Hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa thể huyết ứ bằng bài thuốc thân thống trục ứ thang kết hợp điện châm

Tóm tắt Đặt vấn đề: Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và chất lượng sống của người bệnh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bằng Đông Tây y, trong đó điện châm và thuốc y học cổ truyền là một phương pháp có hiệu quả cao. Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoát vị chưa có chỉ định phẫu thuật và đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa thể huyết ứ (do thoát vị đĩa đệm) bằng bài thuốc Thân thống trục ứ thang kết hợp điện châm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 27 bệnh nhân được chẩn đoán là đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm được điều trị tại Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Huế. Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu tiến cứu, đánh giá lâm sàng trước và sau điều trị. Kết quả: Loại tốt 44,4%; Khá 37,0%; Trung bình 18,5%. Kết luận: Điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc Thân thống trục ứ thang kết hợp điện châm có hiệu quả cao trên lâm sàng

pdf 7 trang yennguyen 4140
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa thể huyết ứ bằng bài thuốc thân thống trục ứ thang kết hợp điện châm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa thể huyết ứ bằng bài thuốc thân thống trục ứ thang kết hợp điện châm

Hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa thể huyết ứ bằng bài thuốc thân thống trục ứ thang kết hợp điện châm
15
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 4 - tháng 7/2019
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA THỂ HUYẾT Ứ 
BẰNG BÀI THUỐC THÂN THỐNG TRỤC Ứ THANG 
KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM
Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Trúc Quỳnh, Nguyễn Thị Tân
Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp ở Việt Nam cũng như các nước 
trên thế giới, ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động và chất lượng sống của người bệnh. Hiện nay có rất 
nhiều phương pháp điều trị bằng Đông Tây y, trong đó điện châm và thuốc y học cổ truyền là một phương 
pháp có hiệu quả cao. Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đau thần 
kinh tọa do thoát vị chưa có chỉ định phẫu thuật và đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa thể huyết 
ứ (do thoát vị đĩa đệm) bằng bài thuốc Thân thống trục ứ thang kết hợp điện châm. Đối tượng và phương 
pháp nghiên cứu: Gồm 27 bệnh nhân được chẩn đoán là đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm được điều 
trị tại Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Trung ương Huế. Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên 
cứu tiến cứu, đánh giá lâm sàng trước và sau điều trị. Kết quả: Loại tốt 44,4%; Khá 37,0%; Trung bình 18,5%. 
Kết luận: Điều trị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc Thân thống trục ứ thang kết hợp điện 
châm có hiệu quả cao trên lâm sàng.
Từ khóa: Đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, điện châm, thân thống trục ứ thang
Abstract
THE EFFECTS OF ELECTRONIC ACUPUNCTURE COMBINED WITH 
“THAN THONG TRUC U THANG” REMEDY IN THE TREATMENT OF 
SCIATICA DUE TO LUMBAR DISC HERNIATION
Nguyen Van Hung, Nguyen Truc Quynh, Nguyen Thi Tan
Faculty of Traditional Medicine, Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Background: Sciatica due to lumbar disc herniation is one of the most common diseases in the world 
as well as in Viet Nam, sciatica impact on patient’s quality of life, ability to work and social interaction. 
Currently there are many methods of treatment with modern medicine and traditional medicine. Objectives: 
To investigate some clinical and paraclinical characteristics of sciatica due to herniated disc without surgery 
and to evaluate the effects of electronic acupuncture combined of with “Than thong truc u thang” remedy 
in the treatment of sciatica due to lumbar disc herniation. Methods: The sample is 27 patients diagnosed 
sciatica due to lumbar disc herniation. We examined and treated at Traditional Medicine Department of 
Hue Central Hospital. A prospective study, assess the results before and after the treatment. Results: Good 
level occupied 44.4%; fair good level occupied 37.0%; averge good level occupied 18.5%. Conclusion: This 
combination is effective treatment for sciatica due to lumbar disc herniation. 
