Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị
Tóm tắt
Nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, dạy và học các môn Lý luận chính trị ( LLCT) nói
riêng, là vấn đề thường trực, luôn được quan tâm và đã được luận bàn khá nhiều ở các khía cạnh
khác nhau. Nhân kỷ niệm 55 năm Đại học Ngoại thương, bài viết này lại tiếp tục bàn về việc nâng
cao chất lượng dạy và học các môn LLCT nhưng đặt trong điều kiện đào tạo theo tín chỉ và trên tinh
thần quán triệt quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học theo Nghị quyết 29-NQ/TƯ
của Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 8 khóa XI. Theo đó, trên cơ sở làm rõ đặc điểm các môn LLCT,
bài viết trình bày các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các môn học này trong
điều kiện đào tạo theo tín chỉ và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị
GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO 106 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 77 (11/2015) 1. Đặc điểm các môn Lý luận chính trị Thứ nhất, các môn LLCT vốn là các môn lý luận, mang tính tổng hợp, khái quát và trừu tượng cao, nhất là môn triết học, nên khó dạy và khó học. Bởi vậy, để người học dễ hiểu, nắm được nội dung bài giảng, đòi hỏi người dạy phải giảng giải thấu đáo vấn đề, biết sử dụng tổng hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp và với sự minh họa thuyết phục bằng các ví dụ sinh động, cụ thể. Làm được như vậy sẽ giúp cho người học chẳng những dễ hiểu, nắm được kiến thức môn học, mà còn cảm nhận được sự gần gũi của môn học với cuộc sống. Mặt khác, người học cũng phải làm quen, thích nghi với kiểu tư duy trừu tượng, tư duy khái quát, không dừng lại ở tri thức miêu tả, thu nhận các hiện tượng bề ngoài sự vật, mà phải nhận thức lý tính, tìm ra bản chất, quy Tóm tắt Nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, dạy và học các môn Lý luận chính trị ( LLCT) nói riêng, là vấn đề thường trực, luôn được quan tâm và đã được luận bàn khá nhiều ở các khía cạnh khác nhau. Nhân kỷ niệm 55 năm Đại học Ngoại thương, bài viết này lại tiếp tục bàn về việc nâng cao chất lượng dạy và học các môn LLCT nhưng đặt trong điều kiện đào tạo theo tín chỉ và trên tinh thần quán triệt quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học theo Nghị quyết 29-NQ/TƯ của Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 8 khóa XI. Theo đó, trên cơ sở làm rõ đặc điểm các môn LLCT, bài viết trình bày các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các môn học này trong điều kiện đào tạo theo tín chỉ và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học. Từ khóa: nâng cao chất lượng, lý luận chính trị, giải pháp. Mã số: 188.051015. Ngày nhận bài: 13/10/2015. Ngày hoàn thành biên tập: / /2015. Ngày duyệt đăng: 05/10/2015. Summary Improving the quality of teaching and learning in general, teaching and learning political theories subjects in particular, is a regular issue, which has been in attention and discussed in many aspects. On the occasion of 55th anniversary of Foreign Trade University, under credit- system condition and based on the spirit of grasping thoroughly the content of Decision 29-NQ/ TƯ on fundamental and comprehensive renovation for graduate education, this paper continues discussing about improving the quality of teaching and learning political theories subjects. By that way, after clarifying the characteristics of political theories subjects, the paper suggests sulutions to improve the quality of teaching and learning these subjects under the condition of credit system and fundamental and comprehensive renovation for graduate education Key words: quality improvement, political theories, solution Paper No.188.051015. Date of receipt: 13/10/2015. Date of revision: / /2015. Date of approval: 05/10/2015. GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Đoàn