Giáo trình Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen văn học ngành giáo dục Mầm non

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

GIỚI THIỆU

Văn học có vai trò to lớn trong việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ như hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng Việc đem TPVH đến cho trẻ là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá tình tiếp xúc với TPVH phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ - tình cảm xã hội.

MỤC TIÊU

Kiến thức: Sinh viên trình bày được những kiến thức cơ bản, trọng tâm về đặc điểm thơ, truyện viết cho trẻ em; vai trò của văn học đối với sự phát triển của trẻ cũng như những đặc điểm tâm lý của trẻ liên quan đến việc tiếp nhận tác phẩm văn học.

 Kỹ năng: Sinh viên rèn được những kỹ năng đọc, phân tích và lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với lứa tuổi của trẻ đưa vào giảng dạy.

 Năng lực tự chủ trách nhiệm: có năng lực tiếp nhận và vận dụng những kiến thức giảng viên cung cấp trong quá trình học tập cũng như giảng dạy sau này.

 Có ý thức, trách nhiệm và yêu thích trong học tập bộ môn, hình thành tình cảm yêu nghề.

NỘI DUNG

1.1. Đặc điểm của thơ, truyện viết cho trẻ MN

1.1.1. Sự hồn nhiên, ngây thơ

 Hồn nhiên và ngây thơ vốn là bản tính của trẻ thơ, vì thế, yêu cầu đầu tiên của văn học viết cho các em cũng chính là sự hồn nhiên, ngây thơ. Những sáng của các em thực sự cuốn hút người đọc bởi sự hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo:

 Hôm nay trời nắng chang chang

 Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

 Chỉ mang một cái bút chì

 Và mang một mẫu bánh mì con con

 (Phan Thị Vàng Anh)

 Người lớn muốn viết cho các em phải học được sự hồn nhiên, ngây thơ ấy thì tác phẩm mới hy vọng đem lại sự thành công. Tất nhiên, không phải là sự hồn nhiên theo kiểu “cưa sừng làm nghé”, kiểu cố tình làm ra vẻ ngây thơ (trở thành ngây ngô) mà phải thực sự cảm hiểu để có thể hóa thân cùng với con trẻ. Tiêu biểu cho các nhà thơ người lớn viết cho trẻ như Phạm Hổ, Phan Thị Vàng Anh

 Hay trong câu chuyện “Hai anh em gà con” của Lê Thị Quế, miêu tả hai anh em gà tranh nhau vồ bắt một “con giun” đang ngọ nguậy đến nỗi hàng rào bị bật tung, gà anh bị đau mắt còn gà em thì đau cánh nhưng không ai bắt được và cứ đổ thừa cho nhau là đã nuốt mất giun.

 Chính sự ngây thơ đáng yêu của tác phẩm văn học dành cho trẻ phù hợp với đặc điểm tâm lí của lứa tuổi này đã làm cho trẻ có thể tiếp nhận một cách đễ dàng các tác phẩm, mang lại hiệu quả giáo dục cao, giúp các em hiểu biết thêm về cuộc sống.

 

docx 71 trang yennguyen 7680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen văn học ngành giáo dục Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen văn học ngành giáo dục Mầm non

