Giáo trình Tâm lý học trẻ em và giáo dục cho trẻ em

PHẦN 1

NỘI DUNG 1: QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÝ

CỦA TRẺ EM

A. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN HỌC VIÊN CẦN NẮM VỮNG

1. Sự phát triển tâm lý của trẻ em

Phần này có 02 nội dung: Nguyên lý phát triển và Trẻ em là gì?

2. Những quy luật phát triển tâm lý của trẻ em

Phần này gồm 5 nội dụng chính:

- Ảnh hưởng của nền văn hóa đối với sự phát triển của trẻ em

Sự phát triển như là một quá trình trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm loài

người trong nền văn hóa; vai trò của nền văn hóa xã hội với sự phát triển

tâm lý của trẻ em; vai trò đặc biệt của văn hóa gia đình đối với trẻ ở lứa tuổi

mầm non.

- Ảnh hưởng của hoạt động đối với sự phát triển của trẻ em

Hoạt động là động lực phát tiển tâm lý của trẻ em; cơ chế nhập tâm

tạo nên sự phát triển tâm lý của trẻ; tính chất của hoạt động quy định tính

chất của sự phát triển tâm lý; hoạt động chủ đạo.

- Ảnh hưởng của điều kiện sinh học đối với sự phát triển tâm lý của trẻ

Những điều kiện và vai trò của ảnh hưởng sinh học.

- Ảnh hưởng của giáo dục đối với sự phát triển của trẻ

Giáo dục là gì? Tác động của giáo dục đến sự phát triển tâm lý của trẻ.

- Tính không đồng đều của sự phát triển

3. Phân định thời kỳ phát triển tâm lý theo lứa tuổi

B. GỢI Ý TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI

Câu 1: Thế nào là sự phát triển tâm lý trẻ em?

Gợi ý:

1. Nguyên lí phát triển

Tâm lí học trẻ em, với tư cách là khoa học nghiên cứu những quy luật6

của sự phát triển tâm lí trẻ em. Đây chính là nguyên lí phát triển trong phạm

trù triết học, từ đó soi sáng khái niệm phát triển trong phạm trù tâm lí học

trẻ em.

Nguyên lí phát triển thừa nhận mọi sự vật đều vận động không ngừng,

không ngừng chuyển hóa lẫn nhau để luôn tạo ra cái mới, chưa hề có. Cái

mới này là kết quả phát triển tất yếu của quá khứ, là sự kế thừa quá khứ theo

phương thức phủ định. Nói cách khác, cái mới không nảy sinh từ bản thân

nó, cái mới chỉ có thể nảy sinh bằng cách phủ định cái trước đó, để rồi tự

hình thành và hoàn thiện bản thân mình trên cơ sở của chính mình.

Một cái mới đồng thời cũng có một phương thức vận động mới. Như

vậy, nguyên lí phát triển chi phối toàn bộ quá trình phát triển và trong từng

giai đoạn của nó. Nếu coi là một thể thống nhất thì tại bất cứ thời điểm nào

của quá trình, ta cũng có một thể thống nhất hoàn chỉnh đang ở trình độ ấy

và đang phát triển.

Cần đưa quan điểm phát triển này vào việc xem xét quá trình lớn lên

thành người của trẻ em, trong phạm trù người. Với con người, phát triển là

quá trình tự tạo ra cho mình những cái mới, lấy từ trong nền văn hóa - xã

hội do các thế hệ trước tạo ra bằng chính những hoạt động của mình.

Sự phát triển của trẻ em là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm xã

hội - lịch sử của nhân loại bằng hoạt động của bản thân trẻ để phát triển

thành người lớn.

pdf 229 trang yennguyen 8720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tâm lý học trẻ em và giáo dục cho trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tâm lý học trẻ em và giáo dục cho trẻ em

