Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam”

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ MỨC ĐỘ TỰ CHỦ

CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Nguyễn Kim Dung1 - Trần Quốc Toản2

Tóm tắt: Bài viết tập trung vào việc giới thiệu kết quả khảo sát của một đề tài

nhánh do Viện Nghiên cứu Giáo dục thực hiện. Đề tài này thuộc chương trình nghiên

cứu độc lập cấp nhà nuớc “Phát triển Giáo dục Việt Nam trong nền kinh tế thị trường và

trước yêu cầu hội nhập quốc tế” của Hội đồng Quốc Gia Giáo dục. Phần đầu trong bài

viết giới thiệu về một số quan điểm và lý luận về quản lý nhà nước và tự chủ trong giáo

dục, chủ yếu là giáo dục (GD) đại học (ĐH), sau đó trình bày sơ lược về đề tài nghiên

cứu. Phần thứ hai tập trung vào các kết quả khảo sát về a) thực trạng quan hệ, hợp tác,

hỗ trợ, phối kết hợp giữa GD đào tạo (ĐT) và các tổ chức cộng đồng và b) mức độ tự

chủ của cơ sở (CS) GD-ĐT. Cuối cùng, các tác giả bài viết đưa ra một số kiến nghị cho

các nhà làm chính sách cũng như các cơ sở GD& ĐT.

1. Vai trò của nhà nước và vấn đề tự chủ trong giáo dục

1.1 Vai trò của quản lý nhà nước trong giáo dục

Trước đây, cùng với việc mở rộng qui mô đào tạo trong nhiều hệ thống GDĐH ở

các nước, các trường ĐH cũng đồng thời nhận được sự hỗ trợ về tài chính của nhà

nước/chính phủ. Tuy nhiên, theo thời gian, khuynh hướng này ngày càng thay đổi. Nhà

nuớc ở nhiều quốc gia trên thế giới không còn là nơi duy nhất cung cấp tài chính cho các

cơ sở GD-ĐT và các trường ĐH không còn là nơi duy nhất cung cấp GDĐH (UNESCO,

2010). Ngày nay, có nhiều dạng cơ sở và hình thức GD-ĐT, tuy nhiên, đối với các

trường ĐH-CĐ công lập, nhà nước vẫn là cơ quan quản lý chính do kinh phí từ ngân

sách vẫn là nguồn chính của phần lớn các trường công lập.

Theo UNESCO (2010), nhu cầu cải tổ với tên gọi là mô hình “quản lý nhà nước

mới” bắt đầu thu hút sự chú ý của nhiều hệ thống GDĐH. Với sự phát triển của xu

hướng vận dụng yếu tố thị trường trong GDĐH và sự cắt giảm ngày càng nhiều ngân

sách nhà nước dành cho GDĐH, các trường ĐH đang ngày càng muốn khẳng định sự tự

chủ của mình bằng cách tìm các nguồn kinh phí khác bên ngoài ngân sách. Theo mô

hình này, chất lượng GD-ĐT được củng cố và cải tiến với các cơ chế quản lý hiệu quả

hơn, mức độ minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực và tính trách nhiệm xã hội với

cộng đồng cũng như những người hưởng lợi từ GDĐH cũng cao hơn. Theo cơ chế này,

tính sở hữu và tính trách nhiệm thông qua sự tham gia vào việc hoạch định sự phát triển

và sứ mạng của nhà trường ngày càng thu hút được nhiều chú ý của cộng đồng các

trường ĐH. Với cơ chế này, vấn đề quản trị nhà nước vượt ra khỏi ranh giới của việc

đảm bảo công tác quản lý khu vực công trở nên tốt hơn mà còn là vấn đề tăng cường sự

tham gia của những người hưởng lợi khác nhau ở các cấp độ khác nhau.

pdf 183 trang yennguyen 4460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam”

