Giáo trình Tâm lý học quản lý - Trần Thị Minh Hằng
1.1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học
quản lý
Xác định đối tượng của tâm lý học quản lý là
trả lời được câu hỏi: Tâm lý học quản lý nghiên cứu
cái gì? Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta
cần xác định vị trí của tâm lý học quản lý trong hệ
thống phân ngành của khoa học Tâm lý. Trong khoa
học Tâm lý có nhiều phân ngành, mỗi phân ngành
nghiên cứu một lĩnh vực của hiện tượng tâm lý con
người.
Tâm lý học quản lý là một phân ngành của
tâm lý học xã hội. Bởi vì nếu tâm lý học xã hội nghiên
cứu các đặc điểm tâm lý của nhóm xã hội, đặc biệt là
hành vi của nhóm xã hội, thì tâm lý học quản lý nghiên
cứu quá trình tổ chức nhóm, đặc biệt là các tổ chức xã
hội. Như vậy, tâm lý học quản lý và tâm lý học xã hội
Chương 1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ
PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM
LÝ HỌC QUẢN LÝđều nghiên cứu về nhóm xã hội, nhưng phạm vi
nghiên cứu của tâm lý học quản lý hẹp hơn.
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học quản lý
là các đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo, quản lý:
những người bị lãnh đạo quản lý và các tổ chức xã hội;
cũng như các quan hệ giữa người lãnh đạo, quản lý và
người bị lãnh đạo, quản lý trong tổ chức.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tâm lý học quản lý - Trần Thị Minh Hằng
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Tác giả: TRẦN THỊ MINH HẰNG LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế hội nhập của đất nước ta, vấn đề đặt ra là cần phải đổi mới công tác quản lý lãnh đạo. Quản lý được xác định là khâu quyết định hiệu quả hoạt động của nhóm, tập thể. Vì vậy cần phải nghiên cứu về tâm lý con người nói chung và tâm lý của người lãnh đạo, quản lý nói riêng. Việc nắm được đặc điểm tâm lý của mỗi con người trong tổ chức sẽ là cơ sở cho quyết định quản lý đúng đối với tổ chức đó. Nắm bắt được nhu cầu này trong xã hội, trong những năm gần đây, hầu hết các ngành nghề liên quan đến con người đều nghiên cứu về tâm lý học quản lý, đặc biệt là ngành Giáo dục hiện nay. GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Với những mục tiêu và mong muốn như vậy, chúng tôi biên soạn giáo trình Tâm lý học quản lý. Giáo trình này đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất, cốt yếu nhất của tâm lý học quản lý, nhất là những kiến thức liên quan đến lĩnh vực quản lý con người trong hệ thống giáo dục nước ta. Đây là vấn đề hữu ích cho sinh viên, học viên cao học và những người làm công tác quản lý, lãnh đạo; những người quan tâm đến khía cạnh tâm lý của hoạt động quản lý, lãnh đạo. Giáo trình bao gồm ba phần: Phần 1: Những vấn đề chung. Phần này trình bày những vấn đề khái quát chung của tâm lý học quản lý như: đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học; vai trò của tâm lý học quản lý; mối quan hệ giữa quản lý và lãnh đạo,... Phần 2. Tâm lý người lãnh đạo, quản lý. Phần này đề cập đến những đặc điểm và cấu trúc của hoạt động quản lý; những đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo, quản lý; những đặc điểm tâm lý của con người trong tổ chức; uy tín và phong cách làm việc của người lãnh đạo; giao tiếp trong quản lý,... Phần 3. Tâm lý người lao động và tổ chức. Phần này trình bày những vấn đề tâm lý của đối tượng quản lý, đó là tâm lý của người lao động và của tổ chức. Hoạt động quản lý là hoạt động rất khó khăn và phức tạp. Việc nghiên cứu những khía cạnh tâm lý trong hoạt động quản lý lãnh đạo càng khó khăn. Do vậy, những vấn đề được trình trong giáo trình chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Thư góp ý xin gửi về Công ty Cổ phần Sách Đại học - Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 25 Hàn Thuyên, Hà Nội. Xin chân thành cảm ơn! Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Phần 2. TÂM LÝ NGƯỜI LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Phần 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUẢN LÝ TÀI LIỆU THAM KHẢO Created by AM Word2CHM GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Chương 1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Chương 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ Created by AM Word2CHM Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ à Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ 1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học quản lý Xác định đối tượng của tâm lý học quản lý là trả lời được câu hỏi: Tâm lý học quản lý nghiên cứu cái gì? Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta cần xác định vị trí của tâm lý học quản lý trong hệ thống phân ngành của khoa học Tâm lý. Trong khoa học Tâm lý có nhiều phân ngành, mỗi phân ngành nghiên cứu một lĩnh vực của hiện tượng tâm lý con người. Tâm lý học quản lý là một phân ngành của tâm lý học xã hội. Bởi vì nếu tâm lý học xã hội nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của nhóm xã hội, đặc biệt là hành vi của nhóm xã hội, thì tâm lý học quản lý nghiên cứu quá trình tổ chức nhóm, đặc biệt là các tổ chức xã hội. Như vậy, tâm lý học quản lý và tâm lý học xã hội Chương 1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ đều nghiên cứu về nhóm xã hội, nhưng phạm vi nghiên cứu của tâm lý học quản lý hẹp hơn. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học quản lý là các đặc điểm tâm lý của người lãnh đạo, quản lý: những người bị lãnh đạo quản lý và các tổ chức xã hội; cũng như các quan hệ giữa người lãnh đạo, quản lý và người bị lãnh đạo, quản lý trong tổ chức. 1.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý học quản lý Tâm lý học quản lý giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu người lao động và nhóm người lao động dưới tác động của tổ chức và sự điều khiển của người quản lý. - Nghiên cứu đặc điểm lao động và những đặc điểm tâm lý của người quản lý, lãnh đạo. - Nghiên cứu những cơ sở tâm lý của việc tuyển dụng, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ quản lý. Như vậy, nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học quản lý là nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của hoạt động quản lý với mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động này. 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Tâm lý học quản lý là một phân ngành của tâm lý học xã hội, tâm lý học quản lý sử dụng hầu hết các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội. Trong đó có những phương pháp không chỉ là phương pháp nghiên cứu của tâm lý học xã hội mà còn là phương pháp nghiên cứu của một số ngành khoa học khác. Sau đây là một số phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý. 1.2.1. Phương pháp thực nghiệm Thực nghiệm dược thiết kế trong đó có một hoặc một số biến độc lập và có một hoặc một số biến phụ thuộc. Các nhà nghiên cứu thường thay đổi một hay một số yếu tố cùng một thời điểm, trong khi vẫn giữ nguyên các yếu tố khác, qua đó chỉ ra sự thay đổi do tác động đó. Theo David, nghiên cứu thực nghiệm là nghiên cứu nhằm tìm kiếm các nguyên nhân của các mối liên hệ nhân quả bằng cách điều khiển một hay một vài nhân tố, trong khi đó lại kiểm soát các nhân tố khác sao cho chúng không đổi (Lê Văn Hảo, 1996). Hầu hết các thực nghiệm trong tâm lý học quản lý được tiến hành trong phòng thí nghiệm (Schaubroeck và Kuehn, 1992). Tuy vậy, vẫn có những thí nghiệm được tiến hành trong môi trường tự nhiên. 1.2.2. Phương pháp điều tra Phương pháp điều tra sử dụng hàng loạt câu hỏi để nghiên cứu một hay một số biến số mà người nghiên cứu quan tâm. Hầu hết các cuộc điều tra đều thực hiện bằng hình thức bảng hỏi. Ngoài ra, có các cuộc điều tra bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, hoặc được thực hiện qua email hay qua mạng. Điều tra có thể thực hiện theo lát cắt ngang và điều tra bổ dọc. Điều tra theo lát cắt ngang là điều tra về một vấn đề tại một thời điểm. Điều tra bổ dọc là thu thập số liệu về cùng thột vấn đề, cùng một khách thể, cùng địa điểm khảo sát, nhưng trong các thời điểm khác nhau. Điều tra bổ dọc được tiến hành trong thời gian dài, trong thời gian đó nhà nghiên cứu