Khảo sát kháng thể bất thường kháng hồng cầu bằng phản ứng hòa hợp tại khoa Huyết học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế

TÓM TẮT Đặt vấn đề: An toàn truyền máu về mặt miễn dịch ngày càng được coi trọng, cần phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế các tai biến truyền máu, thực hiện truyền máu có hiệu quả. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kháng thể bất thường bằng phản ứng hòa hợp và tìm hiểu các yếu tố liên quan ở những bệnh nhân bệnh lý huyết học. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 400 bệnh nhân bệnh lý huyết học tuổi từ 16 trở lên, có chỉ định truyền khối hồng cầu tại Khoa Huyết học Lâm sàng ‐ Bệnh viện trung ương Huế từ 4/2012 ‐ 5/2013. Sử dụng kỹ thuật gelcard và ống nghiệm để thực hiện phản ứng hòa hợp cho bệnh nhân có chỉ định truyền khối hồng cầu. Kết quả: Tỷ lệ phản ứng hòa hợp dương tính ở môi trường nước muối sinh lý là 0,8% và ở môi trường AHG là 5,5%. Tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể bất thường là 3,5%. Kết quả chưa cho thấy mối liên quan giữa tuổi, giới và số lần mang thai với biểu hiện kháng thể bất thường ngoại trừ truyền máu > 10 lần có liên quan với kháng thể bất thường. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể bất thường qua phản ứng hòa hợp là 3,5% và truyền máu > 10 lần có liên quan đến kháng thể bất thường kháng hồng cầu

pdf 6 trang yennguyen 2520
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát kháng thể bất thường kháng hồng cầu bằng phản ứng hòa hợp tại khoa Huyết học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát kháng thể bất thường kháng hồng cầu bằng phản ứng hòa hợp tại khoa Huyết học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế

Khảo sát kháng thể bất thường kháng hồng cầu bằng phản ứng hòa hợp tại khoa Huyết học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  58
KHẢO SÁT KHÁNG THỂ BẤT THƯỜNG KHÁNG HỒNG CẦU  
BẰNG PHẢN ỨNG HÒA HỢP TẠI KHOA HUYẾT HỌC LÂM SÀNG  
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ 
Nguyễn Thị Tuyết Trâm*, Nguyễn Duy Thăng*, Trần Văn Lượng*, Hà Thúc Thuận*,  
Phan Quang Hoàng Minh*, Lê Thanh Hải*, Hoàng Phước Hoài Thu*, Nguyễn Thị Bích Tuyết * 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: An toàn truyền máu về mặt miễn dịch ngày càng được coi trọng, cần phải có những biện pháp 
hữu hiệu nhằm hạn chế các tai biến truyền máu, thực hiện truyền máu có hiệu quả.  
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kháng thể bất thường bằng phản ứng hòa hợp và tìm hiểu các yếu tố liên quan ở 
những bệnh nhân bệnh lý huyết học.  
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 400 bệnh nhân bệnh lý huyết học tuổi từ 16 
trở lên, có chỉ định truyền khối hồng cầu tại Khoa Huyết học Lâm sàng ‐ Bệnh viện trung ương Huế từ 4/2012 ‐ 
5/2013. Sử dụng kỹ thuật gelcard và ống nghiệm để thực hiện phản ứng hòa hợp cho bệnh nhân có chỉ định 
truyền khối hồng cầu.  
Kết quả: Tỷ lệ phản ứng hòa hợp dương tính ở môi trường nước muối sinh lý là 0,8% và ở môi trường 
AHG là 5,5%. Tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể bất thường là 3,5%. Kết quả chưa cho thấy mối liên quan giữa tuổi, 
giới và số lần mang thai với biểu hiện kháng thể bất thường ngoại trừ truyền máu > 10  lần có  liên quan với 
kháng thể bất thường. 
Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể bất thường qua phản ứng hòa hợp là 3,5% và truyền máu > 10 lần 
có liên quan đến kháng thể bất thường kháng hồng cầu.  
Từ khóa: kháng thể bất thường kháng hồng cầu, phản ứng hòa hợp. 
