Tài liệu đào tạo nghề kỹ thuật Trồng, chăm sóc và thu hoạch cây tiêu

BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY TIÊU

I. Giá trị kinh tế của Hồ tiêu

- Tiêu được dùng làm gia vị, dùng trong y dược, dùng trong công nghiệp

hương liệu.

- Tiêu có giá trị xuất khẩu lớn

- Giải quyết việc làm và đem lại thu nhập cao cho người lao động

II.Tình hình sản xuất và tiêu thụ Hồ tiêu trên thế giới và ở Việt Nam

1. Trên thế giới

- Trên thế giới có khoảng 70 nước trồng tiêu, với diện tích khoảng

550.000 ha (năm 2010). Trong đó có 7 nước sản xuất lớn gồm Ấn Độ khoảng

230.000 ha, Indonexia 170.000 ha, Việt Nam 50.000 ha, Braxin 45.000 ha, Sri

Lanka 32.000 ha, Trung Quốc 18.000 ha và Malayxia 13.000 ha. Các nước này

chiếm 98% diện tích trồng tiêu toàn thế giới.

- Năng suất bình quân còn thấp: 500 – 550 kg/ha

- Sản lượng tiêu thế thế giới năm 2009: 318.000 tấn, năm 2010: 316.000 tấn

- Tiêu được xuất khẩu dưới 2 dạng chủ yếu là tiêu đen và tiêu trắng (chiếm

85%) còn lại là tiêu xanh và dầu nhựa tiêu.

- Lượng hồ tiêu nhập khẩu hàng năm trên thế giới vào khoảng 120.000 –

130.000 tấn tiêu hạt, 2000 tấn tiêu xanh và 4000 tấn dầu nhựa tiêu.

- Có trên 80 nước nhập khẩu tiêu đứng đầu là Mỹ, Đức, Pháp, Trung Quốc

2. Ở Việt Nam

- Hồ tiêu được trồng vào khoảng thế kỷ 17 ở vùng Hà Tiên, Phú Quốc

- Năm 1990, Việt Nam tham gia vào thị trường xuất khẩu hồ tiêu thế giới.

- Diện tích trồng tiêu cả nước đến năm 2010 khoảng 50.000 ha và sản lượng

thu hoạch vụ 2010 đạt 110.000 tấn

- Các vùng trồng hồ tiêu chủ yếu ở Việt Nam: Bắc Trung Bộ khoảng 3.700

ha, Duyên hải Nam Trung Bộ 1.300 ha, Tây Nguyên 17.500 ha, Đông Nam Bộ

27.500 ha

- Năng suất hồ tiêu ở Việt Nam cao nhất thế giới, năng suất thu hoạch bình

quân đạt 24,46 tạ/ha, có nhiều hộ đạt 60 -70 tạ/ha, cá biệt có hộ đạt trên 100 tạ/ha.Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị

- Hồ tiêu của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng tiêu đen, tiêu

trắng và được xuất khẩu sang hơn 80 nước.

- Hiện nay Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu

hàng năm. Năm 2010, ta xuất khẩu được 116.861 tấn, bao gồm 94.139 tấn tiêu

đen, 22.722 tấn tiêu trắng.

pdf 105 trang yennguyen 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu đào tạo nghề kỹ thuật Trồng, chăm sóc và thu hoạch cây tiêu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu đào tạo nghề kỹ thuật Trồng, chăm sóc và thu hoạch cây tiêu

