Giáo trình Tổ chức thi công

1.1 KHÁI NIỆM CHUNG

Ở nước ta, thiết kế tổ chức thi công chưa được chú ý đúng mức. Những công trình

có chuẩn bị cũng có tiến độ thi công và một số bản vẽ trình bày một vài biện pháp

thi công nhưng rất sơ sài và chỉ có tác dụng tượng trưng, trong quá trình thi công

hầu như không sử dụng đến. Các quyết định về công nghệ hầu như phó mặt cho

cán bộ thi công phụ trách công trình, cán bộ thi công này cùng lúc làm hai nhiệm

vụ vừa là người thiết kế công nghệ, vừa là người tổ chức sản xuất. Đối với những

công trình quy mô lớn và phức tạp thì ngay cả những cán bộ giàu kinh nghiệm và

năng lực cũng không thể làm tròn cả hai nhiệm vụ đó, công việc xây dựng sẽ tiến

hành một cách tự phát không có ý đồ toàn cục, do đó dễ xảy ra những lãng phí lớn

về sức lao động, về hiệu suất sử dụng thiết bị, kéo dài thời gian thi công, tăng chi

phí một cách vô lý.

Việc thiết kế tổ chức thi công mà điều quan trọng là thiết kế phương thức, cách

thức tiến hành từng công trình, hạng mục hay tổ hợp công trình , có một vai trò

rất lớn trong việc đưa ra công trình thực từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật ban đầu và các

điều kiện về các nguồn tài nguyên. Nó là tài liệu chủ yếu chuẩn bị về mặt tổ chức

và công nghệ, là công cụ để người chỉ huy điều hành sản xuất, trong đó người thiết

kế đưa vào các giải pháp hợp lý hóa sản xuất để tiết kiệm vật liệu, lao động, công

suất thiết bị, giảm thời gian xây dựng và hợp lý về mặt giá thành.

Để đáp ứng các yêu cầu đó, nội dung môn học tổ chức thi công bao gồm các vấn

đề sau:

• Những vấn đề lý luận cơ bản về thiết kế và tổ chức thi công xây dựng.

• Các phương pháp lập mô hình kế hoạch tiến độ và tổ chức thi công xây dựng.

• Thiết kế và tổ chức các cơ sở vật chất kỹ thuật công trường.

• Tổ chức và điều khiển tiến độ thi công xây dựng.

Để nắm vững và vận dụng tốt những kiến thức mà môn học tổ chức thi công trang

bị vào thực tiễn, người cán bộ chỉ đạo thi công còn cần phải trang bị cho mình các

hiểu biết nhất định về kỹ thuật, kinh tế, xã hội có liên quan nhằm giúp cho việc tổ

chức và chỉ đạo thi công công trình một cách đúng đắn, sáng tạo và có hiệu quả

cao. Một khó khăn đặt ra là công tác quản lý xây dựng của đất nước ta hiện nay

đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên các quy định, thể lệ, quy chuẩn,

quy phạm hoặc là chưa ổn định, hoặc là chưa có nên khi áp dụng vào thực tế cần

theo sát những quy định, tiêu chuẩn đã và sẽ ban hành.

pdf 109 trang yennguyen 5940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tổ chức thi công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tổ chức thi công