Giáo trình Tâm lý học trẻ em và giáo dục cho trẻ em
 5
PHẦN 1 
NỘI DUNG 1: QUY LUẬT PHÁT TRIỂN TÂM LÝ 
CỦA TRẺ EM 
A. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN HỌC VIÊN CẦN NẮM VỮNG 
1. Sự phát triển tâm lý của trẻ em 
Phần này có 02 nội dung: Nguyên lý phát triển và Trẻ em là gì? 
2. Những quy luật phát triển tâm lý của trẻ em 
Phần này gồm 5 nội dụng chính: 
- Ảnh hưởng của nền văn hóa đối với sự phát triển của trẻ em 
Sự phát triển như là một quá trình trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm loài 
người trong nền văn hóa; vai trò của nền văn hóa xã hội với sự phát triển 
tâm lý của trẻ em; vai trò đặc biệt của văn hóa gia đình đối với trẻ ở lứa tuổi 
mầm non. 
- Ảnh hưởng của hoạt động đối với sự phát triển của trẻ em 
 Hoạt động là động lực phát tiển tâm lý của trẻ em; cơ chế nhập tâm 
tạo nên sự phát triển tâm lý của trẻ; tính chất của hoạt động quy định tính 
chất của sự phát triển tâm lý; hoạt động chủ đạo. 
- Ảnh hưởng của điều kiện sinh học đối với sự phát triển tâm lý của trẻ 
Những điều kiện và vai trò của ảnh hưởng sinh học. 
- Ảnh hưởng của giáo dục đối với sự phát triển của trẻ 
 Giáo dục là gì? Tác động của giáo dục đến sự phát triển tâm lý của trẻ. 
- Tính không đồng đều của sự phát triển 
3. Phân định thời kỳ phát triển tâm lý theo lứa tuổi 
B. GỢI Ý TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI 
Câu 1: Thế nào là sự phát triển tâm lý trẻ em? 
Gợi ý: 
1. Nguyên lí phát triển 
Tâm lí học trẻ em, với tư cách là khoa học nghiên cứu những quy luật 
 6
của sự phát triển tâm lí trẻ em. Đây chính là nguyên lí phát triển trong phạm 
trù triết học, từ đó soi sáng khái niệm phát triển trong phạm trù tâm lí học 
trẻ em. 
Nguyên lí phát triển thừa nhận mọi sự vật đều vận động không ngừng, 
không ngừng chuyển hóa lẫn nhau để luôn tạo ra cái mới, chưa hề có. Cái 
mới này là kết quả phát triển tất yếu của quá khứ, là sự kế thừa quá khứ theo 
phương thức phủ định. Nói cách khác, cái mới không nảy sinh từ bản thân 
nó, cái mới chỉ có thể nảy sinh bằng cách phủ định cái trước đó, để rồi tự 
hình thành và hoàn thiện bản thân mình trên cơ sở của chính mình. 
Một cái mới đồng thời cũng có một phương thức vận động mới. Như 
vậy, nguyên lí phát triển chi phối toàn bộ quá trình phát triển và trong từng 
giai đoạn của nó. Nếu coi là một thể thống nhất thì tại bất cứ thời điểm nào 
của quá trình, ta cũng có một thể thống nhất hoàn chỉnh đang ở trình độ ấy 
và đang phát triển. 
Cần đưa quan điểm phát triển này vào việc xem xét quá trình lớn lên 
thành người của trẻ em, trong phạm trù người. Với con người, phát triển là 
quá trình tự tạo ra cho mình những cái mới, lấy từ trong nền văn hóa - xã 
hội do các thế hệ trước tạo ra bằng chính những hoạt động của mình. 
Sự phát triển của trẻ em là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm xã 
hội - lịch sử của nhân loại bằng hoạt động của bản thân trẻ để phát triển 
thành người lớn. 
2. Trẻ em là gì? 
Sinh viên cần trả lời đúng và đủ 2 quan niệm về trẻ em: 
- Trẻ em là một khái niệm lịch sử. Trẻ em là trẻ em, trẻ em không 
phải là người lớn thu nhỏ lại. Xã hội càng văn minh, tuổi thơ càng được 
kéo dài hơn và ở một trình độ văn minh nhất định thì loại hình hoạt 
động đầu tiên của trẻ em là chơi rồi đến học tập, sau đó mới là lao động 
sản xuất. 
- Trẻ em là một thực thể đang phát triển: “trẻ em vẫn là một thực thể 
đang sinh thành và tồn tại trong sự sinh thành ấy. Chính sự tồn tại trong sự 
sinh thành ấy tạo ra sự phát triển của chính nó” (Hồ Ngọc Đại). 
 7
Câu 2: Văn hóa ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển tâm lý 
trẻ em? 
Gợi ý: 
- Sự phát triển như là quá trình trẻ em lĩnh hội kinh nghiệm loài người 
trong nền văn hóa 
Tâm lí con người và động vật luôn luôn biến đổi. Tuy nhiên tính chất 
và nội dung của quá trình biến đổi trong thế giới động vật và ở con người 
khác nhau về chất. Cơ chế chủ yếu của tâm lí động vật là sự truyền kinh 
nghiệm bằng con đường di truyền sinh học. Sự thích nghi cá thể đối với môi 
trường bên ngoài được triển khai trên cơ sở kinh nghiệm đó. Đặc điểm của 
các chức năng tâm lí người là chúng được phát triển trong quá trình trẻ em 
lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử được loài người ghi giữ lại trong nền 
văn hóa. 
Nói tới văn hóa là nói tới con người, nói tới xã hội loài người cùng với 
toàn bộ thành tựu phát triển của nó. Nói tới văn hóa là nói tới việc nhằm 
hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. 
Cũng như mọi sinh thể khác trong vũ trụ, con người là một bộ phận 
