Giáo trình Xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết hợp

Bài 1: Kiến thức cơ bản về thị trƣờng

Mục tiêu:

Học xong bài này học viên có khả năng:

- Trình bày được các khái niệm cơ bản về thị trường, bản chất của thị

trường;

- Phân biệt được các đặc trưng của thị trường, chức năng và nhiệm vụ

marketing;

- Có tinh thần trách nhiệm, có thái độ cầu thị và tiến bộ, hợp tác, chia sẻ

kinh nghiệm.

A. Nội dung

1. Các khái niệm cơ bản

1.1. Nhu cầu

Là hình thức thể hiện sự tồn tại (sự sống) và sự vận động của con người

trong cuộc sống

1.2. Mong muốn

Là nhu cầu phù hợp với nét tính cách văn hóa của con người (thói quen,

đặc điểm tâm sinh lý, giới tính, dân tộc, tôn giáo )

1.3. Cầu (yêu cầu)

Là mong muốn phù hợp với khả năng thanh toán của con người ở trên thị

trường

Nói cách khác: Cầu phải thỏa mãn hai điều kiện từ cả hai phía, phía người

mua (người có yêu cầu) và phía người bán (người đáp ứng yêu cầu thông qua

trao đổi ở trên thị trường)

1.4. Sản phẩm

Là những hàng

hóa, dịch vụ, tiện nghi

mà người bán mong

muốn và cần đem đáp

ứng cho người tiêu dùng

Hình 01: Sản phẩm rau xanh, củ quả và cây giống7

1.5. Khách hàng

Là những người đi

mua sản phẩm trên thị

trường để đáp ứng nhu

cầu của mình

pdf 31 trang yennguyen 4780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết hợp

