Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long bằng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh Nghiên cứu đã đưa ra các nhận định về những mặt đạt được, những mặt hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long: Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ và khoa học; kiểm tra chặt chẽ quy trình phát tiền vay, sử dụng vốn vay; phát hiện, xử lí các khoản nợ xấu, nợ quá hạn
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 84 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KIÊN LONG IMPROVEMENT CREDIT RISKS MANAGEMENT IN KIEN LONG COMMERCIAL JOINT - STOCK BANK Phan Văn Biểm1, Phan Thị Dung2 Ngày nhận bài: 26/8/2013; Ngày phản biện thông qua: 14/01/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015 TÓM TẮT Nghiên cứu này nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long bằng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh Nghiên cứu đã đưa ra các nhận định về những mặt đạt được, những mặt hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long: Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ và khoa học; kiểm tra chặt chẽ quy trình phát tiền vay, sử dụng vốn vay; phát hiện, xử lí các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Từ khóa: rủi ro, tín dụng, quản lý, Ngân hàng Kiên Long ABSTRACT This study research of the status of credit risks management in KienLong Bank in the synthesis, analysis, comparison... The study has made comments about the gain result, the restrictions and proposed solutions to improve credit risks management in KienLong bank: Implement processes and tight credit in science; closely inspect the development process and the use of loans; detecting and handling bad debts, overdue debts. Keywords: risks, credit, management, KienLong bank 1 Phan Văn Biểm: Cao học Quản trị kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang 2 TS. Phan Thị Dung: Khoa Kế toán tài chính - Trường Đại học Nha Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua, dư nợ cho vay bình quân của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (HTNHTMVN) trong nền kinh tế chiếm khoảng 35-37% GDP, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn mức tăng trưởng của GDP. Mỗi năm, HTNHTMVN đóng góp trên 10% tổng mức tăng trưởng kinh tế của cả nước. Hoạt động tín dụng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu hoạt động và tạo lập nguồn thu nhập chính của các NHTMVN với 70% hoạt động của ngân hàng [2]. Do đó rủi ro tín dụng (RRTD) là rủi ro lớn nhất trong hoạt động ngân hàng hiện nay, tỷ lệ thuận với tầm quan trọng của nó và chiếm phần lớn trong tổng mức rủi ro của hoạt động ngân hàng, nó làm mất khả năng chi trả dẫn đến rủi ro thanh khoản, giảm lợi nhuận so với dự kiến, lỗ vốn có thể dẫn đến phá sản ngân hàng (NH). RRTD thường phát sinh do khách hàng không thực hiện trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, khiến người cho vay - ngân hàng - phải gánh chịu các tổn thất tài chính. Tình hình nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây đang đòi hỏi phải có giải pháp xử lý cấp bách cũng cho thấy phần nào những hệ lụy mà RRTD gây ra, cũng như sự cần thiết phải tăng cường khả năng quản trị rủi rủi ro nói chung, RRTD nói riêng. Về khách quan, không khó để nói rằng tình hình nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây là do kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng phục hồi yếu, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường bất động sản (BĐS) trầm lắng. Tuy nhiên, thực tế cũng phải nhìn nhận đã có nhiều yếu tố chủ quan về phía ngân hàng cũng khiến cho RRTD tăng cao hơn như: hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ còn yếu và mang nhiều yếu tố định tính; việc đánh giá giá trị tài sản đảm bảo (TSĐB) chưa chuẩn; công tác kiểm