tiến hành các cuộc điều tra khác nhau. Phương pháp điều tra có ưu điểm là có thể nhanh chóng có được thông tin về vấn đề quan tâm. Mặt khác, phương pháp điều tra thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn so với phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Phương pháp điều tra có nhược điểm là không phải lúc nào cũng thu được các thông tin tốt, có độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu. Vấn đề lớn nhất của phương pháp điều tra là sự nhiệt tình, tinh thần và ý thức trách nhiệm của khách thể khi trả lời các câu hỏi điều tra. 1.2.3. Phương pháp quan sát Sử dụng phương pháp này để quan sát tâm trạng, thái độ và đặc biệt là hành vi của con người trong tổ chức. Khi thực hiện phương pháp quan sát, ta cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau: xác định rõ mục đích quan sát, xây dựng sơ đồ quan sát phù hợp. Có hai dạng quan sát cơ bản là quan sát không can thiệp và quan sát có can thiệp. - Quan sát không can thiệp là quan sát hành vi của khách thể mà không có tác động của người quan sát. Hình thức này còn dược gọi là quan sát tự nhiên. Trong trường hợp này, người quan sát ghi chép một cách thụ động những gì xảy ra. - Quan sát có can thiệp là quan sát mà người quan sát muốn can thiệp vào tình huống nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ một số điểm nào đó, hoặc trắc nghiệm một lý thuyết. Quan sát có can thiệp bao gồm ba hình thức là: quan sát có tham gia, quan sát có cấu trúc và quan sát thực nghiệm. + Quan sát có tham gia là người quan sát tham gia tích cực trong tình huống mà hành vi được quan sát. Người quan sát không cần phải ngụy trang, mà hiện diện trong tình huống công khai. + Quan sát có cấu trúc là quan sát có sự kiểm soát của người nghiên cứu, nhưng mức độ kiểm soát thấp hơn thực nghiệm. Người nghiên cứu có thể can thiệp nhằm tạo ra một tình huống để quan sát hay có thể tạo nên quy trình để quan sát tốt, hiệu quả hơn. + Quan sát thực nghiệm là quan sát được thực hiện trong quá trình tổ chức thực nghiệm nhằm thu thập những tư liệu cần thiết phục vụ cho mục đích của thực nghiệm. Như vậy, quan sát thực nghiệm có thể được tiến hành trong phòng thực nghiệm (nếu thực nghiệm được tổ chức trong phòng thực nghiệm), có thể tiến hành một cách nhiên (nếu thực nghiệm tổ chức tự nhiên). 1.2.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Trong tâm lý học quản lý cũng như nhiều khoa học khác, thường sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu. Việc tiến hành phương pháp nghiên cứu tài liệu cần chú ý một số nguyên tắc cơ bản sau: - Nghiên cứu tài liệu cần được xem như một phương pháp đặc biệt khi nghiên cứu các nội dung thông tin về tổ chức. - Nghiên cứu tài liệu phải có tính chất tổng hợp, nghĩa là không chỉ nghiên cứu nội dung của thông tin mà cần phải nghiên cứu các khía cạnh khác trong quan hệ tổ chức. - Nghiên cứu tài liệu là phương pháp bổ trợ cùng với một số phương pháp khác khi nghiên cứu các đặc điểm tâm lý của tổ chức. Các giai đoạn tiến hành nghiên cứu tài liệu gồm: - Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu tài liệu; - Giai đoạn kiểm tra độ tin cậy của tài liệu; - Giai đoạn phân tích tài liệu, diễn đạt kết quả và kết luận. 1.2.5. Phương pháp đo lường Đo lường là quá trình xác định số lượng các đặc điểm của khách thể hay các vấn đề nghiên cứu. Các biến số trong mỗi nghiên cứu cần dược đo lường hoặc lượng hoá để giúp nhà tâm lý học phân tích và đi đến kết luận. Có thể phân ra hai loại đo lường là đo lường tuyệt đối và đo lường tương đối. Trong đo lường tuyệt đối, các giá trị của biến số được miêu tả có tính đặc thù, riêng rẽ một cách tuyệt đối mà không miêu tả toàn bộ các đặc điểm nghiên cứu, tức là miêu tả có chọn lọc. Đo lường tương đối được sử dụng khi nhà nghiên cứu muốn miêu tả toàn bộ đặc điểm của vấn đề. 1.3. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội; trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, con người luôn luôn là bản chất của mọi bản chất; yếu tố cơ bản của bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào cũng là con người; con người là lực lượng sản xuất. Mọi cơ cấu trong xã hội đều do quan hệ giữa người và người quyết định. Nhưng phải thấy rằng, những nguyên tắc chính thức không quan trọng bằng khả năng hiểu biết môi trường hành chính - những tiến trình tâm lý, và sau khi thấu triệt môi trường hành chính phải biết cách xử thế cho thích hợp, bởi vì giải quyết một công việc hành chính không phải chỉ trên khía cạnh pháp lý mà phải coi trọng các khía cạnh tâm lý, chính trị, xã hội. Hiểu biết hành chính là hiểu biết cách điều khiển người khác để động viên và buộc họ làm những công việc theo ý muốn của mình. Muốn thi hành một chương trình hành chính có kết quả, nhà hành chính phải đoán trước hậu quả hoạt động của mình và phải hành động thế nào để người khác phải xử thế theo ý muốn của mình và đừng có cách xử thế mà mình không thích. Những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội xác định trước những hành động của con người không phải một cách trực tiếp, mà chỉ khi chúng được phản ánh trong ý thức của con người, khi chúng tác động lên những suy nghĩ và tình cảm của họ. Cho nên, trong quá trình quản lý hành chính không chỉ chú ý đến những quy luật khách quan về sự phát triển xã hội, mà cả vai trò chủ quan của con người, tâm lý của con người và tập thể. Vì thế, người lãnh đạo phải có những kiến thức về tâm lý học để tự đánh giá mình một cách đúng đắn và biết cách hiểu người khác; biết được những nỗi lo âu, suy nghĩ, tâm tư, tình cảm và biết sắp xếp người đó vào đúng vị trí phù hợp với khả năng của họ. Đặt vấn đề như vậy không phải chỉ đứng trên góc độ đạo đức, mà chính là từ thực tế cuộc sống, từ hiệu quả của quản lý hành chính. Đặc biệt, từ Đại hội VII, Đảng ta xác định các quan điểm cực kỳ quan trọng về công nghiệp hoá và hiện đại hoá, trong đó nhấn mạnh: "Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững". Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân tố con người. Con người là mục tiêu chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xã hội mới được xây dựng là để phục vụ con người, để thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng tăng của con người. Nếu không hiểu được bản thân của con người - những người tham gia xây dựng xã hội mới, thì chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ngay cả khi chúng ta có đầy đủ tiềm lực kinh tế. Mọi tài nguyên thiên nhiên khai thác được, mọi thiết bị máy móc được chế tạo ra đều nhờ lao động của con người. Người lãnh đạo không phải điều khiển trực tiếp một cỗ máy, cũng không phải trực tiếp điều khiển xã hội; đúng ra, họ lãnh đạo con người và thông qua con người mà lãnh đạo xã hội. Nếu người lãnh đạo loại con người ra khỏi hệ thống lãnh đạo của mình thì khó mà có kết quả tốt. Con người là yếu tố chủ đạo trong hệ thống quản lý. Vì vậy, cần xem xét con người trên cả ba phương diện: - Con người với tư cách là chủ thể quản lý, - Con người với tư cách là đối tượng quản lý; - Quan hệ giữa chủ thể và đối tượng quản lý. Với ý nghĩa nói trên, kiến thức về tâm lý học là rất cần thiết đối với người lãnh đạo. CÂU HỎI ÔN TẬP 1.1. Trình bày đối tượng nghiên cứu của tâm lý học quản lý. 1.2. Phân biệt sự khác và giống nhau về đối tượng nghiên cứu giữa tâm lý học xã hội và tâm lý học quản lý. 1.3. Trình bày khái quát mục đích, nội dung và cách thức tiến hành của các phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học quản lý. 1.4. Những yêu cầu đặt ra về phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý ở nước ta hiện nay là gì? Created by AM Word2CHM GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ à Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2.1. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ Có nhiều cách định nghĩa hoạt động. Theo triết học, hoạt động là biện chứng của chủ thể và khách thể, bao gồm cả quá trình khách thể hóa chủ thể (chuyển năng lực từ con người vào sản phẩm của hoạt động) và chủ thể hoá khách thể (con người phản ánh vật thể, tiếp thu đặc điểm của vật thể chuyển thành năng lực của mình). Hoạt động là một phương thức tồn tại của con người trong xã hội, trong môi trường xung quanh bằng cách tác động vào đối tượng để tạo ra một sản phẩm nhất định. Trong tâm lý học, người ta coi hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm cả về phía con người và cả về phía thế giới khách quan. Chương 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ Hoạt động quản lý lãnh dạo (gọi tắt là hoạt động quản lý) là một hoạt động đặc biệt trong xã hội loài người. Hoạt động này có cấu trúc vĩ mô chung so với các đang hoạt động khác. Tuy nhiên, do đối tư ... u cợt, bắt chước giọng nói. + Có thể đan tay vào nhau khi nghe. + Lúc cần thiết nên hỏi lại người đối thoại một ý nhỏ nào đó của mạch chuyện để tăng sự hấp dẫn. + Đặt địa vị mình vào người đang nói để có sự cảm thông khi đối tác có những cử chỉ bối rối, bồn chồn, xúc động, khó chịu,... - Nói: Tục ngữ có câu: "Lời nói gói vàng", "lời nói đọi máu”. Có lời nói tạo ra ân tình, tạo ra bao nhiêu lợi lộc, song cũng có lời nói tạo ra oán thù, tạo ra bao điều phiền toái. Những người thành công trong cuộc đời đã tổng kết "nghệ thuật nói" quán triệt giao tiếp có văn hoá như sau: + Thận trọng trong lời nói, chớ nói "vo", nói vòng vèo, nói lấp lửng, nói mập mờ khiến người nghe hiểu theo hai nghĩa. + Không nói màu mè khách sáo. + Mở đầu tự nhiên và tạo ra không khí chan hoà nhằm thu hút sự quan tâm của người nghe. + Nói cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu. + Quan sát được sự phản ứng của đối tác để lựa lời cho câu chuyện tiếp diễn thích hợp. + Khi nói nên có sự thay đổi vẻ mặt cho phù hợp với tình huống (lúc nghiêm trang, lúc vui vẻ). Cố gắng tránh sự cau có hoặc sự hoan hỉ thái quá. + Có nghệ thuật nhấn mạnh lại điều cần nhấn mạnh nhằm khắc sâu chủ đề của buổi đàm thoại. + Biết cách phân tích những tiểu tiết, song không làm tản mạn chủ đề. + Hình thành được "thông điệp", "những điều cần ghi nhớ" cho người nghe. + Đưa ra được kết luận xác đáng, tóm lược được mục đích đặt ra lúc chia tay. d) Sử dụng điện thoại Người quản lý cần biết sử dụng diện thoại có hiệu quả cho công việc quản lý. Điện thoại truyền giọng nói tới người mình không giáp mặt. Giọng nói đại diện cho nét mặt, bối cảnh nơi làm việc, từ giọng nói mà đối tác ở đầu dây bên kia hình dung được thái độ và cách cư xử trong giao tiếp. Khi giao tiếp qua điện thoại cần biết cách biểu cảm bằng giọng nói đằm thắm, lịch sự, nhã nhặn, thiện cảm với đối tác trong giao tiếp. Nên tránh một số lỗi sau đây: - Không giới thiệu bản thân khi gọi điện cho đối tác hoặc sau khi nghe đối tác tự giới thiệu. - Bắt đối tác phải chờ lâu mà không nói rõ cần chờ hay gọi lại - Vừa ăn uống, vừa nói chuyện qua điện thoại. - Vô ý phát ra âm điệu bất nhã khi đàm thoại. Nên tránh các câu hỏi cụt ngủn, cộc lốc: Anh chị cần ai (?), Cần gì (?). Ở đâu gọi đến (?). Nếu là cán bộ quản lý có trợ lý, có thư ký riêng, hãy huấn luyện cho họ có thái độ nhã nhặn, đúng đắn khi được uỷ quyền nghe điện thoại. e) Trao đổi danh thiếp Danh thiếp (name card) chỉ là một công cụ trao đổi thông tin khi gặp nhau lần đầu nhằm thông báo ngắn gọn về bản thân. Nhờ vậy mà hai bên hiểu nhau được dễ dàng và tiết kiệm được thời gian tìm hiểu. Có người in danh thiếp trên hai mặt: tiếng Việt một mặt, tiếng nước ngoài mặt kia. Làm như vậy có thể có tiện lợi và tiết kiệm, nhưng khi người nhận danh thiếp là người trong nước, ít biết tiếng nước ngoài sẽ có mặc cảm khó chịu. Mặt in tiếng nước ngoài trong trường hợp này lại trở nên lãng phí và gây hậu quả âm tính. Đối với những nhà quản lý thường phải làm việc với khách nước ngoài thì nên có hai loại danh thiếp. Danh thiếp in bằng tiếng Việt để giao tiếp với khách trong nước và danh thiếp in tiếng nước ngoài để giao tiếp với khách nước ngoài. Danh thiếp in một mặt có tác dụng để nhà quản lý ghi vào mặt trắng những điều cần thiết khi giao tiếp. Khi đến thăm ai đó mà người đó đi vắng, thay vì phải viết một bức thư riêng, có thể gửi lại một thông điệp ngắn trên danh thiếp. Có cán bộ quản lý phải đảm nhiệm nhiều công việc với nhiều chức danh khác nhau thì mỗi chức trách