Iáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm Mầm non

Tóm tắt. Với sinh viên, ngoài việc trau rồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề thì sinh viên cần

được bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nhất là sinh viên sư phạm mầm non. Bài viết tập trung

nghiên cứu, làm rõ thực trạng việc Giáo dục các phẩm chất chính trị; Thế giới quan khoa

học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ; Giáo dục lòng yêu người, yêu trẻ, tôn trọng nhân cách người

học; Giáo dục lòng yêu nghề sâu sắc, ý thức giữ gìn bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo,

tinh thần lao động nghêm túc, chuyên nghiệp; Giáo dục tác phong mẫu mực, quan hệ ứng xử

tốt với người khác và với cộng đồng; Giáo dục các phẩm chất ý chí, tinh thần vượt khó vươn

lên hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công; Giáo dục ý thức tự học, tự bồi dưỡng, không

ngần ngại phấn đấu trở thành tấm gương về mọi mặt cho trẻ noi theo thông qua các phương

pháp nghiên cứu phỏng vấn, điều tra, quan sát, thống kê toán học. Kết quả nghiên cứu cho

thấy hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non được diễn ra

khá thường xuyên, song một số nội dung chưa thật sự hiệu quả. Từ đó, chúng tôi đề xuất một

số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non.

pdf 9 trang yennguyen 6700
Bạn đang xem tài liệu "Iáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Iáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm Mầm non

Iáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm Mầm non
Phong cách học tập và vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm ở môn Toán 
196 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0019 
Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 196-204 
This paper is available online at  
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM MẦM NON 
Đinh Đức Hợi 
Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên 
Tóm tắt. Với sinh viên, ngoài việc trau rồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề thì sinh viên cần 
được bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, nhất là sinh viên sư phạm mầm non. Bài viết tập trung 
nghiên cứu, làm rõ thực trạng việc Giáo dục các phẩm chất chính trị; Thế giới quan khoa 
học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ; Giáo dục lòng yêu người, yêu trẻ, tôn trọng nhân cách người 
học; Giáo dục lòng yêu nghề sâu sắc, ý thức giữ gìn bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo, 
tinh thần lao động nghêm túc, chuyên nghiệp; Giáo dục tác phong mẫu mực, quan hệ ứng xử 
tốt với người khác và với cộng đồng; Giáo dục các phẩm chất ý chí, tinh thần vượt khó vươn 
lên hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công; Giáo dục ý thức tự học, tự bồi dưỡng, không 
ngần ngại phấn đấu trở thành tấm gương về mọi mặt cho trẻ noi theo thông qua các phương 
pháp nghiên cứu phỏng vấn, điều tra, quan sát, thống kê toán học. Kết quả nghiên cứu cho 
thấy hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non được diễn ra 
khá thường xuyên, song một số nội dung chưa thật sự hiệu quả. Từ đó, chúng tôi đề xuất một 
số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non. 
Từ khóa: Giáo dục, đạo đức, nghề nghiệp, sinh viên, mầm non. 
1. Mở đầu 
Theo J.A. Comenxki (1592-1670) - nhà sư phạm lỗi lạc người Tiệp Khắc - trong quá trình 
giảng dạy cho thanh niên, học sinh, ông quan tâm đến phương pháp nêu cho học sinh bắt chước, 
đặc biệt là sự gương mẫu của thầy giáo, cha mẹ và những người thân, phải giáo dục trẻ bằng tình 
yêu thương chân thành. “Việc trau dồi đức hạnh cần phải bắt đầu từ lúc còn thơ, trước khi tâm hồn 
bị hoen ố" và "đức hạnh của con người có thể trau dồi được bằng cách luôn luôn xử sự chân chính" 
[theo 11; 9]. 
Theo Pétxtalôdi (1746 - 1827) - nhà giáo dục người Thụy Sĩ- người thầy giáo phải là 
"người cha của mọi đứa trẻ, tất cả cho người khác, không gì riêng cho mình" [theo 11; 9]. 
Theo K.Đ. Usinxki (1824 - 1870), người thầy giáo là người giữ gìn, truyền đạt di huấn thiêng 
liêng của các bậc tiền bối đã đấu tranh cho chân lý và hạnh phúc. "Dạy học là một nghề vinh 
quang nhưng phải thường xuyên bồi dưỡng để tiến kịp với thời đại" [theo 11; 9]. 
 Ở Việt Nam trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề 
giáo dục đạo đức, quản lý hoạt động giáo dục đạo đức. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành 
quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 "Quy định về đạo đức nhà giáo". 
Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban 
Ngày nhận bài: 09/8/2017. Ngày chỉnh sửa: 25/11/2017. Ngày nhận đăng: 02/12/2017. 
Tác giả liên hệ: Đinh Đức Hợi, e-mail: hoitamlyhoc@gmail.com 
Đinh Đức Hợi 
197 
hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non [2]. Đây chính là những căn cứ pháp lý 
quan trọng để chúng ta tiến hành công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm 
nói chung và sinh viên sư phạm mầm non nói riêng. 
Tóm lại, đã có nhiều công trình khoa học trong nước và ở nước ngoài đã đề cập đến vấn đề 
giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu giáo dục đạo đức 
nghề nghiệp cho sinh viên một ngành nghề cụ thể như sinh viên sư phạm mầm non còn hạn chế 
và chưa được quan tâm nhiều. Đối với sinh viên sư phạm mầm non, những phẩm chất đạo đức 