Giáo trình Xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết hợp
1 
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
GIÁO TRÌNH 
XÁC ĐỊNH NHU CẦU THỊ 
TRƢỜNG VÀ LỰA CHỌN SẢN 
PHẨM NÔNG LÂM KẾT HỢP 
MÃ SỐ:MĐ01 
NGHỀ SẢN XUẤT NÔNG LÂM KẾT HỢP 
Trình độ: Sơ cấp nghề 
2 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được 
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham 
khảo. 
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01 
3 
LỜI GIỚI THIỆU 
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến người dân, khuyến khích 
và tạo mọi điều kiện cho người dân làm giầu, dân có giầu thì nước mới mạnh. 
Đề án 1956 “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Chính 
phủ nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Trong điều kiện kinh tế thị 
trường, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu qủa là một trong những yêu cầu 
cấp bách của các ngành nghề trong đó nghề “Sản xuất nông lâm kết hợp” phục 
vụ công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì việc biên soạn tài liệu dùng 
cho người học nghề trình độ Sơ cấp là hết sức cần thiết. 
 Giáo trình mô đun “ Xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm 
nông lâm kết hợp“ là một trong những tài liệu phục vụ cho nghề sản xuất nông 
lâm kết hợp. Giáo trình này được biên soạn một cách ngắn gọn phân bổ hợp lý 
giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về xác 
định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết hợp. 
 Để phổ cập kiến thức về xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản 
phẩm nông lâm kết hợp trong thực tiễn sản xuất cho nông dân. Chúng tôi xin 
giới thiệu giáo trình “Xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông 
lâm kết hợp“. Giáo trình được tổ chức giảng dạy đầu tiên của nghề sản xuất 
nông lâm kết hợp; Giáo trình này gồm các nội dung chính sau: 
 Bài 1: Kiến thức cơ bản về thị trường 
 Bài 2: Xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết 
hợp 
Chúng tôi biên soạn giáo trình này với mục đích: Làm giáo trình giảng dạy; 
Tài liệu cho người học trình độ Sơ cấp nghề; Tài liệu tham khảo cho những người có 
nhu cầu xác định nhu cầu thị trường, lựa chọn cây trồng, vật nuôi trong hệ thống 
nông lâm kết hợp. 
Để hoàn thành giáo trình này, chúng tôi chân thành cảm ơn sâu sắc đến Vụ tổ 
chức Cán bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao 
động Thương binh và Xã hội, lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông 
lâm Đông Bắc, các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi trong quá 
trình thu thập tài liệu và biên soạn giáo trình này, song vì thời gian có hạn nên không 
thể tránh khỏi những sai sót rất mong được sự đóng góp và xây dựng của bạn đọc để 
giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. 
 Xin trân trọng giới thiệu giáo trình! 
 Tham gia biên soạn 
 1.Ths. Trần Đình Mạnh - Chủ biên 
 2.Ths. Hoàng Thị Thắm 
 3. Kỹ sư Trần Quang Minh 
4 
MỤC LỤC 
ĐỀ MỤC TRANG 
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1 
MỤC LỤC ........................................................................................................ 4 
MÔ ĐUN: XÁC ĐỊNH NHU CẦU THỊ TRƢỜNG VÀ LỰA CHỌN SẢN 
PHẨM NÔNG LÂM KẾT HỢP ...................................................................... 5 
Giới thiệu mô đun: ......................................................................................... 5 
BÀI 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ THỊ TRƢỜNG ....................................... 6 
Mục tiêu: ........................................................................................................ 6 
A. Nội dung .................................................................................................... 6 
1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 6 
2. Thị trường và kinh tế thị trường .................................................................. 7 
3. Marketing ................................................................................................. 10 
B. Câu hỏi kiểm tra nhận thức ...................................................................... 11 
C. Ghi nhớ .................................................................................................... 12 
BÀI 2: XÁC ĐỊNH NHU CẦU THỊ TRƢỜNG VÀ LỰA CHỌN SẢN 
