Giáo trình Phương pháp dạy học chuyên ngành Kỹ thuật

1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Phương pháp dạy học kỹ thuật với tư cách là một ngành khoa học và là một bộ môn

được giảng dạy trong các trường sư phạm kỹ thuật ở mức độ khác nhau. Trước hết ta hãy

xét đối tượng của ngành khoa học PPDHKT.

a) Đối tượng

Khoa học PPDKT nghiên cứu quá trình dạy học các môn học/mô đun kỹ thuật. Nó

phân biệt với lý luận dạy học đại cương ở chỗ là lý luận dạy học đại cương nghiên cứu quá

trình giáo dục và đào tạo nói chung cho tất cả các môn học, các loại trường học còn

PPDHKT chỉ nghiên cứu một bộ phận của quá trình này, cụ thể là quá trình dạy và học các

môn kỹ thuật chuyên ngành. Quá trình dạy học kỹ thuật này không phải chỉ là một quá

trình truyền thụ những kiến thức về chuyên ngành mà còn tổ chức phát triển ở người học

những năng lực hoạt động nghề nghiệp và những yếu tố giáo dục phù hợp với định hướng

phát triển con người của đất nước.

Để hiểu rõ hơn nữa về ngành khoa học PPDHKT ta hãy phân tích đối tượng của nó.

Cũng như trong những quá trình dạy học các khoa học khác, giáo viên luôn là người chủ

thể còn học sinh vừa là chủ thể và vừa là khách thể. Quá trình dạy học kỹ thuật chuyên

ngành là một quá trình tương tác giao lưu giữa con người với nhau trong các vô số các

điều kiện ảnh hưởng ngoại tại của các khoa học khác và thực trạng về kỹ thuật hiện tại và

các điều kiện nội tại. Chính vì vậy đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học này không

chỉ dùng lại nghiên cứu các mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần mục tiêu - nội

dung - phương pháp phương tiện của quá trình dạy học kỹ thuật chuyên ngành mà còn đề

cập đến các điều kiện tác động có tính tích cực cũng như tiêu cực đến quá trình này. Dạy

học không thể thành công khi không chú ý tới các điều kiện đó.

b) Nhiệm vụ nghiên cứu của bộ môn phương pháp dạy học chuyên ngành

PPDHKT như là một bộ môn lý luận dạy học kỹ thuật, mà đối tượng nghiên cứu của nó là

nghiên cứu các qui luật của dạy kỹ thuật và các thành tố của quá trình dạy kỹ thuật, cụ thể

là:

- Mục tiêu dạy học của bộ môn KT(Để làm gì?)

- Nội dung dạy KT (cái gì?)Trang 5

- Phương pháp dạy học bộ môn KT (Như thế nào?)

- Phương tiện dạy học bộ môn KT (Bằng cái gì?)

PPDHKT thông thường không chỉ được hiểu như là một môn khoa học tương tự như giáo

học, pháp bộ môn, nó không chỉ nghiên cứu một cách cô lập những phương pháp dạy học

các môn kỹ thuật trong trường THCN và dạy nghề. Phương pháp không thể tách rời mục

đích, nội dung và phương tiện dạy học kỹ thuật.

Do vậy, PPDHKT là một ngành khoa học về PPDHBM giải đáp các câu hỏi sau

đây:

- Dạy kỹ thuật để làm gì? (mục tiêu dạy học của các môn kỹ thuật)

- Dạy học những gì trong khoa học kỹ thuật? (xác định nội dung các môn kỹ thuật để

dạy trong trường THCN và DN)

- Dạy học kỹ thuật như thế nào? (phải nghiên cứu các nguyên tắc, phương pháp, hình

thức tổ chức dạy học các môn kỹ thuật)

- Dạy học kỹ thuật bằng cái gì? (các phương tiện dạy học dùng trong dạy kỹ thuật)

pdf 90 trang yennguyen 5400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp dạy học chuyên ngành Kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phương pháp dạy học chuyên ngành Kỹ thuật