ABSTRACT 
INVESTIGATION OF IRREGULAR RED CELL ANTIBODIES BY CROSSMATCH REACTION AT 
CLINICAL HEMATOLOGICAL DEPARTMENT HUE CENTRAL HOSPITAL 
Nguyen Thi Tuyet Tram, Nguyen Duy Thang, Tran Van Luong, Ha Thuc Thuan,  
Phan Quang Hoang Minh, Le Thanh Hai, Hoang Phuoc Hoai Thu, Nguyen Thi Bich Tuyet  
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5  ‐ 2013: 58 ‐ 63 
Background: Blood safety in immunology has gradually been taken into consideration, so it is necessary to 
have  an  effective  method  to  prevent  the  reactions  of  blood  transfusion  and  achieve  related  efficient  blood 
transfusion. 
Objective: Determining  the rate of  irregular red cell antibodies and relationship  factors  in patients with 
hematological diseases at Clinical Hematological Department ‐ Hue Central Hospital (2012 ‐ 2013).  
Patients  and  method:  cross‐sectional  stydy  in  400  patients  at  the  age  of  16  and  older  subjected  to 
transfusion of packed red blood cells at Clinical Hematological Department ‐ Hue Central Hospital from April 
2012 to May 2013. Cross matching reaction would be performed by both gelcard and tube methods with patients 
being transfused with packed red blood cells.  
* Trung tâm Huyết học Truyền máu – BVTW Huế 
Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Thị Tuyết Trâm, ĐT: 0935906054, Email: tramhue1969@yahoo.com.vn 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  59
Results: Percentage of heactive crossmatch reactions with tube method was 0.8%, with AHG method was 
5.5%. Patients with  irregular  red cell antibodies  reached 3,5%. Results of  this  research have not detected  the 
relationship between age, sex, number of pregnancy with occurrence of  irregular antibodies except  in patients 
transfused more than > 10 times.   
Conclusion:  Percentage  of  patients  with  irregular  antibodies  is  3,5%,  among  patients  having  been 
transfused more than 10 times. 
Key word: irregular red cell antibodies, cross‐match reaction 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Mô hình bệnh  tật ngày càng phức  tạp, nhu 
cầu sử dụng máu ngày càng tăng nên vấn đề an 
toàn  truyền máu  trong  đó  có  an  toàn  truyền 
máu  về mặt miễn  dịch  cần  phải  đặc  biệt  chú 
trọng.  Ở  các  nước  phát  triển  trên  thế  giới,  xét 
nghiệm  sàng  lọc  và  định  danh  kháng  thể  bất 
thường bằng  các bộ panel hồng  cầu  cũng như 
xét nghiệm hòa hợp các nhóm máu hệ hồng cầu 
của  người  cho  và  người  nhận  đã  trở  thành 
thường quy. An  toàn  truyền máu về mặt miễn 
dịch  ở  các nước này  được  thực hiện một  cách 
đồng bộ nên đã hạn chế được tới mức thấp các 
tai  biến  truyền máu.  Ở nước  ta  hiện  nay,  việc 
thực hiện an toàn truyền máu về mặt miễn dịch 
chưa được triển khai một cách đồng bộ, nhiều cơ 
sở truyền máu mới thực hiện định nhóm máu hệ 
ABO,  Rh(D)  và  phản  ứng  hoà  hợp  trong môi 
trường nước muối sinh lý ở nhiệt độ phòng, còn 
sàng lọc kháng thể bất thường ở người hiến máu 
và phản ứng hoà hợp cho người nhận máu có sử 
dụng  kháng  globulin  người  (Anti  Human 
Globulin ‐ AHG) mới chỉ được triển khai ở một 
số cơ sở lớn, do vậy nguy cơ sinh kháng thể bất 
thường  ở  những  bệnh  nhân  đã  truyền  máu 
nhiều lần là khó tránh khỏi(11). 
Nhằm  đảm bảo hòa hợp giữa nhóm máu 
người cho và người nhận, truyền máu có hiệu 
quả  cho  bệnh  nhân,  đặc  biệt  góp  phần  nâng 
cao hơn nữa an toàn truyền máu về mặt miễn 
dịch,  chúng  tôi  thực  hiện  đề  tài  này  với  hai 
mục tiêu sau:  
‐ Xác định tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể bất 
thường kháng hồng cầu bằng phản ứng hòa hợp 
nhóm máu hệ hồng cầu. 
‐ Tìm hiểu một số yếu  tố  liên quan  ở bệnh 
nhân có kháng thể bất thường kháng hồng cầu. 