PHẨM NÔNG LÂM KẾT HỢP .................................................................... 13 
Mục tiêu: ...................................................................................................... 13 
A. Nội dung .................................................................................................. 13 
1. Xác định nhu cầu thị trường trong sản xuất nông lâm kết hợp .................. 13 
2. Lựa chọn sản phẩm sản xuất trong nông lâm kết hợp................................ 24 
B. Các bước và cách thức thực hiện công việc:............................................. 25 
C. Câu hỏi nhận thức, bài tập và sản phẩm thực hành của học viên .............. 27 
D. Ghi nhớ.................................................................................................... 27 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN XÁC ĐỊNH NHU CẦU THỊ 
TRƢỜNG VÀ LỰA CHỌN SẢN PHẨM NÔNG LÂM KẾT HỢP: ........... 28 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: ...................................................................... 28 
II. Mục tiêu của mô đun: .............................................................................. 28 
III. Nội dung chính của mô đun: ................................................................... 28 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ............................................ 28 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................ 29 
VI. Tài liệu tham khảo .................................................................................. 30 
5 
MÔ ĐUN: XÁC ĐỊNH NHU CẦU THỊ TRƢỜNG 
VÀ LỰA CHỌN SẢN PHẨM NÔNG LÂM KẾT HỢP 
Mã mô đun: MĐ01 
Giới thiệu mô đun: 
 Mô đun “ Xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết 
hợp” là mô đun khởi đầu của nghề sản xuất nông lâm kết hợp; 
 Mục tiêu của mô đun giúp người học nắm được những kiến thức cơ bản 
về thị trường, xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm sản xuất trong 
nông lâm kết hợp. Qua đó xác định vai trò, trách nhiệm của bản thân người học 
đối với việc học nghề để tự tạo việc làm và phát triển kinh tế gia đình, địa 
phương; 
 Phương pháp học tập: Người học đọc trước tài liệu; nghe giáo viên trình 
bày bài giảng, suy nghĩ, nhận thức về kiến thức thu nhận được; học viên thảo 
luận theo nhóm và làm bài tập kiểm tra định kỳ và kiểm tra hết môn; 
 Phương pháp đánh giá kết quả học tập của mô đun: 
 - Phương pháp kiểm tra: 
 + Lần 1: Sau khi kết thúc bài 1, nội dung kiểm tra bài 1; Hình thức kiểm 
tra: Lý thuyết; Thời gian kiểm tra 01 giờ. 
 + Lần 2: Sau khi kết thúc bài 2, nội dung kiểm tra bài 2; Hình thức kiểm 
tra: 01 bài tập về xác định nhu cầu thị trường; Thời gian kiểm tra 01 giờ. 
 + Kiểm tra hết mô đun: Sau khi kết thúc cả 2 bài, nội dung kiểm tra bài 1 
và bài 2; Hình thức kiểm tra: Kết hợp cả lý thuyết và thực hành; Thời gian kiểm 
tra 02 giờ. 
 - Nội dung đánh giá: 
 + Thời gian tham gia học tập nhiều hơn 80% tổng số giờ qui định 
 + Người học phải qua kiểm tra 02 bài định kỳ, 01 bài kiểm tra hết môn và 
đạt kết quả từ 5 điểm trở lên 
 + Trình bày kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu mô đun 
 + Hình thức kiểm tra: Viết 
 + Kết quả kiểm tra đánh giá theo thang điểm 10. Phần lý thuyết chiếm 
60%, bài tập thực hành chiếm 40%. 
6 
Bài 1: Kiến thức cơ bản về thị trƣờng 
Mục tiêu: 
 Học xong bài này học viên có khả năng: 
- Trình bày được các khái niệm cơ bản về thị trường, bản chất của thị 
trường; 
- Phân biệt được các đặc trưng của thị trường, chức năng và nhiệm vụ 
marketing; 
- Có tinh thần trách nhiệm, có thái độ cầu thị và tiến bộ, hợp tác, chia sẻ 
kinh nghiệm. 
A. Nội dung 
1. Các khái niệm cơ bản 
1.1. Nhu cầu 
 Là hình thức thể hiện sự tồn tại (sự sống) và sự vận động của con người 
trong cuộc sống 
1.2. Mong muốn 
 Là nhu cầu phù hợp với nét tính cách văn hóa của con người (thói quen, 
đặc điểm tâm sinh lý, giới tính, dân tộc, tôn giáo) 
1.3. Cầu (yêu cầu) 
 Là mong muốn phù hợp với khả năng thanh toán của con người ở trên thị 
trường 
 Nói cách khác: Cầu phải thỏa mãn hai điều kiện từ cả hai phía, phía người 
mua (người có yêu cầu) và phía người bán (người đáp ứng yêu cầu thông qua 
trao đổi ở trên thị trường) 
1.4. Sản phẩm 
 Là những hàng 
hóa, dịch vụ, tiện nghi 
mà người bán mong 
muốn và cần đem đáp 
ứng cho người tiêu dùng 