Giáo trình Phương pháp dạy học chuyên ngành Kỹ thuật
Trang 1 
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT 
Taùc giả NGUYEÃN VAÊN TUAÁN 
 (LÖU HAØNH NOÄI BOÄ) 
 TP. HOÀ CHÍ MINH, THAÙNG 9 NAÊM 2011 
 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM KYÕ THUAÄT 
 TP. HOÀ CHÍ MINH 
S 
P 
K 
T 
Trang 2 
MỤC	LỤC	
CHƯƠNG I. NHỮNG CƠ SỞ CHUNG CỦA KHOA HỌC VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY KỸ 
THUẬT ............................................................................................................................................. 4 
1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4 
2. NHIỆM VỤ CỦA MÔN PPDKT TRONG NHÀ TRƯỜNG SƯ PHẠM KỸ THUẬT ............... 6 
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 7 
CHƯƠNG II. KỸ THUẬT VÀ NHIỆM VỤ DẠY KỸ THUẬT ................................................. 9 
1. MỘT SỐ KHÁI NHIỆM .............................................................................................................. 9 
1.1. KỸ THUẬT ........................................................................................................................... 9 
1.2. CÔNG NGHỆ ........................................................................................................................ 9 
1.3. HỆ THỐNG KỸ THUẬT...................................................................................................... 9 
1.4. PHÂN LOẠI KỸ THUẬT .................................................................................................. 10 
1.5. MỘT SỐ TIẾP CẬN TRONG DẠY KỸ THUẬT – NGHỀ ............................................ 11 
1.5.1. TIẾP CẬN KỸ THUẬT CƠ BẢN ................................................................................ 11 
1.5.2. TIẾP CẬN HOẠT ĐỘNG KỸ THUẬT ...................................................................... 12 
1.5.3. TIẾP CẬN TOÀN DIỆN ............................................................................................... 13 
2. NHIỆM VỤ DẠY KỸ THUẬT TRONG TRƯỜNG THPT VÀ DN ......................................... 13 
2.1. NHIỆM VỤ GIÁO DƯỠNG KỸ THUẬT NGHỀ NGHIỆP .............................................. 13 
2.2. NHIỆM VỤ GIÁO DỤC ...................................................................................................... 14 
2.3. NHIỆM VỤ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỄN TƯ DUY NĂNG LỰC KỸ THUẬT ..... 15 
2.3.1. TƯ DUY KỸ THUẬT .................................................................................................. 15 
2.3.2. NĂNG LỰC KỸ THUẬT ............................................................................................. 17 
2.3.3. HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỄN TƯ DUY VÀ NĂNG LỰC KỸ THUẬT ............ 18 
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU NỘI DUNG DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT ......... 19 
1. MỤC TIÊU DẠY HỌC ............................................................................................................... 19 
1.1. KHÁI NIỆM ......................................................................................................................... 19 
1.2. CÁC LĨNH VỰC CỦA MỤC TIÊU BÀI DẠY KỸ THUẬT ............................................. 20 
1.2.1. MỤC TIÊU VỀ CHUYÊN MÔN .................................................................................. 20 
1.2.2. MỤC TIÊU LIÊN QUAN CHUYÊN MÔN CHUNG ..................................................... 23 
1.2.3. MỤC TIÊU DẠY HỌC VỀ TƯ DUY KỸ THUẬT .................................................... 24 
1.2.4. MỤC TIÊU DẠY HỌC VỀ GIÁO DỤC HỌC SINH ................................................ 24 
1.3. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU DẠY HỌC CHO VIỆC DẠY KỸ THUẬT ................................. 25 
1.3.1. TÍNH TOÀN DIỆN CỦA MỤC TIÊU DẠY HỌC BÀI DẠY .................................... 25 
1.3.2. TRIỂN KHAI MỤC TIÊU CHI TIẾT CỤ THỂ ........................................................... 26 
2. NỘI DUNG DẠY HỌC KỸ THUẬT ....................................................................................... 28 
2.1. KHÁI NIỆM ......................................................................................................................... 28 
2.2. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA NỘI DUNG DẠY HỌC KỸ THUẬT ................................ 28 
2.3. NỘI DUNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG ................. 29 
