Hoàn thiện khung pháp lý về thị trường phái sinh tiền tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Tóm tắt

Trong xu hướng hội nhập, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển rất cần huy động nguồn lực

vốn cho tăng trưởng kinh tế thông qua thị trường tài chính. Do vậy việc hoàn thiện khung pháp lý

tạo nền tảng cho thị trường tiền tệ phái sinh (TTTTPS) là vấn đề đáng quan tâm. Bài viết trên cơ sở

khảo sát 109 chuyên gia là những nhà lãnh đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) để nhìn nhận

thực trạng áp dụng khung pháp lý TTTTPS tại Việt Nam. Kết quả cho thấy khung pháp lý hiện hành

tương đối hoàn chỉnh nhưng vẫn còn một số vấn đề bất cập. Từ đó, bài viết đề xuất một số kiến

nghị, theo đó cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần sớm sửa đổi,

bổ sung một số Luật, Pháp lệnh, Nghị định và Thông tư liên quan nhằm tạo sự thống nhất trong

khung pháp lý liên quan TTTTPS. Theo đó khung pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo

tính thống nhất và kịp thời, hoàn thiện hệ thống thanh toán, giao dịch, kinh doanh, liên quan đến

phái sinh về lãi suất và ngoại hối. Đây là cơ sở góp phần lành mạnh hóa môi trường pháp lý cho

TTTTPS Việt Nam phát triển đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế.