 Hình 01: Sản phẩm rau xanh, củ quả và cây giống 
7 
1.5. Khách hàng 
 Là những người đi 
mua sản phẩm trên thị 
trường để đáp ứng nhu 
cầu của mình 
 Hình 02: Khách hàng mua gạo trong siêu thị 
1.6. Người bán 
 Là người sở hữu sản phẩm với mong muốn đáp ứng cho khách hàng 
(người mua) vì mục đích thu lợi 
1.7. Cung 
 Là bên bán (một loại sản phẩm tương tự) cùng khối lượng sản phẩm mà 
họ có thể đáp ứng cho bên cầu 
1.8. Giá cả 
 Là biểu hiện bằng tiền của giá trị của sản phẩm, là sự đối thoại giữa sản 
phẩm với khách hàng. 
2. Thị trường và kinh tế thị trường 
2.1.Thị trường 
2.1.1. Khái niệm thị trường 
Sơ đồ 01: Mô tả thị trƣờng sản phẩm, hàng hóa 
Ng-ê
i 
b¸n 
Ng-ê
i 
mua 
ThÞ tr-êng 
S¶n phÈm, hµng 
hãa 
TiÒ
n 
8 
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về thị trường, nhưng ở đây chỉ nêu ra 
khái niệm chủ yếu: 
+ Thị trường là một hình thức biểu hiện sự phân công lao động xã hội (ở 
đâu có sự phân công lao động ở đó có thị trường) 
+ Thị trường là nơi, địa điểm diễn ra các hoạt động chuyển nhượng, mua 
bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ 
+ Thị trường là nơi gặp nhau giữa cung và cầu. 
+ Thị trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế hình thành trong hoạt động 
mua và bán. 
* Tóm lại: 
+ Thị trường là nơi gặp nhau giữa người mua và người bán. 
+ Thị trường là biểu hiện sự thu gọn của quá trình mà thông qua đó các 
quyết định của các gia đình về tiêu dùng những mặt hàng nào, các quyết định 
của các công ty về sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? 
2.1.2. Bản chất của thị trường 
Bản chất của thị trường là chịu sự chi phối của các quy luật giá trị, cung 
cầu, cạnh tranh và quy luật lưu thông tiền tệ. 
2.1.3. Các loại thị trường: 
- Thị trường hàng hoá; 
- Thị trường tài chính; 
- Thị trường lao động; 
- Thị trường bất động sản; 
- Thị trường chứng khoán 
2.2. Kinh tế thị trường 
- Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao, khi tất 
cả các quan hệ kinh tế trong quá trình sản xuất xã hội đều được tiền tệ hoá. Cụ 
thể các yếu tố sản xuất như: Vốn, tài sản, sức lao động, chất xám, các sản phẩm, 
dịch vụ làm ra đều có giá, mà giá cả hình thành bởi quy luật cung cầu trên thị 
trường quyết định. 
- Những điều kiện của kinh tế thị trường: 
+ Tính tự chủ cao của các chủ thể kinh tế, hộ độc lập với nhau và toàn 
quyền quyết định với hoạt động kinh doanh của mình, sản xuất ra cái gì? Sản 
xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?. 
+ Người bán và người mua tự do giao dịch với nhau. 
+ Mua bán theo giá cả thị trường. 
 + Đảm bảo có đủ thông tin về thị trường. 
9 
2. 3. Đặc trưng của thị trường cân đối 
2.3.1. Đặc trưng số 1 
- Giá trị trung bình là hạt nhân để vận hành thị trường có lợi cho cả hai (bên 
bán và mua) 
- Giá trị thấp: Dẫn đến cạnh tranh giữa người bán với nhau 
- Giá trị cao: Dẫn đến cạnh tranh giữa người mua với nhau. 
2.3.2. Đặc trưng số 2 
Giá cả trung bình là hình thức trao đổi cụ thể của giá trị trung bình, giá trị 
trung bình lại thông qua tác dụng nảy sinh của giá cả trung bình. Vận hành thị 
trường giao động xây dựng xung quanh giá trị trung bình là đặc trưng thứ hai 
của thị trường thế cân bằng. 
2.3.3. Đặc trưng số 3 
Cung - cầu thích hợp 
Sơ đồ 02: Mô tả quan hệ cung cầu 
2.4. Quy luật và đặc tính cơ bản của thị trường 
2.4.1. Quy luật cạnh tranh 
Trong cơ chế thị trường có nhiều quy luật hoạt động như quy luật cung 
cầu, quy luật giá trị... nhưng quan trọng và là đặc trưng cơ bản của thị trường là 
quy luật cạnh tranh. 
1) Hoạt động của quy luật cạnh tranh 
Trong cơ chế thị trường hàng hoá sản xuất ra là để bán, muốn bán được 
hàng ai cũng tìm cách để cạnh tranh, giành giật khách hàng chiếm lĩnh thị 
trường lầm sao để hàng của mình bán được nhiều, làm sao người ta chỉ mua 
CÇu > 
Cung 
C¹nh 
tranh 
ng-êi 
mua 
T¨ng gi¸ 
Cung > 
CÇu 
C¹nh 
tranh 
ng-êi 
b¸n 
Gi¶m gi¸ 
Gi¸ c¶ trung 
b×nh 
Cung, cÇu 
thÝch hîp 
Gi¸ trÞ trung 
b×nh 
Cung, 
cÇu 
thÝch 
hîp 
Gi¸ c¶ 
trung 
b×nh 
Gi¸ trÞ 
trung 
b×nh 
10 
hàng của mình mà không mua hàng của người khác. Nếu bán được hàng là kinh 
doanh thành đạt, còn nếu không bán được hàng là thua lỗ. Tình trạng ở trên diễn 
ra phổ biến và ngày càng gay gắt trong cơ chế thị trường. 
2) Các yếu tố quyết định cạnh tranh 
- Một câu hỏi đặt ra: Tại sao người ta mua hàng của người này mà lại không 
