Hướng đến thế hệ người sử dụng thông tin bước vào cổng thông tin của thư viện trường đại học

Trong vài thập niên gần đây, hệ

thống thư viện trường đại học Việt Nam đã

nổ lực vận động và nhận được sự đầu tư

lớn vào cơ sở vật chất, nguồn lực thông

tin, hoạt động dịch vụ và nguồn nhân lực

phục vụ trong ngành. Một bước tiến lớn để

nâng cao tầm quan trọng của công tác thư

viện trong môi trường học tập và nghiên

cứu. Với sự đầu tư thích đáng như vậy, thì

ngành thư viện đại học cũng có quyền

mong chờ vào lớp lớp sinh viên bước vào

ngưỡng cửa đại học là thế hệ người sử

dụng thư viện chuyên nghiệp. Thế nhưng

số bạn đọc bước vào thư viện đại học biết

cách sử dụng thư viện đúng cách vẫn

không phải là số đông như mong đợi.

Điều này là một thách thức lớn cho hệ

thống thư viện trường đại học Việt Nam,

đặc biệt sự tiếp nhận quay vòng liên tục

các đợt sinh viên mới theo từng niên khóa.

pdf 5 trang yennguyen 4120
Bạn đang xem tài liệu "Hướng đến thế hệ người sử dụng thông tin bước vào cổng thông tin của thư viện trường đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng đến thế hệ người sử dụng thông tin bước vào cổng thông tin của thư viện trường đại học