Giáo trình Tổ chức thi công
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
1/100
PHẦN I 
LẬP KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC & ĐIỀU KHIỂN 
THI CÔNG XÂY DỰNG 
CHƯƠNG I 
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THIẾT KẾ TỔ CHỨC XÂY DỰNG 
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG 
Ở nước ta, thiết kế tổ chức thi công chưa được chú ý đúng mức. Những công trình 
có chuẩn bị cũng có tiến độ thi công và một số bản vẽ trình bày một vài biện pháp 
thi công nhưng rất sơ sài và chỉ có tác dụng tượng trưng, trong quá trình thi công 
hầu như không sử dụng đến. Các quyết định về công nghệ hầu như phó mặt cho 
cán bộ thi công phụ trách công trình, cán bộ thi công này cùng lúc làm hai nhiệm 
vụ vừa là người thiết kế công nghệ, vừa là người tổ chức sản xuất. Đối với những 
công trình quy mô lớn và phức tạp thì ngay cả những cán bộ giàu kinh nghiệm và 
năng lực cũng không thể làm tròn cả hai nhiệm vụ đó, công việc xây dựng sẽ tiến 
hành một cách tự phát không có ý đồ toàn cục, do đó dễ xảy ra những lãng phí lớn 
về sức lao động, về hiệu suất sử dụng thiết bị, kéo dài thời gian thi công, tăng chi 
phí một cách vô lý. 
Việc thiết kế tổ chức thi công mà điều quan trọng là thiết kế phương thức, cách 
thức tiến hành từng công trình, hạng mục hay tổ hợp công trình, có một vai trò 
rất lớn trong việc đưa ra công trình thực từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật ban đầu và các 
điều kiện về các nguồn tài nguyên. Nó là tài liệu chủ yếu chuẩn bị về mặt tổ chức 
và công nghệ, là công cụ để người chỉ huy điều hành sản xuất, trong đó người thiết 
kế đưa vào các giải pháp hợp lý hóa sản xuất để tiết kiệm vật liệu, lao động, công 
suất thiết bị, giảm thời gian xây dựng và hợp lý về mặt giá thành. 
Để đáp ứng các yêu cầu đó, nội dung môn học tổ chức thi công bao gồm các vấn 
đề sau: 
• Những vấn đề lý luận cơ bản về thiết kế và tổ chức thi công xây dựng. 
• Các phương pháp lập mô hình kế hoạch tiến độ và tổ chức thi công xây dựng. 
• Thiết kế và tổ chức các cơ sở vật chất kỹ thuật công trường. 
• Tổ chức và điều khiển tiến độ thi công xây dựng. 
Để nắm vững và vận dụng tốt những kiến thức mà môn học tổ chức thi công trang 
bị vào thực tiễn, người cán bộ chỉ đạo thi công còn cần phải trang bị cho mình các 
hiểu biết nhất định về kỹ thuật, kinh tế, xã hội có liên quan nhằm giúp cho việc tổ 
chức và chỉ đạo thi công công trình một cách đúng đắn, sáng tạo và có hiệu quả 
cao. Một khó khăn đặt ra là công tác quản lý xây dựng của đất nước ta hiện nay 
đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên các quy định, thể lệ, quy chuẩn, 
quy phạmhoặc là chưa ổn định, hoặc là chưa có nên khi áp dụng vào thực tế cần 
theo sát những quy định, tiêu chuẩnđã và sẽ ban hành. 
1.2 CÁC BƯỚC THIẾT KẾ, PHÂN LOẠI THIẾT KẾ TRONG XÂY DỰNG 
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
2/100
CƠ BẢN 
Theo quan điểm vĩ mô của người quản lý đầu tư, công trình xây dựng luôn gắn liền 
với một dự án, nó thường trải qua ba giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và 
đưa công trình vào hoạt động (hình 1-1). 
Hình 1-1. Quá trình hình thành công trình theo quan điểm vĩ mô. 
Như vậy muốn hình thành một dự án phải là kết quả của nguyên nhân chủ quan 
(khả năng đầu tư) và nguyên nhân khách quan (nhu cầu của thị trường). Theo quan 
điểm vi mô của người quản lý xây dựng, một công trình được hình thành thường 
qua sáu bước như sau. Trên hình 1-2 trình bày đầy đủ các bước tiến hành thực hiện 
một dự án xây dựng thuộc nhà nước quản lý. Nhưng nó cũng bao hàm cả với các 
công trình chủ đầu tư là tư nhân. Tuy nhiên tùy theo quy mô công trình các bước 
có thể đơn giản hoá hoặc sát nhập lại chỉ giữ những bước cơ bản. 
Hình 1-2. Quá trình hình thành công trình theo quan điểm vi mô. 
Ý tưởng của dự án là ý kiến đề xuất đầu tiên để dự án hình thành. Ý tưởng thường 
được chủ đầu tư đề xuất do tác động của các nguyên nhân chủ quan và khách quan, 
cũng có khi chỉ là sự nhạy cảm nghề nghiệp của chủ đầu tư trong một tình huống 
cụ thể. Ý tưởng hình thành từ từ, từ lúc sơ khai đến giai đoạn chín muồi sẽ được 
đưa ra bàn luận nghiêm túc và được cấp có chủ quyền ghi vào chương trình nghị 
sự. Đây là tiền đề cho các bước tiếp theo. 
Nhu cầu của thị trường 
nhà nước, xã hội 
Hình thành dự án 
đầu tư 
Khả năng đầu tư của 
doanh nghiệp nhà 
nước, xã hội 
Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư (Xây dựng công trình)
Khai thác 
(Sử dụng công trình) 
Ý 
tưởng 
Dự án tiền khả thi 
Thẩm định
Thiết kế 
Khảo sát 
sơ bộ 
Báo cáo 
dự án 
TKT 
Khảo 
sát kỹ 
thuật 
Báo cáo 
dự án 
khả thi
Khảo sát 
bổ sung
Dự án khả thi 
Đấu 
thầu 
Thi 
công 
Khai 
thác
Thẩm định Thẩm kế 
CHỦ ĐẦU 
TƯ THỰC 
HIỆN 
NHÀ 
THẦU CHỦ ĐẦU 
TƯ 
CƠ QUAN TƯ VẤN THỰC HIỆN 
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
3/100
1.2.1 Thăm dò và lập dự án tiền khả thi. 
Là bước tiếp theo của ý tưởng được chủ đầu tư thuê cơ quan tư vấn làm, cũng có 
thể là chủ đầu tư trực tiếp thực hiện. Nội dung của bước này là thăm dò các số liệu 
ban đầu để chủ đầu tư khẳng định ý tưởng đó có cơ sở không, nếu có triển vọng 
tiếp tục nghiên cứu tiếp bằng không thì dừng lại. Trong bước này công tác thăm dò 
là chủ yếu, dựa trên những số liệu sẵn có thu thập được, người ta làm dự án tiền 
khả thi. Sau đó làm những bài toán chủ yếu là phân tích kinh tế sơ bộ để kết luận. 
Lập dự án tiền khả thi cần làm những việc sau: 
y Tìm hiểu nhu cầu của xã hội trong khu vực dự án hoạt động. 
y Tìm hiểu chủ trương đường lối phát triển kinh tế của quốc gia trong thời gian 
khá dài (10 - 50 năm). 
y Đánh giá tình hình hiện trạng ngành và chuyên ngành kinh tế của dự án, trong 
đó chú trọng đến trình độ công nghệ, năng suất hiện có và khả năng phát triển 
của các cơ sở hiện diện trong thời gian tới (cải tạo, mở rộng, nâng cấp công 
nghệ, hiện đại hoá công nghệ). 
y Trình độ công nghệ sản xuất của khu vực và thế giới. 
y Mức sống của xã hội, khả năng tiêu thụ sản phẩm tại địa phương và khu vực 
xuất khẩu. 
y Khả năng của chủ đầu tư, các nguồn vốn có thể huy động, mô hình đầu tư. 
y Nguồn cung cấp nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất. 
y Địa bàn xây dựng công trình sẽ triển khai dự án với số liệu về địa hình, khí 
hậu, dân cư, môi trường trước và sau khi xây dựng công trình. 
y Cơ sở hạ tầng sẵn có và triển vọng trong tương lai. 
Trên cơ sở các số liệu đã phân tích tính toán để rút ra kết luận có đầu tư không và 
quy mô đầu tư là bao nhiêu (nhóm công trình). Trong thời gian lập dự án tiền khả 
thi có thể thực hiện khảo sát sơ bộ bổ sung để có đủ số liệu viết báo cáo. Dự án tiền 
khả thi viết dưới dạng báo cáo phải được thẩm định và phê duyệt, theo quy định 
hiện hành tuỳ thuộc quy mô và nguồn vốn của dự án. 
1.2.2 Lập dự án khả thi. 
Đây là bước quan trọng trong quá trình hình thành dự án, nó khẳng định tính hiện 
thực của dự án. Trong bước này gồm có hai phần khảo sát và viết báo cáo kinh tế 
kỹ thuật. Lập dự án khả thi thường được cơ quan tư vấn thiết kế thực hiện. Trong 
dự án khả thi phải chứng minh được tính khả thi kỹ thuật và tính hiệu quả kinh tế 
của công trình (sửa chữa, mở rộng, hiện đại hóa, xây mới). 
Công trình càng lớn, càng phức tạp, địa bàn xây dựng càng rộng thì việc khảo sát 
càng phải toàn diện và đầy đủ. Đối với những khu vực đã có công trình xây dựng 
thì số liệu có thể tận dụng những kết quả của lần khảo sát trước. 
Trong khảo sát chia ra làm hai loại kinh tế và kỹ thuật. Khảo sát về kinh tế thường 
được thực hiện trước, nó cung cấp số liệu làm cơ sở xác định vị trí cùng với nguồn 
nguyên liệu, mạng lưới kỹ thuật hạ tầng cơ sở (giao thông, năng lượng) nguồn 
nước, dân cư, phong tục, văn hóa, môi trường thiên nhiên, nhân lực v.v... 
Đối tượng của khảo sát kỹ thuật là điều kiện thiên nhiên trong khu vực triển khai 
dự án, mục đích để triển khai dự án có lợi nhất. Kết quả khảo sát kỹ thuật giúp lựa 
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
4/100
chọn mặt bằng xây dựng, quy hoạch nhà cửa, công trình, những giải pháp kỹ thuật 
cần triển khai. 
Kết luận cuối cùng của dự án dựa trên sự đánh giá toàn diện kinh tế - kỹ thuật các 
phương án đặt ra. 
Đối với công trình dân dụng và công nghiệp khảo sát bao gồm những vấn đề. 
y Làm rõ điều kiện kinh tế khu vực xây dựng với sự quan tâm cho hoạt động 
của công trình bao gồm: nguyên vật liệu, khả năng cung cấp điện, nước, mạng 
lưới giao thông, lao động cũng như các tài nguyên khác, những khảo sát giúp 
việc xác định vị trí xây dựng công trình. 
y Khảo sát những công trình đang hoạt động trong khu vực sẽ xây dựng công 
trình, làm rõ công suất, trình độ công nghệ, khả năng liên kết giữa chúng và 
với công trình sẽ xây. Đây là cơ sở để xác định quy mô và lợi ích của công 
trình sẽ xây dựng. 
