Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán trưởng tại kiểm toán nhà nước

Chất lượng kiểm toán luôn là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc khẳng định uy tín, hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTNN. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, KTNN phải bảo đảm kết quả kiểm toán tin cậy và được kiểm soát chất lượng đầy đủ, thích hợp. Việc thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện ở nhiều cấp độ khác

nhau, từ bản thân mỗi tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán, đến các Kiểm toán trưởng và Tổng Kiểm toán nhà

nước (thông qua Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán). Đặc biệt, việc hoàn thiện hoạt động kiểm

soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán trưởng tại KTNN là thực sự cấp thiết có ý nghĩa cả về lý luận và

thực tiễn nhằm bổ sung, hoàn thiện hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán trưởng góp

phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán của KTNN.

pdf 8 trang yennguyen 3141
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán trưởng tại kiểm toán nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán trưởng tại kiểm toán nhà nước

Hoàn thiện hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán trưởng tại kiểm toán nhà nước
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 33Số 135 - tháng 1/2019
Hoaøn tHieän Hoaït ñoäng kieåm soaùt cHaát löôïng 
kieåm toaùn cuûa kieåm toaùn tröôûng
taïi kieåm toaùn nHaø nöôùc
ThS. NGUYỄN THANH HUệ*
* Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, KTNN
Chất lượng kiểm toán luôn là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc khẳng định uy tín, hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTNN. Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, KTNN phải bảo đảm kết quả kiểm toán tin cậy và được kiểm soát chất lượng đầy đủ, thích hợp. Việc thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện ở nhiều cấp độ khác 
nhau, từ bản thân mỗi tổ kiểm toán, đoàn kiểm toán, đến các Kiểm toán trưởng và Tổng Kiểm toán nhà 
nước (thông qua Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán)... Đặc biệt, việc hoàn thiện hoạt động kiểm 
soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán trưởng tại KTNN là thực sự cấp thiết có ý nghĩa cả về lý luận và 
thực tiễn nhằm bổ sung, hoàn thiện hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán trưởng góp 
phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm toán của KTNN.
Từ khóa: kiểm soát chất lượng kiểm toán, kiểm toán trưởng
Perfecting quality control operation of audit by chief auditors at SAV
Quality of audit is always an important factor, has a decisive meaning in affirming prestige, effectiveness 
and efficiency of SAV operations. To meet the mission requirements, the SAV must ensure reliable audit 
results and adequate and appropriate quality control. The implementation of audit quality control is carried 
out at different levels, from each audit team, audit group, to the Chief Auditors and the Auditor General 
(through the Department of Audit Policy and Quality Control)... Furthermore, In particular, the completion 
of audit quality control activities of the Chief Auditor at SAV is really urgent with both theoretical and 
practical significance to supplement and improve the operations of SAV.
keywords: Audit quality control, Chief auditor
Với vai trò quan trọng của mình, kiểm soát chất 
lượng kiểm toán được Tổ chức quốc tế các Cơ quan 
kiểm toán tối cao (INTOSAI) thừa nhận như một 
quy định bắt buộc và là trách nhiệm được quy định 
rõ trong chuẩn mực kiểm toán. Các cơ quan KTNN 
của các quốc gia trên thế giới đều coi kiểm soát 
chất lượng kiểm toán là hoạt động có tính bắt buộc, 
đi đôi với hoạt động kiểm toán và cần phải được 
quan tâm nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán đáp 
ứng yêu cầu của các đơn vị sử dụng thông tin. Sau 
hơn 24 năm thành lập và phát triển, KTNN đã dần 
khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong hệ 
thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính nhà 
nước. Trong những năm qua, xác định đúng đắn 
vị trí quan trọng của chất lượng kiểm toán, KTNN 
Việt Nam luôn coi trọng việc thiết lập, duy trì và 
nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng 
kiểm toán.
