Giáo trình Thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp - Nghề: Sản xuất nông lâm kết hợp
Bài 1: Kiến thức cơ bản về nông lâm kết hợp
Giới thiệu:
Nông lâm kết hợp là một hệ canh tác phức tạp đã có cơ sở từ lâu đời, từ thực
tiễn đã đúc kết thành những lý luận cơ bản, có luận cứ khoa học rõ ràng.
Mục tiêu:
- Trình bày đƣợc khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, lợi ích của hệ thống nông
lâm kết hợp;
- Phân biệt đƣợc một số hệ thống nông lâm kết hợp cơ bản để từ đó có khả
năng lựa chọn hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp;
- Có ý thức học tập nghiêm túc, sáng tạo và tích cực phát huy, tuyên truyền
xây dựng mô hình nông lâm kết hợp và hƣớng dẫn ngƣời khác làm theo.
A. Nội dung chính:
1. Khái niệm, đặc điểm của Nông lâm kết hợp
1.1. Khái niệm
Nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học mới đã đƣợc đề xuất vào thập
niên 1960 bởi King(1969). Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau đƣợc phát
triển để diễn tả hiểu biết rõ hơn về nông lâm kết hợp. Sau đây là khái niệm về nông
lâm kết hợp:
Nông lâm kết hợp (NLKH) là tên gọi của các kỹ thuật sử dụng đất, trong đó
các cây gỗ lưu niên, cây nông nghiệp hoặc cỏ và dược liệu được trồng một cách có
tính toán trên cùng một đơn vị diện tích. Trong NLKH còn có cả chăn nuôi gia súc,
gia cầm, thuỷ sản. những thành phần cây và con này đều có quan hệ với nhau hỗ
trợ nhau về hai mặt sinh thái và kinh tế.
1.2. Đặc điểm của nông lâm kết hợp
Từ khái niệm về nông lâm kết hợp ở trên cho ta thấy một hệ thống nông lâm
kết hợp có các đặc điểm sau:
- Kỹ thuật nông lâm thƣờng bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai loài thực vật
(hay thực vật và động vật) trong đó phải có ít nhất một loài cây trồng lâu năm.
- Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống.
- Chu kỳ sản xuất thƣờng dài hơn một năm.8
- Đa dạng hơn về mặt sinh thái (cấu trúc và nhiệm vụ) và kinh tế so với canh
tác độc canh.
- Giữa các thành phần có mối quan hệ tƣơng hỗ, qua lại với nhau cả về mặt
sinh thái và kinh tế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp - Nghề: Sản xuất nông lâm kết hợp
1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN G IÁO TRÌNH MÔ ĐUN THIẾT LẬP HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: SẢN XUẤT NÔNG LÂM KẾT HỢP Trình độ: 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tích lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02 3 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, trƣớc sự phát triển của nền công nghiệp và sự gia tăng dân số, dẫn đến nhu cầu của con ngƣời ngày càng cao, và dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên trong đó có nguồn tài nguyên đất. Nhu cầu của các đồng bào dân tộc miền núi ngày càng đòi hỏi cao không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà còn phải đáp ứng đủ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày nhƣ: có tiền cho con cái đi học, có tiền mua thuốc, quần áo, đồ dùng trong gia đình.Do đó, ngƣời nông dân cần phải vận dụng những hình thức canh tác mới, những kỹ thuật tiến bộ mới cũng nhƣ cách làm nhƣ thế nào để sử dụng tài nguyên đất một cách bền vững và đạt hiệu quả cao về kinh tế cũng nhƣ về môi trƣờng sinh thái trên cùng một mảnh đất. Bởi vì các hệ thống sử dụng đất ở nƣớc ta về sản xuất Nông lâm nghiệp từ xƣa tới nay vẫn theo phƣơng thức truyền thống lạc hậu, năng suất thấp, tồn tại trong thời gian dài mà hậu quả dẫn đến rừng và đất rừng biến thành đất trống đồi núi trọc. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách trong đó việc thiết kế, qui hoạch sử dụng đất càng trở nên cấp thiết. Vậy làm thế nào để thiết kế và thực hiện đƣợc các hệ thống Nông lâm kết hợp đảm bảo tính bền vững, có hiệu quả kinh tế cao, thiết thực với ngƣời nông dân. Từ thực tiễn đó chúng tôi biên soạn tài liệu “Thiết lập hệ thống Nông lâm kết hợp” với mong muốn đƣa đến cho bà con một số kiến thức cơ bản về Nông lâm kết hợp, các biện pháp kỹ thuật canh tác đất theo hệ thống Nông lâm kết hợp và đặc biệt là các kiến thức, kỹ năng thiết kế hệ thống Nông lâm kết hợp phù hợp với từng vùng, từng địa phƣơng để đƣa vào sản xuất kinh doanh bền vững.Tài liệu đƣợc chia làm 3 bài: Bài 1: Kiến thức cơ bản về nông lâm kết hợp Bài 2: Thiết kế hệ thống Nông lâm kết hợp Bài 3: Xây dựng hệ thông nông lâm kết hợp Mặc dù có nhiều cố gắng và đã tiếp thu đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, cán bộ quản lý, các đồng nghiệp, nhƣng tập thể các tác giả rất mong muốn đƣợc đón nhận những ý kiến của các nhà chuyên môn, các cán bộ, các nhà quản lý, những ngƣời quan tâm đến sự nghiệp phát triển kinh tế trong việc thiết kế sử dụng đất, để cuốn tài liệu đƣợc đầy đủ hơn và hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục dạy nghề - Bộ lao động và thƣơng binh xã hội đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tài liệu này. Xin chân thanh cảm ơn./. 4 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Tiên Phong - Thạc sỹ 2. Trần Quang Minh Kỹ sƣ MỤC LỤC BÀI 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NÔNG LÂM KẾT HỢP .............................1 1. Khái niệm, đặc điểm của Nông lâm kết hợp ................................................... 2 1.1. Khái niệm ................................................................................................... 2 1.2. Đặc điểm của nông lâm kết hợp .................................................................. 2 2. Mục tiêu của hệ thống Nông lâm kết hợp ....................................................... 4 2.1. Đảm bảo giá trị cao nhất về kinh tế ............................................................. 4 2.2. Đảm bảo môi trƣờng sinh thái ..................................................................... 4 2.3. Tác động tích cực đến đời sống văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng ..... 4 3. Lợi ích của hệ thống Nông lâm kết hợp.......................................................... 4 3.1. Các lợi ích trực tiếp của nông lâm kết hợp .................................................. 4 3.2. Các lợi ích của NLKH trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng ........................................................................................................................... 5 4. Các hệ thống nông lâm kết hợp ...................................................................... 5 4.1. Các hệ thống nông lâm kết hợp nhiều tầng truyền thống ............................. 5 4.2. Các hệ thống nông lâm kết hợp cải tiến ......................................................14 BÀI 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP ................................ 23 1. Khái niệm thiết kế hệ thống nông lâm kết hợp ..............................................23 2. Mục đích, ý nghĩa của việc thiết kế hệ thống nông lâm kết hợp ....................23 2.1. Mục đích ....................................................................................................23 2.2. Ý nghĩa ......................................................................................................23 3. Khảo sát hiện trƣờng .....................................................................................23 3.1. Đo đạc, xác định diện tích hiện trạng khu vực thiết kế ...............................23 3.2. Xác định độ dốc .........................................................................................25 3.3. Đào và mô tả phẫu diện đất ........................................................................26 3.4. Xác định địa hình .......................................................................................27 3.5. Xác định khí hậu ........................................................................................28 4. Lựa chọn các hệ thống nông lâm kết hợp ......................................................28 4.1. Hệ thống NLKH ở vùng đồi núi và trung du ..............................................28 4.2. Hệ thống NLKH ở vùng đồng bằng............................................................30 