y Khảo sát toàn diện địa hình, địa vật khu vực triển khai dự án để thiết kế và 
quy hoạch các nhà, công trình cũng như các mạng kỹ thuật, hạ tầng cơ sở. 
Việc này được thực hiện trên bản đồ địa hình (có sẵn hoặc phải tự đo vẽ). 
y Khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn của mặt bằng xây dựng để xác 
định tính cơ lý của địa tầng, nước ngầm, mưa gió, hồ ao, sông suốiSố liệu 
khảo sát phải đủ để xác định được giải pháp kết cấu, móng, hệ thống mạng 
lưới nước ngầm... 
y Khảo sát điều kiện thời tiết (mưa nắng, nhiệt độ, sấm sét...) khu vực xây dựng 
công trình. Đối với các công trình đặc biệt cần khảo sát thêm những yếu tố 
của khí quyển (độ ẩm, độ trong sạch của không khí, phóng xạ , ion...). 
y Khảo sát điều kiện liên quan đến xây dựng để vận dụng khả năng tại chỗ giảm 
giá thành công trình, bao gồm nguồn vật liệu xây dựng tại chỗ (máy móc, thiết 
bị, giao thông, khả năng khai thác các xí nghiệp phụ trợ) nguồn nhân công địa 
phương; mạng lưới điện, nước sẵn có. 
y Khảo sát nhưng yếu tố ảnh hưởng đến giá thành công trình, thời hạn có thể 
hoàn thành xây dựng từng phần và toàn bộ cũng như kế hoạch đưa công trình 
vào khai thác. 
y Khảo sát quang cảnh kiến trúc, quy hoạch khu vực để công trình có giải pháp 
thiết kế hòa nhập với cảnh quan kiến trúc sẵn có. 
Tất cả các số hiệu có liên quan đến thiết kế, xây dựng và khai thác công trình đều 
phải thu thập đầy đủ và viết thành báo cáo kinh tế kỹ thuật để khẳng định vị trí xây 
dựng công trình. Báo cáo phải đưa ra ít nhất là hai phương án để so sánh lựa chọn. 
Báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án khả thi được thực hiện bởi cơ quan tư vấn thiết 
kế dựa trên những báo cáo khảo sát kinh tế - kỹ thuật. Báo cáo phải đưa ra lời giải 
của bài toán đặt ra ít nhất có hai phương án. Trong đó chứng minh tính hiệu quả 
kinh tế của lời giải bao gồm những phần chính sau. 
1) Công suất của công trình. 
2) Giá trị, hiệu quả kinh tế, thời hạn thu hồi vốn đầu tư cơ bản của công trình. 
3) Thời gian đạt công suất thiết kế và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thiết kế. 
4) Mức độ cơ giới hoá, tự động hóa các quá trình sản xuất, trình độ công nghệ so 
với trong nước và thế giới. Trình độ tiêu chuẩn hoá, thống nhất hóa các chi tiết 
trong sản phẩm làm ra. Hệ thống quản lý chất lượng áp dụng. 
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
5/100
5) Hệ số xây dựng (sử dụng mặt bằng) so với tiêu chuẩn quy định. 
6) Sự thay đổi môi trường sinh thái (cây cối, dòng chảy, giá đất đai) do công trình 
mang lại. 
7) Ảnh hưởng đến đời sống xã hội của nhân viên và gia đình công nhân, cán bộ 
trong quá trình xây dựng và khai thác công trình. 
Hồ sơ của báo cáo dự án khả thi bao gồm: 
• Thuyết minh trình bày tóm tắt nội dung các phương án đưa ra để lựa chọn, so 
sánh các phương án đó, tính toán khái quát những quyết định trong phương 
án, trình bày biện pháp an toàn lao động và tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ 
thuật, trong đó giải thích và cách xác định các chỉ tiêu đó. 
• Tổng mặt bằng thể hiện đầy đủ mối liên hệ giữa các toà nhà, các công trình 
xây dựng. 
• Các bản vẽ công nghệ, giao thông nội bộ, giải pháp kiến trúc, kết cấu, hệ 
thống thiết bị và các giải pháp thiết kế khác có liên quan. 
• Danh mục các loại máy móc, thiết bị của các hạng mục công trình. 
• Ước tính mức đầu tư xây dựng công trình (khái toán). 
• Ước tính giá mua sắm thiết bị, máy móc theo giá khảo sát. 
• Tổng mức đầu tư của dự án (tổng khái toán) 
• Bảng thống kê các loại công tác xây lắp chính. 
• Thiết kế tổ chức (hoặc thi công) xây dựng với tổng tiến độ (thể hiện bằng biểu 
đồ ngang hoặc mạng). 
• Các giải pháp kỹ thuật chống ô nhiễm môi trường hay thay đổi cảnh quan... 
Dự án khả thi phải được thẩm định và cơ quan chủ đầu tư ở cấp tương đương phê 
duyệt tuỳ theo nguồn vốn và công trình thuộc nhóm nào ? 
1.3 THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP 
Bao gồm hai phần chính là thiết kế và tính dự toán. Tùy theo quy mô, độ phức tạp, 
tính quan trọng của công trình thiết kế có thể thực hiện theo hai giai đoạn (công 
trình nhóm A và những công trình quan trọng của nhóm B) hay thiết kế một giai 
đoạn. Mỗi thiết kế biểu hiện một giai đoạn hoàn chỉnh thiết kế với chất lượng và 
độ chính xác nhất định. Thiết kế giai đoạn sau dựa trên kết quả của giai đoạn trước 
để hoàn thiện và cụ thể hoá các giải pháp lựa chọn. 
