Giáo trình Lý thuyết tiền tệ (Phần 2)

Chương 5 NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỂN TỆ

Ngày nay, các nước đều có ngân hàng trung ương đứng tách ra đối với các

ngân hàng trung gian, không kinh doanh lấy lãi mà thực hiện các chức năng quản lý

vĩ mô về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng,trong đó đặc biệt là chịu trách nhiệm thiết

kế và thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia. Mỗi động thái của ngân hàng trung

ương đều có thể là dấu hiệu cho thấy những biến động của tình hình tiền tệ - tín

dụng của một quốc gia. Mục tiêu của chương 5 này là cung cấp kiến thức một cách

có hệ thống về ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia.

pdf 100 trang yennguyen 9120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lý thuyết tiền tệ (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lý thuyết tiền tệ (Phần 2)

Giáo trình Lý thuyết tiền tệ (Phần 2)
4. Có nhiều loại lãi suất khác nhau được phân biệt theo các căn cứ khác 
nhau. Khi thực hiện cho vay hoặc đi vay, chủ thể tham gia hoạt động tín dụng phải 
xác định đúng mức lãi suất sử dụng. 
5. Xét về mặt kỹ thuật tính lãi suất, các công cụ nợ có thể được chia thành 
bốn nhóm: các khoản nợ đơn, trái phiếu chiết khấu, trái phiếu coupon và các khoản 
nợ thanh toán cố định. Do sự khác nhau về thời gian thanh toán của các công cụ nợ 
nên sẽ rất khó khăn trong việc so sánh thu nhập của chúng. Người ta thường quy 
các dòng tiền của khoản các khoản vay về cùng một thời điểm để so sánh, tức là sử 
dụng kỹ thuật chiết khấu các luồng tiền để đánh giá mức sinh lời của các khoản cho 
vay. 
6. Lãi suất đáo hạn là loại lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của các 
khoản thanh toán nhận được từ một công cụ nợ với giá trị của nó hôm nay. Đây là 
một chỉ tiêu phản ánh tương đối chính xác mức sinh lời của công cụ nợ. Tuy nhiên, 
trong trường hợp thời gian nắm giữ ngắn hơn thời hạn của công cụ nợ, tỷ suất lợi 
tức mới là phép đo tin cậy về mức sinh lời của việc đầu tư. 
7. Lãi suất thị trường là mức lãi suất mà tại đó cung vốn vay bằng cầu vốn 
vay. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất thị trường theo đó được chia thành hai 
nhóm: (1) Nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường cung vốn vay gồm bốn nhân tố cơ 
bản: thu nhập bình quân của các chủ thể kinh tế, lợi tức và lạm phát kỳ vọng, rủi ro 
và tính lỏng của công cụ đầu tư. (2) Nhóm nhân tố làm dịch chuyển đường cầu vốn 
vay gồm ba nhân tố cơ bản: lợi nhuận kỳ vọng của các cơ hội đầu tư, lạm phát kỳ 
vọng và vay nợ chính phủ. 
Chương 5 NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỂN TỆ 
Ngày nay, các nước đều có ngân hàng trung ương đứng tách ra đối với các 
ngân hàng trung gian, không kinh doanh lấy lãi mà thực hiện các chức năng quản lý 
vĩ mô về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng,trong đó đặc biệt là chịu trách nhiệm thiết 
kế và thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia. Mỗi động thái của ngân hàng trung 
ương đều có thể là dấu hiệu cho thấy những biến động của tình hình tiền tệ - tín 
dụng của một quốc gia. Mục tiêu của chương 5 này là cung cấp kiến thức một cách 
có hệ thống về ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ quốc gia. 
5.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG 
TRUNG ƯƠNG 
5.1.1. Quá trình hình thành ngân hàng trung ương 
Ngân hàng trung ương (NHTW)là một định chế công cộng, có thể độc lập 
hoặc trực thuộc Chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân 
hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc 
quản lý nhà nước về các hoạt động tiên tệ, tín dụng, ngân hàng. 
NHTW có nguồn gốc từ các ngân hàng phát hành. Cho đến đầu thế kỷ XX, 
các ngân hàng phát hành vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Từ sau Chiến tranh Thế giới 
thứ hai, do ảnh hưởng của những bài học kinh nghiệm từ cuộc Đại suy thoái năm 
1929 -1933 cũng như sự phát triển của các học thuyết kinh tế của Keynes (vào cuối 
những năm 1930) và Milton Friedman (năm 1960) về sự cần thiết của vai trò quản 
lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế và ảnh hưởng của khối lượng tiền cung 
ứng đối với các biến số kinh tế vĩ mô, các nước đã nhận thức 
Chương 5:Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ 
175 
được tầm quan trọng phải thành lập một NHTW đóng vai trò quản lý lưu 
thông tiền tệ, tín dụng và hoạt động của hệ thống ngân hàng trong một quốc gia. 