Hướng đến thế hệ người sử dụng thông tin bước vào cổng thông tin của thư viện trường đại học
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2012 
45 
Đặt vấn đề 
Trong vài thập niên gần đây, hệ 
thống thư viện trường đại học Việt Nam đã 
nổ lực vận động và nhận được sự đầu tư 
lớn vào cơ sở vật chất, nguồn lực thông 
tin, hoạt động dịch vụ và nguồn nhân lực 
phục vụ trong ngành. Một bước tiến lớn để 
nâng cao tầm quan trọng của công tác thư 
viện trong môi trường học tập và nghiên 
cứu. Với sự đầu tư thích đáng như vậy, thì 
ngành thư viện đại học cũng có quyền 
mong chờ vào lớp lớp sinh viên bước vào 
ngưỡng cửa đại học là thế hệ người sử 
dụng thư viện chuyên nghiệp. Thế nhưng 
số bạn đọc bước vào thư viện đại học biết 
cách sử dụng thư viện đúng cách vẫn 
không phải là số đông như mong đợi. 
Điều này là một thách thức lớn cho hệ 
thống thư viện trường đại học Việt Nam, 
đặc biệt sự tiếp nhận quay vòng liên tục 
các đợt sinh viên mới theo từng niên khóa. 
Để cải thiện được tình hình đó, 
chương trình tập huấn bạn đọc sử dụng thư 
viện được thiết kế cải thiện và ngày càng 
trở nên phổ biến trong chương trình hoạt 
động của thư viện đại học. Hầu hết kế 
hoạch tập huấn giúp sinh viên biết cách tra 
cứu dữ liệu sách trên mục lục điện tử, hay 
tìm kiếm thông tin từ các cơ sở dữ liệu điện 
tử. Giải pháp này có phải là cách giải quyết 
tận gốc của vấn đề để làm sao giúp người sử 
dụng thư viện trở thành những bạn đọc biết 
cách đọc, những người sử dụng thông tin 
đúng cách, và người biết khai thác thư viện 
hiệu quả và tích cực. Hiện tượng sinh viên 
không có kỹ năng tra cứu và sử dụng thông 
tin không chỉ kìm hãm tiềm năng khai thác 
nguồn lực của thư viện mà kìm hãm sự phát 
triển chất lượng giảng dạy và học tập trong 
môi trường đại học. Nhưng trách nhiệm này 
không thể mãi mãi là thách thức mà thư viện 
đại học một mình phải oằn gánh chịu mãi. 
Vấn đề đặt ra ở đây là, liệu rằng thư 
viện đại học có quyền được yêu cầu mình 
phải được chuyển giao thế hệ bạn đọc sinh 
viên được trang bị những kỹ năng của người 
sử dụng thư viện từ hệ thống thư viện 
trường học? Liệu rằng chúng ta đã tìm hiểu 
nguyên nhân và nhu cầu của sinh viên được 
học lại các kỹ năng tra cứu thông tin từ dễ 
đến khó, từ truyền thống đến hiện đại. Kết 
quả khảo sát và phân loại trình độ người sử 
dụng thông tin trong môi trường đại học sẽ 
là yếu tố để chúng ta nhìn nhận vấn đề sâu 
HƯỚNG ĐẾN THẾ HỆ 
NGƯỜI SỬ DỤNG THÔNG TIN 
BƯỚC VÀO CỔNG THÔNG TIN 
CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
NGUYỄN TẤN THANH TRÚC, MS. 
Quản thủ thư viện Trường Quốc tế Anh Việt 
(British Vietnamese International School – BVIS) 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2012 
46 
xa hơn. Có phải chúng ta có quyền hy 
vọng một ngày nào đó thư viện đại học sẽ 
tiếp nhận các thế hệ bạn đọc đã được trang 
bị đủ chuẩn kỹ năng sử dụng thông tin 
thành thạo? 
Nhìn lại vai trò sứ mệnh của thư viện 
trường học 
Thư viện trường học được xác nhận 
sẽ mang đến những giá trị lợi ích đóng góp 
thiết thực cho học tập và giảng dạy, đó là: 
hình thành môi trường học tập tích cực; 
cung cấp các cách thức học tập đa dạng; 
hỗ trợ việc phát triển kỹ năng một cách có 
hệ thống; cung cấp điểm truy cập tới nhiều 
nguồn thông tin khác nhau; khuyến khích 
và hỗ trợ việc học tập; tạo cơ hội tiếp cận 
chương trình học một cách bình đẳng; 
nâng cao sự tự tin và khả năng học tập 
độc lập của học sinh; và cung cấp dịch vụ 
hướng nghiệp. 
Đó là những kỳ vọng mà cộng đồng 
sử dụng thư viện mong chờ sự chuyển 