4.3. Hệ thống NLKH ở vùng đất ven biển .........................................................31 5. Lập thiết kế quy hoạch hệ thống nông lâm kết hợp trên bản vẽ .....................34 5.1.Hệ thống canh tác xen theo băng (SALT) ở vùng núi và trung du ...............34 5.2. Hệ thống vƣờn cây ăn quả ở vùng đồng bằng .............................................34 5.3. Hệ thống nông lâm kết hợp ở vùng đất ven biển ........................................35 6. Lập dự toán xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp .........................................38 5 BÀI 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP ............................ 42 1. Một số nguyên tắc chọn cây họ đậu cho hệ thống nông lâm kết hợp .............42 2. Nguyên tắc bố trí các hợp phần trong xây dựng các hệ thống NLKH ............42 2.1. Nguyên tắc sinh thái học ............................................................................42 2.2. Nguyên tắc kinh tế .....................................................................................44 3. Xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp ............................................................44 3.1. Xây dựng hệ thống Nông lâm kết hợp ở vùng núi và trung du ...................44 3.2. Xây dựng hệ thống vƣờn cây ăn quả ở vùng Đồng Bằng ............................52 3.3. Xây dựng hệ thống NLKH ở vùng đất gập mặn và đất chua phèn ..............55 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .......................................................... 57 I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: ............................................................57 II. Mục tiêu: ......................................................................................................57 III. Nội dung chính của mô đun: .......................................................................57 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................58 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................59 VI. Tài liệu tham khảo ......................................................................................60 6 MÔ ĐUN THIẾT LẬP HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP Mã mô đun: MĐ 02 Mô đun thiết lập hệ thống Nông lâm kết hợp đƣợc biên soạn để đào tạo trình độ Sơ cấp nghề sản xuất nông lâm kết hợp, với mục tiêu trang bị cho ngƣời học những kiến thức, kỹ năng và thái độ trong thiết kế, xây dựng các hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng. Nội dung của mô đun gồm 3 bài: Bài 1: Kiến thức cơ bản về Nông lâm kết hợp Bài 2: Thiết kế hệ thống Nông lâm kết hợp Bài 3: Xây dựng hệ thống Nông lâm kết hợp Phƣơng pháp học tập chủ yếu là làm các bài tập và thực hành tại hiện trƣờng, sau khi hết nội dung các bài kiểm tra các nội dung thực hành và cho điểm theo tiêu chí yêu cầu kỹ thuật của từng bài thực hành. 7 Bài 1: Kiến thức cơ bản về nông lâm kết hợp Giới thiệu: Nông lâm kết hợp là một hệ canh tác phức tạp đã có cơ sở từ lâu đời, từ thực tiễn đã đúc kết thành những lý luận cơ bản, có luận cứ khoa học rõ ràng. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, lợi ích của hệ thống nông lâm kết hợp; - Phân biệt đƣợc một số hệ thống nông lâm kết hợp cơ bản để từ đó có khả năng lựa chọn hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp; - Có ý thức học tập nghiêm túc, sáng tạo và tích cực phát huy, tuyên truyền xây dựng mô hình nông lâm kết hợp và hƣớng dẫn ngƣời khác làm theo. A. Nội dung chính: 1. Khái niệm, đặc điểm của Nông lâm kết hợp 1.1. Khái niệm Nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học mới đã đƣợc đề xuất vào thập niên 1960 bởi King(1969). Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau đƣợc phát triển để diễn tả hiểu biết rõ hơn về nông lâm kết hợp. Sau đây là khái niệm về nông lâm kết hợp: Nông lâm kết hợp (NLKH) là tên gọi của các kỹ thuật sử dụng đất, trong đó các cây gỗ lưu niên, cây nông nghiệp hoặc cỏ và dược liệu được trồng một cách có tính toán trên cùng một đơn vị diện tích. Trong NLKH còn có cả chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản... những thành phần cây và con này đều có quan hệ với nhau hỗ trợ nhau về hai mặt sinh thái và kinh tế. 1.2. Đặc điểm của nông lâm kết hợp Từ khái niệm về nông lâm kết hợp ở trên cho ta thấy một hệ thống nông lâm kết hợp có các đặc điểm sau: - Kỹ thuật nông lâm thƣờng bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai loài thực vật (hay thực vật và động vật) trong đó phải có ít nhất một loài cây trồng lâu năm. - Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống. - Chu kỳ sản xuất thƣờng dài hơn một năm. 8 - Đa dạng hơn về mặt sinh thái (cấu trúc và nhiệm vụ) và kinh tế so với canh tác độc canh. - Giữa các thành phần có mối quan hệ tƣơng hỗ, qua lại với nhau cả về mặt sinh thái và kinh tế. - Nó là tên chung chỉ các hệ thống sử dụng đất bao gồm việc trồng cây lâu năm kết hợp với hoa mầu/ gia súc trên cùng một đơn vị diện tích. - Phối hợp giữa sản xuất các loại sản phẩm với việc bảo tồn các nguồn tài nguyên cơ bản của hệ thống. - Chú trọng sử dụng các loài cây địa phƣơng, đa dụng. - Hệ thống đặc biệt thích hợp cho điều kiện hoàn cảnh dễ bị thoái hóa và đầu tƣ thấp. - Nó quan tâm nhiều hơn về các giá trị dân sinh xã hội so với các hệ thống sử dụng đất khác. Cây LT, TP Cây rừng Cây rau Cây CN Chăn nuôi Con người Sơ đồ 1-1.a: Mối quan hệ tƣơng tác giữa các thành phần trong hệ thống nông lâm kết hợp 9 Như vậy: Nông lâm kết hợp có thể xem là sự sản xuất, trong đó có sự phối hợp giữa sản xuất nông nghiệp và sản xuất lâm nghiệp, sự sản xuất phối hợp giữa cây ngắn ngày và cây lâu năm. Sự phối hợp này tạo ra sự đa dạng sản phẩm nói về mặt sản xuất, đa dạng sinh học nói về mặt sinh thái. Những sản phẩm nông nghiệp (trừ cây ăn quả, cây đặc sản), nói chung thuộc loại ngắn ngày, tạo điều kiện thu hoạch thƣờng xuyên để hỗ trợ cho cây lâu năm. Trong khi đó, cây lâu năm đến lúc thu hoạch, sẽ quay lại đầu tƣ, nâng cấp cho cây ngắn ngày. Trong NLKH có thể có cả chăn nuôi. Chăn nuôi ngoài việc tạo thu nhập về sản phẩm chính, nó còn cung cấp phân bón cho các sản xuất nông lâm nghiệp. Ngƣợc lại, sản xuất nông lâm nghiệp cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu làm chuồng trại, chất đốt cho chăn nuôi. Tất cả những sản xuất đó tồn tại, diễn ra trên một mảnh đất nhất định, chúng liên quan ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau về mọi mặt. Có thể nói thay đổi một mặt này sẽ dẫn đến mặt khác thay đổi theo. Bởi trong thực tế có muôn vàn các hệ thống NLKH khác nhau. 2. Mục tiêu của hệ thống Nông lâm kết hợp 2.1. Đảm bảo giá trị cao nhất về kinh tế Sơ đồ 1-1.b: Mối quan hệ tƣơng tác giữa các thành phần trong hệ thống nông lâm kết hợp 10 Các hệ thống NLKH phải có năng suất cao, phải tạo đƣợc một khối lƣợng sản phẩm tổng hợp (nông nghiệp - lâm nghiệp - chăn nuôi) có giá trị cao hơn hẳn so với các hệ thống canh tác đơn thuần nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc chăn nuôi. 2.2. Đảm bảo môi trường sinh thái Sản xuất lâm nghiệp theo truyền thống trƣớc đây chỉ chú ý tới lợi nhuận kinh tế trên sản phẩm gỗ mà coi nhẹ các mặt khác của rừng. Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định giá trị về môi trƣờng của rừng lớn hơn nhiều lần giá trị kinh tế của gỗ. Môi trƣờng sinh thái sẽ ảnh hƣởng lâu dài đến những lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài, vì vậy khi canh tác theo hệ thống NLKH phải chú ý đến việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái. 2.3. Tác động tích cực đến đời sống văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng Các hệ thống NLKH có hiệu quả cao và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội. Thực hiện mục tiêu của NLKH là thiết lập công bằng xã hội ở nông thôn. NLKH góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng làng bản trù phú, văn minh, cuộc sống văn hoá, tinh thần ngày càng đƣợc nâng cao, từ đó đẩy nùi các tệ nạn xã hội, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân, dần đƣa miền núi tiên lên giầu mạnh, củng cố vững chắc các tuyến phòng thủ của tổ Quốc, giữ vững an ninh quốc phòng. 