Keywords: Sciatica, lumbar disc herniation, electronic – acupuncture, “Than thong truc u thang” remedy.
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Hưng, email: vanhungnguyen12121990@gmail.com DOI: 10.34071/jmp.2019.4.2
Ngày nhận bài: 18/10/2018, Ngày đồng ý đăng: 26/5/2019; Ngày xuất bản: 1/7/2019
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thần kinh tọa là một bệnh thường gặp trên 
lâm sàng, có biểu hiện bệnh lý của cột sống thắt 
lưng và bệnh lý của dây thần kinh tọa. Đau thần 
kinh tọa do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có 
nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm cột sống đứng 
hàng đầu, tỷ lệ thay đổi tùy theo từng nghiên cứu và 
từng quốc gia, bệnh lý này làm ảnh hưởng đến chất 
lượng cuộc sống cũng như lao động của bệnh nhân. 
Theo các nghiên cứu nước ngoài thì hàng năm ở Anh 
có khoảng 7% dân số đi khám, ở Mỹ theo Toufexic A, 
có 2.000.000 người phải nghỉ việc và khoảng 1% dân 
số trong độ tuổi lao động bị tàn tật hoàn toàn hoặc 
vĩnh viễn do đau thần kinh tọa [1], [11].
Theo Y học cổ truyền, đau thần kinh tọa do thoát 
vị đĩa đệm được miêu tả trong phạm vi “chứng tý” 
với bệnh danh: yêu cước thống, tọa cốt phong, 
thuộc thể huyết ứ. Y học cổ truyền có nhiều phương 
pháp để điều trị như: châm cứu, điện châm, điện 
trường châm, thủy châm, xoa bóp, thuốc thang sắc 
16
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 4 - tháng 7/2019
uống [3]. Bài thuốc “Thân thống trục ứ thang” của 
tác giả Vương Thanh Nhậm xuất xứ từ kho sách cổ 
“Y lâm cải thác” được sử dụng lâu đời, mang lại hiệu 
quả cao trong điều trị “chứng tý”.
Trên thực tiễn lâm sàng đã chứng minh việc điều 
trị đơn thuần của phương pháp điện châm và bài 
thuốc Thân thống trục ứ thang đối với đau thần kinh 
tọa do thoát vị đĩa đệm đều có hiệu quả nhất định. 
Tuy nhiên để cải thiện hiệu quả, thời gian điều trị và 
tìm ra phương pháp tối ưu để điều trị bệnh lý trên, 
cũng như phát huy giá trị của bài thuốc cổ phương; 
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá 
hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa thể huyết ứ bằng 
bài thuốc Thân thống trục ứ thang kết hợp điện 
châm” với 2 mục tiêu sau:
1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận 
lâm sàng của bệnh đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa 
đệm chưa có chỉ định phẫu thuật.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa 
do thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc thân thống trục 
ứ thang kết hợp điện châm.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán là đau thần 
kinh tọa do thoát vị đĩa đệm chưa có chỉ định phẫu 
thuật đến khám và điều trị tại Khoa Y học cổ truyền 
Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5/2017 đến 
tháng 2/2018.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
• Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo YHHĐ:
- Từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính.
- Không có chỉ định phẫu thuật
- Được chẩn đoán xác định: 
+ Lâm sàng: theo tiêu chuẩn L. Saporta 1970 
[9],[14] gồm có 4 triệu chứng trở lên trong 6 triệu 
chứng sau: Có yếu tố chấn thương, vi chấn thương; 
Đau cột sống thắt lưng lan theo rễ, dây thần kinh 
hông to; Đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn; Có tư thế 
chống đau: nghiêng người về một bên; Có dấu hiệu 
bấm chuông; Dấu hiệu Lasègue (+).
+ Cận lâm sàng: có hình ảnh TVĐĐ trên phim CT 
Scan hoặc MRI cột sống thắt lưng.
- Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu, 
tuân thủ các nguyên tắc điều trị
• Tiêu chuẩn chọn bệnh theo YHCT:
Theo YHCT, bệnh nhân được chẩn đoán bệnh 
danh là Tọa cốt phong hay Yêu cước thống thể Huyết 
ứ [3].
Đau vùng thắt lưng lan xuống hông, mông, đùi, 
cẳng chân, bàn chân theo đường đi của kinh Túc 
Thái dương Bàng quang và/hoặc kinh Túc Thiếu 
dương Đởm.
Tính chất đau: cấp hay bán cấp, đau dữ dội hoặc 
vừa, đau tăng khi thay đổi tư thế, khi vận động, ho, 
hắt hơi, khi lạnh. Đỡ đau khi chườm ấm hoặc nghỉ 
ngơi, bất động.
• Tiêu chuẩn loại trừ:
Bệnh nhân có ít nhất một trong các tiêu chuẩn 
sau:
- TVĐĐ chỉ định ngoại khoa: có hội chứng đuôi 
ngựa, hội chứng chèn ép tủy, liệt hoặc teo cơ rõ.
- TVĐĐ gây hẹp ống sống nặng, các thoát vị đĩa 
đệm có mãnh rời di trú, chồi xương chèn ép vào rễ.
- Có kèm theo vẹo cột sống cấu trúc, trượt đốt 
sống, thoái hóa nặng, viêm cột sống dính khớp, 
Kahler, lao cột sống, ung thư nguyên phát, thứ phát, 
loãng xương, các chấn thương nặng.
- Nhiễm trùng nặng, suy gan, suy thận hoặc các 
bệnh mạn tính nặng khác.
- Các bệnh nhân đau thần kinh tọa do TVĐĐ 
đang điều trị các thuốc YHHĐ trong thời gian tham 
gia nghiên cứu.
- Có biến cố đột xuất trong thời gian nghiên cứu.
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, hoặc 
đang mắc các bệnh xuất huyết như: xuất huyết tiêu 
hóa, rong kinh, rong huyết,...
- Không tuân thủ điều trị hoặc không hợp tác 
trong quá trình nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng phương 
pháp nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng, 
đánh giá kết quả trước và sau điều trị.
2.2.2. Các bước tiến hành nghiên cứu
• Thăm khám lâm sàng theo bộ câu hỏi và đánh 
giá các chỉ tiêu nghiên cứu sau:
- Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS 
- Độ giãn cột sống thắt lưng theo Schober
- Đánh giá nghiệm pháp tay - đất
- Đánh giá nghiệm pháp Lasègue
- Tầm vận động cột sống thắt lưng: đánh giá 
động tác gấp, duỗi
- Mức ảnh hưởng chức năng sinh hoạt hằng 
ngày theo Oswestry Disability
- Kết quả chung được đánh giá bằng tổng số 
điểm như sau:
 Tốt : 23 - 28 điểm
 Khá : 18 - 22 điểm
 Trung bình: 13 - 17 điểm
 Kém : 7 - 12 điểm
• Phương pháp điều trị:
Bệnh nhân được điều trị bằng bài thuốc “Thân 
thống trục ứ thang”, ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 
1 túi, uống sau ăn 1 giờ, kết hợp với điện châm mỗi 
ngày 1 lần, thời gian điều trị và theo dõi trong vòng 
15 ngày với công thức huyệt như sau:
17
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 4 - tháng 7/2019
Đối với đau lan theo kinh Túc thái dương bàng 
quang:
Giáp tích L1-L5 Đại trường du
Thận du Trật biên
Thừa phù Côn lôn
Ân môn Huyết hải
Thừa sơn Cách du
Đối với đau lan theo kinh Túc thiếu dương đởm:
Giáp tích L1-L5 Đại trường du
Thận du Huyết hải 
Hoàn khiêu Dương lăng tuyền
Phong thị Túc tam lý
Huyền chung Cách du
2.3. Xử lý số liệụ: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Một số đặc điểm chung
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Tuổi trung bình của các bệnh nhân nghiên cứu 
là 50,85 ± 12,35 tuổi, nhỏ nhất là 28, lớn nhất là 81. 