tốt đẹp, tâm hồn lành mạnh, trong sáng và tình yêu nghề, yêu trẻ là những yêu cầu vô cùng 
quan trọng để họ có thể thực hiện xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành sứ mệnh cao cả mà xã hội 
giao cho. 
2. Nội dung nghiên cứu 
Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp (ĐĐNN) cho 
sinh viên sư phạm mầm non dựa trên 4 phương pháp: Phương pháp quan sát; Phương pháp phỏng 
vấn; Phương pháp điều tra; Phương pháp toán thống kê. Với khách thể điều tra: 100 sinh viên từ năm 
thứ nhất đến năm thứ 4 và 14 giảng viên sư phạm thuộc Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, kết 
quả thu được cụ thể là: 
2.1. Nhận thức của các giảng viên và sinh viên về các phẩm chất đạo đức nghề 
nghiệp cần thiết, đặc thù của người giáo viên mầm non 
Để tìm hiểu nhận thức của giảng viên và sinh viên sư phạm mầm non về các phẩm chất ĐĐNN cần 
thiết, đặc thù của người giáo viên mầm non (GVMN), chúng tôi đưa ra hệ thống các phẩm chất đạo đức 
nghề nghiepek và yêu cầu các đối tượng khảo sát hãy đánh giá vai trò của những phẩm chất đạo đức đó 
của người giáo viên mầm non với 3 mức độ lựa chọn: “Cần thiết”, “Bình thường” và “Không cần thiết”. 
Kết quả được thể hiện ở bảng 1. Kết quả bảng 1 cho thấy: Đối với giảng viên: đa số giảng viên cho 
rằng các phẩm chất đạo đức nêu trên đều “Cần thiết”. Họ đánh giá rất cao các phẩm chất như: 
Yêu nghề, yêu trẻ, tận tụy với công việc chăm sóc và giáo dục trẻ, kiên trì và nhẫn lại khi tiếp xúc 
với trẻ, tôn trọng nhân cách trẻ, có lý tưởng , niềm tin nghề nghiệp, có trách nhiệm trong chăm 
sóc , giáo dục trẻ,Công bằng, trong sáng trong đánh giá kết quả giáo dục trẻ,bao dung, độ lượng, 
vị tha, cao thượng, không trù dập trẻ (100%), có niềm tin ở trẻ, quan tâm tới sự tiến bộ của trẻ 
(100%). Cũng có một số ý kiến được hỏi cho rằng các phẩm chất: Linh hoạt (50%), nhạy cảm 
(57,1%), hài hước (71,5%), dũng cảm trong phê bình và phê bình (57,2%) đều được đánh giá ở 
mức độ bình thường. 
Đối với sinh viên: nhiều sinh viên cho rằng các phẩm chất ĐĐNN đã nêu đều “ Cần thiết”. 
Trong đó những phẩm chất được sinh viên cho rằng “Cần thiết” chiếm tỷ lệ nhiều nhất cũng có 
phần tương đồng với sự lựa chọn của giảng viên, đó là các phẩm chất: Yêu nghề và gắn bó với 
nghề (100%); Yêu quý trẻ (100%); Tận tụy với công việc chăm sóc trẻ (100%); Có tình thương 
với trẻ nhỏ (100%);Tôn trọng nhân cách trẻ em (100%); Trung thực trong chăm sóc và giáo dục 
trẻ (100%); Bao dung, độ lượng, vị tha, cao thượng, không trù dập trẻ (100%); Có lý tưởng, niềm 
tin nghề nghiệp (92%); Dũng cảm trong phê bình và tự phê bình (84%); Kiên trì, nhẫn nại khi 
tiếp xúc với trẻ (82%). 
Phong cách học tập và vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm ở môn Toán 
198 
Đinh Đức Hợi 
199 
Phong cách học tập và vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm ở môn Toán 
200 
Kết quả Bảng 1 cho thấy: 
Đối với giảng viên: đa số giảng viên cho rằng các phẩm chất đạo đức nêu trên đều “Cần 
thiết”. Họ đánh giá rất cao các phẩm chất như: Yêu nghề, yêu trẻ, tận tụy với công việc chăm sóc 
và giáo dục trẻ, kiên trì và nhẫn lại khi tiếp xúc với trẻ, tôn trọng nhân cách trẻ, có lý tưởng , 
niềm tin nghề nghiệp, có trách nhiệm trong chăm sóc , giáo dục trẻ,Công bằng, trong sáng trong 
đánh giá kết quả giáo dục trẻ,bao dung, độ lượng, vị tha, cao thượng, không trù dập trẻ (100%), 
có niềm tin ở trẻ, quan tâm tới sự tiến bộ của trẻ (100%). Cũng có một số ý kiến được hỏi cho 
rằng các phẩm chất: Linh hoạt (50%), nhạy cảm (57,1%), hài hước (71,5%), dũng cảm trong phê 
bình và phê bình (57,2%) đều được đánh giá ở mức độ bình thường. 
Đối với sinh viên: nhiều sinh viên cho rằng các phẩm chất ĐĐNN đã nêu đều “ Cần thiết”. 
Trong đó những phẩm chất được sinh viên cho rằng “Cần thiết” chiếm tỷ lệ nhiều nhất cũng có 