Các NHTW được thành lập hoặc bằng cách quốc hữu hoá các ngân hàng phát 
hành hiện có hoặc thành lập mới thuộc quyền sở hữu nhà nước. Các nước tư bản 
phát triển có hệ thống ngân hàng phát triển lâu đời như Pháp, Anh... thì thành lập 
NHTW bằng cách quốc hữu hoá ngân hàng phát hành thông qua mua lại cổ phần 
của các ngân hàng này rồi bổ nhiệm người điều hành. Một số nước tư bản khác thì 
Nhà nước chỉ nắm cổ phần khống chế hoặc vẫn để thuộc sở hữu tư nhân nhưng Nhà 
nước bổ nhiệm người điều hành. Ví dụ: Ngân hàng trung ương ở Nhật Bản (tên 
chính thức là Ngân hàng Nhật Bản) có 55% cổ phần thuộc quyền sở hữu của Nhà 
nước, 45% còn lại thuộc sở hữu tư nhân nhưng bộ máy quản lý ngân hàng là Hội 
đồng chính sách có 7 thành viên lại do Chính phủ bổ nhiệm. Ở Mỹ, Ngân hàng trung 
ương được gọi là Hệ thống dự trữ liên bang (Fed), là ngân hàng cổ phần tư nhân 
nhưng cơ quan lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng này là Hội đồng Thống đốc có 7 
thành viên do Tổng thống đề cử và Thượng nghị viện bổ nhiệm. Còn lại hầu hết các 
nước khác thì thành lập NHTW mới thuộc sở hữu nhà nước. Ở Việt Nam, NHTW được 
thành lập thuộc sở hữu của Nhà nước, gọi là Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 
5.1.2. Các mô hình tổ chức ngân hàng trung ương 
Là một định chế công cộng của Nhà nước, nhưng mối quan hệ của NHTW với 
Chính phủ không hoàn toàn giống với các định chế công cộng khác của Nhà nước. 
Mối quan hệ này ở các nước khác nhau cũng không giống nhau. Tuỳ thuộc vào đặc 
điếm ra đời của NHTW, thể chế chính trị, nhu cầu của nền kinh tế cũng như truyền 
thống văn hoá của rừng quốc gia mà NHTW có thể được tổ chức theo mô hình trực 
thuộc hay độc lập với Chính phủ. 
Mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ là mô hình trong đó NHTW nằm trong 
nội các Chính phủ và chịu sự chi phối trực tiếp của Chính phủ về nhân sự, về tài 
chính và đặc biệt về các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực hiện chính 
sách tiền tệ. Các nước áp dụng mô hình này phần lớn là các nước Đông Á (Hàn 
Quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Việt Nam...) hoặc các nước thuộc khối XHCN 
trước đây. 
Hình 5.1.Mô hình ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ 
Theo mô hình này, Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp chính sách tiền tệ của 
NHTW đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm đảm bảo mức độ và liều 
lượng tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với các mục tiêu vĩ mô 
trong thời kỳ. Mô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền 
lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển. 
Điểm hạn chế chủ yếu của mô hình là NHTW sẽ mất đi sự chủ động trong 
việc thực hiện chính sách tiền tệ. Sự phụ thuộc vào chính phủ có thể làm cho NHTW 
xa rời mục tiêu dài hạn của mình là ổn định giá trị tiền tệ, góp phần tăng trưởng 
kinh tế. Tuy nhiên, sự lớn mạnh nhanh chóng của các nước thuộc nhóm NlEs như 
Singapore, Hàn quốc, Đài Loan... nơi NHTW là một bộ phận trong guồng máy Chính 
phủ là một bằng chứng có sức thuyết phục về sự phù hợp của mô hình tổ chức này 
đối với truyền thống văn hoá Á Đông. 
Mô hình NHTW độc lập với Chính phủ là mô hình trong đó NHTW không chịu 
sự chỉ đạo của chính phủ mà là quốc hội. Quan hệ giữa NHTW và Chính phủ là quan 
hệ hợp tác. 
Các NHTW theo mô hình này là Cục Dự trữ liên bang Mỹ, NHTW Thuỵ sĩ, Anh, 
Pháp, Đức, Nhật Bản và gần đây là NHTW châu Âu (ECB). 
Xu hướng tổ chức ngân hàng trung ương theo mô hình này đang càng ngày 
càng tăng lên ở các nước phát triển. 
Hình 5.2.Mô hình ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ 
Theo mô hình này, NHTW có toàn quyền quyết định việc xây iựng và thực 
hiện chính sách tiền tệ mà không bị ảnh hưởng bởi các ap lực chi tiêu của ngân 
sách hoặc các áp lực chính trị khác. Mặt khác, theo quan điểm dân chủ cổ truyền 
của châu Âu thì mọi chính sách phải được phục vụ cho quyền lợi của công chúng và 
phải được quyết định bởi quốc hội - cơ quan đại diện cho quyền lực của toàn dân - 
chứ không phải một nhóm các nhà chính trị - chính phủ. Chính vì vậy, NHTW do có 
vai trò hết sức quan trọng tới đời sống kinh tế nên không thể đặt dưới quyền chính 
phủ được mà phải do quốc hội kiểm soát. 