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN34 Số 135 - tháng 1/2019
Năm 2013, KTNN đã ban hành Kế hoạch chiến 
lược phát triển KTNN giai đoạn 2013-2017, trong 
đó đã xác định việc nâng cao chất lượng kiểm soát 
chất lượng kiểm toán của KTNN là một trong tám 
mục tiêu chiến lược quan trọng. Hơn nữa, mục tiêu 
chiến lược này được cụ thể hóa thành các mục tiêu 
cụ thể, các dự án, hoạt động và được đo lường theo 
các chỉ số cụ thể. Mặc dù, chất lượng hoạt động 
kiểm toán được nâng lên, góp phần tích cực vào 
việc phòng chống thất thoát, lãng phí trong việc 
quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của 
đơn vị được kiểm toán.
Để nâng cao chất lượng kiểm toán trong thời 
gian tới, KTNN cần nâng cao hiệu quả hoạt động 
kiểm soát chất lượng kiểm toán của các cấp quản lý 
gồm: Tổng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng, 
Trưởng Đoàn KTNN, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, 
KTV nhà nước và thành viên của Đoàn KTNN, 
Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Tổ 
kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN chuyên 
ngành, khu vực; Vụ Tổng hợp, Vụ Pháp chế và các 
tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động 
kiểm soát chất lượng kiểm toán thực hiện chức 
năng, nhiệm vụ được giao theo Luật KTNN và các 
quy định khác của KTNN để bảo đảm chất lượng 
kiểm toán và chất lượng báo cáo kiểm toán. Trong 
đó, việc kiểm soát chất lượng kiểm toán của đơn vị 
chủ trì cuộc kiểm toán được đánh giá là quan trọng 
nhất, quyết định chất lượng kiểm toán của cuộc 
kiểm toán mà trách nhiệm thuộc về người đứng 
đầu đơn vị là Kiểm toán trưởng KTNN chuyên 
ngành và KTNN khu vực. Chính vì vậy, việc hoàn 
thiện hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán 
của Kiểm toán trưởng tại KTNN là thực sự cấp 
thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn nhằm bổ 
sung, hoàn thiện hoạt động kiểm soát chất lượng 
kiểm toán của Kiểm toán trưởng góp phần nâng 
cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hoạt động 
kiểm toán của KTNN.
1. khái quát về hoạt động kiểm soát chất 
lượng kiểm toán của kiểm toán trưởng
Mục đích: Kiểm soát chất lượng kiểm toán của 
Kiểm toán trưởng nhằm đảm bảo việc tuân thủ 
pháp luật và các quy định của KTNN một cách 
thống nhất trong quá trình tổ chức, thực hiện các 
cuộc kiểm toán do KTNN chuyên ngành, khu vực 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 35Số 135 - tháng 1/2019
thực hiện; phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm, 
hạn chế trong tổ chức, thực hiện các cuộc kiểm 
toán; đảm bảo chất lượng BCKT và chất lượng, 
hiệu quả, hiệu lực hoạt động kiểm toán của KTNN 
chuyên ngành, khu vực.
Phạm vi: Các cuộc kiểm toán do KTNN chuyên 
ngành, khu vực thực hiện.
Đối tượng: Các hoạt động tổ chức và thực hiện 
tác nghiệp kiểm toán của Đoàn KTNN được quy 
định trong quy trình kiểm toán của KTNN, Quy 
chế tổ chức và hoạt động của Đoàn KTNN, các quy 
định khác của KTNN và BCKT của các cuộc kiểm 
toán do KTNN chuyên ngành, khu vực thực hiện.
Tổ chức kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm 
toán trưởng:
- Kiểm toán trưởng trực tiếp soát xét, kiểm tra 
hồ sơ, tài liệu kiểm toán, hồ sơ kiểm soát của các 
Đoàn KTNN hoặc kiểm tra, kiểm soát thông qua 
chế độ thông tin, báo cáo; kiểm tra định kỳ, đột 
xuất các Đoàn KTNN, Tổ kiểm toán, thành viên Tổ 
kiểm toán; thông qua xét duyệt BCKT; thông qua 
trao đổi thông tin với đơn vị được kiểm toán.