2.4. NỘI DUNG DẠY HỌC VỀ CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CƠ KHÍ ..................................... 30 
2.4.1. CÁC YÊU CẦU NGHỀ NGHIỆP CƠ KHÍ CHẾ TẠO ĐỐI VỚI NỘI DUNG DẠY 
HỌC. ........................................................................................................................................ 30 
2.4.2. NỘI DUNG DẠY HỌC VỀ CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHẾ TẠO ........................ 32 
2.5. NỘI DUNG DẠY HỌC VỀ VẬT LIỆU CƠ KHÍ KIM LOẠI ............................................ 37 
2.5.1.CÁC YÊU CẦU NGHỀ NGHIỆP KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỐI VỚI NỘI DUNG DẠY 
HỌC. ........................................................................................................................................ 37 
2.5.2. NHỮNG THÀNH PHẦN NỘI DUNG VẬT LIỆU CƠ KHÍÍ .................................. 38 
CHƯƠNG IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC .............................................................................. 43 
1. CƠ SỞ CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC .................................................................... 43 
1.1. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP ............................................................................................ 43 
1.2. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ......................................................................... 44 
Trang 3 
1.3. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC .......................................... 46 
1.3.1 CƠ SỞ CHUNG ............................................................................................................ 46 
1.3.2. MÔ HÌNH CẤU TRÚC HAI MẶT CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ................... 47 
1.3.3. MÔ HÌNH CÁC THÀNH TỐ CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ............. 49 
1.3.4. MÔ HÌNH QUAN ĐIỂM DẠY HỌC – PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC– KỸ THUẬT 
DẠY HỌC ............................................................................................................................... 50 
1.3.5. MÔ HÌNH TỔNG HỢP ................................................................................................. 51 
2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM DẠY HỌC TRONG DẠY KỸ THUẬT.............................................. 53 
2.1. DẠY HỌC KHÁM PHÁ ...................................................................................................... 53 
2.1.1 KHÁI NIỆM DẠY HỌC KHÁM PHÁ .......................................................................... 53 
2.1.2. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA DẠY HỌC KHÁM PHÁ .......................................... 54 
2.2. DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................................... 54 
2.2.1. KHÁI NIỆM VẤN ĐỀ VÀ DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................ 54 
2.3.2. CẤU TRÚC CỦA QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ........................................... 55 
2.3.3. VẬN DỤNG DH GQVĐ ............................................................................................... 57 
2.3. DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ......................................................................... 58 
2.3.1. KHÁI NIỆM .................................................................................................................. 58 
2.3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG HỌAT ĐỘNG ................................... 59 
2.3.3. TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG HỌAT ĐỘNG ............................................... 61 
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LOGIC ............................................................................... 62 
3.1. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP .................................................................... 62 
3.2. PHƯƠNG PHÁP QUI NẠP .............................................................................................. 65 
3.3. PHƯƠNG PHÁP DIỄN DỊCH ............................................................................................. 67 
3.4. PHƯƠNG PHP KẾ THỪA VÀ PHÁT TRIỂN ................................................................... 68 
4. VÍ DỤ VỀ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP LOGIC CHO CÁC NỘI DUNG ĐẶC THÙ ......... 71 