Hội thảo khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam”
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
5 
MỤC LỤC 
Lời giới thiệu 
Phần 1: Các vấn đề về quản lý giáo dục đại học 
1. Nhận rõ sự khác biệt giữa quản lý tự chủ và quản lý không tự chủ, PGS.TS Lê Đức Ngọc 11 
2. Quản lý nhà nước và mức độ tự chủ của các cơ sở giáo dục đào tạo qua kết quả khảo sát, TS. 
Nguyễn Kim Dung-PGS.TS Trần Quốc Toản 18 
3. Ứng dụng mô hình Balanced Scorecad trong quản trị trường đại học, TS. Nguyễn Thị Kim Anh 28 
4. Những vấn đề mấu chốt cần quan tâm trong quản lý các trường đại học, cao đẳng nhằm nâng cao 
chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng Việt Nam, ThS. Nguyễn Ngọc Tài, ThS. Trịnh Văn Anh, Võ 
Tấn Tài 38 
5. Đổi mới quản lý giáo dục đại học Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, TS. Bùi Việt Phú 49 
6. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong các trường dại học ở Việt Nam hiện nay, ThS. Nguyễn 
Quang Giao 64 
7. Vai trò của các đối tác xã hội trong việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục đại học, ThS. 
Nguyễn Văn Chiến 68 
8. Nâng cao vai trò chủ động, tích cực trong quản lý của nhà trường, một yếu tố quyết định sự phát 
triển, TS Lê Văn Tạo 74 
9. Đổi mới quản lý: Đòn bẩy để phát triển giáo dục đại học Việt Nam, Dương Minh Quang 79 
10. Những việc cần đổi mới để đưa giáo dục đại học Việt Nam đi lên, ThS Đỗ Diên 87 
Phần 2: Các yếu tố quyết định chất lượng quản lý giáo dục đại học 
1. Đổi mới hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng là yếu tố quan trọng nâng 
cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học Việt Nam, PGS.TS Hoàng Tâm Sơn 98 
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học – Tiền đề để giải bài toán chất lượng đại học Việt 
Nam, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng 104 
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong tiến trình đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 
2010 - 2012, PGS.TS Nguyễn Văn Khôi 110 
4. Quản trị chất lượng tự học của sinh viên, một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục 
đại học Việt Nam, ThS. Nguyễn Thạc San 119 
5. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học Việt Nam qua góc nhìn của các giảng viên 
đại học, TS Ngô Thị Thanh Quý 127 
6. Giáo dục đại học với vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, TS. Lê Hữu 
Phước 132 
7. Quản lý phương pháp dạy học đại học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, ThS. Đoàn 
Thị Thanh Thủy 142 
8. Một số vấn đề về quản lý và thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên cao đẳng sư 
phạm, TS. Bùi Thị Việt 147 
9. Đoàn thanh niên và Hội sinh viên với công tác quản lý sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ ở các 
trường đại học và cao đẳng hiện nay, ThS. Nguyễn Thị Thu Lài 161 
10. Vai trò của giảng viên trong việc quản lý trường đại học, PGS.TS Võ Xuân Đàn 166 
Phần 3: Kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm các trường 
1. Quản lý giáo dục đại học dưới góc nhìn so sánh và một số kinh nhigệm đối với Việt Nam, TS. Phạm 
Thị Minh Hạnh 173 
2. Quản trị giáo dục đại học tại Anh quốc và những gợi mở đổi mới quản lý giáo dục đại học Việt 
Nam, ThS. Phạm Thị Lan Phượng 180 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
6 
3. Nền giáo dục Mỹ và một số vấn đề gợi mở cho giáo dục đại học Việt Nam, Lê Hoàng Việt Lâm 188 
4. Đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo đại học, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống 202 
5. Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học tại trường đại học Y Thái 
Bình, PGS.TS Lương Xuân Hiến 214 
6. Sử dụng ÍO trong quản lý giáo dục, GS Trần Hữu Nghị - TS. Nguyễn Thị Mai 218 
7. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học Việt Nam thời hội nhâp từ góc nhìn của 
trường cao đẳng địa phương, ThS. Lê Thành Công – ThS.Phạm Văn Luân 223 
8. Đổi mới quản lý giáo dục ở các trường đại học ngoài công lập trong xu thế hội nhập quốc tế, TS. 
Lưu Thanh Tâm 235 
9. Xây dựng và phát triển hoạt động đảm bảo chất lượng – Một trong những giải pháp nâng cao hiệu 
quả quản lý giáo dục đại học ở trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH QGHN, PGS.TS Lưu Bá Minh 239 
10. Quản lý trường sư phạm địa phương, ThS. Hồ Cảnh Hạnh 245 
