
CHƯƠNG 10 : NHỮNG TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ TÍNH NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI 
CỦA HÀNH VI ....................................................................................................................................... 39 
1. Khái niệm chung................................................................................................. 39 
2. Phòng vệ chính đáng................................................................................................. 39 
3. Tình thế cấp thiết .................................................................................................40 
CHƯƠNG 11: TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ HÌNH PHẠT...............................41 
1. Trách nhiệm hình sự ................................................................................................. 41 
 3
2. Hình phạt ................................................................................................................... 43 
CHƯƠNG 12: QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT .................................................................................. 46 
1. Các căn cứ quyết định hình phạt .............................................................................. 46 
2. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án .... 47 
CHƯƠNG 13: CÁC CHẾ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT ........... 49 
1. Thời hiệu thi hành bản án ........................................................................................ 49 
2. Miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt .............................................................. 50 
3. Án treo ....................................................................................................................... 51 
CHƯƠNG 14: TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI ........ 53 
1. Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội ................................................. 53 
2. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. ............ 54 
3. Các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội........................... 54 
CHƯƠNG 15: CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA ............................................. 57 
1. Khái niệm chung về các tội xâm phạm an ninh quốc gia ....................................... 57 
2. Các tội phạm cụ thể............................................................................................ 57 
CHƯƠNG 16: CÁC TỘI XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHOẺ, DANH DỰ NHÂN 
PHẨM CỦA CON NGƯỜI ................................................................................................................... 65 
1. Khái niệm chung ....................................................................................................... 65 
2. Các tội xâm phạm tính mạng của con người .....................................................65 
2. Các tội xâm phạm sức khỏe ..................................................................................... 70 
3. Các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người ......................................... 70 
CHƯƠNG 17: CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU ....................................................................... 74 
1. Khái niệm chung ....................................................................................................... 74 
2. Các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt ................................................. 74 
3. Các tội xâm phạm sở hữu không có tính chất chiếm đoạt ...................................... 77 
CHƯƠNG 18: CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ......................... 79 
1. Khái niệm ................................................................................................................... 79 
2. Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân ......................................................................... 79 
CHƯƠNG 19:CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN CÔNG CỘNG, TRẬT TỰ CÔNG 
CỘNG ......................................................................................................................................................... 82 
1. Các tội xâm phạm an toàn công cộng ...................................................................... 82 
2. Các tội xâm phạm trật tư công cộng................................................................ 96 
CHƯƠNG 20 : CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH.........101 
1.Khái niệm .................................................................................................................. 101 
2. Các tội phạm cụ thể ................................................................................................. 101 
CHƯƠNG 21: CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY........................................................................... 111 
1. Khái niệm chung ..................................................................................................... 111 
2. Một số tội phạm cụ thể ............................................................................................ 111 
CHƯƠNG 22: CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC VỤ ........................................................................ 113 
1. Khái niệm và những đặc điểm chung của các tội phạm về chức vụ............... 113 
2. Các tội phạm về tham nhũng .................................................................................. 113 
CHƯƠNG 23: CÁC TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP ....................................... 116 
1. Những vấn đề chung ............................................................................................... 117 
2. Một số tội xâm phạm hoạt động tư pháp................................................................ 117 
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................... 120 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
XHCN Xã hội chủ nghĩa 
TP Tội Phạm 
 4
CTTP Cấu thành tội phạm 
BLHS Bộ luật Hình sự 
TNHS Trách nhiệm hình sự 
HP Hình phạt 
HĐTP Hội đồng Thẩm phán 
VKSND Viện kiểm sát nhân dân 
TAND Tòa án nhân dân 
CHƯƠNG 1 
 KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 
1. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ 
1.1. Định nghĩa 
Luật hình sự được xem là một trong những ngành luật ra đời sớm nhất trong lịch 
sử loài người và giữ một vai trò rất quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước. 
 5
Xuất hiện ngay từ thời cổ đại và sớm nhất so với tất cả các ngành luật khác trong 
các hệ thống pháp luật trên thế giới, tên gọi của luật hình sự đã có cội nguồn lịch sử rất lâu 
đời. Chẳng hạn như: 
Luật hình sự theo tiếng latinh cổ là “crimen” (tội phạm) – luật về tội phạm và 
“poena” (hình phạt) – luật về hình phạt. 