Nếu thiết kế một giai đoạn là thiết kế thi công. Khi thiết kế hai giai đoạn thì giai 
đoạn đầu là thiết kế kỹ thuật còn giai đoạn sau là thiết kế thi công (hình 1-2). Thiết 
kế do cơ quan tư vấn thực hiện theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư. Thiết kế một 
hay hai giai đoạn tuỳ quy mô và tính chất quan trọng do cơ quan có chủ quyền 
quyết định. 
Nhiệm vụ chính của cơ quan thiết kế là không ngừng nâng cao chất lượng của dự 
án, giảm giá thành công trình, rút ngắn thời gian tăng năng suất công tác thiết kế. 
1.3.1 Nguyên tắc thiết kế công trình xây dựng. 
Để đạt được mục đích trên khi thiết kế cần thoả mãn những yêu cầu sau: 
• Thiết kế đồng bộ công trình xây dựng, nghĩa là song song với thiết kế công 
nghệ cần tiến hành thiết kế kiến trúc, kết cấu xây dựng công trình. Như vậy sẽ 
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
6/100
bảo đảm sự ăn khớp giữa các phần thiết kế để có thể đặt mua sắm thiết bị máy 
móc kịp thời. để đảm bảo tính khả thi khi thiết kế đã phải hình thành các biện 
pháp xây dựng công trình (thứ tự, phương tiện, thời gian thi công). Vì mục 
đích đó trong thiết kế phải có thiết kế tổ chức (hoặc thi công) xây dựng đi kèm 
với thiết kế công nghệ, kiến trúc và kết cấu để đảm bảo tính khả thi của nó. 
• Hiệu quả kinh tế và hoàn thiện kỹ thuật trong các giải pháp thiết kế phải phù 
hợp với quy hoạch, tuân thủ các quy định trong quy chuẩn xây dựng của nhà 
nước Việt Nam (TCVN) hay những tiêu chuẩn đã được quy định trong hợp 
đồng thiết kế. 
• Áp dụng rộng rãi những thiết kế mẫu có chất lượng; những chi tiết kết cấu phổ 
biến trong công trình. Đây là biện pháp giảm chi phí thiết kế, nâng cao công 
nghiệp hóa, rút ngắn thời gian xây dựng công trình. 
• Sử dụng tối đa vật liệu địa phương giảm tới mức thấp nhất vật liệu nhập 
• Áp dụng công nghệ tiên tiến trong công tác xây lắp làm cơ sở cơ giới hoá 
đồng bộ, vận dụng hình thức tổ chức và quản lý xây dựng tiên tiến. 
• Tiến hành khảo sát bổ sung đối với những giải pháp kỹ thuật mà những khảo 
sát giai đoạn dự án cung cấp chưa đầy đủ, hoặc phát hiện, phát sinh những số 
liệu mới. 
1.3.2 Thiết kế kỹ thuật (TKKT). 
Thiết kế kỹ thuật là giai đoạn đầu trong thiết kế hai giai đoạn. Thiết kế kỹ thuật 
dựa trên cơ sở khảo ...  nhanh, dễ dàng, chi phí cho xây 
dựng thấp, đòi hỏi sử dụng các loại thiết bị cơ động, kết cấu tháo lắp được để sử 
dụng nhiều lần. 
9.2 THIẾT KẾ TỔ CHỨC CẤP ĐIỆN CÔNG TRƯỜNG 
9.2.1 Đặc điểm và yêu cầu cấp điện cho công trường. 
• Công suất sử dụng của công trường xây dựng khác nhau tuỳ qui mô và thường 
rất lớn. 
• Chi phí điện năng có thể chiếm từ (0,5-1,5)% giá thành công tác xây lắp. 
• Cơ cấu dùng điện của công trường khác nhau, đa dạng gồm các nguồn tiêu thụ 
sau: 
-Cung cấp cho động cơ của các thiết bị, máy móc thi công 70% nhu cầu điện 
năng của công trường (cần cẩu, các máy thăng tải, máy trộn, các loại máy 
dùng trong các xưởng phụ trợ...). 
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
92/100
-Dùng cho các quá trình sản xuất : quá trình hàn điện, các công tác sấy, xử lý 
bê tông nhiệt ... chiếm khoảng 20% nhu cầu điện. 
-Dùng cho nhu cầu chiếu sáng : Trong nhà, ngoài nhà, khoảng 10% nhu cầu. 
• Điện áp sử dụng cho công trình gồm nhiều loại khác nhau (110V, 220V, 
380V, 1 pha, 3 pha). 
• Yêu cầu về thời gian cung cấp điện khác nhau : 
-Loại 1: phụ tải yêu cầu cấp điện liên tục, nếu mất điện gây nguy hiểm đến 
tính mạng công nhân hay hư hỏng công việc. Ví dụ: Thi công trong tuy nen 
ngầm thì thiết bị thông gió phải hoạt động liên tục, thi công đổ bê tông dưới 
nước 
-Loại 2: các loại phụ tải mà khi ngưng cung cấp điện sẽ dừng công việc làm 
cho sản phẩm bị hư hỏng (cho phép ngừng cấp trong thời gian ngắn để đổi 
nguồn phát). 
-Loại 3: các phụ tải chiếu sáng, loại này có thể ngừng cấp điện trong thời gian 
tương đối dài. 
• Yêu cầu về chất lượng cấp điện: 
-Yêu cầu về điện áp: độ sụt điện áp ở thiết bị dùng điện xa nhất đối với mạng 
động lực ΔU=±5%Uđm; đối với mạng chiếu sáng ΔU=±2,5%Uđm; đối với 
mạng chung động lực và chiếu sáng ΔU=±6%Uđm. 
-Độ lệch tần (tần số): cho phép 0,5Hz (công suất tiêu thụ phải nhỏ hơn công 
suất nguồn). 
• Bảo đảm an toàn sử dụng điện cho người và thiết bị. 
9.2.2 Nội dung thiết kế tổ chức cấp điện. 
a.) Xác định công suất tiêu thụ trên toàn công trường. 
Các bộ phận tiêu thụ điện trên công trường. 
• Điện dùng cho nhóm động cơ, máy móc, thiết bị: ( ) ( ) ( )kwPkP dcidc ,cos/1 ϕη ××= ∑ 