mình của thư viện trường học. Những năm 
gần đây, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã 
nổ lực đánh thức vai trò của hệ thống thư 
viện trường học nhưng chỉ mới là vài bước 
đầu để chấp nhận phải thay đổi. Thực ra, 
chất lượng đầu tư vẫn chưa tương xứng với 
những sứ mệnh đặt ra. Để chuẩn bị cho học 
sinh tốt nghiệp trung học vững vàng bước 
vào hành trình học tập mới đòi hỏi ngày 
càng cao hơn về kỹ năng tự học và học hiệu 
quả- rõ ràng không thể thiếu những kỹ năng 
bắt buộc để ít nhất là học sinh hiểu được 
mình đang có yêu cầu thông tin gì; để tìm 
thông tin cần mình có thể có những nguồn 
thông tin nào để tìm kiếm, nếu sử dụng 
nguồn đó thì sinh viên biết tra cứu tìm kiếm 
bằng cách nào; và họ biết dựa vào tiêu chí 
chọn lọc nào để phân tích đánh giá và chọn 
đúng nguồn thông tin phù hợp nhất để giải 
đáp thắc mắc của mình. Kết quả đầu ra đó 
làm lộ diện nhiều thách thức cho hệ thống 
thư viện trường học mà cần có những giải 
pháp tích cực và đồng bộ và có lộ trình cho 
toàn bộ các cấp. 
Những thách thức và giải pháp cho thư viện trường học để đào tạo 
những thế hệ học sinh 
Thách thức 1: Đánh giá lại, làm mới, làm 
đủ nội dung nguồn lực thông tin 
Làm sao có thể yêu cầu thư viện 
trường học phát triển dịch vụ thông tin trong 
khi vốn tài liệu của thư viện hầu như chưa 
từng được đánh giá về chất lượng và số 
lượng theo định kỳ hằng năm? 
Bộ sưu tập sách trong thư viện trường 
học vẫn còn là nguồn thông tin chủ lực nếu 
không nói là duy nhất ở các thư viện trường 
học. Hầu hết, các chỉ số đánh giá thư viện 
chuẩn ở tiêu chí xét về vốn tài liệu vẫn chỉ 
dừng lại ở mức độ về số lượng. Một ngưỡng 
tiêu chí đề ra quá khiêm tốn và cách biệt 
khá lớn so với lưu lượng thông tin xuất 
bản ngày càng mạnh mẽ. Cần có tiêu chí 
xác định số lượng tối thiểu tương ứng cho 
từng loại hình như sách truyện, sách thông 
tin khoa học, tài liệu tra cứu tham khảo 
trong một vốn tài liệu của thư viện trường 
cần đạt được. Bên cạnh đó, cần có thêm 
các chỉ số độ mới của vốn tài liệu để tránh 
trường hợp thư viện nhà trường tồn trữ các 
loại tài liệu có nội dung quá cũ hay lỗi 
thời; và cũng cần có chỉ số về tỷ lệ bổ sung 
mới tài liệu hằng năm. 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2012 
47 
Nếu xét về chất lượng, hầu như chưa 
có thư viện nào thực sự làm cuộc khảo sát 
đánh giá nguồn sách hiện tại của mình đã 
chuyên chở đầy đủ các môn loại chủ đề khoa 
học mà học sinh và giáo viên trong trường 
cần khai thác sử dụng. Độ chênh lệch kiến 
thức và thông tin xét cả về bề rộng và chiều 
sâu cũng chưa hề được đặt ra để đánh giá lại 
độ cân bằng hay xét lại các tiêu chí chọn lựa 
tài liệu ưu tiên theo từng năm trong kế hoạch 
bổ sung sách. Bên cạnh đó, để đáp ứng xu 
hướng phát triển xã hội thông tin đa dạng, 
thì hình thức vất mang tin cũng là yếu tố mà 
nhà trường cần chú ý để phát triển như sách 
điện tử, sách nói, sách audio, đĩa hình. ..Do 
đó, trong tiêu chí đánh gía chuẩn thư viện, 
cần có thêm các chỉ số thành phần các môn 
loại chủ đề và hình thức tài liệu. 
Nói về việc phát triển bộ sưu tập cho 
nhà trường, thì dường như đâu đó vẫn còn 
vẫn còn khoảng cách khá dài từ thư viện 
trường học đến với hội đồng giáo viên. Nếu 
muốn xây dựng bộ sưu tập sách tốt, thư viện 
cần được hỗ trợ từ đại diện của giáo viên để 
xem xét đánh giá vốn sách hiện có trong nhà 
trường, phân tích xem xét tính toàn diện, 
tính cân bằng và độ phủ của vốn tài liệu 
trong các chủ đề của từng môn học. Bên 
cạnh đó, thư viện cũng rất cần ban giám hiệu 
cho tiến hành khảo sát lại nhu cầu đọc của 