mua hàng của người khác; 
- Có 4 yếu tố quyết định thắng lợi của cạnh trạnh; 
+ Sản phẩm và chất lượng sản phẩm 
+ Giá cả 
+ Sự tiêu thụ, địa điểm trao đổi 
+ Thái độ dịch vụ 
2.4.2. Quy luật về hiệu quả của sản xuất hàng hoá 
Chúng ta đều biết giữa các yếu tố chi phí (hao phí lao động, chi phí vật 
tư...) và sản lượng cây trồng, vật nuôi có quan hệ chặt chẽ. 
Nhưng trong phương thức sản xuất hàng hoá (sản xuất là để bán) điều 
nông dân quan tâm là đầu tư như thế nào để thu được nhiều lãi (lợi nhuận) nhất 
trên một đơn vị đầu tư. 
3. Marketing 
3.1. Nguyên nhân ra đời Marketing 
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản vấp phải những 
cuộc khủng hoảng triền miên, việc bán hàng giảm sút nhanh chóng, cạnh tranh 
giữa những người bán diễn ra gay gắt. Thị trường từ chỗ do người bán khống 
chế trở thành thị trường do người mua quyết định. Một nhà kinh tế phương tây 
là Marshal Fiel đã nhận xét "khách hàng bao giờ cũng có lý" hoặc như người ta 
vẫn nói "người mua là bà Hoàng của người bán". Mặt khác do khoa học công 
nghệ phát triển như vũ bão, sản phẩm được sử dụng trong xã hội ngày một 
phong phú và đa dạng hơn, thị hiếu của người tiêu dùng cũng thay đổi nhanh 
chóng, đã làm cho sản phẩm trở nên lạc hậu, việc bán hàng ngày một khó khăn. 
Trải qua gần 1 thế kỷ các nhà tư bản mới dựng ra một hệ thống quan điểm 
triết lý của nền kinh tế hàng hoá, có thể tóm tắt như sau: 
+ Người tiêu dùng chỉ ưu thích những sản phẩm phù hợp với thị trường của 
họ, tức là: 
- Chỉ nên bán cái thị trường cần hơn là nên bán cái mình có 
- Người mua là "bà Hoàng" của người bán. 
- Người mua nói chung các đòi hỏi của họ lµ đúng 
- Người tiêu dùng chỉ ưu thích những sản phẩm có chất lượng với giá cả 
phải chăng, cách bán hợp lý, tức là thị trường luôn có sự cạnh tranh. 
11 
3.2. Khái niệm Marketing 
Marketing là khoa học nghiên cứu các quy luật cung cầu, giá cả trên thị 
trường và hệ thống các phương pháp, các nghệ thuật, các thủ đoạn làm cho quá 
trình sản xuất phù hợp với yêu cầu và đạt hiệu qu ... g thông tin thu được, địa chỉ, 
cách liên lạc để có thể liên hệ lại nếu cần thiết. 
1.3.5. Xử lý thông tin (số liệu) 
Sau khi thu thập thông tin, bước tiếp theo chúng ta tiến hành xử lý các 
thông tin thu thập được; 
Mục đích của việc xử lý thông tin sau khi thu thập là chúng ta kiểm tra lại 
độ chính xác, hoàn chỉnh của thông tin, phân loại và thống kê các loại thông tin 
đã thu thập được. 
Sản phẩm cuối cùng của bước này là bảng thống kê nhu cầu của khách 
hàng về các sản phẩm sản xuất từ cây trồng, vật nuôi trong nông lâm kết hợp và 
bảng thống kê các thông tin về đối thủ cạnh tranh; 
Bảng 01: Bảng thống kê nhu cầu của khách hàng 
Số 
TT 
Họ và tên 
khách hàng 
Các thông tin về khách hàng, sản phẩm 
Địa 
chỉ 
Sản 
phẩm 
Số 
lƣợng 
mua 
Quy 
cách, 
chất 
lƣợng 
Giá 
mua 
Thời 
điểm 
mua 
Nhu cầu trong 
tƣơng lai 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 
21 
Bảng 02: Bảng thống kê thông tin về đối thủ cạnh tranh 
Số 
TT 
Họ và tên 
đối thủ 
cạnh tranh 
Các thông tin về khách hàng, sản phẩm 
Địa 
chỉ 
Sản 
phẩm 
Số 
lƣợng 
sản 
xuất 
Quy 
cách, 
chất 
lƣợng 
Giá 
bán 
Nơi 
bán 
Quy mô sản 
xuất tƣơng lai 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 
1.3.6. Xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm 
 Xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường chính là quá trình trả 
lời một số câu hỏi mà nhà sản xuất gặp phải trong quá trình sản xuất, đó là: 
 1) Trồng cây gì? Nuôi con gì? 
 2) Số lượng sản xuất bao nhiêu? 
 3) Quy cách, chất lượng sản phẩm như thế nào? 
 4) Sản xuất ra rồi bán ở đâu? 
 5) Giá bán sản phẩm là bao nhiêu? 
Để trả lời cho các câu hỏi ở trên, chúng ta cần tiến hành một số hoạt động 
sau: 
a) Lập bảng kê khả năng tiêu thụ sản phẩm 
Bảng 03: Bảng kê khả năng tiêu thụ sản phẩm 
Số TT Sản phẩm Nhu cầu Cung Khả năng tiêu thụ Ghi chú 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) 
* Ghi chú: Bảng 03: Trả lời được câu hỏi 1 và 2 
Cột (1): Ghi số thứ tự 
Cột (2): Ghi tên các loại sản phẩm (lấy số liệu ở cột 4 - Bảng 01) 
22 
Cột (3): Ghi tổng nhu cầu của khách hàng (lấy số liệu ở cột 5 - Bảng 01) 
Cột (4): Ghi tổng cung của thị trường (lấy số liệu ở cột 5 - Bảng 02) 
Cột (5): Ghi số lượng chênh lệch giữa cột 3 và cột 4 
Cột (6): Ghi giải thích nếu cần thiết 