của vũ trụ, chịu sự quy định chặt chẽ của thế giới tự nhiên. Nhưng khác với 
các sinh vật khác, "một thiên nhiên" thứ hai do chính con người tạo ra bằng 
bàn tay, trí óc của mình. Thiên nhiên thứ hai này chính là văn hóa, và "thiên 
nhiên" này nuôi dưỡng toàn bộ đời sống tinh thần của con người. 
- Vai trò của nền văn hóa xã hội với sự phát triển tâm lí của trẻ 
Xét quá trình hình thành lịch sử xã hội loài người thì con người là chủ 
nhân sáng tạo ra toàn bộ sản phẩm văn hóa, những sản phẩm này hợp thành 
thế giới văn hóa, tự nhiên. Cùng với thế giới tự nhiên, văn hóa thường 
xuyên tác động đến con người, nó bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện ý chí và tôi 
luyện nên nhân cách con người. 
Xét về quá trình phát triển của một đứa trẻ, thì ngay từ khi ra đời, trẻ 
đã có sẵn một thế giới văn hóa của loài người, trẻ chưa phải là người sáng 
tạo ra nó và cũng chưa thể biến đổi nó. Song nền văn hóa xã hội là nguồn 
gốc của sự phát triển tâm lí của trẻ. Không được sống trong xã hội loài 
người thì đứa trẻ không thể trở thành người. Khi sinh thành ra, đứa trẻ được 
 8
thừa hưởng bộ não người cơ quan quan trọng nhất để phản ánh hiện thực 
khách quan làm nảy sinh cái tâm lí. 
Văn hóa tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử nhân loại và lịch sử 
của mỗi dân tộc. Không bao giờ có thể cắt đứt con người với lịch sử, nên 
cũng không thể tách con người khỏi văn hóa, vì văn hóa cũng là bản thân 
lịch sử của con người, là mỗi người. Trong nền văn hóa xã hội chứa đựng 
toàn bộ kinh nghiệm quý báu, những tri thức của loài người, và đó là nội 
dung cơ bản để phát triển trí tuệ, nhân cách cho trẻ. Hơn nữa văn hóa xã hội 
chứa đựng cả những chuẩn mực đạo đức, những giá trị thẩm mĩ nó giúp cho 
con người vươn tới chân, thiện, mĩ. 
Trẻ sinh ra, sự phát triển tâm lí của nó bị khống chế bởi nền văn hóa 
mà nó tiếp xúc. Nền văn hóa xã hội, những kinh nghiệm lịch sử xã hội là 
nguồn gốc và nội dung của sự phát triển tâm lí. Văn hóa lạc hậu, chậm phát 
triển sinh ra những con người lạc hậu, văn hóa hiện đại sẽ sản sinh ra những 
con người văn minh. 
Như vậy, do điều kiện, hoàn cảnh kinh tế và tiến bộ xã hội khác biệt 
có thể tạo nên trình độ phát triển khác nhau của trẻ em các dân tộc sống ở 
các miền khác nhau trên thế giới và giữa các vùng trong cùng một đất nước. 
Sự khác biệt giữa các nền văn hóa tạo ra sự khác biệt tâm lí giữa trẻ với 
nhau. Song ở cùng một nền văn hóa như nhau mỗi đứa trẻ cũng khác nhau, 
bởi vì mỗi đứa trẻ tiếp nhận nền văn hóa ấy theo cách riêng của mình. 
- Vai trò đặc biệt của văn hóa gia đình đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non 
Lúc mới sinh ra, tất cả trẻ em đều được cha mẹ nuôi dưỡng trong tổ 
ấm, đến một độ tuổi nào đó mới ra hoà nhập được vào cộng đồng xã hội. 
Tổ ấm của trẻ em là gia đình, là môi trường văn hóa, được tạo dựng 
nên trên cơ sở tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của những người ruột thịt 
trong gia đình gọi là văn hóa gia đình. 
Văn hóa gia đình là một môi trường đặc biệt rất phù hợp với sự phát 
triển của trẻ thơ. Trước hết vì đó là môi trường an toàn, trong đó đứa trẻ lớn 
lên bên cạnh những người ruột thịt, luôn được thương yêu ấp ủ ; môi trường 
đó tạo nên ở trẻ cảm giác an toàn về mặt tâm lí và an toàn về mặt thể chất. 
Nhờ có cảm giác an toàn đó, đứa trẻ mới cảm thấy yên tâm, mới vui tươi 
hồn nhiên, mới mạnh dạn thăm dò, thử nghiệm, tìm cách tác động lên sự vật 
 9
xung quanh để phát huy những khả năng về sinh lí và tâm lí đang sinh sôi 
nảy nở. Mất đi cái cảm giác an toàn, đứa trẻ luôn sợ hãi, dễ co mình lại, 
giảm tính tích cực năng động và thường xuyên rơi vào tình trạng thụ động, 
buồn bã. 
Gia đình còn là một môi trường phong phú. Trong nhà thường có ông 
bà, cha mẹ, anh chị em, tạo ra những mối quan hệ đa dạng giữa nhiều người 
ở những thế hệ và độ tuổi khác nhau. Thế giới đồ vật trong nhà, từ những đồ 
dùng hằng ngày đến vật nuôi, cây trồng... đều muôn màu muôn vẻ. Có thể 
nói văn hóa gia đình là môi trường an toàn và phong phú, trong đó trẻ được 
nuôi dưỡng và dạy dỗ theo một phương thức đặc biệt. Phương thức gia đình 
khác với phương thức nhà trường. 
Phương thức tác động của gia đình đối với trẻ em có những đặc điểm 
sau đây: 
1) Gia đình chăm sóc trẻ em bằng tình thương yêu ruột thịt. 
2) Người lớn trong gia đình dạy trẻ bằng giao tiếp trực tiếp và thường 
xuyên với nó. Người lớn dạy trẻ thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc, trong các 