4.1. DẠY KHÁI NIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ QUI NẠP ........................ 71 
4.1.1 ĐẶC TRƯNG CỦA DẠY HỌC KHÁI NIỆM .............................................................. 71 
4.1.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI DẠY KHÁI NIỆM ..................................................................... 72 
4.1.3. DẠY KHÁI NIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ......................................... 72 
4.1.4. DẠY KHÁI NIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUI NẠP .............................................. 72 
4.2. DẠY CẤU TẠO THIẾT BỊ KỸ THUẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ............ 74 
4.2.1. ĐẶC TRƯNG CẤU TẠO THIẾT BỊ KỸ THUẬT ...................................................... 74 
4.2.2. YÊU CẦU ĐỐI VỚI DẠY NỘI DUNG CẤU TẠO THIẾT BỊ KỸ THUẬT ............. 75 
4.2.3. TIẾN TRÌNH DẠY CẤU TẠO THIẾT BỊ KỸ THUẬT .............................................. 75 
4.3. DẠY NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP ........................ 76 
4.3.1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI DẠY NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT ...................................... 76 
4.3.2. TIẾN TRÌNH DẠY NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT .......................................................... 77 
CHƯƠNG V. KIỂU BÀI DẠY KỸ THUẬT ............................................................................... 77 
1. CƠ SỞ CHUNG VỀ KIỂU BÀI DẠY .................................................................................... 77 
2. CÁC KIỂU BÀI DẠY ............................................................................................................. 78 
2.1. KIỂU BÀI DẠY PHÂN TÍCH, GIẢI THÍCH MINH HỌA ................................................ 78 
2.2. KIỂU BÀI DẠY THIẾT KẾ VÀ GIẢI QUYẾT CÁC NHIỆM VỤ KỸ THUẬT .............. 79 
2.3. KIỂU BÀI DẠY HÌNH THÀNH KĨ NĂNG KỸ THUẬT BAN ĐẦU .............................. 84 
2.4. KIỂU BÀI DẠY CHẾ TẠO ................................................................................................. 86 
2.5. KIỂU BÀI DẠY THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO ĐỐI TƯỢNG KỸ THUẬT........................... 87 
2.6. KIỂU BÀI DẠY THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT, THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT
 ..................................................................................................................................................... 88 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 90 
Trang 4 
CHƯƠNG I. NHỮNG CƠ SỞ CHUNG CỦA KHOA HỌC VỀ PHƯƠNG PHÁP 
DẠY KỸ THUẬT 
1. ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 
Phương pháp dạy học kỹ thuật với tư cách là một ngành khoa học và là một bộ môn 
được giảng dạy trong các trường sư phạm kỹ thuật ở mức độ khác nhau. Trước hết ta hãy 
xét đối tượng của ngành khoa học PPDHKT. 
a) Đối tượng 
Khoa học PPDKT nghiên cứu quá trình dạy học các môn học/mô đun kỹ thuật. Nó 
phân biệt với lý luận dạy học đại cương ở chỗ là lý luận dạy học đại cương nghiên cứu quá 
trình giáo dục và đào tạo nói chung cho tất cả các môn học, các loại trường học còn 
PPDHKT chỉ nghiên cứu một bộ phận của quá trình này, cụ thể là quá trình dạy và học các 
môn kỹ thuật chuyên ngành. Quá trình dạy học kỹ thuật này không phải chỉ là một quá 
trình truyền thụ những kiến thức về chuyên ngành mà còn tổ chức phát triển ở người học 
những năng lực hoạt động nghề nghiệp và những yếu tố giáo dục phù hợp với định hướng 
phát triển con người của đất nước. 
Để hiểu rõ hơn nữa về ngành khoa học PPDHKT ta hãy phân tích đối tượng của nó. 
Cũng như trong những quá trình dạy học các khoa học khác, giáo viên luôn là người chủ 
thể còn học sinh vừa là chủ thể và vừa là khách thể. Quá trình dạy học kỹ thuật chuyên 
ngành là một quá trình tương tác giao lưu giữa con người với nhau trong các vô số các 
điều kiện ảnh hưởng ngoại tại của các khoa học khác và thực trạng về kỹ thuật hiện tại và 
các điều kiện nội tại. Chính vì vậy đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học này không 
chỉ dùng lại nghiên cứu các mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần mục tiêu - nội 
dung - phương pháp phương tiện của quá trình dạy học kỹ thuật chuyên ngành mà còn đề 
cập đến các điều kiện tác động có tính tích cực cũng như tiêu cực đến quá trình này. Dạy 
học không thể thành công khi không chú ý tới các điều kiện đó. 