• Điện dùng cho các quá trình sản xuất: ( ) ( ) ( )kwPkP sxisx ,cos/2 ϕ∑×= 
• Điện dùng chiếu sáng: 
Trong nhà: ( ) ( )kwqSkP iitrchs ,1000/3_ ∑ ××= 
Ngoài nhà: ( ) ( )kwqSkP iingchs ,1000/''4_ ∑ ××= 
Tổng cộng công suất nguồn: ( )ngchstrchssxdc PPPPkP __ +++×= 
Với Pđci_công suất định mức của động cơ dùng trong loại máy i; 
 η _hệ số hiệu suất của động cơ ( 78,0=η ); 
 Psxi_công suất yêu cầu của quá trình sản xuất i, phụ thuộc khối lượng công 
việc và định mức tiêu hao về điện năng; 
 cosϕ_hệ số công suất, phụ thuộc vào loại động cơ, số lượng và sự làm việc 
đồng thời. 
 Si, Si’_diện tích chiếu sáng trong, ngoài (m2); 
 qi, qi’_định mức chiếu sáng trong, ngoài (W/ m2); 
 k1,2,3,4_hệ số sử dụng điện không đều của các phụ tải; 
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
93/100
 k_hệ số tổn thất công suất trên mạng dây, k=1,05_nguồn là các máy phát, 
k=1,1_nguồn là các máy biến áp. 
Chú ý: để chọn công suất nguồn hợp lý, vừa đảm bảo cung cấp đủ theo nhu cầu, 
vừa kinh tế, cần lập biểu đồ tiêu thụ điện năng theo thời gian (10 ngày hoặc 1 tuần) 
và lấy chỉ số lớn nhất của biểu đồ để chọn công suất nguồn. 
b.) Chọn nguồn cung cấp. 
☺Nguồn là mạng điện khu vực: khi trong khu vực có sẵn mạng điện chung thì 
nên chọn nguồn từ đó. Việc chọn phụ thuộc vào điện áp, công suất, tình trạng 
mạng dây mà công tác tổ chức cấp điện khác nhau. 
• Mạng điện khu vực là cao áp: mạng điện khu vực xây dựng rẽ nhánh từ lưới 
điện cao áp bằng các trạm biến áp (U≥35kv_trung gian; U<35kv_trực tiếp). 
• Mạng hạ thế: có thể đặt thêm trạm biến áp mới hoặc mở rộng trạm biến áp cũ, 
làm mới hoặc sử dụng lại đường dây cũ. 
Ưu điểm của dạng này là sử dụng mạng lưới điện có sẵn, điện áp công suất ổn 
định, dung lượng lớn, vận hành bảo quản đơn giản, giá thành rẻ. 
☺Nguồn máy phát tại chỗ: sử dụng khi không có sẵn lưới điện khu vực hoặc khi 
có mạng điện ở khu vực nhưng công trường xa và phân tán trên địa bàn rộng, khối 
lượng công tác không lớn hoặc trong giai đoạn chuẩn bị công trường, khi chưa lắp 
được mạng điện chính thức. 
Vị trí đặt: đặt gần trung tâm khu vực phụ tải, đảm bảo cự ly an toàn, nên chọn vị trí 
có hướng gió để dễ làm nguội nguồn bằng phương pháp tự nhiên, tránh xa khu vực 
nguy hiểm (cháy, nổ, hóa chất...), không cản trở công tác vận chuyển và đi lại trên 
công trường. 
Ưu điểm của dạng này là có tính cơ động cao, có thể di chuyển đến gần thiết bị, 
chủ động sử dụng theo yêu cầu tiến độ thi công, thời gian xây dựng lắp đặt nhanh. 
c.) Thiết kế mạng dây. 
Thiết kế mạng điện cấp cho công trường gồm 2 phần chính: phần mạng dây trên 
không nối từ nguồn đến trung tâm phân phối, phần mạng dây từ trung tâm phân 
phối đến các phụ tải. 
☺Mạng dây trên không : bao gồm các nội dung chính. 
• Tổng hợp và nghiên cứu các tài liệu liên quan. 
• Nghiên cứu về phụ tải: phân nhóm (động lực, chiếu sáng) và tính công suất. 
• Vạch tuyến đường dây: dựa vào tổng mặt bằng thi công công trình và công 
trường, đặc điểm và tính chất, vị trí của các phụ tải mà vạch tuyến và xác định 
khối lượng dây dẫn đảm bảo tổng khối lượng dây dẫn nhỏ nhất. 
• Lập sơ đồ phân phối theo tuyến dây và phụ tải. 
• Chọn tiết diện dây dẫn. 
☺Một số yêu cầu khi chọn tiết diện dây. 
• Đường dây phải tải được dòng điện chạy qua nó theo tính toán: cptt II < . 
• Tổn thất điện áp tính toán phải bé hơn tổn thất điện áp cho phép: cptt UU Δ<Δ . 
• Đảm bảo được độ bền cơ học: hệ thống dây dẫn phải chịu được sức căng dưới 
tác dụng của tải trọng, của gió...,có thể lấy theo quy định sau: dây dẫn đồng 
(S≥6mm2), dây dẫn nhôm (S≥16mm2), dây thép (S≥Ø4) 
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
94/100
☺Để đơn giản trong tính toán đường dây tạm, thường với đường dây trên không ta 
chọn theo điều kiện tổn thất điện áp rồi kiểm tra lại theo điều kiện cường độ, còn 
với đường dây nhánh đến phụ tải thì chọn theo điều kiện cường độ rồi kiểm tra lại 
theo điều kiện tổn thất điện áp. 
• Chọn tiết diện dây pha: theo điều kiện cường độ Itt. 
Với điện động lực thì: ( )ϕcos3 dtt UPI = . 
Với điện chiếu sáng thì: pptt UPI = . 
Sau đó kiểm tra điều kiện Itt < Icp và tra bảng để xác định tiết diện dây dẫn. 
Với P_công suất của cả 3 pha (kw); 
 PP_công suất chiếu sáng của từng pha (kw); 
 UP, Ud_điện áp pha, dây (kv, v); 
 cosϕ _hệ số công suất phụ tải (0,7-0,75). 