nên có một loại danh thiếp riêng để sử dụng chúng phù hợp với từng đối tác. 7.4. GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG CÁC CUỘC HỌP VÀ THẢO LUẬN Họp là một hình thức giao tiếp. Một cuộc họp được định nghĩa như là cuộc thảo luận có cấu trúc và được hướng dẫn bởi một chủ toạ. Thông thường, người quản lý bộ phận hay lĩnh vực nào đó sẽ được chỉ định giữ vai trò chủ toạ. Có nhiều kiểu họp khác nhau. Các cuộc họp có thể được tổ chức để tìm hiểu thông tin, lên kế hoạch công việc, đánh giá tình hình hay phân công nhiệm vụ,... Hai trong số các lý do để tổ chức một cuộc họp là chia sẻ thông tin và ra quyết định. Để điều khiển cuộc họp diễn ra trôi chảy và đạt được mục tiêu là điều không đơn giản, đòi hỏi người quản lý phải có một số kỹ năng nhất định như kỹ năng thuyết trình, lắng nghe, phản hồi thông tin, xử lý thông tin, giải quyết xung đột. 7.4.1. Khởi đầu buổi họp - Giới thiệu đại biểu, các thành viên và chính mình hoặc đề nghị các thành viên tự giới thiệu. - Tạo bầu không khí thuận lợi bằng một chuyện vui hay vào đề một cách cụ thể, sống động từ một vấn đề thiết thực (không kéo dài quá 2 - 3 phút, không quá xa đề). - Chính người điều hành cuộc họp phải thật thoải mái, chân tình, những người tham dự mới thoải mái. - Quan tâm đến từng thành viên. - Cùng các thành viên xác định mục tiêu, chương trình cuộc họp, thời gian dành cho từng phần và toàn bộ cuộc thảo luận. 7.4.2. Trong buổi họp a) Biết huy động sụ tham gia tích cực của tất cả các thành viên - Thái độ lắng nghe, am hiểu khách quan. - Đặt câu hỏi, chờ đợi các thành viên trả lời, không vội trả lời thay cho người khác. - Khích lệ và bảo đảm an toàn cho những người thiếu mạnh dạn (làm sao cho họ không sợ bị chê cười, bị phản ứng mạnh). - Khéo léo điều chỉnh những người hay nói, những người có khuynh hướng lấn át người khác (không làm được việc này sẽ gây chán nản và thụ động cho các thành viên khác). - Không cắm cúi ghi chép nhiều mà biết chú ý quan sát phản ứng của từng người, theo dõi bầu không khí và diễn biến của buổi họp. b) Phải nắm được những cách b iểu lộ ngôn ngữ không lời - Sự im lặng theo nghĩa đồng tình, tích cực hay dửng dưng, chống đối? - Nụ cười theo nghĩa hứng thú hay châm biếm? - Những biểu hiện thụ động, rụt rè, muốn phát biểu mà không dám. - Tuyệt đối không ép người khác phát biểu khi họ thực sự không muốn tham gia. c) Biết khai thác nội dung thảo luận - Tự mình khởi động cuộc thảo luận hay nhờ một thành viên nêu vấn đề vừa đủ kích thích mọi người suy nghĩ. - Đặt những câu hỏi xung quanh vấn đề đã nêu ra. - Quan tâm tới sự hiểu biết lẫn nhau trong nhóm (vì thực tế có thể có sự hiểu nhầm nhau). - Đặt thêm câu hỏi cho người vừa phát biểu nhằm làm sáng tỏ các ý kiến nêu ra để bảo đảm tất cả thành viên đều hiểu đúng về một nội dung nào đó. - Thỉnh thoảng nhắc lại, nhấn mạnh hoặc tóm lược để làm rõ nội dung (mà không làm sai lệch vấn đề theo ý mình). - Phát hiện những khác biệt, mâu thuẫn trong các ý kiến được nêu ra và giúp các thành viên cùng giải quyết. - Kết nối các ý kiến rời rạc trong cuộc thảo luận lại thành hệ thống. - Kết luận của cuộc họp phải thực sự là kết quả làm việc của tất cả các thành viên, mang tính hệ thống và chứa đựng một chất lượng thới, xuất phát từ ý kiến của từng người. d) Biết dẫn dắt nhóm đạt tin mục tiêu - Giúp nhóm tôn trọng tiến trình của cuộc họp: đặt vấn đề thu thập dữ kiện, phân tích vấn đề, kết luận. - Không kết luận khi chưa phân tích, không phân tích khi chưa nắm bắt hết dữ kiện. - Sau từng giai đoạn, cần tóm lược trước khi chuyển sang giai đoạn mới. - Khéo léo định hướng lại chủ đề khi nhóm đi lạc đề. - Tôn trọng thời gian biểu chi tiết (thời gian dành cho từng phần của cuộc thảo luận). 