- Kiểm toán trưởng thực hiện kiểm soát chất 
lượng kiểm toán thông qua các cá nhân và tổ 
chức giúp việc, gồm: Phó Kiểm toán trưởng theo 
sự phân công, ủy quyền của Kiểm toán trưởng; 
Phòng Tổng hợp và các cá nhân thuộc các phòng 
kiểm toán của KTNN chuyên ngành, khu vực; Tổ 
kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN chuyên 
ngành, khu vực.
2. Thực trạng hoạt động kiểm soát chất lượng 
kiểm toán của kiểm toán trưởng tại kTNN 
a, Kiểm toán trưởng trực tiếp soát xét, kiểm tra 
hồ sơ, tài liệu kiểm toán, hồ sơ kiểm soát của các 
Đoàn KTNN
Theo Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán 
của KTNN, Kiểm toán trưởng có thể trực tiếp thực 
hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán hoặc chỉ đạo 
Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN 
chuyên ngành, khu vực, các tổ chức, cá nhân giúp 
việc cho Kiểm toán trưởng thực hiện kiểm soát 
chất lượng kiểm toán.
Các tài liệu mà các Kiểm toán trưởng trực tiếp 
soát xét, kiểm tra thường là các tài liệu, hồ sơ kiểm 
toán thông qua một số công cụ sau: Kiểm tra tài 
liệu làm việc thông qua hệ thống nhật ký kiểm toán 
trực tuyến, kiểm tra trực tiếp hồ sơ kiểm toán lưu 
tại KTNN chuyên ngành, khu vực.
b, Kiểm toán trưởng trực tiếp kiểm soát thông 
qua chế độ thông tin, báo cáo; kiểm tra định kỳ, đột 
xuất các Đoàn KTNN, Tổ kiểm toán, thành viên Tổ 
kiểm toán
Theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn 
kiểm toán nhà nước ban hành kèm Quyết định số 
01/2016/QĐ-KTNN ngày 20/6/2016. Các thành 
viên của Đoàn kiểm toán phải thực hiện chế độ 
thông tin báo cáo như sau: Các thành viên trong 
Tổ kiểm toán phải thường xuyên báo cáo tình hình 
và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Tổ 
trưởng Tổ kiểm toán; định kỳ mỗi tháng 03 lần Tổ 
trưởng tổ kiểm toán báo cáo tiến độ thực hiện kế 
hoạch, kết quả kiểm toán và các vấn đề khác có 
liên quan đến Tổ kiểm toán với Trưởng đoàn kiểm 
toán; định kỳ mỗi tháng 03 lần Trưởng Đoàn kiểm 
toán báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch kiểm toán, 
tình hình và kết quả hoạt động kiểm toán của Đoàn 
kiểm toán trước Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc 
kiểm toán. Trường hợp cần thiết, Trưởng Đoàn 
kiểm toán phải báo cáo trực tiếp Tổng Kiểm toán 
nhà nước, đồng thời báo cáo Thủ trưởng đơn vị 
chủ trì cuộc kiểm toán.
Khi phát hiện sai phạm trong Đoàn kiểm toán, 
thành viên đoàn kiểm toán có trách nhiệm báo cáo 
cấp trên trực tiếp của thành viên đó, trường hợp 
cấp trên trực tiếp vi phạm thì báo cáo với cấp trên 
trực tiếp của cấp trên đó. Trường hợp cần thiết, báo 
cáo Tổng Kiểm toán nhà nước để kiểm tra, xử lý.
c, Kiểm toán trưởng trực tiếp kiểm soát thông qua 
xét duyệt BCKT
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN36 Số 135 - tháng 1/2019
Thông qua việc tổ chức xét duyệt BCKT, Kiểm 
toán trưởng nắm bắt được các phát hiện của Đoàn 
kiểm toán, những vấn đề còn nổi cộm, những vấn 
đề còn đang có ý kiến giải trình của đơn vị được 
kiểm toán... để đưa ra chỉ đạo ngay trong cuộc họp 
xét duyệt. Nội dung, kết quả họp xét duyệt dự thảo 
báo cáo kiểm toán được phản ánh vào biên bản họp 
xét duyệt báo cáo kiểm toán theo mẫu quy định.