Tài liệu đào tạo nghề kỹ thuật Trồng, chăm sóc và thu hoạch cây tiêu
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
 1
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ 
 ---o0o--- 
 TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ 
 KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH CÂY TIÊU 
 (Dùng cho trình độ dưới 3 tháng ) 
Đơn vị biên soạn: 
Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
Năm 2012 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
 2
LỜI NÓI ĐẦU 
Để đạt được mục tiêu tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề, 
việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình 
“TRỒNG HỒ TIÊU” trình độ dưới 3 tháng được tổ chức biên soạn nhằm góp 
phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. 
Giáo trình này gồm có 8 bài: 
Bài 1: Giới thiệu chung về cây Hồ tiêu 
Bài 2: Chuẩn bị trước khi trồng 
Bài 3: Trồng trụ tiêu 
Bài 4: Nhân giống Hồ tiêu 
Bài 5: Kỹ thuật trồng Hồ tiêu 
Bài 6: Chăm sóc cây Hồ tiêu 
Bài 7: Bảo vệ thực vật trên cây Hồ tiêu 
Bài 8: Thu hoạch, sơ chế và bảo quản hồ tiêu 
Giáo trình này sẽ được sử dụng từ 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giáo viên 
dạy nghề dựa trên cơ sở của giáo trình để soạn giáo án cho phù hợp. Tuy đã có 
nhiều cố gắng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, vì vậy trong 
quá trình sử dụng đề nghị các trung tâm, đơn vị tham gia dạy nghề góp ý để giáo 
trình hoàn thiện hơn. 
Chúng tôi xin chân thành cảm 
ơn! 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
 3
MỤC LỤC 
 ĐỀ MỤC TRANG 
Bài 1: Giới thiệu chung về cây Hồ tiêu ........................ 3 
Bài 2: Chuẩn bị trước khi trồng.................................... 12 
Bài 3: Trồng trụ tiêu.................................................... 17 
Bài 4: Nhân giống Hồ tiêu.......................................... 30 
Bài 5: Kỹ thuật trồng Hồ tiêu...................................... 39 
Bài 6: Chăm sóc cây Hồ tiêu....................................... 49 
Bài 7: Bảo vệ thực vật trên cây Hồ tiêu...................... 73 
Bài 8: Thu hoạch, sơ chế và bảo quản hồ tiêu............ 91 
 Tài liệu tham khảo..................................................... 98 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
 4
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY TIÊU 
I. Giá trị kinh tế của Hồ tiêu 
- Tiêu được dùng làm gia vị, dùng trong y dược, dùng trong công nghiệp 
hương liệu... 
- Tiêu có giá trị xuất khẩu lớn 
- Giải quyết việc làm và đem lại thu nhập cao cho người lao động 
II.Tình hình sản xuất và tiêu thụ Hồ tiêu trên thế giới và ở Việt Nam 
1. Trên thế giới 
- Trên thế giới có khoảng 70 nước trồng tiêu, với diện tích khoảng 
550.000 ha (năm 2010). Trong đó có 7 nước sản xuất lớn gồm Ấn Độ khoảng 
230.000 ha, Indonexia 170.000 ha, Việt Nam 50.000 ha, Braxin 45.000 ha, Sri 
Lanka 32.000 ha, Trung Quốc 18.000 ha và Malayxia 13.000 ha. Các nước này 
chiếm 98% diện tích trồng tiêu toàn thế giới. 
- Năng suất bình quân còn thấp: 500 – 550 kg/ha 
- Sản lượng tiêu thế thế giới năm 2009: 318.000 tấn, năm 2010: 316.000 tấn 
- Tiêu được xuất khẩu dưới 2 dạng chủ yếu là tiêu đen và tiêu trắng (chiếm 
85%) còn lại là tiêu xanh và dầu nhựa tiêu. 
- Lượng hồ tiêu nhập khẩu hàng năm trên thế giới vào khoảng 120.000 – 
130.000 tấn tiêu hạt, 2000 tấn tiêu xanh và 4000 tấn dầu nhựa tiêu. 
- Có trên 80 nước nhập khẩu tiêu đứng đầu là Mỹ, Đức, Pháp, Trung Quốc 
2. Ở Việt Nam 
- Hồ tiêu được trồng vào khoảng thế kỷ 17 ở vùng Hà Tiên, Phú Quốc 
- Năm 1990, Việt Nam tham gia vào thị trường xuất khẩu hồ tiêu thế giới. 
- Diện tích trồng tiêu cả nước đến năm 2010 khoảng 50.000 ha và sản lượng 
thu hoạch vụ 2010 đạt 110.000 tấn 
- Các vùng trồng hồ tiêu chủ yếu ở Việt Nam: Bắc Trung Bộ khoảng 3.700 
ha, Duyên hải Nam Trung Bộ 1.300 ha, Tây Nguyên 17.500 ha, Đông Nam Bộ 
27.500 ha 
- Năng suất hồ tiêu ở Việt Nam cao nhất thế giới, năng suất thu hoạch bình 
quân đạt 24,46 tạ/ha, có nhiều hộ đạt 60 -70 tạ/ha, cá biệt có hộ đạt trên 100 tạ/ha. 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
 5
- Hồ tiêu của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu dưới dạng tiêu đen, tiêu 
trắng và được xuất khẩu sang hơn 80 nước. 
- Hiện nay Việt Nam đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu 
hàng năm. Năm 2010, ta xuất khẩu được 116.861 tấn, bao gồm 94.139 tấn tiêu 
đen, 22.722 tấn tiêu trắng. 
III. Đặc điểm thực vật học của cây Hồ tiêu 
1. Hệ thống rễ 
- Rễ cái: ăn sâu, có từ 2 - 3 cái, làm nhiệm vụ chính là hút nước, đối với cây 
