Hệ vi mạch lập trình được trong thiết bị mật mã

Tóm tắt: Kỹ thuật xử lý tín hiệu số DSP (Digital Signal Processing) đóng vai trò

quan trọng trong lĩnh vực thông tin viễn thông. DSP xử lý hình ảnh, âm thanh, dữ

liệu.thành tín hiệu (và ngược lại) trong các thiết bị của mạng viễn thông. Mặt khác sự

phát triển của kỹ thuật mã thám tiên tiến đặt cho các nhà thiết kế thuật toán mã mật mới

những đòi hỏi độ an toàn mật mã cao và phải đáp ứng các điều kiện: hiệu năng mã hóa

cao, có thể cứng hóa module mật mã, làm việc thích ứng trong môi trường đặc biệt. Bài

báo nghiên cứu vai trò của hệ vi mạch lập trình được và ứng dụng trong thiết kế chế tạo

module mật mã dùng trong các hệ thống bảo mật thông tin.

pdf 8 trang yennguyen 2080
Bạn đang xem tài liệu "Hệ vi mạch lập trình được trong thiết bị mật mã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ vi mạch lập trình được trong thiết bị mật mã

Hệ vi mạch lập trình được trong thiết bị mật mã
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính 
Nguyễn Nam Hải, “Hệ vi mạch lập trình được trong thiết bị mật mã.” 138 
HỆ VI MẠCH LẬP TRÌNH ĐƯỢC TRONG THIẾT BỊ MẬT MÃ 
Nguyễn Nam Hải* 
Tóm tắt: Kỹ thuật xử lý tín hiệu số DSP (Digital Signal Processing) đóng vai trò 
quan trọng trong lĩnh vực thông tin viễn thông. DSP xử lý hình ảnh, âm thanh, dữ 
liệu...thành tín hiệu (và ngược lại) trong các thiết bị của mạng viễn thông. Mặt khác sự 
phát triển của kỹ thuật mã thám tiên tiến đặt cho các nhà thiết kế thuật toán mã mật mới 
những đòi hỏi độ an toàn mật mã cao và phải đáp ứng các điều kiện: hiệu năng mã hóa 
cao, có thể cứng hóa module mật mã, làm việc thích ứng trong môi trường đặc biệt. Bài 
báo nghiên cứu vai trò của hệ vi mạch lập trình được và ứng dụng trong thiết kế chế tạo 
module mật mã dùng trong các hệ thống bảo mật thông tin. 
Từ khóa: Sử lý tín hiệu số, FPGA, Bộ đồng xử lý mật mã đa thuật toán, AES. 
1. VAI TRÒ HỆ VI MẠCH LẬP TRÌNH ĐƯỢC TRONG 
XỬ LÝ SỐ TÍN HIỆU 
Những năm gần đây đã có những bước tiến lớn trong phương pháp thiết kế mạch và hệ 
thống kỹ thuật số cũng như cứng hóa thiết bị. Sự phát triển mạnh mẽ của các vi mạch 
chuyên dụng ASIC và Bộ vi xử lý ASIP (Application Specific Instruction Set Processors) 
với độ phức tạp lên đến triệu cổng logic cho phép hoàn thiện quy trình công nghệ làm 
giảm kích thước phần tử bán dẫn và tăng số lớp kết nối và cho phép ứng dụng kỹ thuật lập 
trình mới tạo ra cấu trúc FPLD (Field Programmable Logic Devices) với khả năng tái lập 
trình và cấu hình lại [5],[8],[10]. Những tính năng này của FPLD cho phép thực hiện các 
thuật toán xử lý số tín hiệu DSP tốt hơn một cách đáng kể so với thực hiện trên các bộ xử 
lý tín hiệu. 
Hiện nay tùy thuộc vào cấu trúc các hệ thống FPLD được phân thành hệ vi mạch: 
CPLD (PLDs Complex) và FPGA (Field Progammable Gate Array). 
Kiến trúc đặc trưng CPLD là sử dụng trong hệ vi mạch nhiều cấu trúc kiểu PAL 
(Programmable Array Logic) nhóm lại trong các khối SPLD (Simple PLD). Các khối này 
được kết nối với nhau để chuyển tín hiệu từ đầu vào bên ngoài vào các khối logic bên 
trong và giữa các khối. 
Tính năng quan trọng của CPLD là: khả năng kết nối giữa các phần tử bất kỳ của cấu 
trúc lập trình nhanh và thời gian lan truyền tín hiệu. Kiến trúc ma trận và các công nghệ sử 
