Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP

Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. – Giai đoạn giáo dục cơ bản: Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi. Ở cấp trung học cơ sở, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh. – Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung4 học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp. Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp tương lai

pdf 47 trang yennguyen 2620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 
(Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT 
 ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 
Hà Nội, 2018 
2 
MỤC LỤC 
Trang 
I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP ............................... 3 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH .................................................................................................................... 4 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ............................................................................................................................................. 4 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ........................................................................................................................................................... 6 
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC ....................................................................................................................................................... 11 
LỚP 1 ................................................................................................................................................................................. 13 
LỚP 2 ................................................................................................................................................................................. 15 
LỚP 3 ................................................................................................................................................................................. 17 
LỚP 4 ................................................................................................................................................................................. 19 
LỚP 5 ................................................................................................................................................................................. 21 
LỚP 6 ................................................................................................................................................................................. 23 
LỚP 7 ................................................................................................................................................................................. 25 
LỚP 8 ................................................................................................................................................................................. 28 
LỚP 9 ................................................................................................................................................................................. 30 
LỚP 10 ............................................................................................................................................................................... 33 
LỚP 11 ............................................................................................................................................................................... 36 
LỚP 12 ............................................................................................................................................................................... 39 
VI. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC VÀ LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG ......................................................................................... 43 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC .................................................................................................................................. 44 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ......................................................................... 45 
3 
I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 
Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung 
học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. 
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, 
thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những 
kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc 
giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá 
những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả 
năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. 
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, 
năng lực chung và các năng lực đặc thù cho học sinh; nội dung hoạt động được xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá 
nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với tự nhiên và với nghề nghiệp. 
Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn 
giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. 
– Giai đoạn giáo dục cơ bản: 
Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện 
bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu 
một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi. 
Ở cấp trung học cơ sở, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tập trung hơn vào các hoạt động xã hội, hoạt 
động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp; đồng thời hoạt động hướng vào bản thân vẫn được tiếp tục triển khai 
để phát triển các phẩm chất và năng lực của học sinh. 
– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: 
Ngoài các hoạt động hướng đến cá nhân, xã hội, tự nhiên, nội dung Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp trung 
4 
học phổ thông tập trung hơn vào hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp. 
Thông qua các hoạt động hướng nghiệp, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan 
đến nghề nghiệp, làm cơ sở để tự chọn cho mình ngành nghề phù hợp và rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với 
nghề nghiệp tương lai. 
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
Chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp quán triệt quan điểm, mục tiêu, yêu cầu 
cần đạt, kế hoạch giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện và phát 
triển chương trình giáo dục phổ thông nêu tại Chương trình tổng thể, đồng thời nhấn mạnh các quan điểm sau: 
1. Chương trình được xây dựng dựa trên lí thuyết hoạt động, lí thuyết về nhân cách, lí thuyết học tập trải nghiệm và lí 
luận giáo dục nói chung; các ưu điểm của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động giáo dục hướng 
nghiệp hiện hành; kinh nghiệm quốc tế trong phát triển chương trình Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động hướng nghiệp; bản sắc 
văn hoá các vùng miền, văn hoá truyền thống Việt Nam và các giá trị văn hoá chung của thời đại. 
2. Chương trình bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục qua các lớp, các cấp học. Chương trình 
được thiết kế theo hướng vừa đồng tâm, vừa tuyến tính, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 với các mạch nội dung hoạt động 
thống nhất: Hoạt động hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và Hoạt động 
hướng nghiệp. 
3. Chương trình bảo đảm tính mở, linh hoạt. Cơ sở giáo dục và giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, phương thức, 
không gian, thời gian hoạt động phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình trên nguyên tắc bảo đảm mục tiêu giáo dục và 
các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực đối với mỗi lớp học, cấp học. 
III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH 
1. Mục tiêu chung 
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hình thành, phát triển ở học sinh năng lực thích ứng 
với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, 
5 
phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể. 
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung 
quanh, phát triển đời sống tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người, có quan niệm sống 
và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc 
của dân tộc để góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội nhập. 
2. Mục tiêu cấp tiểu học 
Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực 
hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành 
những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề. 