Văn Khái* * PGS, TS, Trường Đại học Ngoại thương; Email: doanvankhai@gmail.com GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO 107Taïp chí KIN H TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 77 (11/2015) luật bên trong sự vật. Thứ hai, lý luận nói chung, LLCT nói riêng có nguồn gốc từ thực tiễn. Bởi vì lý luận là một hệ thống tri thức biểu hiện qua các khái niệm, phạm trù, quy luật, nguyên lý, được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ bản chất, những tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Lý luận được hình thành không phải ở bên ngoài thực tiễn mà trong mối liên hệ với thực tiễn. Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó thực tiễn giữ vai trò quyết định. Đặc điểm này đòi hỏi khi dạy và học các môn lý luận ( theo nghĩa rộng, tất cả các môn khoa học lý thuyết đều thuộc lĩnh vực lý luận), trong đó có các môn LLCT, phải biết gắn lý luận với thực tiễn, dùng thực tiễn để minh họa, làm sáng tỏ lý luận; đồng thời biết dùng lý luận để chỉ đạo, định hướng hoạt động thực tiễn của con người, đây chính là các phương pháp luận được rút ra từ nội dung các bài giảng (nhất là các bài giảng triết học). Việc dạy và học các môn LLCT nếu chỉ dừng lại ở lý luận chung chung thì người học rất khó hiểu bởi tính trừu tượng vốn có của nó, do đó họ không thấy được vai trò, giá trị, sự cần thiết của lý luận, lại càng không biết vận dụng lý luận vào thực tiễn, cũng bởi vậy mà ích lợi của việc học các môn LLCT rất hạn chế, không đạt được mục đích đặt ra. Thứ ba, các môn LLCT vốn có tính tư tưởng, nhất là tư tưởng chính trị, vì thế nó tác động trực tiếp không chỉ đến thế giới quan, phương pháp luận của người học, mà còn đến nhân sinh quan, niềm tin, bản lĩnh, ý thức chính trị của họ. Mặt khác, ở nước ta, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định là nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam và của toàn xã hội. Vì thế, các môn LLCT có quan hệ trực tiếp đến quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nó trở thành bộ phận chủ đạo tạo nên cơ sở lý luận của đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước (các môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh); đồng thời nó cũng phản ánh quan điểm, đường lối của Đảng về những vấn đề cơ bản trong cách mạng giải phóng dân tộc trước đây, trong bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay (môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam). Vì vậy, các môn LLCT là các môn học bắt buộc trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta. Ban Tuyên giáo trung ương trực tiếp chỉ đạo và Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức biên soạn và quản lý nội dung chương trình môn học, tài liệu giảng dạy và học tập, thời lượng,các môn học này và được thực hiện thống nhất trong cả nước. Các trường không được biên soạn nội dung chương trình, giáo trình các môn LLCT. Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng quy định cụ thể về công tác tổ chức giảng dạy, học tập các môn LLCT, việc đi tập huấn, đi thực tế cũng như các chế độ, chính sách đối với đội ngũ giảng viên LLCT. Đặc điểm trên đòi hỏi giảng viên LLCT không chỉ có kiến thúc chuyên môn và thực tiễn tốt, phương pháp giảng dạy phù hợp, am hiểu về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, mà còn phải có ý thức chính trị đúng đắn, biết gắn giảng dạy chuyên môn với việc liên hệ, vận dụng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, cũng đòi hỏi các cơ sở đào tạo, nhất là đội ngũ lãnh đạo các nhà trường phải có nhận thức đúng về vai trò, vị trí, sự cần thiết của các môn LLCT trong chương trình đào tạo, từ đó coi trọng và thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO 108 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 77 (11/2015) và học các môn LLCT cũng như các chế độ, chính sách đối với đội ngũ giảng viên LLCT. 2. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học các môn Lý luận chính trị Quán triệt những nội dung cơ bản về mục tiêu cụ thể, nội dung giáo dục, phương pháp giảng dạy và cách đánh giá kết quả học tập đối với giáo dục đại học được xác định trong Nghị quyết 29-NQ/TƯ nói trên, gắn với đặc điểm các môn LLCT và trong điều kiện đào tạo theo tín chỉ, để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các môn LLCT, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau: 2.1. Nhóm giải pháp từ phía đội ngũ giảng viên Lý luận chính trị Một là, bản thân đội ngũ giảng viên LLCT phải thường xuyên nâng cao chất lượng bài giảng, thể hiện ở nội dung học thuật và tính cập nhật của kiến thức chuyên môn cũng như thực tiễn. Hai là, áp dụng tốt các phương pháp giảng dạy tích cực, phù hợp với đặc thù môn học và khai thác có hiệu quả các phương tiện giảng dạy hiện đại. Thực tiễn giảng dạy cho thấy, đối với các ngành khoa học xã hội (nhất là những môn học có tính lý luận cao), để giờ giảng đạt được hiệu quả, phải sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: thuyết trình, nêu vấn đề, gợi mở, tạo tình huống, người học cùng tham gia,Trong các phương pháp đó, thuyết trình vẫn là phương pháp chủ đạo, nhưng phải là thuyết trình có đổi mới, cách tân theo hướng kích thích tính tích cực của người học, nghĩa là trong thuyết trình có nêu vấn đề, phát vấn, tạo tình huống, người học cùng tham gia, v.v.. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc lựa chọn, sử dụng những phương pháp nào và mức độ sử dụng ra sao tùy thuộc vào nội dung và đặc điểm môn học ( thậm chí phụ thuộc vào từng bài trong môn học), vào mục tiêu mà chủ thể giảng dạy đặt ra, vào đối tượng người học và điều kiện, phương tiện vật chất cần thiết phục vụ cho quá trình dạy và học. Chẳng hạn, các khái niệm, phạm trù, quy luật, nguyên lý trong triết học rất trừu tượng vì nó có tính khái quát cao, do đó giảng viên thường phải giảng giải, phân tích dưới hình thức diễn dịch hoặc quy nạp, tức là sử dụng phương pháp thuyết trình. Đồng thời, để dễ hiểu khi thuyết trình, giảng viên hay dùng thủ pháp dẫn người học từ cái họ đã biết đến cái họ cần phải biết thông qua các ví dụ sinh động, nghĩa là đi từ cụ thể đến trừu tượng, từ đơn lẻ đến khái quát. Nhưng khi giảng phần ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ các nguyên lý, quy luật, thì giảng viên lại có thể sử dụng các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, tạo tình huống để người học suy nghĩ, tự lý giải, tự liên hệ, vận dụng vào hoạt động nhận thức và thực tiễn nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của họ. Nghĩa là, giảng viên phải biết khai thác, sử dụng tổng hợp các phương pháp giảng dạy một cách linh hoạt và khéo léo. Mặt khác, cần nhận thức rõ rằng, dù áp dụng phương pháp giảng dạy nào thì cũng phải nhằm đạt được mục tiêu là giúp cho người học dễ hiểu bài, nắm được bản chất của vấn đề; kích thích được tư duy sáng tạo, tính tich cực của người học; biết vận dụng lý luận vào thực tiễn; giờ giảng hấp dẫn, thu hút người học và nhất là làm cho họ hiểu được ý nghĩa, giá trị, ích lợi của môn học, từ đó họ yêu mến môn học. Đây cũng chính là cái đích mà chủ thể giảng dạy phải hướng đến, đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng phương pháp giảng dạy. Cũng xin nói thêm rằng, các phương tiện giảng dạy hiện đại, công nghệ thông tin có ý nghĩa rất quan trọng, hỗ trợ cho quá trình giảng dạy, nhưng không thể thay cho vai trò GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO 109Taïp chí KIN H TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 77 (11/2015) của người thầy, vì thế không được lạm dụng chúng; đặc biệt, không được đồng nhất việc sử dụng phương tiện giảng dạy hiện đại với phương pháp giảng dạy hiện đại. Trong điều kiện đào