Giáo trình Lý luận và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen văn học ngành giáo dục Mầm non
	ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM
GIÁO TRÌNH
LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC
NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Mã số: 61092006
 (Ban hành theo Quyết định số ../QĐ - CĐCĐ, ngày 
 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum)
Kon Tum, 3/2020
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Ngọc
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Giáo trình “Lí luận và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen văn học” được biên soạn dựa trên Chương trình đào tạo ngành Giáo dục mầm non trình độ Cao đẳng. Mục đích của giáo trình để làm tài liệu giảng dạy chính thức cho giảng viên và làm tài liệu học tập chính thức cho sinh viên. Giáo trình “Lí luận và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen văn học” do chúng tôi biên soạn có tham khảo giáo trình “ Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen văn học” của tác giả Lã Thị Bắc Lý nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Lí luận và PPTC hoạt động làm quen văn học là giáo trình được biên soạn nhằm mục đích phục vụ cho công tác đào tạo giáo viên Mầm non trình độ cao đẳng.
 Lí luận và PPTC hoạt động làm quen văn học là học phần thuộc kiến thức chuyên ngành cung cấp cho SV những hiểu biết cơ bản về những vấn đề chung như: đặc điểm của thơ, truyện viết cho trẻ em lứa tuổi mầm non, vai trò của văn học đối với sự phát triển của trẻ thơ, một số đặc điểm tâm lí của trẻ em lứa tuổi mầm non liên quan đến việc tiếp nhận tác phẩm văn học.
Học phần này còn cung cấp kiến thức chuyên sâu về các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện. Hướng dẫn cách sử dụng thơ, truyện trong tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non. Những kiến thức của học phần Phương pháp làm quen văn học giúp SV biết, hiểu, áp dụng thành thạo thiết kế và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện ở trường mầm non.
Giáo trình được cấu trúc 4 chương:
 Chương 1:Những vấn đề chung
	Chương 2. Các phương pháp cho trẻ làm quen với thơ, truyện
	Chương 3. Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện
	Chương 4. Sử dụng thơ, truyện trong tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp ở trường mầm non
Mỗi chương được trình bày theo cấu trúc: mục tiêu, nội dung, câu hỏi ôn tập, bài tập thực hành, tài liệu tham khảo.
Trong quá trình biên soạn, tác giả đã cố gắng thể hiện ngắn gọn, trọng tâm các nội dung cơ bản, khoa học. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp để tài liệu được hoàn thiện hơn.
	 Kon Tum, tháng 3 năm 2020
	Người biên soạn
	 Nguyễn Thị Bích Ngọc
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
T
Viết tắt
Viết đầy đủ
1
CTĐT
Chương trình đào tạo
2
GDMN
Giáo dục mầm non
3
GV
Giáo viên
4
LQVH
Làm quen văn học
5
MN
Mầm non
6
TPVH
Tác phẩm văn học
7
SV
Sinh viên
GIÁO TRÌNH
TÊN HỌC PHẦN: LL&PPTCHD LÀM QUEN VĂN HỌC
MÃ HỌC PHẦN: 61092006
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA CỦA HỌC PHẦN
	- Vị trí: Đây là môn học thuộc khối các kiến thức giáo dục chuyên ngành, trang bị cho sinh viên những kiến thức quan trọng, cần thiết về những phương pháp, cách thiết kế bài giảng và cách tổ chức hoạt động dạy trẻ làm quen với văn học. 
Tính chất: PP. Làm quen văn học là môn học vừa lý thuyết, vừa thực hành nhưng thực hành chiếm vị trí quan trọng hơn. Kiến thức thực hành được nắm vững thông qua những tiết thảo luận, thực hành dạy tại lớp.
Ý nghĩa: Việc nắm vững các kiến thức lý thuyết và thực hành của học phần giúp sinh viên vững vàng, tự tin trong những tiết tập dạy và giảng dạy sau này. Và là yếu tố quan trọng giúp sinh viên định hướng, nhận thức rõ vai trò của ngành học mầm non qua đó có khả năng tự rèn luyện để thành công hơn trong sự nghiệp của mình.
II. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN
2.1. Kiến thức
 - Trình bày và phân tích được đặc điểm của thơ, truyện viết cho trẻ lứa tuổi mầm non; vai trò của văn học đối với sự phát triển toàn diện cho trẻ.
- trình bày, phân tích, chứng minh được các phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen với thơ, truyện vào xây dựng kế hoạch, cách tổ chức hoạt động dạy học LQVH. Biết sáng tạo cách sử dụng thơ, truyện trong tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề ở trường mầm non.
2.2. Kỹ năng:
- Vận dụng những hiểu biết về đặc điểm thơ, truyện vào việc lựa chọn thơ, truyện cho trẻ lứa tuổi mầm non.