3. Mục tiêu cấp trung học cơ sở 
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh củng cố thói quen tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành 
vi giao tiếp ứng xử có văn hoá và tập trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm 
với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của xã hội; hình thành và phát triển năng 
lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; biết tổ chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực 
nghề nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được kế hoạch học tập, rèn luyện 
phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản. 
4. Mục tiêu cấp trung học phổ thông 
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu 
học và cấp trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với các 
điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc 
sống, công việc và quản lí bản thân; có khả năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp 
tương lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người công dân có ích. 
6 
IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu 
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ 
yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được quy định trong Chương trình tổng thể. 
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực 
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp giúp hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực 
tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo được biểu hiện qua các năng lực đặc thù: năng lực thích 
ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. Yêu cầu cần đạt về các năng 
lực đặc thù này được thể hiện trong bảng sau: 
Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông 
NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI CUỘC SỐNG 
Hiểu biết về 
bản thân và môi 
trường sống 
– Nhận biết được sự thay đổi 
của cơ thể, cảm xúc, suy nghĩ 
của bản thân. 
– Hình thành được một số 
thói quen, nếp sống sinh hoạt 
và kĩ năng tự phục vụ. 
– Nhận ra được nhu cầu 
phù hợp và nhu cầu không 
phù hợp. 
– Phát hiện được vấn đề và tự 
tin trao đổi những suy nghĩ 
– Xác định được những nét đặc 
trưng về hành vi và lời nói của 
bản thân. 
– Thể hiện được sở thích của 
mình theo hướng tích cực. 
– Thể hiện được chính kiến khi phản 
biện, bình luận về các hiện tượng xã 
hội và giải quyết mâu thuẫn. 
– Giải thích được ảnh hưởng của 
sự thay đổi cơ thể đến các 
trạng thái cảm xúc, hành vi của 
– Xác định được phong cách của 
bản thân. 
– Thể hiện được hứng thú của 
bản thân và tinh thần lạc quan về 
cuộc sống. 
– Thể hiện được tư duy độc lập và 
giải quyết vấn đề của bản thân. 
– Đánh giá được điểm mạnh, yếu và 
khả năng thay đổi của bản thân. 
– Khẳng định được vai trò, vị thế của 
cá nhân trong gia đình, nhà trường và 
7 
Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông 
của mình. 
– Chỉ ra được sự khác biệt 
giữa các cá nhân về thái độ, 
năng lực, sở thích và hành 
động. 
– Nhận diện được một số 
nguy hiểm từ môi trường 
sống đối với bản thân. 
bản thân. 
– Tìm được giá trị, ý nghĩa của 
bản thân đối với gia đình và 
bạn bè. 
– Giải thích được tác động của sự 
đa dạng về thế giới, văn hoá, con 
người và môi trường thiên nhiên 
đối với cuộc sống. 
– Nhận biết được những nguy cơ 
từ môi trường tự nhiên và xã hội 
ảnh hưởng đến cuộc sống con người. 
xã hội. 
– Giải thích được vì sao con người, 
sự vật, hiện tượng xung quanh luôn 
biến đổi và rút ra được bài học cho 
bản thân từ sự hiểu biết này. 
– Phân tích được ảnh hưởng của môi 
trường tự nhiên và xã hội đến sức 
khoẻ và trạng thái tâm lí của cá nhân 
và chỉ ra được sự tác động của con 
người đến môi trường tự nhiên, xã hội. 
Kĩ năng điều 
chỉnh bản thân 
và đáp ứng với 
sự thay đổi 
– Đề xuất được những cách 
giải quyết khác nhau cho 
cùng một vấn đề. 
– Làm chủ được cảm xúc, 
thái độ và hành vi của mình 
và thể hiện sự tự tin trước 
đông người. 
– Tự lực trong việc thực hiện 
một số việc phù hợp với lứa 
tuổi. 
– Biết cách thoả mãn nhu cầu 
phù hợp và kiềm chế nhu cầu 
– Vận dụng được kiến thức, kĩ 
năng đã học để giải quyết vấn đề 
trong những tình huống khác nhau. 
– Làm chủ được cảm xúc của bản 
thân trong các tình huống giao 
tiếp, ứng xử khác nhau. 