tạo theo tín chỉ, người học có thể tiếp nhận tri thức qua nhiều kênh: thầy, thư viện, công nghệ thông tin,... nhưng “kênh người thầy” vẫn là kênh chủ đạo và quan trọng nhất. Bởi lẽ, người thầy không chỉ đơn thuần cung cấp tri thức mà còn hướng dẫn, chỉ ra cho người học hướng khai thác và xử lý thông tin, giúp họ không phải đi đường vòng trong quá trình nhận thức chân lý. Chúng ta phê phán kiểu dạy: thầy đọc, trò ghi máy móc và “học vẹt”, chứ không phải phê phán cách dạy: thầy giảng, trò ghi. Vì khi giảng bài, thông qua nội dung bài giảng, cách thức và phong thái giảng dạy, người thầy tác động không chỉ đến lý trí mà còn đến tâm lý, tình cảm của người học, qua đó tạo hứng thú cho người học, giúp họ dễ hiểu bài, đồng thời góp phần hình thành ở họ tình cảm, niềm tin, ý chí, khát vọng hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ. Ba là, tăng cường gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình giảng dạy, coi đây là một yêu cầu bắt buộc đối với giảng viên. Bởi vì, xét về bản chất, lý luận được hình thành từ thực tiễn, nên việc gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy không chỉ giúp người học dễ hiểu bài, thấy được vai trò của lý luận đối với thực tiễn và mối liên hệ giữa chúng, mà còn giúp họ làm quen việc gắn lý luận với thực tiễn ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó cũng chính là cách gắn học với hành, khắc phục tình trạng “ năng học bất năng hành” hoặc áp dụng lý luận, lý thuyết một cách giáo điều, rập khuôn, máy móc. Suy cho cùng, việc biết vận dụng lý luận, lý thuyết vào thực tiễn chính là mục đích cao nhất và là giá trị đích thực của sự học, là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động giáo dục, đào tạo. Để gắn được lý luận với thực tiễn trong giảng dạy, giảng viên phải có vốn thực tiễn rộng, phong phú (thực tiễn của ngành, của đất nước, của thế giới, v.v.), mà muốn có thực tiễn này, giảng viên phải có óc quan sát, thu thập thông tin từ thực tiễn, từ cuộc sống bằng nhiều phương tiện, biện pháp khác nhau (đọc, nghe, nhìn, trực tiếp, gián tiếp,v.v.). Tuy nhiên, thực tiễn không bao giờ đứng im, nó là một quá trình luôn vận động và phát triển, rất đa dạng, phong phú và nhiều chiều. Vì vậy, giảng viên phải biết phân tích, chọn lọc, tổng hợp, khái quát, nghĩa là phải xử lý tốt thông tin để tìm ra những thực tiễn phù hợp, điển hình, phổ biến, cập nhật và sinh động. Đồng thời, giảng viên phải biết cách gắn sao cho đúng, cho trúng lý luận với thực tiễn, biết cách khai thác thực tiễn từ các khía cạnh khác nhau; liều lượng gắn cũng phải hợp lý, tránh tình trạng sử dụng những thực tiễn sơ sài, vụn vặt, đơn lẻ, không mang tính phổ biến hoặc lạm dụng, sa đà vào thực tiễn (biến giờ học thành buổi nói chuyện thời sự hoặc kể chuyện phiếm), mà xem nhẹ việc cung cấp những tri thức khoa học, những lý luận, lý thuyết cần và đủ cho người học. Mặt khác, cần gắn dạy chữ với dạy người; gắn việc giảng dạy chuyên môn với việc liên hệ, vận dụng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vào thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này đòi hỏi giảng viên phải có vốn liếng thực tiễn rộng, phong phú, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và phải am hiểu các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, v.v.. Bốn là, tăng cường tổ chức cho sinh viên thảo luận, đảm bảo đủ thời lượng theo qui định, vì đây là một hình thức dạy và học tích GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO 110 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 77 (11/2015) cực thông qua trao đổi, chất vấn, đối thoại giữa giảng viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên, qua đó giúp sinh viên nắm kiến thức lý luận và thực tiễn của môn học tốt hơn, phát huy tính tích cực, sáng tạo của cả người dạy và người học. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả các buổi thảo luận, phải quan tâm thực hiện tốt các công việc: lựa chọn hình thức thảo luận cũng như vấn đề thảo luận, công tác chuẩn bị cho thảo luận, cách tổ chức, điều hành trong thảo luận, việc nhận xét, đánh giá, cho điểm, tạo động lực kích thích tinh thần tham gia thảo luận của sinh viên,Trong đó, cần đặc biệt lưu ý mấy điểm sau: - Lựa chọn vấn đề thảo luận phù hợp: Vấn đề được lựa chọn để thảo luận ở hình thức thảo luận nhóm (giảng viên chia lớp sinh viên thành các nhóm, giao đề tài cho các nhóm chuẩn bị và sẽ trình bày trong các buổi thảo luận sau) thường lớn hơn ở hình thức thảo luận nêu vấn đề (giảng viên nêu vấn đề, yêu cầu sinh viên chuẩn bị và sẽ trình bày trong các buổi hoặc các phần thảo luận sau ). Tuy nhiên, dù áp dụng hình thức thảo luận nào thì vấn đề thảo luận phải không quá dễ, không quá khó, là những nội dung chính của môn học, có tính thực tiễn, tính thời sự và kích thích tư duy của sinh viên. - Làm tốt công tác chuẩn bị thảo luận: Giảng viên cần giới thiệu tài liệu, địa chỉ nơi khai thác thông tin, kiến thức có liên quan đến vấn đề thảo luận. Cùng với đó, sinh viên phải tích cực, chủ động chuẩn bị nội dung thảo luận; đối với thảo luận nhóm, nhóm trưởng phải lên kế hoạch phân công cho từng thành viên với nhiệm vụ, thời gian hoàn thành cụ thể, tổ chức thảo luận trong nhóm, lập báo cáo và thông qua toàn nhóm trước khi nộp cho giảng viên để phục vụ cho việc trình bày của nhóm trước toàn lớp trong buổi thảo luận. - Trong điều hành thảo luận: Giảng viên cần khuyến khích chất vấn, tranh luận, lôi cuốn sự tham gia đông đảo của sinh viên, kích thích tính tích cực, tư duy sáng tạo của họ. Đồng thời, giảng viên phải có nhận xét, đánh giá tinh thần làm việc, sự hợp tác, chất lượng bài thảo luận, của các cá nhân và nhóm sinh viên (nếu là thảo luận nhóm); khích lệ, động viên đúng mức, tạo động lực (cộng điểm cho sinh viên chẳng hạn) để gia tăng tính tích cực thảo luận của sinh viên. Năm là, tích cực hướng dẫn sinh viên viết tiểu luận môn học. Tiểu luận là một bài tập lớn, trong đó sinh viên phải luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nó có tác dụng giúp sinh viên làm quen với nghiên cứu khoa học, hiểu sâu hơn những vấn đề cơ bản của môn học, bước đầu biết gắn lý luận với thực tiễn, góp phần rèn luyện kỹ năng viết của sinh viên. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc viết tiểu luận, giảng viên cần khuyến khích, định hướng sinh viên lựa chọn những đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp sinh viên tập làm quen phát hiện các vấn đề thực tiễn và dùng lý luận để luận giải các vấn đề thực tiễn đó. Sáu là, chủ động và tích cực hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu, đây là một nhiệm vụ mà giảng viên phải thực hiện khi áp dụng đào tạo theo tín chỉ. Ngay từ buổi lên lớp đầu tiên, giảng viên phải cung cấp cho sinh viên đề cương môn học; nêu rõ những nội dung sinh viên tự học, tự nghiên cứu; giới thiệu tài liệu học tập; có biện pháp thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của sinh viên (một trong những biện pháp đó là các vấn đề thảo luận, đề kiểm tra, đề thi không loại trừ những nội dung giao cho sinh viên tự học, tự nghiên cứu), qua đó buộc họ phải tự giác trong công việc tự học, tự nghiên cứu. GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO 111Taïp chí KIN H TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 77 (11/2015) Bảy là, do các môn học có tính lý luận, đòi hỏi người học phải hiểu được bản chất của vấn đề và biết vận dụng lý luận vào thực tiễn, nên khi đánh giá kết quả học tập của sinh viên, không áp dụng hình thức trắc nghiệm mà thực hiện dưới 2 hình thức: vấn đáp (cho sinh viên biết trước bộ câu hỏi) hoặc viết tự luận (có thể là đề mở) và trong đề thi, đề kiểm tra luôn có 2 phần: kiến thức môn học và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn. Theo