tình huống của cuộc sống thực ở xung quanh. Có thể nói đứa trẻ đã lớn lên 
và học làm người một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. 
3) Gia đình không tiến hành tác động đồng loạt với trẻ em trong nhóm 
hay trong tập thể, mà chăm sóc dạy dỗ từng cháu một (kể cả với các trẻ sinh 
đôi), đáp ứng kịp thời các nhu cầu phù hợp với thể trạng và nét tâm lí riêng 
của từng cháu. 
4) Tác động gia đình thường bằng nhiều hình thức mang tính chất tích 
hợp và đượm màu sắc nghệ thuật. 
Nhờ phương thức tác động đặc biệt này, gia đình có ảnh hưởng tuyệt 
đối trong quá trình phát triển của trẻ thơ. Trẻ em đã tiếp thu văn hóa gia 
đình một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà hiệu quả lại cao. Văn hóa gia đình để 
lại ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn đứa trẻ, khiến đôi khi ta tưởng như đó là 
bản năng thứ hai của con người. 
Tất nhiên, hiệu quả của giáo dục gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào trình 
độ văn hóa của mỗi thành viên trong gia đình mà họ đã tiếp thu được của nền 
văn hóa dân tộc và nhân loại đặc biệt là trình độ văn hóa của người mẹ. 
 10
Tuy nhiên, gia đình, nhất là gia đình cổ truyền, cũng tồn tại nhiều 
nhược điểm do những hạn chế mang tính lịch sử của nó. Gia đình cổ truyền 
thường là một môi trường khép kín, ít có điều kiện để trẻ tiếp xúc rộng rãi 
với đời sống xã hội bên ngoài. Hơn nữa, những người trong gia đình, đặc 
biệt là người mẹ, số đông lại ít được trang bị những kiến thức cần thiết về 
khoa học nuôi dạy trẻ, do đó việc nuôi dạy trẻ trong gia đình thường mang 
tính chất kinh nghiệm chủ nghĩa, tính chất tùy tiện và còn không ít tập tục 
lạc hậu chi phối, nhất là ở nông thôn và miền núi. 
Câu 3: Hoạt động ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em như thế nào? 
Gợi ý: 
Hoạt động là động lực phát triển tâm lí của trẻ 
Hoạt động là phương thức tác động qua lại giữa con người và thế giới, 
qua đó làm thay đổi thế giới và biến đổi cả con người. Cuộc sống của con 
người là một dòng hoạt động, chính ở đó tâm lí nhân cách con người được 
hình thành và phát triển. 
Hoạt động của trẻ bao giờ cũng diễn ra trong xã hội và dưới sự hướng 
dẫn của người lớn để hình thành nên tâm lí của mình. 
Có hai loại hoạt động: 
- Hoạt động đối tượng. 
- Hoạt động giao tiếp (hay giao tiếp). 
Khi nói đến hoạt động là nói đến cả hai loại hoạt động: hoạt động đối 
tượng và hoạt động giao tiếp (hay gọn hơn là giao tiếp). Trong chuỗi hoạt 
động của con người lúc này thì hoạt động đối tượng nổi lên hàng đầu, lúc 
khác thì giao tiếp lại nổi lên hàng đầu. Chỉ thông qua hoạt động và bằng 
thoạt động trẻ mới chuyển được những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài 
người thành kinh nghiệm và năng lực của bản thân để hình thành và phát 
triển tâm lý. 
- Cơ chế nhập tâm (sự chuyển hóa từ hoạt động bên ngoài vào hoạt 
động bên trong) tạo nên sự phát triển tâm lí của trẻ 
Cơ chế nhập tâm là con đường cơ bản để thế hệ sau tiếp thu kinh 
nghiệm của thế hệ trước để lại. Sự nhập tâm ấy được thực hiện bắt đầu từ 
hoạt động đối tượng bên ngoài hoặc sự giao tiếp giữa cá nhân (giữa trẻ em 
 11
với người lớn). Nhờ đó, kết quả là tâm lí được hình thành trong cá thể (trẻ 
em). Do đó khi nói về tâm lí thì trước hết phải nghiên cứu các hoạt động có 
đối tượng bên ngoài và tiếp đó bằng sự chuyển hóa mà có hoạt động tâm lí. 
Theo Vưgôtxki thì hoạt động tâm lý (hoạt động bên trong) của mỗi người 
được xây dựng theo mẫu của hoạt động bên ngoài. Hoạt động bên trong 
được thực hiện nhờ các phương tiện trung gian là ngôn ngữ, hệ thống tín 
hiệu và dấu hiệu (âm thanh) và tâm lý. A. N. Lêônchiev khẳng định bằng 
thực nghiệm sự phụ thuộc đa dạng của tâm lý vào các hình thức hoạt động 
trên đối tượng bên ngoài theo cơ chế chuyển vào trong(nhập tâm). 
- Tính chất của hoạt động quy định tính chất của sự phát triển tâm lí 
Nhân cách được tạo ra bởi hoàn cảnh khách quan thông qua hoạt động 
của cá nhân để thực hiện các quan hệ của nó với thế giới. Những đặc điểm 
của hoạt động này cũng tạo thành các quy định kiểu loại của nhân cách, vì 
con người tác động đến thế giới khách quan không như nhau. 
 "Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo 
ra con người đến mức ấy" (C. Mác). Chính vì vậy, con người càng tích cực 
tác động tới thế giới khách quan bao nhiêu hay càng tích cực hoạt động bao 
nhiêu thì thế giới khách quan tác động trở lại con người càng tích cực bấy 
nhiêu, tức là tâm lí càng phát triển phong phú và đa dạng. Hoạt động của 