pdf 8 trang yennguyen 6580
Bạn đang xem tài liệu "Hoàn thiện khung pháp lý về thị trường phái sinh tiền tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hoàn thiện khung pháp lý về thị trường phái sinh tiền tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Hoàn thiện khung pháp lý về thị trường phái sinh tiền tệ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
1Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LÝ VỀ THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH 
TIỀN TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
COMPLETE THE LEGAL FRAMEWORK FOR THE DERIVATIVE 
CURRENCY MARKET AT VIETNAMESE COMMERCIAL BANKS
Ngày nhận bài: 25/02/2019 Ngày chấp nhận đăng: 02/04/2019 Ngày đăng: 05/6/2019
Trần Quốc Thịnh1
Tóm tắt
Trong xu hướng hội nhập, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển rất cần huy động nguồn lực 
vốn cho tăng trưởng kinh tế thông qua thị trường tài chính. Do vậy việc hoàn thiện khung pháp lý 
tạo nền tảng cho thị trường tiền tệ phái sinh (TTTTPS) là vấn đề đáng quan tâm. Bài viết trên cơ sở 
khảo sát 109 chuyên gia là những nhà lãnh đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) để nhìn nhận 
thực trạng áp dụng khung pháp lý TTTTPS tại Việt Nam. Kết quả cho thấy khung pháp lý hiện hành 
tương đối hoàn chỉnh nhưng vẫn còn một số vấn đề bất cập. Từ đó, bài viết đề xuất một số kiến 
nghị, theo đó cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần sớm sửa đổi, 
bổ sung một số Luật, Pháp lệnh, Nghị định và Thông tư liên quan nhằm tạo sự thống nhất trong 
khung pháp lý liên quan TTTTPS. Theo đó khung pháp lý phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo 
tính thống nhất và kịp thời, hoàn thiện hệ thống thanh toán, giao dịch, kinh doanh, liên quan đến 
phái sinh về lãi suất và ngoại hối. Đây là cơ sở góp phần lành mạnh hóa môi trường pháp lý cho 
TTTTPS Việt Nam phát triển đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế. 
Từ khóa: Tiền tệ phái sinh, khung pháp lý, thị trường tiền tệ.
Abstract
In the integration trend, a developing country in Vietnam needs to mobilize capital resources for 
economic growth through the financial market. Therefore, completing the legal framework to create 
the foundation for the derivative currency market (TTTTPS) is of concern. The article is based on 
a survey of 109 experts who are leaders of Vietnamese commercial banks to recognize the status 
of apply in the legal framework of the derivative currency market in Vietnam. The results show 
that the current legal framework is relatively complete but there are still some shortcomings. Since 
then, the article proposes a number of recommendations, according to which state agencies such 
as the National Assembly, the Government and the State Bank should soon amend and supplement 
a number of relevant Laws, Ordinances, Decrees and Circulars to create consistency in the legal 
framework related to TTTTPS. Accordingly, the legal framework is consistent with international 
practices, ensuring consistency and timeliness, perfecting the payment, transaction and business 
system, relating to derivatives of interest rates and foreign exchange. This is the basis to contribute 
to the healthy legal environment for Vietnam TTTTPS to meet the trend of international integration.
Keywords: Derivative currency, legal framework, currency market.
__________________________________________
1 Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, Email: thinhtq@buh.edu.vn
2Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
quốc tế Singapore. Trong những năm 1980, các 
thị trường được phát triển cho các quyền chọn 
về ngoại hối, các quyền chọn về chỉ số chứng 
khoán và các quyền chọn về hợp đồng tương 
lai. Sở giao dịch chứng khoán Philippines là 
sàn giao dịch đầu tiên để giao dịch quyền chọn 
ngoại hối. Đầu những năm 1970, thị trường 
tương lai tài chính đầu tiên là Thị trường tiền tệ 
quốc tế (International Monetary Market - IMM) 
được thành lập vào năm 1972, và sau đó năm 
1982 Sàn giao dịch tài chính tương lai quốc 