đó, khi đánh giá bài thi, bài kiểm tra, không dừng lại ở việc xem xét mức độ thuộc bài của người học, mà phải nhìn nhận và đánh giá cao sự hiểu biết bản chất vấn đề, năng lực tư duy lý luận và khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn của người học. Đồng thời, đánh giá theo quá trình với 3 điểm thành phần: chuyên cần (trọng số 10%), kiểm tra giữa kỳ (trọng số 30- 40%), thi hết môn (trọng số 50 - 60%). Tám là, nêu cao ý thức trách nhiệm của người thầy. Thực hiện nghiêm túc qui chế giảng dạy về nội dung chương trình, thời lượng, đánh giá kết quả học tập của sinh viên,v.v.. Để thực hiện được những yêu cầu, nhiệm vụ nói trên, giảng viên phải không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn (cả lý luận và thực tiễn), phương pháp giảng dạy, ngoại ngữ, tin học. Điều này đòi hỏi giảng viên phải tích cực, chủ động tham gia các khóa đào tạo (thạc sĩ, tiến sĩ, bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp,...) và tự đào tạo; tăng cường nghiên cứu khoa học (tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, viết các bài báo khoa học, viết sách,...); thường xuyên cập nhật kiến thức thực tiễn dưới nhiều hình thức, thực hiện chế độ đi thực tế (được đi thực tế 1 lần khoảng 7 ngày / năm). 2.2. Nhóm giải pháp từ phía sinh viên Để nâng cao chất lượng học tập các môn LLCT trong điều kiện đào tạo theo tín chí, bản thân sinh viên cần: Thứ nhất, rèn luyện năng lực nhận thức, năng lực tự học, tự nghiên cứu, nâng cao khả năng tiếp thu bài giảng. Thứ hai, biết lựa chọn phương pháp học tập thích hợp, đạt hiệu quả cao; có kỹ năng đọc sách, nghe giảng và ghi chép tốt. Rèn luyện cách học hiểu bản chất vấn đề, không dừng lại ở hiện tượng, từ đó biết rút ra phương pháp luận trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cũng như trong cuộc sống nói chung. Thứ ba, phải nắm được nội dung chương trình của chuyên ngành đào tạo, nắm vững mục tiêu môn học cũng như mục tiêu của từng bài; xây dựng kế hoạch học tập phù hợp và nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó; chú ý đăng ký số tín chỉ một cách hợp lý, phù hợp với năng lực học tập, sức khỏe, điều kiện của bản thân và quy chế đào tạo. Thứ tư, phải chủ động, tích cực đọc giáo trình, tài liệu tham khảo, chuẩn bị cho thảo luận, làm bài tập đầy đủ, trước khi lên lớp, tránh tình trạng học thụ động. Thứ năm, rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, biết hoài nghi khoa học với các câu hỏi luôn thường trực trong đầu như: Tại sao như vậy? Bản chất của nó là gì? Liệu có thể khác được không? v.v.; mạnh dạn đưa ra những ý kiến, nhận xét, thắc mắc, với thầy và bạn. Làm quen với việc phát hiện các vấn đề thực tiễn và dùng lý luận để luận giải các vấn đề thực tiễn, có ý thức gắn lý luận với thực tiễn, gắn học với hành ngay trong quá trình học tập. Thứ sáu, xác định động cơ học tập đúng GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO 112 Taïp chí KINH TEÁ ÑOÁI NGOAÏI Soá 77 (11/2015) đắn, tự giác, chăm chỉ, có quyết tâm cao trong học tập. Muốn đạt được những điều nêu trên, ngoài sự tự thân nỗ lực của sinh viên, cơ sở đào tạo cần phải dạy cho sinh viên phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học ngay từ năm thứ nhất (Trường Đại học Ngoại thương đã và đang thực hiện). Trong tuần giáo dục công dân đầu khoá, phổ biến rõ cho sinh viên biết kế hoạch học tập toàn khoá, chương trình đào tạo của ngành học, qui chế đào tạo và các qui định liên quan đến sinh viên,Cũng cần khích lệ tinh thần học tập của sinh viên, kịp thời khen thưởng động viên họ. 2.3. Nhóm giải pháp từ phía cơ sở đào tạo Cơ sở đào tạo có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy và học các môn LLCT nói riêng. Vì vậy, Nhà trường cần lưu ý một số điểm sau: - Tổ chức giảng dạy các môn LLCT một cách khoa học và hợp lý, nên tiếp tục xếp các môn học này rải ra ở