Giáo trình Trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp - Nghề: Sản xuất nông lâm kết hợp

Bài mở đầu

Cây trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp

Mục tiêu:

- Trình bày được vai trò, các nguyên tắc chọn loài cây trồng trong hệ thống

Nông Lâm kết hợp;

- Chọn được các loài cây trồng trong hệ thống theo đúng nguyên tắc, đảm

bảo sử dụng đất có hiệu quả, bền vững.

- Có ý thức bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển theo hướng bền vững.

A. Nội dung chính:

1. Vai trò của cây trồng trong hệ thống Nông lâm kết hợp

Nông lâm kết hợp được coi là một hệ thống canh tác quan trọng ở các

nước đang phát triển nhất là ở những vùng nhiệt đới có lượng mưa lớn và địa

hình đồi núi có độ dốc cao. Các hệ thống Nông lâm kết hợp có ý nghĩa về mặt

kinh tế, xã hội, môi trường. Một thực tế cần được khẳng định rõ là vai trò của

các loài cây trong hệ thống nông lâm kết hợp. Những cây lâu năm được trồng

kết hợp với ngắn ngày nhằm mục đích lấy ngắn nuôi dài, che phủ đất chống xói

mòn và chính những loài cây này đã làm cho các hệ thống sử dụng đất trở thành

đổi mới, sáng tạo, đa dạng và bền vững

Thành phần các loài cây trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp có mối

liên hệ chặt chẽ với nhau. Có thể nói chức năng chủ yếu của cây lâu năm trong

hệ thống nông lâm kết hợp là bảo tồn sinh thái môi trường. Cây lâu năm giúp

phòng hộ và lưu giữ độ phì đất, hạn chế xói mòn đất, cải thiện, bảo tồn nước,

phòng hộ chắn gió cho cây trồng vật nuôi. Ngoài ra cây lâu năm trong hệ thống

nông lâm kết hợp cung cấp nhiều sản phẩm kinh tế có giá trị như: Gỗ, củi,

nguyên liệu giấy, hoa, quả ăn được, lá làm thức ăn gia súc.Cây ngắn ngày

nhanh cho sảm phẩm, là cơ sở để nuôi dưỡng các loài cây lâu năm, ốn định đời

sống cho người dân. Cây che phủ đất cũng mang những giá trị to lớn trong mô

hình nông lâm kết hợp như:

- Tác dụng giữ đất, giữ nước.

- Tác dụng cải tạo đất và điều hòa dinh dưỡng.

- Tác dụng điều hòa khí hậu.

- Cây che phủ đất góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Cây che phủ đất tôn tạo cảnh quan văn hóa .

Tóm lại thành phần các loài cây trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp rất

quan trọng, góp phần vào mục tiêu sử dụng đất bền vững và canh tác đất đai hợp

lý đặc biệt với các vùng đất dốc.

2. Các nguyên tắc lựa chọn cây trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp11

- Đảm bảo mục đích gây trồng: Căn cứ vào giá trị sử dụng của từng loài

cây để lựa chọn. Có rất nhiều loài cây có thể đáp ứng được cùng một mục tiêu

thì phải chọn lấy cây có giá trị sử dụng nhiều nhất. Cần chọn cây nào vừa có giá

trị sử dụng cao cho mục đích chính vừa có thể kết hợp có lợi ích trước mắt cũng

như lâu dài.

- Phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu nơi trồng:

+ Nên dựa trên nguyên tắc đất nào cây ấy tức là căn cứ vào đặc tính sinh

thái cây trồng, đặc điểm đất đai tốt hay xấu, có độ dày hay mỏng, đất chua hay

kiềm và khí hậu nóng hay lạnh, lượng mưa nhiều hay ít, vào lúc nào để chọn

cây.

+ Khi có nhiều loài cây đều cùng đòi hỏi một loại đất như nhau thì dành

đất đó cho loài cây nào có giá trị sử dụng cao nhất.

+ Khi cây chỉ mọc tốt trên đất không chua và cũng không kiềm quá thì

không thể chọn cây đó để trồng ở đất chua hoặc kiềm quá được

+ Khi cây chỉ mọc tốt ở xứ lạnh, vùng núi cao thì không thể đem trồng ở

vùng núi thấp quanh năm nắng nóng.

