Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê

Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CÀ PHÊ

I. Giá trị kinh tế cây cà phê

1. Giá trị kinh tế, xã hội và môi trường

- Kinh tế: Trồng cà phê thu lợi nhuận cao và đang là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm hàng nông, lâm sản.

- Xã hội: Trồng cà phê là một trong những giải pháp tạo công ăn việc làm cho hàng chục triệu lao động miền núi đang thiếu việc làm, đây chính là cách xoá đói giảm nghèo có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

- Môi trường: Trồng cà phê là góp phần phủ xanh cho hơn 6 triệu hecta rừng bị

phá huỷ trong vòng 40 – 50 năm qua, đưa độ che phủ từ hơn 20% hiện nay lên 40 –

42% trong 5 năm tới và góp phần quan trọng để cải tạo môi sinh, chống lũ lụt - xói mòn.

2. Giá trị dinh dưỡng

Cà phê có hương vị độc đáo, thơm ngon quyến rũ lòng người với thành phần hơn 670 hợp chất. Khi uống làm cho con người có cảm giác khoan khoái, dễ chịu từ đó tác động đến các chức năng sinh lý.

II. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê

1. Trên thế giới:

a. Sản xuất:

- Hiện nay có khoảng 80 nước trồng cà phê với diện tích khoảng 10,5 triệu ha và chủ yếu hiện nay cà phê vối được trồng với diện tích lớn nhất.

- Theo thống kê năm 2010 của tổ chức cà phê thế giới (ICO) tổng sản lượng cà phê thế giới khoảng 145 triệu bao (loại 60kg).

- Tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của 3 quốc gia đứng đầu là Brazin, Việt

Nam và Colombia nhiều hơn tất cả các nước cộng lại.

b. Tiêu thụ:

Tiêu thụ cà phê thế giới trong năm 2009 là 120 triệu bao, năm 2010 là 135 triệu bao. Cà phê chủ yếu được tiêu thụ nhiều ở các nước sau: Thụy Điển, Đức, Colombia, Mỹ, Brazin, Nhật Bản, Indonexia

 