• Nếu tính theo điều kiện tổn thất điện áp thì tiết diện dây dẫn có thể xác định 
theo các công thức sau: ( ) ( )dmkk UULIS ×Δ××= ∑ρ200 
Với Ik_cường độ dòng diện ở pha k (A); 
 Lk_chiều dài dây dẫn đến phụ tải ở pha k (m); 
 ΔU(%)_tổn thất điện áp cho phép (tra bảng phụ thuộc điều kiện phụ tải); 
 Uđm_điện áp định mức (kv, v); 
 ρ _điện trở suất của dây dẫn (Ω.mm2/m, phụ thuộc chất liệu dây). 
• Chọn tiết diện cho dây trung tính. 
Với mạng 3 pha có thể lấy: ( ) pttr SS ×−= 2/13/1. . 
Với các mạng khác thì: pttr SS =. . 
☺Chọn thiết bị bảo vệ đường dây dẫn và chống sét. 
• Chọn thiết bị bảo vệ, yêu cầu chọn phù hợp với công suất, dòng điện, sơ đồ 
nguyên lý..., bao gồm các loại : Áptomat, khởi động từ, các loại thiết bị đóng 
ngắt khác (cầu dao, cầu chì...). 
• Chống sét bảo vệ đường dây: đặt thu lôi chống sét và nối đất chân sứ. 
9.3 THIẾT KẾ TỔ CHỨC CẤP NƯỚC CÔNG TRƯỜNG 
9.3.1 Đặc điểm và yêu cầu chung. 
Lượng nước dùng cho các công trình xây dựng khá lớn và rất đa dạng như cho các 
quá trình sản xuất, cho các quá trình gia công vật liệu, cho sinh hoạt...Các nguyên 
tắc thiết kế. 
• Hệ thống cấp nước phải đáp ứng đầy đủ, thuận tiện cho quá trình sản xuất, 
sinh hoạt, phòng cháy. 
• Tận dụng mạng cấp có sẵn khu vực để nâng cao chất lượng cấp nước, giảm 
kinh phí xây dựng, khai thác và bảo quản... 
• Hệ thống cấp nên đơn giản, tháo lắp dễ, thuận lợi trong di chuyển, và sử dụng 
được nhiều lần. 
• Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình sử dụng. 
9.3.2 Nội dung thiết kế tổ chức cấp nước : 
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
95/100
Tùy thuộc đặc tính và quy mô công trình... mà quy định nội dung của công tác này, 
công việc chính bao gồm: 
• Xác định lưu lượng nước cần dùng. 
• Chọn nguồn nước theo yêu cầu chất lượng và số lượng 
• Thiết kế và chọn mạng lưới cấp nước cho công trường. 
• Thiết kế các công trình đầu cuối (nếu cần). 
• Bố trí các công trình cấp nước trên công trường. 
a.) Xác định hộ và lưu lượng nước tiêu thụ. 
• Nước dùng cho sản xuất (Nsx): nước dùng cho các quá trình thi công xây 
dựng, cho các xí nghiệp phụ trợ (các trạm máy, trạm nguồn ...). 
( ) ( )[ ] ( )slhmQkQkQkQkkN sx ;,77 344332211 ×+×+×+××= 
Với Q1_lượng nước dùng cho các quá trình thi công xây dựng (l/ca; m3/ca); 
 Q2_lượng nước dùng cho các xí nghiệp phụ trợ, trạm máy (l/ca; m3/ca); 
 Q3_lượng nước dùng cho các động cơ, máy xây dựng (l/h; m3/h); 
 Q4_lượng nước dùng cho các máy phát điện nếu có (l/h; m3/h); 
 k1,2,3,4_hệ số dùng nước không đều tương ứng. 
 (Có thể lấy: k1=1,5 ; k2=1,25 ; k3=2 ; k4=1,1 ). 
 k_hệ số tính đến các nhu cầu nhỏ khác chưa tính hết (k=1,2). 
• Nước dùng cho sinh hoạt (Nshct ; Nshtt ): ở công trường và khu tập thể. 
Ở công trường: ( ) tctctsh NkqNkN +×××= 7 (m3/h ; l/s) 
Với kct_hệ số dùng nước sinh hoạt không đều ở công trường (Kct=2.7); 
 N_số công nhân hoạt động ở ca đông nhất (người); 
 q_định mức dùng nước tính cho 1 công nhân ở công trường (l/ca); 
 Công trường có mạng thoát nước sinh hoạt: q=10-15 l/ng.ca; 
 Công trường không có mạng thoát nước sinh hoạt: q=6-8 l/ng.ca; 
 k_hệ số tính đến số cán bộ hoạt động trên công trường (k=1,04-1,05); 
 Nt_lượng nước tưới cây, vệ sinh môi trường (Nt=3-5l/ngày.m2 tưới). 
 Ở khu tập thể: 24/ttshttttsh QkN ×= (m3/h ; l/s) 
 Với ktt_hệ số dùng nước không đều ở khu tập thể (Ktt = 2); 
 Qshtt _lượng nước dùng ở khu tập thể trong 1 ngày đêm (l/ng.đêm). 
 (Phụ thuộc vào số người và cách dùng nước). 
• Lượng nước dùng cho chữa cháy (Ncc) ở công trình và khu tập thể: phụ 
thuộc số người và diện tích của công trình, khu tập thể, có thể lấy 10-20 l/s 
hoặc tra bảng. 
Xác định tổng lưu lượng (NΣ): sau khi tính toán lưu lượng nước dùng cho sản 
xuất và sinh hoạt, ta sẽ vẽ biểu đồ tiêu thụ Nxs, Nsh cho từng khoảng thời gian 10 
ngày, căn cứ vào giá trị 0,5max(Nsx + Nsh) và Ncc để tính NΣ, sau đó chọn đường 
ống chính và công suất của máy bơm. 
• Nếu Ncc<0,5(Nsx + Nsh)max thì xác định lưu lượng tổng theo công thức: ( ) kNNN shsx ×+=∑ max 
• Nếu Ncc ≥ 0,5max(Nsx + Nsh) thì xác định lưu lượng tổng theo công thức: 
 ( )[ ] kNNNN ccshsx ×++×=∑ max5,0 
 Với k=1,05-1,1_hệ số tổn thất nước trong mạng đường ống tạm. 
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
96/100
b.) Chọn nguồn cung cấp. 
• Khi chọn nguồn nước phải thoả mãn yêu cầu chất lượng nước cho cả quá trình 
sản xuất và sinh hoạt, đồng thời phải ổn định về khối lượng nước cấp cho 