Tuy nhiên, không phải tất cả các NHTW được tổ chức theo mô hình này đều 
đảm bảo được sự độc lập hoàn toàn khỏi áp lực của chính phủ khi điều hành chính 
sách tiền tệ. Mức độ độc lập của mỗi NHTW phụ thuộc vào sự chi phối của người 
đứng đầu nhà nước vào cơ chế lập pháp và nhân sự của NHTW. 
Điểm bất lợi chủ yếu của mô hình này là khó có sự kết hợp hài hòa giữa 
chính sách tiền tệ - do NHTW thực hiện và chính sách tài khoá - do chính phủ chi 
phối để quản lý vĩ mô một cách hiệu quả. 
Không có một mô hình nào có thể được coi là thích hợp cho mọi puốc gia. 
Việc lựa chọn mối quan hệ thích hợp giữa NHTW và chính phủ phải tuỳ thuộc vào 
chế độ chính trị, yêu cầu phát triển kinh tế, đặc điểm lịch sử và sự phát triển của hệ 
thống ngân hàng của từng nước, tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định nó 
cũng bị ảnh hưởng bởi trào lưu của thế giới. 
5.2. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 
Ngân hàng trung ương thực hiện hai chức năng cơ bản: Là ngân hàng của 
quốc gia và thực hiện chức năng quản lý mô các hoạt động tiền tệ, tín dụng và 
ngân hàng nhằm đảm bảo sự ổn định tiền tệ và an toàn cho cả hệ thống ngân hàng, 
qua đó mà thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế. NHTW thực hiện 
các chức năng này thông qua các nghiệp vụ mang tính kinh doanh song tính chất 
kinh doanh chỉ là phương tiện nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý chứ không 
phải là mục đích của NHTW. Nói cách khác, mục đích hoạt động của NHTW không 
phải là mưu tìm doanh lợi mà là ổn định lưu thông tiền tệ, tín dụng và hoạt động 
ngân hàng từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế. 
5.2.1. Chức năng ngân hàng của quốc gia 
Chức năng là ngân hàng của quốc gia của NHTW được thể hiện ở các nhiệm 
vụ sau đây: 
5.2.1.1. Ngân hàng phát hành tiền 
Ngân hàng trung ương được giao trọng trách độc quyền phát hành tiền theo 
các quy định trong luật hoặc được Chính phủ phê duyệt (về mệnh giá, loại tiền, 
mức phát hành...) nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho hệ thống lưu thông 
tiền tệ của quốc gia. Đồng tiền do NHTW phát hành là đồng tiền lưu thông hợp 
pháp duy nhất, nó mang tính chất cưỡng chế lưu hành, vì vậy mọi người không có 
quyền từ chối nó trong thanh toán. Nhiệm vụ phát hành tiền còn bao gồm trách 
nhiệm của NHTW trong việc xác định số lượng tiền cần phát hành, thời điểm phát 
hành cũng như phương thức phát hành để đảm bảo sự ổn định tiền tệ và phát triển 
kinh tế. 
Dưới chế độ lưu thông tiền vàng, các NHTW được yêu cầu phát hành tiền 
giấy trên cơ sở có vàng đảm bảo. Tuy nhiên, yêu cầu phải có vàng đảm bảo khi 
phát hành tiền giấy dẫn đến sự thiếu linh hoạt trong phát hành tiền do khối lượng 
tiền phát hành không gắn với nhu cầu lưu thông trao đổi hàng hoá mà phụ thuộc 
vào số lượng vàng dự trữ của NHTW. Khi nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế vượt quá 
khả năng đảm bảo của lượng vàng dự trữ, các NHTW không thể đáp ứng được. Do 
vậy yêu cầu đảm bảo bằng vàng dần dần bị nới lỏng tiến tới bãi bỏ. Ngày nay, 
lượng tiền phát hành được quyết định dựa trên cơ sở nghiên cứu về nhu cầu tiền tệ 
của nền kinh tế. 
5.2.1.2. Ngân hàng của các ngân hàng 
Ngân hàng trung ương không tham gia kinh doanh tiền tệ, tín dụng trực tiếp 
với các chủ thể trong nền kinh tế mà chỉ thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với các 
ngân hàng trung gian. Bao gồm: 
- Mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian 
NHTW nhận tiền gửi từ các ngân hàng trung gian dưới hai dạng sau: 
Tiền gửi dự trữ bắt buộc: Là khoản tiền dự trữ mà các ngân hàng trung gian 
bắt buộc phải gửi tại NHTW để nhằm đảm bảo khả năng chi trả của các ngân hàng 
này trước nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng. Tiền dự trữ bắt buộc được tính toán 
trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân trong kỳ tại ngân hàng trung gian 
nhân với tỷ lệ dự trữ bắt buộc được NHTW quy định trong từng thời kỳ. Khoản tiền 
rửi này không được NHTW trả lãi. Chức năng ban đầu của khoản dự Tữ bắt buộc 
này là nhằm hạn chế khả năng xảy ra rủi ro mất khả năng thanh toán của hệ thống 
ngân hàng. Nhưng theo thời gian, ý nghĩa rũa chức năng này giảm dần. Cùng với sự 
phát triển của thị trường tài chính và xu hướng chứng khoán hoá trong hoạt động 
ngân hàng, khả năng thanh khoản của các tài sản có do ngân hàng nắm giữ và dp 
đó khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu tiền mặt của các ngân hàng tăng lên. 