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Gồm 400 bệnh nhân  (≥ 16  tuổi) có chỉ định 
truyền  khối  hồng  cầu  được  điều  trị  tại  Khoa 
Huyết  học  Lâm  sàng  ‐  Bệnh  viện  trung  ương 
Huế từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013. 
Tiêu  chuẩn  loại  trừ:  bệnh  nhân  suy  giảm 
miễn  dịch  (HIV/AIDS),  bệnh  lý  tự  miễn 
(Lupus), ghép tạng (ghép tế bào gốc, ghép tim, 
ghép thận). 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Phương tiện nghiên cứu 
4ml máu bệnh nhân cho vào hai ống nghiệm 
(một ống đông để  lấy huyết  thanh và một ống 
chống đông để lấy khối hồng cầu). 
Hình 1. Hình ảnh ngưng kết trên gelcard trong định 
nhóm máu 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  60
Huyết thanh mẫu, Diluent, gelcard để định 
nhóm máu hệ ABO, Rh(D) và gelcard để thực 
hiện phản ứng hòa hợp (hãng Bio ‐ Rad), hồng 
cầu mẫu 5%  để định nhóm máu hệ ABO  của 
Trung  tâm  Truyền  máu  ‐  Bệnh  viện  trung 
ương Huế. 
Hình 2. Hình ảnh ngưng kết trên gelcard trong phản 
ứng hòa hợp 
Các bước tiến hành 
Xác định nhóm máu hệ ABO, hệ Rh (D) của 
bệnh nhân và đơn vị khối hồng cầu. 
Thực hiện phản ứng hòa hợp giữa mẫu máu 
bệnh nhân và mẫu xét nghiệm của đơn vị khối 
hồng cầu  ở điều kiện nước muối sinh  lý, nhiệt 
độ 18 ‐ 24oC và ở điều kiện có sử dụng AHG. 
‐ Tiêu chuẩn xác định kháng thể bất thường: 
Có KTBT: Phản ứng hòa hợp ở một hoặc hai 
điều kiện dương tính, tự chứng âm tính. 
Không  rõ  (hoặc  chưa  phát  hiện):  gồm  hai 
trường hợp: 
‐ Phản ứng hòa hợp âm tính. 
‐ Phản ứng hòa hợp ở một hoặc hai điều kiện 
dương tính kết hợp với tự chứng dương tính.  
Xử lý số liệu 
Bằng phương pháp thống kê y học, sử dụng 
phần mềm Med Cal 10. 
KẾT QỦA NGHIÊN CỨU 
Phản ứng hòa hợp và tỷ lệ kháng thể bất thường ở bệnh nhân bệnh lý huyết học 
Bảng 1. So sánh giữa PƯHH trong môi trường nước muối sinh lý và môi trường AHG 
Nước muối sinh lý 
ở 18-24 oC 
AHG Tự chứng Tổng cộng 
n (%) Dương tính Âm tính Dương tính Âm tính 
Dương tính 1 2 3 0 3 (0,8%) 
Âm tính 21 376 8 14 397 (99,2%) 
Tổng cộng n (%) 22 (5,5%) 378 (94,5%) 11 (2,75%) 14 (3,5%) 400 (100%) 
21  trường hợp  có kết quả  âm  tính khi  làm 
phản ứng hòa hợp trong nước muối sinh lý ở 18 
‐ 24oC, nhưng lại cho kết quả dương tính khi làm 
phản ứng hòa hợp có sử dụng AHG. 
Bảng 2. Tỷ lệ kháng thể bất thường 
Tổng số bệnh nhân Có KTBT Tỷ lệ (%) 
400 14 3,5 
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ 
lệ bệnh nhân có kháng thể bất thường là 3,5%. 
Một  số  yếu  tố  liên quan  ở bệnh nhân  có 
kháng thể bất thường 
Bảng 3. Liên quan bệnh nhân có KTBT với nhóm 
tuổi 
KTBT
Nhóm tuổi 
Không Có 
p 
n % n % 
≤ 20 39 9,75 1 0,25 
> 0,05 
21 - 40 103 25,75 4 1,0 
2,25
41 - 60 90 22,50 5 1,25
> 60 154 38,50 4 1,0 
Tổng cộng 386 96,50 14 3,5 
Kết quả chưa thấy có mối liên quan giữa tuổi 
với KTBT. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  61
Bảng 4. Liên quan giữa bệnh nhân có KTBT với giới 
KTBT
Giới 
Không rõ Có 
p 
n % n % 
Nữ 218 54,5 10 2,5 
> 0,05 
Nam 168 42,0 4 1,0 
Tổng cộng 386 96,5 14 3,5 
Bệnh  nhân  nữ  có  tỷ  lệ  kháng  thể  bất 
thường  (2,5%),  cao  gấp  2,5  lần  ở  bệnh  nhân 
nam  (1,0 %) mặc dù  chưa  có  sự khác biệt về 
mặt thống kê (p > 0,05). 