Lứa tuổi từ 40 – 46 chiểm tỷ lệ cao nhất (70,3%).
3.1.2. Giới tính
Tỷ lệ bệnh nhân nam (40,7%), tương đương so 
với tỷ lệ bệnh nhân nữ (59,3%).
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo tính chất lao động
Bệnh nhân có nghề nghiệp lao động nhẹ chiếm 
44,4%, lao động nặng chiếm tỷ lệ 55,6%.
3.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh
Thời gian mắc bệnh dưới 3 tháng chiếm tỷ lệ cao 
nhất 59,2%.
3.1.5. Đặc điểm bệnh nhân theo hoàn cảnh khởi 
phát
Đa phần bệnh nhân xuất hiện đau thần kinh tọa 
sau lao động quá sức hoặc sai tư thế (81,5%).
3.1.6. Đặc điểm tổn thương đĩa đệm trên phim 
MRI CSTL bệnh nhân nghiên cứu
Đa số bệnh nhân nghiên cứu có vị trí TVĐĐ ở 
khoang liên đốt đa tầng (51,9%), khoang liên đốt 
L4 - L5 (22,2%), khoang liên đốt L5 - S1 (25,9%). Có 
70,4% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở các mức độ.
3.2. Hiệu quả điều trị
3.2.1. Hiệu quả giảm đau
Bảng 1. Mức độ cải thiện đau theo VAS sau 15 ngày điều trị
Thời điểm
Mức độ đau
D0 D15
Số lượng n = 27 Tỷ lệ % Số lượng n = 27 Tỷ lệ %
Không đau (0 điểm) 0 0,0 4 14,8
Đau nhẹ (1 - 3 điểm) 0 0,0 19 70,4
Đau vừa (4 - 7 điểm) 12 44,4 4 14,8
Đau nặng (> 7 điểm) 15 55,6 0 0
VAS (X ± SD) 7,44 ± 1,16 2,52 ± 1,28
P p < 0,05
Sau 15 ngày điều trị các bệnh nhân có mức độ đau giảm về mức không đau (14,8%), đau nhẹ (70,4%), đau 
vừa (14,8%).
Điểm VAS trung bình giảm từ 7,44 ± 1,16 xuống còn 2,52 ± 1,28. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với 
thời điểm D0 (p < 0,05)
3.2.2. Cải thiện chèn ép qua góc đo theo nghiệm pháp Lasègue
Bảng 2. Góc đo theo nghiệm pháp Lasègue tại các thời điểm
Thời điểm
Góc đo theo Lasègue
X ± SD P (D0 – D7)
D0 40,480 ± 7,330
< 0,001D7 54,960 ± 7,150
D15 72,110 ± 5,620
P (D0 – D15) < 0,05
Sau 7 ngày điều trị, mức độ chèn ép rễ có cải thiện với góc đo trung bình đạt được là 54,960 ± 7,150, sự 
khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D0 (p < 0,001).
Sau 15 ngày điều trị, mức độ chèn ép rễ có cải thiện với góc đo trung bình đạt được là 72,110 ± 5,620, sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D0 (p < 0,05).
18
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 4 - tháng 7/2019
3.2.3. Sự thay đổi độ giãn cột sống thắt lưng (chỉ số Schober)
Bảng 3. Sự thay đổi độ giãn CSTL
Thời điểm
Độ giãn
D0 D15
Số lượng n = 27 Tỷ lệ % Số lượng n = 27 Tỷ lệ %
Tốt (14/10 cm) 0 0,0 12 44,4
Khá (13,5 - 13,9/10 cm) 1 3,7 9 33,3
Trung bình (13 - 13,4 cm) 6 22,2 6 22,2
Kém (< 13/10 cm) 20 74,1 0 0,0
X ± SD 11,89 ± 1,03 14,06 ± 0,74
p p < 0,01
Sau 15 ngày điều trị có 77,7% bệnh nhân ở mức tốt và khá, 22,2% bệnh nhân ở mức trung bình.