Bên cạnh đó, các hình thức bảo hiểm tiền gửi ra đời đã a m yên lòng những người 
gửi tiền và nhờ vậy làm giảm bớt khả năng ày ra nhu cầu rút tiền bất thường. Vì 
những lý do đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngày càng giảm ở hầu hết các quốc gia, tới 
mức nó không còn ý nghĩa đảm bảo an toàn nữa. Hiện nay, dự trữ bắt buộc được 
nói đến với tư cách là một công cụ của NHTW trong điều hành chính sách tiền tệ 
nhiều hơn. Trên thực tế, các ngân hàng có thể duy trì mức dự trữ lớn hơn yêu cầu 
của NHTW, do điều kiện kinh doanh cụ thể của ngân hàng, do không cho vay hết 
hoặc không tìm kiếm được cơ hội đầu tư an toàn. Phần dự trữ này gọi là dự trữ vượt 
mức và có thể gửi tại NHTW hoặc để ở két sắt của ngân hàng trung gian. Sự tăng 
lên hay giảm xuống của lượng dự trữ vượt mức này phản ánh tình trạng thừa hay 
thiếu vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng và là chỉ tiêu định hướng điều hành 
chính sách tiền tệ của NHTW. 
Tiền gửi thanh toán: Ngoài khoản dự trữ bắt buộc, các ngân hàng trung gian 
còn phải duy trì thường xuyên một lượng tiền gửi trên tài khoản tại NHTW cho các 
nhu cầu chi trả trong thanh toán với các ngân ; hàng khác trong cùng hệ thống 
hoặc đáp ứng các nhu cầu giao dịch với NHTW, chẳng hạn các khoản chi trả liên 
quan đến các khoản vay từ NHTW. 
- Cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian 
NHTW cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian dưới hình thức chiết khấu 
lại (tái chiết khấu) các chứng từ có giá ngắn hạn do các ngân hàng trung gian nắm 
giữ. Thông qua hành vi mua lại này, NHTW đã làm tăng lượng vốn khả dụng cho 
hoạt động của ngần hàng trung gian, tạo điều kiện cho các ngân hàng này mở rộng 
các hoạt động tín dụng. Việc cấp tín dụng của NHTW cho các ngân hàng trung gian 
không chỉ giới hạn ở nghiệp vụ tái chiết khấu các chứng từ có giá mà còn bao gồm 
cả các khoản cho vay ứng trước có đảm bảo bằng các chứng khoán đủ tiêu chuẩn, 
các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại NHTW. 
Do việc cấp tín dụng của NHTW gắn trực tiếp với việc phát hành ra một 
lượng tiền giấy mới nên các điều kiện tín dụng thường là chặt chẽ, được giới hạn bởi 
hạn mức tái chiết khấu, thời hạn và chủng loại chứng từ có giá được chấp nhận 
chiết khấu. 
Ngoài ra, NHTW còn góp phần quan trọng trong việc đảm bảo cho sự an 
toàn của hệ thống ngân hàng thông qua hoạt động cấp tín dụng khi đóng vai trò 
"Người cho vay cuối cùng" của các ngân hàng. Trong trường hợp một ngân hàng có 
nguy cơ phá sản, NHTW có thể sẽ cung cấp những khoản tín dụng không hạn chế 
nhằm giúp cho ngân hàng đó tránh khỏi sự đổ vỡ. Tuy nhiên không phải mọi ngân 
hàng đều nhận được sự hỗ trự của NHTW để thoát khỏi nguy cơ phá sản. Chỉ khi sự 
sụp đổ của ngân hàng đó có ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và an toàn của cả hệ 
thống ngân hàng thì NHTW mới can thiệp. Mức lãi suất cho vay của NHTW khi đó 
cũng thường là lãi suất phạt và ngân hàng nhận hỗ trự phải chịu nhiều quy định 
ngặt nghèo của NHTW. 
- Là trung tâm thanh toán bù trừ cho hệ thống ngân hàng trung gian 
Vì các ngân hàng trung gian đều mở tài khoản và ký gửi các khoản dự trữ 
bắt buộc và dự trữ vượt mức tại NHTW nên chúng có thể thực hiện thanh toán 
không dùng tiền mặt qua NHTW thay vì thanh toán trực tiếp với nhau. Khi đó, 
NHTW đóng vai trò là trung tâm thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng trung gian. 
