Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Phần 1)

MỤC TIÊU HỌC TẬP

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể đạt được:

1. Về kiến thức:

− Giải thích được khái niệm phương pháp luận nghiên cứu khoa học, phương pháp luận

nghiên cứu KHGD.

− Phân biệt được hệ thống ba bậc của lý luận về phương pháp.

− Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu KHGD.

− Hiểu được cơ sở phương pháp luận nghiên cứu KHGD.

2. Về kỹ năng:

Vận dụng các quan điểm phương pháp luận trong suốt quá trình nghiên cứu một công trình.

NỘI DUNG

I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một lý thuyết bao gồm các bộ phận sau:

1. Hệ thống các luận điểm chung nhất với tư cách là những quan điểm, những cách tiếp

cận, chỉ đạo quá trình tổ chức và nghiên cứu khoa học.

2. Hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học

Phương pháp nhận thức là quá trình phản ánh cái khách quan vào ý thức chủ quan của

con người. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học đề cập tới:

− Cơ chế sáng tạo khoa học

− Logic và kỹ thuật nghiên cứu

− Kỹ năng thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học

3. Lý thuyết về quá trình tổ chức, quản lý, thực hiện và đánh giá một công trình khoa học

II. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHGD

Phương pháp luận nghiên cứu KHGD là lý thuyết về phương pháp nghiên cứu các

hiện tượng giáo dục để tìm ra các quy luật giáo dục, từ đó vận dụng vào việc giải quyết

các vấn đề của thực tiễn giáo dục.

Phương pháp luận nghiên cứu KHGD có hai chức năng:

1. Chức năng thế giới quan5

Với chức năng này, phương pháp luận nghiên cứu KHGD phân tích các quan điểm và

cách tiếp cận hiện tượng giáo dục nhằm hướng dẫn quá trình sáng tạo của các nhà giáo

dục.

 

pdf 43 trang yennguyen 7660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Phần 1)

Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục (Phần 1)
 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM 
NGÔ ĐÌNH QUA 
Giáo trình 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
KHOA HỌC GIÁO DỤC 
LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2005 
 2 
LỜI NÓI ĐẦU 
Trong chương trình đào tạo bậc đại học của Khoa Tâm lý Giáo dục, Đại học Sư phạm thành phố Hồ 
Chí Minh, học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục được thiết kế nhằm trang bị kiến thức, 
hình thành kỹ năng, thái độ cho sinh viên để họ có thể thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học giáo 
dục, một khóa luận tốt nghiệp đại học. Học phần này gồm 4 đơn vị học trình, trong đó số tiết lý thuyết: 40, 
số tiết thực hành: 20. 
Trong giới hạn thời gian đó, tập tài liệu này được biên soạn nhằm giúp giảng viên và sinh viên thực 
hiện mục tiêu học tập của học phần. Nội dung tài liệu được sắp xếp thành 8 chương với tên chương và mục 
tiêu cụ thể của mỗi chương như sau: 
Chương 1: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học 
+ Về kiến thức, sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: 
− Giải thích được các khái niệm phương pháp luận nghiên cứu khoa học, phương pháp luận nghiên 
cứu khoa học giáo dục (KHGD) 
− Phân biệt được hệ thống ba bậc của lý luận về phương pháp 
− Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu khoa học giáo dục 
− Hiểu được cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục. 
+ Về kỹ năng, sinh viên vận dụng được các quan điểm phương pháp luận trong suốt quá trình nghiên 
cứu một công trình. 
Chương 2: Khái niệm và phân loại trong nghiên cứu khoa học 
+ Về kiến thức, sau khi học xong chương này, sinh viên có thể: 
− Giải thích được khái niệm nghiên cứu khoa học 
− Mô tả cách phân loại trong nghiên cứu khoa học 
− Kể tên các phương pháp nghiên cứu. 
+ Về kỹ năng, sinh viên xác định được loại nghiên cứu khi biết tên đề tài. 
Chương 3: Trình tự tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục 
+ Về kiến thức, sinh viên cần đạt được những lĩnh vực sau: 
− Biết các giai đoạn của một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục 
− Biết các công việc cần làm trong từng giai đoạn 
+ Về kỹ năng, sinh viên có thể: 
− Vận dụng các quan điểm phương pháp luận để chọn, xác định và giới hạn một đề tài nghiên cứu 
khoa học giáo dục. 
− Soạn được một đề cương nghiên cứu cho đề tài mình đã giới hạn. 
+ Về thái độ, sinh viên cần có thái độ tích cực làm các bài tập thực hành trong chương để bước đầu có 
được một số kỹ năng nghiên cứu khoa học. 
Chương 4: Phương pháp và phương tiện nghiên cứu 
+ Về kiến thức, sinh viên biết những nội dung cần làm khi xây dựng, sử dụng những phương tiện, 
phương pháp nghiên cứu cụ thể. 
+ Về kỹ năng, sinh viên hình thành được kỹ năng soạn bảng bút vấn 
Chương 5: Phương pháp nghiên cứu lịch sử giáo dục 
+ Về kiến thức, sinh viên: 
 3
− Phân biệt được đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục với các loại đề tài khác. 
− Phân biệt được tài liệu hạng nhất (tài liệu gốc) với tài liệu hạng nhì. 
− Biết cách thu thập tài liệu và chứng tích lịch sử. 
− Trả lời được như thế nào là phê khảo hình thức và phê khảo nội dung một tài liệu lịch sử giáo dục. 
+ Về kỹ năng, sinh viên: 
− Chọn, xác định và giới hạn được một đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục. 
− Xây dựng được giả thuyết nghiên cứu phù hợp với đề tài nghiên cứu lịch sử giáo dục của mình. 
Chương 6: Nghiên cứu mô tả 
+ Về kiến thức, sinh viên: 
− Biết được ba loại nghiên cứu mô tả thông dụng: Khảo sát hiện trạng, nghiên cứu tương quan và 
nghiên cứu phát triển. 
− Biết được các loại khảo sát thông dụng trong khảo sát hiện trạng giáo dục: Khảo sát học đường, 
phân tích công tác, phân tích tài liệu, thăm dò dư luận, khảo sát địa phương; và nội dung công việc cần 