11. Trường cao đẳng VHNT&DL Nha Trang và những giải pháp nâng cao chất lượng quản lý giáo dục, 
ThS. Trương Đình Đức 251 
Phần 4: Các vấn đề liên quan đến quản lý giáo dục đại học 
1. Phát huy vai trò của cố vấn học tập ở ccá trường đại học trong tiến trình đổi mới giáo dục bậc đại 
học, ThS Nguyễn Thị Hằng Phương 259 
2. Phát huy chức năng và nhiệm vụ của mô hình trường CĐCĐ và ĐHĐP để điều chỉnh hoạt động của 
hệ thống giáo dục chuyên nghiệp ở các địa phương có hiệu quả, TS. Nguyễn Huy Vị 269 
3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học ở trường đại học TDTT Đà Nẵng, ThS 
Võ Văn Vũ 278 
4. Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý trường cao đẳng, ThS Nguyễn Quang Thư – ThS 
Phạm Thị Yến 283 
5. Cải tiến công tác quản lý hoạt động giảng dạy bậc cử nhân tại trường đại học KHXH&NV 
Tp.HCM, ThS Nguyễn Thị Hảo 299 
6. Trường đại học Kinh tế Công nghiệp Long An-Nâng cao chất lượng đào tạo, TS Lê Văn Tề 304 
7. Yêu cầu của hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành theo mô hình người giáo viên dạy nghề, TS. 
Nguyễn Ngọc Hùng 310 
8. Hoàn thiện chương trình đào tạo theo Xưởng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Kiến trúc sư tại 
trường đại học Kiến trúc Hà Nội, TS Phạm Trọng Thuật 320 
9. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đại học Việt Nam hiện nay, PGS.TS Đào Duy 
Huân 328 
10. Một vài suy nghĩ về nhân lực quản lý giáo dục đại học trong thời kỳ hội nhập, ThS Trần Mai 
Ước 335 
11. Xây dựng tôn chỉ hoạt động phù hợp sẽ có được phương cách quản lý hiệu quả, ThS Nguyễn Thị 
Thanh Huyền 340 
Phần 5: Các văn bản pháp quy 
1. Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học 
giai đoạn 2010-2012 347 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
7 
LỜI GIỚI THIỆU 
Nhằm mục đích tìm kiếm những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khắc 
phục các yếu kém về mặt quản lý trong ngành và bản thân các trường đại học, cao 
đẳng, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, thay mặt Ban Liên lạc các 
trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VUN) tổ chức Hội thảo khoa học: “Giải 
pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam”. 
Hội thảo tập hợp được 56 báo cáo thể hiện các quan điểm, kinh nghiệm và 
kết quả nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học của các 
nhà nghiên cứu, nhà quản lý, cán bộ nghiên cứu, giảng viên và các đại biểu có 
quan tâm đến vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học Việt Nam. 
Trong Kỷ yếu này, thứ tự các báo cáo được sắp xếp theo các chủ đề: 
- Phần 1: Các vấn đề quản lý giáo dục đại học 
- Phần 2: Các yếu tố ảnh hưởng chất lượng quản lý GDĐH 
- Phần 3: Kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm các trường 
- Phần 4: Các vấn đề liên quanđến quản lý giáo dục đại học 
- Phần 5: Các văn bản pháp quy 
Ban tổ chức Hội thảo thay mặt Ban liên lạc các trường Đại học và Cao đẳng 
Việt Nam xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến quý đại biểu đã gởi báo cáo tới Hội 
thảo và toàn thể quý vị đại biểu về tham dự Hội thảo. Những ý kiến đóng góp của 
quý vị sẽ góp phần quyết định chất lượng và sự thành công của Hội thảo. 
Tháng 10/2010 
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
8 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
9 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
10 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
11 
NHẬN RÕ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA QUẢN LÝ 
TỰ CHỦ VÀ QUẢN LÝ KHÔNG TỰ CHỦ 
Lê Đức Ngọc1 
Trong bài tham luận ở một hội thảo trước đây, tôi đã làm rõ vì sao phải giao 
quyền tự chủ và đảm bảo trách nhiệm xã hội cho các cơ sở giáo dục đào tạo. Bài này, tôi 
muốn phân tích rõ hơn sự khác biệt giữa quản lý tự chủ và quản lý không tự chủ, hy 
vọng các nhà quản lý có thể dựa vào đó để tự đề xuất ra các giải pháp nâng cao hiệu quả 
quản lý tự chủ và từng bước xây dựng văn hóa tự chủ cho đơn vị mình, chuẩn bị cho thế 
hệ các nhà quản lý kế tiếp. 
BẢNG 1: SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TỰ CHỦ VÀ 
QUẢN LÝ KHÔNG TỰ CHỦ 
(Biên tập theo Y.C.Cheng, The Theory and chararcteristics of school-based 
management, International journal of Educational Managment, 7(6),6-17, 1993) 
Đặc điểm 
và Nguyên tắc 
Quản lý tự chủ Quản lý không tự chủ 
Đặc điểm của 