- Áp dụng, thực hành thành thạo các phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen với thơ, truyện vào việc thiết kế và tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với thơ, truyện đáp ứng được yêu cầu thực tiễn giáo dục mầm non.
2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Tích cực học tập, sẵn sàng, chủ động áp dụng các kiến thức về văn học thiếu nhi và phương pháp làm quen văn học vào quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ. 
Hình thành lòng yêu nghề, yêu trẻ, có ý thức rèn luyện để thực hiện tốt công tác chăm sóc-giáo dục trẻ.
NỘI DUNG CỦA HỌC PHẦN
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
GIỚI THIỆU
Văn học có vai trò to lớn trong việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ như hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượngViệc đem TPVH đến cho trẻ là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá tình tiếp xúc với TPVH phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ - tình cảm xã hội. 
MỤC TIÊU
Kiến thức: Sinh viên trình bày được những kiến thức cơ bản, trọng tâm về đặc điểm thơ, truyện viết cho trẻ em; vai trò của văn học đối với sự phát triển của trẻ cũng như những đặc điểm tâm lý của trẻ liên quan đến việc tiếp nhận tác phẩm văn học.
	Kỹ năng: Sinh viên rèn được những kỹ năng đọc, phân tích và lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp với lứa tuổi của trẻ đưa vào giảng dạy.
	Năng lực tự chủ trách nhiệm: có năng lực tiếp nhận và vận dụng những kiến thức giảng viên cung cấp trong quá trình học tập cũng như giảng dạy sau này.
	Có ý thức, trách nhiệm và yêu thích trong học tập bộ môn, hình thành tình cảm yêu nghề. 
NỘI DUNG	
1.1. Đặc điểm của thơ, truyện viết cho trẻ MN
1.1.1. Sự hồn nhiên, ngây thơ	
	Hồn nhiên và ngây thơ vốn là bản tính của trẻ thơ, vì thế, yêu cầu đầu tiên của văn học viết cho các em cũng chính là sự hồn nhiên, ngây thơ. Những sáng của các em thực sự cuốn hút người đọc bởi sự hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo:
	Hôm nay trời nắng chang chang
	Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
	Chỉ mang một cái bút chì 
	Và mang một mẫu bánh mì con con
	(Phan Thị Vàng Anh)
	Người lớn muốn viết cho các em phải học được sự hồn nhiên, ngây thơ ấy thì tác phẩm mới hy vọng đem lại sự thành công. Tất nhiên, không phải là sự hồn nhiên theo kiểu “cưa sừng làm nghé”, kiểu cố tình làm ra vẻ ngây thơ (trở thành ngây ngô) mà phải thực sự cảm hiểu để có thể hóa thân cùng với con trẻ. Tiêu biểu cho các nhà thơ người lớn viết cho trẻ như Phạm Hổ, Phan Thị Vàng Anh
	Hay trong câu chuyện “Hai anh em gà con” của Lê Thị Quế, miêu tả hai anh em gà tranh nhau vồ bắt một “con giun” đang ngọ nguậy đến nỗi hàng rào bị bật tung, gà anh bị đau mắt còn gà em thì đau cánh nhưng không ai bắt được và cứ đổ thừa cho nhau là đã nuốt mất giun.	
	Chính sự ngây thơ đáng yêu của tác phẩm văn học dành cho trẻ phù hợp với đặc điểm tâm lí của lứa tuổi này đã làm cho trẻ có thể tiếp nhận một cách đễ dàng các tác phẩm, mang lại hiệu quả giáo dục cao, giúp các em hiểu biết thêm về cuộc sống.
1.1.2. Sự ngắn gọn, rõ ràng
	Tác phẩm văn học cho lứa tuổi này cần phải ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu. Các bài thơ được chọn lọc có nội dung gần gũi, mang ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng, dễ nhớ, từ ngữ mang nghĩa đen với các miêu tả cụ thể, dễ hiểu. 
	Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng tác phẩm mà còn thể hiện trong cả câu văn, câu thơ. 
- Văn xuôi thường thể hiện bằng câu đơn, ngắn, ít khi dùng câu phức hợp.
- Nhan đề của tác phẩm bao giờ cũng cụ thể, thường đúc kết ngay ý nghĩa giáo dục, có khi là tên nhân vật chính, hoặc một câu hỏi mang tính định hướng.
VD: Bó hoa tặng cô, Ai đáng khen nhiều hơn, Bài học tốt
- Truyện thường có kết cấu theo kiểu đối lập, tương phản rất rõ ràng, giúp trẻ dễ nắm bắt cốt truyện, dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và có thể kể lại một cách dễ dàng.
	VD: Chú Dê Đen, Ba cô gái, Bác Gấu Đen và hai chú thỏ
	Dạng phổ biến của thơ viết cho các em là thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, rất gần với đồng dao, một thể lọa dân gian phù hợp với trẻ thơ, câu thơ ngắn, vui nhộn; các em vừa đọc, vừa chơi, dễ thuộc, dễ nhớ.
VD: 	Cây dây leo
	Bé tí teo
	Ở trong nhà
	Lại bò ra
	Ngoài cửa sổ
	Và nghểnh cổ
	Lên trời cao
	Hởi: “Vì sao”?
	Cây trả lời
Ra ngoài trời,
Cho dễ thở
	(Cây dây leo – Xuân Tửu)