tế London (London International Financial 
Futures Exchange - LIFFE) được thành lập 
(Tiwari và Turan, 2004). Ngày nay, TTTTPS 
đã được triển khai áp dụng ở hầu hết các quốc 
gia trên thế giới với tốc độ tăng trưởng nhanh. 
Trong báo cáo Quý 3 năm 2019, Ngân hàng 
Thanh toán Quốc tế (BIS) nhìn nhận, TTTTPS 
trên thị trường thế giới trong thời gian qua có 
tốc độ tăng trưởng nhanh, và nếu so sánh 2 năm 
gần đây thì năm 2018 đã tăng 18,22%, điển 
hình phái sinh lãi suất tăng 18,09%, ngoại hối 
tăng 24,81%; và xét riêng trên thị trường châu 
Á Thái Bình Dương, thị trường TTTTPS tăng 
9,35%, trong đó phái sinh lãi suất tăng 6,44%, 
ngoại hối tăng 41,67% (BIS, 2019).
2.2. Khái niệm 
Khung hay khuôn khổ là hệ thống những 
quy định và tiêu chuẩn được thiết lập cho hoạt 
động nhất định và khung pháp lý là hệ thống các 
văn bản pháp luật từ lập pháp, hành pháp và tư 
pháp (Chance và Brooks, 2016). Phái sinh tiền tệ 
(Monetary derivative) là hợp đồng có giá trị giữa 
hai hoặc nhiều bên dựa trên tài sản tài chính cơ 
bản đã được thỏa thuận bắt nguồn từ ngoại tệ, lãi 
suất (IFRS Foundation, 2019). Do đó, TTTTPS 
(Derivative currency market) được hiểu là nơi 
trao đổi, mua bán các hợp đồng giữa các bên trên 
cơ sở các công cụ tài chính. Thị trường này có thể 
được phân thành thị trường niêm yết (Exchange 
-traded) và thị trường phi tập trung (Over the 
counter – OTC), và tương ứng tính pháp lý cũng 
1. Đặt vấn đề
Trong xu hướng toàn cầu hóa, việc phát triển 
thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng đối với các 
quốc gia nhằm thu hút nguồn lực tài chính cho 
phát triển kinh tế. Sự phát triển của thị trường 
tài chính, trong đó tài chính phái sinh đóng vai 
trò thiết yếu cho phát triển thị trường vốn nên 
các quốc gia luôn quan tâm đến vấn đề này, đặc 
biệt là khung pháp lý làm nền tảng cho sự ổn 
định và bền vững (Chance và Brooks, 2016). 
Các nghiên cứu điển hình Amato và Gyntelberg 
(2005); Carlson và cộng sự (2006); Chiu (2010); 
Biggins và Scott (2013) đã tập trung đánh giá 
từng công cụ phái sinh (CCPS) liên quan đến 
ngoại hối, lãi suất. Trong xu hướng hội nhập và 
phát triển với khu vực và quốc tế, Việt Nam đã 
có nhiều cải tiến trong các văn bản pháp luật 
để hoàn thiện khung pháp lý, tuy nhiên vẫn 
còn một số tồn tại nhất định liên quan đến sự 
phù hợp theo thông lệ quốc tế như Nguyễn Thị 
Loan (2013) hay Nguyễn Thị Nhung và Trần 
Thị Minh Tuyền (2014), hay các quy định chưa 
đáp ứng nhu cầu thực tiễn như Nguyễn Thị 
Lan (2017) và Trần Thị Khám Trâm, Nguyễn 
Hồ Thị Phương Thảo và Vũ Thị Kim Nhung 
(2018). Điều này đặt ra những thách thức cho 
quá trình phát triển của thị trường này trong bối 
cảnh hội nhập quốc tế.
2. Cơ sở lý thuyết thị trường phái sinh 
tiền tệ 
2.1. Lược sử quá trình hình thành và 
phát triển 
Thị trường tiền tệ quốc tế được thành lập bởi 
Sàn giao dịch Chicago vào năm 1972 để giao 
dịch tương lai bằng ngoại tệ. Sau đó, một số sàn 
giao dịch khác trên thế giới đã thực hiện giao 
dịch hợp đồng tương lai, trong số này có Sàn 
giao dịch tương lai New York, Sàn giao dịch 
tương lai tài chính quốc tế London, Sàn giao 
dịch tương lai Toronto và Sàn giao dịch tiền tệ 
3Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
sẽ khác nhau trong mỗi phân khúc của thị trường 
(Chance và Brooks, 2016).
2.3. Những nghiên cứu trước liên quan 
Các nghiên cứu liên quan đến TTTTPS 
được một số nhà nghiên cứu quan tâm cả trong 
và ngoài nước. Có thể nhận thấy TTTTPS là 
phức tạp nên việc hình thành và hoàn thiện 
khung pháp lý là một trong những vấn đề nền 
tảng để thực thi đối với thị trường này. Đối 
với các nghiên cứu nước ngoài, một số nghiên 
cứu chuyên sâu trong từng công cụ phái sinh 
liên quan đến ngoại hối, lãi suất như Amato và 
Carlson và cộng sự (2006) và Chiu (2010). Về 
phái sinh lãi suất, Carlson và cộng sự (2006) đã 
phân tích các quy định liên quan đến phái sinh 
lãi suất của thị trường. Theo tác giả về quy định, 
ngân hàng đồng ý thanh toán cho đối tác dựa 
trên tỷ giá thả nổi để nhận thanh toán lãi suất cố 