Thông qua dịch vụ than ... ổn định tỷ giá hối đoái, nhưng cơ chế tác 
động thì ngược lại với trường hợp phá giá tiền tệ. Trên thực tế, nâng giá tiền tệ chỉ 
xảy ra khi nước nâng giá chịu sức ép lớn từ các nước bạn hàng do các nước này 
chịu thâm hụt lớn về mậu dịch trong quan hệ thương mại với nước nâng giá tiền tệ. 
8.2.5.4. Sự can thiệp của nhà nước mặt hành chính đối với hoạt động kinh tế 
quốc tế 
Nhà nước cũng có thể tác động tới tỷ giá thông qua các chính sách hành 
chính thuần túy như chế độ giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, chính sách kết 
hối ngoại tệ, chính sách thuế xuất nhập khẩu... Tuy vậy, các chính sách này can 
thiệp thô bạo vào các hoạt động kinh tế và đang được loại bỏ dần. 
Hộp 8.3. Hợp tác chính sách tiền tệ quốc tế 
Cho tới năm 1985, sự suy giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ do 
giá trị của đồng đô la Mỹ tăng cao đã dẫn tới nhiều ý kiến về hạn chế nhập khẩu 
trong quốc hội. Tư tường bảo hộ này đe doạn hệ thống thương mại quốc tế tự do do 
các bộ trường tài chính và thống đốc ngân hàng của nhóm G5 các nước công nghiệp 
phát triển gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản. Trước tình hình đó, nhóm này đã 
đi tới một hiệp định tại khách sạn Plaza tại New York (Hiệp định Plaza) vào tháng 
9/1985 nhằm đưa giá trị của đồng đô la xuống. Từ tháng 9/1985 cho tới đầu năm 
1987, giá trị của đồng đô la trên thực tế đã giảm khá mạnh, khoảng 35% so với các 
đồng tiền khác. Tại thời điểm này, có rất nhiều tranh cãi về việc xuống giá của đồng 
đô la. Một cuộc họp khác của các nhà hoạch định chính sách cùa các nước G5 cộng 
thêm Canada đã diễn ra vào tháng 02/1987 tạ bảo tàng Louvre, Paris, Pháp thống 
nhất Thỏa ước Louvre. Theo đó, các nhà hoạch định đồng ý rằng tỷ giá hối đoái nên 
được ổn định ở mức như hiện tại. 
Mặc dù giá trị của đồng đô la tiếp tục dao động so với các đồng tiền khác sau 
Thỏa ước Lourve, xu hướng giảm giá của nó được theo dõi và đảm bảo theo thỏa 
ước. 
Do những biến động cùa tỳ giá sau đó khá phù hợp với những thỏa thuận 
trong Hiệp định Plaza và Thỏa ước Lourve, những nỗ lực hợp tác chính sách tiền tệ 
quốc tế đó được xem là thành công. Tuy nhiên, có nhiều khía cạnh khác của các 
thỏa thuận này đã không được các bên ký kết tôn trọng. Chẳng hạn, các nhà hoạch 
định chính sách của Đức và Nhật Bản đã đồng ý rằng họ sẽ theo đuổi chính sách 
tiền tệ mờ rộng bằng cách tăng chi tiêu của chính phủ và cắt giảm thuế, Mỹ cam 
kết sẽ giảm thâm hụt ngân sách. Tuy vậy, sau đó Mỹ đã không thành công trong 
việc giảm thâm hụt ngân sách, còn Đức không sẵn sàng thực hiện chính sách tiền 
tệ mờ rộng do lo ngại lạm phát có thể tăng cao. 
Nguồn: Minskin 2012 
8.3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ 
8.3.1. Khái niệm cán cân thanh toán quốc tế 
Thuật ngữ cán cân thanh toán quốc tế (balance of payment) xuất hiện cùng 
với sự ra đời và phát triển của phạm trù tài chính quốc tế. Vào thế kỷ XV, XVI, hoạt 
động thương mại quốc tế trở nên phát triển, các nhà kinh tế rất quan tâm đến sự 
cân bằng giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu (cán cân thương mại), bởi lẽ nó 
ảnh hưởng đến trạng thái thị trường kim loại vàng của một quốc gia. Cuối thế kỷ 
thứ XVIII, đầu thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa kinh tế tự do phát triển mạnh, bên cạnh 
các khoản thu nhập từ hoạt động xuất, nhập khẩu, các quốc gia còn có những 
khoản thu nhập từ các hoạt động cung cấp dịch vụ quốc tế lẫn nhau, từ đó, làm cho 
cán cân đối ngoại mở rộng hơn ngoài phạm vi cán cân thương mại. Đến đầu thế kỷ 
thứ XX, do sự phát triển các hình thức đầu tư vốn trực tiếp, gián tiếp giữa các quốc 
gia, cho nên nhu cầu thiết lập một cán cân thanh toán tổng hợp để phản ánh tất cả 
những ràng buộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng trở nên cấp 
bách. 