phần tương đồng với sự lựa chọn của giảng viên, đó là các phẩm chất: Yêu nghề và gắn bó với 
nghề (100%); Yêu quý trẻ (100%); Tận tụy với công việc chăm sóc trẻ (100%); Có tình thương 
với trẻ nhỏ (100%);Tôn trọng nhân cách trẻ em (100%); Trung thực trong chăm sóc và giáo dục 
trẻ (100%); Bao dung, độ lượng, vị tha, cao thượng, không trù dập trẻ (100%); Có lý tưởng, niềm 
tin nghề nghiệp (92%); Dũng cảm trong phê bình và tự phê bình (84%); Kiên trì, nhẫn nại khi 
tiếp xúc với trẻ( 82%). 
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận sinh viên nhận định các phẩm chất ĐĐNN nêu trên là 
“Không cần thiết”. Cụ thể: Kiên trì, nhẫn nại khi tiếp xúc với trẻ có 10% (K49: 4%; K50: 12%; 
K51: 28%); Nhạy cảm có 4% (K48: 4%; K50: 8%; K51: 4%); Công bằng, trong sáng trong đánh 
giá các kết quả giáo dục có 12% (K48: 8%; K49: 8%; K50: 4%; K51: 12%); Linh hoạt có 6% 
(K48: 4%; K49: 8%; K50: 4%; K51: 8%). Điều này có thể lý giải là do một số sinh viên chưa 
thực sự hiểu nghề, chưa nhận thức được những khó khăn, vất vả của nghề và cũng còn mơ hồ về 
những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, cho nên các em đã coi nhẹ những phẩm chất như kiên trì, 
nhẫn nại, linh hoạt đối với nghề GVMN. 
Qua phân tích số liệu cho thấy, về cơ bản sinh viên sư phạm mầm non đã thấy được sự cần 
thiết của các phẩm chất ĐĐNN, đặc biệt là các phẩm chất đặc thù trong công tác của người 
GVMN. Đây là cơ sở để các giảng viên tích cực hơn trong hoạt động giảng dạy của mình và chú 
trọng công tác giáo dục các phẩm chất nghề nghiệp mang tính đặc thù, đặc trưng trong nghề 
nghiệp của người GVMN. Bên cạnh đó, cũng cần phải chú ý tới việc giáo dục các phẩm chất 
nghề nghiệp cho sinh viên một cách toàn diện hơn nữa để sinh viên có sự nhận thức đầy đủ về hệ 
thống các phẩm chất đạo đức quan trọng của nghề GVMN. 
2.2. Mức độ thực hiện giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non 
Để tìm hiểu thực trạng việc thực hiện các nội dung giáo dục ĐĐNN cho sinh viên sư phạm 
mầm non. Chúng tôi tiến hành điều tra ở ba mức độ sau: “ Thường xuyên”, “Bình thường” và 
“Không thường xuyên”. Kết quả thể hiện ở Biểu đồ 1: 
Kết quả Biểu đồ 1 cho thấy: 
Khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tiến hành giáo dục đạo 
đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non. Cụ thể, 100% ý kiến của giảng viên và 75% ý 
kiến của sinh viên cho rằng khoa “thường xuyên” thực hiện giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho 
Đinh Đức Hợi 
201 
sinh viên mầm non. Đây là một tín hiệu tốt vì minh chứng rằng song song với các hoạt động đào 
tạo kỹ năng nghề nghiệp, khoa Giáo dục Mầm non đã chú ý đến công tác giáo dục đạo đức nghề 
nghiệp cho sinh viên. 
Biểu đồ 1. Đánh giá của giảng viên và sinh viên về mức độ thực hiện giáo dục đạo đức 
nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non 
 Tuy nhiên, còn một số ít ý kiến của sinh viên lại cho rằng Khoa không thường xuyên thực 
hiện giáo dục ĐĐNN (5%). Lý giải điều này, có thể là do hoạt động của Khoa chưa thật rõ nét 
hoặc do chính bản thân sinh viên chưa thực sự tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động mà 
khoa đã tổ chức nên các sinh viên còn mơ hồ về các hoạt động giáo dục ĐĐNN cho sinh viên của 
Khoa. Điều này cho thấy, các hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cần phải được tổ chức một 
cách khoa học, thiết thực hơn nữa, để sinh viên nhận thấy ý nghĩa sâu sắc của các hoạt động đó. 
2.3. Mức độ thực hiện các nội dung giáo dục ĐĐNN cho sinh viên sư phạm mầm non 
Để tìm hiểu mức độ thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư 
phạm mầm non. Chúng tôi tiến hành điều tra ở ba mức độ sau: “Thường xuyên”, “Bình thường” 
và “Không thường xuyên”. Kết quả được thể hiện ở Bảng 2. 
Kết quả Bảng 2 cho thấy: 