định. Tuy nhiên, trong thực tế các quy định ràng 
buộc đã ảnh hưởng đến sự phát triển của hình 
thức này. Tác giả đã đề xuất cần có những linh 
hoạt hơn để người tham gia và các ngân hàng 
sẽ giảm thiểu những rủi ro về lãi suất. Đối với 
phái sinh ngoại hối, Chiu (2010) xem xét hợp 
đồng hoán đổi tỷ giá của một số quốc gia thuộc 
châu Âu, châu Á và khu vực Bắc Mỹ, trong giai 
đoạn 1990 – 2008. Tác giả tập trung phân tích 
hoán đổi tiền tệ chéo để phòng ngừa rủi ro lãi 
suất của các doanh nghiệp và nhìn nhận công cụ 
này hữu ích cho người sử dụng. Tuy nhiên, rào 
cản hiện nay là các quy định giữa các quốc gia 
hay khu vực chưa đảm bảo tính thống nhất nên 
cản trở trong giao dịch. Tác giả đã đề xuất cần 
vận dụng khung pháp lý chung nhất theo chuẩn 
quốc tế để thuận lợi cho người tham gia trên thị 
trường tiền tệ quốc tế.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến 
TTTTPS khá phổ biến, tuy nhiên các nghiên 
cứu tập trung vào quy định pháp lý thì còn 
khiêm tốn. Đối với phái sinh ngoại hối, một số 
nghiên cứu tập trung vào phái sinh ngoại hối 
như Nguyễn Thúy (2008); Nguyễn Thị Loan 
(2013); Nguyễn Thị Lan (2017); Trần Thị 
Khám Trâm, Nguyễn Hồ Thị Phương Thảo và 
Vũ Thị Kim Nhung (2018). Đối với Nguyễn 
Thúy (2008) nghiên cứu sự phát triển phái sinh 
ngoại hối trên thị trường Việt Nam, giai đoạn 
2003 – 2007. Tác giả đã phân tích thực trạng 
hoạt động phái sinh ngoại hối của Việt Nam và 
nhìn nhận thị trường này tiềm ẩn nhiều rủi ro do 
hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn thiện 
cả về mặt văn bản pháp luật và tính khả thi của 
các quy định trong thực tiễn. Tác giả đã đề xuất 
giải pháp cần hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp 
lý để tạo sự thống nhất trong giao dịch nhằm 
đảm bảo sự tin cậy cho người tham gia trên thị 
trường. Nguyễn Thị Loan (2013) đã phân tích 
thực trạng phát triển công cụ tài chính phái sinh 
tiền tệ tại các NHTMT Việt Nam trong giai đoạn 
2007 – 2011. Tác giả nhìn nhận một số nguyên 
nhân và hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển 
các công cụ này tại NHTM Việt Nam, trong đó 
xuất phát từ quy định chưa chặt chẽ trong các 
giao dịch mua bán ngoại tệ, cũng như các quy 
định liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ 
chưa tương thích với biến động của thị trường. 
Từ đó, tác giả đã đề xuất một số biện pháp như 
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần nghiên cứu, 
sửa đổi các quy định liên quan đến kinh doanh 
tiền tệ theo xu hướng hội nhập quốc tế phù hợp 
điều kiện môi trường Việt Nam. Đồng thời, Bộ 
Tài chính cần nghiên cứu ban hành quy định 
về kế toán thuế liên quan đến công cụ này đối 
với doanh nghiệp. Nguyễn Thị Lan (2017) đã 
xem xét điều tiết thị trường ngoại tệ của NHNN 
trong những năm 2012 – 2017. Tác giả đã phân 
tích vai trò điều tiết thị trường ngoại tệ của 
NHNN và nhìn nhận các giao dịch ngoại hối đã 
hình thành ở Việt Nam nhưng chưa phù hợp với 
những quy định thông lệ quốc tế. Do đó theo 
tác giả, NHNN cần tiếp tục hoàn hiện khuôn 
khổ pháp lý cho các CCPS ngoại hối để tạo ra 
một môi trường pháp lý phù hợp với các quy 
4Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
định quốc tế. Trần Thị Khám Trâm, Nguyễn Hồ 
Thị Phương Thảo và Vũ Thị Kim Nhung (2018) 
đã nghiên cứu thực trạng phát triển sản phẩm 
phái sinh ngoại hối tại các NHTM ở thành 
phố Huế. Nhóm tác giả đã phân tích giai đoạn 
2014 – 2017 để xem xét những bất cập trong 
thực tế triển khai phái sinh ngoại hối tại các ngân 
hàng này. Qua đó, tác giả đã nhìn nhận các quy 
định liên quan đến sản phẩm này còn xa lạ với 
khách hàng, cũng như trong nhận thức còn khác 
biệt giữa NHTM và khách hàng. Thậm chí bản 
thân NHTM chưa thật sự quan tâm trong triển 
khai bởi sự phức tạp trong các quy định về phái 
sinh ngoại hối. Riêng nghiên cứu về phái sinh 
lãi suất có nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhung 
và Trần Thị Minh Tuyền (2014). Theo tác giả 
mức độ áp dụng các CCPS ở Việt Nam còn hạn 
chế do những quy định phức tạp làm cản trở 