d, Kiểm toán trưởng trực tiếp kiểm soát thông 
qua trao đổi thông tin với đơn vị được kiểm toán
Đơn vị được kiểm toán là kênh thông tin quan 
trọng để Kiểm toán trưởng trực tiếp kiểm soát 
Đoàn kiểm toán, qua các thông tin đơn vị được 
kiểm toán phản ánh Kiểm toán trưởng có thể nắm 
bắt được việc tuân thủ Quy chế tổ chức và hoạt 
động của Đoàn KTNN, việc thực hiện quy định 
về đạo đức nghề nghiệp của KTV để từ đó có chỉ 
đạo, điều hành trong quá trình kiểm toán thực hiện 
nghiêm túc các quy định của KTNN.
e, Thực trạng việc Kiểm toán trưởng thực hiện 
kiểm soát chất lượng kiểm toán thông qua các cá 
nhân và tổ chức giúp việc
Phó Kiểm toán trưởng được phân công giúp 
Kiểm toán trưởng kiểm soát chất lượng kiểm toán 
cần xây dựng và thực hiện các thủ tục kiểm soát 
thích hợp đối với từng giai đoạn của quy trình 
kiểm toán dựa trên nguyên tắc xác định rõ trách 
nhiệm kiểm soát của các cấp cũng như đối tượng, 
phạm vi, hình thức và nội dung kiểm soát chất 
lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán. Hơn nữa, 
để tránh những rủi ro cho KTV trong quá trình 
kiểm toán, đồng thời có cơ sở để kiểm soát và bảo 
đảm chất lượng kiểm toán, hoạt động kiểm toán 
nói chung và KTNN nói riêng, cần hướng KTV 
tuân theo những chuẩn mực, quy trình và phương 
pháp kiểm toán nhất định; chịu sự điều chỉnh của 
quy chế hoạt động và tổ chức của Đoàn kiểm toán; 
cần thực thi các chính sách và thủ tục kiểm soát cả 
ở cấp độ toàn bộ hoạt động và đối với từng hoạt 
động kiểm toán. Nội dung, phạm vi kiểm soát chất 
lượng kiểm toán có thể mở rộng đến tất cả các hoạt 
động liên quan đến quản lý, điều hành và tiến hành 
kiểm toán; tức là kiểm soát hệ thống (cấp tổ chức) 
và kiểm soát hoạt động (kiểm soát kỹ thuật). Kiểm 
soát hệ thống liên quan đến việc thiết lập và thực 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 37Số 135 - tháng 1/2019
thi quy chế, quy định về chuyên môn, các chuẩn 
mực, quy trình, phương pháp kiểm toán, phát triển 
nguồn nhân lực... 
Trước khi khảo sát thu thập thông tin để lập Kế 
hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán, Phòng Tổng 
hợp dự kiến nhân sự của Tổ kiểm soát chất lượng 
kiểm toán trình Kiểm toán trưởng ban hành Quyết 
định thành lập Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán 
để thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của 
cuộc kiểm toán ngay từ giai đoạn chuẩn bị kiểm 
toán. Do đó, Phòng Tổng hợp có một vai trò hết sức 
quan trọng quyết định chất lượng kiểm soát của Tổ 
kiểm soát do chất lượng kiểm soát phụ thuộc vào 
nhân sự, trình độ của các thành viên tham gia Tổ 
kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Trong quá trình lập dự thảo Kế hoạch kiểm 
toán, Trưởng phòng Tổng hợp có thể tham mưu 
cho Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán 
quyết định điều chỉnh: Thời hạn kiểm toán tại từng 
đầu mối được kiểm toán; nhân sự giữa các Tổ kiểm 
toán; phân công nhiệm vụ giữa các Tổ kiểm toán 
nhưng không làm thay đổi thời hạn và thành phần 
của Đoàn kiểm toán. Lãnh đạo Phòng Tổng hợp 
tham gia thẩm định, họp xét duyệt kế hoạch kiểm 
toán cấp Vụ tại KTNN chuyên ngành, khu vực và 
tại Hội đồng thẩm định cấp Kiểm toán nhà nước.