	Sự rõ ràng của văn học viết cho trẻ em lứa tuổi MN còn được thể hiện ở ý nghĩa của từ vựng. Từ ngữ thường mang nghĩa đen, với lối miêu tả cụ thể, dễ hiểu.
VD:	Vàng tươi hoa cúc áo
	Đỏ rực nụ dong riềng
	Tim tím hoa bìm bìm
	Dây tơ hồng em quấn
	Thành một bó vừa xinh.
	(Ngô Quân Miện – Bó hoa tặng cô)
Với cách miêu tả trực tiếp như vậy, trẻ có thể dễ dàng hình dung ra và hiểu rõ các sự vật, hiện tượng được thể hiện trong tác phẩm.
	Bên cạnh đó, truyện thường có kết cấu đối lập tương phản với hai loại nhân vật thiện –ác, tốt –xấu phù hợp với lối tư duy cụ thể của trẻ, giúp trẻ dễ nắm được cốt truyện, dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện và có thể kể lại một cách dễ dàng.
	VD: Ba cô gái, Ai đáng khen nhiều hơn
1.1.3. Giàu hình ảnh, vần điệu, nhạc điệu
	Do tư duy của trẻ mầm non chủ yếu mang tính trực quan hình tượng, vì thế tác phẩm văn học dành cho trẻ phải đáp ứng được yếu tố giàu hình ảnh, vần điệu, nhạc điệu để trẻ dễ ghi nhớ và thuộc nhanh. 
	Mỗi bài thơ, mỗi câu chuyện đều miêu tả những hình ảnh đẹp, rực rỡ, cùng với những vần điệu, nhạc điệu vui tươi, làm cho tác phẩm trở nên sinh động, có sức hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của các em. Mỗi tác phẩm văn học đều miêu tả những hình ảnh đẹp có trong cuộc sống đời thực. Tuy nhiên, thông qua ngôn ngữ nghệ thuật mà các hình ảnh này trở nên lung linh, sinh động, xinh đẹp vô cùng khi chúng ta cảm thụ chúng bằng cảm xúc, bằng tưởng tượng, bằng tất cả các quá trình tâm lí của con người.
	Hình ảnh “trăng” trong tác phẩm “Trăng ơi từ đâu đến” của Trần Đăng Khoa là một minh chứng cụ thể cho điều này:
	Trăng ơi từ đâu đến?
	Hay tư cánh rừng xa
	Trăng hồng như quả chín
	Lửng lơ lên nóc nhà.
	Trăng ơi từ đâu đến?
	Hay biển xanh diệu kì
	Trăng tròn như mắt cá
	Không bao giờ chớp mi
	Hay: 
	Con bướm trắng
	Lượn vườn hồng 
	Gặp con ong
	Đang bay vôi...
	(Nhược Thủy)
	Những hình ảnh được miêu tả trong thơ thật sinh động, trong trẻo. Mỗi bài thơ đều gợi lên trong trí tưởng tượng của trẻ những bức tranh tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Qua đó không chỉ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn thêm yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Tính vần điệu, nhạc điệu trong tác phẩm văn học thường được thể hiện ở việc tác giả sử dụng những từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình..., sử dụng các vần hân, vần lưng lặp lại ở các từ trong những câu thơ. 
	Những câu thơ trong bài thơ “Chim chích bông” của Nguyễn Viết Bình thuộc chương trình thơ, truyện cho trẻ lớp mẫu giáo bé biểu hiện rõ đặc điểm này:
	Chim chích bông 
	Bé tẻo teo
	Nó hay trèo...
	Hay: 
	Cây dây leo 
	Bé tẻo teo
ͦ	Ở trong nhà
	Lại bò ra
	Ngoài cửa sổ
	Và nghểnh cổ
	Lên trời cao...
	(Xuân Tửu- Cây dây leo) 
	Hoặc:
	Câu chuyện “Bác gấu đen và hai chú thỏ” có chứa đựng rất nhiều từ ngữ giàu tính nhạc điệu. 
	 Nước mưa chảy ròng ròng xuống mặt, xuống cổ bác Gấu. Bác Gấu đi mãi, đi mãi...”.
	Bằng ngôn ngữ đa thanh, giàu hình ảnh, nhạc điệu... Thiên nhiên trong tác phẩm văn học cho trẻ mầm non dưӡng như đẹp hơn, thân thương hơn đối với các em. 
	Với trẻ thơ, các tác giả đã hòa mình vào cuộc sống của các em, viết theo cách cảm, cách nghĩ của các em để có được những tác phẩm mang đầy âm điệu của cuộc sống, rất phù hợp với trẻ. Vì thế văn học mang đến cho trẻ những hình ảnh sống động, bay bỗng, giàu chất thơ, giàu tình cảm về thế giới xung quanh và được các em đón nhận nồng nhiệt.
	Những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu và nhạc điệu vui tươi làm cho tác phẩm thêm sinh động, có sức hấp dẫn và lôi cuốn sự chú ý của các em. Có thể nói, vần là một yếu tố không thể thiếu trong thơ viết cho trẻ em (điều này rất khác với thơ người lớn, nhiều khi vần không phải là yếu tố thật quan trọng). Thơ không chỉ có vần mà còn phải có cách gieo vần thật phù hợp với sự tiếp nhận của các em.
	VD: 	Bắp cải xanh
	Xanh mát mắt
	Lá cải sắp
	Sắp vòng tròn
	Búp cải non
	Nằm ngủ giữa.
	(Phạm Hổ - Bắp cải xanh)
1.1.4. Ngôn ngữ chọn lọc, trong sáng và dễ hiểu
	Ngôn ngữ trong thơ, truyện viết cho trẻ em có nhiều từ tượng hình, từ tượng thanh, nhiều động từ, nhiều tính từ miêu tả, tính từ chỉ màu sắctạo nên sắc thái vui tươi, vừa khêu gợi, khích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, vừa tác động mạnh đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của trẻ.
	VD:	Hoa cà tim tím
	Hoa mướp vàng vàng
	Hoa lựu chói chang
	Đỏ như đốm lửa
	Hoa vừng nho nhỏ
	Hoa đỗ xinh xinh
	Hoa mận trắng tinh
	Rung rinh trước gió