b) Nhiệm vụ nghiên cứu của bộ môn phương pháp dạy học chuyên ngành 
PPDHKT như là một bộ môn lý luận dạy học kỹ thuật, mà đối tượng nghiên cứu của nó là 
nghiên cứu các qui luật của dạy kỹ thuật và các thành tố của quá trình dạy kỹ thuật, cụ thể 
là: 
- Mục tiêu dạy học của bộ môn KT(Để làm gì?) 
- Nội dung dạy KT (cái gì?) 
Trang 5 
- Phương pháp dạy học bộ môn KT (Như thế nào?) 
- Phương tiện dạy học bộ môn KT (Bằng cái gì?) 
PPDHKT thông thường không chỉ được hiểu như là một môn khoa học tương tự như giáo 
học, pháp bộ môn, nó không chỉ nghiên cứu một cách cô lập những phương pháp dạy học 
các môn kỹ thuật trong trường THCN và dạy nghề. Phương pháp không thể tách rời mục 
đích, nội dung và phương tiện dạy học kỹ thuật. 
Do vậy, PPDHKT là một ngành khoa học về PPDHBM giải đáp các câu hỏi sau 
đây: 
- Dạy kỹ thuật để làm gì? (mục tiêu dạy học của các môn kỹ thuật) 
- Dạy học những gì trong khoa học kỹ thuật? (xác định nội dung các môn kỹ thuật để 
dạy trong trường THCN và DN) 
- Dạy học kỹ thuật như thế nào? (phải nghiên cứu các nguyên tắc, phương pháp, hình 
thức tổ chức dạy học các môn kỹ thuật) 
- Dạy học kỹ thuật bằng cái gì? (các phương tiện dạy học dùng trong dạy kỹ thuật) 
Do đó PPDHKT có các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây: 
(1) Xác định mục tiêu các môn học kỹ thuật. 
 - Yêu cầu và nhiệm vụ của các môn kỹ thuật ở mỗi cấp bậc đào tạo? 
 - Cần có những loại mục tiêu dạy học nào trong dạy kỹ thuật? 
 - Cách xác định mục tiêu dạy học kỹ thuật kỹ thuật? 
(2) Xác định nội dung các môn kỹ thuật chuyên ngành. 
- Xác định nội dung dạy học đặc thù của dạy kỹ thuật. 
- Các cơ sở để xác định nội dung chương trình các môn kỹ thuật ở các cấp bậc đào tạo 
khác nhau như: trong hướng nghiệp, trong dạy kỹ thuật phổ thông, trong đào tạo nghề (ở 
trường THCN & DN - dài hạn hoặc ngắn hạn - theo Modul hoặc truyền thống). 
 (3) Nghiên cứu các phương pháp dạy học các môn kỹ thuật chuyên ngành 
 - Các phương pháp logic được triển khai áp dụng như thế nào trong việc dạy các môn kỹ 
thuật? 
- Các hình thức tổ chức dạy học các môn kỹ thuật. 
- Các kiểu bài dạy kỹ thuật 
- Xu hướng đổi mới về phương pháp dạy các môn kỹ thuật nghề. 
Trang 6 
(4) Nghiên cứu xác định triển khai các phương tiện dạy học cho việc dạy học các môn kỹ 
thuật. 
- Những phương tiện trực quan nào sử dụng có hiệu quả để dạy kỹ thuật. 
Như vậy chức năng chính của PPDHKT là từ những kết quả nghiên cứu, hỗ trợ cho giáo 
viên áp dụng vào dạy các môn kỹ thuật. 
Do tính đa dạng của các lĩnh vực kỹ thuật trong đào tạo phổ thông, trong đào tạo công 
nhân kỹ thuật và kỹ thuật viên cho nên những nội dung trong cuốn sách ... dạy nghề, giáo viên có thể truyền thụ cho học sinh những kiến thức lý 
thuyết kỹ thuật liên quan đến đối tượng cần thiết kế hoặc có thể để học sinh tự tìm kiếm, 
tra tìm các thông số liên quan đến các bộ phận của đối tượng kỹ thuật 
(3) Thiết kế đối tượng kỹ thuật dựa hoàn toàn vào những tư liệu và chi tiết đã 
được chuẩn bị sẵn. 
Đây là dạng thiết kế được ứng dụng rộng rãi, chủ yếu cho học sinh nhỏ tuổi, biểu hiện trên 
thực tiễn của dạng thiết kế này là các bộ đồ lắp ráp kỹ thuật gồm các chi tiết đã được chế 
tạo sẵn, kèm theo các sơ đồ, giải thích, hướng dẫn cách tạo ra các hình khối khác nhau. ưu 
điểm cơ bản của dạng thiết kế này là : 
Phát triển khả năng phân tích và tổng hợp kỹ thuật dựa trên các cấu kiện có sẵn để thiết lập 
các đối tượng kỹ thuật một cách đúng đắn, hợp lý nhất. 
+ Tiết kiệm tới mức tối đa thời gian tạo ra sản phẩm 
+ Phù hợp với đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh nhỏ vì những nhiệm vụ đặt ra vừa 
mang tính chất kỹ thuật, vừa mang tính chất trò chơi giải trí, do đó tạo ra hứng thú kỹ thuật 
cho các em. Song với quan điểm dạy kỹ thuật thì dạng thiết kế này chưa hoàn toàn đáp ứng 
được những yêu cầu của nó vì : 
+ Không hình thành được những khái niệm kỹ thuật và kỹ thuật học (phương thức chế tạo 
các chi tiết của đối tượng, những thành phần cơ bản của quá trình công nghệ...) 
+ Kiến thức, kĩ năng kỹ thuật tiếp thu được thiếu tính hệ thống và liên tục. 
Mục đích của thiết kế trong những trường hợp này ít nhiều vừa mang tính chất giải trí, vừa 
mang tính độc lập, góp phần vào việc cung cấp một hệ thống những kiến thức, kĩ năng kỹ 
Trang 83 
thuật nhất định. Trong quá trình thiết kế, những kiến thức lý thuyết kỹ thuật của học sinh 
trở nên sinh động, các bài học lao động mang đậm nét tích cực của tư duy, nó không đơn 
thuần chỉ dừng lại ở nhiệm vụ thông báo kinh nghiệm thực tế cho học sinh mà còn là động 