Luật hình sự theo tiếng Nga là luật về trách nhiệm phải trả bằng đầu (hay tính 
mạng, cuộc sống của người phạm tội), vì trong các di tích pháp lý của nước Nga cổ (ví dụ: 
các Điều 26, 96- 98 Bảng tòa Pxkops) thì nội dung của trách nhiệm phải trả bằng đầu 
thường gắn liền với trách nhiệm của chủ thể hành vi nào đó mà cội nguồn của trách nhiệm 
ấy chính là sự “giết chết” hoặc “trả thù bằng máu”. 
Trong tiếng Anh, ngành luật hình sự thường được gọi là “Criminal Law” (ngành 
luật về tội phạm), tiếng Pháp là “Droit Criminel” và tiếng Đức là “Criminalrecht” (ngành 
luật về hình phạt). 
Thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống tội phạm, Nhà nước sử dụng nhiều 
biện pháp vừa có tính thuyết phục vừa có tính cưỡng chế để đấu tranh, ngăn chặn những 
hành vi vi phạm. Khi sự vi phạm có tính nguy hiểm cho xã hội chưa cao, nhà nước có thể 
chỉ sử dụng các chế tài hành chính, dân sự Nếu sự vi phạm đã mang tính nguy hiểm cao 
đối với xã hội (như giết người, cướp tài sản, phả hủy công trình phương tiện quan trọng về 
an ninh quốc gia...) thì nhà nước phải dùng biện pháp xử lý mạnh mẽ và nghiêm khắc nhất 
– biện pháp hình sự. 
Hiện nay, trong khoa học luật hình sự Việt Nam về cơ bản khái niệm luật hình sự 
được hiểu là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nước CHXHCN Việt 
Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành, xác định những 
hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm đồng thời quy định hình phạt đối với 
những tội phạm ấy. 
Trong hệ thống pháp luật nước CHXHCN Việt Nam chỉ có luật hình sự mới quy 
định tội phạm và hình phạt. Các quy phạm pháp luật được chia làm hai loại: 
Loại quy phạm quy định nguyên tắc, nhiệm vụ của luật hình sự, những vấn đề 
chung về tội phạm và hình phạt. Những quy phạm này hợp thành phần chung của Luật 
hình sự. 
Loại quy phạm quy định dấu hiệu pháp lý của những tội phạm cụ thể: quy định loại 
và mức hình phạt có thể áp dụng đối với các tội phạm ấy. Những quy phạm này hợp thành 
phần các tội phạm của Luật hình sự. 
Phần chung và phần các tội phạm liên quan mật thiết với nhau. 
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH 
2.1. Đối tượng điều chỉnh 
Đối tượng điều chỉnh của bất kỳ một ngành luật nào cũng là những nhóm quan hệ 
xã hội nhất định. Mọi ngành luật đều có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh 
riêng, phù hợp với đặc điểm của từng ngành luật. 
Sự khác nhau về đối tượng điều chỉnh xuất phát từ sự khác nhau về chức năng của 
các ngành luật. Luật hình sự là ngành luật quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội 
bị coi là tội phạm đồng thời quy định hình phạt có thể áp dụng đối với những người đã 
thực hiện những hành vi ấy. Luật hình sự không điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các 
lĩnh vực hoạt động khác nhau của đời sống xã hội như các ngành luật khác (luật nhà nước, 
luật hành chính...). Nó chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh khi có tội phạm xảy 
ra. Về mặt pháp lý, các quan hệ xã hội phát sinh do việc thực hiện tội phạm được coi là 
những quan hệ pháp luật hình sự. Trong quan hệ pháp luật hình sự, có hai chủ thể với 
những vị trí khác nhau: 
Thứ nhất, Nhà nước là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự với tư cách là người 
bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích của toàn xã hội. Nhà nước có quyền truy tố, xét xử người 
 6
phạm tội, buộc người phạm tội phải chịu hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy 
hiểm của tội phạm mà họ đã gây ra. Mặt khác, với tư cách là người duy trì công lý, Nhà 
nước có trách nhiệm bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội, dù về 
mặt hình sự, người đó đã bị coi là người p ... này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực 
hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định 
hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng. (Nghị Quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 
02/10/2007 của HĐTP TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS 1999 về 
thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt). 
 - Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên trong đó ít nhất phải có một tình tiết được ghi 
nhận tại Khoản 1, Điều 46 BLHS. 
- Thuộc trường hợp không cần bắt chấp hành hình phạt tù. 
* Quy định về án treo ở mỗi quốc gia có sự khác nhau nhất định. Chẳng hạn như: 
BLHS nước CHND Trung Hoa (có hiệu lực từ 01/10/1980), quy định án treo 
không chỉ có thể áp dụng đối với người bị phạt tù dưới 3 năm mà còn có thể áp dụng đối 
với người bị phạt cải tạo lao động. 
Theo Điều 74 BLHS CHLB Nga thì án treo không chỉ có thể áp dụng cho hình 
phạt tù mà còn áp dụng cho cả hình phạt cải tạo lao động, hạn chế phục vụ trong quân đội, 
hạn chế tự do, giữ ở đơn vị kỷ luật quân đội. Thời hạn thử thách của án treo có thể từ 6 
tháng đến 5 năm, ngoài ra Điều 75 còn quy định hủy bỏ án treo hoặc kéo dài thời hạn thử 
thách. 
3.3. Thời gian thử thách và cách tính thời gian thử thách của án treo 
 Án treo chỉ có ý nghĩa khi đi kèm với thời gian thử thách. Thời gian thử thách 
được tính từ ngày tuyên bản án cho hưởng án treo. Trong mọi trường hợp cho hưởng án 
treo Toà án đều phải ấn định thời gian thử thách từ 1 năm đến 5 năm nhưng không thấp 
hơn mức hình phạt tù đã tuyên. 
- Trường hợp người bị xử phạt tù không bị tạm giam thì thời gian thử thách bằng 2 
lần mức hình phạt tù nhưng không được dưới 1 năm và không được quá 5 năm. 
Ví dụ: Nguyễn Hồng N bị Tòa án huyện D Tỉnh A tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù 
nhưng cho hưởng án treo về tội hành hạ người khác (Điều 110) thì tòa án huyện D ấn 
định một mức thời gian thử thách đối với N là: 18 tháng tù * 2 = 36 tháng tù. 
- Trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giam thì lấy mức hình phạt tù trừ đi thời 
gian đã bị tạm giam để xác định mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành. Thời gian thử 
thách trong trường hợp này bằng 2 lần mức hình phạt tù còn lại phải chấp hành nhưng 
không được dưới 1 năm và không được quá 5 năm. 
Ví dụ: Trần Thùy V đã bị tạm giam 5 tháng được tòa án huyện N xử phạt V 2 năm tù 
nhưng cho hưởng án treo về tội đánh bạc. Cách ấn định thời gian thử thách như sau: Tính 
mức phạt tù còn lại V phải chấp hành là 24 tháng tù – 5 tháng tạm giam = 19 tháng tù. 
Sau đó Tòa án phải ấn định thời gian thử thách với V là 19 tháng tù * 2 = 38 tháng tù. 
3.4. Tổng hợp hình phạt đối với người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời 
gian thử thách 
Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách thì 
tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt 
của bản án mới theo quy định tại Điều 51 BLHS. 
Ví dụ: Nguyễn Minh A bị Tòa án huyện B, tỉnh K tuyên phạt 2 năm tù nhưng cho 
hưởng án treo về tội đánh bạc, thời gian thử thách là 4 năm tính từ ngày tuyên án. Nếu 
đang trong thời gian thử thách A lại phạm tội mua bán trái phép chất ma túy bị phạt 5 
năm tù thì A phải chấp hành hình phạt tổng hợp của 2 tội là : 2 năm + 5 năm = 7 năm tù. 