	(Thu Hà – Hoa kết trái)
	Nhờ hàng loạt tính từ miêu tả (chói chang, nho nhỏ, xinh xinh), các từ tượng hình (đốm lửa, rung rinh) và các tính từ chỉ màu sắc (tim tím, vàng vàng, đỏ, trắng tinh), bài thơ đã vẽ lên một bức tranh thật sinh động về mảnh vườn, giúp trẻ có thể hình dung về các loài hoa với những sắc màu lung linh và hình dáng rất cụ thể, cuốn hút các em.
1.1.5. Yếu tố truyện trong thơ và yếu tố thơ trong truyện
	Đây cũng là một đặc điểm nổi bật trong sáng tác cho trẻ em lứa tuổi MN. Khác với thơ viết cho người lớn, thơ tâm trạng, bao gồm những nỗi niềm, suy tưởng, thơ cho các em còn có thể “kể” lại được. Ngoài những truyện thơ như Mèo đi câu cá, Nàng tiên ốc, Bồ câu và ngan , những bài thơ ngắn cũng đều kể lại một sự việc, một hiện tượng, ví dụ: Chú bò tìm bạn, Xe chữa cháy, Bướm em hỏi chị, Mời vào
Mặt trời rúc bụi tre
Buổi chiều về nghe mát
Bò ra sông uống nước
Thấy bóng mình ngỡ ai.
Bò chào: “Kìa anh bạn 
Lại gặp anh ở đây!”
Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò cười toét miệng
Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
“Ậm ò” tìm gọi mãi
	(Phạm Hổ - Chú bò tìm bạn)
	Bài thơ là một câu chuện nhỏ. Câu chuyện kể rằng có một chú bò ra sông uống nước vào một buổi chiều tà mát mẻ, thấy bón của mình in dưới dòng nước trong xanh hiền hòa đã nhầm tưởng là người khác (một bạn nhỏ) cũng ra sông uống nước như mình. Bò cất tiếng chào, mặt nước rung rinh chao động vì không nhịn được cười làm bóng bò tan biến. Bò ngạc nhiên không hiểu người bạn mới gặp đã đi đâu nên ậm ò gọi mãi...
	Yếu tố truyện trong thơ sẽ giúp trẻ dễ dàng nắm bắt được tác phẩm để từ đó liên hệ, phát hiện và cảm nhận được những vẻ đẹp trong thiên nhiên và trong cuộc sống. Bên cạnh những tác phẩm thơ có yếu tố truyện thì trong truyện lại có chất thơ. . Chất thơ trong truyện như một chất xúc tác làm cho câu chuyện thên sức lôi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽ. Mỗi câu chuyện viết cho các em là những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc. Chất thơ của  ... oa dùng để làm gì?
Chúng ta cùng hát vang bài hát về các loại hoa
- Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ 
Ngoài việc để trang trí, làm đẹp cho đời, các loài hoa còn cho chúng ta những trái thơm, quả ngọt nữa đấy các con ạ.
+ Nhìn bức tranh này các con liên tưởng tới bài thơ gì nào?
+ Tác giả của bài thơ là ai?
Chúng ta cùng ngắm tranh và đọc thơ thật hay nhé!
Cô cùng trẻ đọc thơ 2 lần và nhận xét cách trẻ đọc thơ
  Đọc lại 2 lần (Vừa đọc vừa xem hình ảnh trên máy chiếu).
  Cô hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm: Các con hãy đọc chậm dãi, khi đọc chú ý nhấn vào các câu mô tả màu sắc của các loại hoa nhé!
*    Cô vừa giải thích vừa đọc hưỡng dẫn.
*    Trẻ đọc thơ diễn cảm, cô cùng đọc và sửa cho trẻ cách đọc.
+ Thi đua các tổ đọc.
+   Thi đua bạn trai, bạn gái đọc.
+   Thi đọc đối nhau giữa hai tổ.
*    Chúng ta hãy cùng các chú bướm đi ngắm hoa và thưởng thức trái ngọt nào: (Hát bài “Ba con bướm”)
- Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ chữ to
Cô giới thiệu bài thơ chữ to.
+ Cho trẻ đọc cùng cô theo máy chiếu.
+ Cả lớp đọc thơ trên tranh chữ to.
+ Gọi cá nhân trẻ đọc thơ chữ to.
+ Trẻ trả lời theo hiểu biết.
+ Trẻ trả lời.
+ Trẻ đọc thơ cùng cô.
+ Trẻ lắng nghe.
+ Trẻ đọc thơ diễn cảm
+ Trẻ thi đua theo tổ.
+ Trẻ hát cùng cô.
+ Trẻ đọc thơ chữ to theo tranh.
Ví dụ 4:
Hoạt động: Làm quen với văn học 
Đề Tài: Thơ “Cây dây leo”
Chủ đề: Thế giới thực vật
Đối tượng:Trẻ 3-4 tuổi
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức
	- Trẻ nhớ tên bài thơ “Cây dây leo”, tên tác giả Xuân Tửu
	- Hiểu được nội dung bài thơ: Bài thơ nói về một loại cây dây leo hay trồng bên cạnh cửa sổ để  làm cảnh, cây rất cần có ánh sáng như nắng, gió nước thì cây mới lớn nhanh, hoa mới đẹp.
	- Trẻ biết đọc thơ cùng cô, theo nhịp điệu của bài thơ.
2. Kỹ năng
	- Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định cho trẻ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ .
	- Trẻ có khả năng nghe và hiểu trả lời câu hỏi của cô rõ ràng và đầy đủ.
	- 95 - 98 % trẻ đọc thuộc bài thơ cùng bạn.
	- Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.
3. Thái độ
	- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
	- Thông qua bài thơ này trẻ biết chăm sóc cây, tưới nước cho cây, bón phân cho cây, bảo vệ cây, không ngắt lá bẻ cành.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô:
	- Giáo án, que chỉ, máy vi tính, loa vi tính.
	- Nhạc có lời bài “ Màu hoa”.