3. Lợi ích của hệ thống Nông lâm kết hợp 3.1. Các lợi ích trực tiếp của nông lâm kết hợp - Cung cấp lương thực và thực phẩm: Nhiều mô hình nông lâm kết hợp đƣợc hình thành và phát triển nhằm vào mục đích sản xuất nhiều loại lƣơng thực thực phẩm, có giá trị dinh dƣỡng cao đáp ứng nhu cầu hộ gia đình. Điển hình là hệ thống VAC đƣợc phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn ở nƣớc ta. Ƣu điểm của các hệ thống nông lâm kết hợp là có khả năng tạo ra sản phẩm lƣơng thực và thực phẩm đa dạng trên một diện tích đất mà không yêu cầu đầu vào lớn. - Các sản phẩm từ cây thân gỗ: Việc kết hợp cây thân gỗ trên nông trại có thể tạo ra nhiều sản phẩm nhƣ gỗ, củi, tinh dầu để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho hộ gia đình. - Tạo việc làm: Nông lâm kết hợp gồm nhiều thành phần canh tác đa dạng có tác dụng thu hút lao động, tạo thêm ngành nghề phụ cho nông dân. - Tăng thu nhập cho nông hộ: Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra và ít đòi hỏi về đầu vào, các hệ thống nông lâm kết hợp có khả năng đem lại thu nhập cao cho hộ gia đình. 11 - Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực: Nhờ có ... heo chiều ngang. Các cành cây nhỏ hoặc lớn đều có thể sử dụng để làm đập điều tiết. Đan các thanh tre, nứa vào giữa các cọc cây. Làm các đập điều tiết ở đoạn đầu kênh và các đoạn xuôi dƣới kênh (hình A) - Cách phía trên mỗi đập điều tiết 0,5 m, đào các hố bẫy đất sâu 0,8 m và dài 1m. Đất nắng đọng dƣới các hố sẽ đƣợc lấy lên theo định kỳ và đắp vào trong vƣờn, ruộng (hình B). - Đào đất theo đƣờng đồng mức tạo thành các con mƣơng có chiều rộng 50 cm, sâu 30 cm. Đất đào lên đắp vào bờ trên của các con mƣơng tạo thành các dải mô đất (hình C) - Trồng cỏ và các loài cây họ đậu trên các bờ để giữ đất ổn định và thỉnh thoảng có thể cắt tỉa để lấy thức ăn cho chăn nuôi (hình D). * Làm ruộng bậc thang theo đường đồng mức Hình 59: Làm mƣơng nƣớc theo đƣờng đồng mức 59 - Sử dụng thƣớc chữ A đánh dấu các đƣờng đồng mức. - Bắt đầu từ phía dƣới chân đồi, xác định điểm giữa của hai đƣờng đồng mức thấp nhất (hình A). - Dọc theo đƣờng đồng mức cuối cùng đào một tuyến mƣơng sâu khoảng 50 cm để sau đó lấy đất từ phía trên điểm giữa hai đƣờng đồng mức đắp xuống kênh này làm chân nền cho ruộng. - Đào lớp đất mặt ở vùng dƣới điểm giữa hai đƣờng đồng mức và bỏ sang một bên để sau đó phủ lên bề mặt cho ruộng bậc thang. - Xén phần đất phía trên từ điểm giữa đến đƣờng đồng mức trên và đắp xuống mặt tầng (hình B). - Đắp bờ ruộng ngay trên vị trí của mƣơng sao cho độ cao của nó ngang bằng với điểm giữa của hai đƣờng đồng mức và chiều dốc của nó hƣớng lên phía trên đỉnh đồi. - Tiếp tục san đất từ phía trên xuống sao cho mặt tầng cả 2 phía bằng nhau . - Đào một kênh dẫn nƣớc ngay dƣới chân bờ ruộng, trồng cỏ ngay trên sƣờn bờ ruộng và trồng các cây họ đậu trên đỉnh bờ ruộng để lấy thức ăn cho chăn nuôi (hình D Bớ Bƣớc4:Trồng cây phân xanh hoặc các loại cây khác Trƣớc khi đem hạt đi gieo phải phơi lại hạt một ngày trong trời nắng nhẹ, nếu có điều kiện về lao động hạt có thể gieo đồng thời lúc cuốc rạch. Nếu gieo một hàng để tạo băng gieo dày hơn. Gieo xong lấp một lớp đất mỏng 0,5 – 0,8cm. Hình 60: Làm ruộng bậc thang theo đƣờng đồng mức 60 Bƣớc 5: Gieo trồng cây hàng năm trên nƣơng Lúa nƣơng đƣợc gieo sau khi gieo cây cốt khí hoặc các cây họ đậu khác. Hình 61: Trồng cây phân xanh (hoặc các loài cây khác) Hình 62: Gieo trồng cây hàng năm trên mƣơng 61 Bƣớc 6: Trồng các loại cây lâu năm Trồng các loại cây lâu năm kết hợp với cây hàng năm để đa dạng hoá các loại sản phẩm và tạo thành nƣơng rẫy cố định. Các loại cây lấy gỗ có thể trồng ở phía trên, ở những nơi có độ dốc lớn, các loại cây lấy gỗ đƣợc trồng theo băng. Các băng ở dƣới thấp trồng các loại cây ăn quả. Bƣớc 7: Canh tác tổng hợp trên đất dốc Sử dụng các loài cây có thời gian sinh trƣởng ngắn hoặc trung bình để trồng phía