Độ giãn CSTL trung bình tại thời điểm sau 15 ngày điều trị tăng từ 11,89 ± 1,03 cm lên 14,06 ± 0,74 cm, sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D0 (p < 0,01)
3.2.4. Khoảng cách ngón tay chạm đất
Bảng 4. Sự thay đổi khoảng cách ngón tay chạm đất
Thời điểm
Khoảng cách
D0 D15
Số lượng n = 27 Tỷ lệ % Số lượng n = 27 Tỷ lệ %
Tốt (d ≤ 2cm) 0 0,0 7 25,9
Khá (2 < d < 4 cm) 1 3,7 8 29,6
Trung bình (4 < d ≤ 6 cm) 1 3,7 9 33,3
Kém (> 6 cm) 25 92,6 3 11,1
X ± SD 14,56 ± 5,37 4,04 ± 2,71
p p < 0,01
Sau 15 ngày điều trị khoảng cách ngón tay chạm đất của bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt với đa số bệnh nhân 
đạt mức khá và tốt (55,5%).
Khoảng cách ngón tay chạm đất giảm từ 14,56 ± 5,37 cm xuống còn 4,04 ± 2,71 cm, sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,01).
3.2.5. Sự thay đổi tầm vận động cột sống thắt lưng
Bảng 5. Sự thay đổi tầm vận động CSTL
Thời điểm
Biên độ gấp CSTL
X ± SD p
D0 38,000 ± 5,660
P D0-D7 < 0,001
P D0-D15 < 0,001D7 48,090 ± 7,530
D15 64,550 ± 7,230
Thời điểm
Biên độ duỗi CSTL 
X ± SD p
D0 13,520 ± 2,760
P D0-D7 < 0,001
P D0-D15 < 0,001D7 17,460 ± 2,640
D15 22,660 ± 3,770
Sau 15 ngày điều trị biên độ động tác gấp tăng rõ rệt từ 38,000 ± 5,660 lên đến 64,550 ± 7,230, biên độ duỗi 
cũng tăng đáng kể từ 13,520 ± 2,760 lên 22,660 ± 3,770, sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)
19
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 4 - tháng 7/2019
3.2.6. Sự cải thiện mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt theo Oswestry
Bảng 6. Sự cải thiện mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt theo Oswestry
Thời điểm
Chức năngSHHN
D0 D15
Số lượng 
n = 27
Tỷ lệ %
Số lượng 
n = 27
Tỷ lệ %
Tốt (0 4) 0 0,0 15 55,6
Khá (5 - 8) 3 11,1 11 40,7
Trung bình (9 - 12) 20 74,1 1 3,7
Kém (> 12) 4 14,8 0 0,0
X ± SD 10,81 ± 2,06 4,26 ± 2,54
p p < 0,01
Sau 15 ngày điều trị, sự cải thiện về chức năng sinh hoạt tăng rõ rệt với mức tốt và khá chiếm 96,3%, 
không còn sự hiện diện của mức kém, chức năng SHHN trung bình đạt 4,46 ± 2,54 điểm. Sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê so với D0 (p < 0,01).
3.2.7. Kết quả điều trị chung
Bảng 7. Kết quả điều trị chung sau 15 ngày.
Kết quả chung Số lượng n = 40 Tỷ lệ %
Tốt (23 - 28 điểm) 12 44,4
Khá (18 - 22 điểm) 10 37,0
Trung bình (13 - 17 điểm) 5 18,5
Kém (7 - 12 điểm) 0 0,0
Tổng 27 100,0
Sau 15 ngày điều trị, tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt là 44,4%, kết quả khá là 37,0%, trung bình 18,5%, 
kém 0,0%.