tiêu trồng bằng hình thức giâm cành, sau khi trồng ra ngoài vườn được 1 năm, bộ rễ 
có thể ăn sâu 2 m. 
Rễ cái của cây tiêu khi còn nhỏ 
- Rễ phụ: mọc thành chùm, tập trung chủ yếu ở tầng đất từ 15 – 40 cm, có 
nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng. 
Rễ cây hồ tiêu có đặc tính háo khí, không chịu được ngập úng, chỉ cần ngập 
úng trong một thời gian ngắn từ 12 – 24 giờ cũng đã gây tổn thương bộ rễ cây tiêu 
và có thể dẫn tới việc hư thối dây tiêu. 
- Rễ bám (rễ thằn lằn): làm nhiệm vụ chính là giúp cây bám vào trụ để 
vươn cao. Khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ bám rất hạn chế. 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
 6
 Rễ bám (rễ thằn lằn) 
2. Thân, lá, cành 
Hồ tiêu thuộc loại cây thân thảo, mềm dẻo, được phân làm nhiều đốt, mỗi 
đốt mang một lá đơn. 
- Dây thân: 
+ Dây thân sinh trưởng khỏe, lóng ngắn, các đốt có nhiều rễ bám thường 
được dùng để làm hom nhân giống. 
+ Cây tiêu được nhân giống bằng loại hom này sinh trưởng khỏe, mau ra hoa 
quả, khoảng 2 – 3 năm sau khi trồng. 
 Dây thân bám vào trụ 
Một loại dây thân khác yếu hơn, không có rễ bám vào trụ mọc rũ từ đỉnh trụ 
xuống hoặc từ tán cây tiêu, dây này cũng có thể dùng để giâm cành nhân giống. 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
 7
Dây thân mọc ngoài tán cây 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
8 
- Dây lươn: 
+ Mọc từ các mầm nách của các đốt gần sát gốc của cây tiêu. 
+ Cành lươn thường có lóng dài và bò sát đất. Cành lươn cũng được dùng để nhân 
giống bằng hình thức giâm cành hoặc chiết. 
+ Cây tiêu được trồng từ dây thân mọc rũ từ đỉnh trụ xuống hoặc từ tán, không có rễ 
bám vào trụ hoặc từ dây lươn ở phía dưới gốc ra hoa quả chậm, khoảng 4 năm sau khi 
trồng, nhưng sinh trưởng khỏe và có thời gian khai thác dài hơn. 
Dây lươn bò trên mặt đất 
- Cành quả (cành ác): 
+ Phát sinh từ các mầm nách trên dây thân chính của cây tiêu. Mỗi nách chỉ có 
một mầm ngủ, có khả năng phát triển thành cành quả. Từ cành quả cấp một mọc từ thân 
chính có thể phát sinh ra cành quả cấp hai, cấp ba, cấp bốn .... 
Cành quả cấp 1,2,3 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
9 
+ Nếu dùng cành quả để giâm cành nhân giống thì: 
.Cây tiêu ra hoa quả rất sớm (một năm sau khi trồng). 
.Cây phát triển rất chậm. 
.Cây không leo cao trên trụ mà mọc thành bụi vì ở các đốt lóng, thường không 
có hoặc có rất ít rễ bám. 
.Năng suất thấp. 
.Cây mau cỗi (6-8 năm) 
Trong thực tế sản xuất bà con nông dân thường không dùng cành quả để nhân 
giống. 
3. Hoa và quả 
- Tùy theo điều kiện sinh thái của từng vùng mà thời gian ra hoa của hồ tiêu có 
khác nhau: 
+ Ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cây tiêu thường ra hoa vào tháng 5-6. 
+ Các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung cây tiêu ra hoa vào tháng 8-9. 
- Hoa hồ tiêu không ra tập trung mà ra làm nhiều đợt. 
- Mỗi gié tiêu có thể cho từ 50 – 60 quả, quả hồ tiêu thuộc loại quả hạch, mỗi quả 
chứa một hạt.
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
10 
IV.Điều kiện sinh thái của cây Hồ tiêu 
1. Khí hậu 
a) Nhiệt độ 
- Cây tiêu có thể sinh trưởng phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 10 – 350C, 
nhưng thích hợp nhất cho cây hồ tiêu từ 25 – 270C. 
- Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt tới quá trình sinh trưởng 
của cây tiêu. 
- Khi nhiệt độ không khí > 400C và <100C gây ảnh hưởng xấu tới đời sống cây 
tiêu. 
- Nhiệt độ 6 – 100C trong một thời gian ngắn cũng làm cho lá non bị nám, héo và lá 
trên cây bị rụng. 
b) Ánh sáng 
- Cây tiêu thích hợp với điều kiện ánh sáng tán xạ nhẹ. 
- Giai đoạn cây tiêu còn nhỏ cần phải được che mát. 
- Khi cây tiêu đã lớn, phát triển xum xuê thì chúng tự che cho nhau. 
c) Lượng mưa và ẩm độ 
- Cây hồ tiêu yêu cầu lượng mưa trong năm từ 1500 – 2500mm và phân bố mưa 
tương đối điều hòa. 
- Hồ tiêu yêu cầu một giai đoạn khô hạn tương đối ngắn vào sau vụ thu hoạch để 
phân hóa mầm hoa và ra hoa tập trung vào đầu mùa mưa năm sau. 
- Cây hồ tiêu yêu cầu về độ ẩm không khí cao, từ 70 - 90%, nhất là thời kỳ ra hoa. 
d) Gió 
- Cây tiêu thích hợp với điều kiện gió nhẹ. 
- Các loại gió nóng, gió lạnh, gió bão, gió lốc đều ảnh hưởng bất lợi cho cây tiêu. 
- Khi trồng tiêu ở những vùng thường có gió lớn thì việc trồng hệ thống đai rừng 
chắn gió là hết sức cần thiết. 
2. Đất đai và địa hình 
a) Đất đai 
- Ở Việt Nam cây tiêu đã được trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: 