Chú ý: 
Không coi là vi phạm điều kiện thử thách của án treo nếu trong thời gian thử thách, 
người được hưởng án treo bị xét xử về tội đã thực hiện trước khi có bản án cho hưởng án 
 53 
treo. Trong trường hợp này: 
+ Nếu tòa án không cho hường án treo một lần nữa và người bị kết án phải chấp 
hành hình phạt tù trong thời gian thử thách của án treo thì thời gian thử thách còn lại được 
tính cùng thời hạn chấp hành hình phạt tù. 
+ Nếu tòa án cho hưởng án treo một lần nữa thì tòa án tổng hợp hình phạt của hai 
bản án và ấn định thời gian thử thách chung cho hai bản án. 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
Câu 1: Phân tích các quy định của pháp luật về miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt. 
Câu 2: Phân tích các điều kiện cho hưởng án treo. 
Câu 3: A (38 tuổi) đã bị kết án tử hình về tội giết người. Theo quy định của BLHS, A có 
thể được trả tự do không? Giải thích rõ tại sao? 
Câu 4: Nêu cách tổng hợp hình phạt đối với người được hưởng án treo phạm tội mới trong 
thời gian thử thách. 
Câu 5: Nêu cách tổng hợp hình phạt đối với người được hưởng án treo phạm tội mới trong 
thời gian thử thách. 
CHƯƠNG 14 
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 
1. NGUYÊN TẮC XỬ LÝ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 
1.1. Khái niệm 
 Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đã thực 
hiện hành vi phạm tội. 
Câu hỏi: Khoảng 9 giờ ngày 1/6/2009, Nguyễn Tiến A (15 tuổi) thấy chiếc máy 
cày nhà hàng xóm đang đậu trước sân. Do hiếu kỳ nên A đã leo lên, nổ máy chơi. Không 
ngờ máy nổ thật. A lúng túng gạt phải cần số làm máy cày chuyển động. Cạnh đó có 1 
đám trẻ con đang chơi và 2 em bị máy cày cán chết. May mắn là A không sao. 
Trong trường hợp này, A có phải chịu TNHS không? Tại sao? 
-> Nhận xét, đánh giá, kết luận: 
=> A không phải chịu TNHS. 
- Căn cứ vào Điều 12 BLHS hiện hành quy định: 
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 
 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội phạm 
rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. 
- Căn cứ vào Khoản 3 Điều 8 về phân loại tội phạm. 
- Căn cứ và tình tiết vụ án cho thấy, A thực hiện hành vi và gây hậu quả với lỗi vô 
ý (Điều 10 BLHS). Tội phạm mà A thực hiện là tội rất nghiêm trọng, vì tội phạm này 
được quy định tại khoản 2 Điều 98 về tội vô ý làm chết người (làm chết nhiều người) với 
mức hình phạt cao nhất đến 12 năm tù. 
Như vậy A (15) tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý. Do đó: khẳng định A 
không phải chịu TNHS. 
1.2. Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội 
1. Nguyên tắc thứ nhất là việc xử lý người chưa thành niên phạm tội (NCTNPT) 
chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành 
công dân có ích cho xã hội. 
2. Nguyên tắc thứ hai là người chưa thành niên có thể được miễn TNHS nếu người 
 54 
đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết 
giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. 
3. Nguyên tắc thứ ba là việc truy cứu TNHS người chưa thành niên phạm tội và áp 
dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ 
vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc 
phòng ngừa tội phạm. Nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người 
chưa thành niên phạm tội thì tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp là giáo dục 
tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng. 
4. Nguyên tắc thứ tư là không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người 
chưa thành niên phạm tội. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành 
niên phạm tội. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ 
tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. Khi xử phạt tù có thời hạn, tòa án cho người chưa thành 
niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên 
phạm tội tương ứng. 