đối với quá trình phát triển các công cụ này và 
thật sự chưa được xem như công cụ trong việc 
phòng ngừa rủi ro. Từ đó, tác giả đã đề xuất các 
quy định cần rõ ràng cũng như các hướng dẫn 
thực thi phù hợp để tạo điều kiện cho các doanh 
nghiệp tham gia trên thị trường. 
Từ các nghiên cứu trước có thể nhìn nhận, 
ở các nghiên cứu nước ngoài, tập trung trong 
các quy định có những chủ đề liên quan về 
TTTTPS nhưng chưa có nghiên cứu cho riêng 
Việt Nam. Đối với các nghiên cứu tại Việt Nam, 
các nghiên cứu liên quan đến quy định pháp lý 
đã được quan tâm nhưng ở giai đoạn trước đây, 
trong khi gần đây trong xu hướng hội nhập quốc 
tế, Việt Nam đã ban hành mới, sửa đổi, bổ sung 
một số Luật, Nghị định, Thông tư liên quan thì 
chưa có nghiên cứu tập trung về khung pháp lý 
cho thị trường này.
3. Thiết kế nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu 
định tính chủ yếu là phân tích, tổng hợp để phù 
hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu, và 
phỏng vấn và thảo luận các chuyên gia.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Từ mục tiêu chính của nội dung nghiên 
cứu, đề tài thực hiện quy trình cụ thể như xác 
định hệ thống cơ sở lý thuyết về khung pháp lý 
TTTTPS; xây dựng bảng hỏi sơ thảo bao gồm 
hai nội dung về hệ thống văn bản pháp luật và 
việc áp dụng các quy định trong thực tiễn liên 
quan đến các vấn đề về TTTTPS; thảo luận với 
các chuyên gia là những người có kiến thức 
chuyên sâu về lý luận và thực tiễn để có nhìn 
nhận chuyên sâu và xác đáng về bảng hỏi; hoàn 
chỉnh bảng hỏi trên cơ sở góp ý của các chuyên 
gia liên quan đến TTTTPS; tổng hợp dữ liệu 
của các bảng câu hỏi được xử lý bằng công cụ 
Excel thông qua khảo sát những đối tượng có 
liên quan và đây là dữ liệu sơ cấp; và trên cơ sở 
đó, đề tài sẽ có kết quả nghiên cứu đảm bảo phù 
hợp với mục tiêu nghiên cứu.
3.2. Phương pháp chọn mẫu
Các đối tượng khảo sát được chọn lọc gồm 
109 chuyên gia, những lãnh đạo đang làm thực 
tế có kinh nghiệm và am tường trong lĩnh vực tài 
chính ngân hàng để nhìn nhận vấn đề được xác 
thực, trong đó gồm 42 chuyên gia là Ban giám 
đốc và 67 chuyên gia là trưởng, phó phòng pháp 
chế, ngoại hối, kinh doanh tiền tệ của một số 
NHTM tại TP.HCM. Các đối tượng được khảo 
sát trong thời gian từ tháng 9 năm 2018 đến 
tháng 2 năm 2019. Do mẫu có chọn lọc được sử 
dụng trong phương pháp nghiên cứu định tính 
nên số lượng mẫu này đảm bảo mức độ tin cậy 
của thông tin. 
3.3. Thiết kế nội dung bảng hỏi
Đối với bảng câu hỏi liên quan hệ thống nội 
dung khung pháp lý thuộc TTTTPS có thể nhìn 
nhận trên cơ sở về nội dung quy định trong các 
văn bản pháp luật và thực tiễn áp dụng TTPS. 
Các văn bản pháp luật có liên quan gồm:
- Nhóm văn bản pháp luật chung có liên 
quan như Pháp lệnh Ngoại hối được Quốc hội 
5Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
ban hành năm 2005 và được sửa đổi, bổ sung 
năm 2013 là văn bản pháp lý cao nhất điều 
chỉnh các sản phẩm phái sinh ngoại tệ (viết tắt 
Pháp lệnh Ngoại hối) (UBTVQH, 2005; 2013). 
Bên cạnh đó, Nghị định số 70/2014/NĐ-CP 
quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp 
lệnh Ngoại hối (viết tắt Nghị định 70) (Chính 
phủ, 2014). Ngoài ra, Luật Ngân hàng Nhà 
nước Việt Nam (viết tắt Luật NHNN) được ban 
hành năm 2010, Luật Các tổ chức tín dụng cũng 
ban hành năm 2010 và được sửa đổi, bổ sung 
năm 2017 (viết tắt Luật Các TCTD) (Quốc hội, 
2010; 2017) cũng đã có những quy định liên 
quan đến TTTTPS.
- Nhóm văn bản pháp luật chuyên ngành 
gồm quy định về phái sinh lãi suất và ngoại hối. 
Đối với phái sinh lãi suất, Thông tư số 01/2015/
TT-NHNN (Thông tư 01) về quy định hoạt 
động kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh 
lãi suất của NHTM, CNNHNN. Liên quan đến 
phái sinh ngoại hối có Thông tư số 15/2015/TT-
NHNN (viết tắt Thông tư 15) hướng dẫn giao 
dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các 
TCTD (Ngân hàng Nhà nước, 2015) và Thông 
tư số 21/2014/TT-NHNN và được sửa đổi bổ 
sung bởi Thông tư số 28/2016/TT-NHNN (viết 
tắt Thông tư 21, 28) quy định hoạt động ngoại 
hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt 
động ngoại hối của TCTD, CNNHNN (Ngân 
hàng Nhà nước, 2014; 2016).
4. Kết quả nghiên cứu
Kết quả khảo sát được tổng hợp từ các 
chuyên gia là những người am tường và có kinh 
nghiệm trong thực tế, cụ thể:
4.1. Về nội dung quy định trong các văn 
bản pháp luật 
Theo đánh giá chung, hệ thống văn bản 
pháp luật của phái sinh lãi suất và ngoại hối đã 
tương đối thống nhất và đầy đủ, cụ thể:
- Khung pháp lý theo thời gian đã có sự 
chỉnh sửa, bổ sung và ban hành mới một số văn 
bản pháp luật. 
- Các văn bản pháp lý đều đảm bảo tính hệ 
thống trên cơ sở Luật NHNN, Luật Các TCTD 
hay Pháp lệnh Ngoại hối, Nghị định 70, Thông 
tư 01, Thông tư 15, hay Thông tư 21, 28 sẽ 
hướng dẫn dựa trên căn cứ trên Luật và Nghị 
định liên quan. 
- Văn bản quy định này đã hoàn thiện về 
mặt pháp lý cho thị trường tiền tệ đã triển khai 
các hợp đồng phái sinh về ngoại hối, lãi suất 
phần lớn đã đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
4.2. Việc áp dụng các văn bản pháp luật 
trong thực tiễn 
Có thể thấy, hệ thống văn bản pháp luật của 
phái sinh lãi suất và ngoại hối phần lớn đã đáp 
ứng nhu cầu thực tiễn nhưng bên cạnh đó vẫn 
còn một vài bất cập nhất định như:
- Đối với Luật NHNN, điển hình như một 
giải thích từ ngữ chưa phù hợp với thực tiễn 
liên quan đến các khoản về phái sinh. Đối với 
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia chưa quy 
định rõ trong các hợp đồng chứng khoán phái 
sinh liên quan đến ngoại hối phái sinh. Các hoạt 
động thanh toán cũng chưa quy định trong bù 
trừ phù hợp với các giao dịch phái sinh. Quản lý 
ngoại hối và hoạt động ngoại hối chưa phù hợp 
với các hoạt động liên quan đến phái sinh ngoại 
hối gần đây.
- Đối với Luật Các TCTD, cơ bản thể hiện 
ở vấn đề giải thích từ ngữ chưa đầy đủ và nhất 
quán đối với các sản phẩm phái sinh. Đối với 
phạm vi hoạt động được phép của TCTD chưa 
quy định về các tổ chức này được tham gia các 
hoạt động giao dịch, thanh toán bù trừ, kinh 
doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm 
phái sinh.
- Đối với Pháp lệnh Ngoại hối, tập trung ở 
vấn đề hiện nay chưa có quy định về người cư 
6Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
trú là tổ chức phát hành chứng khoán bên ngoài 
lãnh thổ Việt Nam và người không cư trú là tổ 
chức phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt 
Nam được giao dịch các hoạt động phái sinh 
ngoại hối. Đối với thị trường ngoại tệ của Việt 
Nam và thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước 
chưa quy định đối với các hợp đồng phái sinh 
ngoại hối.
- Đối với Nghị định 70, một số nội dung 
hướng dẫn chưa phù hợp với thực tiễn trong 
hoạt động ngoại hối. Hơn nữa, một số vấn đề 
chưa nhất quán với Pháp lệnh Ngoại hối trong 
việc giải thích từ ngữ, và tính thống nhất liên 
quan đến sản phẩm phái sinh và hoạt động 
ngoại hối. 
- Riêng đối với phái sinh lãi suất, văn bản 
pháp lý đã được ban hành theo Thông tư 01 còn 
tồn tại ở một số thuật ngữ liên quan đến sản 
phẩm phái sinh chưa nhất quán với Luật Các 
TCTD. Hiện tại, hướng dẫn của Thông tư chưa 
quy định về lãi suất tham chiếu bằng VNĐ để 
làm cơ sở thực thi các hợp đồng phái sinh cũng 
như những trường hợp TCTD, CNNHNN được 
mua, bán ngoại tệ để thanh toán trong các giao 
dịch từ các hợp đồng phái sinh lãi suất hay 
ngoại hối.
- Đối với phái sinh ngoại hối, văn bản pháp 
lý liên quan Thông tư 15, Thông tư 21, 28 một 
số nội dung chưa nhất quán trong quy định của 
Luật NHNN, Luật Các TCTD, Pháp lệnh Ngoại 
hối, Nghị định 70 về thuật ngữ liên quan phái 
sinh lãi suất. Ngoài ra, hoạt động thanh toán, về 
quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối cũng 
như kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và 
sản phẩm phái sinh chưa hướng dẫn thống nhất 
trong hệ thống văn bản pháp lý.
5. Kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý về 
thị trường phái sinh tiền tệ tại các ngân hàng 
thương mại Việt Nam
Trên cơ sở khảo sát thực trạng áp dụng 
khung pháp lý TTTTPS Việt Nam, bài viết đề 