doc 84 trang yennguyen 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê

Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ
 ---o0o---
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ
 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÀ PHÊ
 (Dùng cho trình độ dưới 3 tháng )
Đơn vị biên soạn: 
Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị
 	 Năm 2012
LỜI NÓI ĐẦU
Để đạt được mục tiêu tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề, việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình “TRỒNG CÀ PHÊ” trình độ dưới 3 tháng được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra.
Giáo trình này gồm có 6 bài:
Bài 1: Giới thiệu chung về cây cà phê
Bài 2: Lập vườn ươm
Bài 3: Sản xuất cây giống thực sinh
Bài 4: Chăm sóc cây con
Bài 5: Trồng mới cà phê
Giáo trình này sẽ được sử dụng từ 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giáo viên dạy nghề dựa trên cơ sở của giáo trình để soạn giáo án cho phù hợp. Tuy đã có nhiều cố gắng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy trong quá trình sử dụng đề nghị các trung tâm, đơn vị tham gia dạy nghề góp ý để giáo trình hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
 ĐỀ MỤC	 TRANG
Bài 1: Giới thiệu chung về cây cà phê................................3
Bài 2: Lập vườn ươm.......................................................12
Bài 3: Sản xuất cây giống thực sinh.................................16
Bài 4: Chăm sóc cây con..................................................21
 Bài 5: Trồng mới cà phê .......................................................25
 Tài liệu tham khảo.................................................................82
Bài 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY CÀ PHÊ
I. Giá trị kinh tế cây cà phê
1. Giá trị kinh tế, xã hội và môi trường
- Kinh tế: Trồng cà phê thu lợi nhuận cao và đang là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm hàng nông, lâm sản. 
- Xã hội: Trồng cà phê là một trong những giải pháp tạo công ăn việc làm cho hàng chục triệu lao động miền núi đang thiếu việc làm, đây chính là cách xoá đói giảm nghèo có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
- Môi trường: Trồng cà phê là góp phần phủ xanh cho hơn 6 triệu hecta rừng bị
phá huỷ trong vòng 40 – 50 năm qua, đưa độ che phủ từ hơn 20% hiện nay lên 40 –
42% trong 5 năm tới và góp phần quan trọng để cải tạo môi sinh, chống lũ lụt - xói mòn.
2. Giá trị dinh dưỡng
Cà phê có hương vị độc đáo, thơm ngon quyến rũ lòng người với thành phần hơn 670 hợp chất. Khi uống làm cho con người có cảm giác khoan khoái, dễ chịu từ đó tác động đến các chức năng sinh lý.
II. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê
1. Trên thế giới:
a. Sản xuất:
- Hiện nay có khoảng 80 nước trồng cà phê với diện tích khoảng 10,5 triệu ha và chủ yếu hiện nay cà phê vối được trồng với diện tích lớn nhất.
- Theo thống kê năm 2010 của tổ chức cà phê thế giới (ICO) tổng sản lượng cà phê thế giới khoảng 145 triệu bao (loại 60kg).
- Tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của 3 quốc gia đứng đầu là Brazin, Việt
Nam và Colombia nhiều hơn tất cả các nước cộng lại.
b. Tiêu thụ:
Tiêu thụ cà phê thế giới trong năm 2009 là 120 triệu bao, năm 2010 là 135 triệu bao. Cà phê chủ yếu được tiêu thụ nhiều ở các nước sau: Thụy Điển, Đức, Colombia, Mỹ, Brazin, Nhật Bản, Indonexia
2. Ở Việt Nam
Hiện nay, Diện tích trồng cà phê của nước ta khoảng 506.000 ha, trong đó Tây Nguyên chiếm hơn 300.000ha và sản lượng chiếm từ 60 - 70% sản lượng cà phê của cả nước. Năm 2009 sản lượng cà phê Việt Nam đạt 19,5 triệu bao, năm 2010 đạt 18 triệu bao.
III. Đặc điểm hình thái các loài cà phê
1. Cà phê chè.
- Cây thuộc dạng bụi, cao từ 3 – 4m.
- Thân cây bé, vỏ mỏng, ít chồi vượt, có nhiều vết rạn nứt dọc thân thuận lợi cho sâu đục thân đẻ trứng.
- Cành cơ bản nhỏ, yếu và có nhiều cành thứ cấp.
- Lá nhỏ dài từ 10 – 15cm, rộng 4 – 6cm, hình bầu thuôn dài, cuống ngắn.
- Quả dạng hình trứng, thuôn dài, khi chín có màu đỏ tươi hoặc vàng, cuống quả ngắn và rất dễ gãy.
- Hoa cà phê thuộc loại tự thụ phấn do đó có độ thuần chủng rất cao...
Cà phê chè không những được biết đến sớm nhất do hương vị thơm ngon nổi tiếng của nó mà còn được trồng rộng rãi nhất trên thế giới.
Hiện nay cà phê chè có nhiều giống khác nhau như: Typica, Bourbon, Caturra, Catuai, Catimor và được trồng phổ biến ở nước ta là giống Catimor.
Cây cà phê chè 
2. Cà phê vối.