hoạt động giáo 
dục 
* Sứ mạng tự tuyên bố 
* Phát huy nội lực, khai thác ngoại lực 
* Liên tục đổi mới 
* Quản lý theo hiệu quả và thích ứng 
với bối cảnh 
* Chú trọng chất lượng 
* Áp đặt chức năng, nhiệm vụ 
* Kiềm chế nội lực, quản lý ngoại 
lực 
* Chậm đổi mới 
* Quản lý theo qui chuẩn cứng nhắc, 
chậm thích ứng 
* Chú trọng số lượng 
Nguyên tắc quản 
lý đối với nhà 
trường 
* Nguyên lý đa chiều đồng thuận: 
Có thể có nhiều cách để đạt tới mục 
tiêu, nhấn mạnh tính mềm dẻo, linh 
hoạt, thủ pháp linh động 
*Giao quyền hạn, trách nhiệm cho cơ 
sở: 
Khi nảy sinh vấn thì kịp thời giải 
quyết ngay tại cơ sở. 
*Nguyên lý tổ chức theo tiêu chuẩn: 
Dùng phương pháp tiêu chuẩn, trình 
tự để đạt tới mục tiêu; nhấn mạnh 
tính thông dụng, có thể áp dụng ở 
mọi nơi 
*Tập trung quyền lực ở cấp trên: 
Cấp trên sẽ lo chế ngự mọi việc lớn 
nhỏ. 
1
 PGS.TS – Giám đốc TT Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Hiệp hội các trường ĐH và CĐ ngoài công lập Việt 
Nam 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
12 
Không ngại nảy sinh vấn đề 
Chú trọng hiệu suất và khắc phục khó 
khăn 
*Trường học là một hệ thống tự quản: 
Cơ sở tự quản lý 
Chủ động khai thác, 
Tự chịu trách nhiệm 
*Coi trọng tính tích cực của con 
người : 
Phát triển nguồn nhân lực nội tại 
Các thành viên của trường đều tham 
dự 
*Quá trình nội bộ luôn được cải tiến 
Tránh nảy sinh vấn đề 
Chú trọng khống chế quá trình 
*Nhà trường chỉ là một hệ thống 
chấp hành : 
Khống chế từ bên ngoài 
Bị động chấp nhận 
Không chịu trách nhiệm 
*Coi trọng tính tuân thủ: 
Cung cấp nhân lực từ bên ngoài 
Giám sát quản lý từ bên ngoài 
*Khống chế đầu vào và đầu ra 
Nếu Bảng 1, giúp các nhà quản lý bấy lâu nay ở trong môi trường quản lý không 
tự chủ, nhận rõ đặc điểm và nguyên tắc quản lý tự chủ khác thế nào với quản lý không tự 
chủ (quản lý từ ngoài), thì Bảng 2, so sánh đặc điểm vận hành của quản lý tự chủ và 
quản lý không tự chủ để các nhà quản lý có thể dựa vào đó như một bản đề cương chỉ 
đạo, đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với các hoạt động quản lý tự chủ. 
BẢNG 2: ĐẶC ĐIỂM VẬN HÀNH CỦA QUẢN LÝ TỰ CHỦ VÀ QUẢN LÝ 
KHÔNG TỰ CHỦ 
(Biên tập theo Y.C.Cheng, The Theory and chararcteristics of school-based 
management, International journal of Educational Managment, 7(6),6-17, 1993) 
Đặc điểm 
vận hành 
Quản lý tự chủ Quản lý không tự chủ 
Lý tưởng xây 
dựng trường 
* Sứ mạng rõ ràng, do các thành 
viên cùng phát triển, cùng sở hữu 
và tự nguyện tham gia thực hiện 
* Coi trọng thực hiện sứ mạng 
* Nhấn mạnh văn hóa tổ chức rõ 
ràng 
* Sứ mạng mơ hồ, do bên ngoài áp 
đặt, không phải do các thành viên 
cùng phát triển và tiếp nhận 
* Coi trọng chấp hành, tuân thủ sứ 
mệnh từ bên ngoài 
* Văn hóa tổ chức mơ hồ mờ nhạt 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
13 
Tính chất hoạt 
động 
* Hoạt động có tính nhà trường: 
Tiến hành công tác quản lý và giáo 
dục dựa trên những đặc điểm và 
nhu cầu của bản thân nhà trường. 
* Hoạt động không mang tính nhà 
trường: 
Do các nhân tố bên ngoài quyết 
định nội dung và phương thức 
quản lý và giáo dục 
Sách 
lược 
quản 
lý 
Quan 
niệm 
 về con 
người 
*Có tính phức tạp đa dạng 
*Coi trọng sự tham dự và phát 
triển 
*Có tính duy lợi 
*Coi trọng sự giám sát khống chế 
Quan 
niệm 
về tổ 
chức nhà 
trường 
*Trường học là nơi hoạt động của 
thày, trò, các nhân viên khác; họ 
đều có quyền được phát triển 
*Trương học là công cụ, giáo viên 
là người làm thuê, đạt yêu cầu thì 
cho làm, không đạt thì cho thôi 
 Mục 
tiêu 
quản lý 
*Động thái đa dạng, nhằm vào thời 
gian phát triển lâu dài 
*Giản đơn, tĩnh trạng và ngắn, 
nhằm vào thành tích 
Phương 
thức 
 quyết 
sách 
*Phân quyền, cùng tham dự 
*Giáo viên, thậm chí phụ huynh, 
học sinh cũng tham gia quyết định 
*Cấp trên tập quyền 
*Quan chức nhà trường quyết 
định, thậm chí bên ngoài quyết 
định 
Phương 
thức 
 lãnh đạo 
*Lãnh đạo đa cấp độ (trường, tổ 
nhóm, cá nhân), ngoài các lãnh 
đạo có tính kỹ thuật, quan hệ con 
người, còn có các lãnh đạo môi 
trường, văn hoá và giáo dục 
*Lãnh đạo cấp độ cơ sở, chủ yếu là 
lãnh đạo có tính kỹ thuật, quan hệ 
con người 
Vận 
dụng 
quyền 
lực 
*Tổng hợp vận dụng quyền của 
nhà chuyên môn và quyền tham dự 
*Thiên về quyền pháp định, quyền 
khen thưởng và quyền cưỡng chế 
Kỹ thuật 
quản lý 
*Sử dụng khoa học, kỹ thuật tiên 