làm trong từng loại khảo sát nói trên. 
− Hiểu được nội dung của ba loại nghiên cứu tương quan thông dụng là nghiên cứu trường hợp đặc 
thù, nghiên cứu đối chiếu tương quan nhân quả và nghiên cứu liên hệ. 
− Hiểu nội dung của các loại nghiên cứu phát triển gồm nghiên cứu tăng trưởng và nghiên cứu 
khuynh hướng phát triển (nghiên cứu dự báo) 
+ Về kỹ năng, sinh viên vận dụng một số nghiên cứu mô tả vào bài tập nghiên cứu của mình. 
Chương 7: Nghiên cứu thực nghiệm 
+ Về kiến thức, sinh viên: 
− Kể tên được các giai đoạn của một công trình nghiên cứu thực nghiệm giáo dục. 
− Phân tích được những điểm căn bản của một thực nghiệm giáo dục. 
+ Về kỹ năng, sinh viên: 
− Chọn, xác định, giới hạn được một đề tài nghiên cứu thực nghiệm giáo dục. 
− Nêu và phân tích được giả thuyết thực nghiệm. 
Chương 8: Cách trình bày một công trình nghiên cứu 
Chương này có mục tiêu là giúp sinh viên có kiến thức và kỹ năng trình bày một công trình nghiên 
cứu, một khóa luận tốt nghiệp đại học. 
Phần phụ lục giới thiệu thang điểm đánh giá khóa luận tốt nghiệp đại học do Khoa Tâm lý Giáo dục 
biên soạn năm 2003 nhằm giúp các bạn sinh viên biết được những tiêu chuẩn đánh giá, từ đó có những 
chuẩn bị cần thiết trong việc thực hiện khóa luận. 
Trong khuôn khổ số trang bị hạn chế của tài liệu phục vụ việc giảng dạy và học tập một học phần 4 
đơn vị học trình, soạn giả không thể trình bày tài liệu phục vụ việc tự học không có sự hướng dẫn. Vì vậy, 
khi theo học học phần này, sinh viên có thể đọc trước tài liệu, trả lời câu hỏi, làm bài tập thực hành ở 
nhà, nhưng cũng cần phải đến lớp để nghe giảng viên giảng giải những chỗ khó hiểu và sửa những bài 
tập thực hành. 
Với mục tiêu học để biết, để hiểu và để làm, soạn giả nghĩ rằng nếu sinh viên chịu khó lĩnh hội kiến 
thức bằng con đường tự học, nghe giảng và hợp tác với bạn; hình thành kỹ năng theo cách thực hiện 
những bài tập thực hành trong tập tài liệu này thì khả năng thực hiện tốt một khóa luận tốt nghiệp dễ trở 
thành hiện thực. 
Mặc dù đã cố gắng biên soạn, song tài liệu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, soạn giả rất mong 
nhận được sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp cùng các bạn sinh viên. 
 4 
Soạn giả 
Ngô Đình Qua 
Chương 1: 
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
MỤC TIÊU HỌC TẬP 
Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể đạt được: 
1. Về kiến thức: 
− Giải thích được khái niệm phương pháp luận nghiên cứu khoa học, phương pháp luận 
nghiên cứu KHGD. 
− Phân biệt được hệ thống ba bậc của lý luận về phương pháp. 
− Hiểu được ý nghĩa của việc nghiên cứu KHGD. 
− Hiểu được cơ sở phương pháp luận nghiên cứu KHGD. 
2. Về kỹ năng: 
Vận dụng các quan điểm phương pháp luận trong suốt quá trình nghiên cứu một công trình. 
NỘI DUNG 
I. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là một lý thuyết bao gồm các bộ phận sau: 
1. Hệ thống các luận điểm chung nhất với tư cách là những quan điểm, những cách tiếp 
cận, chỉ đạo quá trình tổ chức và nghiên cứu khoa học. 
2. Hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học 
Phương pháp nhận thức là quá trình phản ánh cái khách quan vào ý thức chủ quan của 
con người. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học đề cập tới: 
− Cơ chế sáng tạo khoa học 
− Logic và kỹ thuật nghiên cứu 
− Kỹ năng thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học 
3. Lý thuyết về quá trình tổ chức, quản lý, thực hiện và đánh giá một công trình khoa học 
II. PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHGD 
Phương pháp luận nghiên cứu KHGD là lý thuyết về phương pháp nghiên cứu các 
hiện tượng giáo dục để tìm ra các quy luật giáo dục, từ đó vận dụng vào việc giải quyết 
các vấn đề của thực tiễn giáo dục. 
Phương pháp luận nghiên cứu KHGD có hai chức năng: 