- Có khả năng sản xuất hàng hoá cho năng suất cao: Phải chọn những cây

có năng lực sinh trưởng mạnh và có khả năng chống chịu thiên tai, sâu bệnh,

đảm bảo được năng suất, hiệu quả tốt trong nhiều tình huống đặc biệt là có thể

sản xuất hàng hoá, có nơi tiêu thụ.VD: Ngô và sắn đều là cây lương thực có thể

trồng trên nương dốc, nhưng ngô có thể trồng được 2 – 3 vụ và cho năng suất

cao nên nhiều nơi ở vùng núi không trồng sắn mà chỉ trồng ngô.

 

pdf 151 trang yennguyen 5320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp - Nghề: Sản xuất nông lâm kết hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp - Nghề: Sản xuất nông lâm kết hợp

Giáo trình Trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp - Nghề: Sản xuất nông lâm kết hợp
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 
TRỒNG CÂY TRONG HỆ THỐNG 
NÔNG LÂM KẾT HỢP 
MÃ SỐ: MĐ 03 
 NGHỀ: SẢN XUẤT NÔNG LÂM KẾT HỢP 
Trình độ: Sơ cấp nghề 
 2 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được 
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham 
khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03 
 3 
LỜI GIỚI THIỆU 
Sản xuất Nông, lâm nghiệp là nghề đã hình thành từ lâu đời và có tính chất 
quyết định đến sự sống còn của người dân nước Việt. Tuy nhiên, do trình độ 
canh tác còn lạc hậu nên phần lớn người nông dân chưa phát huy được hết tiềm 
năng năng suất cũng như chất lượng của cây trồng trên đồng ruộng, dẫn đến 
hàng hóa nông lâm sản của chúng ta thiếu sức cạnh tranh trên thị trường thế 
giới. Vì vậy, việc trang bị cho người lao động những kiến thức và kĩ năng cơ bản 
về sản xuất nông lâm nghiệp là hết sức cần thiết. 
 Mô đun Trồng cây trong hệ thống Nông lâm kết hợp là mô đun không thể 
thiếu trong chương trình của nghề Sản xuất Nông Lâm kết hợp. Mô đun này 
nhằm cung cấp cho người học Trồng một số loài cây trong hệ thống Nông lâm 
kết hợp. Từ đó người học có thể vận dụng những kiến thức đã học để lựa chọn 
được loài cây trồng phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng địa phương góp phần 
nâng cao đời sống cho từng hộ nông dân, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. 
Mô đun Trồng một số loài cây trong hệ thống Nông lâm kết hợp gồm 4 bài: 
Bài mở đầu: Cây trồng trong hệ thống Nông lâm kết hợp 
Bài 1: Trồng một số loài cây lâu năm 
Bài 2: Trồng một số loài cây ngắn ngày 
Bài 3: Trồng một số loài cây che phủ đất 
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi tập hợp các kết quả nghiên cứu, tài 
liệu điều tra của các nhà khoa học, của các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề 
công nghệ và Nông lâm Đông Bắc và những kinh nghiệm sản xuất của bà con 
nông dân ở một số vùng, miền trong cả nước. 
 Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong nghiên cứu, tập hợp, phân tích, tổng 
hợp tài liệu nhưng với kinh nghiệm viết giáo trình còn hạn chế, điều kiện làm 
việc và thời gian có hạn. Do vậy, giáo trình này chắc chắn không tránh khỏi 
những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến từ các nhà giáo, 
các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong sản 
xuất Nông lâm kết hợp để giáo trình được hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cảm ơn! 
Tham gia biên soạn: 
1. Nguyễn Thị Minh Huệ. Thạc sỹ Lâm học - Chủ biên 
2. Đào Xuân Thanh Thạc sỹ Trồng trọt 
 4 
MỤC LỤC 
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 3 
MỤC LỤC ......................................................................................................... 4 
MÔ ĐUN: TRỒNG CÂY TRONG HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP ........ 9 
BÀI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 10 
1.Vai trò của cây trồng trong hệ thống Nông lâm kết hợp ............................. 10 
2. Các nguyên tắc lựa chọn cây trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp ...... 10 
3. Một số phương thức bố trí cây trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp ..... 12 
BÀI 1: TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂU NĂM ...................................... 13 
1. Trồng cây Keo lai ..................................................................................... 13 
1.1.Giới thiệu về cây Keo lai ........................................................................ 13 
1.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Keo lai ............................................... 14 
1.3.Xác định thời vụ trồng ............................................................................ 14 