Hầu hết các nội dung giáo dục ĐĐNN đều đã được nhà trường, thầy cô giáo thực hiện, 
nhưng mức độ thực hiện có khác nhau. Theo đánh giá của sinh viên khoa Giáo dục Mầm non, 
các nội dung giáo dục ĐĐNN được thực hiện thường xuyên nhất đó là: Giáo dục lòng tự 
trọng, giữ gìn uy tín, danh dự của bản thân, nghề nghiệp (96%); Tinh thần trách nhiệm với 
nghề (96%); Tính trung thực, thẳng thắn (94%); Giáo dục lòng yêu nghề (92%); Lối sống 
lành mạnh, tích cực (90%); Giáo dục lòng yêu trẻ (88%); Lối sống giản dị, khiêm tốn (82%); 
Kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm (82%); Giáo dục tác phong mô phạm, mẫu mực (80%); 
Qua đó cho thấy, khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã chú 
trọng đến việc giáo dục cho sinh viên những nội dung có tính đặc trưng của nghề. 
Phong cách học tập và vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm ở môn Toán 
202 
Đinh Đức Hợi 
203 
Tuy nhiên, còn một số nội dung giáo dục khác cũng rất quan trọng và cần thiết đối với nghề 
GVMN, nhưng theo đánh giá của sinh viên thì Khoa đã có thực hiện nhưng chưa thật hiệu quả. 
Cụ thể, có tới 26% (K48: 16%; K49: 20%; K50: 32%; K51: 28%) ý kiến cho rằng Khoa chưa 
thường xuyên giáo dục tinh thần dũng cảm, ý chí vượt khó; thứ hai là chưa thường xuyên giáo 
dục lòng vị tha, nhân ái (11%), giáo dục tinh thần tập thể, phối hợp với các lực lượng giáo dục 
(10%). Qua đó cho thấy, Khoa cần có biện pháp để tiến hành hiệu quả hơn nữa, thầy - cô cần 
quan tâm hơn tới việc tiến hành giáo dục các nội dung đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư 
phạm mầm non một cách toàn diện và hệ thống. 
3. Kết luận 
Hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm mầm non ở Trường Đại 
học Sư phạm Thái Nguyên đã diễn ra thường xuyên, song ở một số nội dung chưa thật sư hiệu 
quả và hấp dẫn sinh viên. Vì vậy, khi giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cần lưu ý: 
- Kết hợp chặt chẽ và tổ chức tốt các hoạt động dạy học các học phần trên lớp và các hoạt 
động ngoài giờ lên lớp. 
- Dựa vào tổ chức Đoàn TNCS HCM nhằm thực hiện nghiêm túc các quy chế, nội quy, quy 
định của nhà trường, thực hiện các hành vi văn hóa, hành vi pháp luật, hành vi đạo đức, "học tập 
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". 
- Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương nhằm bồi dưỡng, 
giáo dục hành vi văn hóa, đạo đức nghề nghiệp, ngăn chặn những hành vi lệch chuẩn. 
- Khuyến khích tính tích cực, tự giác, tự quản của tập thể, nhóm, cá nhân trong việc học tập 
ĐĐNN của GVMN tiêu biểu đã thành đạt. 
- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng chống các tác động tiêu cực của 
nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường (trong đó có mục 
tiêu giáo dục, đào tạo giáo viên mầm non) 
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức nghề nghiệp bằng cách phối hợp tự 
đánh giá của cá nhân, sự đánh giá của tập thể và đánh giá của giáo viên. 
- Tăng cường cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các 
hoạt động chủ đề, chủ điểm giáo dục đạo đức nghề nghiệp. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Thị Mai Anh, 2010. Hoàn thiện các biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho 
sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư 
phạm Hà Nội. 
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008. Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non - Ban 
hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT. 
[3] N.I. Bônđưrev, 1975. Chuẩn bị cho sinh viên làm công tác giáo dục ở nhà trường phổ thông, 
Tuyển tập các báo cáo, Nxb Tổng hợp, ĐHQG Matxcơva. 
[4] Dinh Duc Hoi & Ha Thanh Hoai, 2017. Early-childhood education under-graduate student’s 
awareness of the rights of the child. HNUE Journal of Science, 62(6), 185-191. 
[5] Hoàn Thị Cảnh, 2010. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm 