b) Lập bảng kê quy cách , chất lượng sản phẩm 
Bảng 04: Bảng kê quy cách, chất lƣợng sản phẩm 
Số TT Sản phẩm 
Quy cách chất 
lƣợng theo thị 
trƣờng 
Quy cách chất 
lƣợng của đối thủ 
cạnh tranh 
Quy cách chất 
lƣợng dự định 
sản xuất 
(1) (2) (3) (4) (5) 
* Ghi chú: Bảng 04: Trả lời được câu hỏi 3 
Cột (1): Ghi số thứ tự 
Cột (2): Ghi tên các loại sản phẩm (xem xét lấy số liệu ở cột (2),(5) - Bảng 03) 
Cột (3): Ghi quy cách, chất lượng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu (lấy số liệu 
ở cột 6 - Bảng 01) 
Cột (4): Ghi quy cách, chất lượng sản phẩm đối thủ cạnh tranh sản xuất (lấy số 
liệu ở cột 6 - Bảng 02) 
Cột (5): Ghi quy cách sản phẩm mình dự định sản xuất (quy cách chất lượng đáp 
ứng yêu cầu khách hàng) 
c) Lập bảng kê địa điểm và giá bán của sản phẩm 
Bảng 05: Bảng kê địa điểm và giá bán của sản phẩm 
Số 
TT 
Sản 
phẩm 
Địa điểm 
khách 
hàng cần 
Địa điểm 
đối thủ 
bán 
Địa điểm 
dự kiến 
bán hàng 
Giá bán 
của 
khách 
hàng 
Giá bán 
của đối 
thủ 
Giá dự 
kiến 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 
23 
* Ghi chú: Bảng 05: Trả lời được câu hỏi 4 và 5 
Cột (1): Ghi số thứ tự 
Cột (2): Ghi tên các loại sản phẩm (xem xét lấy số liệu ở cột (2),(5) - Bảng 03) 
Cột (3): Ghi các địa điểm mà khách hàng yêu cầu (lấy số liệu ở cột 3 - Bảng 01) 
Cột (4): Ghi các địa điểm mà đối thủ cạnh tranh đã bán hàng (lấy số liệu ở cột 8 
- Bảng 02) 
Cột (5): Ghi địa điểm dự kiến bán hàng (bám vào địa điểm mua hàng của khách) 
Cột (6): Ghi giá mà khách hàng dự kiến trả tại khu vực dự kiến bán (lấy số liệu ở 
cột 7 - Bảng 01) 
Cột (7): Ghi giá bán của đối thủ cạnh tranh đang bán tại địa điểm chúng ta dự 
kiến ((lấy số liệu ở cột 7 - Bảng 02) 
Cột (8): Ghi giá bán chúng ta dự kiến tại các địa điểm chúng ta định bán 
d) Lập bảng kê khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường 
Bảng 06: Bảng kê khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trƣờng 
Số TT Sản phẩm Số lƣợng 
sản xuất 
Địa điểm 
tiêu thụ 
Quy cách chất lƣợng Giá bán 
(1) (2) (3) (4) (5) (6) 
* Ghi chú: 
Cột (1): Ghi số thứ tự 
Cột (2): Ghi tên các loại sản phẩm có thể sản xuất (lấy số liệu ở cột 2,5 - Bảng 
03) 
Cột (3): Ghi số lượng sản phẩm sản xuất (lấy số liệu ở cột 5 - Bảng 03) 
Cột (4): Ghi địa điểm tiêu thụ cho từng loại sản phẩm (lấy số liệu ở cột 5 - Bảng 
05) 
Cột (5): Ghi quy cách, chất lượng sản phẩm dự định sản xuất (lấy số liệu ở cột 5 
- Bảng 04) 
Cột (6): Ghi giá bán dự kiến cho các địa điểm khác nhau (lấy số liệu ở cột 8 - 
Bảng 05) 
24 
2. Lựa chọn sản phẩm sản xuất trong nông lâm kết hợp. 
2.1. Sự cần thiết phải lựa chọn sản phẩm trong sản xuất kinh doanh 
 Trong nền kinh tế thị trường. Với mục tiêu: Sản xuất không chỉ đủ tiêu 
dùng trong gia đình mà phải tìm kiếm xem loại cây trồng, vật nuôi nào có tính 
hàng hóa cao, có thể phát triển phù hợp với khả năng và điều kiện tự nhiên trong 
khu vực nhằm tăng thu nhập cho gia đình. 
 Như vậy, việc lựa chọn sản phẩm sản xuất kinh doanh trên cơ sở lựa chọn 
loại cây trồng, vật nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp là rất cần thiết có vai 
trò quan trọng như: 
 - Nó quyết định việc đầu tư và sử dụng vốn, lao động, đất đai cơ sở vật 
chất một cách hợp lý và có hiệu quả; 
 - Sản xuất nông lâm kết hợp phát triển bền vững tăng tích lũy và tái sản 
xuất; 
2.2. Những căn cứ để lựa chọn sản phẩm sản xuất trong nông lâm kết hợp 
 - Nhu cầu thị trường và thông tin thị trường; 
 + Xem thị trường cần gì? Sản phẩm đó bán có chạy không? 
 + Số lượng, chủng loại mà thị trường trong nước, nước ngoài cần hiện nay 
và tương lai? 
 + Chất lượng sản phẩm yêu cầu từng loại thị trường? 
 + Giá cả nông sản theo chất lượng và thời vụ? 
 - Căn cứ vào khả năng nguồn lực của nhà sản xuất; 
 + Điều kiện tự nhiên: Đất đai, thủy lợi, khí hậu, thời tiết 
 + Điều kiện: Vốn, máy móc thiết bị, vườn cây, đàn gia súc, kỹ thuật, lao 
động 
 - Căn cứ vào kinh nghiệm truyền thống sản xuất của địa phương; 
 - Triển vọng chiếm lĩnh thị trường của các đối thủ cạnh tranh; 
 - Căn cứ vào cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến 
lĩnh vực sản xuất nông lâm ngư nghiệp; 
2.3. Cơ cấu sản xuất kinh doanh trong nông lâm kết hợp 
 - Ngành sản xuất chính: Thường có tỷ trọng hàng hóa cao nhất gắn liền 
với tên mô hình sản xuất trong nông lâm kết hợp và nó quyết định quy mô kinh 
tế; 