tiến 
*Sử dụng kỹ thuật giản đơn hoặc 
kinh nghiệm 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
14 
Vận dụng nguồn 
lực 
*Nhà trường có quyền tự chủ, tự 
dự toán 
*Vận dụng phối hợp với nhu cầu 
của trường 
*Vận dụng kịp thời để giải quyết 
vấn đề 
*Có thể khai thác các nguồn riêng, 
tăng thêm tài nguyên giáo dục 
*Cấp trên quy định chặt chẽ 
*Vận dụng theo chuẩn mực, một 
kiểu chung, có điều khoản khống 
chế 
*Nếu vận dụng đột xuất, phải được 
phép, phê duyệt 
*Khó có thể khai thác tài nguyên 
mới, bị ngăn trở rắc rối về thủ tục 
Phân 
biệt 
các 
vai 
trò 
Nhà 
trường 
*Chủ động khai thác các điều kiện 
riêng của nhà trường để phát triển 
sinh viên, giảng viên và nhà 
trường; Chủ động giải quyết vấn 
đề 
*Bị động tiếp thu: chấp hành 
nhiệm vụ mà cấp trên chỉ thị cho; 
tuân thủ “trình tự hành chính”, sợ 
sai sót 
 Nhà 
quản lý 
* Ủng hộ và chỉ đạo * Giám sát khống chế chặt chẽ 
Cán bộ 
phòng 
ban 
*Là người phát triển mục tiêu và 
tổ chức thực hiện 
*Huy động và điều hoà nhân lực 
*Khai thác, mở rộng tài nguyên 
*Tận tâm, tận lực 
*Là người trông coi mục tiêu tĩnh 
tại 
* Giám sát, quản lý nhân sự 
*Khống chế tài nguyên 
*Quan liêu, cửa quyền 
Giáo 
viên 
*Cộng tác 
*Người quyết sách 
*Người phát triển 
*Người chấp hành 
*Làm thuê, tuỳ tùng 
*Người nghe lệnh 
*Người nhận nhiệm vụ 
*Người chấp hành 
Phụ 
huynh 
*Người tiếp nhận dịch vụ giáo dục 
chất lượng 
*Cộng tác: tích cực tham dự và 
hợp tác 
*Người ủng hộ 
*Người tiếp nhận dịch vụ giáo dục 
số lượng 
*Là người ngoài: không thể tham 
dự và hợp tác 
* Người ủng hộ 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
15 
Quan hệ con 
người 
*Cộng tác 
*Tinh thần đồng đội, hợp tác rộng 
rãi 
*Cùng chịu trách nhiệm 
*Không khí của tổ chức: thâm 
nhập (hướng tâm) 
*Là quan hệ tầng thứ 
*Cấp trên-cấp dưới; khép kín và 
phòng vệ 
*Xung đột về lợi ích 
*Không khí của tổ chức: không có 
thủ lĩnh, rời rạc (ly tâm), khống 
chế 
Trình độ của các 
cán bộ quản lý 
nhà trường 
*Có tri thức và kỹ thuật quản lý 
hiện đại 
*Có thể không ngừng học tập 
vươn lên, phát hiện và giải quyết 
vấn đề 
*Có tầm nhìn xa, tấm lòng rộng 
 ...  giao thực hiện nhiệm vụ này. UGC do chính phủ thành 
lập, các thành viên phần lớn là đội ngũ học giả từ các trường ĐH. Một mặt, UGC diễn 
giải và thực hiện các chiến lược GDĐH khái quát của chính phủ như quy mô của hệ 
thống, cân đối các ngành đào tạo; mặt khác, nó giám sát hoạt động của các trường và đề 
xuất lên chính phủ lượng vốn cấp cho các trường để hoàn thành mục tiêu (Fulton, 2002). 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
182 
Phương pháp tài trợ dựa trên quan điểm của chuyên gia có ưu điểm là tôn trọng và 
khuyến khích sử dụng các công cụ và chuẩn mực riêng có của tổ chức học thuật để thực 
hiện mục tiêu do bên ngoài đặt ra (Tapper & Salter, 1995). Tuy nhiên, tính chủ quan và 
sự không thể giải trình của phương pháp chuyên gia do UGC thực hiện mắc phải những 
sai lầm trong giai đoạn 1970 và 1980. 
Năm 1988, Bộ luật cải cách giáo dục (Education Reform Act) đã giải thể UGC và 
thay thế bằng Ủy ban tài trợ ĐH (Universities Funding Council - UFC). UFC bao gồm 
nhiều thành viên bên ngoài hơn và sử dụng các phương pháp tài trợ có tính tường minh, 
có thể giải trình và dựa vào công thức. Bộ luật cải cách GD thực hiện một bước đột phá 
là giao quyền tự chủ tài chính hoàn toàn cho các trường ĐH. Lần đầu tiên trong lịch sử 
GDĐH Anh quốc, hội đồng điều hành trường ĐH chịu trách nhiệm hoàn toàn về tình 
trạng tài chính của trường và có thể tuyên bố về tình trạng phá sản. Chính sách này được 
coi là sự giải phóng trường ĐH khỏi hệ thống lập kế hoạch quan liêu và lỗi thời (Fulton 
2002). Chính phủ Anh quốc được đánh giá là đã đi tiên phong trong phong trào diễn ra 
trên toàn châu Âu về xóa bỏ phương pháp quản lý chi tiết của nhà nước đối với cơ sở 
GDĐH (Van Vught, 1989). Chính sách cũng quy định hội đồng điều hành trường ĐH có 
nghĩa vụ giải trình đối với UFC về việc thực hiện quản lý tài chính. UFC có thể đặt 
trường ĐH vào tình trạng bị giám sát khi tình hình tài chính của nhà trường có những 
dấu hiệu không an toàn. 
2.1.b. Mô hình quản trị của ĐH sau năm 1992 
Bên cạnh hệ thống trường ĐH hoạt động theo điều lệ mà phần lớn được công 
nhận vị thế trường ĐH trước năm 1992, GDĐH của Anh quốc còn có một nhóm trường 