Tuy vậy, cho đến sau chiến tranh Thế giới lần thứ hai, các nước mới thiết lập 
cán cân thanh toán quốc tế hoàn chỉnh. Để thực hiện chức năng giám sát tiền tệ 
của các nước thành viên, vào năm 1948, Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF đã đưa ra những 
hướng dẫn cụ thể cho các nước thành viên trong việc thống nhất báo cáo về cán 
cân thanh toán quốc tế của mình. 
Cán cân thanh toán quốc tế được hiểu là bảng cân đối kế toán ghi chép toàn 
bộ các giao dịch dưới hình thức giá trị giữa một quốc gia với các quốc gia khác trên 
thế giới trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. 
8.3.2. Cấu trúc cán cân thanh toán quốc tế 
Cán cân thanh toán có những hạng mục sau: 
8.3.2.1. Cán cân văng lai 
Hạng mục này phản ánh giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu và các khoản thu 
chi dịch vụ các khoản chuyển giao vãng lai một chiều giữa một nước với các nước 
khác. Cán cần vãng lai (current account) bao gồm: 
- Cán cân thương mại (được xem như cán cân hữu hình) phản ánh những 
khoản thu chi về xuất nhập khẩu hàng hóa trong một thời kỳ nhất định. Khi cán cân 
thương mại thặng dư có nghĩa là nước đó đã thu được từ xuất khẩu nhiều hơn phải 
trả cho nhập khẩu và ngược lại cán cân bội chi thì có nghĩa là nước đó đã nhập khẩu 
nhiều hơn xuất khẩu. 
- Cán cân dịch vụ (còn gọi là cán cân vô hình) phản ánh các khoản thu về 
xuất khẩu dịch vụ và các khoản phải trả cho nhập khẩu các dịch vụ như dịch vụ vận 
tải, bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, bưu chính viễn thông, giáo dục, y tế, xuất khẩu 
lao động... 
- Cán cân chuyển tiền một chiều phản ánh các khoản thu hoặc chi mà không 
có sự đền đáp lại tương ứng như những khoản viện trợ, giúp đỡ nhân đạo, biếu 
tặng; tiền lương lao động, lãi cổ tức chuyển vào trong nước hoặc chuyển từ trong 
nước ra nước ngoài. 
8.3.2.2. Cán cân vốn 
Cán cân vốn (capital account) ghi chép những giao dịch liên quan tới lưu 
chuyển vốn của một nước đối với các nước khác. Cán cân vốn bao gồm các nội 
dung sau: 
- Vốn ngắn hạn: phản ánh các khoản thu, chi có thời hạn tối đa là 12 tháng. 
- Vốn trung và dài hạn: phản ánh các khoản thu, chi dưới dạng vốn đầu tư 
trực tiếp, gián tiếp, các khoản vay và cho vay với thời hạn trên 12 tháng. 
Cán cân vãng lai cùng với cán cân vốn được gọi là cán cân thanh toán cơ sử 
(basic balance). 
8.3.2.3. Số chênh lệch 
Số chênh lệch (discrepancy) phản ánh các sai lệch về thống kê do nhầm lẫn 
hoặc do không tập hợp được chính xác số liệu trong cán cân vãng lai và cán cân 
vốn. 
8.3.2A. Cán cân tổng thể 
Cán cân tổng thể (overall balance of payment) là tổng hợp các khoản mục 
trên. Tình hình của cán cân tổng thể tốt hay xấu (dư thừa hay thiếu hụt) sẽ phản 
ánh thế và lực tài chính của một quốc gia trong thời kỳ đó. 
8.3.2.5. Dự trữ cán cân 
Dự trữ cán cân (official reserve transaction): Hạng mục này phản ánh dự trữ 
ngoại hối của quốc gia tăng thêm hay giảm đi. Phần dự trữ cán cân được tổng hợp 
trên cơ sở những thay đổi trong tài sản có ngoại tệ ròng, thay đổi về nợ quá hạn và 
các nguồn tài trợ khác. 
Tài sản có ngoại tệ ròng là phần chênh lệch tài sản có ngoại tệ và tài sản nợ 
ngoại tệ thể hiện trên bảng cân đối thống kê tiền tệ tổng hợp của ngân hàng trung 
ương và các tổ chức tín dụng. Thay đổi tài sản có ngoại tệ ròng là sự tăng giảm tài 
sản có ngoại tệ ròng của đầu kỳ và cuối kỳ báo cáo. 
Nợ quá hạn phản ánh khoản nợ nước ngoài đến hạn mà chưa trả được, có 
thể cơ cấu lại. 
Các nguồn tài trợ bao gồm nguồn tín dụng từ quỹ và các khoản dự trữ quốc 
tế khác. 