 - Ngành sản xuất bổ sung: Lựa chọn để bổ sung hỗ trợ cho ngành sản xuất 
chính phát triển nhằm khai thác, sử dụng hợp lý đất đai, lao động, tiền vốn mà 
ngành sản xuất chính chưa sử dụng hết, có tỷ trọng sản phẩm hàng hóa thấp hơn 
ngành chính; 
25 
 - Ngành sản xuất phụ: Phục vụ cho ngành chính phát triển, nhằm khai 
thác sử dụng triệt để hơn nữa về đất đai, lao động, vốn góp phần tăng thu nhập 
năng cao đời sống cho mọi thành viên trong gia đình. 
2.4. Tiêu chuẩn lựa chọn một số cây trồng vật nuôi phổ biên trong sản xuất 
NLKH 
Sản phẩm sản xuất kinh doanh trong nông lâm kết hợp là nuôi con gì, 
trồng cây gì để bán sản phẩm thu được. 
* Ví dụ: 
+ Bán cây, bán củ, quả, hoa, hạt, thân cây 
+ Bán vật nuôi, sản phẩm thịt, sữa, trứng, giống vật nuôi, phân vật nuôi, 
bán lấy giống vật nuôi và công vật nuôi đi làm thuê 
2.4.1. Cây lâm nghiệp 
 - Cây lâu năm: Keo lai; Trám; Mít; Nhãn; Tràm; Dầu rái; Đước; Giẻ; Tre 
luồng; Phi Lao; Quế; Thông; 
2.4.2. Cây công nghiệp 
 - Cây: Chè; Cà phê; 
2.4.3. Cây ăn quả 
- Cam; Quýt; Bưởi; Chanh; 
2.4.4. Cây che phủ mặt đất 
 - Cây che phủ đất: Đậu thiều; Cỏ Ghine; Cỏ Ruzi; 
2.4.5. Cây cải tạo đất 
 - Cây ngắn ngày: Dứa; Lạc dại. 
2.4.6. Vật nuôi 
 - Giống trâu: Việt Nam; Murrahi 
 - Giống bò: Việt Nam; Bò Lai Sindhi; Bò H’Mông; Bò Hà Lan; Brahman 
 - Giống dê: Dê cỏ; Dê Bách Thảo 
 - Giống lợn: Lợn Móng cái; Mường Khương; Yorkshire; Landrace 
 - Giống gà: Gà ri; Gà đông tảo; Gà hồ; Gà mía; Gà Tam hoàng; Lương 
Phượng; Sasso; Kabir; Ai cập; 
 - Giống vịt: Vịt cỏ; Vịt bầu; Vịt Bắc Kinh; Vịt Khaki Campbell 
 - Giống cá: Trắm; Trôi; Chép; Mè; Rô phi; 
 - Giống ong mật; 
B. Các bƣớc và cách thức thực hiện công việc: 
 Xác định nhu cầu thị trường 
26 
Bước 1: Xác định thông tin cần thu thập; 
 1) Thông tin về khách hàng 
 2) Thông tin về đối thủ cạnh tranh 
 3) Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất 
Bước 2: . Xác định nguồn cung cấp thông tin; 
 1) Nhà sản xuất kinh doanh và những người mua, bán các sẩn phẩm từ 
cây trồng, vật nuôi 
 2) Nông dân 
 3) Các cán bộ khuyến nông 
 4) Các nhà nghiên cứu thị trường 
 5) Sách báo 
 6) Tạp chí, bản tin 
 7) Truyền thanh, truyền hình 
 8) Internet 
9) Các nguồn thông tin khác 
Bước 3: Xác định phương pháp thu thập thông tin 
1) Phương pháp tài liệu 
2) Phương pháp hiện trường 
a) Phỏng vấn (trưng cầu ý kiến) 
b) Quan sát 
c) Phiếu điều tra 
d) Phương pháp khác 
Bước 4: Thu thập thông tin thị trường 
Bước 5. Xử lý thông tin (số liệu) 
Bước 6: Xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm 
 Xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường chính là quá trình trả 
lời một số câu hỏi mà nhà sản xuất gặp phải trong quá trình sản xuất, đó là: 
 1) Trồng cây gì? Nuôi con gì? 
 2) Số lượng sản xuất bao nhiêu? 
 3) Quy cách, chất lượng sản phẩm như thế nào? 
 4) Sản xuất ra rồi bán ở đâu? 
 5) Giá bán sản phẩm là bao nhiêu? 
Bước 7: Hoạt động sau khi xác định nhu cầu thị trường 
27 
C. Câu hỏi nhận thức, bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 
1)Câu hỏi kiểm tra nhận thức 
Câu 1: Nêu mục đích, ý nghĩa của việc xác định nhu cầu thị trường? 
Câu 2: Cho biết các nguồn cung cấp thông tin về thị trường sản xuất kinh doanh 
cây trồng, vật nuôi? 
Câu 3: Nêu những căn cứ để lựa chọn sản phẩm sản xuất trong nông lâm kết 
hợp? 
2 )Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 
Bài tập Hình thức 
thực hiện 
Thời gian Kết quả và sản phẩm 
1. Xác định nhu cầu thị 
trường và lựa chọn sản 
phẩm trong sản xuất 
kinh doanh nông lâm 
kết hợp 
Nhóm 28 giờ - Khả năng tiêu thụ sản 
phẩm cây trồng, vật nuôi 
trong nông lâm kết hợp 
D. Ghi nhớ 
 Xác định nhu cầu thị trường là quá trình thu thập thông tin và xử lý dữ 
liệu về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thị trường để sản xuất kinh doanh trong 
nông lâm kết hợp đạt hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường; 
28 
HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN MÔ ĐUN: 
XÁC ĐỊNH NHU CẦU THỊ TRƢỜNG VÀ LỰA CHỌN SẢN PHẨM 
NÔNG LÂM KẾT HỢP 
I. Vị trí, tính chất của mô đun: 
 - Đây là mô đun khởi đầu của nghề sản xuất nông lâm kết hợp, được 
giảng dạy đầu tiên cho các học viên tham gia học nghề sản xuất nông lâm kết 
hợp; 
 - Mô đun này cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng về xác 
định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết hợp; 