ngày càng thể hiện có tiềm lực đạt được vị thế ĐH sau năm 1992. Các trường ĐH sau 
năm 1992 có gần một nửa có tiền thân là các trường cao đẳng kĩ thuật (polytechnics) 
thành lập vào cuối những năm 1960 để đáp sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu GD sau 
trung học. Các trường cao đẳng kĩ thuật được cấp vốn hoạt động và bị quản lý bởi chính 
quyền GD địa phương. Về mặt học học thuật, các trường này không được quyền cấp 
bằng cho các chương trình do trường giảng dạy mà đề nghị việc cấp bằng lên Uỷ ban 
cấp bằng học thuật quốc gia (Council for Naitonal Academic Awards – CNAA). Ngoài 
ra, chúng còn bị kiểm tra và chỉ bảo của thanh tra giáo dục quốc gia. Những đổi mới về 
chương trình giảng dạy sẽ do CNAA kiểm soát về mặt học thuật và trình kế hoạch lên 
chính phủ xin phép đổi mới trong chương trình và thực ra là về sự gia tăng số lượng sinh 
viên tham dự các khóa học. Về các mặt khác, các trường cao đẳng kĩ thuật bị kiểm soát 
chặt chẽ không những bởi chính quyền địa phương và còn bởi hệ thống quản lý của 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
183 
chính phủ trung ương. Hầu hết các quyết định cơ bản như về tài chính và bổ nhiệm nhân 
sự các trường cao đẳng kĩ thuật đều phải xin ý kiến từ cơ quan hành chính và ủy ban của 
chính quyền GD địa phương. Hội đồng điều hành trường hầu như không có quyền lực vì 
phần lớn thành viên trong hội đồng điều hành trường là đại diện của địa phương. 
Sau hơn 20 phát triển, các trường cao đẳng kĩ thuật đã có thể cung cấp các 
chương trình đào tạo tương tự như của các trường ĐH và họ cho rằng sự kiểm soát từ 
bên ngoài đã cản trở sự phát triển thành một cơ sở GDĐH thật sự. Bộ luật cải cách GD 
1988 đã công nhận các trường cao đẳng kĩ thuật là những tổ chức độc lập không còn 
chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền địa phương. Năm 1992, Bộ luật GDĐH và 
người lớn (Further and Higher Education Act) công nhận các trường này là trường ĐH. 
Các trường ĐH sau năm 1992 không hoạt động theo điều lệ mà theo hình thức công ty 
với các quy định hoạt động do hội đồng điều hành trường quyết định. Hội đồng điều 
hành trường đầu tiên do Bộ trưởng GD quyết định và sau đó tự duy trì. Hội đồng điều 
hành trong trường ĐH sau 1992 có nhiệm vụ và quyền quyết định không chỉ những vấn 
đề tài chính và nguồn lực mà còn cả việc xác định xứ mạng giáo dục của trường. 
2.2. Quản trị trong trường ĐH – vai trò của các hội đồng 
2.2.a. ĐH trước năm 1992 
Các trường ĐH trước năm 1992 phần lớn có lịch sử lâu dài và đã thể chế hóa các 
giá trị, chuẩn mực và văn hóa học thuật vào trong tổ chức của mình. Nhân lực, ít nhất là 
đội ngũ học giả và giảng viên, ở các trường này bị ảnh hưởng của các định hướng giá trị 
học thuật vì vậy tiếng nói của hội đồng giảng viên rất có trọng lượng. Tuy nhiên, nguyên 
tắc tài chính chi phối hoạt động vẫn đúng đối với trường ĐH. Có thể nói cơ cấu quản trị 
bên trong trường ĐH là sự phản ảnh của mối quan hệ ai là người tài trợ của trường ĐH. 
Vào thế kỉ 19, khi mà các công dân trong thành phố là người đóng góp chính cho việc 
thành lập các trường ĐH thì tiếng nói của các thành viên ngoài trường trong việc điều 
hành trường ĐH là không thể coi nhẹ. Tuy nhiên, cho tới năm 1945, khi mà 95% nguồn 
vốn hoạt động của các trường ĐH do UGC cấp thì cơ chế quản lý dựa vào hội động điều 
hành (governing councils) chẳng có nghĩa lý gì hết và việc điều hành nhà trường hầu hết 
nằm trong tay hội đồng giảng viên (senate) (Fulton, 2002). Những ĐH thành lập từ năm 
1960 do chịu tác động của phong trào dân chủ, sự gia tăng sinh viên và phải tuân thủ 
theo điều lệ về mô hình (Model Charter) nên đã bao gồm các nhân viên ít thâm niên và 
sinh viên vào trong hội đồng học thuật (senate hoặc academic board). 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
184 
Ngoại trừ hai trường ĐH danh tiếng Oxford và Cambridge không ủng hộ sự tham 
gia của các thành viên bên ngoài và chủ yếu dựa vào đội ngũ học giả để điều hành nhà 
trường vì hai trường này có lợi thế trong kêu gọi các nguồn hiến tặng, có lượng tài sản 
dồi dào và có thể độc lập với các tác động của thị trường, các trường ĐH đô thị còn lại 
thường thực hiện cơ chế quản lý dựa vào hai hội đồng: hội đồng điều hành và hội đồng 
học thuật. Hội đồng điều hành là cơ quan chịu trách nhiệm về sự tồn tại và phát triển của 