1. Chức năng thế giới quan 
 5
Với chức năng này, phương pháp luận nghiên cứu KHGD phân tích các quan điểm và 
cách tiếp cận hiện tượng giáo dục nhằm hướng dẫn quá trình sáng tạo của các nhà giáo 
dục. 
2. Chức năng nhận thức các hiện tượng giáo dục 
Với chức năng này, phương pháp luận nghiên cứu KHGD đề cập tới các phương pháp 
nghiên cứu hiện tượng giáo dục bao gồm cả lý thuyết về cấu trúc logic của một công 
trình khoa học và các giai đoạn tiến hành một công trình khoa học cụ thể. 
Ý nghĩa của phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học 
Quan điểm của V.I. Lê-nin chỉ cho ta ý nghĩa của phương pháp luận trong nghiên cứu 
khoa học: “Người nào bắt tay vào việc giải quyết những vấn đề riêng trước khi giải quyết 
những vấn đề chung thì người đó trong mỗi bước đi sẽ không tránh khỏi những vấp váp 
một cách không tự giác” [10] 
III. HỆ THỐNG BA BẬC CỦA LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP 
Trong hệ thống thứ bậc của lý luận về phương pháp, bậc thấp nhất có tên gọi là 
phương pháp hay phương pháp nghiên cứu cụ thể. 
1. Phương pháp 
Phương pháp nghiên cứu là tổ hợp các cách thức mà nhà khoa học sử dụng để tác 
động, khám phá đối tượng. 
Phương pháp nghiên cứu được nhìn nhận ở hai mặt: Khách quan và chủ quan vì 
phương pháp nghiên cứu khoa học là những quy luật nội tại của sự vận động của tư duy 
với tư cách là sự phản ánh chủ quan của thế giới khách quan, là những quy luật khách 
quan được chuyển dịch vào ý thức con người và được sử dụng một cách có ý thức và có 
hệ thống như một phương tiện để giải thích và cải tạo thế giới. 
Ý thức của chủ thể cũng là mặt chủ quan của phương pháp. Nhà nghiên cứu lựa chọn 
phương pháp này hay phương pháp kia, điều đó phụ thuộc vào trình độ kinh nghiệm và 
khả năng thực hành của họ. Mặt khách quan còn thể hiện ở chỗ: Việc lựa chọn phương 
pháp phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đặc điểm của đối tượng mà ta cần 
khám phá. 
Bậc cao hơn phương pháp là phương pháp hệ. 
2. Phương pháp hệ 
Phương pháp hệ là nhóm các phương pháp được sử dụng trong một lĩnh vực khoa học 
hay đề tài cụ thể. Các phương pháp này hỗ trợ, bổ sung và kiểm tra lẫn nhau trong quá 
trình nghiên cứu để khẳng định tính chân thực của các luận điểm khoa học. 
3. Phương pháp luận 
Theo nghĩa hẹp, phương pháp luận là lý luận tổng quát, là những quan điểm chung, là 
cách tiếp cận khoa học. 
Những quan điểm phương pháp luận này là kim chỉ nam hướng dẫn nhà khoa học con 
đường tìm tòi nghiên cứu. Có những quan điểm phương pháp luận chung cho nhiều ngành 
khoa học, cũng có những quan điểm riêng, đặc thù của một lĩnh vực khoa học gọi là 
phương pháp luận chuyên ngành. 
 6 
Nếu trong khoa học tự nhiên, việc nghiên cứu có thể đi từ phương pháp cụ thể sau đó 
mới xuất hiện nhu cầu về phương pháp luận, thì trong khoa học xã hội bao giờ cũng có 
quan điểm dẫn đường, cho nên vai trò của phương pháp luận là vô cùng to lớn. 
IV. ÝÙ NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KHGD 
1. Ở cấp vĩ mô 
Ở cấp này, các nghiên cứu KHGD nhằm tìm ra: 
− Mối quan hệ chi phối giữa xã hội với giáo dục để xây dựng một chiến lược giáo dục 
quốc gia 
− Một mô hình giáo dục 
− Một hệ thống giáo dục quốc dân 
− Một chính sách giáo dục và cơ chế quản lý phù hợp 
− Mục tiêu giáo dục hợp lý. 
2. Ở cấp vi mô 
Ở cấp này, nghiên cứu KHGD hướng tới việc: 
- Xác định lại nội dung giáo dục cho phù hợp với mục đích 
- Tìm ra các phương pháp giáo dục tích cực, phát huy mọi tiềm năng sẵn có của học 
sinh. 
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của học sinh. 
Kết quả nghiên cứu KHGD sẽ góp phần nâng cao hiểu biết của các nhà sư phạm và 
kết quả đó sẽ được phổ biến rộng rãi trong xã hội, sẽ đem lại lợi ích chung cho sự nghiệp 
giáo dục của chúng ta. 
V. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHGD 
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu KHGD là những luận điểm chung có tính chất 
phương hướng, chỉ đạo quá trình nghiên cứu KHGD. Những luận điểm này còn gọi là 
phương pháp tiếp cận hay quan điểm tiếp cận đối tượng. Quan điểm phương pháp luận có 
ý nghĩa to lớn đối với quá trình nghiên cứu: sự thành công hay thất bại, chất lượng cao 
hay thấp của công trình khoa học phần lớn phụ thuộc vào cách tiếp cận đối tượng. Quan 
điểm phương pháp luận là một hệ thống có thứ bậc. Quan điểm chung nhất cho mọi lĩnh 
vực khoa học là quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Có những quan điểm 
chung cho nhiều ngành và cũng có những quan điểm nghiên cứu riêng cho một ngành cụ 
thể. Đối với KHGD, người nghiên cứu cần quán triệt những quan điểm dưới đây trong 
quá trình nghiên cứu của mình. 
1. Quan điểm hệ thống – cấu trúc trong nghiên cứu KHGD 
Khi nghiên cứu hiện tượng giáo dục theo quan điểm hệ thống – cấu trúc, ta cần chú ý: 
a. Nghiên cứu hiện tượng đó một cách toàn diện, trên nhiều mặt dựa vào việc phân 
tích đối tượng thành các bộ phận. 
b. Xác định mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát 
triển của hiện tượng giáo dục 
 7
c. Nghiên cứu hiện tượng giáo dục trong mốùi tương tác với các hiện tượng xã hội 
khác, với toàn bộ nền văn hóa xã hội. 
d. Trình bày kết quả nghiên cứu rõ ràng, khúc chiết, theo một hệ thống chặt chẽ có 
tính logic cao. 
2. Quan điểm lịch sử trong nghiên cứu KHGD 
Quan điểm lịch sử trong nghiên cứu KHGD chính là việc thực hiện quá trình nghiên 
cứu đốùi tượng bằng phương pháp lịch sử, tức là tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh, phát triển 
của giáo dục trong những khoảng thời gian và không gian cụ thể, với những điều kiện, 
hoàn cảnh cụ thể để phát hiện cho được quy luật tất yếu của quá trình giáo dục. 
3. Quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu KHGD 
Quan điểm này đòi hỏi nghiên cứu KHGD phải bám sát thực tiễn, phục vụ cho sự 
nghiệp giáo dục của đất nước. 
Những yêu cầu của thực tiễn giáo dục nhằm nâng cao chất l ... hần mềm vi tính. 
+ Nên thử các câu hỏi trước khi khảo sát thực sự 
Để tránh sự chủ quan và lầm lẫn của người nghiên cứu, các câu hỏi cần được thử 
trước với một số ít người để xem họ trả lời ra sao. Ta có thể thảo luận với họ nếu cần, để 
sửa đổi cách đặt câu hỏi. Sau đó ta thử lập bảng đúc kết tạm để xem cách phân loại sắp 
xếp dữ kiện có thuận tiện hay không. 
Thực hành: Soạn dàn bài bảng bút vấn và bảng bút vấn dùng cho đề tài nghiên cứu của 
bạn. 
2. Điều tra bằng thang đo 
Nhiều dữ kiện trong khoa học xã hội không thể đo lường được bằng các đơn vị tiêu 
chuẩn như mét, kilôgam. Vì vậy, trong khoa học xã hội cũng như KHGD, các nhà nghiên 
cứu đã tìm ra kỹ thuật thang đo để diễn tả bằng những con số độ lớn hay nhỏ của các 
 39
biến số. Muốn lập những thang đo như thế, người nghiên cứu xác định yếu tố cần phải đo 
lường, đặt những đơn vị trên thang điểm để phân biệt mức độ của yếu tố, rồi mô tả các 
đơn vị ấy một cách rõ ràng. Ví dụ ta muốn tìm hiểu mức độ quan tâm của đối tượng dến 
vấn đề triết lý giáo dục, ta đặt câu hỏi: 
Bạn có bao giờ bỏ tiền túi ra mua một quyển sách về triết lý giáo dục hay không? 
Vậy thang điểm dành cho người trả lời sẽ như sau: 
1. Luôn luôn 2.Thỉnh thoảng 3. Ít khi 4. Không bao giờ 
Thang đo có khi được sử dụng trong các cuộc quan sát để nhận định phẩm chất, bình 
phẩm về thái độ, khả năng của con người nói chung và HS nói riêng. Thang đo được trình 
bày trên đây là thang đo khoảng (interval scale). Ngoài ra còn có các loại thang đo như 
thang đo thứ bậc (ordinal scale), thang đo tỉ lệ (ratio scale) 
Thực hành: Soạn một thang đo khoảng tương ứng với đề tài nghiên cứu của bạn. 
3. Điều tra bằng bảng chấm điểm 