con người càng đi sâu tìm hiểu bản chất của sự vật hiện tượng, quan hệ xung 
quanh mình thì con người càng hiểu sâu sắc thế giới ấy, sự phát triển tâm lí 
càng bền vững. 
- Hoạt động chủ đạo 
Có những hoạt động giữ vai trò chủ yếu trong sự phát triển, có những 
dạng giữ vai trò phụ thuộc. Nhưng sự phát triển tâm lí phụ thuộc không phải 
vào những hoạt động nói chung mà phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ 
đạo. ở mỗi lứa tuổi có một hoạt động chủ đạo nhất định, đó là hoạt động có 
những đặc điểm sau đây: 
a) Là hoạt động có đối tượng mới mẻ, chưa hề có trước đó. Chính đối 
tượng mới này tạo ra những cái mới (hay những cấu tạo mới) trong tâm lí, 
tức là tạo ra sự phát triển (theo đúng nghĩa của thuật ngữ này). 
b) Là hoạt động có khả năng chi phối toàn bộ đời sống tâm lí của trẻ. 
Những quá trình tâm lí của trẻ được cải tổ, được tổ chức lại bằng hoạt động này. 
 12
c) Là hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác diễn ra đồng thời 
và tạo ra những nét đặc trưng trong tâm lí của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển. 
Tóm lại, "Hoạt động chủ đạo đó là hoạt động mà sự phát triển của nó 
quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lí và trong các 
đặc điểm tâm lí của nhân cách đứa trẻ ở giai đoạn phát triển nhất định của 
nó" (A.N. Lêônchiev). 
Vì vậy, nếu trong giai đoạn hoặc thời kì phát triển nào đó, hoạt động 
chủ đạo không được thực hiện tốt thì dù các hoạt động khác có thể được tổ 
chức tốt đến mấy cũng không bù đắp được sai sót của giai đoạn ấy và ảnh 
hưởng cả đến sự phát triển của giai đoạn sau. 
Câu 4: Điều kiện sinh học ảnh hưởng đối với sự phát triển tâm lí 
của trẻ em như thế nào? 
Gợi ý: 
- Điều kiện sinh học là gì ? 
Điều kiện sinh học là cơ sở vật chất, cơ sở di truyền mà trẻ nhận được 
từ cha mẹ mình. Ngoài những yếu tố di truyền ra, điều kiện sinh học còn 
bao gồm những yếu tố bẩm sinh. Đặc điểm bẩm sinh thường hình thành 
trong quá trình phát triển của bào thai. Cách sống của cha mẹ, cách ăn uống, 
chế đ ... p như cầm bút, cầm sách, mở sách, tư 
thế ngồi đọc 
- Mục đích của việc cho trẻ làm quen với chữ cái là giúp trẻ nhận 
được mặt chữ và phát âm chính xác từng chữ cái. Trên cơ sở đó, trẻ thích 
ứng được với việc tập đọc, tập viết ở lớp một. Cho trẻ làm quen với chữ cái 
là nhiệm vụ quan trong việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Cần phải có 
chương trình cụ thể và hình thức giúp trẻ làm quen với chữ cái thích hợp. 
Trò chơi, nhất là trò chơi lô tô là một con đường, phương tiện có hiệu quả 
đối với công tác này. 
- Không nên cho trẻ tập đọc, tập viết, tập làm tính trước vì sẽ ảnh 
hưởng không tốt đến việc học tâp của trẻ ở lớp một, tạo ra sức ì và giảm 
hứng thú học tập của các em. Hơn thế nữa, kĩ năng của trẻ còn hạn chế, do 
vậy, việc tập đọc, tập viết quá khó đối với trẻ, gây ra ức chế của trẻ đối với 
các hoạt động ở trường mầm non. 
 225
- Hình thành cho trẻ một số kĩ năng: cầm bút, cầm sách, mở sách, ngồi 
đúng tư thế là một quá trình lâu dài diễn ra ngay từ nhỏ (từ tuổi mẫu giáo 
bé, thậm chí là cuối tuổi nhà trẻ), thông qua các hoạt động nhất là hoạt động 
tạo hình. 
2.9. Giúp trẻ làm quen với một số hành vi đạo đức và cách ứng xử giữa 
người với người trong trường phổ thông 
- Việc cho trẻ làm quen với một số hành vi đạo đức và cách cư xử 
giữa người với người trong trường phổ thông ngay từ lứa tuổi mẫu giáo sẽ 
giúp cho trẻ thích ứng nhanh chóng với môi trường với môi trường sống và 
hoạt động ở trường phổ thông. 
Những hành vi và cách ứng xử trên đây được hình thành ở trẻ thông qua 
các hoạt động cùng nhau. Qua những hoạt động cùng nhau, những động cơ xã 
hội được hình thành, ý thức tập thể và mối quan hệ xã hội được hình thành. 
- Đồng thời cần rèn luyện cho trẻ những thói quen vệ sinh cá nhân, nếp 
sống văn hoá, vệ sinh nơi công cộng và một số thói quen giữ gìn sức khoẻ. 
2.10. Hình thành ở trẻ lòng mong mỏi, ham muốn được đi học, được trở 
thành một người học sinh 
- Lòng mong mỏi, ham muốn được đi học, được trở thành người học 
sinh xuất hiện ở cuối tuổi mẫu giáo, khi những nét tâm lí, thể chất bắt đầu 
chìn muồi. Chuẩn bị tốt các nội dung trên đây là điều kiện tốt làm nãy sinh 
những nét tâm lí này ở trẻ em. Tất nhiên nhu cầu được đi học không phải do 
chính bản thân hoạt động học tập đã hấp dẫn các em mà thường là những 
đặc điểm bề ngoài của cuộc sống người học sinh lại có phần hấp dẫn hơn, 
như được mang cặp sách, có hộp bút, có trống vào lớp, được giáo viên cho 
điểm sức hấp dẫn của hoạt động học tập đó cũng có ý nghĩa tích cực, nó 