dƣới chân đồi và các băng thấp hơn. Nên trồng các loài cây cao cách xa các loài cây thấp. Hình 63: Trồng các loài cây lâu năm 62 Bƣớc 8: Chặt tỉa thân cành cây phân xanh Cây phân xanh phát triển đƣợc 4 - 5 tháng chặt lần đầu, chiều cao cây để lại khoảng 40 - 50 cm là vừa, chú ý phát gọn hai bên băng, toàn bộ thân cành nhánh cắt đƣợc rải đều trên băng lúa để làm phân xanh. Bƣớc 9: Luân canh cây trồng Các loại cây trồng ngắn ngày một vụ nên trồng luân phiên nhau. Hình 64: Canh tác trên đất dốc Hình 65: Chặt tỉa phân cành cây phân xanh 63 Hình 66 : Luân canh cây trồng 64 Bƣớc 10: Duy trì hàng rào cây phân xanh Lợi ích chính kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc là ngăn chặn xói mòn đất. Vấn đề này đƣợc thực hiện nhờ hàng rào cây phân xanh. Dùng đá xếp ở dƣới băng, cành, nhánh xếp dọc ở phía trên băng, nhƣ vậy qua nhiều năm hàng ranh phát triển bền vững. 3.2. Xây dựng hệ thống vườn cây ăn quả ở vùng Đồng Bằng Bƣớc 1: Trồng các gỗ cao, to, ƣa sáng mạnh và cho quả nhƣ Mít, Xoài, Vải, Nhãn, nhằm che bóng cho những loài cây bên dƣới, cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế khác và cải tạo độ phì đất nhờ vật rụng của chúng. Hình 67 : Duy trì hàng rào cây phân xanh Hình 68: Mô hình vƣờn cây ăn quả ở vùng Đồng Bằng 65 Bƣớc 2: Trồng các cây gỗ có kích thƣớc trung bình, chịu bóng, tán lá rậm, tỉa cành chậm và cho quả nhƣ Dâu gia, Hồng Xiêm, Cam Quýt, Na, Chanh, Ổi, Hình 69: Vƣờn trồng cây ăn quả Dây gia, Hồng xiêm, Cam, Quýt Bƣớc 3: Trồng các cây có kích thƣớc thấp, nhỏ, luôn nằm ở tầng thấp, có khả năng chịu bóng nhƣ: Chuối, Me rừng, Ca cao, Dâu tây, Dứa, Hồ tiêu, Sắn dây, dọc bờ kênh, mƣơng các loài cây đa tác nhƣ Dứa, Phi lao, Điền thanh đƣợc trồng kết hợp lấy cây ăn quả, củi đun, làm nấm, lấy hoa làm thức ăn hoặc kết hợp nuôi ong. Dƣới kênh mƣơng trồng các loài khoai nƣớc và nuôi thả các loại cá ăn tạp nhƣ cá tra, cá trôi, rô phi,. Hình 70 : Trồng cây ăn quả kết hợp trồng cây đa tác dụng 66 Bƣớc 4: Chăm sóc, bón phân cho cây ăn quả theo định kỹ và kỹ thuật. Hình 71 : Chăm sóc, bón phân cho cây ăn quả Bƣớc 5: Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm từ cây ăn quả trong vƣờn của hộ gia đình. 67 Hình 72 : Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm từ cây ăn quả 3.3. Xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp ở vùng đất ngập mặn và đất chua phèn - Rừng ngập mặn (Mangrove) và rừng tràm (Melaleuca leucadendra) là các hệ sinh thái đất ƣớt chuyển tiếp giữa hệ sinh thái đất liền và hệ sinh thái biển. Tiềm năng sinh học của hệ sinh thái này rất lớn và phong phú. - Ngƣời dân ở một số vùng thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long gây dựng thành công các hệ thống nông lâm kết hợp ở rừng ngập mặn và rừng tràm trên đất chua phèn. - Tại đồng bằng sông Cửu Long nông dân đã xây dựng nhiều hệ thống nông lâm kết hợp lấy rừng sác và rừng tràm làm trung tâm để phát triển trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. - Ngoài các sản phẩm chính các hệ thống này còn cung cấp cho ngƣời dân vô số các lâm sản ngoài gỗ có giá trị nhƣ rễ mốp từ cây mốp (Alstonia spathulata) dùng để làm mũ, phao cứu sinh, đánh cá, nút chai vv., lá và dây làm nguyên liệu từ dƣơng xỉ, dây choại (Stenochianena palustris), mật cật (Licuala spinosa). - Nuôi cá, tôm và nuôi ong là các hoạt động kết hợp trong các hệ thống này trên đất ƣớt vì trong các kiểu rừng này có vô số điều kiện thuận lợi về thức ăn phù du cho tôm cá, hoa cung cấp mật hoa cho ong v.v.. Hình 73 : Hệ thống lâm ngƣ kết hợp ở Sầm Sơn, Thanh Hoá 68 Bƣớc 1: Làm các hệ thống kênh, mƣơng đƣợc xây dựng để dẫn nƣớc ngọt rửa chua phèn cải tạo đƣợc đất để sau đó có thể sử dụng vào việc sạ lúa và trồng các loài cây ăn quả. Bƣớc 2: Trồng những loài cây ngập mặn nhƣ tràm, đƣớc, mấm, sú, vẹt, bần ... có giá trị cung cấp gỗ, củi và tác dụng phòng hộ, mở mang thêm diện tích nhờ có quá trình cố định và lắng đọng phù sa bởi cấu tạo đặc biệt của hệ rễ “cà kheo” . Bƣớc 3: Nuôi trồng các loại thủy sản nhƣ tôm, sò, cá, một