toán Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 85 nội bộ lỏng lẻo; chưa có hoặc chưa phát huy tốt vai trò của hệ thống cảnh báo sớm Vấn đề là làm thế nào để các ngân hàng hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận được. Trả lời câu hỏi này, các nhà quản trị ngân hàng phải có phương pháp quản lý rủi ro tín dụng (QLRRTD) hiệu quả. Đến cuối năm 2011, tổng tài sản Ngân hàng Cổ phần Thương mại Kiên Long (KLB) đạt 17.849 tỷ đồng, vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng và đã mở rộng quy mô ra hầu hết các địa bàn trọng điểm trên cả nước với 95 điểm giao dịch, trong đó có 26 chi nhánh và 69 phòng giao dịch. Tuy nhiên, nếu như năm 2010, tỉ lệ nợ xấu của KLB là 1,34% thì đến năm 2011 tỷ lệ này là 2,76% [3]. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản lý RRTD ngân hàng đối với KLB - một ngân hàng có quy mô nhỏ và mới chuyển đổi mô hình lên ngân hàng đô thị, việc nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long” là cần thiết. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng 1.1. Khái niệm về rủi ro Nhiều nhà kinh tế học đã định nghĩa “rủi ro“ theo các cách khác nhau. Frank Knight, một học giả người Mỹ đầu thế kỷ 20 định nghĩa “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được“. Alain Willet cho rằng ”rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến biến cố không mong đợi“. Còn Irving Perfer lại nói “rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất“. Một nhà kinh tế học người Anh là Marilic Hurt Carty quan niệm “rủi ro là tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được", theo ông “kinh nghiệm hoạt động của một doanh nghiệp có thể cung cấp chứng cứ của tần số các biến cố riêng biệt trong quá khứ và do đó cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phân bố xác suất xuất hiện các biến cố trong tương lai. Như vậy, các định nghĩa tuy có khác nhau nhưng đều thống nhất ở một nội dung coi rủi ro là sự bất trắc không mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể đo lường được [1]. 1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng (RRTD) RRTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết [4]. 1.3. Các dấu hiệu có nguy cơ xảy ra RRTD RRTD ẩn chứa trong các khoản cho vay có vấn đề, được biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu. Tuy nhiên qua thực tiễn hoạt động tín dụng, người ta cũng rút ra một số dấu hiệu cơ bản chỉ khó khăn tài chính của người đi vay và chính đó là những cảnh báo đối với cán bộ tín dụng, với ngân hàng. Ví dụ như: việc trì hoãn nộp báo cáo tài chính, gia tăng bất bình thường hàng tồn kho, các khoản bán chịu và các khoản nợ, giảm bất thường giá bán, hoàn trả nợ vay và lãi không đúng hạn. Ngoài các dầu hiệu trên thì còn rất nhiều yếu tố khác như doanh nghiệp thay đổi tổ chức, công nhân không có việc làm hay quan hệ giữa ngân hàng và người vay trở nên kém thân thiện... cũng là những dấu hiệu của rủi ro tín dụng, đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải sát với thực tiễn và có những biện pháp thích hợp làm giảm nguy cơ rủi ro có thể xảy ra [4]. 1.4. Các biện pháp quản lí và hạn chế sự xuất hiện của RRTD Nghiên cứu khách hàng: tư cách pháp nhân và uy tín của người vay, mục đích sử dụng tiền vay, kế hoạch hoàn trả tín dụng, các đảm bảo tín dụng các giá trị tài sản thế chấp, năng lực bảo lãnh, bảo hiểm của người vay. Mặt khác, việc đánh giá khách hàng chúng ta có thể đánh giá qua người lãnh đạo của doanh nghiệp, các sản phẩm của doanh nghiệp, thị trường của doanh nghiệp. San sẻ rủi ro: tránh dồn vốn, liên kết đầu tư, bảo hiểm tín dụng. Thực hiện bảo đảm tín dụng: Bảo lãnh, cầm cố, thế chấp tài sản, cho vay tín chấp chỉ áp dụng đối với khách hàng đã trở nên tin cậy với ngân hàng. Giám sát và cưỡng chế thi hành những quy định hạn chế: quản lý, giám sát khoản vay trên thực tế và theo