xuất một số kiến nghị cơ bản nhằm hoàn thiện 
khung pháp lý TTTTPS cho Việt Nam đáp ứng 
xu thế hội nhập, cụ thể:
- Quốc hội cần khẩn trương hoàn thiện khung 
pháp lý theo thông lệ quốc tế. Theo đó, đối với 
Luật NHNN cần cập nhật để phù hợp với tình 
hình thực tiễn như giải thích từ ngữ cần bổ sung 
thuật ngữ liên quan phái sinh ngoại hối, lãi suất; 
cũng như chỉnh sửa, bổ sung thuật ngữ hệ thống 
thanh toán theo hướng mở rộng liên quan đến các 
tổ chức thanh toán do NHNN tổ chức, quản lý, 
vận hành. Đối với Luật Các TCTD, một số quy 
định cần cập nhật liên quan phạm vi hoạt động 
được phép của TCTD tham gia các hoạt động 
trên thị trường phái sinh trong giao dịch, thanh 
toán, bù trừ. Đối với Pháp lệnh Ngoại hối, cần 
bổ sung quy định liên quan đến CCPS vì hiện 
tại chỉ quy định ngoại hối là các loại giấy tờ có 
giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái 
phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy 
tờ có giá khác. Ngoài ra, quy định thành phần dự 
trữ ngoại hối nhà nước cần bổ sung bao gồm cả 
các chứng khoán phái sinh liên quan đến các hợp 
đồng ngoại hối phái sinh.
- Chính phủ cần có kế hoạch nghiên cứu để 
rà soát Nghị định 70. Theo đó, Nghị định này 
xem xét chỉnh sửa, bổ sung một số quy định 
trên cơ sở nhất quán với Pháp lệnh Ngoại hối 
(đã đề xuất trên) trong đó cần hướng dẫn quy 
định bổ sung TCTD, CNNHNN được mua, bán 
ngoại tệ để thanh toán trong các giao dịch từ các 
hợp đồng phái sinh lãi suất hay ngoại hối. Điều 
này góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các 
TCTS, NHTM.
- Ngân hàng Nhà nước, cần rà soát nội dung 
của Thông tư liên quan đến phái sinh lãi suất 
và ngoại hối trên cơ sở để đảm bảo tính thống 
nhất từ thuật ngữ đến nội dung. Theo đó, Thông 
tư cần quy định rõ lãi suất tham chiếu để làm 
cơ sở thực thi các hợp đồng phái sinh cũng 
như hướng dẫn cần bổ sung thành phần dự trữ 
ngoại hối nhà nước bao gồm cả hợp đồng chứng 
7Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
khoán phái sinh liên quan đến ngoại hối. Ngoài 
ra, đối với hướng dẫn hạch toán kế toán, NHNN 
cần xem xét ban hành Thông tư hướng dẫn hạch 
toán kế toán về CCPS liên quan ngoại hối, lãi 
suất để đảm bảo sự thống nhất trong ghi nhận, 
đánh giá, trình bày và công bố thông tin trên 
báo cáo tài chính để đảm bảo tính nhất quán. 
6. Kết luận
Trong xu hướng toàn cầu hóa, các quốc gia 
đều tận dụng cơ hội để thu hút nguồn lực tài 
chính cho phát triển kinh tế thông qua thị trường 
tài chính nói chung và TTTTPS nói riêng. Việt 
Nam, quốc gia đang phát triển, đang cần nguồn 
lực vốn cho tăng trưởng kinh tế nên việc hoàn 
thiện khung pháp lý cho TTTTPS Việt Nam đáp 
ứng xu hướng hội nhập quốc tế là vấn đề mang 
tính thiết yếu. Có thể nhận thấy bên cạnh những 
thành quả đáng ghi nhận về mức độ thống nhất 
trong hệ thống các văn bản pháp lý cũng như 
đã giải quyết phần lớn những vấn đề phát sinh 
trong thực tiễn liên quan của TTTTPS, tuy 
nhiên vẫn còn một vài tồn tại nhất định về tính 
tương thích với thông lệ quốc tế, sự nhất quán 
trong hệ thống các văn bản quy định, sự chậm 
cải tiến nên cần phải hoàn thiện hơn nữa để đáp 
ứng nhu cầu thực tiễn ngày càng cao. Trên cơ 
sở đó, để góp phần hoàn thiện khung pháp lý 
TTTTPS Việt Nam, các cơ quan nhà nước cần 
khẩn trương sửa đổi, bổ sung các Luật, Pháp 
lệnh, Nghị định và Thông tư liên quan nhằm tạo 
sự thống nhất trong hệ thống pháp lý trên cơ sở 
cần phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính 
thống nhất và kịp thời, hoàn thiện thanh toán 
giao dịch, bù trừ, vấn đề về quy định kế toán 
liên quan đến CCPS về lãi suất và ngoại hối. 
Điều này sẽ giúp lành mạnh hóa môi trường 
pháp lý cho TTTTPS Việt Nam phát triển đáp 
ứng xu thế hội nhập quốc tế.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Bộ Tài chính (2014). Thông tư số 21/2014/TT-NHNN hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, 
điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân 
hàng nước ngoài
Bộ Tài chính (2015a). Thông tư số 01/2015/TT-NHNN qui định hoạt động kinh doanh, cung ứng 