II. Mục tiêu của mô đun: 
 Kết thúc mô đun này người học sẽ: 
 Xác định được nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết 
hợp; 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài 
Tên các bài trong 
mô đun 
Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời lƣợng 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
Tra
*
MĐ01- 01 
Kiến thức cơ bản 
về thị trường 
Tích 
hợp 
Lớp 
học 
12 3 8 1 
MĐ01- 02 
Xác định nhu cầu 
thị trường và lựa 
chọn sản phẩm 
nông lâm kết hợp 
Tích 
hợp 
Lớp 
học 
hiện 
trường 
40 9 30 1 
 Kiểm tra hết mô đun 4 4 
 Cộng 56 12 38 6 
* Ghi chú: Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nên thời gian kiểm tra 
được tính trong tổng số giờ thực hành. 
IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 
4.1. Các hoạt động 
1) Học viên đọc tài liệu trước 
2) Nghe giáo viên trình bày (hướng dẫn ban đầu) 
3) Chia nhóm trao đổi thảo luận câu hỏi, bài tập thực hành (4 – 5 nhóm) 
29 
4) Thực hành xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm sản xuất 
trong nông lâm kết hợp 
4.2. Điều kiện cơ sở vật chất, nguyên vận liệu 
 1) Phòng học, hiện trường tham quan học tập 
2) Giấy Ao; Giấy A4; Bút dạ; Thước kẻ; Máy tính tay; 
Nguyên vật liệu Số lượng 
- Giấy Ao 56 tờ 
- Giấy A4 0,5gam 
- Bút dạ 24 cái 
- Thước kẻ 7 cái 
- Máy tính tay 7 chiếc 
- Băng dán giấy 2 cuộn 
2) Phiếu phỏng vấn, sổ ghi chép; 
3) Bản mẫu bảng kê thu tập thông tin (thị trường, sản phẩm, khách hàng, 
đối thủ cạnh tranh) 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Thông tin về khách hàng 
Kiểm tra danh sách các thông 
tin khách hàng 
Thông tin về đối thủ cạnh tranh 
Kiểm tra danh sách các thông 
tin đối thủ cạnh tranh 
Nguồn cung cấp thông tin 
Kiểm tra sự phù hợp giữa các 
nguồng cung cấp thông tin 
Thu đủ thông tin, nguồn thông tin đảm bảo 
So sách các thông tin đã thu, 
cần thu 
Bảng kê đầy đủ nhu cầu và thông tin đối thủ 
cạnh tranh 
Kiểm tra, đối chiếu 
Lựa chọn được loài cây trồng, vật nuôi trong 
 nông lâm kết hợp 
Kiểm tra, đối chiếu các thông 
tin với khả năng thiêu thụ sản 
phẩm 
30 
VI. Tài liệu tham khảo 
1. Năm 1993. Kinh tế trang trại gia đình trên Thế giới và Châu Á, NXB 
Khoa học xã hội. 
2. Năm 1995. Kinh tế hộ Nông, Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 
3. Năm 1997. Kinh tế hộ, lịch sử và triển vọng phát triển, Nhà xuất bản 
Khoa học xã hội . 
4. GS-TS. Đỗ Hoàng Toàn Viện Đại học mở Hà Nội, 1997. Marketing . 
5. Năm 1999. Tài liệu tập huấn Khuyến Nông, NXB Nông nghiệp. 
6. Năm 1999. Hỏi - đáp về luật kinh tế của luật gia, Luật doanh nghiệp. 
NXB Chính trị Quốc gia . 
7. Năm 2000. Lê Đức Sửu . Giáo trình Quản lý kinh tế hộ trang trại, nhà 
xuất bản Nông nghiệp. 
31 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG 
CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thành Vân - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề 
Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 
2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán 
bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Quang Chung - Phó giám đốc Trung tâm Trường Cao 
đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 
4. Các ủy viên: 
 - Ông Nguyễn Tiên Phong, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ 
và Nông Lâm Đông Bắc 
 - Bà Lê Thị Tình, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông 
Lâm Phú Thọ 
 - Bà Nguyễn Thị Duyên, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và 
Nông Lâm Đông Bắc 
 - Ông Nguyễn Kế Tiếp, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến 
ngư Quốc gia./. 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 
(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Thực - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công 
nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 
2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
3. Các ủy viên: 
 - Ông Phan Thanh Minh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ 
và Nông Lâm Nam Bộ 
 - Bà Phạm Thanh Thủy - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công 
nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 
 - Ông Nguyễn Tuấn Hảo - Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù 
Ninh./. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_xac_dinh_nhu_cau_thi_truong_va_lua_chon_san_pham.pdf