cơ thúc đẩy các em suy nghĩ, làm xuất hiện nhu cầu hiểu biết cái mới. 
Hoạt động thiết kế kỹ thuật đưa vào giờ học kỹ thuật đều có thể được coi như là một trong 
các dạng giải quyết nhiệm vụ kỹ thuật. Thực chất của nhiệm vụ kỹ thuật là những vấn đề 
được đặt ra đòi hỏi khi sử dụng kiến thức lý thuyết phải có khả năng tư duy dưới dạng ước 
đoán. Sự ước đoán này tất nhiên phải dựa trên những hiểu biết chủ yếu về kỹ thuật và kỹ 
thuật học có trong kinh nghiệm của học sinh, kể cả những biểu hiện của các yếu tố sáng 
tạo trong khi giải quyết nhiệm vụ. Ta có thể phân ra 3 kiểu nhiệm vụ kỹ thuật như sau : 
- Kiểu nhiệm vụ thứ nhất có quan hệ tới đối tượng kỹ thuật. 
Nhiệm vụ kỹ thuật thường bao gồm : 
+ Nhận biết những yếu tố và khái niệm cơ bản của kỹ thuật (đường nét, hình và bản vẽ, 
hình chiếu cơ bản...) 
+ Xác định số chi tiết trên bản vẽ, phương thức hợp nhất chúng. 
+ Khai triển bản vẽ, thiết lập bản vẽ đối tượng dựa trên hình vẽ kỹ thuật, xây dựng kích 
thước... 
Đối với các lớp cuối cấp THPT, nhiệm vụ kỹ thuật có thể là : 
+ Thiết lập bản vẽ các mặt cắt chủ yếu của vật. 
+ Thiết lập bản vẽ kỹ thuật các chi tiết không phức tạp lắm.... 
Đối với học sinh trung cấp, nhiệm vụ kỹ thuật có thể là : 
+ Thiết lập bản vẽ, phác thảo sơ đồ mạch điện, mạch điều khiển 
+ Thử kiểm tra kết quả thiết kế. 
- Kiểu nhiệm vụ thứ hai có quan hệ tới những đòi hỏi về mặt công nghệ học như thiết lập 
qui trình công nghệ chế tạo chi tiết của sản phẩm, thiết lập qui hoạch sử dụng nguyên liệu, 
thời gian, năng lượng, v.v... 
- Kiểu nhiệm vụ thứ ba nhằm củng cố và phát triển kiến thức kỹ thuật đã tiếp thu, trong đó 
việc tìm hiểu về cơ cấu, nguyên tắc hoạt động của công cụ, thiết bị, máy (từng bộ phận, 
cụm chi tiết hoặc toàn bộ đối tượng ; tính toán các số liệu cần thiết như xác định số bánh 
xe răng cần có trong hộp truyền động để thu được số vòng quay cần thiết, các chỉ tiêu kỹ 
thuật về độ dẫn điện, dẫn nhiệt, lực tác dụng của nguyên liệu, lập sơ đồ mạng điện v.v...) 
Trang 84 
2.3. KIỂU BÀI DẠY HÌNH THÀNH KĨ NĂNG KỸ THUẬT BAN ĐẦU 
Tuyệt đại bộ phận các kiểu bài giảng đều có liên quan ít nhiều tới nhiệm vụ hình 
thành kỹ năng mới và kiến thức kỹ thuật liên quan đến kỹ năng. Thời gian dành để tiến 
hành hình thành kiến thức và bước đầu nhận biết các thao tác kỹ năng thường từ 30 - 45 
phút cho mỗi bài học (hướng dẫn mở đầu). Để hình thành kỹ năng kỹ thuật, thời gian dành 
cho học sinh luyện tập có thể kéo dài hơn tùy vào tính chất nhiệm vụ của hoạt động kỹ 
thuật đó. 
Bài dạy hình thành các kiến thức, kỹ năng kỹ thuật thường áo dụng theo qui trình 
của phương pháp 4 bước. Nó là một phương pháp quan trọng trong dạy thực hành nghề mà 
ở đó học sinh phát triển cả trí tuệ và kỹ năng thực hành. Phương pháp này được tuân thủ 
theo nguyên tắc diễn trình /làm mẫu và làm theo sau đó tiến hành luyện tập. 
Bước 4: Tự luyện tập/ chuyển hóa 
- Tự thực hiện các công đoạn công việc 
- Can thiệp vào bằng sự giúp đỡ nếu cần thiết 
- Kiểm tra kết quả, kiểm tra các tiêu chuẩn đánh giá 
- Hướng dẫn các kỹ năng tiếp theo 
Bước 3: Làm lại và giải thích 
- Làm lại các bước công việc và giải thích làm cái gì, 
như thế nào, tại sao 
- Giáo viên: Đặt câu hỏi kiểm tra, sửa lỗi, đem đến sự 
chắc chắn, tạo động cơ học tập, khen ngợi, kiểm 
trách, phê bình có thể 
Bước 2: Làm mẫu và giải thích 
- Kiến thức kỹ thuật liên quan 
- Làm mẫu và giải thích cái gì, như thế nào, tại sao 
(bước/công đoạn công việc là gì? Bước công việc 
đó làm như thế nào? và tại sao thực hiện công đoạn 
đó?) 
- Đưa ra những điểm cơ bản 
Lặp lại những bước công việc
Bước 1: gây động cơ, vào bài 
- Tạo nên mối giao tiếp 
- Khơi dậy sự chú ý 
- làm rõ nhiệm vụ, kiến thức sơ bộ 
TỰ LUYỆN 
TẬP 
GIỚI 
THIỆU 
GV LÀM 
MẪU 
HS 
LÀM LẠI 
Trang 85 
Hình . Phương pháp 4 bước. 
Nội dung của những kiến thức kỹ thuật mới thường bao gồm những kiến thức về 
cấu tạo, qui trình thực hiện, thông số kỹ thuật, vật liệu, dụng cụ biến đổi gia công nguyên 
liệu, công nghệ tổ chức sản xuất, những kỹ năng hoạ hình, thiết lập kế hoạch lao động, 
thiết kế sản phẩm... 
Trong chương trình dạy kỹ thuật (dạy nghề), các công việc thực hành luyện tập 
thường chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số thời gian quy định cho mỗi bài học (từ 75%) so 
với cả khối lượng kiến thức truyền đạt. Như vậy là việc giải thích, hướng dẫn ban đầu của 
giáo viên cần phải rất súc tích, gọn và rõ ràng. 
Muốn cung cấp cho học sinh những kỹ năng kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi giáo 