Bảng 5. Tỷ lệ kháng thể bất thường liên quan đến 
nhóm bệnh 
KTBT
Nhóm bệnh 
Có Không rõ p 
n % n % 
Lành tính 5 1,25 189 47,3 > 
0,05Ác tính 9 2,25 197 49,2 
Tổng cộng 14 3,5 386 96,5 
Biểu  hiện  kháng  thể  bất  thường  gặp  ở  cả 
nhóm bệnh lành tính và ác tính. 
Bảng 6. Liên quan giữa bệnh nhân nữ có KTBT theo 
số lần mang thai  
KTBT
Số lần mang thai 
Không Có p 
n % n % 
> 0,05
Chưa mang thai 35 16,06 1 0,44 
Lần 1 13 5,95 0 0 
Lần 2 27 12,39 1 0,44 
≥ 3 lần 143 65,6 8 3,51 
Tổng cộng 218 95,61 10 4,39 
Trong số 10 bệnh nhân nữ có kháng thể bất 
thường, gặp nhiều ở bệnh nhân nữ mang thai từ 
3 lần trở lên với tỷ lệ 3,51%.  
Bảng 7. Liên quan giữa bệnh nhân có KTBT với số 
lần truyền KHC 
KTBT
Số lần 
truyền KHC 
Không Có p 
n % n % 
< 
0,05
Chưa truyền máu 215 53,75 1 0,25 
01 - 05 lần 44 11,0 2 0,5 
06 - 10 lần 61 15,25 4 1,0 
> 10 lần 66 16,5 7 1,75 
Tổng cộng 386 96,5% 14 3,5% 
Tỷ  lệ  sinh  kháng  thể  bất  thường  tăng dần 
theo số  lần  truyền khối hồng cầu, đặc biệt gặp 
nhiều hơn ở những bệnh nhân đã truyền trên 10 
lần,  tuy  nhiên  có  01  trường  hợp  sinh KTBT  ở 
bệnh nhân chưa truyền máu (chiếm 0,25%). 
BÀN LUẬN 
Phản ứng hòa hợp và  tỷ  lệ kháng  thể bất 
thường ở bệnh nhân bệnh lý huyết học  
Phản ứng hòa hợp 
Kết quả bảng 3.1 cho thấy việc triển khai kỹ 
thuật  có  sử  dụng AHG  đã  phát  hiện  thêm  21 
trường hợp cho kết quả âm  tính khi  làm phản 
ứng  hòa  hợp  trong  nước muối  sinh  lý  ở  18  ‐ 
24oC, nhưng  lại cho kết quả dương  tính ở điều 
kiện có sử dụng AHG (5,5%). Một số nghiên cứu 
khác  ghi  nhận  tỷ  lệ  phản  ứng  hòa  hợp  có  sử 
dụng AHG  dương  tính  là:  9,8%  (Nguyễn  Thu 
Hạnh ‐ 2008), 1,3% (Đỗ Mạnh Tuấn ‐ 2010), 8,8% 
(Bùi Thị Mai An ‐ 2012). Như vậy, nếu chỉ thực 
hiện phản ứng hòa hợp trong nước muối sinh lý 
ở 18 ‐ 24oC sẽ bỏ sót những trường hợp có kháng 
thể  đồng  loại, những  trường hợp này  chủ yếu 
do  truyền  máu  chưa  hòa  hợp  kháng  nguyên 
hồng cầu của các hệ nhóm máu khác ngoài hệ 
ABO hoặc  sau quá  trình mang  thai không hòa 
hợp  kháng  nguyên  hồng  cầu  giữa mẹ  và  con, 
đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến truyền 
máu không hiệu quả trên lâm sàng, ảnh hưởng 
đến kết quả điều trị. Vì vậy, triển khai kỹ thuật 
sử dụng AHG sẽ hạn chế được các phản ứng tan 
máu do nguyên nhân miễn dịch, góp phần nâng 
cao hiệu quả truyền máu và mang lại lợi ích về 
kinh tế cho bệnh nhân (giảm chi phí do giảm số 
lượt vào viện điều  trị, giảm số  lần  truyền máu 
cũng như số ngày điều trị)(3, 4, 7). 