	- Tranh vẽ nội dung bài thơ.
	- Đội hình dạy trẻ ngồi hình chữ U
	- Một số câu hỏi đàm thoại về nội dung bài thơ.
2. Đồ dùng của trẻ
	- Ghế ngồi cho trẻ.
	- Trang phục cho trẻ gọn gàng.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (2-3 phút)
- Chào mừng các bé đến với buổi học ngày hôm nay.
- Cô giới thiệu các cô giáo đến dự!
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi “ gieo hạt”
- Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm gì?
-> Đúng dồi, muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải gieo hạt, hạt sẽ nảy mầm cho chúng ta nhiều cây xanh, cây sẽ cho ra hoa và quả, cho bóng mát và môi trường thiên nhiên tươi đẹp.
- Có một loại cây bé tí teo hay trồng và leo ngoài cửa sổ, không biết đó là cây gì? Muốn biết môi trường sống của cây cần có gì, chúng ta hãy lắng nghe cô đọc bài thơ Cây dây leo của tác giả Xuân Tửu.
2. Hoạt động 2: Bài mới (16 - 19 phút)
- Cô đọc lần 1: Diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ.
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do tác giả nào sáng tác?
- Các con cảm nhận thế nào về bài thơ?
-> Cô giới thiệu: Bài thơ rất hay nên các chú họa sĩ đã vẽ  những bức tranh rất đẹp và sinh động để tặng cho chúng mình đấy.
- Cô cho trẻ về vị trí ngồi 3 tổ theo hình chữ u.
- Cô mời các bạn hãy hướng mắt lên và cùng quan sát tranh nhé.
- Cô đọc lần 2: Kết hợp tranh minh hoạ
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Do ai sáng tác?
- Trong bài thơ nói về cây gì?
=> Nội dung: Bài thơ nói về một loại cây dây leo hay trồng bên cạnh cửa sổ để làm cảnh, cây rất cần có ánh sáng như nắng, gió, nước thì cây mới lớn nhanh, hoa mới đẹp.
* Đàm thoại trích dẫn giảng giải từ khó
+Trong bài thơ cây dây leo như thế nào?
- Cô giới thiêu từ “tí teo” có nghĩa là rất nhỏ bé đấy.
+ Cây đươc trồng ở đâu?
- Trích dẫn “ Cây dây leo
                     Bé tí teo
                    Ở trong nhà”
+ Cây dây leo ở trong nhà sau đó bò ra đâu?
+ Cây bò ra ngoài cửa sổ để làm gì?
“ Và nghển cổ
Lên trời cao”
- Cô giới thiêụ từ “nghển cổ” cây muốn vươn lên thật cao để đón lấy nắng, gió, mưa, vậy cây mới phát triển xanh tốt được.
+ Cây đã trả lời như thế nào?
“ Ra ngoài trời
Cho rễ thở
Tắm nắng gió
Gội mưa dào”
+ Nhờ đươc tắm nắng, gió,mưa, mà cây đã như thế nào?
           “Cây mới cao
             Hoa mới đẹp”.
- Qua bài thơ này muốn cây phát triển xanh tốt chúng mình cần làm gì?
=> Các con ạ, tất cả các loại cây đều có ích cho cuộc sống của con người chúng ta. Cây cho hoa, cho quả, cây cho bóng mát, cây làm cảnh. Vì vậy chúng ta phải biết chăm sóc cây, tưới nước cho cây, bảo vệ cây, không ngắt lá bẻ cành.
* Dạy trẻ đọc thơ:
- Cô dạy trẻ đọc từng câu.
+ Cả lớp sẽ đọc theo cô từng câu cho đến hết bài ( 2 lần).
- Cô mời luân phiên 3 tổ lên đọc.
- Cô chú ý sửa sai và động viên khen trẻ
- Cô mời 3 nhóm đọc:
+ Nhóm nữ
+ Nhóm nam
+ Nhóm nam nữ
- Cô mời cá nhân đọc 1-2 trẻ lên đọc
- Cô động viên khuyến khích trẻ kịp thời
- Vừa rồi cô dạy các con bài thơ gì?
- Của tác giả nào?
3. Hoạt động 3: Củng cố đọc thơ qua mô hình (2-3 phút).
- Nghe tin lớp mình học rất giỏi nên bạn Lan đã mời chúng mình đến thăm nhà bạn ấy chơi đó.
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài “Màu hoa” đến mô hình.
- Các bạn thấy hình ảnh này giống trong bài thơ gì mà chúng mình vừa học nhỉ?
- Cô cùng trẻ đọc thơ tại mô hình 1-2 lần.
- Cô động viên, khen ngợi trẻ.
=> Qua bài thơ chúng ta phải biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh nhé.
4. Hoạt động 4: Kết thúc (1 phút)
- Buổi học hôm nay đã khép lại cô xin chúc các con ngày càng chăm ngoan học giỏi.
- Trẻ  lại gần bên cô và hưởng ứng tham gia hoạt động cùng cô.
- Trẻ vỗ tay chào đón các cô.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Gieo hạt.
-  Phải gieo hạt ạ.
- Trẻ lắng nghe cô nói.
-Trẻ chú ý lắng nghe cô nói.
- Trẻ ngồi gần gũi quanh cô.
- Bài thơ cây dây leo.
- Nhà thơ Xuân Tửu ạ.
- Bài thơ rất hay ạ.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu.
- Trẻ đi về chỗ và ngồi 3 tổ theo hình chữ u.
- Trẻ chú ý quan sát tranh minh hoạ theo nội dung bài thơ.
- Trẻ chú ý lắng nghe và quan sát cô đọc thơ qua tranh.
- 2-3 trẻ trả lời: Bài thơ “Cây dây leo”
- Trẻ trả lời: Nhà thơ “Xuân Tửu” ạ.
- Cây dây leo ạ.
-Trẻ chú ý lắng nghe.
- Bé tí teo ạ.
- Ở trong nhà ạ.
-Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc trích dẫn.
- Bò ra ngoài cửa sổ ạ.
- Để nghển cổ lên trời cao ạ.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc.
- Trẻ lắng nghe.