4.BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng chung
Đặc điểm về tuổi: lứa tuổi từ 40 - 60 chiểm tỉ 
lệ cao nhất (70,3%). Kết quả này tương tự kết quả 
nghiên cứu của Trần Thị Bích Thảo (2015) cho thấy 
tỉ lệ đau thần kinh tọa gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 40 
- 60 (71,32%) [7]
Đặc điểm về giới tính: tỉ lệ bệnh nhân nữ cao 
hơn nam (59,3/40,7%). Nhiều tác giả trong và ngoài 
nước công bố những kết quả có khác nhau về nội 
dung này, song đều thống nhất nam giới có tỉ lệ mắc 
cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, theo Hồ Hữu Lương 
đặc điểm về giới không phải là đặc điểm riêng của 
TVĐĐCSTL, yếu tố này không có giá trị chẩn đoán 
phân biệt giữa TVĐĐ và không TVĐĐ [6]. Như vậy, 
cả nam và nữ trong độ tuổi lao động đều có nguy cơ 
TVĐĐCSTL như nhau. Kết quả của chúng tôi tương 
đương với nghiên cứu của tác giả Hồ Phi Đông 
(2016) [2].
Đặc điểm bệnh nhân theo tính chất lao động: Tỉ 
lệ bệnh nhân có nghề nghiệp thuộc nhóm lao động 
nặng là 55,6%, nhóm lao động nhẹ là 44,4%, kết quả 
này tương đương với nghiên cứu của tác giả Trần 
Thị Bích Thảo (2015) [7]
Đặc điểm về thời gian mắc bệnh: đa số bệnh 
nhân có thời gian mắc bệnh từ 3 tháng trở xuống 
chiếm 59,2%, kết quả này tương đồng với nghiên 
cứu của tác giả Hồ Phi Đông (2016) [2].
Đặc điểm bệnh nhân theo hoàn cảnh khởi phát 
bệnh: đa số bệnh nhân xuất hiện đau thần kinh tọa 
sau lao động quá sức, vận động sai tư thế (81,5%). 
Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu 
của tác giả Hồ Phi Đông [2].
Đặc điểm tổn thương đĩa đệm trên phim MRI: 
đa số bệnh nhân nghiên cứu có vị trí TVĐĐ ở khoang 
liên đốt đa tầng chiếm 51,9%, tương tự tác giả Hồ 
Phi Đông [2]
4.2. Hiệu quả điều trị
Mức độ đau theo thang điểm VAS sau điều trị 
có cải thiện rõ rệt với p < 0,05. Kết quả này tương 
đương với nghiên cứu của Hồ Phi Đông [2].
Cải thiện chèn ép rễ qua góc đo theo nghiệm 
pháp Lasègue: sau 15 ngày điều trị mức độ chèn ép 
rễ cải thiện rõ rệt với góc đo trung bình đạt được là 
72,110 ± 5,620, tương đương với kết quả nghiên cứu 
của tác giả Lê Thành Xuân [9].
20
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 4 - tháng 7/2019
Độ giãn cột sống thắt lưng trung bình tại thời 
điểm sau 15 ngày điều trị là 14,06 ± 0,74cm, sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm D0 (p < 
0,01). Kết quả tương đương với nghiên cứu của Lê 
Thành Xuân [10].
Sau 15 ngày điều trị khoảng cách ngón tay chạm 
đất của bệnh nhân đã cải thiện rõ rệt với đa số bệnh 
nhân đạt mức tốt và khá 55,5%, với khoảng cách 
trung bình là 4,04 ± 2,71 cm. Kết quả này thấp hơn 
không nhiều so với nghiên cứu của Hồ Phi Đông 
(2016) [2]. Nguyên nhân có thể do thời gian 1 liệu 
trình điều trị khác nhau và nghiệm pháp này cũng 
chịu tác động của nhiều yếu tố như độ dẻo dai của 
tay, khớp vai, độ mạnh yếu và khả năng co cứng khổi 
cơ lưng
Tầm vận động động tác gấp và duỗi cột cải 
thiện rất tốt vào ngày điều trị thứ 15, kết quả của 
chúng tôi tương đương với nghiên cứu của Hồ Phi 
Đông [2]. 