+ Đất đỏ bazan (vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ) 
+ Đất sét pha cát ((Hà Tiên, Phú Quốc) 
+ Đất phù sa (vùng đồng bằng sông Cửu Long) 
+ Đất xám (miền Đông Nam Bộ) 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
11 
- Yêu cầu về đất trồng tiêu cần thỏa mãn các yêu cầu sau: 
+ Đất có tầng dầy trên 70cm. 
+ Mạch nước ngầm sâu trên 2m 
+ Đất dễ thoát nước, không bị úng ngập, dù chỉ úng ngập tạm thời trong một 
khoảng thời gian ngắn là 24 giờ. 
+ Đất tơi xốp, giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình 
+ Độ pH từ 5 – 6. 
- Các loại đất không nên trồng tiêu: 
+ Đất cát khô, đất sét nặng 
+ Đất nhiễm mặn 
+ Đất dễ bị ngập úng 
Theo kinh nghiệm dân gian thì những nơi nào trồng được dây trầu không thì có 
thể trồng được Hồ tiêu. 
b) Địa hình 
Cây tiêu thích hợp với điều kiện địa hình đất có độ dốc thoai thoải từ 5 – 100 vì 
thuận lợi cho việc thiết lập hệ thống thoát nước trong vườn tiêu. 
V. Sinh trưởng và phát triển của Hồ Tiêu 
1. Giai đoạn kiến thiết cơ bản 
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản kéo dài khoảng 2 – 3 năm tùy thuộc loại hom tiêu 
đem trồng. 
 - Trồng bằng hom thân cây hồ tiêu nhanh cho quả, sau 2 năm trồng đã có thể thu bói. 
- Trồng từ hom dây lươn thì chậm cho quả hơn, khoảng 3 năm sau trồng. 
 Vườn tiêu kiến thiết cơ bản năm thứ nhất 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
12 
Vườn tiêu kiến thiết cơ bản năm thứ hai 
Trong giai đoạn này cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tạo hình tùy theo loại hom 
đem trồng nhằm giúp cho cây tiêu có bộ khung tán ổn định, cân đối, có nhiều cành quả. 
- Trồng từ hom thân: 
+ Từ các đốt hom thân phía trên mặt đất mọc lên các chồi thân, mỗi đốt mọc một 
chồi, các chồi thân này phát triển nhanh, bám vào trụ tiêu và vươn cao. 
+ Tại các đốt thân mọc ra các rễ bám. Để cho dây tiêu sinh trưởng tốt, cần buộc 
dây tiêu sát vào trụ để các rễ bám phát triển, bám vào trụ dễ dàng. 
+ Trồng bằng hom thân thì các dây thân phát sinh cành quả sớm, gần như sát dưới 
gốc nên cây tiêu không bị trống gốc. 
- Trồng từ hom lươn: 
+ Chồi dây thân mọc ra từ hom lươn thường yếu, không ra cành quả ngay mà 
thường phái 8 – 12 tháng sau khi trồng. 
+ Cây phát sinh cành quả ở độ cao > 1m. 
+ Buộc các dây thân này vào trụ để tất cả các đốt của dây tiêu đều có rễ bám bám 
chắc vào trụ để dây tiêu vươn lên trụ dễ dàng và mau phát sinh cành quả. 
+ Đối với cây tiêu trồng từ dây lươn phải áp dụng biện pháp đôn dây tiêu để đưa vị 
trí cành quả xuống sát mặt đất, trụ tiêu không bị trống gốc. 
2. Giai đoạn kinh doanh 
- Giai đoạn kinh doanh là giai đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh, ra hoa kết 
quả nhiều và cho sản lượng cao nhất. 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
13 
Vườn tiêu giai đoạn kinh doanh 
 - Giai đoạn này cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước và dinh dưỡng, cũng 
như thực hiện tốt các khâu kỹ thuật quản lý chăm sóc khác để vườn tiêu sinh trưởng phát 
triển tốt cho năng suất cao. 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
14 
Bài 2: CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TRỒNG 
I. Chuẩn bị đất và nguồn nước tưới. 
1. Chọn đất 
a) Các chỉ tiêu cơ bản để chọn đất trồng tiêu 
- Tầng dầy của đất 
- Mạch nước ngầm 
- Độ chua của đất 
- Độ màu mỡ của đất 
- Địa hình: Không dốc quá 150 
b) Quan sát thực địa 
- Quan sát màu sắc đất: Đỏ, đen, xám 
- Quan sát sự sinh trưởng của các cây trồng trên mảnh đất đó: tốt hay xấu 
- Quan sát địa hình: ước lượng độ dốc của mảnh đất 
- Quan sát các vườn xung quanh 
2. Làm đất và cải tạo đất 
a) Làm đất 
- Tiến hành khai hoang giải phóng mặt bằng vào đầu mùa khô. 
Đào gốc rễ 
- Cày rà rễ và thu gom ra khỏi lô hoặc đốt, nếu không thu gom, dọn sạch gốc rễ thì 
qua thời gian, những gốc rễ sau khi bị phân hủy mục nát sẽ tạo điều kiện cho một số loại 
nấm bệnh phát triển gây hại lên cây hồ tiêu. Đốt tàn dư thực vật theo băng để bảo vệ môi 
trường đất. 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
15 
Dọn mặt bằng 
- Cày bừa kỹ cho đất tơi xốp, thu gom những rễ còn sót lại đem đốt. 
b) Cải tạo đất 
- Nếu đất chua thì bón từ 1- 3 tấn vôi/ha. 
- Đất khai hoang từ vườn hồ tiêu cũ, vườn cây ăn quả, vườn cà phê già cỗi  thì 
cần phải khai hoang, rà rễ, cày bừa kỹ, sau đó trồng cây phân xanh, cây đậu đỗ từ 2 - 3 vụ 
để cải tạo, xử lý đất, diệt trừ nấm bệnh rồi mới trồng tiêu. 
3. Chuẩn bị nước tưới 
- Nhu cầu nước của cây tiêu rất lớn, đặc biệt là vào trong mùa khô, khi lượng mưa 
chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ làm cho cây tiêu bị thiếu nước nghiêm trọng. 
- Trước khi lập vườn, cần xác định rõ sẽ sử dụng nguồn nước nào để tưới cho 
vườn tiêu, nguồn nước tưới có được dồi dào, lâu dài và đảm bảo chất lượng không? 
- Nguồn nước để tưới cho vườn tiêu không bị ô nhiễm do nguồn nước thải công 
nghiệp, do tồn dư chất bảo vệ thực vật. 
- Nếu không đáp ứng được các yêu cầu về nước tưới thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới 
quá trình sinh trưởng, phát triển của cây tiêu. 
- Chuẩn bị nguồn nước tưới là một trong những yêu cầu quan trọng khi người 
nông dân muốn phát triển cây hồ tiêu trên diện tích đất đai của mình, sẽ phải sử dụng 
nguồn nước nào để tưới cho vườn tiêu: nước sông, suối, ao hồ, nước giếng đào hay giếng 
khoan và người trồng tiêu phải tự xác định chính xác. 
II. CHỌN TRỤ 
Hiện nay trồng tiêu chủ yếu là dùng trụ sống. 
 - Việc trồng hồ tiêu trên cây trụ sống mặc dù vẫn còn một số nhược điểm nhất định 
nhưng xét trên quan điểm canh tác bền vững thì đây là một biện pháp đang được các nhà 
khoa học khuyến cáo vì: 
+ Đảm bảo tính ổn định của vườn cây về môi trường sinh thái. 
+ Rất thuận lợi cho những người muốn phát triển mở rộng diện tích hồ tiêu với quy mô 
lớn. 
- Ngoài ra việc trồng xen hồ tiêu trong vườn cây cà phê, vườn cây ăn quả bằng cách 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
16 
dùng hệ thống cây che bóng, đai rừng chắn gió để làm trụ cho tiêu leo cũng mang lại hiệu quả 
kinh tế cao. 
1. Tiêu chuẩn trụ 
Cây trồng làm trụ sống cho hồ tiêu leo cần thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: 
- Cây sinh trưởng nhanh, khỏe, có tuổi thọ lâu, thân cứng, ít bị sâu bệnh, cây ít 
phân cành hoặc vị trí phân cành cao. 
- Cây có vỏ tương đối nhám để tiêu dễ leo và ít bị tróc vỏ hàng năm. 
- Cây có bộ rễ ăn sâu để ít cạnh tranh về dinh dưỡng với cây tiêu ở lớp đất mặt. 
Nếu dùng cây trụ sống thuộc bộ đậu còn có tác dụng bổ sung thêm đạm cho đất. 
2. Các loại cây thường sử dụng làm trụ sống: keo dậu, lồng mức, cây gòn, mít, muồng 
đen,... 
Cây hồ tiêu trồng trên trụ keo dậu 
Hồ tiêu trồng trên trụ gòn 
3. Ưu nhược điểm 
- Ưu điểm: 
+ Tuổi thọ cao 
+ Chi phí cây trụ thấp 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
17 
+ Điều hòa được tiểu khí hậu vườn cây 
+ Cung cấp thêm dinh dưỡ ... lý: 
 + Phun lên cây 
 + Tưới vào đất, phần gốc rễ tiêu. 
 − Số lần xử lý: 
 + 2-3 lần 
 + Cách nhau 15 ngày
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
90 
3. Bệnh cháy lá tiêu (thán thư, khô vằn, đen lá). 
a) Đặc điểm nhận dạng 
Lá tiêu bị cháy 
b) Tác nhân gây hại 
Bệnh này do một số loại nấm gây hại. 
c) Tác hại 
 − Lá bị cháy đen 
 − Lá bị rụng 
 − Hoa, quả tiêu cũng bị thối đen và rụng 
d) Biện pháp phòng bệnh 
 − Vệ sinh sạch sẽ vườn tiêu 
 − Rong tỉa cách cành lươn, cành sát đất. 
 − Không dùng vòi nước có áp lực mạnh tưới thẳng vào cây và gốc tiêu, bồn tiêu. 
 − Phun phòng Bốc đô 1% vào đầu mùa mưa, phun 2-3 lần trong mùa mưa, phun cách 
nhau 25-30 ngày. 
e) Biện pháp trừ bệnh 
 − Phun Bốc đô 1% khi tiêu bị cháy lá. 
 − Phun thuốc có tác dụng tương tự như Bốc đô như: 
o Champion 77WP. 
o Fuguran-OH 50WP. 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
91 
o Cocide 61.4DF. 
o COC 85WP. 
 − Phun các loại thuốc khác như có chứa hoạt chất: Carbendazim 
o Carben 50SC. o Derosal 50SC. o Derosal 60WP. 
o Vicarben 50BTN. 
o Ticarben 50WP. Benomyl 
o Ben 50WP 
o Benlate 50WP 
o Viben 50BTN. 
 − Thuốc có hỗn hợp với Đồng như: 
o Benlat-C 50WP. 
o Viben-C 50BTN. 
4. Bệnh tiêu điên 
a) Đặc điểm nhận dạng: 
Bệnh tiêu điên 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
92 
 − Bệnh gây hại trên tiêu mới trồng, từ 1-2 năm đầu. 
 − Lá tiêu nhỏ lại. 
 − Lá tiêu biến dạng, mép là tiêu gợn sóng. 
 − Mặt lá gồ lên. 
 − Lá dày và giòn. 
 − Lá mất màu xanh, có những vùng xanh đậm xen lẫn với vùng xanh nhạc. 
 − Ngọn tiêu xoăn lại. 
 − Các lóng tiêu ngắn lại. 
 − Cây sinh trưởng chậm. 
b) Tác nhân gây hại 
Do virus gây hại. 
c) Tác hại của bệnh tiêu điên 
 − Cành nhánh ít và ngắn. 
 − Cây ra hoa, quả ít hơn. 
 − Không có quả khi bệnh nặng. 
d) Phòng bệnh 
 − Chọn giống trên vườn tiêu không có bệnh “tiêu điên”. 
 − Tiêu diệt rầy, rệp trên vườn tiêu để tránh lây lan. 
 − Không dùng dao cắt trên cây bị bệnh chung với cây không bệnh. 
 − Tiệt trùng dao cắt bằng cồn. Dùng bông tẩm cồn và vuốt (rà) qua lưỡi dao. Sau 
mỗi lần cắt xong một cây giống. 
e) Trị bệnh. 
 − Bệnh này không có thuốc đặc trị. 