biểu hiện khát vọng chung của các em muốn được thay đổi địa vị của mình 
trong xã hội. 
- Trong quá trình giáo dục, giáo viên cần phải khêu gợi ở trẻ lòng 
mong mỏi, háo hức được đi học thông qua các hoạt động vui chơi, học tập, 
lao động Giáo viên có thể cho trẻ hiểu biết về các nghề, hỏi các cháu lớn 
lên thích làm nghề gì: bác sĩ, cô giáo, kĩ sư và nhấn mạnh muốn làm được 
nghề đó các cháu phải đi học. Qua trò chơi ĐVCCĐ nhà trường, qua tham 
quan những trường tiểu học điển hình, qua những hoạt động cùng nhau giữa 
 226
trường mầm non và trường tiểu học nhân những ngày lễ lớn giúp trẻ có 
những biểu tượng chính xác về trường phổ thông, những yêu cầu của nhà 
trường. Qua những hoạt động này, các em được làm quen, tiếp xúc với các 
hoạt động của trường phổ thông, với các quan hệ xã hội, và nhiệm vụ của 
mỗi cá nhân trong trường dần dần hình thành ở các em tâm lí muốn được 
sống và học tập ở trường phổ thông. 
CÂU HỎI 22: Hãy trình bày những hiểu biết của mình về vai trò và 
nhiệm vụ của người giáo viên mầm non. Là người giáo viên mầm non, Anh/ 
chị cần phải làm gì để thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ đó? 
GỢI Ý TRẢ LỜI: Học viên trình bày những vấn đề cơ bản về vai trò 
và các nhiệm vụ của người giáo viên mầm non. Tư đó nêu lên những 
phương hướng phấn đấu của cá nhân. 
1. Vai trò của giáo viên mầm non 
- Giáo viên mầm non là người thầy đầu tiên, đặt nền móng cho việc 
đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội tương lai. Có thể nói nhân cách 
con người trong xã hội tương lai như thế nào phụ thuộc khá lớn vào nền 
móng ban đầu này. 
- Trong trường mầm non, giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo trong 
việc tổ chức các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em. Người giáo viên 
mầm non phát hiện năng khiếu ban đầu, định hướng cho sự phát triển nhân 
cách của trẻ, uốn nắn, vun đắp tâm hồn trẻ em phát triển lành mạnh. 
Không có một cấp học nào mà giữa người dạy và người học lại có mối 
quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết như cấp học mầm non. Quan hệ giữa giáo 
viên và trẻ em vừa là quan hệ thầy trò, vừa là quan hệ bạn bè, vừa là quan hệ 
“mẹ con” trong gia đình. Thông qua những mối quan hệ tâm lí giữa giáo 
viên và trẻ, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển. 
2. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non 
Nhiệm vụ của giáo viên mầm non đã được quy định ở điều 35 Điều lệ 
trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2008/QĐ-BGDĐT 
ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), như sau: 
a. Bảo vệ an toàn sức khoẻ, tính mạng của trẻ em ở nhà trường, nhà 
trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; 
 227
b. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo 
chương trình giáo dục mầm non: lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục; xây 
dựng môi trường giáo dục, tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, 
giáo dục trẻ em; đánh giá và quản lý trẻ em; chịu trách nhiệm về chăm sóc, 
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn, 
của nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. 
c. Trau dồi đạo đức, giữu gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo; gương 
mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách trẻ em; bảo 
vệ các quyền lợi chính đáng của trẻ em, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp. 
d. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khao học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ 
trẻ, chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ. 
 e. Rèn luyện sức khoẻ; học tập văn hoá; bồi dưỡng chuyên môn 
nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. 
f. Thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy định pháp luật và của 
ngành, các quy định của nhà trường, quyết định của Hiệu trưởng”. 
3. Những kết luận được rút ra 
Trên cơ sở những hiểu biết về vai trò, nhiệm vụ của Giáo viên mầm 
non, anh/chị nêu lên những phương hướng và những con đường để hoàn 
thiện nhân cách của mình về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, về đạo đức, tác 
phong để thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của người Giáo viên mầm non. 
CÂU HỎI 23: Phân tích những yêu cầu đối với nhân cách người giáo 
viên mầm non. Anh/Chị cần phải làm gì để trở thành người giáo viên mầm 
non tốt? 
GỢI Ý TRẢ LỜI: Học viên phân tích làm sáng tỏ những yêu cầu đối 
với nhân cách người giáo viên mầm non trên tất cả các mặt. Từ đó nêu lên 