- Cà phê vối là loại cây nhỡ, trong điều kiện để tự nhiên cao từ 8 – 10m.
- Thân cây lớn, vỏ dày, chồi vượt phát sinh rất mạnh.
- Cành cơ bản to khỏe, vươn dài nhưng khả năng phát sinh cành thứ cấp ít hơn cà phê chè.
- Phiến lá to (dài 20 – 30cm, rộng 10 – 15cm), hình bầu hoặc mũi mác
- Quả hình tròn hoặc hình trứng, cuống quả ngắn và dai hơn cà phê chè.
- Hoa thuộc loại giao phấn bắt buộc...
Loài cà phê vối có 2 giống: C. Canephora var Robusta và C. Canephora var
Kouilou, hiện nay được trồng duy nhất ở nước ta là giống Rubusta.
 Cây cà phê vối Robusta
3. Cà phê mít.
- Cà phê mít là loại cây nhỡ cao từ 15 – 20m, thân to, khỏe.
-	Lá to dày (dài	30– 40cm,	rộng 15 – 20cm), dạng hình trứng hoặc mũi mác. 
- Quả to, hình trứng hơi dẹt, núm quả lồi ra.
- Hoa thuộc loại giao phấn.
Phẩm chất nước uống của loài cà phê này rất thấp, vị chua, hương vị kém hấp dẫn.
 Cây cà phê mít
IV. Điều kiện sinh thái ảnh hưởng đến cây cà phê.
Sinh trưởng và phát triển của cây cà phê có liên quan mật thiết vối điều kiện ngoại cảnh. Mối liên hệ này có ý nghĩa lớn trong thực tế xản xuất. Đó chính là cơ sở để tìm ra những biện pháp tác đông đên sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê để đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Những yếu tố ảnh hưởng tới đời sống cây cà phê là yếu tố khí hậu, đất đai và dinh dưỡng.
1.Yếu tố khí hậu
Không phải vùng nào cũng trồng được cà phê. Ngoài đất đai cây cà phê còn đòi hỏi một số yêu cầu về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng...Vì vậy khi chọn vùng trồng cà phê phải chú ý các yếu tố rất quan trọng này.
Nhiệt độ
Cây cà phê có thể sống, sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ 5oC-370C. Song phạm vi nhiệt độ thích hợp từng giống có khác nhau.
- Cà phê chè ưa khí hậu mát mẽ và có thể sinh trưởng, phát triển	trong khoảng nhiệt độ từ 5 - 320C nhưng nhiệt độ thích hợp nhất là từ 15 – 240C.
Nhiệt độ trên 250C quá trình quang hợp giảm dần, trên 300C cây ngừng quang hợp. Cà phê chè có khả năng chịu lạnh tốt nhất trong các loại cà phê, khi nhiệt độ xuống tới 50C cây bắt đầu ngừng sinh trưởng. Cà phê chè là loại cà phê chịu rét tốt nhất trong các loaị cà phê.
- Cà phê vối cần nhiệt độ cao hơn, khoảng thích hợp là 24 - 300C thích hợp nhất 24-26oC . Cà phê vối chịu rét kém hơn cà phê chè, ở nhiệt độ 70C cây đã ngừng sinh trưởng và bắt đầu bị thiệt hại.
- Cà phê mít chịu rét và nóng khá hơn 2 loại trên, thích hợp ở nhiệt độ 16 –
260C.
b. Lượng mưa
Nhìn chung cây cà phê cần một lượng mưa tương đối lớn phân bố đều cả năm nhưng cũng cần một thời kỳ khô hạn khoảng 2 - 3 tháng vào cuối và sau vụ thu hoạch để thuận lợi cho quá trình phân hoá mầm hoa.
Cà phê cần 1 lượng mưa từ 1000 – 2000mm, cụ thể:
- Cà phê chè ưa khí hậu mát mẻ, khô hanh và thường được trồng ở những vùng cao nên cần một lượng mưa 1200 - 1500mm.
- Cà phê vối ưa khí hậu nóng ẩm và thường được trồng ở những vùng có cao
độ thấp nên cần 1 lượng mưa trong năm từ 1800 – 2000mm.
- Cà phê mít là cây có khả năng chịu hạn tốt nhất, nên có thể trồng ở những vùng không có khả năng tưới nước. Cà phê mít cần một lượng mưa 1200 - 2000mm
c. Ẩm độ không khí
Ẩm độ không khí phải trên 70% mới thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây cà phê. Đặc biệt là giai đoạn nở hoa cần phải có ẩm độ cao. Ẩm độ thấp cộng với điều kiện khô hạn, nhiệt độ cao làm cho các mầm, nụ hoa bị thui, quả non bị rụng. Do đó việc tưới nước thích hợp cho cà phê sẻ thuận lợi cho quá trình ra hoa đậu quả và sẻ cho năng suất cao.
- Ẩm độ không khí thích hợp cho cà phê vối 70- 80%
- Ẩm độ không khí thích hợp cho cà phê chè 70-85%,
- Ẩm độ không khí thích hợp cà phê mít 70 - 85%.
d. Ánh sáng
- Cà phê chè là loại cây thích ánh sáng tán xạ vì ánh sáng trực xạ mạnh làm cho cây bị kích thích ra hoa quá độ, quả nhiều dẫn tới quả rụng, xuất hiện khô cành, khô quả và vườn cây xuống dốc rất nhanh, tuổi thọ cây bị rút ngắn.
Ánh sáng tán xạ có tác dụng giúp cây quang hợp tốt hơn, điều hòa sự ra hoa và tích lũy chất hữu cơ có lợi cho cây cà phê từ đó giữ cho vườn cây lâu bền, năng suất ổn định.
- Cà phê vối và mít là cây thích ánh sáng trực xạ yếu. Ở những nơi có ánh sáng trực xạ với cường độ mạnh cần lượng cây che bóng thích hợp để điều hòa ánh sáng, điều hòa quá trình quang hợp của vườn cây.
Trong ngày, cường độ và quang hợp tăng dần và đạt cực đại lúc 10 giờ sau đó giảm dần đến 13 giờ và lại tiếp tục tăng dần đạt cực đại lúc 16 giờ và ngừng quang hợp lúc 16 giờ.
e. Gió