1.4. Tiêu chuẩn cây giống ............................................................................. 14 
1.5. Bố trí mật độ trồng cây .......................................................................... 15 
1.6. Làm đất trồng cây .................................................................................. 15 
1.7. Trồng cây .............................................................................................. 15 
1.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng ................................................................... 16 
2. Trồng cây Bạch đàn.................................................................................. 17 
2.1. Giới thiệu về cây Bạch đàn .................................................................... 17 
2.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Bạch đàn ............................................ 18 
2.3. Xác định thời vụ trồng ........................................................................... 18 
2.4. Tiêu chuẩn cây giống ............................................................................. 18 
2.5. Bố trí mật độ trồng cây .......................................................................... 18 
2.6. Làm đất trồng cây .................................................................................. 19 
2.7. Trồng cây .............................................................................................. 19 
2.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng ................................................................... 19 
3. Trồng cây Quế .......................................................................................... 20 
3.1. Giới thiệu về cây Quế ............................................................................ 20 
3.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Quế .................................................... 21 
3.3. Xác định thời vụ trồng ........................................................................... 21 
3.4. Tiêu chuẩn cây giống ............................................................................. 21 
3.5. Bố trí mật độ trồng cây .......................................................................... 22 
3.6. Làm đất trồng cây .................................................................................. 22 
 5 
3.7. Trồng cây .............................................................................................. 22 
3.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng ................................................................... 22 
4. Trồng cây Trám ........................................................................................ 24 
4.1. Giới thiệu về cây Trám .......................................................................... 24 
4.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Trám .................................................. 25 
4.3. Xác định thời vụ trồng ........................................................................... 26 
4.4. Tiêu chuẩn cây giống ............................................................................. 26 
4.5. Bố trí mật độ trồng cây .......................................................................... 27 
4.6. Làm đất trồng cây .................................................................................. 27 
4.7. Trồng cây .............................................................................................. 27 
4.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng ................................................................... 27 
4.9. Thu hái, chế biến quả ............................................................................. 28 
5. Trồng cây Phi Lao .................................................................................... 29 
5.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Phi Lao .............................................. 30 
5.3. Xác định thời vụ trồng ........................................................................... 31 
5.4. Tiêu chuẩn cây giống ............................................................................. 31 
5.5. Bố trí mật độ trồng cây .......................................................................... 32 
5.6. Làm đất trồng cây .................................................................................. 32 