- Ra ngoài trời cho dễ thở, tắm nắng gió, gội mưa dào.
- Trẻ lắng nghe cô nói và nghe cô đọc câu thơ trích dẫn.
- Cây mới cao, hoa mới đẹp ạ.
 - Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc câu thơ trích dẫn.
- Chăm sóc và bảo vệ cây ạ.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô nói.
- Cả lớp đọc theo cô từng câu 2 lần.
-3 tổ luân phiên đọc.
 - Các bạn nữ đọc thơ.
- Các bạn nam đọc thơ.
- Nhóm nam nữ đọc thơ.
- Cá nhân trẻ lên đọc thơ.
- Trẻ vỗ tay
- Bài thơ “Cây dây leo”.
- Của tác giả “Xuân Tửu”.
- Trẻ hát đi đến  mô hình.
-  Bài thơ cây dây leo.
- Trẻ đọc thơ cùng cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ vỗ tay.
Phụ lục 2: Một số thiết kế hoạt động LQVH theo hướng tích hợp ở trường MN	
TRUYỆN: THÁNH GIÓNG
	Tích hợp: Âm Nhạc: Quê hương tươi đẹp.
	Toán: Đếm số lượng.
	Chủ đề: Quê hương đất nước.
	Đối tượng: Trẻ 5- 6 Tuổi 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1. Kiến Thức :
	- Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện, nhớ tên nhân vật, trả lời được các câu hỏi theo nộidung câu chuyện, biết kể chuyện cùng cô, biết được Thánh Gióng là người có công cứu nước.
2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng nghe và cảm thụ tác phẩm văn học.    
 - Phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, ngôn ngữ cho trẻ.
 3. Giáo dục:
	- Giáo dục trẻ tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, từ đó thể hiện lòng yêu quê hương đất nước con người Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ :
	- Cô: Thuộc nội dung câu chuyện.
	- Hình ảnh động câu chuyện “ Thánh gióng” máy vi tính, màn hình, 20 cây đũa thần làm phần thưởng cho mỗi đội.
	- Trẻ: Thuộc bài hát “ Quê hương tươi đep”. Mỗi trẻ 1 mũ đội đầu. Mỗi đội một chuông.
III. CÁCH TIẾN HÀNH :
 Hoạt động 1: Trò chuyện “ Chào mừng”
	Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề quê hương đất nước.
	Cho trẻ hát bài quê hương tươi đẹp.
	- Các con vừa hát bài gì?
	- Bài hát nói về điều gì?
	Cô cùng trẻ trò chuyện về quê hương dẫn dắt trẻ đến câu chuyện Thánh Gióng.
Hoạt động  2. Kể truyện.
 Phần 2“Thưởng Thức”  
 - Lần 1 : Cô kể bằng tình cảm, nét mặt điệu bộ..
	Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
	Trong chuyện có những nhân vật nào?
	- Lần 2 : Cô kể sử dụng hình ảnh trên máy tính. 
* Giảng nội dung :
	Câu chuyện Thánh Gióng kể về một cậu bé tên là Gióng ở Làng Phù Đổng không giống như các đứa trẻ khác mà lên ba tuổi rồi mà Gióng không biết nói, biết cười. Nhưng rất kỳ lạ khi nghe tin giặc ân sang sâm chiếm nước ta như một phép lạ Thánh Gióng đã bật ra tiếng nói và xin đi giết giăc thể hiện long yêu nước ngay từ khi mới sinh ra cùng với sự đoàn kết và giầu lòng yêu nước của cả dân tộc ta thể hiện qua việc cả làng thổi cơm cho Gióng, rồi các lò rèn đúc Ngựa, Áo, Mũ, Gậy sắt cho Gióng . Cuối cùng tạo thành một sức mạnh phi thường thể hiện qua sự vươn vai lớn nhanh như thổi và sự chiến đấu mãnh liệt hết sức dũng cảm của Thánh Gióng thể hiện qua việc Thánh Gióng lao ra trận gậy sắt vung lên, rồi gậy sắt bị gãy Gióng nhổ tre đánh giặc. Để rồi đem lại chiến thắng hoà bình cho nhân dân ta.  
- Nhân dân ta biết ơn Thánh Gióng qua việc lập bàn thờ Thánh Gióng ở Làng Phù Đổng.
	Đàm thoại : Phần 3“ Kiến thức tài ba”  
 - Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? 
 - Vua Hùng đã sai sứ giả đi đâu?
	- Khi lên 3 tuổi Thánh Gióng là người như thế nào?  
 - Điều gì đã sẩy ra với Gióng khi nghe sứ giả truyền tin?
	- Dân làng đã làm gì để giúp Thánh Gióng đánh giặc?
	- Ai là người đánh đuổi giặc ân?
	- Qua câu chuyện chúng mình học tập được gì ở Thánh Gióng?
	- Vì sao nhân dân ta lập đền thờ Thánh Gióng?
	+ Cô giáo dục với trẻ về lòng yêu nước.
	Phần “ Tài năng của bé” Cô cùng trẻ kể lại câu chuyện 1 lần nữa.
	* Tổng kết 3 phần chơi của trẻ và cho trẻ đếm phần thưởng tích hợp toán đếm.
	Hoạt động 3: Kết thúc : Cho trẻ chơi trò chơi “ Bé là Ông Gióng” Rồi làm động tác phi ngựa .
 - Trẻ cùng cô trò chuyện về chủ đề quê hương. 
- Trẻ hát. - Quê hương tươi đẹp. 
- Bài hát ca ngơi về quê hương. 
- Trẻ nghe cô kể. 
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: THƠ “ĐÈN GIAO THÔNG"
Độ tuổi: 5-6 tuổi
1. Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức:
– Trẻ nhớ tên bài thơ và các nhân vật trong bài thơ
– Trẻ đọc thuộc thơ, rõ ràng, hiểu nội dung bài thơ, cảm nhận được tính cách của các nhân vật, nhận xét, đánh giá đúng tính cách của các nhân vật trong bài thơ.
– Trả lời được các câu hỏi của cô một cách rõ ràng, mạch lạc.
+  Kỹ năng:
– Kỹ năng chú ý, lắng nghe, quan sát.
– Phát triển vốn từ cho trẻ.
– Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo.
+ Giáo dục:
– Thông qua bài thơ giáo dục trẻ có ý thức chấp hành luật giao thông, sang đường đúng luật giao thông theo đèn tín hiệu.
2. Chuẩn bị:
– Cô thuộc thơ
– Xắc xô 3 cái, 3 thẻ tín hiệu đèn đỏ,  đèn xanh, đèn vàng để chơi trò chơi.
– Các loại xe – Bài giảng điện tử
– Các bài hát về PTGT
3. Tiến trình hoạt động:
a) Hoạt động mở đầu:
Cô nói xúm xít xúm xít- Trẻ quấn quít bên cô.
Hôm nay trường ta có tổ chức chương trình ngày hội “ Bé yêu thơ”, để kỷ niệm nhân ngày 30/4 ngày Giải phóng Miền Nam sắp đến .
– Cô xin giới thiệu với các con, về dự ngày hội hôm nay có cô giáo đến từ Trường MN  xin một tràn vỗ tay để chào đón cô đi nào?  Còn cô là người đồng hành và tham gia trợ giúp cho các con ngày hội hôm nay.
– Lớp chúng ta có thích đi dạo chơi không?
– Cô cho cả lớp vận động bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”
– Các con đi chơi có vui không?
– Khi đi bộ c/c phải đi như thế nào ? Cho trẻ xem hình ảnh về PTGT
Trò chuyện theo hình ảnh trẻ xem
– Cô có thể nói qua cho trẻ biết luật giao thông như thế nào?
Ngày hội hôm nay, các con phải trải qua 3 phần thi:
– Phần thi thứ nhất: Tìm hiểu về thơ
– Phần thi thứ 2: Ứng xử
– Phần 3: Tài năng
  b)Hoạt động nhận thức:
* Giới thiệu: Cô nói có rất nhiều bài thơ, bài hát, câu chuyện nói về luật giao thông trong đó có bài thơ: “Đèn giao thông” được ngày hội hôm nay đề cập đến.
Cung cấp kiến thức:
– Phần thi thứ nhất: Tìm hiểu về thơ.
– Cô đọc lần 1 diễn cảm, giới thiệu tác giả: Mỹ Trang
– Cô đọc lần 2: Cô thể hiện điệu bộ
* Giảng nội dung:
– Trong bài thơ có một loại biển báo ở ngã tư đường phố báo hiệu đèn giao thông.
– Lần 3: Xem tranh-Giải thích từ khó – kết hợp trích dẫn
– Cô giải thích từ “Tín hiệu” báo hiệu một điều sắp sẽ xảy ra sau đó.
– “Thông đường” Có nghĩa là trên đường phố đã cho phép các loại phương tiện giao thông và người đi bộ được phép đi.
“Tông nhau”: Có nghĩa là các phương tiện tham gia giao thông va vào nhau bị ngã.
* Trích dẫn:
Cô đọc bài thơ “Đèn giao thông”
Cô đọc trích dẫn “ Từ đầu Tông nhau ” Chú ý các loại đèn và đi cho đúng luật.
Đoạn còn lại: Nhắc nhở các cháu phải biết luật giao thông.
– Các con vừa trải qua phần thi tìm hiểu về thơ
* Phần thi thứ 2: Ứng xử
Tổ chức cho trẻ đàm thoại dưới nhiều hình thức, cô đọc câu hỏi các đội lắng nghe, sau thời gian hội ý 5 giây và lắc xắc xô, đội nào có tín hiệu trước giành quyền trả lời, trả lời đúng được tặng 1 chiếc xe.
* Trò chuyện:
– Qua bài thơ các con học được những gì?
– Ước mơ của con sau này lớn lên sẽ làm gì?
+ Giáo dục:  Các con yêu quí các chú cảnh sát giao thông. Biết luật lệ giao thông. Do vậy các con còn nhỏ phải biết vâng lời cô, ngoan ngoãn siêng năng học tập nhất là không được nói chuyện trong lớp .
Phần thi thứ 3: Tài năng      
+ Trẻ đọc thơ: Tổ chức cho trẻ đọc thơ bằng nhiều hình thức
– Lớp đọc thơ thể hiện điệu bộ.
– Tổ đọc thơ( cô chú ý sửa sai).
– Đọc nối tiếp theo cô.
– Nam, nữ đọc thơ.
– Nhóm đọc thơ.
– Cá nhân đọc thơ.
– Cho trẻ đọc thơ với nhiều hình thức.
Vừa rồi cô thấy các con tham gia chơi các trò chơi thật xuất sắc, cho một tràn vỗ tay dành cho lớp mình nào?
* Trò chơi luyện tập:
*Trò chơi 1: Đèn xanh đèn đỏ
Luật chơi: Trẻ biết về luật giao thông, chạy và dừng lại theo đúng tín hiệu, ai sai phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi: – Cô nói: “Ô tô xuất phát”, trẻ làm động tác lái ô tô, miệng kêu “Bim bim ” và chạy chậm. Cô giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại. Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục chạy.
– Cô nói tiếp: “Máy bay cất cánh”, trẻ dang 2 tay sang 2 bên, nghiêng ngừoi làm máy bay bay, miệng kêu “Ù ù” và chạy nhanh. Cô giơ đèn xanh trẻ tiếp tục bay. Cô chuyển đèn vàng trẻ đi từ từ chậm lại. Cô nói “Máy bay hạ cánh”, đồng thời đưa tín hiệu đèn đỏ trẻ phải dừng lại.
– Cô nói tiếp: “Thuyền ra khơi”, trẻ ngồi nhanh xuống, hai tay làm động tác chèo thuyền. Cô nói “Thuyền về bến”, đồng thời giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại và đứng dậy. Cô chuyển tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục đi và chèo thuyền.
Cô thay đổi liên tục tín hiệu đèn, trẻ phải chú ý quan sát để thực hiện cho đúng.
Cô cho trẻ chơi.
Hoạt động kết thúc:
Trẻ làm đoàn tàu và đi ra ngoài.
Giáo dục trẻ đi đúng luật giao thông

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_ly_luan_va_phuong_phap_to_chuc_hoat_dong_lam_quen.docx