Sự cải thiện mức độ hạn chế chức năng sinh hoạt 
theo Oswestry: sau điều đị mức độ tốt và khá chiếm 
96,3%, không còn bệnh nhân ở mức kém, với chức 
năng SHHN trung bình là 4,26 ± 2,54 điểm, khác 
biệt có ý nghĩa thống kê so với D0 (p < 0,01). Kết 
quả tương đương với nghiên cứu của Hồ Phi Đông 
(2016)[1].
Kết quả điều trị chung: sau 15 ngày điều trị, tỉ lệ 
bệnh nhân đạt kết quả tốt là 44,4%, khá là 37,0%, 
trung bình là 18,5%, không có trường hợp kém. Như 
vậy với sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng đau, khả 
năng vận động cột sống thắt lưng, cũng như chức 
năng SHHN, kết quả điều trị chung của bệnh nhân 
nghiên cứu cũng đạt được rất khả quan.
5. KẾT LUẬN
5.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của 
bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu
• Đặc điểm lâm sàng
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 50,85 ± 
12,35 tuổi;
Tỷ lệ nam/nữ là 0,69%;
Bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 3 tháng 
chiếm 59,2%;
Số bệnh nhân xuất hiện đau thần kinh tọa do 
TVĐĐ vì lao động quá sức, vận động sai tư thế 81,5%.
• Đặc điểm tổn thương đĩa đệm trên phim MRI 
cột sống thắt lưng
Bệnh nhân có thoát vị đĩa đệm ở các mức độ 
chiếm 70,4%, phồng đĩa đệm chiếm 29,6%; 
Vị trí thoát vị đĩa đệm ở khoảng liên đốt L4 - L5 
chiếm 22,2%, ở khoảng liên đốt L5 - S1 chiếm 25,9%, 
TVĐĐ đa tầng chiếm 51,9%.
5.2. Hiệu quả điều trị
Cải thiện tốt tình trạng đau: sau 15 ngày điều trị 
điểm VAS trung bình giảm xuống 2,52 ± 1,28 điểm, 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Mức độ chèn ép rễ cải thiện rõ rệt: sau 15 ngày 
điều trị góc đo trung bình đạt được 72,110 ± 5,620, 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Cải thiện rõ rệt độ giãn cột sống thắt lưng: sau 
15 ngày điều trị độ giãn cột sống thắt lưng đạt 14,06 
0,74 cm, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).
Cải thiện tốt khoảng cách ngón tay chạm đất: 
sau 15 ngày điều trị khoảng cách ngón tay chạm đất 
trung bình đạt 4,04 ± 2,71 cm, khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,01).
Tầm vận động cột sống được cải thiện rõ: động 
tác gấp trung bình tại ngày D0 tăng từ 38,000 ± 5,660 
lên 64,550 ± 7,230 ở ngày D15 (p < 0,01); động tác 
duỗi trung bình tại ngày D0 tăng từ 13,520 ± 2,760 
lên 22,660 ± 3,770 ở ngày D15 (p < 0,01).
Cải thiện tốt các hoạt động chức năng sinh hoạt 
hàng ngày: sau 15 ngày điều trị chức năng SHHN 
trung bình đạt 4,26 ± 2,54 điểm, khác biệt có ý nghĩa 
thống kê (p < 0,01).
Sử dụng bài thuốc “Thân thống trục ứ thang” 
kết hợp điện châm điều trị đau thần kinh tọa thể 
huyết ứ (do thoát vị đĩa đệm) có hiệu quả cao trên 
lâm sàng. Với tỷ lệ bệnh nhân đạt kết quả tốt và khá 
chiếm 81,4%, không có trường hợp nào kết quả kém.