Cây cà phê ưa môi trường lặng gió. Gió lạnh, gió nóng, gió khô đều có hại
đến sinh trưởng của cây cà phê.
Gió mạnh hoặc bão sẽ làm rách lá, rụng lá, gãy cành, đổ cây cà phê, gió nóng làm lá bị khô héo. Gio làm tăng nhanh quá trình bốc thoát hới nước của cây và của đất đặc biệt là trong mùa khô.
Vì vậy cần giải quyết trồng đai rừng chắn gió, cây che bóng để hạn chế tác hại của gió.
2. Đất đai và địa hình
a. Đất đai
Tính chất lý, hoá của đất có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của bộ rễ và năng xuất cà phê vì đất là nơi chứa nước và các chất dinh dưỡng cấn thiết cho cây.
Cây cà phê là loại cây lâu năm có bộ rễ khỏe, phàm ăn do vậy rễ cà phê phân bố rộng và ăn sâu nên việc chọn đất trồng cà phê là việc làm rất quan trọng.
Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám trong đó đất bazan là một trong những loại đất cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt cho năng xuất cao
b. Địa hình
Địa hình có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khí hậu. Địa hình chi phối chế độ nhiệt, ẩm độ không khí, chế độ chiếu sáng.
Cà phê chè ưa khí hậu mát mẽ, ánh sáng vừa phải nên thích hợp với độ cao từ 800 - 2000m so với mặt biển. Khi được trồng ở độ cao càng cao chất lượng cà phê chè càng thơm ngon.
Cà phê vối có thể trồng ở độ cao 800m, thậm chí có nơi trồng được ở độ cao
150 - 200m so với mặt biển, miễn là khắc phục được các bất lợi về điều kiện nhiệt, ánh sáng.
3. Dinh dưỡng
Cây cà phê đầy đủ dinh dưỡng
a. Đạm (N) đối với cây cà phê
Là nguyên tố quan trọng nhất đối với cây cà phê ở tất cả các thời kỳ sinh trưởng, cung cấp đủ cây hút các chất khác tốt hơn, đặc biệt là kaly ,đạm có chức năng sau:
- Làm lá xanh, khoẻ mạnh
- Thúc đẩy sinh trưởng của lá và chồi
- Tăng lượng qủa/cành
b. Lân (P) đối với cây cà phê
P có tác dụng rất lớn đối với giai đoạn cây con và thời kỳ KTCB, tạo cho cây cà phê có bộ khung tốt ngay từ đầu. Ngoài ra ở thời kỳ sản xuất kinh doanh P còn có tác dụng rất lớn đến năng suất và phẩm chất cà phê. Lân có các chức năng quan trọng khác như:
- Tham gia hình thành hoa, quả và nâng cao chất lượng hạt
- Tác động lớn đến khả năng sinh trưởng và hút dinh dưỡng của rễ
- Giúp cành, lá khoẻ và hạn chế sâu bệnh hại
c. Kali (K) đối với cây cà phê
Rất cần thiết ở các thời kỳ đặc biệt vào thời kỳ kinh doanh, cụ thể vào thời kỳ quả phát triển.
- Nâng cao khả năng đậu quả, giảm lượng quả lép (quả một hạt) từ đó làm tăng chất lượng và trọng lượng quả.
- Kali làm tăng khả năng hút nước, nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh và hạn hán.
d. Các nguyên tố khác
* Canxi (Ca) đối với cây cà phê
Là thành phần dinh dưỡng trong các bộ phận của cây . Hàm lượng cân bằng là 0,25 – 0,35%. Canxi cần cho sự phát triển của bộ rễ, sự hình thành mô. Canxi tham gia vào cấu tạo tế bào, làm tăng tính chịu độc nhôm và man gan của cây.
* Magiê (Mg) đối với cây cà phê
Có trong thành phần dinh dưỡng ở các bộ phận của cây. Hàm lượng cân bằng là 1,2 – 1,6%. Magiê là thành phần chính trong diệp lục, giúp cây xanh hơn, khoẻ hơn.
* Lưu huỳnh (S) đối với cây cà phê
S là thành phần rất quan trọng của cây, nhiều nơi trên thế giới coi là thức ăn chính của cà phê. Hàm lượng cân bằng là 0,18 – 0,26%. S làm cho cây xanh hơn, khoẻ hơn. Kali tham gia vào việc cấu tạo các chất thơm cho hạt cà phê, tăng cường tính chịu hạn và chịu nhiệt.
* Các nguyên tố vi lượng đối với cây cà phê
 Kẽm (Zn): Thiết yếu cho quá trình trao đổi chất của cây từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và năng suất cà phê. Hàm lượng cân bằng từ 15 – 20 PPm.
 Bore (Bo): Thiết yếu cho quá trình trao đổi chất của cây.
Bài 2: LẬP VƯỜN ƯƠM
I. Yêu cầu vị trí của vườn ươm:
- Gần nguồn nước hoặc nơi có điều kiện tưới nước thuận lợi cho việc tưới tiêu cho cây cà phê con.
- Gần vườn trồng mới để tiện cho quá trình vận chuyển cây con ra trồng mới.
- Tiện đường vận chuyển để quá trình chuyên chở cây giống không quá khó
khăn.
	 - Độ dốc của vườn không quá 30 nhằm hạn chế quá trình xói mòn đất ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây con.
- Đất chọn làm vườn ươm phải thoát nước tốt không bị úng nước vào mùa mưa sẽ thuận lợi cho quá trình sinh trưởng phát triển của cây con nhất là bộ rễ.
- Đất chọn làm vườn ươm phải tốt, lớp đất mặt phải có hàm lượng mùn cao
(đất màu đen hoặc xám) và có thể sử dụng làm đất vào bầu.
II. Chuẩn bị vườn ươm
Chuẩn bị vườn ươm là khâu quan trọng và cần thiết trước khi nhân giống cây cà phê. Chuẩn bị vườn ươm bao gồm các bước sau:
- Dọn thật sạch nền đất, đánh gốc rễ còn sót và mang ra ngoài
- Cày xới đất ở độ sâu 10 – 15cm và tiếp tục dọn thật sạch những tàn dư thực vật, đá sỏi.
III. Thiết kế và xây dựng vườn ươm
1. Xác định vị trí cọc giàn
Xác định vị trí cọc dàn trước khi xây dựng vườn ươm là khâu rất quan trọng. Tính toán, xác định vị trí cọc giàn đúng sẽ giúp dàn che chắc chắn, đẹp và bền. Tiêu chuẩn cọc dàn che cho vườn ươm gồm:
- Dàn cao khoảng ít nhất 2m để tiện cho quá trình đi lại chăm sóc và vận chuyển.
- Khoảng cách giữa 2 hàng cột 3m, giữa các cột trên hàng 3 – 6m tùy độ to, dài và sức bền của trụ, cây gác trên giàn. Nếu trụ to và bền thì chúng ta xác định khoảng cách thưa hơn và ngược lại. Hàng cột không chôn trên đường đi giữa các luống.
2. Xác định phạm vi luống
Xác định phạm vi luống giúp chúng ta tiết kiệm được diện tích vườn ươm và thuận tiện hơn trong quá trình chăm sóc cà phê.
Xác định phạm vi của luống như sau:
- Luống rộng từ 1,1 – 1,2m, dài từ 20 - 25m
- Lối đi giữa hai luống rộng 35 - 40cm
- Lối đi giữa hai đầu luống rộng 50 – 60cm
- Lối đi chính cách nhau 50 - 60m, rộng 1 – 2m
- Lối đi quanh vườn ươm từ luống đến vách che rộng 0,8 – 1m.
3. Dựng cột, gác giàn, che lợp
Vật liệu làm cột, gác giàn và che lợp có thể tận dụng các nguyên liệu sẳn có ở địa phương như: tre, gỗ, cỏ tranh, lá dừa hoặc sử dụng các vật liệu có bán sẳn trên thị trường như cọc sắt, lưới nhựa để xây dựng vườn ươm thì tốt hơn và sử dụng được lâu dài hơn.
Xung quanh vườn ươm và kể cả cửa ra vào cần phải được che kín để hạn chế
gió, sâu hại, gia súc, gia cầm.
4. Chuẩn bị bầu đất
Bầu đất là môi trường sống của cây cà phê con trong suốt thời gian trong vườn ươm và trước khi trồng mới. Do vậy, chuẩn bị bầu đất là khâu rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây cà phê con và nhất là bộ rễ.
- Chuẩn bị bầu đất bao gồm:
+ Sử dụng túi nhựa kích thước 14 x 25cm vì hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại túi nhựa để vào bầu ươm cây khác nhau.
+ Đục 6 lỗ nhỏ phân bố thành 2 hàng ở nửa dưới của bầu, hàng dưới cùng cách đáy bầu 2cm để giúp bộ rễ cây vừa sử dụng được nhiều nước tưới vừa tránh úng cho bộ r ... ệc chăm sóc cà phê ở giai đoạn sau, dùng thuốc trừ cỏ Roundup 480 SC hoặc Dream 480 SC trừ cỏ tranh, cỏ cú, cỏ ống: pha 80-90 ml/bình 8 lít.
Lưu ý sau khi phun 24-36 giờ các thuốc cỏ nói trên đã lưu dẫn xuống thân ngầm hoặc rễ, củ dưới mặt đất, tuy bên ngoài cỏ vẫn còn xanh, nhưng cỏ đã ngừng sinh trưởng, có thể cày bừa đất hoặc đào hố để trồng cà phê ngay mà không sợ cây cà phê con bị ngộ độc, còn cỏ sẽ từ từ chết triệt để từ 7-15 ngày sau phun tùy theo loại cỏ.
Trừ cỏ trong thời kỳ kiến thiết cơ bản :
Đối tượng cỏ dại gây tác hại lớn nhất đối với vườn cà phê trong thời kỳ kiến thiết cơ bản ở giai đoạn đầu là cỏ tranh, sau đó có thể xuất hiện nhiều loại cỏ khác, đặc biệt là cỏ lá rộng mọc từ hạt, khi mật độ cỏ tranh đã giảm dần. Việc trừ cỏ là rất cần thiết bởi cỏ cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, nước với cây cà phê. Ngoài ra, nó còn là ký chủ một số sâu bệnh hại cho cây cà phê.
Các loại thuốc trừ cỏ có thể dùng :
Roundup 480 SC ; Dream 480 SC : trừ cỏ tranh, cỏ lá hẹpvới liều lượng như trên.
Ally 20 DF : 3 g/bình 8 lít trừ cây bụi như trâm ổi, mua, cỏ hôi Ally 20 DF + Roundup 480 SC ; Ally 20 DF + Dream 480 SC : 2-3 g + 60-
80 ml/bình 16 lít trừ thảm cỏ hổn hợp.
Sau khi sử dụng thuốc diệt cỏ xong (khoảng 15 ngày), nên phun Sản Phẩm
Sinh Học “Vườn Sinh Thái” với tỉ lệ sau: 5 ml + 15 lít nước
Lưu ý khi trừ cỏ:
Để diệt trừ loại cỏ phải áp dụng một loạt các biện pháp tổng hợp như: cơ giới, canh tác, hóa học. Điều cơ bản là đất trước khi trồng cà phê phải được khai hoang kỹ để diệt trừ nguồn cỏ tranh ngay từ đầu (cày sâu, bừa kỹ, lượm sạch thân ngầm của cỏ tranh).
Sau khi trồng mới phải tiến hành trồng cây che phủ đất bằng các cây phân xanh, đậu đỗ, dùng cày bừa để diệt tiếp thân ngầm ở giữa các hàng cà phê. Ở trên hàng hay ở xung quanh hố cà phê dùng cuốc để đào, nhổ trong mùa mưa để diệt thân ngầm.
Nguyên tắc chung là diệt liên tục bằng biện pháp cơ giới, canh tác và thủ công như đã trình bày ở trên. Khi cần thiết mới áp dụng biện pháp phòng trừ bằng thuốc hóa học. Chú ý khi phun không để giọt thuốc bắn vào làm cháy lá cà phê.
Biện pháp bón phân:
Phân hữu cơ: mỗi ha bón từ 14 – 15 tấn phân chuồng hoai mục với thời gian bón 2 năm/lần hoặc bón hàng năm
Phân hóa học: bón 4 lần/năm. Lần 1: bón phân vào giai đoạn tưới nước lần 2 (tháng 2) với lượng 200-250 kg SA. Lần 2: bón phân vào tháng 5 với lượng 120-