– Tự chuẩn bị kiến thức và kĩ 
năng cần thiết để đáp ứng với 
nhiệm vụ được giao. 
– Thực hiện được các nhiệm vụ 
với những yêu cầu khác nhau. 
– Thể hiện được cách giao tiếp, 
– Điều chỉnh được những hiểu biết, 
kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân 
phù hợp với bối cảnh mới. 
– Thay đổi được cách suy nghĩ, biểu 
hiện thái độ, cảm xúc của bản thân 
để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ, 
hoàn cảnh mới. 
– Thể hiện được khả năng tự học 
trong những hoàn cảnh mới. 
– Thực hiện được các nhiệm vụ trong 
hoàn cảnh mới. 
– Thể hiện được sự tự tin trong 
8 
Năng lực Cấp tiểu học Cấp trung học cơ sở Cấp trung học phổ thông 
không phù hợp. 
– Thực hiện được các nhiệm vụ 
với những yêu cầu khác nhau. 
– Biết cách xử lí trong một số 
tình huống nguy hiểm. 
ứng xử phù hợp với tình huống. 
– Biết cách ứng phó với nguy cơ, 
rủi ro từ môi trường tự nhiên và 
xã hội. 
giao tiếp, ứng xử và trong các mối 
quan hệ khác nhau. 
– Giải quyết được một số vấn đề về 
môi trường tự nhiên và xã hội phù 
hợp với khả năng của mình. 
NĂNG LỰC THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
Kĩ năng 
lập kế hoạch 
– Xác định được mục tiêu cho 
các hoạt động cá nhân và hoạt 
động nhóm. 
– Tham gia xác định được nội 
dung và cách thức thực hiện 
hoạt động cá nhân, hoạt  ... N THÂN 
Hoạt động khám phá bản thân 
– Nhận diện được sự trưởng thành của bản thân. 
– Nhận diện được phẩm chất ý chí và sự đam mê của bản thân. 
– Nhận diện được khả năng tư duy độc lập và khả năng thích ứng với sự thay đổi của 
bản thân. 
40 
Nội dung hoạt động Yêu cầu cần đạt 
Hoạt động rèn luyện bản thân 
– Thể hiện được tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của 
pháp luật trong đời sống. 
– Thể hiện được bản lĩnh và của bản thân trong việc thực hiện đam mê theo đuổi nghề 
yêu thích. 
– Thực hiện được công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian và thực hiện cam kết đề ra. 
– Điều chỉnh được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong những tình huống giao 
tiếp khác nhau. 
– Lập và thực hiện được kế hoạch phát triển tài chính cho bản thân trong điều kiện phù hợp. 
HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN XÃ HỘI 
Hoạt động chăm sóc gia đình 
– Thể hiện sự chăm sóc chu đáo đến các thành viên trong gia đình. 
– Thể hiện sự chủ động tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong gia đình. 
– Thực hiện được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tổ chức cuộc sống gia 
đình và thấy được giá trị gia đình đối với cá nhân và xã hội. 
– Phân tích được chi phí sinh hoạt trong gia đình có thể bị ảnh hưởng bởi thu nhập thực 
tế, quyết định chi tiêu và lối sống. 
Hoạt động xây dựng nhà trường 
– Nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng được các quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. 
– Thể hiện được lập trường quan điểm phù hợp khi phân tích dư luận xã hội về quan hệ 
bạn bè trên mạng xã hội. 
– Hợp tác được với mọi người trong hoạt động và biết giải quyết mâu thuẫn trong các 
quan hệ bạn bè. 
– Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền 
41 
Nội dung hoạt động Yêu cầu cần đạt 
thống nhà trường đối với cá nhân và tập thể. 
– Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 
Hoạt động xây dựng cộng đồng 
– Thể hiện được sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng 
chia sẻ giúp đỡ cộng đồng. 
– Thực hiện được các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị. 
– Thể hiện được sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau; 
thể hiện được thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá. 
– Xây dựng và triển khai được dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo và quản lí dự án hiệu quả. 
– Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động xã hội. 
HOẠT ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN TỰ NHIÊN 
Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn 
cảnh quan thiên nhiên 
– Đánh giá được thực trạng bảo tồn một số danh lam thắng cảnh ở địa phương. 