6. KIẾN NGHỊ 
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy: Điều trị 
đau thần kinh tọa thể huyết ứ bằng bài thuốc Thân 
thống trục ứ thang kết hợp với điện châm, bước đầu 
có hiệu quả nhất định, tuy nhiên để khảo sát đánh 
giá thêm chúng tôi đề nghị tiến hành thêm nghiên 
cứu với cỡ mẫu và thời gian nghiên cứu nhiều hơn. 
Đồng thời khuyến cáo ứng dụng phương pháp điều 
trị trên trên lâm sàng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Tú Anh, Trần Thiện Ân (2015), “Đánh giá 
tác dụng điều trị hội chứng thắt lưng hông bằng phương 
pháp điện châm kết hợp huyệt giáp tích”, Tạp chí Y Dược 
học Trường Đại học Y Dược Huế, số 25-2015, tr.74-79.
21
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 4 - tháng 7/2019
2. Hồ Phi Đông (2016), “Đánh giá hiệu quả điều trị đau 
thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc Thân 
thống trục ứ thang kết hợp điện châm”, Luận văn tốt nghiệp 
bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế.
3. Khoa Y học cổ truyền – Trường Đại học Y Hà Nội 
(2005), “Đau dây thần kinh hông”, “Đau lưng”, Bài giảng Y 
học cổ truyền tập II, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 155-157, 166-
168.
4. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2015), “Đau vùng thắt lưng 
và đau thần kinh tọa”, bệnh học cơ xương khớp nội khoa, 
Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 152-162.
5. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Hiền (2012), 
“Nhận xét tình hình điều trị đau thần kinh hông to do 
thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại khoa Cơ – Xương 
– Khớp bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học Việt Nam, 2, tr. 
145-150.
6. Hồ Hữu Lương (2006), “Đau thắt lưng và thoát vị 
đĩa đệm”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.266
7. Trần Thị Bích Thảo, Nguyễn Văn Chương (2015), 
“Nghiên cứu tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống 
thắt lưng của phương pháp tiêm ngoài màng cứng kỹ 
thuật 2 kim”, Tạp chí Y Dược học Quân sự, 2, tr. 49-60.
8. Lưu Xuân Thu (2013). “Nghiên cứu đặc điểm lâm 
sàng và cộng hưởng từ trong hội chứng đau thần kinh 
tọa”, Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 17, Số 3, 2013, 
tr.143-148.
9. Đinh Đăng Tuệ (2013), “Đánh giá hiệu quả điều trị 
đau thần kinh tọa bằng phương pháp vật lý trị liệu – phục 
hồi chức năng kết hợp xoa bóp bấm huyệt”, Luận văn Bác 
sĩ Nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Lê Thành Xuân (2015), “Tác dụng cải thiện tầm vận 
động cột sống thắt lưng của điện trường châm kết hợp bài 
thuốc thân thống trục ứ thang”, Tạp chí Y học Việt Nam, 1, 
tr. 40-44.
11. Anthony H Wheeler, MD (2016), “Low Back Pain 
and Sciatica”,  
12. Konstantinou K.,Dunn K.M. (2008), Sciatica: re-
view of epidemiological studies and prevalence esrimates, 
Spine (phila pa 1976), 33(22), pp. 2464-2472.
13. Ropper AH, Brown RH (2005), “ Adams and Victor’s 
principles of neurology”, McGraw-Hill pp:168-182
14. Saporta L., Lavrard J.P., Masias P. (1970), Rusults of 
the medical treatment of sciatica caused by discal hernia, 
Rev Rhum Mal Osteoartic, 37(6), pp. 459-464.

File đính kèm:

  • pdfhieu_qua_dieu_tri_dau_than_kinh_toa_the_huyet_u_bang_bai_thu.pdf