g, Kiểm toán trưởng kiểm soát qua Tổ kiểm soát 
chất lượng kiểm toán của KTNN chuyên ngành, 
khu vực
Kết quả giám sát hoạt động kiểm soát những 
năm qua cho thấy, các KTNN chuyên ngành, khu 
vực đã thành lập Tổ kiểm soát chất lượng kiểm toán 
trực tiếp đối với 100% các cuộc kiểm toán; các Tổ 
kiểm soát đã lập kế hoạch kiểm soát và được Kiểm 
toán trưởng phê duyệt; các Tổ kiểm soát đã cơ bản 
thực hiện kiểm soát theo kế hoạch được duyệt, lập 
báo cáo tháng và báo cáo kiểm soát của cuộc kiểm 
toán theo quy định.
Hoạt động của đa số các Tổ kiểm soát chất lượng 
kiểm toán đã thực hiện đồng bộ ở hầu hết các khâu 
của quá trình kiểm toán, bao gồm từ khâu lập kế 
hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán đến lập báo 
cáo kiểm toán.
Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của 
Tổ kiểm soát đã từng bước đi vào nề nếp và ngày 
càng có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng 
kiểm toán, các kết quả kiểm toán ngày càng đảm 
bảo có đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng kiểm toán, 
kiến nghị kiểm toán ngày càng có chất lượng và 
tính khả thi.
Để kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kiểm toán, 
hạn chế những rủi ro khách quan cho các đoàn 
kiểm toán làm việc phân tán xa cơ quan, KTNN 
đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin như 
phần mềm quản lý nhật ký kiểm toán và các phần 
mềm quản lý khác để các bộ phận kiểm soát chất 
lượng kiểm toán nói chung và Tổ kiểm soát nói 
riêng có thể thực hiện giám sát từ xa, mọi nơi, mọi 
lúc về tiến độ và kết quả kiểm toán của các KTV.
3. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động 
kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán 
trưởng tại kTNN
a, Tăng cường công tác soát xét, kiểm tra hồ sơ, 
tài liệu kiểm toán, hồ sơ kiểm soát của các Đoàn 
KTNN
Thứ nhất, công tác kiểm soát hồ sơ, tài liệu kiểm 
toán của Đoàn KTNN cần được thực hiện toàn 
diện tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán, từ 
khâu chuẩn bị kiểm toán; thực hiện kiểm toán; lập, 
thẩm định, phát hành BCKT theo đúng quy định 
tại Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Thứ hai, công tác kiểm soát hồ sơ, tài liệu kiểm 
toán của Đoàn KTNN cần được thực hiện toàn 
diện, đầy đủ các nội dung kiểm soát theo quy định. 
Trong đó, chú trọng tập trung kiểm soát một số nội 
dung: Soát xét tính đầy đủ, thích hợp của các bằng 
chứng chứng minh cho các phát hiện sai sót của 
KTV, bảo đảm các kết luận, kiến nghị kiểm toán 
có đủ căn cứ pháp lý và có tính khả thi, hạn chế tối 
đa khiếu nại tố cáo; kiểm soát cơ sở đưa ra kết quả 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN38 Số 135 - tháng 1/2019
kiểm toán và cơ sở điều chỉnh kết quả kiểm toán; 
việc tổng hợp kết quả kiểm toán; tính nhất quán 
trong việc phát hiện, xử lý kết quả kiểm toán giữa 
các tổ kiểm toán, các đoàn kiểm toán; tăng cường 
kiểm soát hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của 
KTV trong việc thực hiện kế hoạch kiểm toán, nhất 
là các trọng tâm kiểm toán; việc chọn mẫu kiểm 
toán; áp dụng phương pháp kiểm toán; tuân thủ 
thủ tục, trình tự kiểm toán và quy định chuyên 
môn, nghiệp vụ theo quy trình kiểm toán, chuẩn 
mực kiểm toán và các hướng dẫn kiểm toán có liên 
quan thể hiện qua hồ sơ, tài liệu của Đoàn kiểm 
toán; việc đánh giá, thu thập, sắp xếp, lưu trữ bằng 
chứng kiểm toán.