dụng có ảnh hưởng lớn đến thời gian truyền tín hiệu. Trong các hệ thống CPLD hiện đại, 
thời gian lan truyền tín hiệu thường không quá 0.8 ... 3 ns (như trong GRP firma Lattice, 
PIA - Altera, PIM - Cypress, Zia - Xilinx). Ngoài ra còn có hệ thống, trong đó thời gian 
lan truyền tín hiệu giảm xuống còn khoảng 100... 200 ps (Zia, AIM - Xilinx). 
Một Hệ vi mạch lập trình được có kiến trúc khác nhiều so với kiến trúc hệ vi mạch 
SPLD và CPLD là FPGA. Hệ mạch lập trình được CPLD và FPGA được nhiều nhà sản 
xuất trên thế giới cung cấp cùng với bộ nhớ SRAM và EEPROM. Mảng EEPROM có giới 
hạn số lần tái lập trình cho phép, thường là từ 100 đến 1000 lần, trong khi thời gian lưu 
trữ trong chúng có thể đến 100 năm không cần nguồn nuôi. 
Hệ vi mạch có thể tái cấu trúc FPGA mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực thiết kế 
mạch DSP, là phương tiện để cứng hóa các thuật toán mật mã ứng dụng trong bảo mật 
thông tin phục vụ cho An ninh - Quốc phòng và Kinh tế - Xã hội (ứng dụng các giao thức 
mật mã, bảo mật và xác thực thông tin..., thậm chí ứng dụng trong thám mã). 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 139
Ưu điểm chính của hệ thống cấu hình lại là khả năng “thích nghi”, có thể thích ứng với 
các loại kiến trúc module mật mã. Để sử dụng hiệu quả, tối ưu các hệ thống này cả về mặt 
logic cũng như các tham số vật lý (tốc độ, hiệu năng, ...) cần có một kiến thức toàn diện về 
chức năng và đặc tính thuật toán mật mã. 
Hầu hết các thuật toán mã hóa có thể được biễu diễn bởi một biểu đồ luồng dữ liệu, 
được xây dựng trong từ một vài thành phần khác nhau thực hiện các phép toán số học và 
hàm logic. Dưới đây là danh sách các phép toán số học và hàm logic được sử dụng: 
- Phép tính số học đơn giản, chẳng hạn như cộng và trừ. 
- Phép tính trên trường nhị phân có độ dài từ mã không đặc trưng. 
- Phép nhân: Phép nhân tổng quát (với toán hạng giá trị bất kỳ), nhân modulo, nhân 
với một hằng số, ..., 
- Phép toán logic song song, 
- Phép toán logic tuần tự, 
- Ánh xạ bảng LUT, ví dụ: S-box phi tuyến, 
- Phép quay, dịch chuyển. 
2. HỆ VI MẠCH LẬP TRÌNH ĐƯỢC TRONG THIẾT BỊ MẬT MÃ 
Trong số các mẫu đầu tiên thực hiện mã khối trên hệ vi mạch lập trình được đáng quan 
tâm nhất gồm hai thiết kế. Mẫu đầu tiên được thiết kế tại Viện Kỹ thuật Liên bang Thụy Sĩ 
ở Lausanne có tên là CryptoBooster [10]. CryptoBooster thực hiện chức năng tái cấu hình, 
là module làm việc với Bộ xử lý trung tâm với chức năng là module mật mã. Module này 
thực hiện thuật toán mã khối đối xứng IDEA. Kiểm định đánh giá cho thấy, về tốc độ và 
thông lượng coprocessor phù hợp cho các ứng dụng trong các mạng tốc độ cao như: ATM, 
SONET và GigaEthernet. 
Mẫu thứ hai là một thiết kế sử dụng bộ vi xử lý có thể cấu hình lại PipeRench do Đại 
học Carnegie Mellon thiết kế [12]. Module PipeRench đã được tối ưu hóa cho triển khai 
mật mã. Các tính năng chính của nó là: ảo hóa, tổ chức đường dẫn dữ liệu và cấu hình lại 
nhanh. Ảo hóa cho phép thực hiện các thuật toán không cần xáo trộn hoàn toàn cấu trúc 
vật lý của hệ thống. Trong kiến trúc PipeRench có thể thực hiện một loạt các thuật toán 
như: CRYPTON, IDEA, RC6, và Twofish. 