sản phẩm phái sinh lãi suất của NHTM, CNNHNN
Bộ Tài chính (2015b). Thông tư số 15/2015/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị 
trường ngoại tệ của TCTD được phép hoạt động ngoại hối
Bộ Tài chính (2016). Thông tư số 28/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 
số 21/2014/TT-NHNN hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục 
chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Chính phủ (2014). Quyết định số 70/2014/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp 
lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối.
Chính phủ (2018). Quyết định số 986/QĐ-TTg về chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam 
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
NHNN (2006). Công văn số 7404/NHNN-KTTC về hướng dẫn hạch toán kế toán nghiệp vụ phái 
sinh tiền tệ
Nguyễn Thị Loan (2013). Phát triển CCTCPS tiền tệ tại các NHTM Việt Nam. Tạp chí Khoa học 
và Đào tạo Ngân hàng, Tháng 10/2013
8Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Marketing số 51, 06/2019
Nguyễn Thị Nhung và Trần Thị Minh Tuyền (2014). Ứng dụng các công cụ phái sinh trong quản trị 
rủi ro lãi suất tại các NHTM. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 15 (25), trang 41-45
Nguyễn Thị Lan (2017). Vai trò điều tiết thị trường ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 
hiện nay. Tạp chí Cộng Sản, Tháng 10/2017
Nguyễn Thúy (2008). Phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Tạp chí 
Công nghệ Ngân hàng, số 31, trang 16-18
Quốc hội (2010a). Số 46/2010/QH12 về Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Quốc hội (2010b). Số 47/2010/QH12 về Luật Các TCTD
Quốc hội (2017). Số 17/2017/QH14 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD
Trần Thị Khám Trâm, Nguyễn Hồ Thị Phương Thảo và Vũ Thị Kim Nhung (2018). Phát triển sản 
phẩm phái sinh ngoại hối: Nghiên cứu thực trạng ở thành phố Huế. Tạp chí Tài chính, Tháng 
12/2018
UBTVQH (2005). Số 28/2005/PL-UBTVQH11 về Pháp lệnh Ngoại hối
UBTVQH (2013). Số 06/2013/PL-UBTVQH13 về Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của 
Pháp lệnh Ngoại hối 
Tiếng Anh
AEMC (2017). Electricity Network Economic Regulatory Framework Review. Australian Emergy 
Market Commission, July 2017, pp 1-88
Amato, J. D. and Gyntelberg, J. (2005). CDS index tranches and the pricing of credit risk 
Correlations. BIS Quarterly Review, March 2005, pp 73-87
BIS (2019). Exchange-traded futures and options, by location of exchange. [on line] Available at: 
. [Accessed March 11, 2019].
Biggins, J. and Scott, C. (2013). Private Governance, Public Implications and the Tightrope of 
Regulatory Reform: The ISDA Credit Derivatives Determinations Committees. Comparative 
Research in Law & Political Economy. Research Paper No. 57/2013, pp299-304
Carlson, J. B., Craig, B., Higgins, P., Melick, W. R. (2006). FOMC Communications and the 
Predictability of Near-Term Policy Decisions. Federal Reserve Bank of Cleveland, June 2006
Chance, D. M and Brooks, R. (2016). Introduction to Derivatives and Risk Management. Cengage 
Learning US, 10th Edition, pp1-640
Chiu, M. (2010). Derivatives markets, products and participants: an overview. IFC Bulletin No 35, 
pp 3-11
IFRS Foundation (2019). IFRS Standards and IFRIC Interpretations. [on line] Available at: <https://
www.ifrs.org/issued-standards.>. [Accessed January 10, 2019].
IOSCO (2018). Annual Report, IOCU-IOSCO, December 2017, pp 1-88
Tiwari, S. and Turan, M. S. (2004). Introduction To Derivative Securities. [on line] Available at: 
. [Accessed January 2, 2019].
Vashishtha, A. and Kumar, S. (2010). Development of Financial Derivatives Market in India- A Case 
Study. International Research Journal of Finance and Economics, Issue 37 (2010), pp 16-29
Weber, E. J. (2009). A Short History of Derivative Security Markets. In Vinzenz Bronzin’s option 
pricing models: Exposition and appraisal, pp 431-440, Springer Science & Business Media.

File đính kèm:

  • pdfhoan_thien_khung_phap_ly_ve_thi_truong_phai_sinh_tien_te_tai.pdf