những điều khoản của hợp đồng. Hạn chế tín dụng: ngân hàng từ chối một món vay với số lượng bất kì nào đó đối với khách hàng nếu qua điều tra thu thập thông tin ngân hàng thấy người vay là một người mạo hiểm có nhiều khả năng rủi ro trong kinh doanh; ngân hàng đồng ý cho vay nhưng hạn chế dưới mức cho vay mà người vay yêu cầu, bởi vì món tiền vay càng lớn, người vay càng có điều kiện thực hiện những mạo hiểm trong kinh doanh và do đó khả năg rủi ro sẽ xảy ra. Và như vậy, ngân hàng cũng dễ rủi ro không thu được nợ, cho nên ngân hàng cho vay số tiền lớn đối với một người vay bằng cách cho vay làm nhiều lần. Đa dạng hóa đầu tư: là việc phân tán rủi ro trên các món cho vay. Mặt khác, ta thấy RRTD còn phụ thuộc vào một số yếu tố như tính chất tín dụng, kì hạn tín dụng... Vì vậy, ngân hàng cần có những quyết định đúng đắn, hợp lý trong tín dụng để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh [4]. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 86 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu: công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long. Phạm vi: Công tác quản lý rủi ro tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long từ năm 2007 - 2011. 3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu này sử dụng đồng thời số liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua báo cáo của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long, các thông tin qua mạng Internet... Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp dựa trên các số liệu thu thập được lấy từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long để phân tích thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, phương pháp phỏng vấn chuyên gia được thực hiện nhằm đánh giá những mặt đạt được, chỉ nguyên nhân của kết quả này, cũng như phần tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long. Các chuyên gia được mời phỏng vấn bao gồm chuyên gia nội bộ: Ban giám đốc, trưởng, phó phòng thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long, chuyên gia ngoài: một số trưởng phòng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Khánh Hòa, III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kiên Long 1.1. Phân loại nợ tại KLB Bảng 1. Phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tại KLB năm 2010, 2011 (Đơn vị tính: tỷ đồng) 2010 2011 Chỉ tiêu Giá trị của các khoản nợ Số tiền trích lập dự phòng Giá trị của các khoản nợ Số tiền trích lập dự phòng 1. Dự phòng chung 7.008 52,5 8.404 63,0 2. Dự phòng cụ thể Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Quy định này. Nhóm 2 (Nợ cần lưu ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. 7.008 6.843 79 36 25 23 11,1 0,0 0,7 1,9 3,1 5,4 8.404 8.080 109 87 32 95 38,2 0,0 1,3 4,6 4,8 27,5 (Nguồn: [2]) Bảng 1 cho thấy về dự phòng chung, số tiền trích dự phòng tăng từ 52,5 tỷ đồng (2010) lên 63,0 tỷ đồng. (2011). Dự phòng cụ thể, trong hai năm 2010 - 2011, số tiền trích dự phòng nhóm 2 tăng từ 0,7 tỷ đồng lên 1,3 tỷ đồng, nhóm 3 tăng từ 1,9 tỷ đồng lên 4,6 tỷ đồng, nhóm 4 tăng từ 3,1 tỷ đồng lên 4,8 tỷ đồng, nhóm 5 tăng từ 5,4 tỷ đồng lên 27,5 tỷ đồng. Điều này cho thấy, ngân hàng đã chú ý đến việc trích lập dự phòng rủi ro. 1.2. Những biện pháp của KLB nhằm hạn chế rủi ro tín dụng Cơ cấu tổ chức quản lí tín dụng: Tham gia trực tiếp vào hoạt động cấp tín dụng có các Phòng nghiệp vụ tại Hội sở chính, các chi nhánh (Phòng Kinh doanh, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 87 Phòng Tín dụng) và các Phòng Giao dịch. Theo đó, Giá m đố c phòng giao dịch sẽ được phê duyệt theo hạn mức ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh sẽ duyệt theo hạn mức phán quyết được Tổng giám đốc ủy quyền. Tại Hội sở, Phó Tổng giám đốc Khối kinh doanh sẽ duyệt tất các các hồ sơ vay trực tiếp của Phòng Kinh doanh theo hạn