Thứ ba, tiếp tục đổi mới nội dung, phương 
pháp, quy mô, đa dạng hóa hình thức và phương 
pháp kiểm soát hồ sơ, tài liệu của Đoàn kiểm toán
Đổi mới phương pháp kiểm soát chất lượng 
kiểm toán theo định hướng trọng yếu kiểm soát và 
rủi ro kiểm soát, từ đó hạn chế tối đa rủi ro, nâng 
cao chất lượng hiệu quả hiệu lực của hoạt động 
kiểm toán. Triển khai đồng bộ và đa dạng hóa các 
hình thức kiểm soát như kiểm soát trực tiếp tại đơn 
vị được kiểm toán, kiểm soát đột xuất...; đồng thời 
có cơ chế đảm bảo chế độ đi lại, ăn ở cho Tổ kiểm 
soát khi thực hiện nhiệm vụ.
b, Kiểm soát thông qua chế độ thông tin, báo cáo, 
kiểm tra định kỳ, đột xuất các Đoàn KTNN, Tổ kiểm 
toán, thành viên Tổ kiểm toán
Thứ nhất, tăng cường kiểm soát việc thực hiện 
nghiêm chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy 
định của Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn 
kiểm toán, Quy chế kiểm soát chất lượng kiểm toán 
và yêu cầu của các cấp lãnh đạo.
Thứ hai, tăng cường kiểm soát sự phù hợp về 
số liệu và tình hình kiểm toán giữa các báo cáo 
định kỳ, đột xuất với nhật ký kiểm toán; giữa báo 
cáo của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, khu 
vực với báo cáo của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán 
và yêu cầu Đoàn kiểm toán làm rõ nguyên nhân, 
trách nhiệm để có biện pháp xử lý phù hợp (về cả 
số liệu, đánh giá và thời gian phát sinh các kết quả 
kiểm toán).
Thứ ba, tăng cường kiểm soát chỉ đạo đối với 
các Đoàn kiểm toán có kết quả kiểm toán lớn, phức 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 39Số 135 - tháng 1/2019
tạp mà bằng chứng chưa cụ thể, rõ ràng trên nhật 
ký kiểm toán, trên báo cáo định kỳ cần yêu cầu 
Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán báo cáo và cung cấp 
bằng chứng kiểm toán cụ thể.
Thứ tư, đối với một số chuyên đề kiểm toán 
mang tính chất đặc thù, Kiểm toán trưởng cần 
nghiên cứu chỉ đạo KTNN chuyên ngành, khu vực 
xây dựng mẫu biểu báo cáo, tổng hợp số liệu, tình 
hình kiểm toán riêng để phục vụ cho công tác kiểm 
soát các Đoàn kiểm toán.
Thứ năm, xây dựng chế tài cụ thể đối với các 
trường hợp Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, KTV 
không báo cáo trung thực, không đầy đủ, không 
kịp thời kết quả kiểm toán. 
c, Thực hiện việc trao đổi thông tin với đơn vị 
được kiểm toán
Thứ nhất, Kiểm toán trưởng cần chủ động trao 
đổi thông tin với đơn vị được kiểm toán nhằm 
nâng cao hiệu quả giám sát chất lượng kiểm toán 
của Kiểm toán trưởng. Thông qua trao đổi thông 
tin với đơn vị được kiểm toán, Kiểm toán trưởng 
có thể kịp thời chỉ đạo và xử lý các vấn đề phát sinh 
trong quá trình kiểm toán, đặc biệt là các vấn đề 
liên quan đến quy trình kiểm toán, chuẩn mực đạo 
đức và nghề nghiệp của KTV.
Thứ hai, mở rộng các kênh thông tin đối với 
đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán trưởng không 
chỉ trao đổi thông tin với lãnh đạo đơn vị được 
kiểm toán mà phải mở rộng thêm các đối tượng 
tìm hiểu thông tin về Đoàn kiểm toán, các bộ phận 
trực tiếp làm việc với Đoàn kiểm toán trong suốt 
quá trình kiểm toán như: Giám đốc tài chính, Kế 
toán trưởng, nhân viên kế toán, nhân viên thuộc bộ 
phận có liên quan đến nghiệp vụ được kiểm toán...
d, Nâng cao vai trò các cá nhân và tổ chức giúp 
việc cho Kiểm toán trưởng
Thứ nhất, tăng cường phổ biến, nâng cao nhận 
thức cho cán bộ, KTV về kiểm soát chất lượng 
kiểm toán; cần quy định bắt buộc đối với KTV 
phải tham dự các khoá bồi dưỡng, cập nhật và nâng 
cao kiến thức về kiểm soát chất lượng kiểm toán. 