8.3.3. Tác động của cân thanh toán quốc tế 
Cán cân thanh toán của một nước phản ánh kết quả hoạt động trao đổi đối 
ngoại của nước đó với các nước khác. Trường hợp cán cân thặng dư hay bội chi cho 
biết nước đó là chủ nợ hay đang mắc nợ nước ngoài và có tác động tới sự phát triển 
kinh tế - xã hội. Tình trạng dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán tại một 
thời điểm nhất định sẽ ảnh hưởng tới quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường, 
do đó ảnh hưởng ngay đến tình hình biến động của tỷ giá hối đoái của nước đó. 
Nhìn chung, dư thừa cán cân thanh toán sẽ dẫn đến sự ổn định hoặc giảm tỷ giá hối 
đoái mặc dù sự dư thừa quá nhiều của cán cân có thể tăng sức ép lên mức giá cả 
trong nước. Ngược lại, thiếu hụt cán cân thanh toán sẽ làm cho tỷ giá hối đoái mất 
tính ổn định và tăng lên từ đó sẽ tạo ra những biến động trong phát triển kinh tế - 
xã hội. Mặt khác, thực trạng của cán cân thanh toán có thể kích thích các nhà 
hoạch định chính sách thay đổi nội dung chính sách kinh tế của họ. Thâm hụt cán 
cân thanh toán có thể làm cho chính phủ nâng lãi suất lên hoặc giảm bót chi tiêu 
công cộng để giảm chi về nhập khẩu... Do vậy, cán cân thanh toán được xem là 
một trong những tài liệu quan trọng nhất đối với các nhà hoạch định chính sách ở 
tầm vĩ mô. 
Giữ cho cán cân thanh toán cân bằng được xem là một trong những mục tiêu 
quan trọng trong chính sách kinh tế của quốc gia. Khi cán cân thanh toán bội thu 
hoặc bội chỉ, các nước thường phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh cán cân thanh 
toán. 
8.3.4. Điều chỉnh cân thanh toán quốc tế 
Khi cán cân thanh toán bội thu, các nước thường sử dụng số bội thu đó để 
tăng cường đầu tư ra nước ngoài và bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia. Khi cán 
cân thanh toán bội chi, do nó có xu hướng tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh 
tế - xã hội của quốc gia nên các nước thường áp dụng các biện pháp để điều chỉnh 
nó. 
8.3.4.1. Sử dụng công cụ lãi suất 
Điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu là công cụ được các nước sử dụng nhiều 
nhất để điều chỉnh thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế. 
Khi lãi suất tái chiết khấu tăng (và lãi suất của các nước trong khu vực vẫn 
giữ nguyên) lãi suất chung trên thị trường ngoại hối sẽ tăng, vốn ngắn hạn chạy từ 
nước ngoài vào trong nước nhờ đó mà cung cầu ngoại tệ và cán cân thanh toán 
quốc tế sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng muốn thu hút được nguồn vốn 
từ bên ngoài vào trong nước thì nước đó phải có sự ổn định về kinh tế - chính trị - 
xã hội. Trong điều kiện tình hình kinh tế và tài chính không ổn định, lãi suất cao sẽ 
không phải là nhân tố quyết định đến sự di chuyển của vốn ngắn hạn, đôi khi lãi 
suất rất cao, song tình hình kinh tế và tài chính của đất nước không ổn định thì vốn 
ngắn hạn cũng không chảy vào nước đó và vì thế việc điều chỉnh lãi suất để cải 
thiện cán cân thanh toán quốc tế là vô hiệu. 
8.3.4.2. Sử dụng công cụ tỷ giá 
Khi cán cân thanh toán thiếu hụt, chính phủ có thể thực hiện phá giá 
(develuation) hay giảm giá (depreciation) tiền tệ, tức là làm tỷ giá hối đoái tăng lên. 
Chính sách này tác động trên hai khía cạnh. Một mặt, tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ 
đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, khuyến khích đầu tư của nước ngoài vào trong nước 
nhằm tăng thu ngoại hối. Mặt khác hạn chế nhập khẩu hàng hóa, hạn chế đầu tư ra 
nước ngoài làm giảm nhu cầu ngoại hối. Tác động tổng hợp giúp điều chỉnh sự thiếu 
hụt của cán cân thanh toán 
8.3A.3. Vay nợ 
Vay nợ cũng là một công cụ để đối phó với tình trạng thiếu hụt cán cân 
thanh toán quốc tế. Vay nợ trước tiên thông qua nghiệp vụ qua lại đồng nghiệp với 
các đại lý ngân hàng ở nước ngoài để vay ngoại tệ nhằm bổ sung vào lượng ngoại 
hối cung cấp cho thị trường. Sau đó, chính phủ có thể thực hiện các khoản vay song 
phương từ các chính phủ khác hoặc vay các tổ chức tín dụng quốc tế. 