Thường thường trong các cuộc khảo sát, ta không có thì giờ ghi chép ngay tại chỗ 
những nhận xét, những chi tiết cần thiết. Trong trường hợp ấy ta ta thường sử dụng bảng 
chấm điểm. Bảng chấm điểm ghi sẵn những chi tiết nào mà ta cần phải quan sát và coi 
như là cần thiết để xác định giá trị. Chẳng hạn, khi đến quan sát một trường học về 
phương diện cơ sở vật chất, ta có thể lập sẵn một bảng chấm điểm trong đó ghi sẵn những 
chi tiết nào màø một nhà trường cần phải có. Ví dụ như: văn phòng, phòng y tế, thư viện, 
phòng thí nghiệm, sân chơi, sân thể thao, dụng cụ thể thao, phòng tư vấn, nhà vệ sinh, 
v.v Ta lập một bảng chấm điểm như sau: 
Tên trường Văn phòng 
hiệu 
trường 
Phòng 
giám thị 
Phòng tư 
vấn 
Thư viện Phòng thí 
nghiệm 
Sân thể 
thao 
Dụng cụ 
thể thao 
Hoàng 
Hoa Thám 
Lê Quý 
Đôn 
Trong khi quan sát tại mỗi trường, ta chỉ cần đánh dấu (v) vào khung thích hợp nếu 
thấy có những chi tiết đã ghi sẵn. 
III. PHỎNG VẤN 
Phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu trong đó người nghiên cứu trực tiếp nêu ra một 
hệ thống câu hỏi bằng lời cho đối tượng để thu lượm những dữ kiện cần thiết. 
Khi sử dụng phỏng vấn, người nghiên cứu cần lưu ý đến những nguyên tắc sau giúp 
việc phỏng vấn đạt hiệu quả: 
1. Xác định nhân vật được phỏng vấn 
Trước tiên cần phải xác định những nhân vật nào cần được phỏng vấn vì có thể cung 
cấp cho ta những dữ kiện cần thiết cho cuộc nghiên cứu. 
 40 
Trong trường hợp có thể được, cần phải thu lượm các chi tiết về người được phỏng 
vấn: Địa vị, khả năng, thành tích, kinh nghiệm Ngoài ra cũng cần phải xác định trước 
số người được phỏng vấn để có những dữ kiện đáng tin cậy và giá trị, số người ấy có tiêu 
biểu cho dân số mà ta muốn tìm hiểu hay không. 
2. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn 
Nên ấn định trước thời gian và nơi phỏng vấn với sự thỏa thuận của người được phỏng 
vấn. Về thời gian, cần lựa chọn lúc nào thuận tiện nhất cho người được phỏng vấn. Về vị 
trí cũng thế, cần phải có một nơi thích hợp, kín đáo. Đôi khi nên có thư giới thiệu hoặc 
nhờ sự trung gian của bạn bè hay người quen biết. Cố gắng tránh những cuộc phỏng vấn 
đột ngột vào những thời gian hay nơi chốn không thuận tiện cho người được phỏng vấn 
trình bày đầy đủ và trung thực ý kiến của mình. 
3. Dàn bài phỏng vấn và cách chuẩn bị câu hỏi 
Trong khi chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, cần phải xác định rõ mục tiêu mình muốn 
đạt đến, những sự kiện nào cần tìm hiểu, lĩnh vực mình muốn nghiên cứu, rồi từ đó đặt ra 
những câu hỏi cần thiết. Thông thường, sốù lượng câu hỏi cho một cuộc phỏng vấn không 
nên quá nhiều, làm mất thời gian của đối tượng. Tùy thuộc vào thời gian người được 
phỏng vấn cho phép ta tiếp xúc mà ta có thể đặt nhiều hay ít câu hỏi, từ 4 đến 8 câu là 
vừa. 
4. Thử trước các câu hỏi 
Cần phải thử trước các câu hỏi dự định sẽ hỏi với môït số bạn bè hay với những người 
thuộc thành phần hay có những đặc tính giống như những người ta sẽ phỏng vấn thực sự. 
Như vậy, ta có thể sửa đổi những câu hỏi để tránh những câu tối nghĩa có thể gây hiểu 
lầm và cũng nhờ đó ta có thể có một khái niệm tổng quát về các loại câu trả lời có thể 
thu thập được. 
5. Nắm vững kỹ thuật phỏng vấn 
Có ba điểm quan trọng trong kỹ thuật phỏng vấn là: 
+ Làm sao tạo được không khí thân mật, cởi mở cho cuộc phỏng vấn 
+ Đặt câu hỏi làm sao tạo sự tin cậy ở người đối thoại để họ sẵn lòng trả lời một cách 
thành thực. Muốn vậy, cần tránh đi ngay vào những câu hỏi tế nhị có thể tức khắc gây 
phản ứng chống đối hay từ chối của người được phỏng vấn, nhất là khi mình cảm thấy họ 
chưa sẵn lòng cộng tác với mình. 
+ Trong lúc phỏng vấn nên cố ý lắng nghe hơn là nói, hãy để cho người được phỏng 
vấn trình bày hết ý kiến của họ. Đừng biểu lộ sự bất đồng ý kiến của mình mà cố gắng tỏ 