cơ sở ĐH, ra quyết định về chiến lược phát triển, quy chế hoạt động nội bộ, phân bổ tài 
chính, bổ nhiệm nhân sự về các mặt thời hạn và điều kiện làm việc. Hội đồng điều hành 
bao gồm phần lớn là các thành viên bên ngoài từ các ngành công nghiệp, cựu sinh viên, 
các hiệp hội nghề nghiệp. Hội đồng học thuật là cơ quan tối cao về học thuật, xác định 
nhiệm vụ GD và thực hiện các nhiệm vụ này, tư vấn về phân bổ tài chính và nguồn lực 
cho việc thực hiện giảng dạy và nghiên cứu. Thành viên của hội đồng học thuật phần lớn 
là đội ngũ học giả trong trường. Từ năm 1963, các trường ĐH hoạt động theo điều lệ 
phải tuân thủ theo điều lệ về mô hình. Điều lệ này quy định về sự phân chia quyền lực 
giữa hội đồng điều hành và hội đồng giảng viên. Nó cũng quy định về quyền của hội 
đồng điều hành và hội đồng giảng viên trong việc tham gia vào bổ nhiệm nhân sự, đại 
diện của nhân viên học thuật trong hội đồng điều hành, và đại diện của những người 
không phải là học giả và giảng viên vào hội đồng học thuật. Theo Moodie và Eustace 
(1974, trích dẫn trong Fulton, 2002) điều lệ về mô hình là một quy định mang lại nhiều 
quyền lực hơn cho đội ngũ học giả. 
2.2.b. ĐH sau năm 1992 
Các trường ĐH sau năm 1992 hoạt động theo hình thức công ty vì vậy quyền 
quản lý trong nhà trường tập trung vào hội đồng điều hành trường. Quyền lực và thành 
viên của hội đồng điều hành và hội đồng học thuật do Bộ trưởng bộ GD quy định trong 
Công cụ và điều khoản quản trị của loại hình trừơng này. Hội đồng điều hành trường 
phần lớn là các thành viên bên ngoài là đại diện hoặc thành viên chỉ định của chính 
quyền địa phương và có một số ít các thành viên học thuật được bầu. Hội đồng học thuật 
chủ yếu là đội ngũ học giả có thâm niên trong trường, một số ít thành viên là nhân viên 
hành chính và hỗ trợ học thuật và sinh viên được bầu. Nhiệm vụ của hội đồng học thuật 
chỉ giới hạn trong vai trò tư vấn. Quyền quyết định về phương hướng chung của nhiệm 
vụ học thuật và chương trình giảng dạy nằm trong tay hội đồng điều hành. Mặc dù có 
được vị thế ĐH và trở thành một cơ sở độc lập, do tiền sử là những trường cao đẳng kĩ 
thuật trước đó với sự tham gia đông đảo của các thành viên là chính quyền GD địa 
phương trong hội đồng điều hành, quyền hạn của hội đồng điều hành trường ĐH sau 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
185 
năm 1992 bị giới hạn và chịu sự chi phối rất nhiều của chính quyền địa phương. Tự chủ 
cho trường ĐH là một vấn đề bất đồng dai dẳng trong mối quan hệ giữa hội đồng điều 
hành trường và chính quyền địa phương. 
Quyền lực của hội đồng học thuật so với hội đồng điều hành trong trường ĐH sau 
năm 1992 xếp vai trò thứ yếu. Tính tự chủ học thuật của các trường này cũng thấp hơn 
ĐH trước năm 1992. Tuy nhiên, sự tham gia đóng góp ý kiến của đội ngũ học giả vào 
ngày càng nhiều hơn các lĩnh vực quản lý trong nhà trường cho thấy đội ngũ này đang 
đạt được vị trí quan trọng hơn (Fulton, 2002). 
Bởi vì các trường ĐH sau năm 1992 không hoạt động theo điều lệ mà theo các 
điều khoản quản trị ban hành bởi bộ trưởng bộ GD, cơ cấu quản trị của các trường này 
không có được tính ổn định vì chính phủ có thể thay đổi quyền lực và thành viên của các 
hội đồng trong trường bất cứ khi nào thấy cần thiết. Điều này cũng có nghĩa là các 
trường ĐH sau năm 1992 bị bộ GD kiểm soát trực tiếp hơn về cơ cấu quản trị so với các 
trường trước năm 1992 là các trường có điều lệ hoạt động được ban hành bởi một ủy ban 
riêng. 
3. Việt Nam có thể học tập được gì? 
Việc thực hiện quản trị GDĐH tại Anh quốc qua các thời kì cho thấy GDĐH Anh 
quốc có bề dày lịch sử về quyền tự chủ cho đội ngũ học giả và khác với các nước Tây 
Âu lục địa lãnh đạo cấp trường ĐH mà đại diện là các hội đồng trường có quyền lực 
trong việc điều hành nhà trường. Chính phủ quản lý hệ thống GDĐH thông qua các quy 
định pháp lý (các bộ luật GD, qua việc cấp điều lệ hoạt động, và qua quy định về điều 
khoản quản trị cho các trường ĐH) và qua cấp kinh phí. Các cơ sở ĐH mới thành lập 
chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và ít được quyền tự chủ hơn. Nhà nước giám sát hoạt động 
của các cơ sở GDĐH từ xa dựa vào trách nhiệm giải trình của trường ĐH và chỉ trực tiếp 
giám sát hoạt động khi cơ sở GDĐH có các dấu hiệu hoạt động không an toàn. Quản trị 