phương hướng để hoàn thiện nhân cách cho bản thân để trở thành người 
giáo viên tốt. 
1. Những yêu cầu đối với người giáo viên mầm non 
- Giáo viên mầm non phải có lập trường, tư tưởng vững vàng, yêu 
nghề, mến trẻ. 
Lập trường tư tưởng vững vàng của giáo viên mầm non trước hết thể 
hiện ở sự yên tâm nghề nghiệp, không bị dao động trước những khó khăn 
 228
trở ngại của xã hội đối với nghề nghiệp, luôn luôn có chí hướng phấn đấu vì 
sự nghiệp giáo dục trẻ thơ. 
Lòng yêu nghề, mến trẻ của giáo viên mầm non được thể hiện ở tình 
yêu thương trẻ, thích được chăm sóc, giáo dục trẻ em, say mê với công việc 
chăm sóc, giáo dục trẻ em, luôn học hỏi, nghiên cứu những phương thức 
chăm sóc và giáo dục trẻ em một cách có hiệu quả. 
- Giáo viên mầm non cần có kiến thức văn hoá cơ bản, có nghiệp vụ 
và năng lực sư phạm để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ em 
theo mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch của địa phương. 
Giáo dục mầm non là một khoa học mang tính tổng hợp. Do vậy, giáo 
viên mầm non không nhất thiết phải có kiến thức uyên thâm về tất cả các 
lĩnh vực khoa học, song cần phải có hiểu biết rộng về mọi lĩnh vực tự nhiên, 
xã hội và tư duy để giúp trẻ dễ dàng làm quen với môi trường xung quanh, 
phát triển tâm sinh lí trẻ em. 
- Giáo viên mầm non phải có năng lực sư phạm tốt: Năng lực sư phạm 
của giáo viên mầm non thể hiện ở sự nắm vững đặc điểm phát triển tâm lí 
trẻ em; trên cơ sở đó biết tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động, 
sinh hoạt một cách tích cực, hứng thú; biết lựa chọn phương pháp, biện pháp 
giáo dục trẻ phù hợp. Phải xây dựng được những mối quan hệ thân thiết với 
trẻ như là một người thầy mẫu mực, một người mẹ dịu hiền, một người bạn 
tốt bụng vui nhộn luôn đem lại niềm vui cho trẻ. 
- Giáo viên mầm non phải là một tấm gương sáng về đạo đức và nhân 
cách cho trẻ học tập, bắt chước. Trẻ nhỏ thường bắt chước những hành vi, 
cử chỉ, lời nói của người lớn. Ở gia đình, bố mẹ, ông bà và những người lớn 
khác là mẫu mực, thần tượng để trẻ em học tập, bắt chước. Khi đến trường, 
giáo viên mầm non là thần tượng, mẫu mực để trẻ em học tập, bắt chước. 
Trong quá trình giáo dục, giao tiếp hàng ngày với trẻ, mọi hành vi, cử chỉ, 
lời nói của cô giáo được phản ánh trong đời sống tâm lí trẻ em và để lại dấu 
ấn mãi mãi trong tâm trí mỗi người. 
- Giáo viên mầm non phải biết xây dựng cho mình một kế hoạch giáo 
dục thích hợp. 
Qua việc thực hiện kế hoạch giáo dục, giáo viên nên tự đánh giá được 
khả năng, hiệu quả những công việc của mình, rút ra được những bài học 
kinh nghiệm, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của mình. 
 229
- Giáo viên mầm non phải có sức khoẻ tốt. 
Công tác chăm sóc và giáo dục mầm non là một công việc rất lí thú, 
song cũng là một công việc căng thẳng và nặng nhọc. Sức khoẻ tốt giúp con 
người có tâm hồn sảng khoái vui tươi, nhanh nhẹn, hoạt bát trong công việc và 
giao tiếp để hoàn thành tốt các nhiệm vụ nặng nề đó ở nhà trường mầm non. 
- Giáo viên mầm non phải không ngừng nâng cao về chuyên môn và 
trình độ sư phạm. Những tri thức và kỹ năng sư phạm tiếp thu được trong 
quá trình đào tạo ở trường sư phạm mầm non chỉ là cơ sở ban đầu giúp cho 
giáo viên mầm non có được những năng lực cần thiết để làm công tác giáo 
dục. Tuy nhiên,những yêu cầu đối với công tác giáo dục trẻ em ở nhà trường 
mầm non ngày càng cao, khoa học giáo dục mầm non ngày càng có nhiều 
thành tựu mới mẻ và hiện đại. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo 
dục, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội, người giáo viên mầm non cần 
phải không ngừng học tập, bồi dưỡng, rèn luyện và tự hoàn thiện mình về 
mọi mặt. 
2. Những ý kiến về việc hoàn thiện nhân cách người Giáo viên mầm non 
Trên cơ sở những hiểu biết về vai trò, nhiệm vụ và những yêu cầu đối 
với nhân cách người Giáo viên mầm non, anh/chị nêu lên những phương 
hướng và những con đường để hoàn thiện nhân cách của mình về mặt 
chuyên môn, nghiệp vụ, về đạo đức, tác phong để không ngừng hoàn thành 
tốt những nhiệm vụ giáo dục nặng nề ở nhà trường mầm non và thực sự trở 
thành tấm gương cho trẻ noi theo. 
 230
MỤC LỤC 
 Trang
Lời nói đầu 5
Phần 1. Nội dung 1: Quy luật phát triển tâm lý của trẻ em 5
A. Những kiến thức cơ bản học viên cần nắm vững 5
1. Sự phát triển tâm lý của trẻ em 5
2. Những quy luật phát triển tâm lý của trẻ em 5
3. Phân định thời kỳ phát triển tâm lý theo lứa tuổi 5
B. Gợi ý trả lời một số câu hỏi 5