mức phán quyết được Tổng giám đốc ủy quyền. Trường hợp vượt hạn mức phán quyết thì trình lên theo trình tự Giám đốc chi nhánh, Phó Tổng giám đốc Khối kinh doanh, Tổng giám đốc, Hội đồng xét duyệt cho vay theo Quyết định số 433/QĐ-KLB. Quy trình cho vay: Hiện quy trình nghiệp vụ cho vay theo Quyết định số 365/QĐ-KLB được thực hiện qua 05 giai đoạn: (1) Tìm kiếm khách hàng; tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn, (2) Phân tích và thẩm định tín dụng, (3) Quyết định tín dụng, (4) Giải ngân và (5) Kiểm tra, giám soát, thu hồi và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình này chỉ thật sự phù hợp đối với các món vay nhỏ lẻ, công nghệ quản lý đơn giản nên bộc lộ nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, hầu như tất cả đều tập trung vào nhân viên tín dụng/ kinh doanh (NVTD/KD), nghĩa là phải theo dõi từ đầu đến cuối vừa phải chạy theo chỉ tiêu tín dụng nên khối lượng công việc rất lớn. Đã vậy, khi chuyển sang phần mềm Core Banking TCBS, NVTD/KD còn phải nhập và theo dõi phần hành liên quan đến khoản vay, do đó khó tránh khỏi rủi ro tác nghiệp. Việc quyết định cấp tín dụng chỉ tập trung vào Khối kinh doanh (Phó Tổng phụ trách Khối kinh doanh, Giám đốc chi nhánh và Giá m đố c Phòng giao dịch) mà không có sự tham gia của các bộ phận độc lập nên khó đảm bảo tính khách quan trong các quyết định. Chính sách quản lý tín dụng: Về lãi suất, KLB có phân chia theo từng loại hình, phương thức vay, căn cứ đưa ra lãi suất phụ thuộc vào tình hình biến động thị trường nên việc cấp tín dụng phụ thuộc nhiều vào thời điểm, do đó các đơn vị khó chủ động, định hướng trong việc cấp tín dụng. Mặt khác, chính sách lãi suất hiện nay chưa linh hoạt để phân loại hoặc ưu tiên cho từng loại đối tượng khách hàng. Về khách hàng, tất cả các khách hàng thường đánh đồng với nhau, miễn thỏa mãn các điều kiện cấp tín dụng nên chưa xây dựng được một nhóm khách hàng truyền thống, quan hệ lâu dài. Ngoài ra, chưa xây dựng được một chiến lược rõ ràng và chi tiết về chính sách khách hàng cho từng khu vực, chi nhánh, vì vậy, hoạt động mở rộng và tăng trưởng tín dụng gặp khó khăn nên khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro còn hạn chế. Về tài sản đảm bảo, hầu như tất cả các khoản vay đều có tài sản đảm bảo, tuy nhiên, hiện chú trọng rất nhiều vào tài sản đảm bảo là bất động sản nên những khách hàng tốt mà thiếu tài sản đảm bảo là bất động sản rất khó được xem xét cấp tín dụng. Mặc khác, việc định giá tài sản đảm bảo còn hạn chế, có tính lịch sử, chưa thường xuyên được theo dõi để cập nhật biến động giá nên cũng ảnh hưởng ít nhiều nhu cầu vốn của khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ, thực hiện tốt quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tăng cơ cấu dư nợ có tài sản bảo đảm, khai thác có hiệu quả thông tin trong hoạt động tín dụng, quản lý và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay. 1.3. Những kết quả đã đạt được Hệ số rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2007 đến 2011 có xu hướng giảm, nằm trong ngưỡng tương đối an toàn trong hoạt động tín dụng. Bảng 2. Chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng 2007 – 2011 tại KLB (Đơn vị tính: Tỷ đồng, %) STT Chỉ tiêu Năm 2011/2010 (+/-)2007 2008 2009 2010 2011 1. Tổng dư nợ cho vay 1.352 2.195 4.874 7.008 8.404 + 1.396 2. Dư nợ quá hạn 25 80 120 148 279 + 131 3. Nợ xấu 17 36 57 78 232 + 154 4. Tổng tài sản có 2.202 2.938 7.475 12.627 14.077 + 1.450 6. Xóa nợ ròng 0 0 0 5 9 + 4 7. Tỷ lệ nợ quá hạn (7) = (2)/(1) 1,84 3,65 2,47 2,11 3,32 + 1,21 8. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (8) = (3)/(1) 1,27 1,66 1,17 1,11 2,77 + 1,66 9. Hệ số dư nợ cho vay chiếm trên tổng tài sản có (9) = (1)/(4) 61,4 74,7 65,2 55,5 59,7 + 4,2 10. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro 0,13 0,19 0,35 0,47 0,43 - 0,04 11. Tỷ lệ xóa nợ ròng so với tổng dư nợ (11) = (6) /(1) 0 0 0 0,07 0,10 +0,03 12. Chất lượng tài sản đảm bảo 70 69 71 74 82 + 8 (Nguồn: [2]) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 88 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Bảng 2 cho thấy, hệ số dư nợ cho vay chiếm trên tổng tài sản có trong giai đoạn 2007 đến 2011 có xu hướng giảm. Nếu như năm 2007, hệ số này là 61,4% đến năm 2011 là 59,7%. Trong đó, giai đoạn từ năm 2008 về trước luôn ở mức cao và đỉnh điểm là 74,7% năm 2008. Đây là thời điểm Ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, chủ yếu là cho vay sản xuất nông nghiệp theo chính sách hỗ trợ lãi suất của NHNN, mặt khác ngoài cho vay, các danh mục đầu tư khác rất thấp (vốn điều lệ 580 tỷ đồng) nên hệ số dư nợ cho vay chiếm trên tổng tài sản có tăng cao. Đến năm 2011, một phần nhờ tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng cộng với danh mục đầu tư của ngân hàng được mở rộng nên ngoài tín dụng, còn có đầu tư chứng khoán, góp vốn đầu tư dài hạn, mua sắm tài sản cố định, dẫn đến hệ số dư nợ cho vay chiếm trên tổng tài sản có giảm xuống chỉ cò n 59,7%, đây cũng là ngưỡng tương đối an toàn trong hoạt động tín dụng. Như vậy, kết quả đạt được chủ yếu của KLB là dựa trên mức giảm tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5, mức giảm tỷ lệ nợ xấu, mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng, mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng, mức giảm lãi treo đều đạt kết quả tốt. 1.4. Những tồn tại và nguyên nhân 1.4.1. Tồn tại Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng: Chưa tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng; trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận khởi tạo tín dụng, thẩm định và phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng nên hầu như tất cả các quyết định đến cấp tín dụng chỉ tập trung vào một hoặc một vài người. Rủi ro tín dụng từ phía khách hàng, không đủ năng lực tài chính thanh toán các khoản vay. 1.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại Nhân tố bên trong ngân hàng: Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng còn nhiều hạn chế, trong đó, do năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng chưa cao. Nhân tố bên ngoài ngân hàng: Rủi ro thuộc về phía khách hàng là do năng lực tài chính, quản lý điều hành kinh doanh của khách hàng yếu kém hoặc sử dụng vốn vay sai mục đích. Bên cạnh đó, còn có sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới; sự tấn công của hàng nhập lậu; môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương trong việc triển khai. 2. Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long Để khắc phục rủi ro tín dụng do bộ máy quản lý, KLB cần phải thực hiện nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng 2.1. Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ và khoa học Phân chia chi tiết các bước trong quy trình cho vay thay cho 05 giai đoạn cho vay như trong quy trình cũ để đảm bảo hạn chế rủi ro tác nghiệp: (1) Tìm kiếm khách hàng; tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn, (2) thẩm định tín dụng và lập tờ trình, (3) quyết định cấp tín dụng và thông báo cho khách hàng, (4) hoàn tất thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo, nhận và quản lý tài sản đảm bảo, (5) lập hợp đồng tín dụng/khế ước nhận nợ, (6) tạo tài khoản, giải ngân và lưu giữ hồ sơ, (7) kiểm tra, theo dõi thu nợ gốc và/hoặc lãi khoản vay, (8) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, (9) chuyển nợ quá hạn, (10) khởi kiện thu hồi nợ xấu, (11) miễn, giảm lãi và (12) tất toán/thanh lý khoản vay Phân chia trách nhiệm rõ ràng, không dồn hết tất cả công việc cho NVTD/KD như hiện nay. Nhân viên quản lý và quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm chính các bước 1, 2, 3, 7, 8, 9, 11; Nhân viên hỗ trợ tín dụng chịu trách nhiệm chính các bước từ 5 đến 12; Nhân viên pháp lý chứng từ chịu trách nhiệm chính các bước 4, 12; bộ phận xử lý nợ chịu trách nhiệm chính thực hiện bước 10. Thẩm quyền phê duyệt cho vay, đối với các món vay nhỏ như trả góp ngày, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất nông nghiệp,... thì giao luôn cho Giám đốc chi nhánh hoặc Trưởng/phó Phòng giao dịch. Đối với các món vay lớn, có tính phức tạp thì việc phê duyệt cho vay theo phân cấp như sau: Ban tín dụng Chi nhánh, Ban tín dụng Hội sở và Hội đồng tín dụng. 2.2. Kiểm tra chặt chẽ quy trình phát tiền vay, sử dụng vốn vay Giám sát tình hình tuân thủ của bên đi vay đối với các điều khoản trong hợp đồng cho vay. Tối thiểu là hàng năm phải đánh giá lại rủi ro đối tác bằng việc sử dụng quy trình phân loại rủi ro, kết quả xếp hạng tín dụng phải được cập nhật. Mức độ và tần suất đánh giá rủi ro phụ thuộc vào mức độ, tính chất rủi ro của khoản vay. Khi có các thông tin có thể dẫn đến sự suy giảm chất lượng tín dụng, ngân hàng phải chủ động tiến hành rà soát, đánh giá ngay. Các thông tin bất lợi này phải được thông báo ngay cho tất cả các đơn vị liên quan và phù hợp với cơ cấu phân cấp thẩm quyền quyết định. Quy trình giám sát và kiểm soát phải có vai trò, trách nhiệm của Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 89 các bộ phận, cá nhân tham gia vào việc giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng. Các bộ phận và cá nhân tham gia việc giám sát và kiểm soát rủi ro phải độc lập với bộ phận bộ phận khởi tạo tín dụng; Quy định về tần suất kiểm tra tại chỗ khoản vay. Cơ cấu lại Phòng tín dụng: Đổi chức năng từ Phòng tín dụng Chi nhánh, Phòng giao dịch trực thuộc thành Phòng Kinh doanh, trong Phòng Kinh doanh gồm 03 bộ phận độc lập là: (1) Bộ phận Quan hệ khách hàng (tìm kiếm, tiếp xúc, khởi tạo tín dụng với khách hàng, thu thập hồ sơ, lập tờ trình thẩm định trình duyệt), (2) bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thẩm định tín dụng độc lập, giám sát quá trình thực hiện cấp tín dụng, giám sát quá trình vay vốn và trả nợ, kiểm tra sau cho vay, xem xét các điều kiện của khách hàng để trả lời có đồng ý hay không đối với khoản vay) và (3) bộ phận tác nghiệp (lưu trữ hồ sơ, nhập liệu vào chương trình, quản lý khoản vay theo đúng yêu cầu và điều kiện cấp tín dụng). Cơ cấu xét duyệt và quyết định cấp tín dụng, tổ chức thành 03 cấp: Ban tín dụng tại Chi nhánh (xét duyệt các khoản vay thuộc hạn mức phán quyết), Ban tín dụng Hội sở (đối với các khoản vay vượt cấp phán quyết của Ban tín dụng Chi nhánh) và cấp cao nhất là Hội đồng tín dụng. Bên cạnh việc quyết định cấp tín dụng hoặc bảo lãnh, Hội đồng tín dụng còn quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức phán quyết của các ban tín dụng. 2.3. Phát hiện, xử lí các khoản nợ xấu, nợ quá hạn Việc chọn lựa phương pháp xử lý phải tuỳ đặc điểm từng vụ chứ không có một đáp án chung cho tất cả. Nhưng trên hết, cần tập trung vào các giải pháp: Nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng. Kiểm tra chặt chẽ quá trình trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời có biện pháp xử lý nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Khi khách hàng có dấu hiệu phát sinh nợ xấu, phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp thích hợp. Thực tế có những trường hợp khách hàng bắt đầu gặp khó khăn nhưng đã được phát hiện kịp thời, có biện pháp xử lý ngay từ đầu như quản lý kho hàng, kho nguyên vật liệu, phong toả tài sản, tiến hành khởi kiện sớm nên khả năng thu hồi nợ rất cao do máy móc thiết bị lúc này còn đang hoạt động có giá hơn lúc đã bị bỏ hoang. Cần phải xây dựng hệ thống thẩm định nợ xấu để thúc đẩy nhanh việc xử lý nợ tồn đọng tại các ngân hàng thương mại. Cuối