học sinh và phải lấy ý kiến bổ sung sách từ 
các giáo viên. 
Thách thức 2: Ứng dụng công nghệ thông 
tin để xây dựng cơ sở dữ liệu biên mục 
sách và giới thiệu sách 
Đã có rất nhiều ứng dụng công nghệ 
thông tin trong trường học, nhưng dường 
như việc ứng dụng CNTTT vào quản lý thư 
viện nhà trường dường như là bị lãng quên 
hay là không được coi trọng. Còn quá nhiều 
khó khăn cho cả những người làm công tác 
thư viện và độc gỉả khi sử dụng hệ thống 
mục lục để tra cứu sách. Làm sao để chỉ 
trong một giây, thư viện đã có câu trả lời 
cho độc giả biết- một câu hỏi thật đơn giản 
“ quyển sách mà họ cần có hay không 
trong thư viện? Khi nào thư viện trường 
học mới thay đổi được cục diện này? Đây 
không phải là thách thức nhỏ. 
Chỉ cần chúng ta gõ từ khóa đơn 
giản”school library” hay “school library 
media center”. Chúng ta sẽ tiếp cận được 
vô vàn trang web, cổng thông tin và ít nhất 
là mỗi trường có hệ thống mục lục tra 
cứuOPAC. Nhưng hình ảnh này mà chúng 
ta hy vọng tìm thấy được ở một thư viện 
của một trường học ở VN thì quả thật hiếm 
hoi. 
Thư viện trường học có cơ hội lớn 
vì là người đi sau trong lĩnh vực này, vì đã 
có quá nhiều bài học kinh nghiệm và thành 
công từ các mô hình thư viện đại học và 
công cộng trong công tác tự động hóa công 
tác quản lý thư viện nhằm giải phóng sức 
lao động và lãng phí giấy tờ công sức vào 
những công việc thủ công. Thế nhưng 
thậm chí khi họ mong muốn ứng dụng bộ 
máy tra cứu thông tin tự động, thì hầu hết 
các trường vẫn còn lo lắng liệu rằng họ có 
thể thay thế hệ thống mục lục phích bằng 
mục lục điện tử hay không để họ cầm chắc 
là chuẩn thư viện của họ không hề bị đánh 
giá thấp điểm hơn vì mục lục phích vốn dĩ 
đã bị xem là yếu tố bắt buộc trong xét 
chuẩn thư viện? 
Nếu đi từ kinh nghiệm của hệ thống 
thư viện khác, ngành giáo dục đánh giá 
chọn lọc ra một hệ thống quản lý thư viện 
tích hợp và phổ biến ứng dụng cho toàn bộ 
hệ thống thư viện trường học ở VN. Thà 
đầu tư một lần, còn hơn phí phạm mấy 
chục năm gầy dựng các tủ mục lục phích 
mà không biết chắc có ai mở các hộc tủ để 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2012 
48 
tra cứu tìm sách không và không biết bao 
nhiêu công sức của GVTV, chi phí giấy tờ, 
kệ tủ phích khi gia cố hệ thống mục lục 
phích hằng năm ở hàng triệu thư viện trường 
học trên cả nước. 
Việc ứng dụng thông tin còn là trang 
bị các phương tiện đọc nhiều vật mang tin 
khác nhau để mở rộng khả năng truy cập, 
nâng cao cơ hội bình đẳng tiếp cận thông 
tin, tạo nhiều kênh đọc và học đa dạng cho 
người học. 
Việc ứng dụng thông tin không chỉ 
dừng lại ở nhiệm vụ tự động hóa công tác 
biên mục/ lưu hành/ báo cáo, mà còn dễ 
dàng nâng cao công tác giới thiệu, quảng bá 
nguồn lực và chia sẻ nhưng tin tức hoạt 
động đọc và khuyến đọc như mô hình thư 
viện thông minh Smart Library của công ty 
điện tử Samnsung tài trợ cho các trường cấp 
2-3 ( 
Thách thức 3: Tạo các điểm truy cập 
thông tin 
Để thực hiện được nhiệm vụ đào tạo 
người dùng tin đúng chuẩn.Thư viện trường 
học- thực sự đang đối đầu với những thách 
thức chồng chất lên những khó khăn khác 
nhau. Hiện tại, biểu ghi mô tả tài liệu của 
thư viện trường học hầu hết chỉ có vài thông 
tin cơ bản về mặt vật lý là chính, và thiếu 
hẳn thông tin mô tả nội dung tài liệu bằng 
ngôn ngữ tự nhiên ví dụ như đề mục chủ đề, 
hay mục lục và tóm tắt nội dung sách. 
Thông tin tĩnh trên từng phích mục lục sẽ 
thiếu hẳn tính liên kết nội dung của từng cá 
thể sách đến các quần thể tài liệu khác. Điều 