7.4.3. Kết thúc buổi họp - Tóm tắt những nội dung chính và thống nhất ý kiến với các thành viên. - Nếu có biểu quyết, phải chính xác, nhanh gọn. - Quan sát thật kỹ xem các thành viên có thật sự đồng tình, hài lòng về buổi họp hay không? - Kiểm tra xem các thành viên có thật sự nắm vững nhiệm vụ của mình hay không? Lưu ý. Trước khi cuộc họp kết thúc, người chủ toạ luôn có lời kết luận ngắn gọn về vấn đề trong cuộc họp, sau đó nói lời cảm ơn tới những người tham dự, điều này khiến mọi người hài lòng khi họ được đánh giá cao việc đã dành thời gian dự họp. Người chủ toạ phải đánh giá được hiệu quả tổng quát của cuộc họp. Có thể rút ra kinh nghiệm hoặc các thông tin cần thiết để cải tiến các cuộc họp sau. Một số cuộc họp có thể sử dụng phiếu lấy ý kiến đánh giá phản hồi. Cuộc họp kết thúc nhà quản lý vẫn còn một số việc phải làm khác, đó là: hệ thống và tóm tắt lại các ghi chú về diễn biến của cuộc họp. Những vấn đề đã được giải quyết, những việc cần làm đối với những vấn đề cần đi sâu phân tích thêm. Bản tóm tắt này được lập trên cơ sở các thông tin từ biên bản họp (ngắn gọn, súc tích). CÂU HỎI ÔN TẬP 7.1. Giao tiếp là gì? Vai trò của giao tiếp trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. 7.2. Phân tích các kỹ năng giao tiếp. 7.3. Thế nào là giao tiếp có văn hoá? Các biểu hiện của giao tiếp có văn hoá. 7.4. Các bước giao tiếp của người lãnh đạo, quản lý trong cuộc họp và thảo luận. Created by AM Word2CHM GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ A. Tài liệu tiếng Việt 1. Trần Thị Vân Anh. Tình hình nữ làm chủ nhiệm đề tài - Vấn đề trong khoa học xã hội. Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 4/2002. 2. Phạm Ngọc Anh và cs.. Về đội ngũ cán bộ nữ quản lý. Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 5/2003. 3. Đặng Quốc Bảo. Người quản lý với giao tiếp có văn hoá. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, 1999. 4. Nguyễn Minh Đức. Một số vấn đề tâm lý học giao tiếp. Trường Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, 1998. 5. Chung Á, Nguyễn Đình Tấn (Chủ biên). Nghiên cứu xã hội học. NXB Chính trị Quốc gia, 1997. 6. Trần Mạnh Cát. Phụ nữ làm quản lý ở Nhật Bản. Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 1/2006. TÀI LIỆU THAM KHẢO 7. Da le Camegie. Đắc nhân tâm - Bí quyết để thành công (Nguyễn Hiến Lê dịch). NXB Tồng hợp An Giang, 1989. 8. Vũ Dũng. Tâm lý xã hội quản lý. NXB Chính trị Quốc gia, 1995. 9. Vũ Dũng. Cơ sở tâm lý học ê-kíp lãnh đạo. NXB Khoa học Xã hội, 10. Vũ Dũng (Chủ biên). Tâm lý học xã hội. NXB Khoa học Xã hội, 2000. 11. Vũ Dũng. Giáo trình Tâm lý học quản lý. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006. 12. Trần Hiệp (Chủ biên). Tâm lý học xã hội. NXB Khoa học Xã hội, 1996. 13. Đỗ Long, Vũ Dũng. Giám đốc - Những yếu tố để thành công. NXB Cà Mau, 1990. 14. Đỗ Long, Vũ Dũng (Chủ biên). Tâm lý học xã hội với quản lý doanh nghiệp. NXB Khoa học Xã hội, 1995. 15. Vũ Dũng (Chủ biên). Từ điển Tâm lý học. NXB Khoa học Xã hội, 2000. 16. Vũ Dũng. Học thuyết về đặc điểm nổi bật của người lãnh đạo. Tạp chí Tâm lý học, số 1/2000. 17. Vũ Dũng. Quyền lực của người lãnh đạo. Tạp chí Tâm lý học, số 7/2001. 18. Vũ Dũng, Phan Thị Mai Hương, do Tetsuji, Yamamoto. Ứng dụng tâm lý học ở Nhật Bản. NXB Từ điển Bách khoa, 2005. 19. Gustave Nicolas Fischer. Những khái niệm cơ bản của tâm lý học xã hội (Huy Giang dịch). NXB Thế giới, 1992. 20. Nguyễn Thị Hoa. Nữ quản lý ngành dệt may ở TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 6/2002. 21. Matshushita Konosuke. Nhân sự - Chìa khoá thành công (Trần Quang Tuệ dịch). NXB Giao thông vận tải, 1999. 22. A.G. Kovaliop. Tâm lý học xã hội. NXB Giáo dục, 1996. 23. V A. Pronmcop. l.Đ. Ladanop. Tuyên chọn và quản lý công nhân viên chức ở Nhật Bản. NXB Sự thật, 1991. 24. Phụ nữ và Tiến bộ (Ủý ban Quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ). số 1, 2, 3 năm 1999. 25. Quản lý vũ khí cạnh tranh sắc bén, tập II. Hà Nội, 1990. 26. Quan lý và kỹ thuật quản lý Licosaxuba, Hà Nội, 1990. 27. J. Schonberger. Người Nhật đã quan lý sản xuất thế nào. NXB Khoa học Xã hội, 1989. 28. Phong Sơn. Giao tế nhân trong sự nghiệp. NXB TP. Hồ Chí Minh. 1990. 29. Tập bài giảng chính tả. NXB Chính tả Quốc gia, 1999. 30. Lê Thi. Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỉ XXI. Tạp chí Cộng sản, số 20/2000. 31. Alvin Toffler. Thăng trầm của quyền lực. NXB Thông tin Lý luận TP. Hồ Chí Minh, 1991. 