 − Cây bệnh nhẹ thì chăm sóc bình thường, tuy nhiên năng suất thấp. 
 − Cây bị bệnh nặng nên tiêu hủy sớm để tránh lây lan sang cây khác. 
5. Bệnh gỉ lá (tảo lá) 
a) Đặc điểm nhận dạng: 
 − Vết bệnh xuất hiện ở mặt trên lá tiêu là chủ yếu 
 − Vết bệnh tròn, gồ lên so với mặt lá. 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
93 
 − Sờ vào vết bệnh giống như lớp nhung mịn. 
Bệnh tảo lá 
b) Tác nhân gây hại 
 − Do tảo gây hại. 
c) Tác hại 
 − Quả bị lép khi bệnh tấn công vào chùm quả. 
 − Giảm năng suất và chất lượng tiêu. 
d) Biện pháp phòng 
 − Phun phòng bằng thuốc Bốc đô 1% là hiệu quả kinh tế nhất. 
 − Phun vào đầu mùa mưa. 
 − Phun cách nhau từ 25-30 ngày. 
 − Phun 2-3 lần trong một mùa mưa. 
e) Biện pháp trừ 
 − Dùng Bốc đô 1% để trừ bệnh là hiệu quả nhất. 
6. Bệnh đốm lá: 
a) Đặc điểm nhận dạng 
 − Vết bệnh màu đen. 
 − Gây hại mặt dưới lá tiêu. 
 − Vết bệnh tập trung nhiều dọc theo gân lá. 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
94 
Bệnh đốm lá tiêu 
b) Tác nhân gây hại 
 − Do nấm gây hại 
c) Tác hại 
 − Lá vàng nếu bị hại nặng 
 − Gây hại quanh năm 
d) Biện pháp phòng 
 − Như bệnh thối lá 
e) Biện pháp trừ 
 − Như bênh thối lá 
III. Phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây tiêu 
1. Thuận lợi khi sử dụng thuốc trừ sâu bệnh. 
 − Tiêu diệt sâu bệnh hại nhanh chóng, kịp thời. 
 − Dễ dàng mua và sử dụng. 
 − Có hiệu quả kinh tế. 
2. Tác hại của thuốc trừ sâu bệnh. 
 − Làm xấu đất. 
 − Tiêu diệt cả sinh vật có ích. 
Ví dụ: xử lý thuốc trên tiêu lại gây chết ong mật, vi sinh có ích, thiên địch. 
 − Làm lá bị cháy, quả nhỏ, dễ rụng, chín muộn. 
 − Thuốc lưu lại trên sản phẩm. 
 − Rễ kém phát triển, cây bị dị hình còi cọc. 
3. Các mối quan hệ sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp 
a) Mối quan hệ hai bên đều có hại 
 − Sự cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng giữa cây trồng và cây cỏ. 
 − Sự cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng giữa cây trồng với nhau. 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
95 
Bọ rùa ăn thịt rệp muội 
 − Tác hại là cả hai bên đều chịu thiệt hại. 
b) Mối quan hệ một bên lợi và một bên hại 
Mối quan hệ kí sinh như: 
 − Các loại nấm ký sinh và gây hại cho cây Tiêu. 
 − Các loại rầy rệp gây hại cho tiêu 
 − Các loại nấm sống ký sinh trên rầy rệp. Mối quan hệ ăn nhau như: 
− Bọ rùa ăn thịt rầy rệp hại cây. 
 − Kiến vàng ăn thịt rầy, rệp hại cây. 
Kiến vàng đang ăn thịt một tổ sâu 
c) Mối quan hệ hai bên đều có lợi 
Ví dụ: kiến đen cõng rệp hại đi nơi khác, rệp lại cung cấp dinh dưỡng cho kiến thông 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
96 
qua chất dịch tiết ra trên cơ thể rệp. 
Mối quan hệ cộng sinh kiến với rệp muội 
4. Phòng trừ dịch hại tổng hợp là gì? 
Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng và trừ dịch hại, để ngăn ngừa và hạn chế đến 
mức thấp nhất tác hại của dịch hại đến cây trồng. 
5. Những chú ý khi phòng trừ dịch hại tổng hợp. 
 − Sử dụng phối nhiều biện pháp, không trông chờ vào thuốc hóa học. 
 − Phòng là chính. 
 − Hạn chế dùng thuốc hóa học. 
 − Ưu tiên dùng các biện pháp sinh học. 
6. Lợi ích của biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp. 
 − Bảo vệ được con vật có ích. 
 − Ít ô nhiễm môi trường. 
 − Ít gây độc cho người. 
7. Các biện pháp sử dụng trong phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây Tiêu 
a) Khử trùng: 
 − Khử trùng các dụng cụ như dao, kéo cắt cành để tránh lây lan bệnh. 
 − Xử lý hom giống trước khi giâm. 
 − Tiêu hủy các cây bị bệnh để tránh lây lan. 
b) Biện pháp canh tác: 
 − Làm đất và xử lý tàn dư thực vật triệt để 
 − Cắt tỉa cành sát mặt đất để tạo sự thông thoáng. 
 − Dọn vệ sinh vườn để phá nơi trú ẩn của các loại sâu. 
 − Thu gom thân, cành, lá, quả rụng đem tiêu hủy. 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
97 
 − Trồng tiêu ở mật độ phù hợp, không trồng quá dày. 
 − Bón phân phù hợp. 
c) Sử dụng giống chống chịu 
 − Chọn những giống ít nhiễm sâu bệnh nhất để trồng. 
 − Không chọn giống trên vườn có nhiễm sâu bệnh. 
d) Sử dụng các loại động vật lấy sâu hại làm thức ăn 
 − Sử dụng kiến vàng để tiêu diệt một phần sâu hại. 
 − Sử dụng nhện ăn thịt sâu hại 
 − Sử dụng bọ rùa ăn thịt sâu hại 
e) Biện pháp sinh học 
 − Dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học. 
 − Dùng các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên như thuốc thảo mộc. 
f) Biện pháp hóa học 
 − Dùng thuốc hóa học ít độc. 
 − Sử dụng theo nguyên tắc “04 ĐÚNG”. 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