Phân tích nhiều ứng dụng thiết bị thực hiện thuật toán mã hóa [2],[3] có thể xác định 
chức năng và yêu cầu mà hệ thống mã hóa linh hoạt cần phải đáp ứng: 
- Có thể thay đổi thuật toán trong quá trình hoạt động, 
- Có thể tích hợp các thuật toán mới, 
- Tốc độ xử lý dữ liệu cao, 
- Giao diện người dùng thuận tiện, 
- Có thể nâng cấp phần mềm điều khiển 
Kiến trúc một hệ thống mật mã đặc trưng (hình 1). 
Cryptographic Coprocessor thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến việc mã hóa và 
giải mã dữ liệu. Tùy theo tín hiệu điều khiển mà người sử dụng chọn qua giao diện mạch 
điều khiển coprocessor thiết lập thuật toán và cấu hình tương ứng. Sau khi cấu hình xong 
coprocessor chuyển trạng thái làm việc. Việc truyền dữ liệu mã hóa và giải mã giữa hệ 
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính 
Nguyễn Nam Hải, “Hệ vi mạch lập trình được trong thiết bị mật mã.” 140 
thống và máy tính được thực hiện thông qua các bus ISA. Tương tự từ Bộ xử lý trung tâm 
đến hệ thống có thể chuyển các tệp có sửa đổi hoặc mở rộng thư viện các thuật toán. 
Hình 1. Cấu trúc hệ thống mật mã đặc trưng. 
Sơ đồ khối của Bộ đồng xử lý mật mã đa thuật toán (multi-algorithm cryptographic 
coprocessor) tiêu biểu trình bày tại hình 2. Có thể dùng thẻ thông minh để khởi tạo một số 
bộ ghi dịch mà nội dung của chúng được xác lập bởi các giao diện phần mềm trên máy 
tính. Giá trị của chúng xác định chức năng cụ thể như: 
- Chọn thuật toán mật mã thích hợp: DES, X_DES_X, DES3_EEE, DES3_EDE; 
- Phương thức làm việc thuật toán: ECB, CBC, OFB_64, CFB_01, CFB_08, CFB_16, 
CFB_64; 
- Phương thức phối hợp với bus ISA: theo chuẩn hoặc tuần tự; 
- Chức năng Card: mã hóa/giải mã, ghi khóa mã và vectơ trạng thái ban đầu. 
Trước khi thực hiện mã hóa/giải mã cần kiểm tra trạng thái tương ứng bộ ghi dịch để 
xác định tính chính xác của quá trình khởi tạo. Để ngăn chặn hoặc chống lại các cuộc tấn 
công của hacker thường sử dụng cơ chế bảo vệ để đảm bảo sự an toàn của khóa mã và các 
khối dữ liệu cả rõ và mã hóa. Khi phát hiện một số sai lệch so với thiết kế về trình tự khởi 
tạo quá trình mã hóa/giải mã, hệ thống sẽ khóa không cho Bộ coprocessor phát tín hiệu bắt 
đầu (start) hoặc phá hủy các nội dung các thanh ghi khóa và thanh ghi trạng thái ban đầu. 
Thuật toán DES được thiết kế theo chuẩn Mỹ FIPS 46, chế độ mã hóa đã được phát 
triển trên cơ sở chuẩn FIPS 81. Các thuật toán DES và DES-EDE và DES-EEE, mặc dù 
chưa có trong các chuẩn, nhưng là thuật toán mã hóa thông dụng nhất trong các giao thức 
bảo mật sử dụng trong ngành ngân hàng trên toàn thế giới. Phương thức hoạt động, cho 
phép điều chỉnh các thuộc tính của mật mã thích hợp với yêu cầu của môi trường, theo các 
tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 8372 và ISO/IEC 10116. 
Thiết kế được cụ thể hóa trong ngôn ngữ VHDL phần mềm MAX + PLUS II Altera, 
với họ vi mạch có thể cấu hình lại FLEX 10K. Trong các mẫu thí nghiệm sử dụng vi mạch 
FLEX 10K30. Các thí nghiệm mô phỏng thực hiện với các thuật toán DES, có sử dụng 
coprocessor FLEX 10K50 cho thấy rằng tần số tối đa của đồng hồ hệ thống có thể đạt 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 141
được khoảng 70 MHz. Điều này tương ứng với một tốc độ xử lý tối đa khoảng 190 Mbit/s. 