 Theo thông lệ quốc tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều không áp dụng hình 
phạt tù chung thân đối với trẻ em cũng như đối với người chưa thành niên dù họ có phạm 
tội nghiêm trọng như thế nào. Tuy vậy, tại một số ít nước trên thế giới, theo báo cáo của 
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trên thế giới và tổ chức Ân xá quốc tế, trong năm 2005 vẫn 
còn áp dụng tù chung thân cho trẻ em và người chưa thành niên là Hoa Kỳ, Israel, Cộng 
hoà Nam Phi, Tanzania. Mỹ đứng đầu với 9.700 trường hợp, 2.200 đã được phóng thích 
tạm thời vì có bảo lãnh. 
5. Nguyên tắc thứ năm là án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi 
chưa đủ 16 tuổi không được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. 
2. CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 
(Điều 70 BLHS). 
Theo quy định tại Điều 70 BLHS có 2 biện pháp tư pháp chỉ có thể áp dụng đối với 
NCTNPT đó là: 
2.1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn 
Đây là biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục và phòng ngừa, được áp dụng đối 
với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng trong thời hạn từ 
một năm đến hai năm. 
Ví dụ: NCTNPT đua xe trái phép theo khoản 1 Điều 207 BLHS hoặc sử dụng trái 
phép chất ma túy theo khoản 1 Điều 197 thì có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, 
phường, thị trấn trong thời hạn từ 1 năm đến 2 năm. 
2.2. Đưa vào trường giáo dưỡng 
Đây là biện pháp tư pháp gắn với người chưa thành niên phạm tội nếu xét thấy cần 
phải có kỉ luật chặt chẽ và cần phải cách li họ khỏi môi trường xã hội để giáo dục và cải 
tạo họ thành công dân có ích cho xã hội. 
Thời hạn của biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ một năm đến hai năm. 
Ví dụ: NCTNPT công nhiên chiếm đoạt tài sản theo điểm c khoản 2 Điều 137 thì 
có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. 
Khi đã chấp hành được một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị 
của nhà trường, tòa án có thể quyết định chấm dứt thời hạn ở trường giáo dưỡng. 
3. CÁC HÌNH PHẠT ÁP DỤNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI (Điều 71 
BLHS). 
Theo quy định tại Điều 71 BLHS thì NCTNPT chỉ có thể bị áp dụng một trong số 
các hình phạt sau đối với mỗi tội phạm: 
3.1. Hình phạt cảnh cáo 
Cảnh cáo là hình phạt chính có tính giáo dục sâu sắc, thể hiện sự khiển trách công 
khai của Nhà nước đối với người phạm tội và hành vi phạm tội của họ. Cảnh cáo gây ra 
cho người bị kết án những tổn hại về tinh thần. 
 55 
NCTNPT bị phạt cảnh cáo khi phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm 
nhẹ. 
Ví dụ: NCTNPT trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS hoặc tội lừa đảo 
chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 139 BLHS thì có thể áp dụng cảnh cáo. 
3.2. Hình phạt tiền 
Phạt tiền là hình phạt chính áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm 
tước đi quyền lợi vật chất của họ để cải tạo, giáo dục họ trở thành công dân có ích cho xã 
hội. 
NCTNPT bị phạt tiền khi có đủ hai điều kiện: Họ là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 
18 tuổi và có thu nhập hoặc có tài sản riêng. 
Mức phạt tiền đối với NCTNPT là không quá ½ mức phạt tiền mà điều luật quy 
định nhưng không được thấp hơn 1 triệu đồng. 
Ví dụ: A (17 tuổi) có tài sản riêng là 20 triệu đồng. A phạm tội tổ chức đua xe trái 
phép theo khoản 1 (Điều 206 BLHS). Trong thực tế, do có tình tiết giảm nhẹ, A là người 
đã thành niên thì xét xử A mức hình phạt 10 triệu đồng là thỏa đáng. Vì A là người chưa 
thành niên nên mức phạt tiền đối với A không quá 5 triệu đồng (1/2 của 10 triệu đồng) 
nhưng không được thấp hơn 1 triệu đồng. 
3.3. Cải tạo không giam giữ 
Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính có nội dung giáo dục sâu sắc không 
buộc người được áp dụng hình phạt này phải cách li khỏi xã hội. Họ vẫn có thể thực hiện 
công việc thường ngày và sống trong môi trường gia đình và xã hội như trước đây. 