98 
Bài 8: THU HOẠCH, SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN HỒ TIÊU 
I. Hài tiêu 
1. Xác định thời điểm thu hái 
Từ khi tiêu ra hoa cho đến khi thu hoạch mất từ 8-10 tháng, tùy vào giống tiêu và 
tùy vào điều kiện khí hậu thời tiết. Mùa vụ thu hoạch tiêu khác nhau giữa các nước trồng 
tiêu, và trong một nước cũng khác nhau theo vùng khí hậu. Ở vùng Bắc trung bộ và Duyên 
hải Trung thu hái từ tháng 4-5. 
Tùy theo sản phẩm được chế biến mà thời điểm thu hái khác nhau: 
Sản phẩm Thời điểm thu hoạch 
Tiêu ngâm nước muối/đóng hộp Quả tiêu đang xanh và còn chưa 
cứng hạt (vào khoảng 4-5 tháng sau 
khi ra hoa) 
Tiêu xanh khử nước (vẫn giữ màu 
xanh) 
Thu vào lúc 10-15 ngày trước khi 
chín hoàn toàn 
Tiêu bột Thu khi tiêu chín hoàn toàn với hạt 
tiêu đã cứng chắc 
Tiêu đen Thu khi chín hoàn toàn với hạt tiêu 
đã cứng chắc, trên chùm quả có 1-2 
quả bắt đầu chuyển sang vàng 
Tiêu trắng Chín hoàn toàn, trên chùm quả có ít 
nhất 2-3 quả bắt đầu chuyển sang 
chín đỏ 
Tiêu đỏ Chín hoàn toàn, trên chùm quả có 
nhiều quả chín đỏ 
- Tiêu đen: toàn trái tiêu bao gồm vỏ trái và hạt được phơi khô đến độ ẩm 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
99 
13%. Tiêu đen thành phẩm có màu đen với lớp vỏ hạt nhăn nheo bọc bên ngoài. 
- Tiêu trắng: tiêu trắng hay còn gọi là tiêu sọ. Quả tiêu chín già được tách lớp vỏ 
bên ngoài rồi phơi khô. Tiêu trắng thành phẩm hạt tròn nhẵn có màu trắng ngà. 
- Tiêu bột: hạt tiêu khô được nghiền ở các kích cỡ khác nhau tùy theo yêu cầu của 
người tiêu thụ. Gần đây công nghệ xay tiêu bột ở nhiệt độ thấp đã được giới thiệu để tránh 
sự mất mát các chất thơm bay hơi khi nghiền hạt tiêu. Nghiền tiêu ở nhiệt độ thấp cũng 
loại bỏ được vi khuẩn và nấm mốc. 
- Tiêu đỏ: khi tiêu chín hoàn toàn, màu của quả tiêu chuyển từ xanh sang đỏ. Màu đỏ 
rất hấp dẫn so với màu đen hay màu trắng ngà của tiêu trắng. Để chế biến tiêu đỏ, thu hái 
tiêu khi nhiều quả tiêu trên chùm quả đã chín đỏ. Các quả này được tách cẩn thận ra khỏi 
chùm quả. Các quả còn lại được ủ lại 2-3 ngày cho tới khi chuyển sang màu đỏ thì được 
tiếp tục chế biến thành tiêu đỏ. Các quả tiêu đỏ sau khi được tách ra khỏi chùm trái phải 
chế biến trong ngày. Màu đỏ của quả tiêu được giữ lại bằng cách ngâm quả tiêu vào dung 
dịch nước muối hay muối và giấm cùng với chất bảo quản thực phẩm. 
2. Chuẩn bị dụng cụ thu hái 
Trước khi thu hoạch tiêu cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và nguồn nhân lực để 
thu hái. 
Dụng cụ dùng trong thu hoạch là: bạt, thang, bao, thúng và dây cột bao, xe vận 
chuyển. 
3. Vệ sinh vườn trước khi thu hoạch 
Làm cỏ trước khi thu hoạch 1 tháng, trước lúc hái nhặt sạch những gié tiêu rụng để 
tận thu. 
4. Trải bạt 
Có nhiều cách thu hái tiêu, những vườn có diện tích trương đối lớn người ta trải bạt 
để hái. Trải bạt để hái có nhiều ưu điểm như: hái nhanh, không rơi rớt ra ngoài. 
Tùy theo điều kiện, ta có thể trải 2 bạt hái 1 hàng hoặc 3 bạt hái 1 hàng và 2 nữa 
hàng. Bạt phải trải kín quanh gốc và trải giáp mối cận thận. 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
100 
Trải bạt hái tiêu 
5. Hái tiêu 
Tiêu được thu hái bằng tay và được hái từ 2 - 3 đợt trong 1 vụ thu hoạch. Tiêu 
leo bám trên cây trụ cao do vậy phải dùng ghế có chiều cao thích hợp từ 2-3m để thu 
hoạch. Khi hái dùng tay bấm vào cổ của chùm quả, không rứt chùm dễ làm gãy cành ảnh 
hưởng đễn năng suất vụ sau. 
Hái tiêu 
6. Thu gom đóng bao 
Sau khi hái xong hết phần trải bạt, nhặt sạch lá cây, các tạp chất khác, gom bạt cho 
quả vào bao. Bao được đóng đầy và buộc chắc. Vận chuyển về sân phơi. 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
101 
Thu gom chuẩn bị cho vào bao 
II. Sơ chế tiêu 
1. Xạc tiêu 
Sau khi hái về đổ hạt ra khỏi bao, có thể phơi nắng nhẹ, gom vào góc sân, sau 2-3 
ngày đủ mẻ phơi thì tiến hành xạc. Phương pháp này ấp dụng cho nông hộ sản suất nhỏ. 
Đối với nông hộ sản xuất lớn thì lượng nhân công hái phải phù hợp với diện tích sân 
phơi và thường xạc ngay trong ngay. 
Dùng máy xạc, cho tiêu gié vào máng chứa, dùng tay đẩy đều gié tiêu vào cửa ăn 
của máy. 
Có 3 cửa ra: 
 - Cửa ra hạt nguyên, đưa hạt ra phơi 
 - Cửa ra hạt và tạp chất của gié, gom lại mang phơi riêng, sau 1 nắng loại tạp 
chất, lấy hạt đổ chung vào sân đang phơi. 
 - Cửa ra toàn gié tiêu. Thu gom ủ thành đóng để làm phân hữu cơ. 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
102 
Xạc tiêu 
2. Phơi hạt tiêu 
Sân phơi phải rửa sạch hoặc quét dọn sạch. 