viên phải vận dụng những thủ thuật và phương pháp có tính chất đặc thù so với các môn ý 
thuyết. Bởi vì khi bắt tay vào tập một thao tác, học sinh bắt buộc phải tiến hành quan sát, 
so sánh không phải giữa kiến thức này với kiến thức khác mà là giữa những cử động phức 
tạp có trong thao tác khi giáo viên làm mẫu. (Ví dụ khi giáo viên giới thiệu cách điều chỉnh 
máy tiện, học sinh quan sát cách thức giáo viên điều khiển, ghi nhớ các vận động cơ bản). 
Song, như kinh nghiệm cho thấy, các khái niệm kỹ thuật thông qua quan sát chỉ có thể 
giúp học sinh nhận biết được mặt bên ngoài của hoạt động lao động chứ chưa phải mặt bản 
chất của công việc. Do đó, hình thành vốn kinh nghiệm cần thiết cho học sinh lao động kỹ 
thuật thông qua hoạt động thực tiễn là đặc điểm rất quan trọng, mà mỗi giáo viên hướng 
dẫn cần đặc biệt quan tâm. Khi tiến hành giảng dạy, những thao tác mới có thể được bắt 
đầu được luyện tập ngay sau khi có sự hướng dẫn giải thích cụ thể của giáo viên. Do chưa 
nắm vững kinh nghiệm, hàng loạt học sinh sẽ gặp phải những sai sót đáng kể, chính lúc 
này giáo viên vừa làm mẫu, vừa giải thích bản chất của thao tác. Việc làm mẫu cần thực 
hiện theo thứ tự : đầu tiên cần làm mẫu hoàn chỉnh với nhịp điều bình thường, lần thứ hai 
giới thiệu ở nhịp điệu chậm, phân chia thao tác thành những vận động riêng lẻ. Ở những 
thời điểm cần thiết của giai đoạn thứ hai này, giáo viên có thể tạm dừng để định hình hoá 
sự chú ý của học sinh, lần thứ ba giáo viên tiến hành làm mẫu toàn bộ thao tác ở nhịp điệu 
bình thường. 
Tiếp theo việc làm mẫu của giáo viên là giáo viên kiểm tra lại và cũng sự nắm vững 
các kiến thức, thao tác giáo viên vừa mới hướng dẫn. Giáo viên có thể gọi một hoặc hai 
học sinh lên làm lại cho cả lớp cũng quan sát và nhận xét. Trước lúc học sinh làm lại, nên 
Trang 86 
yêu cầu học sinh đó giải thích để các học sinh khác nhận xét. Sau khi làm lại của học sinh, 
giáo viên có thể nêu những sai sót hay vấp phải, vạch rõ nguyên nhân và cách khắc phục. 
Bước tiếp theo là quá trình luyện tập của học sinh theo những nhiệm vụ nhất định 
để hình thành kỹ năng. Trong quá trình học sinh luyện tập, giáo viên tiến hành theo dõi, 
hướng dẫn thêm và kiểm tra sự ghi nhớ của các em. Tất nhiên, đó là công việc kèm theo 
nhằm làm sáng tỏ những khái niệm lý thuyết và thực hành chuẩn xác. 
Trong một vài trường hợp, việc hình thành các thao tác riêng lẻ và liên kết những thao tác 
này phải thực hiện trong một thời gian tương đối lớn. 
2.4. KIỂU BÀI DẠY CHẾ TẠO 
Nhiệm vụ lý luận dạy học của các bài dạy là tổ hợp các thao tác, kỹ năng cần thiết 
để có thể hoàn thành một chi tiết hay là toàn bộ sản phẩm. 
Nhiệm vụ của người học trong kiểu bài dạy này khác với nhiệm vụ hình thành kỹ năng kỹ 
thuật ban đầu là: 
- Lập kế hoạch và 
- Tổ chức quá trình chế tạo, 
- Thực hiện chế tạo và 
- Đánh giá kết quả (sản phẩm) một cách độc lập. 
Các giai đoạn của kiểu bài dạy chế tạo: 
 1. Giới thiệu và thảo luận về bài tập chế tạo (GV-HS) 
 2. Lập kế hoạch và tổ chức sự chế tạo (HS-GV) 
 3. Thực hiện chế tạo và đánh giá (HS) 
 Những thao tác và kỹ năng này nằm trong một trình tự công việc như : thiết lập kế 
hoạch chế tạo (thiết kế), lựa chọn phôi (nguyên liệu hoặc bán thành phẩm), lựa chọn công 
cụ và các thiết bị gá lắp, lựa chọn kích thước, gia công chi tiết, lắp ráp và tu chỉnh sản 
phẩm, thử và kiểm nghiệm Nhiệm vụ chủ yếu của kiểu bài dạy này là nhằm củng cố và 
phát triển những kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật và công nghệ khi chế tạo sản phẩm kỹ 
thuật. 
Xét về tiến trình thực hiện bài dạy, kiểu bài dạy này có thể thực hiện theo phương pháp 
dạy thực hành 3 bước: 
Trang 87 
Hình 23. Cấu trúc phương pháp dạy thực hành 3 bước 
2.5. KIỂU BÀI DẠY THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO ĐỐI TƯỢNG KỸ THUẬT 
Kiểu bài dạy này là kiểu phối hợp hai hoạt động trong cùng một bài dạy đó là vừa 
thiết kế và chế tạo trong cùng một qui trình. Nhiệm vụ của người học là thiết kế, lập kế 
hoạch, chế tạo và kiểm tra sản phẩm là một đối tượng kĩ thuật. Sản phẩm là một đối tượng 
kỹ thuật có thể là dạng vật thật hay mô phỏng. 
Các giai đoạn của bài dạy: 
 1. Đặt vấn đề và đưa ra nhiệm vụ (GV) 
 2. Thu thập thông tin (HS) 
 3. Phác thảo, thiết kế đối tượng (HS) 
 4. Lập kế hoạch và tổ chức quá trình chế tạo (HS) 
 5. Thực hiện sự chế tạo (HS) 
- Gây động cơ 
- Khơi dậy sự chú ý - 
- Đưa ra nhiệm vụ bài thực hành, 
2. Lĩnh hội lý thuyết về bài thực hành 
- Nội dung lý thuyết, qui trình luyện tập 