– Đề xuất và thực hiện được các giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh 
quan thiên nhiên. 
– Thực hiện được việc tuyên truyền trong cộng đồng về ý nghĩa của cảnh quan thiên 
nhiên và hành động chung tay gìn giữ cảnh quan thiên nhiên. 
Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi 
trường 
– Lập và thực hiện được kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động, thực vật và bảo vệ 
thế giới động, thực vật ở địa phương. 
– Thực hiện và tuyên truyền được đến người thân, cộng đồng các biện pháp bảo vệ thế 
giới động, thực vật. 
– Nhận xét, đánh giá hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo tồn thế giới 
tự nhiên và động vật hoang dã. 
42 
Nội dung hoạt động Yêu cầu cần đạt 
HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP 
Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp 
– Trình bày được xu hướng phát triển nghề nghiệp trong xã hội hiện đại. 
– Chỉ ra được những phẩm chất và năng lực cần có của người lao động trong xã hội hiện đại 
– Tìm hiểu tính chuyên nghiệp trong công việc, đảm bảo yêu cầu về an toàn và sức 
khoẻ nghề nghiệp. 
– Phân tích được những thông tin cơ bản về thị trường lao động, nhu cầu sử dụng của 
thị trường lao động. 
Hoạt động rèn luyện phẩm chất, 
năng lực phù hợp với định hướng 
nghề nghiệp 
– Đánh giá được sự phù hợp của nghề với khả năng và sở thích của bản thân. 
– Xác định những phẩm chất, năng lực, hứng thú, sở trường của bản thân phù hợp với 
ngành, nghề lựa chọn. 
– Rèn luyện được một số phẩm chất và năng lực phù hợp với nghề định lựa chọn và có 
thể chuyển đổi nghề khi cần thiết. 
– Tự tin về bản thân và tự tin với định hướng nghề nghiệp của mình. 
Hoạt động lựa chọn hướng nghề 
nghiệp và lập kế hoạch học tập 
theo định hướng nghề nghiệp 
– Phân tích và xử lí được các thông tin nghề nghiệp, thông tin về các cơ sở đào tạo và 
giáo dục nghề nghiệp. 
– Tham khảo được ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia làm cơ sở cho việc chọn 
hướng học tập nghề nghiệp phù hợp với bản thân. 
– Đưa ra được quyết định lựa chọn nghề, nhóm nghề hoặc lựa chọn được ngành học, 
trường học và chuẩn bị tâm lí thích ứng với môi trường làm việc hoặc học tập tương lai. 
– Có tâm thế sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp, sẵn sàng tham gia và hoà nhập 
với lực lượng lao động xã hội. 
43 
VI. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC VÀ LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG 
1. Phương thức tổ chức 
1.1. Định hướng chung 
a) Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; làm cho mỗi học sinh đều sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực. 
b) Tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm, sáng tạo thông qua các hoạt động tìm tòi, vận dụng kiến thức và kinh 
nghiệm đã có vào đời sống; hình thành, phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định dựa trên những tri thức và ý 
tưởng mới thu được từ trải nghiệm. 
c) Tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ, phân tích, khái quát hoá những trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức và 
kĩ năng mới. 
d) Lựa chọn linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục phù hợp: phương pháp nêu gương; phương pháp giáo dục 
bằng tập thể; phương pháp thuyết phục; phương pháp tranh luận; phương pháp luyện tập; phương pháp khích lệ, động viên; 
phương pháp tạo sản phẩm và các phương pháp giáo dục khác. 
1.2. Một số phương thức tổ chức chủ yếu 
a) Phương thức Khám phá: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc 
sống và công việc, giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi 
dưỡng những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất nước. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động 
tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác. 
b) Phương thức Thể nghiệm, tương tác: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lưu, tác nghiệp và thể 
nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phương thức tương tự khác. 
c) Phương thức Cống hiến: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh mang lại những giá trị xã hội bằng những 
đóng góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và 
các phương thức tương tự khác. 
44 
d) Phương thức Nghiên cứu: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu 
khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. 
Nhóm hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ 
thuật và các phương thức tương tự khác. 