năm thứ nhất và năm thứ hai như hiện nay, bảo đảm tính lôgíc giữa các môn học. Hơn nữa, không chỉ riêng các môn LLCT, mà tất cả các môn (trừ môn ngoại ngữ), nên xếp mỗi lớp không quá 120 sinh viên, lớp thảo luận bằng một nửa số đó. - Nghiên cứu, cải tiến sao cho việc quản lý hoạt động giảng dạy trên mạng như thời khóa biểu, danh sách lớp học, danh sách lớp thi, vào điểm, đổ điểm,được thuận tiện, không hay bị trục trặc, bảo đảm sự thống nhất giữa danh sách lớp học và danh sách lớp thi để giảng viên không phải mất khá nhiều thời gian và công sức như hiện nay. Nên chăng, các khoa chuyên môn có các trợ lý hành chính đảm trách các công việc hành chính nói trên thay cho các giảng viên. - Tăng cường hơn nữa công tác quản lý, kiểm tra việc giảng dạy của các giảng viên. Khoa Lý luận chính trị cần tiếp tục duy trì tốt việc dự giờ giảng của các giảng viên để góp ý, rút kinh nghiệm. - Trên cơ sở kế hoạch xây dựng đội ngũ của Nhà trường, Khoa Lý luận chính trị cần thực hiện tốt kế hoạch cụ thể của Khoa đã được xây dựng trong việc cử giảng viên đi đào tạo tiến sĩ, bồi dưỡng chuyên môn, trong và ngoài nước. - Tiếp tục lấy ý kiến phản hồi từ phía người học với hình thức thích hợp về việc giảng dạy của giảng viên, coi đây là một kênh thông tin quan trọng để giảng viên rút kinh nghiệm. - Thư viện có đủ giáo trình môn học để cho sinh viên mượn. Nhà trường nên dành thêm phòng cho sinh viên tự học ( nếu có thể). - Cần chú ý sao cho các trang thiết bị cần thiết ở giảng đường như: micro, máy tính, máy chiếu, màn hình, luôn vận hành tốt, hỗ trợ hiệu quả cho công tác giảng dạy và học tập. 2.4. Nhóm giải pháp từ phía Bộ Giáo dục và Đào tạo Với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo, trong đó có giáo dục LLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần: - Nhận thức đúng vị trí của các môn LLCT trong chuơng trình giáo dục đại học để phân bổ thời lượng hợp lý và có qui định phù hợp về việc dạy và học các môn LLCT. - Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc dạy và học các môn LLCT của các trường đại học và cao đẳng. - Tổ chức xây dựng nội dung chương trình, biên soạn giáo trình các môn LLCT bảo đảm tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tiễn, GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO 113Taïp chí KIN H TEÁ ÑOÁI NGOAÏISoá 77 (11/2015) phù hợp với thời lượng môn học và đối tượng người học. - Cho phép các trường biên soạn sách tham khảo môn học, gắn với ngành nghề đào tạo. - Thực hiện chế độ tập huấn hàng năm và cung cấp tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu về LLCT cho giảng viên LLCT. Tóm lại, nâng cao chất lượng dạy và học các môn LLCT là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học nói chung, cũng là góp phần thiết thực triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Có thể nói, những giải pháp được đề cập trên đây là những giải pháp cơ bản và chúng có quan hệ hữu cơ với nhau. Vì thế, chúng chỉ phát huy tác dụng khi được thực hiện một cách đồng bộ, trong đó sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước, của lãnh đạo các cơ sở đào tạo về việc dạy và học các môn LLCT cũng như việc nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên LLCT có ý nghĩa quyết định.q Tài liệu tham khảo 1. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị BCHTU lần thứ 8 khóa XI, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2014. 2. Đoàn Văn Khái, Một số ý kiến về đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn ở bậc đại học, T/c Kinh tế đối ngoại, số 5/ 2003. 3. Đoàn Văn Khái, Gắn lý luận với thực tiễn - biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, T/c Kinh tế đối ngoại, số16/2006. 4. Phùng Thị Quỳnh Trang, Một số trao đổi về phương pháp thảo luận nhóm, www.ctet,edu.vn
File đính kèm:
- gop_phan_nang_cao_chat_luong_day_va_hoc_cac_mon_ly_luan_chin.pdf