Tỷ lệ kháng thể bất thường ở bệnh nhân bệnh 
lý huyết học 
Việc phát hiện KTBT phải được  thực hiện 
theo quy trình chuẩn bằng kỹ thuật sàng lọc sử 
dụng panel hồng cầu. Một số nghiên cứu bằng 
kỹ thuật này của các tác giả trong nước đã ghi 
nhận tỷ  lệ sinh KTBT: 9,8% (Bùi Thị Mai An  ‐ 
2006),  10,16%  (Trần  Văn  Bảo  ‐  2012).  Ở  các 
nước phát triển nhiều nghiên cứu ghi nhận tỷ 
lệ  kháng  thể  bất  thường  là:  1,5%  (Nancy 
Heddlen  ‐  Canada,  năm  1992),  0,8%  (Ozaki 
Makiko  ‐  Nhật  Bản,  năm  1993‐2003),  0,47% 
(Ma  Xianjun  ‐  Trung  Quốc  năm  2008‐2010), 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  62
điều này có thể lý giải được do ở các nước phát 
triển  xét  nghiệm  sàng  lọc,  định  danh  kháng 
thể  bất  thường  và  xét  nghiệm  hòa  hợp  các 
nhóm  máu  hệ  hồng  cầu  giữa  người  cho  ‐ 
người nhận đã trở thành thường quy, an toàn 
truyền máu về mặt miễn dịch được  thực hiện 
một cách đồng bộ nên đã hạn chế nguy cơ sinh 
kháng thể bất thường(2,3,6,7,12).  
Trái  lại,  do  giới  hạn  của  điều  kiện  nghiên 
cứu  nên  chúng  tôi  chỉ  bước  đầu  phát  hiện 
những trường hợp có KTBT bằng phản ứng hòa 
hợp, tỷ lệ xuất hiện kháng thể bất thường ở bệnh 
nhân bệnh  lý huyết học  trong nghiên  cứu  của 
chúng tôi là 3,5% (bảng 2). Kết quả của chúng tôi 
có phần khác với một số  tác giả cũng sử dụng 
phản  ứng  hòa  hợp  như  tác  giả  Nguyễn  Thu 
Hạnh  ‐ 2008, Đỗ Mạnh Tuấn  ‐ 2010 và Bùi Thị 
Mai An – 2012, sự khác biệt này có thể do có sự 
khác nhau về thời điểm, địa điểm và đối tượng 
nghiên  cứu.  Việc  phát  hiện  KTBT  bằng  phản 
ứng hòa hợp là một phương pháp còn nhiều hạn 
chế, vì nhiều trường hợp không phát hiện được 
kháng  thể  hoặc  không  thể  phân  biệt  được  có 
KTBT kết hợp với  tự kháng  thể. Do đó, nghiên 
cứu này không phải nhằm phát hiện đúng tỷ lệ 
KTBT mà  chỉ  là những  ghi nhận  bước  đầu  về 
khả  năng  phát  hiện KTBT  tốt  hơn  bằng  phản 
ứng hòa hợp có sử dụng AHG để bảo đảm an 
toàn hơn về mặt miễn dịch đối với những cơ sở 
truyền máu khi chưa có đủ điều kiện sàng lọc và 
định danh KTBT theo quy trình chuẩn(3, 4, 7). 
Một  số  yếu  tố  liên quan  ở bệnh nhân  có 
kháng thể bất thường 
Kết  quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  chưa 
nhận thấy có mối liên quan giữa các nhóm tuổi 
với kháng  thể bất  thường. Tuy nhiên kết quả 
nghiên  cứu  của  tác giả Bùi Thị Mai An  (năm 
2006) ghi nhận tỷ lệ sinh kháng thể bất thường 
cao nhất  ở nhóm bệnh nhân  trên  60  tuổi,  tác 
giả Nguyễn Kiều Giang (năm 2010) phổ biến là 
nhóm bệnh nhân dưới 20  tuổi. Sự khác nhau 
giữa  các nhóm  tuổi này  có  thể  liên quan  đến 
đối tượng nghiên cứu(2, 8).  