trong cơ sở GDĐH là sự kết hợp những nguyên tắc, giá trị và sáng kiến của cả hai đội 
ngũ: điều hành - quản trị và học thuật. 
Từ kinh nghiệm quản trị GDĐH của Anh quốc, tác giả bài viết liên hệ với những 
vấn đề quản trị GDĐH tại Việt Nam và nêu lên một số khía cạnh chứa đựng những tiềm 
năng mà có thể thực hiện đổi mới: 
- Khi hệ thống GDĐH phát triển tới một quy mô lớn, tốc độ nhanh, nhiều ngành, 
lĩnh vực đào tạo việc quản lý hành chính và học thuật đối với các cơ sở GDĐH trở nên 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
186 
phức tạp, các văn bản quy định quản lý sẽ trở nên: một là, không bao quát hết các khía 
cạnh, hoặc hai là, quá chi tiết và dẫn đến cứng nhắc. Phân cấp quản lý và giảm thiểu các 
quy định hành chính là xu hướng chung tất yếu. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xem xét 
giữ lại mảng quản lý nào. Xây dựng và thực hiện mô hình phối hợp quản lý trở nên một 
yêu cầu cấp bách. Sau đây là một gợi mở về một mô hình phối hợp: Bộ GD&ĐT lập 
chính sách, chiến lược, giám sát việc phát triển toàn ngành; quản lý chất lượng GDĐH 
và khuyến cáo việc cấp kinh phí giao cho các tổ chức đảm bảo và điểm định chất lượng; 
hoạt động của cơ sở GDĐH giao cho hội đồng trường tại cơ sở với quyền lực và thành 
viên hội đồng trường căn cứ mức độ đóng góp tài chính cho cơ sở. 
- Đội ngũ học giả là linh hồn của cơ sở GDĐH. Mặc dù Anh quốc áp dụng 
nguyên tắc của cơ chế thị trường trong việc quản trị trường ĐH, tiếng nói của đội ngũ 
học giả tại quốc gia này vẫn được coi trọng. Vấn đề tự chủ học thuật của trường ĐH và 
của đội ngũ học giả cần được quan tâm nghiên cứu, thảo luận để đi đến những đổi mới 
đột phá. 
- Nghiên cứu và ban hành quy chế về hội đồng trường là tiền đề để thúc đẩy 
nhanh quá trình trao quyền tự chủ kèm theo các điều kiện cho trường ĐH. Dù vậy, trước 
mắt đã có những yếu tố thuận lợi để giao quyền tự chủ trong việc đào tạo và cấp bằng 
cho những trường ĐH đã có uy tín học thuật đã thực hiện quy trình đảm bảo chất lượng, 
chẳng hạn như các trường đại học trọng điểm. 
- Tăng cường quản lý và giám sát đối với các cơ sở GDĐH mới thành lập, 
chương trình đào tạo mới mở. Việc quản lý và giám sát không chỉ tập trung ở việc cấp 
giấp phép hoạt động nằm trong tay Bộ GD&ĐT mà nên phát huy vai trò của các tổ chức 
kiểm định chất lượng GD. 
Có thể nói là đổi mới quản lý GDĐH ở Việt Nam hiện nay là ước muốn của nhiều 
người nhưng thực tế lại quá rối rắm mà muốn đổi mới ở khâu nào cũng đụng những cản 
trở dẫn đến khó thực hiện. Tuy nhiên Việt Nam đang thực hiện thay đổi theo xu thế 
chung toàn cầu như nâng cao tính giải trình, chú trọng đến kiểm định ngoài, xây dựng 
quy chế hội đồng trường để thực hiện giao tự chủ nhiều hơn cho cơ sở GDĐH. Nếu 
những thay đổi được thực hiện xa hơn như xúc tiến việc phân cấp quản lý nhà nước về 
GDĐH và phát huy tính tự chủ và sáng kiến của đội ngũ học giả, chắc rằng trong một 
tương lai gần quản lý GDĐH sẽ đáp ứng được nhiều hơn các nhu cầu xã hội mong đợi 
và đạt được những mục tiêu mà ngành GD mong muốn. 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
187 
Tài liệu tham khảo 
1. Braun, D., & Merrien, F. (1999). Towards a New Model of Governance for 
Universities: A Comparative View. Britain: Jessica Kingsley Publishers. 
2. Education Reform Act (1988), 
 truy cập ngày 15.09.2010. 
3. Fulton, O. (2002). Higher Education Governance in the UK: Change and 
Continuity. In A. Amaral, G. A. Jones, & B. Karseth, Governing Higher Education: 
National Perspectives on Institutional Governance. Dordrecht: Springer. 
4. Further and Higher Education Act 1992, 
 truy cập ngày 15.09.2010. 
5. Leisyte, L., Boer, H. & Enders, J. (2006). England – the Prototype of the 
Evaluative State. In Kehm, B. & Lanzendorf, U., Reforming University Governance: 
Changing Conditions for Research in Four European Countries. Bonn: Lemmens 
Verlags. 
6. Shattock, M. (2006). Managing Good Governance in Higher Education. England: 
Open University Press. 
7. Tapper, E., & Salter, B. (1995). The Changing Idea of University Autonomy. 
Studies in Higher Education, 20(1), 59-71. 
8. Van Vught, F. A. (ed.) (1989). Governmental Strategies and Innovation in Higher 
Education. London: Jessica Kingsley Publishers. 

File đính kèm:

  • pdfhoi_thao_khoa_hoc_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_quan_ly_giao_d.pdf