2. Loại hình hoạt động 
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài 
trường học; theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt 
dưới cờ, Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ; với sự tham gia, phối hợp, liên kết của 
nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học 
đường, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ phụ trách Đội 
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, cán bộ quản lí nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá 
nhân trong xã hội. 
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC 
Đánh giá kết quả giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phải bảo đảm các yêu 
cầu sau: 
1. Mục đích đánh giá là thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với 
chương trình; sự tiến bộ của học sinh trong và sau các giai đoạn trải nghiệm. Kết quả đánh giá là căn cứ để định hướng học 
sinh tiếp tục rèn luyện hoàn thiện bản thân và cũng là căn cứ quan trọng để các cơ sở giáo dục, các nhà quản lí và đội ngũ 
giáo viên điều chỉnh chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường. 
2. Nội dung đánh giá là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã được xác định trong chương trình: năng lực thích 
ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. Các yêu cầu cần đạt về sự phát 
triển phẩm chất và năng lực của mỗi cá nhân chủ yếu được đánh giá thông qua hoạt động theo chủ đề, hoạt động hướng 
nghiệp, thông qua quá trình tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của học sinh trong mỗi hoạt động. 
45 
Đối với Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp, nội dung đánh giá chủ yếu tập trung vào sự đóng góp của học sinh cho các 
hoạt động tập thể, số giờ tham gia các hoạt động và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể. Ngoài ra, các yếu 
tố như động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực đối với hoạt động chung của học sinh cũng được đánh 
giá thường xuyên trong quá trình tham gia hoạt động. 
3. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và 
đánh giá của cộng đồng; giáo viên chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá. 
4. Cứ liệu đánh giá dựa trên thông tin thu thập được từ quan sát của giáo viên, từ ý kiến tự đánh giá của học sinh, 
đánh giá đồng đẳng của các học sinh trong lớp, ý kiến nhận xét của cha mẹ học sinh và cộng đồng; thông tin về số giờ (số 
lần) tham gia hoạt động trải nghiệm (hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm thường xuyên, hoạt động xã hội và phục vụ 
cộng đồng, hoạt động hướng nghiệp, hoạt động lao động,...); số lượng và chất lượng các sản phẩm hoàn thành được lưu 
trong hồ sơ hoạt động. 
5. Kết quả đánh giá đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng 
lực và có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Kết quả đánh giá Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, 
hướng nghiệp được ghi vào hồ sơ học tập của học sinh (tương đương một môn học). 
VIII. GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 
1. Giải thích thuật ngữ 
a) Các thuật ngữ về năng lực đặc thù 
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: đáp ứng được các yêu cầu trong đời sống hằng ngày và điều chỉnh bản thân để 
thích ứng với thay đổi trong cuộc sống dựa trên sự hiểu biết về đặc điểm cá nhân và môi trường sống, dựa trên sự sẵn sàng 
thay đổi và chuẩn bị các điều kiện, các kĩ năng khác nhau cho hoàn cảnh mới. 
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: lập được kế hoạch hoạt động; thực hiện được các nhiệm vụ hoạt động: tạo 
động lực cho bản thân, thu hút người khác, hỗ trợ và tìm kiếm sự hỗ trợ, tư duy độc lập, linh hoạt điều chỉnh hoạt động, giải 
quyết vấn đề một cách sáng tạo; đánh giá được kết quả hoạt động một cách khách quan. 
46 
- Năng lực định hướng nghề nghiệp: lựa chọn được hướng học tập hoặc nghề nghiệp phù hợp với sở thích, 
hứng thú, phẩm chất và năng lực của bản thân dựa trên những hiểu biết về nghề hoặc nhóm nghề và có kế hoạch hoàn thiện 
bản thân để đáp ứng yêu cầu của định hướng nghề nghiệp. 
b) Từ ngữ thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt 
Chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp sử dụng một số động từ để thể hiện mức 
độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về năng lực của người học. Một số động từ được sử dụng ở các mức độ khác nhau nhưng trong 
mỗi trường hợp thể hiện một hành động có đối tượng và yêu cầu cụ thể. Trong bảng tổng hợp dưới đây, đối tượng, yêu cầu 
cụ thể của mỗi hành động được chỉ dẫn bằng các từ ngữ khác nhau đặt trong ngoặc đơn. 
