Khảo sát vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu được phân lập tại Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic

TÓM TẮT Mở đầu: Nhiễm trùng tiểu là nhiễm khuẩn đường tiểu, ở bàng quang và ở thận được đặc trưng bởi sự hiện diện một số lượng đáng kể vi khuẩn và bạch cầu trong nước tiểu. Nhiễm trùng tiểu có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu không được điều trị hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu: xác định các tác nhân vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu và tính đề kháng kháng sinh của chúng. Phương pháp: mô tả cắt ngang. Thu thập mẫu nước tiểu cấy,định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ của bệnh nhân đến khám tại trung tâm Medic và được bác sĩ chẩn đoán là nhiễm trùng tiểu (04/2011 ‐ 09/2011) Kết quả: Tỉ lệ cấy nước tiểu có vi khuẩn mọc là 41%; trong đó E. coli chiếm 42,4%, Klebsiella spp 18,7%, Staphylococcus coagulase(‐) 15,9%, β hemolytic streptococci 12,7%, α hemolytic streptococci 5,3%, S. aureus 2,1%, P. aeruginosa 1,8%, và P. mirabilis 1,1%. Loại kháng sinh có tỉ lệ kháng cao nhất trong từng chủng vi khuẩn E. coli, Klebsiella spp kháng Amoxicillin (100%),Kháng nhiều với cephalosporin thế hệ 3. Staphylococcus coagulase(‐), β hemolytic streptococci, α hemolytic streptococci, S. aureus còn nhạy với những kháng sinh thông thường đang điều trị. Kết luận: Cần có chiến lược sử dụng kháng sinh thích hợp trong điều trị nhiễm trùng tiểu

pdf 6 trang yennguyen 2900
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu được phân lập tại Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu được phân lập tại Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic

Khảo sát vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu được phân lập tại Trung tâm chẩn đoán y khoa Medic
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 269
KHẢO SÁT VI KHUẨN GÂY NHIỄM TRÙNG TIỂU ĐƯỢC PHÂN LẬP 
 TẠI TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN Y KHOA MEDIC. 
Trương Quang Vinh*, Trần Bích Ngọc*, Nguyễn Thị Thanh Trúc* 
TÓM TẮT 
Mở đầu: Nhiễm trùng tiểu là nhiễm khuẩn đường tiểu, ở bàng quang và ở thận được đặc trưng bởi sự hiện 
diện một số lượng đáng kể vi khuẩn và bạch cầu trong nước tiểu. Nhiễm trùng tiểu có thể tái đi tái lại nhiều lần 
nếu không được điều trị hiệu quả. Mục tiêu nghiên cứu: xác định các tác nhân vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu và 
tính đề kháng kháng sinh của chúng. 
Phương pháp: mô tả cắt ngang. Thu thập mẫu nước tiểu cấy,định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ của 
bệnh nhân đến khám tại trung tâm Medic và được bác sĩ chẩn đoán là nhiễm trùng tiểu (04/2011 ‐ 09/2011) 
Kết quả: Tỉ lệ cấy nước tiểu có vi khuẩn mọc là 41%; trong đó E. coli chiếm 42,4%, Klebsiella spp 18,7%, 
Staphylococcus coagulase(‐) 15,9%, β hemolytic streptococci 12,7%, α hemolytic streptococci 5,3%, S. aureus 
2,1%, P. aeruginosa 1,8%, và P. mirabilis 1,1%. Loại kháng sinh có tỉ lệ kháng cao nhất trong từng chủng vi 
khuẩn E. coli, Klebsiella spp kháng Amoxicillin (100%),Kháng nhiều với cephalosporin thế hệ 3. Staphylococcus 
coagulase(‐), β hemolytic streptococci, α hemolytic streptococci, S. aureus còn nhạy với những kháng sinh thông 
thường đang điều trị. 
Kết luận: Cần có chiến lược sử dụng kháng sinh thích hợp trong điều trị nhiễm trùng tiểu. 
Từ khóa: nhiễm trùng tiểu, đề kháng kháng sinh. 