Tỷ  lệ  xuất  hiện  kháng  thể  bất  thường  ở 
nhóm bệnh nhân nữ có khuynh hướng cao hơn 
bệnh nhân nam, có lẽ do ở bệnh nhân nữ ngoài 
truyền máu,  kháng  thể  bất  thường  còn  có  thể 
sinh ra do trong quá trình mang thai, sinh đẻ có 
thể  người mẹ  đã  tiếp  xúc  với  kháng  nguyên 
(bảng 4). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi 
cũng phù hợp với kết luận nghiên cứu của nhiều 
tác  giả  trong  và  ngoài  nước  như: Bùi Thị Mai 
An, Trần Văn Bảo, Phạm Quang Vinh, Akihiro 
Takeshita, Nancy Heddlen, Ma Xianjun(2, 12,, 10, 1, 3, 
6). 
Kết quả bảng 5 cho thấy biểu hiện kháng thể 
bất  thường  có  thể gặp  ở nhóm bệnh  lành  tính 
cũng như ác tính. Tuy nhiên đây chỉ là nhận xét 
sơ bộ của chúng tôi, để có kết luận chắc chắn cần 
phải  có  công  trình nghiên  cứu  sâu hơn với  cỡ 
mẫu lớn hơn. 
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã 
phát hiện được 10 nữ bệnh nhân có kháng  thể 
bất  thường,  trong  số  đó  khuynh  hướng  gặp 
nhiều ở những người mang thai từ 3 lần trở lên 
(bảng  6).  Kết  quả  nghiên  cứu  của  các  tác  giả 
Xianjun Ma (2008 ‐ 2010) và Phạm Quang Vinh 
(2012)  khi  nói  đến  đặc  điểm  lâm  sàng  ở  bệnh 
nhân bệnh lý huyết học có kháng thể bất thường 
hệ hồng cầu cũng cho thấy tỷ lệ sinh kháng thể 
bất thường ở đối tượng có tiền sử thai nghén cao 
hơn nhiều so với chưa có thai. Điều này có thể lý 
giải cơ thể của các bà mẹ đó do bị mẫn cảm bởi 
những  hồng  cầu mang  những  kháng  nguyên 
không hòa hợp của con  trong những  lần mang 
thai hoặc sinh đẻ trước đây nên khi truyền máu 
cơ thể lại được mẫn cảm với các kháng nguyên 
hồng  cầu  không  hòa  hợp  (sự  tái mẫn  cảm)  sẽ 
thúc  đẩy  đáp  ứng miễn dịch  nhớ,  sản  xuất  ra 
kháng  thể  đặc hiệu  chống  lại những hồng  cầu 
mang kháng nguyên tương ứng(10,6). 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy 
một trường hợp có kháng thể bất thường ở bệnh 
nhân nữ chưa truyền máu lần nào, có thể do bất 
đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi trong tiền 
sử 5  lần mang  thai và  tỷ  lệ sinh kháng  thể bất 
thường  tăng  dần  theo  số  lần  truyền máu,  đặc 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học  63
biệt ở nhóm bệnh nhân đã  truyền máu  trên 10 
lần có  tỷ  lệ cao nhất  (7  trường hợp chiếm  tỷ  lệ 
50%). Kết quả này tương tự với kết quả nghiên 
cứu của các tác giả Bùi Thị Mai An, Nguyễn Thu 
Hạnh,  Phạm Quang Vinh.  Điều  này  có  thể  lý 
giải được vì đa số các kháng nguyên phải có một 
nồng độ thích hợp và với số lần kích thích nhất 
định mới có khả năng gây được miễn dịch. Khi 
số  lần  truyền máu  tăng  lên  sẽ  làm  tăng  kích 
thích  hệ miễn  dịch  đối  với  các  kháng  nguyên 
hồng cầu không hòa hợp, do đó tăng khả năng 
sinh kháng  thể bất  thường hệ hồng  cầu  (bảng 
7)(2,7,10). 
KẾT LUẬN 
Trên  cơ  sở phân  tích  các kết quả  thu  được 
của nghiên cứu, bước đầu chúng tôi xin có một 
số nhận xét như sau: 
‐ Tỷ lệ bệnh nhân có kháng thể bất thường 
kháng hồng cầu trong tổng số mẫu nghiên cứu 
là 3,5%. 