Đối với thuật toán 3-DES tốc độ có thể đạt được 66 Mbit/s. 
Do hạn chế của Hệ mật DES năm 1997, NIST (National Institute of Standards and 
Technology) Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ - Mỹ mở một cuộc thi dành cho các thiết kế 
cải tiến thuật toán mã khối với khóa mã đối xứng. Trong vòng thi cuối cùng đã chọn ra 
nhóm các thuật toán mã hóa tốt nhất cả về lý thuyết và thực hành, đặc biệt là các thuật toán 
mã hóa trên có thể cứng hóa đem lại hiệu năng cao và phù hợp với các hệ thống thông tin 
mật mã trong tương lai. Theo đánh giá đã công bố, Hệ mật AES (Advanced Encryption 
Standard) được chấp nhận và đánh giá cao các thông số liên quan đến tốc độ xử lý và độ 
phức tạp của việc thực hiện. 
Hình 2. Sơ đồ khối Bộ đồng xử lý mật mã đa thuật toán. 
Các tiêu chí chính được thông qua bởi NIST để đánh giá và phân loại Hệ mật trong 
cuộc thi xây dựng các chuẩn mật mã mới là: an toàn, hiệu quả trong cứng hóa và lập trình, 
linh hoạt trong cấu hình lại. 
Thuật toán mã hóa có thể được thực hiện bằng phần mềm và phần cứng. Triển khai 
phần mềm được thiết kế và được lập trình bằng các ngôn ngữ lập trình như C, C ++, Java 
hoặc sau đó tích hợp trong bộ vi xử lý, bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số, hoặc thẻ thông 
minh.Triển khai phần cứng được thiết kế và chi tiết hóa nhờ sử dụng ngôn ngữ mô tả phần 
cứng như VHDL, VerilogHDL và thực hiện bởi một trong hai công nghệ: Hệ vi mạch 
chuyên dụng ASIC hoặc Hệ vi mạch có thể tái cấu hình được FPGA. 
Các tham số tiện ích có tác động đáng kể đến hiệu quả xử lý dữ liệu gồm: khả năng xử 
lý song song hay theo trình tự, độ dài từ mã và tốc độ hoạt động. Các chức năng quan 
trọng quyết định độ linh hoạt và an toàn mật mã gồm: khả năng thay đổi thuật toán trong 
quá trình làm việc (algorithm agility), bảo vệ và chống lại sự thâm nhập bất hợp pháp 
(tamper resistance), kiểm soát quyền truy cập vào khóa mã. Đặc điểm của quá trình thiết 
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính 
Nguyễn Nam Hải, “Hệ vi mạch lập trình được trong thiết bị mật mã.” 142 
kế gồm: đặc tả ngôn ngữ, chiều dài chu trình thiết kế, chi phí của các công cụ để thiết kế, 
chi phí kiểm tra, bảo dưỡng và sửa đổi. So sánh các đặc tính tiện ích có thể thấy ASIC và 
FPGA có những ưu điểm hơn về hiệu quả xử lý. Sự khác biệt chủ yếu giữa ASIC và FPGA 
là FPGA có tốc độ xử lý chậm hơn do độ trễ bởi các kết nối giữa các phần tử được lập 
trình và quá trình tái cấu trúc. Về chức năng xảy ra sự khác biệt lớn hơn: ASIC cung cấp 
sự an toàn cao nhưng có nhược điểm là hoàn toàn không thể sửa đổi. Quá trình thiết kế 
bằng ASIC và FPGA giống nhau trong các chi tiết kỹ thuật (ngôn ngữ mô tả), mô phỏng 
(simulator) và thử nghiệm. Sự khác biệt chính giữa chúng là FPGA có chu trình thiết kế 
ngắn hơn và các công cụ thiết kế và thử nghiệm rẻ hơn rất nhiều. Cứng hóa module mật 
mã dựa trên công nghệ FPGA có lợi thế hơn so với công nghệ ASIC về chi phí và chu kỳ 
thiết kế mẫu, dễ dàng tái cấu hình và thử nghiệm các loại kiến trúc module mật mã khác 
nhau trên cơ sở mô phỏng chức năng và và thử nghiệm thực tế. 
Mô hình tổng quát của việc cứng hóa thuật toán mã khối đối xứng được trình bày ở 
dạng sơ đồ khối trong hình 3. 
Sơ đồ cứng hóa thuật toán mã hóa hệ mật AES bao gồm các khối sau: 