Trong các chương trình đào tạo cần bổ sung, lồng 
ghép chương trình hội thảo chuyên đề về các vấn 
đề vướng mắc trong quá trình thực hiện kiểm toán 
để phân tích rõ nguyên nhân của những hạn chế, 
tồn tại và đề xuất các giải pháp khắc phục. KTNN 
có thể thông qua các cuộc họp, diễn đàn thảo luận, 
bản tin... nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của 
cán bộ, KTV về kiểm soát chất lượng kiểm toán.
Thứ hai, tăng cường sự phối hợp giữa Tổ kiểm 
soát giúp việc cho Kiểm toán trưởng với Đoàn, Tổ, 
thành viên kiểm toán được kiểm soát và các bộ 
phận kiểm soát khác. Tăng cường sự phối hợp giữa 
Tổ kiểm soát của KTNN chuyên ngành, khu vực 
với Đoàn kiểm toán trong việc cung cấp kịp thời, 
đầy đủ hồ sơ và giải trình, tiếp thu, chỉnh sửa theo 
ý kiến kiểm soát. Tăng cường sự phối hợp, trao 
đổi giữa Tổ kiểm soát của KTNN chuyên ngành, 
khu vực với bộ phận kiểm soát của Vụ Chế độ và 
KSCLKT trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm 
toán nhằm đạt được mục tiêu chung.
Thứ ba, thực hiện phân cấp mạnh về kiểm soát 
chất lượng cho KTNN chuyên ngành, khu vực, quy 
định rõ trách nhiệm kiểm soát, trách nhiệm của 
Kiểm toán trưởng trong việc vận hành hệ thống 
kiểm soát do mình quản lý. Quy định rõ trách 
nhiệm của từng cấp kiểm soát, nâng cao trách 
nhiệm kiểm soát của Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ 
trưởng Tổ kiểm toán và KTV. Nâng cao chất lượng 
và trách nhiệm của Tổ kiểm soát chất lượng từ việc 
thành lập Tổ kiểm soát (năng lực, trách nhiệm), 
xây dựng kế hoạch kiểm soát, thực hiện kiểm soát 
(phạm vi, nội dung, phương pháp) và lập báo cáo 
kiểm soát (kết quả kiểm soát). Quy định rõ trách 
nhiệm đối với sai sót về kết quả kiểm toán, sai sót 
đối với việc vi phạm quy định trong hoạt động kiểm 
toán gắn liền với trách nhiệm của các cấp kiểm soát 
liên quan.
Thứ tư, tăng cường vai trò của Phó Kiểm toán 
trưởng được phân công ủy quyền của Kiểm toán 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN40 Số 135 - tháng 1/2019
trưởng trong việc kiểm soát hoạt động kiểm toán. 
Hiện nay, việc thực hiện ủy quyền này chưa được 
các Kiểm toán trưởng phân cấp nhiều do đó công 
tác kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán 
trưởng thường nhiều và đôi khi chưa sát sao vì mỗi 
đợt kiểm toán thường có nhiều Đoàn kiểm toán 
triển khai và kết thúc vào cùng một thời điểm. Do 
đó, để việc kiểm soát đạt hiệu quả thì Kiểm toán 
trưởng cần thực hiện phân công công việc cho các 
Phó Kiểm toán trưởng nhiều hơn căn cứ vào sở 
trường của các cá nhân này, để hoạt động kiểm soát 
được sát sao và nâng cao hơn.