cùng, cách xử lý tốt nhất là mỗi cán bộ tín dụng phải thật cẩn trọng trước khi đặt bút quyết định một món vay mới. Phân loại các khoản vay có mức độ và tính chất rủi ro cao đưa vào nhóm khoản vay cần tăng cường quản lý. Nếu mức độ rủi ro cao này được xác định trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng, ngân hàng cần xác định trước những hạng tín dụng mà khoản vay ở những hạng tín dụng đó sẽ phân loại vào nhóm cần tăng cường quản lý. Xác định trong những hoàn cảnh nào thì một khoản vay sẽ xếp loại vào nhóm khoản vay cần tăng cường quản lý. Trách nhiệm của việc xây dựng các tiêu chí, chất lượng các tiêu chí và việc rà soát các tiêu chí này thuộc bộ phận độc lập với bộ phận khởi tạo tín dụng. Các khoản vay thuộc nhóm cần tăng cường quản lý phải được rà soát thường xuyên hơn các khoản vay ở tình trạng bình thường. Trên cơ sở rà soát, ngân hàng nước ngoài phải có quyết định xử lý tiếp như đưa khoản vay này trở lại nhóm khoản vay ở tình trạng bình thường, chuyển sang nhóm các khoản vay có vấn đề, trích lập dự phòng rủi ro... Đối với các khoản vay có vần đề, yêu cầu bên đi vay xây dựng kế hoạch trả nợ đối với khoản vay cơ cấu lại. Ngân hàng phải theo dõi chặt chẽ việc tuân thủ với kế hoạch trả nợ trong quá trình thực hiện. Việc theo dõi phải thực hiện cho tới khi bên đi vay hoặc khoản vay không còn bị phân loại trong nhóm các khoản vay có vấn đề hoặc bị phân loại vào nhóm khoản vay dừng ghi nhận. Đối với những khoản vay dừng ghi nhận, ngân hàng phải có kế hoạch phát mại tài sản bảo đảm, và phải có sự tham gia của cán bộ có kinh nghiệm về phát mại tài sản bảo đảm. IV. KẾT LUẬN Cải thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long sẽ góp phần quan trọng giúp Ngân hàng phát triển hiệu quả. Để khai thác những kết quả đạt được, hạn chế những tồn tại, nghiên cứu đề xuất giải pháp góp phần nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long: Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ và khoa học, Kiểm tra chặt chẽ quy trình phát tiền vay, sử dụng vốn vay, Phát hiện, xử lí các khoản nợ xấu, nợ quá hạn. Do đó, KLB cần tập trung quan tâm thực hiện qui trình Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2015 90 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG quản lý rủi to tín dụng tốt hơn nữa. Nghiên cứu có hạn chế là mới chỉ nghiên cứu việc quản lý rủi ro tín dụng tại KLB, chưa so sánh được với đối thủ cạnh tranh và trung bình chung của ngành. Quả n trị rủ i ro tín dụng có vai trò rất quan trọng trong lĩ nh vự c tà i chí nh ngân hà ng. Bên cạ nh nhữ ng rủ i ro truyề n thố ng thì nhữ ng rủ i ro mang tí nh thị trườ ng và rủ i ro hệ thố ng nế u không đượ c đá nh giá đú ng mứ c có thể khiế n bấ t cứ mộ t đị nh chế tà i chí nh lớ n nà o đề u có thể hứ ng chị u nhữ ng thiệ t hạ i nặ ng nề , thậ m chí dẫ n tớ i sụ p đổ . Trong bố i cả nh thị trườ ng tiề n tệ có nhữ ng diễ n biế n phứ c tạ p, hoạ t độ ng tí n dụ ng dễ phá t sinh nợ xấ u, công tá c quả n trị rủ i ro tín dụng cần được ngân hàng đẩ y mạ nh theo hướ ng chuyên sâu và thí ch ứ ng vớ i tì nh hì nh mớ i, đảm bảo hoạ t độ ng ngân hà ng an toà n, hiệ u quả . Hướng nghiên cứu tiếp theo, nghiên cứu sẽ tập trung so sánh với đối thủ cạnh tranh và trung bình chung của ngành để đưa ra nhận định chính xác nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Thị Hồng Vân, 2007. Quản trị rủi ro và khủng hoảng. NXB Lao động - Xã hội. 2. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2011. Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015. Hà Nội. 3. Ngân hàng TMCP Kiên Long, 2011. Báo cáo thường niên các năm 2007 - 2011. 4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ - NHNNVN về phân ra thành 5 nhóm nợ RRTD sẽ xảy ra.
File đính kèm:
- hoan_thien_cong_tac_quan_ly_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_th.pdf