- Module thực hiện mã hóa/giải mã, 
- module tạo khóa mã. 
- Bộ nhớ trong lưu trữ các khóa mã tạo ra từ module tạo khóa mã hoặc được cấp thông 
qua một giao diện đầu vào từ bên ngoài, 
- Giao diện đầu vào: nhập dữ liệu đầu vào và khóa phiên và bộ đệm dữ liệu đầu vào để 
mã hóa/giải mã, 
- Giao diện đầu ra: bộ đệm dữ liệu ra và chuyển chúng vào một bộ nhớ ngoài, 
- Bộ điều khiển: các tín hiệu được tạo ra điều khiển hoạt động các khối còn lại. 
Hình 3. Sơ đồ khối cứng hóa thuật toán mã khối. 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 143
3. KIẾN TRÚC CƠ BẢN CỦA MODULE MẬT MÃ 
TRONG HỆ VI MẠCH LẬP TRÌNH ĐƯỢC 
Kiến trúc module mật mã thường được chia thành các nhóm chính sau: kiến trúc lặp, 
kiến trúc kết hợp, kiến trúc luồng và kiến trúc lai ghép. 
Sự lựa chọn kiến trúc phần cứng các mô đun mã hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố (độ 
mật, tốc độ, tính hiệu quả, khả năng ứng dụng). Sau đây là kiểu kiến trúc mã hóa luồng 
(hình 4). 
Hình 4. Sơ đồ khối của module mật mã theo kiến trúc luồng. 
Trong kiến trúc mã hóa luồng thuật toán mã hóa này thường gồm nhiều vòng mã 
(round) giống hệt nhau (chỉ có vòng đầu tiên và vòng cuối hơi khác nhau). Thuật toán có 
thể được chia thành nhiều khối chức năng thực hiện các hoạt động mã hóa. 
Bảng 5. Mối quan hệ giữa tham số mật mã với kiểu kiến trúc module mật mã . 
 Kiến trúc module mật mã 
Kiến trúc lặp Kiến trúc kết hợp Kiến trúc luồng 
Kiến trúc lai 
ghép 
Độ an 
toàn 
- Có thể thực hiện 
bằng mọi phương 
thức của thuật toán 
mã khối 
- Có thể thực hiện 
bằng mọi phương 
thức của thuật 
toán mã khối 
- Cần lưu trữ 
khoá con các 
vòng mã trong bộ 
nhớ RAM 
- Không thể thực 
hiện với các thuật 
toán mã khối. 
- Có thể sử dụng 
theo phương thức 
lai ghép phổ biến. 
- Phụ thuộc vào 
giải pháp được 
chọn 
Tốc độ Bé nhất Trung bình Lớn nhất 
- Phụ thuộc vào 
giải pháp được 
chọn 
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính 
Nguyễn Nam Hải, “Hệ vi mạch lập trình được trong thiết bị mật mã.” 144 
Hiệu 
năng 
- Để thực hiện việc 
mã hóa và giải mã 
cần lượng tài 
nguyên ít nhất so 
với các giải pháp 
khác. 
- Cần số lượng 
lớn tài nguyên để 
thực hiện chức 
năng của thuật 
toán lựa chọn 
theo kiến trúc kết 
hợp 
- Cần số lượng 
lớn tài nguyên để 
thực hiện chức 
năng của thuật 
toán lựa chọn 
theo kiến trúc 
luồng 
- Phụ thuộc vào 
giải pháp được 
chọn 
Môi 
trường 
ứng dụng 
- Mạng với băng 
thông ≤ 100 Mb/s. 
- Mạng với băng 
thông ≤100 Mb/s. 
- Mạng Gigabit-
Ethernet 
- Mạng với 
băng thông 
≤100 Mb/s. 
Mối quan hệ giữa tốc độ, hiệu năng, môi trường ứng dụng, độ an toàn...với kiến trúc 
module mật mã lựa chọn qua thực nghiệm cứng hóa trên hệ vi mạch lật trình được trình 
bày ở bảng 5, trong đó module mật mã theo kiến trúc luồng có tốc độ mã hóa nhanh nhất. 
Tuy nhiên lại cần một số lượng lớn tài nguyên cho việc thực hiện mã hóa và giải mã chính 
xác. Môi trường ứng dụng module mật mã theo kiến trúc luồng là các mạng truyền thông 
tốc độ cao Gigabit-Ethernet. Ngày nay để nâng cao độ an toàn mật mã người ta thường 
tích hợp thêm các biện pháp nghiệp vụ chống can thiệp bất hợp pháp, để thực hiện một 
cách hiệu quả nên chọn giải pháp thực hiện theo kiến trúc lai ghép. 