Nếu đã dùng các biện pháp trên mà tình hình thiếu hụt cán cân thanh toán 
vẫn trầm trọng, các nước phải xuất khẩu vàng để trả nợ. Khi đã áp dụng tất cả các 
biện pháp điều chỉnh mà vẫn không giải quyết được tình trạng xấu của cán cân 
thanh toán quốc tế, quốc gia sẽ phải tuyên bố "phá sản" hay "vỡ nợ" và đình chỉ trả 
nợ nước ngoài. 
Các biện pháp điều chỉnh thiếu hụt cán cân thanh toán quốc tế trình bày trên 
chỉ có tác dụng trong ngắn hạn nhằm tránh một cuộc khủng hoảng do thâm hụt cán 
cân. về lâu dài, để đảm bảo tình trạng tốt của cán cân thanh toán quốc tế, quốc gia 
sẽ phải thực hiện cải tổ cơ cấu kinh tế cho phù hợp, khuyến khích xuất khẩu hàng 
hóa dịch vụ và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn từ bên ngoài vào. 
 TÓM TẮT CHƯƠNG 8 
1. Ngoại hối bao gồm ngoại tệ (là đồng tiền của nước này đối với nước khác) 
và các phương tiện có giá trị ghi bằng ngoại tệ dùng để chi trả trong thanh toán 
quốc tế như hối phiếu, séc, kỳ phiếu, cổ phiếu, trái phiếu, vàng... Các giao dịch 
ngoại hối diễn ra trên thị trường ngoại hối với trung tâm của thị trường ngoại hối là 
thị trường liên ngân hàng. 
2. Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền nước này được biểu thị bằng đồng 
tiền nước khác. Tỷ giá thay đổi có thể ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu, 
tình hình cán cân thanh toán quốc tế, tình hình lạm phát và tăng trưởng của một 
quốc gia. 
3. Bất cứ nhân tố nào ảnh hưởng tới cung cầu tiền tệ trực tiếp hoặc gián tiếp 
đều có thể làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Các nhân tố đó bao gồm chênh lệch lạm 
phát và lãi suất trong nước so với nước ngoài, tình hình thiếu hụt hay dư thừa cán 
cân thanh toán quốc tế, tình hình tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, ngoài 
ra các yếu tố về tâm lý, đầu cơ và các biện pháp của chính phủ. 
4. Ngân hàng trung ương có thể tác động để bình ổn tỷ giá hối đoái thông 
qua nhiều công cụ chính sách khác nhau như chính sách lãi suất chiết khấu, chính 
sách thị trường mở, phá giá hoặc nâng giá tiền tệ. 
5. Cán cân thanh toán quốc tế là bảng cân đối kế toán ghi chép toàn bộ các 
giao dịch dưới hình thức giá trị giữa một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới 
trong một khoảng gian nhất định, thường là một năm. Hai hạng mục quan trọng 
nhất của cán cân thanh toán quốc tế là cán cân vãng lai và cán cân vốn. Các cân 
vãng lai phản ánh giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu và các khoản chuyển 
giao vãng lai một chiều giữa một nước với các nước khác. 
Cán cân vốn ghi chép những giao dịch liên quan tới lưu chuyển vốn của một 
nước đối với các nước khác. Tình hình của cán cân thanh toán quốc tế dư thừa hay 
thiếu hụt sẽ phản ánh thế và lực tài chính của một quốc gia trong thời kỳ đó. 
6. Chính phủ có thể hạn chế thâm hụt cán cân thanh toán bằng cách sử 
dụng công cụ lãi suất, tỷ giá và vay nợ mặc dù đây chỉ là những biện pháp có tác 
dụng trong ngắn hạn nhằm tránh một cuộc khủng hoảng do thâm hụt cán cân. về 
lâu dài, để đảm bảo tình trạng tốt của cán cân thanh toán quốc tế, quốc gia sẽ phải 
thực hiện cải tổ cơ cấu kinh tế cho phù hợp, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch 
vụ và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn từ bên ngoài vào. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phan Thị Cúc, Đoàn Văn Huy, 2007, thuyết Tài chính tiền tệ, Giáo trình 
trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ chí Minh, Nhà xuất bản Thống kê. 
2. Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn, 2007, thuyết tài chính tiền tệ, Bài 
giảng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. 
3. Vũ Quang Kết, Đặng Thị Việt Đức, Phan Anh Tuấn, 2009, thuyết tài chính 
tiền tệ, Bài giảng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. 
4. Tô Kim Ngọc, 2005, Lý thuyết Tiền tệ ngân hàng, Giáo trình Học viện 
Ngân hàng, NXB Thống Kê. 
5. Nguyễn Hữu Tài, 2007, Lý thuyết chính Tiền tệ, Giáo trình trường Đại học 
Kinh tế Quốc dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 
6. Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng, 2006, Nhập môn chính - tiền tệ, NXB 
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 
7. Hubbard R.G., O’brien A.p, 2012, Money, Banking, and the Financial 
System, Prentice Hall. 
8. Minskin F.S., 2012, The Economics of Money, Banking and Financial 
Market, 10th ed., Pearson Addison Wesley. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_thuyet_tien_te_phan_2.pdf