NCTNPT bị phạt cải tạo không giam giữ cần đáp ứng hai điều kiện: Hành vi phạm 
tội thuộc vào tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng; Họ phải có nơi làm việc ổn định 
hoặc nơi thường trú rõ ràng. 
Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với NCTNPT không quá ½ thời hạn mà điều 
luật quy định. 
Ví dụ: NCTNPT trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS thì mức cao nhất 
của cải tạo không giam giữ đối với họ là 1 năm rưỡi. 
3.4. Tù có thời hạn 
Tù có thời hạn là hình phạt cách li người phạm tội ra khỏi xã hội để giáo dục, cải 
tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội. 
Đây là hình phạt nghiêm khắc nhất có thể áp dụng đối với NCTNPT. Hình phạt 
này được áp dụng khi NCTNPT rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên, 
trong trường hợp NCTNPT ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, cần thiết phải áp dụng 
hình phạt nhưng không có đủ điều kiện để áp dụng các hình phạt khác như cảnh cáo, phạt 
tiền hoặc cải tạo không giam giữ thì cũng áp dụng hình phạt tù có thời hạn. 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999 đã nhấn mạnh rằng,“khi áp 
dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt 
tù”. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng 
mức án nhẹ hơn mức án áp dụng với người đã thành niên phạm tội tương ứng -> Thể hiện 
sự nhân đạo. 
Cụ thể, với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, khoản 1 Điều 74 
quy định như sau: “Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều 
luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao 
nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt 
cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”. 
Khoản 2 Điều 74 quy định về TNHS người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi 
đến dưới 16 tuổi nhẹ hơn TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến 
dưới 18 tuổi. Cụ thể: “Đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật 
 56 
được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất 
được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao 
nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”. Điều này 
khác với quy định của BLHS 1985, thời hạn tối đa của hình phạt tù đối với người chưa 
thành niên phạm tội là 12 năm (Khoản 2 Điều 64). 
Ví dụ: A là người chưa thành niên phạm tội "cướp giật tài sản" thuộc trường hợp 
quy định tại khoản 3 Điều 136 của BLHS, có khung hình phạt từ 7 năm đến 15 năm tù thì 
trước hết cần xem A là người đã thành niên phạm tội. Trong thực tế, do có tình tiết giảm 
nhẹ, A là người đã thành niên thì xét xử A mức hình phạt 6 năm tù là thỏa đáng. Vì A là 
người chưa thành niên, nếu A từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì mức hình phạt đối với A 
là 4 năm 6 tháng tù (3/4 của 6 năm tù); nếu A là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì 
mức hình phạt đối với A là 3 năm tù (1/2 của 6 năm tù). 
Chú ý: Căn cứ vào hướng dẫn tại tiểu mục 11.1 mục 11 Nghị quyết 
01/2006/NQ-HĐTP thì: 
- Nếu mức hình phạt tù được xác định đối với người chưa thành niên phạm tội thấp hơn 
mức tối thiểu của hình phạt tù có thời hạn (3 tháng) thì cần áp dụng loại hình phạt khác 
nhẹ hơn đối với họ mà không được quyết định hình phạt tù dưới 3 tháng. 
- Nếu mức hình phạt tù được xác định đối với người chưa thành niên phạm tội có số dư 
ngày không tròn tháng thì chỉ nên xử phạt mức hình phạt tù bằng số tròn tháng không lấy 
số dư ngày 
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
Câu 1: Phân tích quy định của pháp luật về các hình phạt áp dụng đối với người chưa 
thành niên phạm tội. 
Câu 2: Phân tích quy định của pháp luật về các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người 
chưa thành niên phạm tội. 
Câu 1: Phân tích quy định của pháp luật về áp dụng hình phạt Tù có thời hạn 
Câu 4: Phân tích quy định của pháp luật về áp dụng hình phạt Cải tạo không giam giữ 
Câu 5: Phân tích quy định của pháp luật về áp dụng hình phạt Hình phạt tiền 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_hinh_su_phan_1.pdf