- Phân nhóm, giao nhiệm vụ, 
- xây dựng qui trình, xác định thông số kỹ thuật 
- Lưu ý về an toàn lao động ( Hình thức tổ chức 
học: toàn lớp) 
3. Tổ chức thực hiện 
- Học sinh luyện tập theo qui trình đã xây dựng 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ 
- Đánh giá sản phẩm 
TỰ THỰC 
HIỆN 
THÔNG TIN 
LĨNH HỘI LÝ 
THUYẾT 
Trang 88 
 6. Đánh giá (GV-HS) 
Khác với kiểu bài dạy thiết kế và bài chế tạo là kiểu bài dạy này đòi hỏi học sinh phải tích 
cực, chủ động hơn trong các quá trình thiết kế và chế tạo. Do vậy kiểu bài dạy này có thể 
thực hiện theo phương pháp dạy thực hành 6 bước: 
Hình 24. Cấu trúc mô hình phương pháp dạy thực hành 6 bước 1 
2.6. KIỂU BÀI DẠY THÍ NGHIỆM KỸ THUẬT, THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM KỸ 
THUẬT 
Các bài dạy loại này có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống giảng dạy lao động kỹ 
thuật. Công tác thí nghiệm trong xưởng trường gắn liền với nhiệm vụ nghiên cứu đơn giản 
một hiện tượng, một mặt nào đó của đối tượng kỹ thuật. (Ví dụ thí nghiệm xác định tính 
chất cơ học, vật lý, cấu trúc, hoá học của vật liệu ; thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng 
điện từ trong nam châm điện...). 
Do đặc tính của công tác này, trong quá trình làm việc, học sinh sẽ phải sử dụng 
một số các kiến thức lý thuyết có liên quan nằm trong các bộ môn lý thuyết. Công tác thí 
1 Arnold R, Lipsmeier A, Ott H: Berufspaedagogik Kompakt. Cornelsen, 1998, trang 40 
1. 
Những hướng thông tin 
ban đầu 
6. 
Cái gì phải được làm 
tốt hơn ở lần sau? 
Trao đổi chuyên môn 
với giáo viên 
4. 
Học sinh thực hiện nhiệm 
vụ theo kế hoạch 
3. 
Nhóm trao đổi chuyên 
môn với giáo viên để đi 
đến quyết định kế 
hoạch, qui trình
5. 
Kết hợp với phiếu 
kiểm tra 
2. 
Nhóm học sinh tự lập kế 
hoạch, qui trình làm việc, 
xác định thông số kỹ 
1. 
Thông tin
6. 
Đánh giá
2. 
Kế hoạch 
3. 
Quyết định
4. 
Thực 
hiện
5. 
Kiểm tra 
Trang 89 
nghiệm liên quan tới nhiệm vụ hình thành những kiến thức về nguyên lý, cấu tạo của vật 
liệu, công cụ, thiết bị, máy móc, thiết lập các sơ đồ mạng điện... 
Thí nghiệm kĩ thuật là một phương pháp giảng dạy mang tính nghiên cứu dựa trên 
những kiến thức kĩ thuật chuyên ngành. Nó tập trung giới hạn vào các thí nghiệm về công 
nghệ, ví dụ như thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm về cấu trúc-cấu tạo. 
Thí nghiệm kĩ thuật có chức năng kép: 
1. Nhận biết và kiểm chứng kiến thức về kĩ thuật. 
2. Nó giúp người học tin tưởng vào phương pháp khoa học tìm ra tri thức về kĩ thuật. 
Các giai đoạn của bài dạy: 
(1) Dẫn nhập 
(2) Xây dựng giả thuyết. 
(3) Lập kế hoạch thí nghiệm. 
(4) Thực hiện thí nghiệm. 
(5) Đánh giá thí nghiệm. 
Thông thường giáo viên trình bày nội dung thí nghiệm, trình tự tiến hành, yêu cầu 
về kết quả cần thu được. Những hướng dẫn này học sinh sẽ ghi vào vở để có cơ sở khi bắt 
tay vào làm thí nghiệm. Trước khi cho học sinh tiến hành thí nghiệm, giáo viên phải làm 
thử trước ở nhà và sau đó biểu diễn trước mắt học sinh để xác định cho các em thấy những 
giai đoạn chính của công việc. Vì thế, để công tác thí nghiệm hay thực hành thí nghiệm 
trên lớp đạt hiệu quả, giáo viên nên làm thử trước khi lên lớp để chủ động trong việc 
hướng dẫn học sinh, tránh những sai sót đáng tiếc trong quá trình tiến hành bài học. 
Trang 90 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bührdel, Reibetanz,Tölle (1988). Unterrichtsmethodik Maschinenwesen. VEB Verlag 
Technik Berlin. 
Dương Phúc Tý: Phuơng pháp dạy học Kỹ thuật công nghiệp - Dùng cho giảng viên và 
sinh viên ngành sư phạm kỹ thuật nghề nghiệp. Nhà xuất bản khoa học và kỹ 
thuật, Hà Nội - 2007 
Gujons,H.: Handlungsorientiert lehren und lernen: Projektunterricht und Schueleraktivitọt. 
Bad Heilbrunn, 1997. 
Klafki Wolfgang: Neue Studien zur Bildungstheorie und Didaktik. Weinheim, 1983. 
Klingberg, L.: Einfuehrung in die Allgemeine Didaktik. Volk und Wissen Verlag Berlin, 
1982. 
Meyer, H. : Unterrichtsmethoden. Cornelsen Verlag, Berlin 2002. 
Nguyễn Văn Bính, Trần Sinh Thành, Nguyễn Văn Khôi: Phương pháp dạy học kỹ thuật 
công nghiệp, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1999. 
Nguyễn Văn Tuấn: Phương pháp dạy học (giáo trình). Đại học Sư phạm Kỹ thuật, 2007 
Ropohl: Eine Systemtheorie der Technik. Carl Hanser Verlag Muenchen Wien 1979. 
Wolfgang Mausolf, Gunter Patzold: Planung und durch fuehrung beruflichen Unterrichts, 
Verlag W.Girardet, Essen, 1982. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_day_hoc_chuyen_nganh_ky_thuat.pdf