ABTRACT 
EVALUATION OF BACTERIA CAUSING URINARY TRACT INFECTION CULTURED 
 FROM MEDICAL DIAGNOSTIC CENTER MEDIC 
Truong Quang Vinh, Tran Bich Ngoc, Nguyen Thi Thanh Truc 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 269 ‐ 274 
Background:  Urinary  tract  infection  is  bacterial  infection  of  kidneys,  bladder  and  urinary  tract, 
characterized  by  large  amount  of  bacteria  and  leukocyte  in  urine, which  can  recur  again  and  again  if  not 
diagnosed early and treated effectively. Purpose: to investigate bacterial agents in the urinary tract infections in 
adult and its antibiotic resistance. 
Method: descriptive and cross‐sectional method. Data of bacterial identification and of urine specimens 
of patients who were diagnosed with urine  tract  infection  in MEDIC  from April 2011  to September 2011 
were analyzed. 
 Results: The positive rate of the culture of bacteria is 41%, including E. coli 42.4%, Klebsiella spp 18.7%, 
Staphylococcus coagulase(‐) 15.9%, β hemolytic streptococci 12.7%, α hemolytic streptococci 5.3%, S. aureus 
2.1%,  P.  aeruginosa 1.8%,  và  P.  mirabilis  1.1%.  The  highest  antibiotic  resistant  rate  of  bacteria  from 
urine samples of E. coli, Klebsiella spp against Amoxicillin: 100%, high  level resistance with cephalosprin 3rd. 
Staphylococcus coagulase(‐), β hemolytic streptococci, α hemolytic streptococci, S. aureus are still sensitive with 
normal antibiotic. 
 Conclusion: Must have research plan and monitor frequently the antibiotic resistance of bacteria. 
 Key words: Urinary tract infection, antibiotic resistance. 
* Bộ môn xét nghiệm, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: Trương Quang Vinh  ĐT: 0918275050  Email: reventon_0505@yahoo.com.vn 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  270
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhiễm  trùng  tiểu  là  nhiễm  khuẩn  đường 
tiểu (viêm niệu quản), ở bàng quang (viêm bàng 
quang) và ở thận (viêm thận) được đặc trưng bởi 
sự hiện diện một số lượng đáng kể vi khuẩn và 
bạch cầu trong nước tiểu5,7), nhiễm trùng tiểu có 
thể  tái  diễn  nhiều  lần  nếu  không  được  chẩn 
đoán và điều trị hiệu quả1). Nhiễm trùng tiểu là 
một  trong những bệnh  lý nhiễm  trùng  thường 
gặp với nhiều  tác nhân gây nhiễm khác nhau7), 
tuy nhiên chưa có  thống kê cụ  thể về  tỉ  lệ mắc 
của nhiễm trùng tiểu trong cả nước hay ở thành 
phố Hồ Chí Minh. 
Ở  nước  ta  việc  sử  dụng  kháng  sinh  trong 
cộng đồng rất bừa bãi, có thể mua được bất kỳ 
thuốc  nào  tại  các  quầy  thuốc  tây,  đây  là một 
trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đề 
kháng kháng sinh của nhiều chủng vi khuẩn gây 
bệnh6). Ở bệnh nhân nội  trú  tỉ  lệ nhiễm khuẩn 
kháng thuốc được nghiên cưú khá nhiều nhưng 
đối với bệnh nhân ngoại  trú chưa được nghiên 
cứu. Đứng trước thực tế đó, chúng tôi tiến hành 
đề tài nghiên cứu “Khảo sát vi khuẩn gây nhiễm 
trùng  tiểu  được  phân  lập  tại  trung  tâm  chẩn 
đoán  y  khoa  Medic  từ  tháng  04/2011  đến 
09/2011” nhằm mục đích 
Xác định tỉ lệ cấy nước tiểu có vi khuẩn mọc 
theo giới và tuổi.  
Xác định  tỉ  lệ các chủng vi khuẩn phân  lập 
được theo giới và tuổi. 
Xác  định  tỉ  lệ  kháng  kháng  sinh  của  từng 
chủng vi khuẩn phân lập được. 
ĐỐI TƯỢNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Bệnh nhân đến khám tại trung tâm Medic và 
được  bác  sĩ  chẩn  đoán  là  nhiễm  trùng  tiểu 
(04/2011 ‐ 09/2011). 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả cắt ngang. 