ra thông cảm với quan điểm của người đối thoại. Trong khi phỏng vấn, cần phải quan sát 
cử chỉ, giọng nói, nét mặt của người được phỏng vấn. 
6. Ghi chép trong cuộc phỏng vấn 
+ Việc ghi chép bình thường có thể làm cho một số người được phỏng vấn trở nên e 
ngại, dè dặt. 
+ Việc dùng các phương tiện ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của người được 
phỏng vấn. 
 41
Nói chung, giá trị của phương pháp phỏng vấn tùy thuộc ở các yếu tó sau: 
+ Khả năng chuyên môn của người phỏng vấn. Người này phải nắm vững lĩnh vực 
chuyên môn liên quan đến vấn đề đang tìm hiểu. 
+ Sự khéo léo của người phỏng vấn, nắm vững các kỹ thuật phỏng vấn, biết cách đối 
thoại, biết tạo điều kiện để đặt câu hỏi và thu hút sự chú ý của người đối thoại. 
+ Khả năng hiểu và phân tích các điểm chính yếu của cuộc phỏng vấn. 
Người phỏng vấn phải đủ khả năng hiểu chính xác và nhanh chóng ý kiến của người 
đối thoại. Không gì tai hại bằng hiểu sai lời nói của kẻ khác mà cứ tưởng rằng mình đã 
hiểu. 
+ Khả năng ghi chép và thuật lại trung thực và chính xác cuộc phỏng vấn. 
Thực hành: Xác định mục tiêu, nhân vật, dàn bài và hệ thống câu hỏi phỏng vấn cho đề tài 
nghiên cứu của bạn. 
IV. TRẮC NGHIỆM 
1. Định nghĩa 
Trắc nghiệm là một phương pháp đo lường khả năng, thành tích, phẩm chất của cá 
nhân, và thường được dùng trong nghiên cứu thực nghiệm. 
Làm sao để có được một một bài trắc nghiệm? 
2. Quy trình soạn một bài trắc nghiệm 
Khi soạn một bài trắc nghiệm, công việc đầu tiên là xác định dân số ta đang muốn 
khảo sát qua bài trắc nghiệm ấy. Sau đó ta phải xác định khả năng nào ta muốn khảo sát, 
phân tích các thành phần cấu tạo nên khả năng ấy để đặt những câu hỏi riêng cho từng 
phầøn một. Khi đặt các câu hỏi khảo sát, cần phải lựa chọn hình thức trắc nghiệm thích 
hợp (đúng-sai, nhiều lựa chọn, điền thế, đối chiếu, v.v..). Sau khi soạn xong bài trắc 
nghiệm theo đúng phương pháp, ta cần phải đặt thời hạn cho các giai đoạn kế tiếp như 
sau: 
+ Thử bài trắc nghiệm với một nhóm người, thu thập và phân tích kết quả của từng 
câu, sửa đổi hay loại bỏ những câu yếu kém hay sai lầm. 
+ Đặt tiêu chuẩn (norms) giúp cho người sử dụng giải thích điểm nào là trung bình, 
dưới hay trên trung bình. Muốn xác định tiêu chuẩn để xác định giá trị của điểm số ta 
phải lựa chọn mẫu trong dân số muốn khảo sát, ra bài trắc nghiệm đã được sửa chữa cho 
nhóm mẫu ấy làm, thu thập kết quả, lập các tiêu chuẩn căn cứ trên kết quả ấy (điểm 
trung bình, độ lệch tiêu chuẩn) 
Những đặc tính chủ yếu của bài trắc nghiệm mà người soạn quan tâm là gì? 
3. Những đặc điểm chủ yếu của một bài trắc nghiệm: 
+ Khách quan 
Một bài trắc nghiệm khách quan là một bài khảo sát có thể trao cho bất kỳ người nào 
chấm mà điểm số vẫn không thay đổi. Muốn vậy, bài trắc nghiệm cần phải soạn làm sao 
cho người chấm không bị lệ thuộc vào nhận định chủ quan của mình. Các bài trắc nghiệm 
ấy có thể được chấm bằng máy hay bằng những bảng có đục lỗ sẵn. Người soạn bài trắc 
 42 
nghiệm đưa ra những hướng dẫn rõ ràng cho người chấm điểm làm theo, sao cho các 
giám khảo không thể nào không đồng ý với nhau được về các câu đúng hay sai. 
+ Giá trị 
Một bài trắc nghiệm có giá trị là một phương tiện đo lường đúng khả năng hay bất cứ 
những gì mà ta dự định khảo sát. 
Một bài trắc nghiệm có thể là phương tiện đo lường rất giá trị trong một trường hợp 
nhưng lại vô giá trị trong trường hợp khác. Có ba loại giá trị cần được xác định cho một 
bài trắc nghiệm: 
− Giá trị nội dung 
 Việc xác định giá trị nội dung rất cần thiết, nhất là cho loại trắc nghiệm thành tích 
học tập. Muốn xác định giá trị nội dung, người soạn trắc nghiệm cần phải phân tích nội 
dung của yếu tố muốn khảo sát, rồi soạn một bài trắc nghiệm để làm dụng cụ đo lường tất 
cả các khía cạnh khác nhau của nội dung ấy. 
− Giá trị tiên đoán 