135 kg urê, 105-120 kg kali và 450-550 kg lân. Lần 3: bón phân vào tháng 7, 8 với lượng 160-180 kg urê và 105-120 kg kali. Lần 4: bón phân vào tháng 9,10 với lượng 120-135 kg urê và 140-160 kg kali. Để tăng thêm 1 tấn cà phê nhân cần bón thêm 150 kg urê, 50kg lân và 150kg kali
Biện pháp tưới nước: Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, nguồn nước và điều kiện kinh tế để chọn phương pháp tưới phù hợp. Có thể chọn biện pháp tưới phun mưa (tưới béc) hoặc tưới dí, trong đó ưu tiên sử dụng các biện pháp tưới phun mưa.
Tưới phun mưa: Tiến hành tưới 3 lần/năm. Lượng nước tưới như sau: lần 1:
550 - 600 l/gốc; lần 2: 520 -550 l/gốc; lần 3: 520 -550 l/gốc.
Tưới dí: Lượng nước tưới lần 1: 500 - 550 l/gốc; lần 2: 450-500 l/gốc; lần 3:
450-500 l/gốc.
Biện pháp tỉa cành, tạo tán: Tiến hành tỉa cành làm 2 đợt/năm; lần 1 sau khi thu hoạch xong và lần 2 vào giữa mùa mưa.
d. Biện pháp sinh học
Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng bằng phương pháp hoá học không phải lúc nào cũng có kết quả hữu hiệu. Mặt khác, biện pháp này làm nhiễm bẩn môi trường sống, ảnh hưởng không ít đến người, gia súc và các loại sinh vật khác, đặc biệt là các loại động vật sống trong nước như cá, tôm, cua...
Trong những năm gần đây, việc sử dụng biện pháp sinh học phòng chống sâu hại cây trồng như sử dụng ký sinh, thiên địch, mới được đi sâu nghiên cứu, nhưng việc sử dụng biện pháp này với nấm bệnh là một vấn đề đang còn mới mẻ trong nông nghiệp.
Bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên có sẵn trên vườn cà phê như: bọ rùa đỏ (Rodolia sp.); bọ rùa mắt vàng (Chrysopa sp.); bọ rùa nhỏ (Scymnus sp.). Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý cho cây cà phê sinh trưởng phát triển, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây, tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch đến cư trú, dùng thuốc đặc hiệu hoặc có phổ tác động hẹp, chỉ phun vào nơi có mật độ sâu và mức độ bệnh cao hơn ngưỡng gây hại kinh tế.
Sử dụng chế phẩm nấm Metarhizium phòng trừ rệp sáp hại gốc, rễ với liều lượng 150 g/gốc. Đặc biệt chú ý cây cà phê ở thời kỳ kiến thiết cơ bản bị rệp sáp gốc rễ hại nặng hơn thời kỳ kinh doanh.
Tuy vậy, xu hướng bảo vệ cây trồng chống nấm bệnh hại là sử dụng ký sinh bậc 2, vi khuẩn đối kháng, chất kháng sinh, fitonxit đã đem lại kết quả khả quan. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là tách các ký sinh bậc 2 đem gây, nhân hàng loạt và phun lên cây trồng bị bệnh hại. Ví dụ để diệt phấn trắng người ta dùng nấm Cocinnobulus cesatii DB. được tách từ đính bào tử bệnh phấn trắng ở cỏ dại, loại này phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao.
Nhiều nhà bác học trên thế giới đã dùng nấm Darluca filum Cas. để diệt nấm grỉ sắt trên các cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng, giảm được tỷ lệ bệnh đáng kể.
d. Biện pháp hóa học
Không thể phủ nhận vai trò của biện pháp hóa học trong việc bảo vệ mùa màng nhờ tác dụng nhanh với hiệu lực cao đối với các loại dịch hại. Khác với các loại cây ngắn ngày, cà phê là cây lâu năm tồn tại trên đồng ruộng trong một thời gian lâu và đây cũng là một khó khăn trong công tác phòng trừ sâu bệnh vì lúc nào ký sinh cũng có ký chủ.
Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà trong năm bao giờ cũng có những thời kỳ bất lợi cho sự phát triển của sâu bệnh. Nắm được những qui luật này thì sự phòng trừ bằng thuốc bảo vệ thực vật sẽ có hiệu quả cao và ít để lại những hậu quả nghiêm trọng. Ta có thể phân ra sử dụng biện pháp hóa học cho các đối tượng dịch hại cho phù hợp như sau:
Phòng trừ sâu hại cà phê
Nhóm rệp sáp hại cà phê: sử dụng Supracide 40EC (0,2%), Dragon 585EC (0,15%) + Butyl (0,15%), Mapy 48EC (0,3%), Suprathion 40EC (0,2%), Sherpa
25EC (0,3%), Sutin 5EC (0,2%), Dibaroten 5SL (0,2%).
Kết hợp Supracide 40EC (12 - 16ml/bình 10 lít) với dầu khoáng (50-
60ml/bình 10 lít) cho hiệu quả phòng trừ cao và kéo dài.
Phun thuốc vào giai đoạn mùa khô (tháng 2 - 4) khi rệp phát sinh với mật độ cao, đạt cấp 2 (10 - 20 rệp/chùm hoa, quả). Hoặc dùng vòi nước áp suất cao (3 atm) phun trực tiếp vào ổ rệp (3 - 5 phút/cây) trước khi phun thuốc trừ sâu. Phun thuốc 1 lần sau khi thu hoạch (tháng 12 - 1) nếu rệp xuất hiện với mật độ 3 - 5 rệp/chùm hoa.
Sâu hồng: Sử dụng Suprathion 40EC (0,2%), Supracide 40EC (0,2%), Bitox
40EC (0,3 %) hoặc Bi58 40EC (0,3 %) tẩm bông nhét vào lỗ đục.