5.7. Trồng cây .............................................................................................. 32 
5.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng ................................................................... 32 
6. Trồng Tre luồng ....................................................................................... 34 
6.1. Giới thiệu về Tre luồng .......................................................................... 34 
6.2. Lựa chọn phương thức trồng Tre luồng ................................................. 35 
6.3. Xác định thời vụ trồng ........................................................................... 35 
6.4. Tiêu chuẩn cây giống ............................................................................. 35 
6.5. Bố trí mật độ trồng cây .......................................................................... 36 
6.6. Làm đất trồng cây .................................................................................. 37 
6.7. Trồng cây .............................................................................................. 37 
6.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng ................................................................... 38 
7. Trồng cây Tràm ........................................................................................ 41 
7.1. Giới thiệu về cây Tràm .......................................................................... 41 
7.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Tràm .................................................. 42 
7.3. Xác định thời vụ trồng ........................................................................... 42 
 6 
7.4. Tiêu chuẩn cây giống ............................................................................. 42 
7.5. Bố trí mật độ trồng cây .......................................................................... 42 
7.6. Làm đất trồng cây .................................................................................. 42 
7.7. Trồng cây .............................................................................................. 42 
7.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng ................................................................... 43 
8. Trồng cây Nhãn ........................................................................................ 44 
8.1. Giới thiệu về cây Nhãn .......................................................................... 44 
8.2. Lựa chọn phương thức trồng.................................................................. 46 
8.3. Xác định thời vụ trồng .......................................................................... 46 
8.4. Tiêu chuẩn cây giống ............................................................................. 46 
8.5. Xác định khoảng cách mật độ trồng ....................................................... 46 
8.6. Làm đất trồng cây .................................................................................. 46 
8.7. Trồng cây .............................................................................................. 47 
8.8. Chăm sóc sau trồng ............................................................................... 47 
8.9. Thu hoạch và bảo quản nhãn ................................................................. 50 
9. Trồng cây ăn quả có múi (Cam quýt) ........................................................ 51 
9.1. Giới thiệu về nhóm cây ăn quả có múi ................................................... 51 
9.2. Lựa chọn phương thức trồng.................................................................. 53 
9.3. Xác định thời vụ trồng ........................................................................... 54 
9.4. Tiêu chuẩn cây giống ............................................................................. 54 
9.5. Xác định khoảng cách mật độ trồng ....................................................... 54 
9.6. Làm đất trồng cây .................................................................................. 54 
9.7. Trồng cây .............................................................................................. 55 
9.8. Chăm sóc sau trồng ............................................................................... 55 
9.9. Thu hái và bảo quản .............................................................................. 58 
10. Trồng cây chè ......................................................................................... 59 