32. Song Tùng. Tổ chức ra quyết định và thực hiện quyết định. NXB Sự thật 1983. 33. Nguyễn Thị Oanh. Tâm lý truyền thông và giao tiếp. Trường Đại học mở bán công TP. Hồ Chí Minh, 1993. 34. Nguyễn Thạc, Hoàng Anh. Luyện giao tiếp sư phạm. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1, 1991. 35. Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu BCHTW khoá VIII. NXB Chính trị Quốc gia, 1999. 36. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín BCHTW khoá XI. NXB Chính trị Quốc gia, 2011. B. Tiếng Anh 37. Sum L. Albercht, Bruce A. Chadwick, Darwin L. Thomas. Social Psychology. Prentice - Han, 1980. 38. Marilyn M. Bates, Clarence D. Johnson. Group Leadership. Lo ve Publishing Company, 1972. 39. Terry A. Beehr. Basic Organizational Psychology. Allyn and Baccon, 1996. 40. Fred E. Fiedler, Mang M. Chemers. The Leader mạch concept. A Wiley Press Book, 1983. Created by AM Word2CHM Lời nói đầu PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Chương 1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ 1.1. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý 1.2. Các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý 1.3. Ý nghĩa của tâm lý học quản lý CÂU HỎI ÔN TẬP Chương 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ 2.1. Tính chất cơ bản của hoạt động quản lý 2.2. Cấu trúc của hoạt động quản lý 2.3. Đặc điểm tâm lý của quá trình ra quyết định quản lý CÂU HỎI ÔN TẬP MỤC LỤC PHẦN II TÂM LÝ NGƯỜI LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Chương 3. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ 3.1. Lãnh đạo trong tổ chức 3.2. Biểu hiện của năng lực tổ chức 3.3. Những khả năng đặc biệt của người lãnh đạo, quản lý 3.4. Những phẩm chất cá nhân của người lãnh đạo CÂU HỎI ÔN TẬP Chương 4. Ê-KIP LÃNH ĐẠO 4.1. Khái niệm 4.2. Các thành tố cơ bản của ê-kíp lãnh đạo 4.3. Mối quan hệ giữa tương hợp tâm lý và phối hợp hành động của ê-kíp lãnh đạo. 4.4. Một số mô hi nít ê-kíp lãnh đạo hiện nay CÂU HỎI ÔN TẬP Chương 5. PHONG CÁCH VÀ UY TÍN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ 5.1. Phong cách lãnh đạo 5.2. Những phong cách lãnh đạo chủ yếu 5.3. Xây dựng phong cách người cán bộ quản lý 5.4. Uy tín người lãnh đạo 5.5. Con đường nâng cao uy tín người lãnh đạo CÂU HỎI ÔN TậP PHẦN III MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUẢN LÝ Chương 6. CÁ NHÂN VÀ TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUẢN LÝ 6.1. Con người trong hệ thông quản lý 6.2. Phân tích hành vi của người lao động 6.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý con người trong tổ chức 6.4. Điều chỉnh hành vi của người lao động 6.5. Một số vấn đề về tập thể người lao động 6.6. Xung đột trong tập thể CÂU HỎI ÔN TẬP Chương 7. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC GIAO TIẾP ỨNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ 7.1. Một số vấn đề chung về giao tiếp 7.2. Kỹ năng giao tiếp 7.3. Giao tiếp có văn hoá trong quản lý 7.4. Giao tiếp của người lãnh đạo, quản lý trong các cuộc họp và thảo luận CÂU HỎI ÔN TẬP TÀI LIỆU THAM KHẢO ---//--- GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ Tác giả: TRẦN THỊ MINH HẰNG NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM Chịu trách nhiệm xuất bản: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc: NGÔ TRẦN ÁI Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập: NGUYỄN QUÝ THAO Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm nội dung: Phó Tổng biên tập NGÔ ÁNH TUYẾT Giám đốc Công ty CP Sách ĐH - DN NGÔ THỊ THANH BÌNH Biên tập nội dung và sửa bản in: ĐỖ HỮU PHÚ Thiết kế mỹ thuật và trình bày bìa: BÍCH LA Thiết kế sách và chế bản: ĐỖ PHÚ Mã số: 7X505Y1 – DAI In 1.500 bản (QĐ: 19), khổ 16 x 24cm. In tại Xí nghiệp in - NXB Lao động xã hội. Địa chỉ: Ngõ Hoà Bình 4, phố Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số ĐKKH xuất bản: 453 - 2011/CXB/31 - 560/GD. In xong và nộp lưu chiểu tháng 6 năm 2011. Created by AM Word2CHM
File đính kèm:
- giao_trinh_tam_ly_hoc_quan_ly_tran_thi_minh_hang.pdf