Mọt đục quả: Khi mật độ mọt lên cao có thể sử dụng Supracide 40EC (0,2
%), Basudin 40EC (0,3 %) phun khi cà phê bắt đầu có quả non bằng hạt đậu, phun kép từ 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 20 - 30 ngày. Sau đó, phun 1 lần lúc quả xanh già.
Phòng trừ bệnh hại
Bệnh gỉ sắt: Dùng Anvil 5SC (0,2%), Bumper 250EC (0,2%), Tilt Super
250EC (0,1%), Sumi-Eight 12.5WP (0,1%), phun sớm đều mặt dưới tán lá khi bệnh chớm xuất hiện, phun 2-3 lần cách nhau 1 tháng.
Bệnh nấm hồng: Phun một số lọai thuốc như Validacin 3L (2%), Vali 3DD (2%), Anvil 5SC (0,2%), phun 2 –3 lần cách nhau 15 ngày, nên phun lúc chưa xuất hiện nấm màu hồng.
Bệnh thối nứt thân: Cần phát hiện bệnh sớm khi thân cây vừa bị nứt hoặc có vết thối đen nhỏ. Dùng dao cạo sạch phần vỏ thân bị bệnh, sau đó quét Viben C 50
BTN (0.3%), Bendazol 50WP (0,3%), Champion 77WP (0,3%), Manzate 80WP (0,3%).
Trong hệ thống các biện pháp trên cần coi trọng biện pháp vệ sinh đồng ruộng và canh tác vì giải quyết các tác hại của sâu bệnh không chỉ gói gọn trong việc loại trừ các loài gây hại.
Không nên cố gắng tiêu diệt bằng hết các loài gây hại trên đồng ruộng, như thế sẽ phá vỡ mối cân bằng sinh học trên đồng ruộng. Hiện nay, thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là tiêu chuẩn hàng đầu để tiến tới sản xuất cà phê bền
vững.
VII. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản.
1. Thu hái cà phê.
a. Thời vụ thu hái
* Yếu tố xác định thời vụ: Các yếu tố xác định thời vụ để thu hoạch cà phê bao gồm:
- Vùng sinh thái: Vùng lạnh, vùng cao cà phê chín muộn hơn vùng thấp, nóng.
- Loài cà phê: Cà phê chè chín sớm nhất sau đó đến cà phê vối và cà phê mít chín muộn nhất.
- Điều kiện khí hậu: Mưa sớm và mưa vừa thì cà phê chín sớm hơn những năm mưa muộn, mưa nhiều.
- Cà phê được tưới tập trung sẽ ra hoa, đậu quả và chín tập trung hơn không tưới chỉ phụ thuộc vào mưa.
- Cà phê tơ chín sớm hơn cà phê già.
* Thời vụ thu hái: Ở nước ta thời vụ thu hoạch các loài cà phê ở các địa phương trồng cà phê có sự sai khác không nhiều. Thời vụ thu hoạch các loài cà phê oqr Quảng Trị thường từ tháng 8 đến tháng 12.
b. Phương pháp thu hái
Thu hoạch cà phê là một khâu rất quan trọng vì sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cà phê và ảnh hưởng tới vụ sau. Do vậy, cần nắm bắt và thực hiện tốt khâu này.
* Yêu cầu thu hái cà phê: Trong quá trình thu hái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hái quả đúng độ chín: Quả cà phê đúng độ chín là quả cà phê tươi có màu đỏ chín tự nhiên trên cây mà phần chín của quả không nhỏ hơn 2/3 diện tích quả (thử bằng cách bóp quả cà phê chín giữa 2 ngón tay cái và trỏ thấy quả cà phê mềm và 2 nhân cà phê vọt ra khỏi vỏ một cách dễ dàng; nếu quả cứng và nhân chưa vọt ra khỏi vỏ thì chưa đúng độ chín).
- Thu hoạch làm nhiều đợt trong một vụ, chín đến đâu thu hoạch đến đó không được thu hoạch theo kiểu “cuốn chiếu” nghĩa là tuốt cả vườn một lần (gồm cả quả xanh non, xanh già, ương, chín, chín khô trên cây), không được để quả chín khô trên cây và rụng.
- Thu hoạch quả chín không hái trái xanh, không được tuốt cả chùm trừ khi, không làm gãy cành, rụng lá, hoa, nụ ảnh hưởng tới vụ sau.
- Trong thời gian thu hoạch nếu hoa cà phê nở nên dừng việc thu hoạch trước và sau 3 ngày để hoa thụ phấn được thuận lợi.
Hái quả cà phê chín	Quả cà phê chín được thu hái
* Tác hại của việc hái tuốt cả chùm:
- Giảm khối lượng sản phẩm khoảng 20% vì quả xanh nhẹ hơn quả chín.
- Giảm chất lượng vì hạt cà phê xanh làm ảnh hưởng đến hương vị cà phê thành phẩm.
- Làm xước cành ảnh hưởng lớn đến năng suất vườn cây năm sau.
- Mùa thu hoạch thường vào cuối mùa mưa, do đó mất thời gian và năng lượng để phơi sấy và nguy cơ cà phê bị ướt lại khá cao nên dẽ bị mốc.
- Hái sớm quả xanh sẽ kéo vụ sau sớm hơn nên số lần tưới tăng lên làm tốn nhiên liệu, nước tưới và nhân công.
Như vậy, từ những tác hại trên chúng ta không nên hái tuốt cả chùm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cà phê cũng như làm hại đến vườn cà phê trong những năm sau đó.
Hái tuốt cả chùm	Hái quả xanh
* Công tác chuẩn bị
Trước thu hoạch 1 – 2 tháng giám định sản lượng cà phê (khoảng tháng 9 –
10) ở từng lô, phải ước tỷ lệ chín từng tháng để bố trí thu hoạch, vận chuyển và chế biến kịp thời. Chuẩn bị công nhân, dụng cụ, bạt và sân phơi khi thu hái phù hợp và làm sạch cỏ, dọn cành lá xung quanh gốc để tận thu quả rụng.
* Phương pháp thu hái:Thu hái cà phê cần chia làm 3 đợt:
- Đợt 1: Thu hái khoảng 3 – 5% lượng quả chín đều và chuẩn bị bao, thúng để đựng.
- Đợt 2: Thu hái thường khoảng hơn 90% lượng quả trên cây, chuẩn bị bạt phủdưới gốc để hứng và bao để đựng quả.
- Đợt 3: Hái những quả chín còn	sót lại trên cây và nhặt sạch, dọn sạch những quả rơi vãi trên nền đất để tránh mọt đục quả trú ẩn gây hại cho vụ sau.
b. Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu:
Cà phê quả sau khi thu hoạch phải chuyên chở ngay về nhà bằng xe vận chuyển và bao bì sạch sẽ để chế biến kịp thời, không được để quá 24 – 36 tiếng.
Trường hợp không vận chuyển về nhà kịp hoặc không sơ chế kịp thì bảo quản cà phê bằng cách đổ cà phê trên nền khô ráo, thoáng mát, không đổ đống dày quá
40cm để cà phê khỏi bị nóng, vỏ quả bị nẫu, lên men, hấp hơi, chảy nước. Nếu cà
phê quả bị như thế thì khi chế biến ra cà phê mịn sẽ có nhiều loại hạt bị lên men quá, hạt bị nâu, bị đen, bị chua, có mùi hôi thối khi thử nếm.
2. Sơ chế và bảo quản.
a. Sơ chế quả cà phê
* Phơi nguyên quả
Trãi đều quả tươi trên sân phơi (nền xi măng hay bạt) với độ dày 3 – 5cm; và thường xuyên đảo đều hạt ít nhất 4 lần/ngày. Phơi khô hạt khi đạt ẩm độ 12 – 13% thường khoảng 10 – 20 ngày/mẻ quả tùy vào điều kiện thời tiết và nếu nắng đều có thể phơi khô hạt trong quả từ 8 – 10 ngày.
Sử dụng máy xát để xát cà phê quả khô thành cà phê nhân khô và nhặt sạch sẽ các hạt bị khuyết tật, sau đó cho vào bao bì và đem vào kho bảo quản. Có thể sử dụng máy sấy để sấy nguyên quả.
* Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ làm
- Làm được ở mọi nơi
* Nhược điểm:
- Tốn nhiều công phơi, đảo và vận chuyển vào kho
- Tốn nhiều diện tích sân phơi, nhà kho
- Thời gian phơi kéo dài
- Xát cà phê khô ra cà phê nhân máy chóng mòn
- Phụ thuộc lớn vào thời tiết.
* Phơi xát dập:
- Xát đập quả cà phê tươi bằng máy xát.
- Trãi đều cả vỏ và hạt trên sân phơi (nền xi măng hay bạt) với độ dày 3 – 5cm hoặc có thể sử dụng máy sấy khô để sấy quả.
- Mỗi ngày cần đảo đều hỗn hợp từ 2 – 3 lần.
- Phơi khô hạt khi đạt ẩm độ 12 – 13% thường khoảng 3 – 10 ngày/mẻ quả
tùy vào điều điện thời tiết và nếu nắng đều có thể phơi khô hạt từ 3 – 5 ngày là được.
- Khi hạt đã khô sẽ dùng máy để tách hạt ra khỏi vỏ.
* Ưu điểm:
- Rút ngắn được thời gian phơi sấy
- Tốn ít công phơi, đảo
* Nhược điểm:
- Phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết
- Xát dập ảnh hưởng xấu đến nhân và chất lượng thành phẩm
- Hạt dễ bị nhiễm nấm mốc và nấm độc.
Lưu ý: + Trong quá trình phơi quả hoặc hạt không nên trộn quả hay hạt cà phê mới hái với quả hay hạt đã phơi với nhau vì sẽ khô không đều nên dễ bị mốc trong quá trình bảo quản.
+ Trong thực tế sản xuất cần hạn chế sử dụng phương pháp này.
b. Bảo quản quả cà phê nhân khô
* Độ ẩm hạt bảo quản
- Bảo quản cà phê nhân khô với ẩm độ trong hạt từ 12 – 13%.
- Không nên bảo quản hạt cà phê với ẩm độ cao hơn 15% vì hạt dễ bị thối mốc và không bảo quản cà phê nhân quá 6 tháng.
Lưu ý: Để xác định độ ẩm quả có thể sử dụng máy đo độ ẩm hoặc sử dụng biện pháp thủ công (cắn hạt mà không có dấu răng trên hạt là được).
* Kho bảo quản
- Kho bảo quản cà phê cần phải sạch sẽ, thoáng, không bị dột.
- Nhiệt độ trong kho không cao và không thấp (trên dưới 25oC).
- Độ ẩm trong kho càng thấp càng tốt (trên dưới 60%).
Nếu đảm bảo được các yêu cầu trên sẽ kéo dài thời gian bảo quản và hạn chế
hư hại sản phẩm trong quá trình bảo quản.
* Phương pháp bảo quản
- Cà phê khô được đóng trong bao sạch, đặt trên giá gỗ (palet).
- Khối xếp cà phê cách xa tường kho 0,5m, cách nền kho 0,2 m để hạn chế sự hút ẩm của cà phê khô.
- Cà phê khô không được bảo quản chung với sản phẩm có mùi, gần chuồng gia súc, kho phân, thuốc vì rất dễ hút những sản phẩm này.
- Trong quá trình bảo quản cần định kỳ kiểm tra kho (3 – 5 ngày) để kịp thời xử lý nếu sản phẩm hoặc kho có vấn đề.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường THNN&PTNT Quảng Trị- Bài giảng cây Công nghiệp
Trường Đại học nông lâm Huế- Giáo trình cây Công nghiệp
Sở NN&PTNT Quảng Trị- Quy trình kỹ thuật trồng Cà phê
Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm- Tài liệu Kỹ thuật trồng Cà phê
Phan Quốc Sủng “Kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến cà phê”, NXBNN–1995.
Nguyễn Thị Quỳnh, Nguyễn Văn Uyển “Nhân giống vô tính cây cà phê”, NXBTP HCM – 1993.
Dave D’Haeze, Phan Huy Thông “Kỹ thuật sản xuất cà phê Rusbusta bền vững”, Bộ NN-PTNT – 2008.

File đính kèm:

  • doctai_lieu_dao_tao_nghe_ky_thuat_trong_va_cham_soc_ca_phe.doc