10.1. Giới thiệu về cây chè ........................................................................... 59 
10.2. Lựa chọn phương thức trồng ................................................................ 64 
10.3. Xác định thời vụ trồng ......................................................................... 64 
10.4. Tiêu chuẩn cây giống ........................................................................... 65 
10.5. Xác định khoảng cách mật độ trồng ..................................................... 65 
10.6. Làm đất trồng cây. ............................................................................... 65 
10.7. Trồng cây ............................................................................................ 65 
 7 
10.8. Chăm sóc sau trồng ............................................................................. 65 
10.9. Thu hoạch bảo quản ............................................................................. 71 
11. Trồng cây Cà phê ................................................................................... 72 
11.1. Giới thiệu về cây cà phê ...................................................................... 72 
11.2. Lựa chọn phương thức trồng ................................................................ 73 
11.3. Xác định thời vụ trồng ......................................................................... 73 
11.4. Tiêu chuẩn cây giống ........................................................................... 73 
11.5. Xác định khoảng cách mật độ trồng ..................................................... 73 
11.6. Làm đất trồng cây. ............................................................................... 74 
11.7. Trồng cây ............................................................................................ 74 
11.8. Chăm sóc sau trồng ............................................................................. 74 
11.9. Thu hái, chế biến và bảo quản cà phê .................................................. 80 
BÀI 2: TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẮN NGÀY .................................... 82 
1.1. Giới thiệu về cây lúa .............................................................................. 82 
1.2. Lựa chọn phương thức trồng.................................................................. 84 
1.3. Xác định thời vụ gieo trồng ................................................................... 84 
1.4. Tiêu chuẩn cây giống ............................................................................. 85 
1.5. Làm đất gieo trồng lúa ........................................................................... 86 
1.6. Gieo trồng lúa ..................................................... ... trồng theo hàng thì hàng cách hàng 50 - 60cm. Hàng sâu 15 - 20cm 
d. Cách trồng: Đặt hom dọc theo hàng, hom nọ nối tiếp hom kia. Đầu gốc của 
hom đặt sâu dưới đất còn đầu ngọn thì nhô lên trên mặt đất. Lấp đất và nén chặt 
gốc. 
e. Chăm sóc 
 - Sau 10-15 ngày, mầm cỏ mọc cao lên trên mặt đất thì trồng dặm vào 
những chỗ cây, xới xáo cỏ dại. Khi cỏ mọc thấy cây cách cây 40 - 50cm là vừa. 
Mỗi cây sau này phát triển thành một bụi. Đường kính một bụi có thể 40 - 50cm 
 - Cỏ được 30 - 45 ngày thì bón thúc 100kg urê/ha có thể bón thêm phân 
NPK khoảng 100 kg/ha nếu thấy cỏ xấu. 
d. Thu hoạch 
 - Lứa đầu thu họach khi cỏ được 50 - 60ngày tuổi (không thu họach non 
đợt đầu ảnh hưởng đến khả năng tái sinh). Các lứa sau cách nhau khỏang 40-45 
ngày. Cắt sát gốc (cách mặt đất 2 - 3cm ). Cắt non quá cỏ nhiều lá, mềm, bò 
thích ăn nhưng chất khô của cỏ rất thấp (có thể dưới 10%). 
Vì vậy, bò ăn no bụng mà vẫn thiếu chất khô. Cắt già quá phần thân dưới 
hóa gỗ cứng, bò ăn không hết trở nên lãng phí. 
 - Mỗi lần cắt xong phải làm sạch cỏ dại, cắt sạch lá khô dưới gốc. Xới xáo 
đất, bón thêm phân urê (50kg/ha), hoặc tưới nước rửa chuồng cũng rất tốt. 
 - Mùa khô phải tưới cho cỏ, cách 3 - 5 ngày tưới đẫm nước một lần, đủ 
 142 
nước tưới thì mùa khô cỏ phát triển nhanh hơn và cho năng suất cao hơn mùa 
mưa. 
 - Mỗi lần cắt cho năng suất đạt: 40 - 45 tấn/ha, với cỏ voi đạt đến 50 
tấn/ha 
5.7. Cây lạc dại 
5.7. 1. Đặc điểm hình thái 
 - Là một loại có thân ngầm, lâu năm và có rễ cọc ăn sâu vào lòng đất và 
tạo thành thảm dày từ thân bò. 
 - Ban đầu thân mọc nghiêng, sau đó bò rạp, có thể cao đến 50 cm phụ 
thuộc vào môi trường và cách quản lý. 