số loại bò sát. Bƣớc 4: Nuôi ong để tận dụng đƣợc nguồn mật hoa này từ một số loài cây rừng ngập mặn có nguồn hoa phong phú. B. Câu hỏi và Bài tập thực hành: - Bài tập: Từ sơ đồ thiết kế quy hoạch hệ thống nông lâm kết hợp xác định các nguyên tắc bố trí các hợp phần trong xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp; bố trí và sắp xếp các thành phần đúng vị trí để triển khai xây dựng. - Yêu cầu: Thực hiện ở hiện trƣờng, tham quan các hệ thống NLKH sản xuất đem lại hiểu quả kinh tế cao. - Tổ chức thực hiện: Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 6-10 học viên, trong đó cử một nhóm trƣởng, một thƣ ký tổng hợp ý kiến và báo cáo. - Nguồn lực cần thiết: Hiện trƣờng xây dựng hệ thống NLKH, Giấy A4, A0, bút viết, băng dính dán, thƣớc kẻ. C. Ghi nhớ: - Phải có đầy đủ tài liệu, thông tin, hình ảnh về các hệ thống nông lâm kết hợp. - Tích cực đặt các câu hỏi trao đổi với ngƣời học. - Thƣờng xuyên theo dõi hoạt động của ngƣời học. 69 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Ví trí: Mô đun Thiết lập hệ thống Nông lâm kết hợp là một mô đun trong chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Sản xuất nông lâm kết hợp; đƣợc giảng dạy sau mô đun Xác định nhu cầu thị trƣờng và lựa chọn sản phẩm NLKH và trƣớc các mô đun Trồng cây trong hệ thống NLKH; Chăn nuôi trong hệ thống NLKH; Lập kế hoạch và hạch toán trong sản xuất NLKH. Mô đun Thiết lập hệ thống Nông lâm kết hợp cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của ngƣời học. - Tính chất: Mô đun Thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp là một mô đun trọng tâm trong chƣơng trình, nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng về thiết kế và xây dựng một hệ thống Nông lâm kết hợp. Đây là những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thiết kế và xây dựng cho một hệ thống NLKH với quy mô từ cấp hộ gia đình. II. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc những kiến thức cơ bản về Nông lâm kết hợp; - Vẽ đƣợc sơ đồ thiết kế quy hoạch hệ thống Nông lâm kết hợp phù hợp với thực trạng từng địa phƣơng, vùng miền đồng thời có khả năng lập đƣợc dự toán để xây dựng một hệ thống NLKH; - Xây dựng đƣợc hệ thống NLKH phù hợp điều kiện tự nhiên của từng địa phƣơng và từng vùng miền; - Cẩn thận, tỷ mỷ, sáng tạo và đảm bảo tính khoa học, an toàn lao động trong quá trình thực hiện. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời lƣợng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ02-01 Kiến thức cơ bản về nông lâm kết hợp Lý thuyết Lớp học 12 3 8 1 MĐ02-02 Thiết kế hệ thống nông lâm kết hợp Tích hợp Hiện trƣờng 40 8 30 2 MĐ02-03 Xây dựng hệ thống Tích Hiện 24 3 20 1 70 nông lâm kết hợp hợp trƣờng Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 80 14 58 8 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Bài 1: Kiến thức cơ bản nông lâm kết hợp - Nguồn lực cần thiết: Giấy A4, Ao, bút viết, băng dính dán, thƣớc kẻ. - Tổ chức thực hiện: Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 6 -10 học viên, trong đó cử một nhóm trƣởng, một thƣ ký tổng hợp ý kiến và báo cáo. - Yêu cầu: Thực hiện ở lớp học, xem băng hình về các hệ thống nông lâm kết hợp. - Thời gian: 26 giờ. - Sản phẩm: Tổng hợp đƣợc khái niệm, đặc điêm, mục tiêu và lợi ích của nông lâm kết hộ lên giấy A0; Giới thiệu đƣợc 03 hệ thống nông lâm kết hợp có hiệu quả ở địa phƣơng trên giất A0. Các nhóm cử 01 học viên lên trình bày kết quả của nhóm. Bài 2: Thiết kế hệ thống nông lâm kết hợp - Nguồn lực cần thiết: Giấy A4, A0, bút viết, băng dính dán, thƣớc kẻ. - Tổ chức thực hiện: Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 6-10 học viên, trong đó cử một nhóm trƣởng, một thƣ ký tổng hợp ý kiên và bào cáo. - Yêu cầu: Thực hiện ở hiện trƣờng, tham quan các hệ thống NLKH sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, sau đó . - Thời gian: 30 giờ - Sản phẩm: Lựa chọn đƣợc hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp với địa phƣơng, đo đạc, vẽ đƣợc sơ đồ thiết kế hệ thống nông lâm kết