Kiên Giang, Hà Nội. 
[6] Chiến lược phát triển Thanh niên Việt Nam đến năm 2010, 2003. Nxb Uỷ ban Quốc gia 
Thanh niên Việt Nam. 
[7] Phạm Khắc Chương (2000), Đạo đức học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
Phong cách học tập và vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động trải nghiệm ở môn Toán 
204 
[8] Phạm Minh Đức, 2017. Đề xuất khung năng lực nghề nghiệp của giảng viên ĐH sư phạm đáp 
ứng yêu cầu đổi mới đào tạo giáo viên hiện nay. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà 
Nội, 62(4), 3-10. 
[9] Phạm Khắc Chương - Hà Nhật Thăng, 1998. Đạo đức là nội dung quan trọng trong quá trình 
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, Kỷ yếu hội thảo khoa học khoa Tâm lý giáo dục. 
[10] Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2001. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính 
trị Quốc gia, Hà Nội. 
[11] Luật giáo dục, 2005. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[12] Hồ Chí Minh, 1977. Về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
[13] Nguyễn Thị Liên, 2017. Nâng cao khả năng sáng tạo cho sinh viên sư phạm, bằng biện 
pháp – Gắn nhận thức, tạo động cơ sáng tạo với nhiệm vụ học tập. Tạp chí Khoa học, Trường 
Đại học Sư phạm Hà Nội, 62(1A), 145-152. 
[14] Chu Thị Mỹ Nga, 2014. Biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm 
mầm non trường đại học Tân Trào. Hà Nội. 
[15] Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên), 2007. Giáo dục học tập 1-2, Nxb Đại học Sư phạm. 
[16] Hoàng Phê, 2002. Từ điển Tiếng việt, Nxb Đà Nẵng. 
[17] Nguyễn Anh Tuấn, 2008. Những biện pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên sư 
phạm trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận văn cao học. 
[18] Phạm Viết Vượng, 2007. Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[19] Phan Thanh Long, 2016. Giáo dục đa văn hóa cho sinh viên các trường đại học bằng các 
biện pháp truyền thông giáo dục. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61(8), 
174-178. 
[20] Nguyễn Trọng Khanh, 2016. Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên đáp ứng đổi mới giáo 
dục phổ thông sau năm 2015. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61(8A), 43-49. 
[21] Dương Văn Khoa, Mai Thị Tuyết, 2016. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức trong 
nhà trường phổ thông.Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61(6), 158-164. 
ABSTRACT 
Education of career ethics to students of non-patient students 
Dinh Duc Hoi 
Thai Nguyen University of Education 
A part fromthe knowledge and professional skills, students should be trained professional 
ethics, especially preschool students. The paper focuses on research, clarifying the status of 
education of political qualities; the scientific world view, the ideal of training the young 
generation; loving people, loving children, respecting the personality of learners loving the job, 
the sense of preserving the traditional ethics of teachers, the professional spiritin working,; 
Exemplary behavior, good relationships with others and with the community; the will, the spirit 
of reaching out to complete all assigned tasks; Self-education, self-improvement, making a good 
example for children. As results of the methods of research such as: interview, investigation, 
observation, mathematical statistics, research results show that professional ethics education for 
preschool students is quite regular, but some contents are not really effective. Basing on these, we 
propose some measures to improve the effectiveness of professional ethics education for 
preschool students. 
Keywords: Education, ethics, occupation, students, preschool. 

File đính kèm:

  • pdfiao_duc_dao_duc_nghe_nghiep_cho_sinh_vien_su_pham_mam_non.pdf