này dẫn đến việc tìm sách theo nội dung tài 
liệu bị hạn chế và cản trở. Nhu cầu học và 
giảng dạy sẽ được đáp ứng và khai thác tốt 
hơn hầu hết là sẽ dựa vào những diểm truy 
cập thông tin nội dung tài liệu để khai thác 
theo đề tài chủ đề hay một mảng thông tin 
cụ thể . 
Nếu đề cập thêm về hệ thống phân 
loại- ngôn ngữ ký hiệu cho nội dung tài 
liệu thì rõ ràng hiện nay dữ liệu nguồn lực 
thông tin của thư viện trường học đang ở 
thế bị cô lập và không kết nối đồng bộ với 
các hệ thống thư viện khác trong cả nước. 
Tất cả những kiến thức và kinh 
nghiệm về xử lý phân tích nội dung tài 
liệu, hệ thống thư viện trường học đều có 
thể lĩnh hội dễ dàng từ các thư viện trường 
đại học hay công cộng. 
Thách thức 4: Nâng cao năng lực, làm 
mới đội ngũ cán bộ/ giáo viên thư viện. 
Khi tham gia triển khai dự án phát 
triển hiện đại hóa thư viện trường học, một 
trong những thách thức lớn nhất mà chúng 
tôi gặp phải là làm sao chuyển giao công 
nghệ quản lý thư viện tích hợp cho nhà 
trường. Hầu hết các dự án thư viện điện tử 
đều bị trì hoãn hơn vài tháng mới khai thác 
được vì khả năng nắm bắt ứng dụng công 
nghệ của GV/CBTV khá hạn chế. Để dự 
án phát huy tốt hơn, chúng tôi kêu gọi ban 
giám hiệu cho GV tin học hỗ trợ cùng với 
GV thư viện trong suốt thời gian tập huấn 
sử dụng phần mềm và quá trình chuyển 
giao quy trình kỹ thuật ứng dụng. 
Điều này cũng cần đặt ra ngành 
giáo dục phổ thông phải có một chuẩn giáo 
viên thư viện/ cán bộ thư viện trường học 
cần định hướng đào tạo để đạt được. 
Thách thức 5: Hình thành cho học sinh 
thói quen và động lực biết yêu cầu thông 
tin tích cực 
Quá trình xây dựng thế hệ người sử 
dụng thông tin hiệu quả phải bắt nguồn từ 
việc thôi thúc các em có thói quen biết yêu 
cầu thông tin. Để các em hiểu rõ mình 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 5/2012 
49 
đang thiếu hụt kiến thức nào, mình đang 
không hiểu, không rõ vấn đề gì, mình đang 
cần thông tin gì... tưởng chừng là việc đơn 
giản – nhưng không dễ dàng như người lớn 
chúng ta nghĩ. Nếu môi trường học và dạy 
không tích cực, nếu người lớn cứ để trẻ lệ 
thuộc vào những gì người lớn dạy bảo, 
những gì có sẵn trong sách giáo khoa, những 
gì đã được cung cấp sẵn có thì trẻ sẽ mất dần 
đi thói quen yêu cầu thông tin. Nếu giáo 
viên tạo động lực thúc đẩy học sinh tự tìm 
kiếm thông tin về những gì sẽ học, đang học 
và sắp học thì thực sự sẽ tạo ra nguồn sinh 
khí mạnh mẽ để chúng ta có quyền hy vọng 
một thế hệ học sinh tích cực và bể chứa tri 
thức trong môi trường thư viện mới có cơ 
hội phô diễn đúng nghĩa là trái tim của nhà 
trường. Chính nhờ động thái này thúc đẩy 
cán bộ/ GV thư viện tìm hiểu, phân tích tài 
liệu có hệ thống và sâu sắc để có thể đáp 
ứng được nhu cầu thông tin của cộng đồng 
nhà trường. Nhu cầu thông tin được hình 
thành và phát triển để thư viện trở thành 
cầu nối liên kết giữa dòng chảy thông tin 
từ sách đến với sự háo hức chờ đón thông 
tin của độc giả. 
Khi chúng ta trao cho các em động 
lực- cũng là chúng ta khơi dậy và phát huy 
quyền được thông tin và yêu cầu thông tin 
của các em. Đây là cách chủ động để các 
em vững vàng bước vào môi trường đại 
học học độc lập sáng tạo. 
Với tất cả thách thức đó, dù còn 
nhiều trở ngại, nhưng nếu chúng ta đồng 
tâm hiệp lực bỏ những trở ngại, dám dấn 
bước thay đổi thì chắc chắn một ngày thế 
hệ sinh viên mới bước vào ngưỡng cửa đại 
học tự tin vững vàng bắt nhịp kịp với tất cả 
yêu cầu đặt ra cho một người học của thế 
kỷ XXI. 

File đính kèm:

  • pdfhuong_den_the_he_nguoi_su_dung_thong_tin_buoc_vao_cong_thong.pdf