 - Lá có 4 lá chét, kích thước 4,4 cm x 3,5 cm. 
 - Hoa từ nách lá, cuống ngắn, cánh cờ rộng 12 - 17 mm, màu vàng tươi 
hoặc vàng nhạt tuỳ theo giống. 
 - Quả (củ) ra ở cuối cuống hoa, thường có 1 hạt, đôi khi có 2 hạt. 
 - Cuống hoa dài trung bình 10 - 15 cm hoặc hơn. 
 - Kích thước củ phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, tuy nhiên trung bình 
khoảng 4 mm x 5 mm. 
 - Trọng lượng nghìn hạt khoảng 70-80 g. 
5.7.2. Điều kiện thích nghi 
 - Điều kiện đất đai: Nhìn chung, cây lạc dại thường đựợc tìm thấy ở các 
vùng đất đỏ, đất cát phù sa. Khả năng chống chịu mặn kém đến trung bình. 
 - Độ ẩm: Có thể sống được ở những nơi có lượng mưa trung bình năm 
1000 - 2000mm, nhưng phát triển nhất ở những vùng có lượng mưa trên 1500 
mm/năm, sống được trong mùa khô khoảng 4 tháng. Có khả năng chống chịu 
ngập nhưng không phát triển được nếu úng ngập xảy ra thường xuyên. 
 - Nhiệt độ: Cây lạc dại sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 220 
C – 280C. Khi gặp giá lạnh, đỉnh cành bị chết nhưng thảm cây sẽ được khôi 
phục từ cành và hạt. 
- Ánh sáng: Cây có khả năng sinh trưởng tốt hơn khi được trồng dưới cây 
che bóng hơn là khi được trồng ở nơi ít nắng. 
5.7.3. Giá trị sử dụng 
 - Che phủ đất ở các khu đất trống và trồng dưới tán cây cao (Đặc biệt là 
cây ăn quả như cam, bưởi, xoài, ... và cây khác như hạt tiêu) 
 - Làm cây cảnh ở các khu đất trống như dải phân cách trên các trục đường 
giao thông, trước cửa khách sạn, trong công viên, v.v. 
 - Trong nông lâm nghiệp, lạc dại là cây cố định đạm nên có tác dụng che 
phủ đất, chống xói mòn, bảo vệ và cải tạo đất đồng thời cũng là cây thức ăn gia 
súc cao cấp. 
 143 
5.7.4. Kỹ thuật trồng 
a. Chuẩn bị hom giống: 
 Cắt sát gốc khi cây đang ở giai đoạn bánh tẻ, lá bắt đầu chuyển sang màu 
hơi vàng, cao 30 - 40cm 
b. Chuẩn bị đất trồng 
 Phát, xới sạch cỏ dại đem tủ vào gốc cây ăn quả, dùng cuốc xẻ rãnh sâu 
20 - 25cm, hàng cách nhau 25 - 30cm. Với những nơi đất dốc nên trồng theo 
đường đồng mức hoặc theo từng băng rộng, hẹp tùy địa hình để có tác dụng 
chống xói mòn cho đất. Trồng cách gốc cây ăn quả khoảng 50-100cm. 
c. Trồng 
 Trồng theo lối áp tường, mỗi cụm gồm 2 - 3 hom cành cách nhau 10-
15cm. Lấp đất kỹ, nện chặt cho nhanh bén rễ. Nếu có điều kiện thì tưới nhẹ vừa 
đủ ẩm. 
d. Chăm sóc: 
 Sau trồng 25 - 30 ngày cây lạc bắt đầu bén rễ, nẩy chồi, lúc này nên nhổ 
cỏ cho lạc dại bằng tay để tránh bật gốc, chết cây. Với những nơi trồng thuần 
thành đồng cỏ thì sau khoảng 3 - 4 tháng có thể cắt cây để làm giống nhân rộng 
ra hoặc làm phân xanh, làm thức ăn cho gia súc. Cắt xong, làm cỏ, xới đất cho 
tơi xốp và tưới đủ ẩm cho cây tiếp tục sinh trưởng, phát triển cho các lứa cắt tiếp 
theo. 
5.8. Cây Keo dậu 
5.8.1 . Đặc điểm hình thái 
- Cây thân gỗ trung bình, thường xanh cao khoảng 5-8m. Thân tròn, có 
phân cành. Vỏ nhẵn, màu xám hoặc nâu 
- Rễ có nhiều nốt sần cố định đạm 
- Lá màu xanh thẫm 
- Hoa màu kem, mọc thành từng cụm tròn 
- Quả đậu dài, hẹp và dẹt, mọc thành từng chùm. Quả màu xanh khi non 
chuyển thành màu xám hoặc vàng khi già. Mỗi quả chứa 15-20 hạt dẹt màu 
thẫm 
- Hạt nảy mầm trong khoảng 7- 8 ngày sau khi gieo 
Sau khi trồng 2 năm, năng suất gỗ trung bình 10-60m3 /ha/năm và sản 
lượng thức ăn cho vật nuôi là 40-80 tấn/ha/năm 
5.8.2 . Điều kiện thích nghi 
- Ánh sáng: Ưa sáng hoàn toàn 
- Độ cao địa hình: Có thể mọc ở độ cao đến 1500m 
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm 650 - 3000mm. Khả năng 
chịu hạn tốt, có thể chịu được mùa khô kéo dài 4 - 8 tháng 
 144 
- Nhiệt độ trung bình năm 25 - 300 C 
- Đất đai: Ưa đất ẩm, thấm nước, thoát nước tốt. Không có khả năng chịu 
lũ lụt. Nhạy cảm với đất có hàm lượng canxi thấp và đất chua 
5.8.3. Giá trị sử dụng 
- Củi đun, gỗ 
- Bột giấy và các sản phẩm sợi 
- Thức ăn động vật nuôi (20% protein), nhưng có thể độc hại đối với các 
loài động vật không nhai lại như ngựa, lợn, gia cầm và thỏ nếu chúng chỉ ăn 
thức ăn này trong một thời gian dài. 
- Làm cây che bóng, chống xói mòn và cải tạo đất. 
- Làm cọc leo cho cây tiêu 
5.8.4. Kỹ thuật trồng 
a. Chuẩn bị nguyên liệu 
 - Hạt giống: Hạt giống tiêu chuẩn cho 1ha là 20kg. Hạt cần được xử lý 
trước khi gieo 
 - Cây con: Sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh, 3 - 4 tháng tuổi 
b. Làm đất: 
 - Cày bừa và làm đất bình thường như các loại đậu đỗ khác. 
 - Lên luống rộng 3m, trên luống rạch hàng cách nhau 70 - 80cm. 
 - Trường hợp trồng theo đường đồng mức thì nên trồng 2 - 3 hàng so le 