Nội dung 2: Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ em trong năm 
đầu tiên 
18
A. Những kiến thức cơ bản học viên cần nắm vững 18
1. Đặc điểm sự phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh (từ lọt lòng đến 2 
tháng tuổi) 
18
2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ hài nhi (từ 2 đến 15 tháng tuổi 18
B. Gợi ý trả lời một số câu hỏi 18
Nội dung 3: Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi 29
A. Những kiến thức cơ bản học viên cần nắm vững 29
1. Sự phát triển hoạt động chủ đạo của trẻ ấu nhi 29
2. Sự phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi 29
3. Sự xuất hiện tiền đề của sự hình thành nhân cách 29
B. Gợi ý trả lời một số câu hỏi 29
Nội dung 4: Các dạng hoạt động của trẻ mẫu giáo 40
A. Những kiến thức cơ bản học viên cần nắm vững 40
1. Hoạt động vui chơi 40
2. Các dạng hoạt động khác của trẻ mẫu giáo 40
B. Gợi ý trả lời một số câu hỏi 40
Nội dung 5: Sự hình thành mặt xã hội trong nhân cách trẻ 52
 231
mẫu giáo 
A. Những kiến thức cơ bản học viên cần nắm vững 52
1. Sự hình thành và phát triển ý thức về bản thân ở trẻ mẫu giáo 52
2. Sự phát triển động cơ hành vi và hình thành hệ thống thứ bậc các 
động cơ ở trẻ mẫu giáo 
52
3. Sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ mẫu giáo 53
4. Sự phát triển ý chí ở trẻ mẫu giáo 53
B. Gợi ý trả lời một số câu hỏi 54
Nội dung 6: Sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo 64
A. Những kiến thức cơ bản học viên cần nắm vững 64
1. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 64
2. Sự phát triển hoạt động nhận cảm của trẻ mẫu giáo 64
3. Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ mẫu giáo 64
4. Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo 65
5. Đặc điểm phát triển trí tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 65
6. Đặc điểm phát triển chú ý của trẻ mẫu giáo 65
B. Gợi ý trả lời một số câu hỏi 65
Nội dung 7: Chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho trẻ vào lớp 1 85
A. Những kiến thức cơ bản học viên cần nắm vững 85
1. Vì sao cần chuẩn bị cho trẻ vào trường Tiểu hoc? 85
2. Chuẩn bị toàn diện cho trẻ vào trường Tiểu học 85
B. Gợi ý trả lời một số câu hỏi 85
Phần 2. Phân môn giáo dục học trẻ em 92
A. Những kiến thức cơ bản học viên cần nắm vững 92
Nội dung 1: Các nhiệm vụ giáo dục cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ 92
1. Giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ 92
2. Giáo dục trí tuệ cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ 98
3. Giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi nhà trẻ 101
 232
4. Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ 103
Nội dung 2: Các nhiệm vụ giáo dục cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo 106
1. Giáo dục thể chất cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo 106
2. Giáo dục trí tuệ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo. 112
3. Giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo 118
4. Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo 124
5. Giáo dục lao động cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo 126
Nội dung 3: Hoạt động vui chơi của trẻ lứa tuổi mẫu giáo 132
1. Ý nghĩa của hoạt động chơi đối với trẻ mẫu giáo 132
2. Các loại trò chơi của trẻ lứa tuổi mẫu giáo 137
Nội dung 4: chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào trường phổ thông 146
1. Sự cần thiết phải chuẩn bị cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo vào 
trường phổ thông 
146
2. Nội dung chuẩn bị cho trẻ em lứa tuổi mẫu giáo vào trường 
phổ thông 
146
Nội dung 5: Giáo viên mầm non 153
1. Vai trò của giáo viên mầm non 153
2. Nhiệm vụ của giáo viên mầm non 153
3. Những yêu cầu đối với người giáo viên mầm non 154
B. Một số câu hỏi và gợi ý làm bài thi 155
 233
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC HUẾ 
07 Hà Nội, Huế - Điện thoại: 054.3834486; Fax: 054.3819886 
Chịu trách nhiệm xuất bản 
Giám đốc: Nguyễn Xuân Khoát 
Tổng biên tập: Hoàng Đức Khoa 
Biên tập nội dung 
Thiều Thị Hường 
Biên tập kỹ - mỹ thuật 
Trần Bình Tuyên 
Trình bày bìa 
Minh Hoàng 
Chế bản vi tính 
Việt Xinh 
GIÁO TRÌNH 
HƯỚNG DẪN ÔN THI TỐT NGHIỆP 
MÔN TÂM LÝ HỌC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM 
In.... bản, khổ 14x24cm tại....................................... Số đăng ký 
KHXB: ....... ..........Quyết định xuất bản số:.........../QĐ/ĐHH-NXB cấp 
ngày...... In xong và nộp lưu chiểu quý .............năm ............ 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_tam_ly_hoc_tre_em_va_giao_duc_cho_tre_em.pdf