Trong quá trình tổ chức hoạt động, đặc biệt là khi đánh giá sự tiến bộ của học sinh, giáo viên có thể dùng những động 
từ nêu trong bảng tổng hợp hoặc thay thế bằng các động từ có nghĩa tương đương cho phù hợp với tình huống sư phạm và 
nhiệm vụ cụ thể giao cho học sinh. 
Mức độ Động từ mô tả mức độ 
Biết kể được (những việc làm tốt,...); nêu/nói được (những hành động an toàn, mục tiêu lao động an toàn,...); nhận 
biết được (những việc nên làm,...); nhận diện được (nguy hiểm, sở thích của bản thân,...); tôn trọng (người khác, 
sự khác biệt,...); có ý thức (giữ vệ sinh chung,...); tìm hiểu được (thu nhập của người thân, công việc của bố 
mẹ,...); biết cách làm (tìm kiếm sự hỗ trợ,...). 
Hiểu trình bày được (ước mơ nghề nghiệp,...); mô tả được (hình ảnh bản thân, đức tính, vẻ đẹp thiên nhiên,...); giới 
thiệu được (vẻ đẹp quê em, nhân vật và sự kiện,...); chỉ ra được (ý nghĩa của hoạt động, tác động của biến đổi khí 
hậu,...); phân tích được (điểm mạnh, điểm yếu, thông tin nghề nghiệp,...); đánh giá được (giá trị xã hội, hiệu quả 
hoạt động,...); nhận xét được (sự tiến bộ của bản thân, giá trị của cá nhân,...). 
Vận 
dụng 
xác định được (nghề, nhóm nghề,...); khảo sát được (nhu cầu, hứng thú,...); vận động được (người thân tham gia 
bảo vệ môi trường,...); đề xuất được (phương án giải quyết vấn đề, việc hợp tác,...); đưa ra được (ý kiến giải 
quyết vấn đề,...); thực hiện được (việc chăm sóc bản thân,...); làm quen được (với bạn mới, hàng xóm,...); thuyết 
47 
trình được; lên kế hoạch (truyền thông trong cộng đồng,...); rèn luyện được (một số đức tính, thói quen,...); làm 
được (công việc tự phục vụ,...); thể hiện được (cảm xúc, sự đồng cảm, hành vi văn hoá,...); biết làm (sử dụng 
công cụ lao động an toàn, chăm sóc sức khoẻ,...); thiết lập được (quan hệ,...); xây dựng được (quan hệ, tình bạn, 
chiến dịch truyền thông,...); tổ chức được (sự kiện, buổi lao động,...); ứng phó được (với căng thẳng, thiên tai,...). 
2. Thời lượng thực hiện chương trình 
Thời lượng dành cho Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là 3 tiết/tuần. 
Thời lượng thực hiện các loại hoạt động có thể được phân bổ theo tỉ lệ % như sau: 
Nội dung hoạt động Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông 
Hoạt động hướng vào bản thân 60% 40% 30% 
Hoạt động hướng đến xã hội 20% 25% 25% 
Hoạt động hướng đến tự nhiên 10% 15% 15% 
Hoạt động hướng nghiệp 10% 20% 30% 
3. Thiết bị giáo dục 
Để thực hiện chương trình Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, cần có những thiết bị cơ bản sau: 
a) Đồ dùng để trình diễn, hướng dẫn: video clip về các nội dung giáo dục; phần mềm về hướng nghiệp; dụng cụ lao 
động phù hợp với hoạt động lao động; 
b) Đồ dùng để phục vụ hoạt động tập thể: loa đài, ampli; bộ lều trại; 
c) Đồ dùng để thực hành: bộ tranh ảnh về quần áo, giày dép,... theo mùa, theo giới tính, theo lứa tuổi của học sinh; bộ tranh 
ảnh về trang phục các dân tộc Việt Nam; bộ tranh ảnh về trang phục các dân tộc trên thế giới; bộ tranh về các nghề, làng nghề 
truyền thống; bộ tranh về các lễ hội; bảng trắc nghiệm nhân cách; dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động lao động; 
d) Đồ dùng khác phù hợp với chủ đề hoạt động cụ thể. 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_pho_thong_hoat_dong_trai_nghiem_va_hoa.pdf