Hạt tiêu được phơi trên sân xi măng hoặc sân đất có trải bạt để giữ vệ sinh và 
tránh lẫn cát, đá. Làm hàng rào lưới cản chung quanh sân phơi trong thời gian phơi, ngăn 
không cho súc vật đi qua để lại chất thải trong sản phẩm. Không mang giày dép dính đất 
bẩn vào sân phơi tiêu. 
Tiêu phơi lớp mỏng 1-2cm, đảo đều 5 -7 lần/ngày, thường phơi 3 - 4 ngày nắng thì 
khô. Hạt nhăn đều, đen, đạt độ ẩm từ 12 - 13% mới đem bảo quản. 
Để tiêu có màu thương phẩm đẹp, hạt tiêu sau khi được phơi nắng khoảng 2 ngày 
dồn đống, phủ bạt để qua 1 ngày đêm, sau đó tiếp tục phơi 1 nắng là được. Hạt tiêu đang 
nóng được dồn đống để ủ sẽ tăng nhiệt độ làm cho hạt tiêu đen bóng. 
3. Loại tạp chất và kiểm tra độ ẩm 
Chọn ngẫu nhiên hoặc chọn theo 5 điểm của đường chéo góc, kiểm tra thấy hạt nhăn 
đều, đen, đạt độ ẩm từ 12 - 13% mới đem bảo quản. 
Dùng quạt loại bỏ tạp chất, hạt lép, hạt lửng. 
Cho tiêu đã làm sạch vào bao để cất giữ trước khi bán. Chú ý chỉ đóng bao khi hạt 
tiêu đã nguội. Nếu bảo quản lâu dài thì phải đóng bao 2 lớp, lớp bao bóng bên trong và 
bao ni lôn bên ngoài. Lớp bao bóng giúp tiêu chống hút ẩm trở lại. Các bao tiêu khoảng 
50 -70 kg, được tồn trữ ở kho mát, thoáng, khô ráo. 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
103 
Đây là quy trình sơ chế tiêu đen phổ biến với quy mô hộ gia đình. 
 Máy kiểm tra độ ẩm hạt tiêu 
4. Sơ chế tiêu trắng quy mô nông hộ 
- Chế biến thủ công: 
Từ tiêu chín: thu hái tiêu chín về ngâm vào trong nước (cả gié) sau 1-2 giờ. Dùng 
tay chà sát trên rổ có độ thưa để lọt hạt tiêu. Loại bỏ phần gié, sau đó đãi và lọc còn lại hạt 
mang phơi. 
- Chế biến bán công nghiệp: 
Từ tiêu đen và tiêu tươi đem ngâm nước trong vòng 7-8 ngày. Hai ba ngày thay 
nước một lần, khi thay nước ủ 24 – 48 giờ sau đó cho vào ngâm tiếp đến khi vỏ trái tiêu 
nát rời, thối mủn thì đem ra xay xát để loại bỏ vỏ hạt, đãi sạch rồi phơi khô trên bạt hoặc 
sân lau rửa sạch. Để vỏ hạt mau nát rữa, thì sau khi ngâm cho hạt tiêu hút no nước, đem ủ 
chung với men vi sinh vật Biovina theo tỷ lệ 6%, cho lên men ở nhiệt độ 420C trong vòng 
4 ngày, vỏ tiêu đen bám vào hạt nát rời ra, sau đó đưa vào máy xát vỏ rồi rửa sạch. Hạt 
tiêu sau khi đãi sạch vỏ có màu vàng ngà. 
Theo yêu cầu của thị trường người ta có thể làm trắng bằng cách ngâm trong H202 
2% trong vòng 30 phút để oxy hoá chất hữu cơ và chất màu. Sau khi làm trắng tiến hành 
phơi trên sân có lót bạt, đệm hoặc sấy hạt tiêu ở nhiệt độ 50-60 0C trong nhiều giờ liên tục 
để hạt đạt độ ẩm 12%. 
Tóm tắt qui trình chế biến tiêu trắng: 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
104 
Nguyên liệu tiêu đen loại tốt 
Quạt tiêu nhẹ để lấy tiêu chắc, nặng Ngâm trong nước cho nát mủn vỏ tiêu đen Xát vỏ tiêu 
đen và rửa sạch 
Phơi hoặc sấy khô 
Đóng bao 
Bảo quản 
Hạt tiêu đen và tiêu trắng 
III. Bảo quản 
1. Chuẩn bị kho và cất trữ 
Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 
105 
Kho cất trừ chọn nơi khô ráo, thoảng mát, phải được quét dọn vệ sinh sạch sẽ, đảm 
bảo đủ diện tích, không bị mưa dột. Kê nền kho bằng các vật liệu như gỗ hoặc sắt cách 
mặt nền ít nhất 10cm. 
Vận chuyển và xếp gọn bao tiêu vào kho. Không xếp sát tường và sát nền kho. 
Tương tự như bảo quản tiêu đen, tiêu trắng sau khi phơi hoặc sấy khô đến độ ẩm 12-
13% được đưa và cất giữ chờ tiêu thụ. Đóng bao 2 lớp, lớp bao bóng bên trong và ni lon 
bên ngoài. Lớp bao bóng giúp tiêu chống hút ẩm trở lại Các bao tiêu khoảng 50 -70kg. 
2. Kiểm tra định kỳ và xử lý khi có vấn đề 
Trong quá trình bảo quản cần phải kiểm tra độ ẩm hạt tiêu định kỳ trong kho từ 15 -
20 ngày 1 lần. Ta lấy ở 3 tầng: tầng trên, tầng giữa và tầng dưới. Nếu thấy hạt bị ẩm thì 
phải kịp thời phơi lại hạt, đến khi đảm bảo độ ẩm cất trữ thì cất lại cho vào kho theo qui 
trình trên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trường THNN&PTNT Quảng Trị- Bài giảng Kỹ thuật trồng Hồ tiêu 
2. Các trung tâm dạy nghề trong tỉnh- Kỹ thuật trồng Hồ tiêu 
3. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn quảng Trị- Quy trình kỹ thuật trồng Hồ 
tiêu 
4. PGS. TS Hoàng Đức Phương, TS Nguyễn Minh Hiếu, Ths Đinh Xuân Đức, 
Ths Nguyễn Thị Đào, Ths Bùi Xuân Tín (2002). Giáo trình cây công nghiệp - 
Đại học nông lâm Huế. 
5. Tài liệu hội nghị thường niên năm 2010 và đại hội nhiệm kỳ IV (2011 – 
6. 2014) – Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam. 
7. Bộ NN&PTNT- Giáo trình đào tạo nghề trồng tiêu 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_dao_tao_nghe_ky_thuat_trong_cham_soc_va_thu_hoach_c.pdf