công trường theo tiến độ thi công và nhu cầu sinh hoạt. 
• Chất lượng nước dùng cho sinh hoạt phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh như cấp 
cho khu dân cư, đô thị. Chất lượng nước dùng cho sản xuất phải đảm bảo 
không phá hoại hoặc gây trở ngại cho sự hoạt động bình thường của máy móc 
thiết bị, đảm bảo chất lượng của kết cấu xây dựng. 
• Nguồn cấp cho công trình có thể lấy từ mạng có sẵn (chủ yếu) hoặc dựa vào 
các nguồn tự nhiên (sông, hồ) hoặc dựa vào nguồn nước ngầm... 
• Khi chọn nguồn nước cần tính toán so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như: 
giá thành 1 đơn vị nước cấp, khối lượng vật liệu thiết bị nhân lực cần dùng, 
thời gian xây dựng, chi phí cho quá trình quản lý khai thác, chất lượng nước 
c. Thiết kế mạng cấp. 
• Chọn sơ đồ: có ba loại sơ đồ mạng lưới. 
-Sơ đồ mạng lưới cụt: các điểm dùng nước ở phân tán riêng rẽ trên công 
trường, có ưu điểm là tổng chiều dài mạng ngắn, kinh phí xây dựng thấp 
nhưng nhược điểm là không đảm bảo cung cấp nước liên tục (nhất là khi có 
điểm trên đường ống chính hỏng). 
-Sơ đồ mạng vòng: cấp cho các khu vực sản xuất tập trung hoặc các nơi sản 
xuất có yêu cầu cấp nước liên tục, ưu điểm đảm bảo được việc cấp nước liên 
tục, nhược điểm là chiều dài mạng lưới lớn, kinh phí xây dựng lớn. 
-Sơ đồ mạng hỗn hợp: kết hợp 2 loại sơ đồ trên, với những điểm tiêu thụ rải 
các cấp theo sơ đồ mạng lưới cụt, với những khu tập trung cấp theo sơ đồ 
mạng vòng. Dạng này tỏ ra kinh tế và được sử dụng rộng rãi trên công trường. 
• Vạch tuyến: khi vạch tuyến cần chú ý nguyên tắc: 
-Mạng lưới phải đi đến toàn bộ các điểm dùng nước. 
-Các tuyến ống chính nên đặt dọc theo trục giao thông theo hướng của nước 
chảy về phía cuối mạng lưới.., các tuyến phải vạch theo đường ngắn nhất, 
tổng chiều dài mạng cũng phải ngắn nhất. 
-Chú ý phối hợp với các mạng kỹ thuật khác...để thuận tiện trong công tác vận 
hành, bảo quản... 
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
97/100
• Tính toán mạng cấp: nhằm xác định đường kính của ống nước theo vận tốc 
kinh tế, tổn thất áp lực của mạng tương ứng với lưu lượng tính toán, chọn 
chiều cao đặt đầu nước, áp lực máy bơm, vật liệu đường ống...Nội dung tính 
toán được trình bày trong giáo trình Cấp thoát nước chuyên ngành, có thể nêu 
tóm tắt các nội dung đó gồm: 
-Xác định lưu lượng nước tính toán . 
-Xác định đường kính ống dẫn chính, phụ. 
-Xác định tổn thất áp lực trong các đoạn ống và toàn mạng. 
-Tính toán các công trình đầu mối. 
Xác định đường kính ống dẫn chính (D): ).(/)4( πvND ΣΣ= 
 Với NΣ_lưu lượng tổng cộng ( m3/s); 
 v_vận tốc nước chảy trung bình trong ống chính (v=1,2-1,5m/s); 
Đường ống phụ có thể chọn theo cấu tạo, thường đặt nổi, dễ di động, tháo lắp. 
CÁC KÝ HIỆU TRÊN BẢN VẼ TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG 
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
98/100
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
99/100
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
100/100
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
101/100
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
102/100
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
103/100
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
104/100
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
105/100
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
106/100
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
107/100
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
108/100
GIÁO TRÌNH TỔ CHỨC THI CÔNG 
moitruongnuoc.com 
109/100
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 
[1] Phạm Huy Chính (2005), Cung ứng kỹ thuật thi công xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội. 
[2] GS.TS. Nguyễn Huy Thanh (2003), Tổ chức xây dựng công trình, NXB Xây dựng, Hà Nội. 
[3] TS. Nguyễn Đình Thám, Ths. Nguyễn Ngọc Thanh (2004), Tổ chức xây dựng 1_Lập kế 
hoạch, tổ chức và chỉ đạo thi công, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 
[4] PGS.TS. Trịnh Quốc Thắng (2004), Tổ chức xây dựng 2_Thiết kế tổng mặt bằng và tổ chức 
công trường xây dựng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 
[5] Ths. Nguyễn Văn Ngọc (2000), Hướng dẫn đồ án môn học Tổ chức thi công xây dựng, 
Trường Đại học bách khoa Đà Nẵng. 
[6] GS. Trần Trung Ý (1991), Tổ chức xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_to_chuc_thi_cong.pdf