nhau theo đường đồng mức đã thiết kế trước và hàng cách hàng 50 - 60cm. 
c. Bón lót 
 - Bón phân chuồng theo hàng 10 tấn/ha, phân lân nung chảy 300kg/ha, 
kali clorua 150kg/ha. Phân lân và kali bón trước khi bừa lần cuối hoặc hàng năm 
bón 1 lần vào vụ xuân. 
d. Thời vụ gieo trồng: Thời vụ tốt nhất là tháng 4 hàng năm, có thể gieo vào 
tháng 3 nhưng khi có rệp hại ngọn non cần phải phun Vofatoc như trừ rệp ở đậu 
với chu kỳ 15 ngày một lần. 
e. Trồng 
 - Gieo hạt: Hạt đã xử lý đem gieo theo hàng đã rạch sâu 7 - 10cm, lấy sâu 
4 - 5cm (không quá sâu). Với lượng hạt 20kg hạt khô/ha, tỷ lệ nảy mầm 75%, 
trung bình 1m dài theo hàng gieo 20 hạt để khi cây 4 tháng tuổi có 10 cây/m. 
 - Nếu trồng bằng cây con thì cây cách cây là 10cm, áp dụng phương pháp 
trồng cây con có bầu hoặc rễ trần 
f. Chăm sóc: 
 Sau khi gieo hạt 7 - 10 ngày cây mọc đều, nếu cây bị chết cần gieo dặm. 
Sau khi cây mọc 15 ngày cần làm cỏ đợt đầu, xới đất giữa hàng, nhổ cỏ trong 
 145 
hàng 20 - 30 ngày sau lần làm cỏ đợt đầu, lần làm cỏ thứ 2 (chủ yếu xới cỏ giữa 
hai hàng) không cần thật hết cỏ, chỉ cần ức chế cỏ dại, xới đất tạo điều kiện cho 
keo dậu sinh trởng. Nếu ruộng bị úng cần tháo kiệt nớc. Sau 2 tháng cây non 
mọc khỏe, nếu còn cỏ dại nhiều cần xới cỏ tiếp tạo điều kiện cho keo dậu lấn át 
cỏ dại. 
 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Anh (chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình về cây che phủ đất? 
2. Anh(chị ) hãy nhận biết một số loài cây che phủ đất thường được trồng trong 
các hệ thống nông lâm kết hợp? 
 C. Ghi nhớ 
- Khái niệm cây che phủ đất 
- Tác dụng của cây che phủ đất 
- Các phương pháp sử dụng cây che phủ đất 
- Một số nguyên tắc chọn cây trồng che phủ đất 
- Nhận biết một số loài cây che phủ, bảo vệ đất. 
 146 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
TRỒNG CÂY TRONG HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP 
 I. Vị trí, tính chất của mô đun : 
- Vị trí: 
Mô đun trồng cây trong hệ thống Nông lâm kết hợp là một mô đun chuyên 
môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề sản xuất Nông 
lâm kết hợp; được giảng dạy sau các mô đun: Xác định nhu cầu thị trường và lựa 
chọn sản phẩm Nông lâm kết hợp, Thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp và trước 
các mô đun: Chăn nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp, Lập kế hoạch và hạch 
toán trong sản xuất Nông lâm kết hợp. Mô đun Trồng cây trong hệ thống nông 
lâm kết hợp cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. 
- Tính chất: 
Mô đun Trồng cây trong hệ thống Nông lâm kết hợp là mô đun không thể 
thiếu trong chương trình của nghề sản xuất Nông Lâm kết hợp.Để đạt được mục 
tiêu của mô đun cần thiết phải có hiện trường thực hành, thực tập ngoài thực địa, 
thời gian giảng dạy của mô đun đảm bảo tối thiểu 130 giờ 
 II. Mục tiêu: 
- Trình bày được kỹ thuật trồng các nhóm cây lâu năm, cây ngắn ngày 
trong hệ thống Nông lâm kết hợp. 
- Lựa chọn được phương thức trồng hợp lý cho các loài cây trong các mô 
hình Nông lâm kết hợp, các loài cây được trồng đúng yêu cầu kỹ thuật. Nhận 
dạng và lựa chọn được một số loài cây che phủ đất thường được trồng trong các 
mô hình nông lâm kết hợp trong cả nước 
- Cần cù, yêu nghề và khuyến khích người dân địa phương trồng các loài 
cây có giá trị , phù hợp với điều kiện địa phương nhằm nâng cao đời sống cho 
người dân từ các mô hình Nông lâm kết hợp 
 III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài dạy 
Địa 
điểm 
Thời lƣợng 
Tổng số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
 Bài mở đầu Lý 
thuyết 
Lớp 
học 
2 
MĐ 
03- 01 
Trồng một số 
loài cây lâu 
năm 
Tích 
hợp 
hiện 
trường 
68 18 48 2 
 147 
MĐ 
03- 02 
Trồng một số 
loài cây ngắn 
ngày 
Tích 
hợp 
Hiện 
trường 
32 08 23 1 
MĐ 
03- 03 
Trồng một số 
loài cây che 
phủ đất 
Tích 
hợp 
Hiện 
trường 
22 8 13 1 
 Kiểm tra hết mô đun 8 
 Cộng 132 36 84 12 
 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
 - Hình thức tổ chức: Theo nhóm, mỗi nhóm 10 người 
 - Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu 
 - Thời gian thực hiện: 
 - Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu (cho lớp 30 người) 
Điều kiện cơ sở vật chất, nguyên vật liệu Số lƣợng 
- Phòng học 01 
- Mô hình 01 
- Giấy Ao 50 tờ 
- Giấy A4 5 gam 
- Bút dạ 50 cái 
- Thước kẻ, thước dây 5 cái 
- Cuốc 30 cái 
- Quang gánh 30 đôi 
- Phân bón Theo từng qui trình cụ thể 
- Cây giống đủ tiêu chuẩn Theo qui trình cụ thể 