4. KẾT LUẬN 
Bài báo phân tích vai trò và ứng dụng hệ vi mạch lập trình được trong xử lý tín hiệu kỹ 
thuật số và thiết bị mật mã, nhờ khả năng thay đổi cấu hình trong khi vận hành và sử dụng 
linh hoạt các nguồn tài nguyên phần cứng, đảm bảo thực hiện cứng hóa các thuật toán mã 
hóa phức tạp ứng dụng trong bảo mật thông tin phục vụ cho An ninh - Quốc phòng và 
Kinh tế - Xã hội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Arnold J. M.: “The Splash 2 software environment”. In D. A. Buell and K. L. Pocek, 
editors, Proceedings of IEEE Workshop on FPGAs for Custom Computing 
Machines, Napa, CA, April, 1993. 
[2]. Connor T., Deng S., Marchant S.: “Cryptographic Coprocesor with Algorithm 
Agility”, Worcester Polytechnic Institute, Worcester, March 1999. 
[3]. D. Stinson, Cryptography: “Theory and Practice”. CRC Press, LLC. 
[4]. Gaj K., Chodowiec P.: “Comparison of the hardware performance of the AES 
candidates using reconfigurable hardware”, Proc. 3rd Advanced Encryption 
Standard (AES) Candidate Conference, New York, April 13-14, 2000. 
[5]. Alexandru Coman, Radu Frățilă,: “Cryptographic Applications using FPGA 
Technology”, Military Technical Academy , ROMANIA  -
index.php/jmeds/article, 2011. 
[6] www.opencores.org 
[7].  
[8]. Łuba T., Zbierzchowski B.: “Komputerowe projektowanie układów cyfrowych”. 
Wydawnictwa Komunikacji i Łączności, Warszawa 2010. 
[9]. Navabi Z.: “Embedded Core design with FPGAs”, McGraw-Hill, 2007 
[10]. Mosanya E. et al.: “CryptoBooster: A Reconfigurable and Modular Cryptographic 
Coprocesor”, Proceedings of the Workshop on Cryptographic Hardware and 
Embedded Systems, Worcester August 1999 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 42, 04 - 2016 145
[11]. National Security Agency, “Initial plans for estimating the hardware performance of 
AES submissions”  aes/round2/round2.htm 
[12]. Taylor R., Goldstein S.: “A High-Perfomance Flexible Architecture for 
Cryptography”, Proceedings of the Workshop on Cryptographic Hardware and 
Embedded Systems, Worcester August 1999 
ABSTRACT 
PROGRAMABLE INTEGRATED CIRCUIT IN CRYPTOGRAPHY 
Digital Signal Processing Technique plays an important role in the field of 
telecommunications. DSP transforms the image, audio, data, etc to the signal (and 
inverse) in telecommunication network equipment. On the other hand, the 
development of advanced cryptanalysis techniques requires designers of new 
cryptographic algorithm demands high cryptographic security level and have to 
meet the following conditions: high-performance encryption, harden cryptographic 
module, adapted to work in a special environment. The article analyzed the role of 
Programmable Integrated Circuit and applications in the design and manufacture 
cryptographic module used in the information security system. 
Keywords: DSP (Digital Signal Processing), FPGA, Multi-algorithm cryptographic coprocessor, AES. 
Nhận bài ngày 04 tháng 4 năm 2016 
Hoàn thiện ngày 15 tháng 4 năm 2016 
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 4 năm 2016 
Địa chỉ: Học viện Kỹ thuật mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ; 
 *Email : nam_haivn@yahoo.com 

File đính kèm:

  • pdfhe_vi_mach_lap_trinh_duoc_trong_thiet_bi_mat_ma.pdf