‐ Kết quả chưa cho thấy mối liên quan giữa 
tuổi,  giới  và  số  lần  mang  thai  với  biểu  hiện 
kháng thể bất thường ngoại trừ truyền máu > 10 
lần có liên quan với kháng thể bất thường. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Akihiro  T,  Hiroko W,  Harumi F,  et  al(2010),  Collaborative 
study  of  irregular  erythrocyte  antibodies  in  Japan:  Results 
from the Japanese study group of allo‐immunity and antigen 
diversity  in Asian  populations,  Transfusion  and Apheresis 
Science, 43 (1), 3 ‐ 8. 
2. Bùi Thị Mai An, Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Vi Đình Tuấn và cs 
(2006), “Nghiên cứu sàng lọc kháng thể bất thường hệ hồng 
cầu ở bệnh nhân bị bệnh máu tại Viện Huyết học Truyền máu 
trung ương 2004  ‐ 2005”, Y học thực hành số 545 ‐ Công trình 
nghiên cứu khoa học Huyết học ‐ Truyền máu, 347 ‐ 349. 
3. Bùi Thị Mai An, Nguyễn Anh Hùng (2012), “Nghiên cứu kết 
quả xét nghiệm hòa hợp có sử dụng kháng globulin cho bệnh 
nhân bệnh máu tại Viện Huyết học ‐ Truyền máu trung ương 
(2009‐2010)”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 396, 489 ‐ 492. 
4. Đỗ Mạnh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng, Phạm Quang Vinh, Đỗ 
Đình Đinh, Hoàng Văn Hiền (2010), “Kết quả xét nghiệm hòa 
hợp có kháng gamma người  tại bệnh viện Bạch Mai 2009  ‐ 
2010”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 373, số 02, trang 283 ‐ 288. 
5. Heddlen NM.,  Pamela O’Hoski  et  al  (2008), A  prospective 
study  to  determine  the  safe  of  omitting  the  antiglobulin 
crossmatch  from  pretransfusion  testing,  British  Journal  of 
Haematology, 81(4), 579 ‐ 584. 
6. Ma  X,  Jing  F,  et  al  (2011),  Irregular  antibody  screening  in 
Shandong region and clinical  impact on blood  transfusion a 
review  of  case  from  2008  to  2010,  Journal  of  Convergence 
Information Technology (JCIT), 6(12), 338 ‐ 344.  
7. Makiko O, Ichinomiya S,  Matsuzaki K et al (2003), Incidence 
of  Irregular  red  cell  antibodies  at  Matsuyama  redcross 
hospital‐10 year study, Matsuyama red cross hospital journal of 
medicine, 28(1), 31 ‐ 35. 
8. Nguyễn Kiều Giang, Vũ Bích Vân, Phan Minh Phương và cs 
(2010), “Nghiên cứu tỉ lệ kháng thể bất thường hệ hồng cầu 
tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên năm 2010”, 
Tạp chí Y học Việt Nam, tập 373, số 2, trang 487 ‐ 490. 
9. Nguyễn Thu Hạnh  (2008), Nghiên cứu hiệu quả của phản ứng 
hòa  hợp  có  sử  dụng  kháng  globulin  người  tại  Viện Huyết  học 
Truyền máu Trung ương, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại 
học Y Hà Nội. 
10. Phạm Quang Vinh, Đào Thị Hằng, Nguyễn Thị Hồng (2012), 
“Một số đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm ở bệnh nhân bị bệnh 
máu có kháng thể bất thường hệ hồng cầu”, Tạp chí Y học Việt 
Nam, tập 396, 428 ‐ 431. 
11. Phan Hữu Quang (2012), “Đánh giá hiện trạng và mức độ cải 
thiện chất lượng xét nghiệm phát máu tại một số cơ sở truyền 
máu ở Hà Nội năm 2011”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 396, 399 
‐ 406. 
12. Trần Văn Bảo, Trần Thị Mỹ Duyên, Phạm Lê Nhật Minh và cs 
(2010), “Nghiên cứu phát hiện và  định danh kháng  thể bất 
thường hệ hồng cầu tại bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học Việt 
Nam, tập 373, số 2, 524 ‐ 528. 
Ngày nhận bài báo:      30 tháng 7 năm 2013 
Ngày phản biện:      09 tháng 9 năm 2013 
Ngày bài báo được đăng:   22 tháng 10 năm 2013 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_khang_the_bat_thuong_khang_hong_cau_bang_phan_ung_h.pdf