Điều kiện khác: Quần áo bảo hộ lao động, giày vải, mũ, nón, găng tay. 
 148 
 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
 5.1. Bài 1. Trồng một số loài cây lâu năm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Tiêu chuẩn cây con đem trồng - Kiểm tra chất lượng cây con 
- Sơ đồ bố trí cây trồng - So sánh mật độ trồng với mật độ 
hướng dẫn trồng trong tài liệu. 
- Tiêu chuẩn hố trồng - Kiểm tra kích thước hố 
- Thao tác kỹ thuật trồng cây. - So sánh kỹ năng của người thực 
hiện với hướng dẫn trong quy trình. 
- An toàn lao động trong khi thực 
hiện công việc 
- Bảo hộ lao động, theo dõi, giám sát 
thao tác người làm. 
5.2. Bài 2: Trồng một số loài cây ngắn ngày 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Tiêu chuẩn dụng cụ làm đất 
- Kiểm tra số lượng và chất 
lượng dụng cụ lao động. 
- Chất lượng đất trồng - Kiểm tra độ tơi xốp đối với đất 
rẫy. 
- Phối trộn phân và bón lót - Kiểm tra độ đồng đều phối trộn 
phân bón và kỹ năng bón phân. 
- Kỹ thuật gieo trồng - Đánh giá kỹ năng gieo thẳng 
hàng trong quá trình thao tác công 
việc. 
- An toàn lao động trong khi 
thực hiện 
- Đánh giá mức độ an toàn đối 
với người và cây trồng. 
- Tưới nước - Kiểm tra phương pháp tưới và 
xác định kết quả tưới. 
- Làm cỏ, xới đất - Kiểm tra độ sạch sau khi làm 
cỏ và độ tơi xốp của đất. 
- Bón thúc - Kiểm tra độ đồng đều phối trộn 
phân vô cơ. 
- Đánh giá kỹ năng xới đất bón 
 149 
phân. 
- Phòng trừ sâu bệnh - Kiểm tra kỹ năng xác định sâu 
bệnh hại và kỹ thuật phun thuốc hóa 
học. 
5.3. Bài 3 Trồng một số loài cây che phủ đất 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
- Những hiểu biết về cây che phủ đất. - Kiểm tra kiến thức. 
- Nhận dạng một số loài cây che phủ 
đất 
- Kiểm tra khả năng nhận dạng. 
- Bố trí cây che phủ đất trong hệ 
thống nông lâm kết hợp 
- So sánh với hướng dẫn. 
 VI. Tài liệu tham khảo 
1. Mô đun Trồng một số loài cây ăn quả. Trường Cao đẳng nghề công nghệ và 
Nông lâm Đông Bắc. 
2. Bộ Nông nghiệp và Công ty chè Việt nam, 2002, Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật 
trồng, chăm sóc và thu hoạch chè, NXBNN. 
3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật 
lâm sinh, tập 2, NXB khoa học và công nghệ, Hà nội. 
4. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông quốc gia, 
Nguyễn Viết Khoa, Võ Đại Hải, Nguyễn Đức Thanh (2008), Kỹ thuật canh tác 
trên đất dốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
5. Hà Quang Hùng, 2005, Phòng trừ dịch hại tổng hợp cây trồng nông 
nghiệp.NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 
6. Nguyễn Văn Hoan, 1998, Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân, Nhà xuất 
bản nông nghiệp Hà nội. 
7. Nguyễn Văn Hoan, 2007, Kỹ thuật thâm canh các giống lúa chuyên mùa chất 
lượng cao, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 
PGS.TS Đào Thanh Vân, Giáo trình Cây Ngô, Trường Đại học Nông Lâm Thái 
Nguyên. 
8. Trần Ngọc Ngoạn, 2003, Kỹ thuật canh tác sắn trên đất dốc. Nhà xuất bản 
nông nghiệp Hà Nội. 
9.Trường cao đẳng nghề công nghệ và nông Lâm Đông Bắc (2009), Giáo trình 
trồng cây lâm nghiệ 
 150 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thành Vân - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề 
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thư ký: Ông Nguyễn Quang Chung - Phó giám đốc Trung tâm Trường Cao 
đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Tiên Phong, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ 
và Nông Lâm Đông Bắc 
 - Bà Lê Thị Tình, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông 
Lâm Phú Thọ 
 - Bà Nguyễn Thị Duyên, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và 
Nông Lâm Đông Bắc 
 - Ông Nguyễn Kế Tiếp, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến 
ngư Quốc gia./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Thực - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công 
nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 
2. Thư ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Phan Thanh Minh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ 
và Nông Lâm Nam Bộ 
 - Bà Phạm Thanh Thủy - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công 
nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 
 - Ông Nguyễn Tuấn Hảo - Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù 
Ninh./. 
 151 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_trong_cay_trong_he_thong_nong_lam_ket_hop_nghe_sa.pdf