hợp lên mặt phẳng giấy, tính toán đƣợc diện tích và lập đƣợc dự toán để xây dựng hệ thống NLKH. Bài 3: Xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp - Nguồn lực cần thiết: Hiện trƣờng xây dựng hệ thống NLKH, Giấy A4, A0, bút viết, băng dính dán, thƣớc kẻ. 71 - Tổ chức thực hiện: Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 6-10 học viên, trong đó cử một nhóm trƣởng, một thƣ ký tổng hợp ý kiến và báo cáo. - Yêu cầu: Thực hiện ở hiện trƣờng, tham quan các hệ thống NLKH sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Thời gian: 8 giờ - Sản phẩm: Xác định đƣợc nguyên tắc bố trí các hợp phần trong xây dựng hệ thống NLKH; bố trí sắp xếp các hợp phần đúng vị trí; tạo ra một hệ thống NLKH phù hợp với điều kiện địa phƣơng. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu đƣợc khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, lợi ích của nông lâm kết hợp. - Giới thiệu đƣợc ít nhất 3 hệ thống nông lâm kết hợp. - Dùng những kiến thức về nông lâm kết hợp để so sánh, đánh giá kết quả của học viên. 5.2. Bài 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu đƣợc những tiêu chuẩn để đánh giá một hệ thống nông lâm kết hợp. - Đo đạc và tính toán đƣợc diện tích khu vực thiết kế hệ thống nông lâm kết hợp. - Lập thiết kế quy hoạch hệ thống nông lâm kết hợp trên bản vẽ đơn giản. - Lập dự toán xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp. - Dùng những kiến về nông lâm kết hợp để so sánh, đánh giá kết quả của học viên. - Đánh giá kết quả báo cáo của các nhóm, nhận xét, cho điểm theo nhóm. 5.3. Bài 3: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 72 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu đƣợc các nguyên tắc bố trí các hợp phần trong xây dựng hệ thống NLKH. - Xây dựng đƣợc các hệ thống NLKH phù hợp theo từng vùng miền. - Dùng những kiến về nông lâm kết hợp để so sánh, đánh giá kết quả của học viên. - Đánh giá kết quả báo cáo của các nhóm, nhận xét, cho điểm theo nhóm. 73 VI. Tài liệu tham khảo 1. Bộ NN và PTNT, 2005, Kỹ thuật canh tác Nông Lâm Kết hợp , NXB Nông nghiệp Hà Nội. 2. Trần Đình Chuyên, Vũ Sĩ Điệp, 1976, Đất và phân bón, NXB NN, Hà Nội. 3. Dƣơng Quang Diệu và cộng sự, 1995, Canh tác nông lâm nghiệp trên đất dốc, NXBNN, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Túy, 2003, Bài giảng Quản lý kinh tế, hộ trang trại - Trƣờng CNKT Lâm nghiệp ITW. 5. Nguyễn Dƣơng Tài, Julaian Gayfer, 1991, Nông lâm kết hợp, Trƣờng công nhân kỹ thuật lâm nghiệp IV. 6. Phạm Quang Vinh, 2008, Kỹ thuật về nông lâm kết hợp, NXBNN, Hà Nội. 7. Phạm Quang Vinh, Phạm Xuân Hoàn, Kiều Trí Đức, Nông Lâm kết hợp, NXB NN, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Sở và cộng sự, 2002, Bài giảng nông lâm kết hợp, Hà Nội. 9. Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Xuân Quát, Đoàn Hoài Nam, 2006, Kỹ thuật trồng rừng thâm canh một số loài cây gỗ nguyên liệu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 74 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thành Vân - Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trƣởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Quang Chung - Phó giám đốc Trung tâm Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Tiên Phong, Giáo viên Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Bà Lê Thị Tình, Giáo viên Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ - Bà Nguyễn Thị Duyên, Giáo viên Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Ông Nguyễn Kế Tiếp, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngƣ Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Thực - Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hƣơng Lan - Phó trƣởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Phan Thanh Minh, Trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Bà Phạm Thanh Thủy - Phó trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ - Ông Nguyễn Tuấn Hảo - Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh./. 75
File đính kèm:
- giao_trinh_thiet_lap_he_thong_nong_lam_ket_hop.pdf