Trắc nghiệm có thể được sử dụng để tiên đoán thành quả tương lai. Chẳng hạn như sự 
thành công trong học tập, thành công trong nghề nghiệp. Thể thức thông thương để xác 
định giá trị tiên đoán của bài trắc nghiệm là: 
# Cho đối tượng làm bài trắc nghiệm 
# Chờ cho đến khi thành tích tiên đoán xảy ra 
# Tính hệ số tương quan giữa điểm số trắc nghiệm và thành tích thực sự của đối 
tượng. Nếu hệ số tương quan cao: # 1, ta nói bài trắc nghiệm có giá trị tiên đoán cao. 
− Giá trị đồng quy 
Khác với thể thức xác định giá trị tiên đoán nói trên, việc xác định giá trị đồng quy 
được thực hiện cùng một lúc với bài trắc nghiệm được đem ra sử dụng, thay vì chờ đợi 
một thời gian để cho thành tích xảy ra như nói ở trên. 
Ví dụ: Ta soạn xong một bài trắc nghiệm. Ta cho HS làm bài trắc nghiệm ấy. Muốn 
xác định giá trị đồng quy của bài trắc nghiệm ấy ta khảo sát sự tương quan của điểm số 
của HS về bài trắc nghiệm với các điểm số khác cũng của những HS ấy về môn học. 
+ Đáng tin cậy 
Một trắc nghiệm được coi là đáng tin cậy nếu kết quả của những cuộc đo lường liên 
tiếp với đối tượng không thay đổi trong cùng những điều kiện hay hoàn cảnh giống nhau. 
Có ba phương pháp đo lường sự đáng tin cậy của bài trắc nghiệm: 
− Trắc nghiệm hai lần 
Cùng một bài trắc nghiệm được dùng để khảo sát hai lần trên một nhóm HS. Sau đó, 
tính hệ số tương quan giữa hai tập hợp điểm số của hai lần khảo sát. Từ hệ số tương quan 
tính hệ số tin cậy theo công thức 
xy
tc
xy
2r
R
1 r
= + 
 43
− Sử dụng hai bộ trắc nghiệm tương đương rồi tính hệ số tương quan giữa hai tập 
hợp điểm số của hai bộ trắc nghiệm ấy. Từ hệ số tương quan, ta tính hệ số tin cậy. Hai bộ 
trắc nghiệm tương đương là hai bộ trắc nghiệm có giá trị nội dung như nhau và đôï khó 
tương đương. 
− Phương pháp phân đôi bài trắùc nghiệm 
Sau khi cho HS làm bài trắc nghiệm xong, ta thu bài và chấm điểm. Ở mỗi bài làm 
của HS, ta cộng điểm số của tất cả những câu lẻ (1, 3, 5,..) ta được một tổng X, cộng 
điểm số của tất cả những câu chẳn ta được một tổng gọi là Y. Như vậy mỗi HS sẽ có 
một điểm X và một điểm Y. Ta tính hệ số tương quan giữa hai tập hợp các điểm số X và 
Y ấy, rồi tính hệ số tin cậy như phần trên. Trong phầm mềm SPSS 9.0, sau khi đã nhập 
điểm số từng câu của từng HS (câu đúng: 1, câu sai: 0, ta vào Analysys, chọn Scale, chọn 
Reliability, chọn Split half Ok ta sẽ có hệ số tin cậy của bài trắc nghiệm theo phương 
pháp phân đôi này. 
 + Thích hợp 
Một bài trắc nghiệm được coi là đáng tin cậy và có giá trị, nhưng có thể không thích 
hợp cho mục tiêu nghiên cứu. Trong hai bài trắc nghiệm cùng có giá trị và đáng tin cậy 
như nhau thì bài trắc nghiệm được coi là thích hợp hơn cả là bài trắc nghiệm dễ chấm, 
chấm mau, ít tốn tiền, có phần chỉ dẫn rõ ràng về cách áp dụng hoặc có những tiêu chuẩn 
(norms) sẵn. Ở các nước Mỹ, Pháp, Nhật các nhà xuất bản thường phát hành các tập trắc 
nghiệm với đầy đủ chi tiết về cách soạn, cách chấm bài, hệ số tin cậy, các giá trị, điểm 
trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, của từng bài trắc nghiệm căn cứ trên việc khảo sát các 
mẫu HS được chọn ngẫu nhiên từ dân số được xác định rõ ràng. 
Câu hỏi 
1. Nội dung của lý thuyết chọn mẫu gồm những công việc gì? Trình bày những phương thức chọn mẫu? 
Phương thức chọn mẫu nào được xem là tiện lợi và khoa học? Chọn mẫu theo lối ngẫu nhiên thường 
được áp dụng khi nào? 
2. Kể tên các bước của quy trình soạn bảng bút vấn. 
3. Phân biệt bảng bút vấn với bài trắc nghiệm. 
4. Trình bày quy trình soạn một bài trắc nghiệm, những đặc điểm chủ yếu của một bài trắc nghiệm. 
5. Khi nào ta dùng bảng bút vấn? Khi nào ta dùng trắc nghiệm? Khi nào ta dùng thang đo như thang đo 
khoảng? Có thể sử dụng cả ba phương tiện trên trong một bảng hỏi được không? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_giao_duc_phan_1.pdf