Thứ năm, tăng cường vai trò tham mưu của 
Phòng Tổng hợp trong việc kiểm soát chất lượng 
kiểm toán. Nâng cao trách nhiệm của Phòng Tổng 
hợp trong khâu thẩm định KHKT và BCKT, tránh 
tình trạng hình thức, sơ sài. Ngoài việc nêu ý kiến 
tham mưu qua báo cáo thẩm định, Phòng Tổng 
hợp cần tham mưu cho Kiểm toán trưởng ngay 
trong quá trình các Đoàn kiểm toán thực hiện 
kiểm toán như gặp phải những vấn đề mới, những 
phát hiện khó cần có sự nghiên cứu sâu... Khi thực 
hiện trình nhân sự Tổ kiểm soát chất lượng kiểm 
toán cho mỗi đợt kiểm toán, Phòng Tổng hợp cần 
có đầy đủ thông tin về sở trưởng, kinh nghiệm của 
Tổ trưởng, các thành viên tham gia vào các Tổ kiểm 
soát; đồng thời cần phải có sự cân đối nhân sự giữa 
các Tổ kiểm soát trong cùng một đợt kiểm toán để 
đảm bảo trình độ, chất lượng nhân sự các Tổ kiểm 
soát phù hợp với nhiệm vụ kiểm soát đối với Đoàn 
kiểm toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Kinh tế Quốc dân (2011), Giáo trình 
Kiểm toán tài chính, Nxb ĐHKTQD, Hà Nội;
2. Học viện Tài chính (2012), Giáo trình Lý 
thuyết kiểm toán, Nxb Tài chính, Hà Nội;
3. Học viện Tài chính (2013), Giáo trình Kiểm 
toán Báo cáo tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội;
4. Hoàng Phú Thọ (2011), Kiểm soát chất lượng 
kiểm toán của Kiểm toán nhà nước - Thực 
trạng và giải pháp, Luận án Tiến sỹ;
5. Lê Minh Khái (2011), Các giải pháp nâng 
cao chất lượng kiểm soát hoạt động kiểm 
toán của Kiểm toán nhà nước chuyên 
ngành, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ;
6. Kiểm toán nhà nước (2016), các Báo cáo 
kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Chế độ 
và Kiểm soát chất lượng kiểm toán;
7. Kiểm toán nhà nước (2017), các Báo cáo 
kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Chế độ 
và Kiểm soát chất lượng kiểm toán;
8. Kiểm toán nhà nước (2018), các Báo cáo 
kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Chế độ 
và Kiểm soát chất lượng kiểm toán;
9. Nguyễn Trọng Thủy (2010), Hoàn thiện 
tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát chất 
lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, 
Đề tài khoa học nghiên cứu cấp Bộ;
10. Quốc hội (2015), số 81/2015/QH13 ngày 
24/6/2015, Luật Kiểm toán nhà nước, Hà Nội;
11. Tổng Kiểm toán nhà nước (2016), Quyết định số 
02/2016/QĐ-KTNN ngày 15/7/2016 Ban hành 
Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước;
12. Tổng Kiểm toán nhà nước (2016), Quyết 
định số 558/QĐ-KTNN ngày 22/3/2016 
Ban hành Quy chế Kiểm soát chất lượng 
kiểm toán;
13. Tổng Kiểm toán nhà nước (2016), 
Quyết định số 01/2016/QĐ-KTNN ngày 
20/6/2016 Ban hành Quy chế tổ chức và 
hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước;
14. Tổng Kiểm toán nhà nước (2016), 
Quyết định số 08/2016/QĐ-KTNN ngày 
23/12/2016 Ban hành Quy trình kiểm toán 
của Kiểm toán nhà nước;
15. Tổng Kiểm toán nhà nước (2017), 
Quyết định số 01/2017/QĐ-KTNN ngày 
24/02/2017 Ban hành Quy định trình tự 
lập, thẩm định, xét duyệt và phát hành báo 
cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
16. Vương Văn Quang (2013), Hoàn thiện Quy 
chế kiểm soát chất lượng kiểm toán của 
Kiểm toán nhà nước, Đề tài nghiên cứu 
khoa học cấp Bộ.

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_hoat_dong_kiem_soat_chat_luong_kiem_toan_cua_kiem.pdf