Cỡ mẫu 
Theo  một  nghiên  cứu  tương  tự  trước  đó 
cũng tại trung tâm chẩn đoán y khoa Medic vào 
năm 2006 tỉ lệ số mẫu dương tính / tổng số mẫu 
là 41% như vậy ta tính được   n = 1.962 × p × 
q / d2 = 371 với p = 0.41, d = 0.05 
Tiêu chuẩn chọn mẫu 
Bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán  là nhiễm 
trùng tiểu. 
Có  chỉ  định  cấy  vi  khuẩn  và  làm  kháng 
sinh đồ. 
Phân  lập  được  vi  khuẩn  gây  bệnh  với  số 
lượng ≥ 105 và thuần duy nhất một loại khúm. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
 Bệnh  nhân  không  đồng  ý  tham  gia 
nghiên cứu 
Số lượng khúm khuẩn < 105. 
Khúm khuẩn cấy ra không thuần nhất. 
Cách  thu  thập bệnh phẩm: ngẫu nhiên,  lấy 
tất cả những bệnh phẩm thỏa 2 điều kiện trên. 
Thời gian thu thập bệnh phẩm 
Từ thứ 2 đến thứ 6 các ngày trong tuần. 
Phương pháp 
Vật  liệu:  môi  trường  MC,  BA,  MHA,  đĩa 
kháng sinh (mua tại công ty Nam Khoa) 
Kỹ thuật nuôi cấy 
Qui trình định danh 
Ngày 1: Phân  lập vi khuẩn, cấy định  lượng 
trên môi trường MC và BA. 
Ngày  2:  Đếm  số  lượng  khúm  khuẩn mọc 
trên hộp  thạch, xác  định  có phải vi khuẩn gây 
bệnh hay không, nếu  là vi khuẩn gây bệnh  thì 
làm  trắc nghiệm  sinh hóa  định danh  2) và  làm 
kháng  sinh  đồ.Kỹ  thuật  làm  kháng  sinh  đồ: 
phương pháp Kirby –Bauer. 
Ngày  3:  Đọc  kết  quả  định  danh  và  kháng 
sinh đồ2). 
 KẾT QUẢ  
Trong số 411 mẫu nước  tiểu được  thu  thập 
thỏa mãn tiêu chuẩn và tiến hành nghiên cứu thì 
bệnh nhân nữ chiếm đa số (71%) và bệnh nhân 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 271
tới khám  có  độ  tuổi  trung bình  là  42  trong  đó 
cao nhất là 95, thấp nhất là 2 tuổi. Phần nhiều là 
trong độ tuổi trưởng thành (nhóm tuổi từ 18 đến 
45 chiếm đa số 50%). 
Trong 411 mẫu bệnh phẩm  được  cấy phân 
lập  có  283 mẫu  (69%)  được kết  luận  là dương 
tính với tác nhân gây nhiễm trùng tiểu. trong đó 
số bệnh nhân nữ mắc nhiễm  trùng  tiểu  chiếm 
78% trên tổng bệnh nhân nữ đến khám trong khi 
đó  số  bệnh  nhân  nam  dương  tính  chỉ  chiếm 
46%.  Hầu  hết  các  ca  dương  tính  đều  cho  số 
lượng khúm >100.000 CFU/ml. 
Biểu đồ 1: Phân bố tỉ lệ nhiễm vi khuẩn theo giới và 
tuổi 
Biểu đồ 2: số lượng khúm khuẩn trong 1ml 
(CFU/ml) 
 Biểu đồ 3: Tỉ lệ các vi khuẩn được phân lập từ các 
mẫu nghiên cứu 
Khi khảo sát các mẫu bệnh phẩm được đưa 
vào  nghiên  cứu  chúng  tôi  nhận  thấy  tác  nhân 
gây nhiễm trùng tiểu hàng đầu đối với phụ nữ ở 
mọi  độ  tuổi chính  là E. coli. Đặc biệt  ở độ  tuổi 
trên  45  trở  đi  tỷ  lệ mắc  E.coli  tăng  ở  phụ  nữ. 
Riêng đối với nam giới ở độ tuổi hoạt động tình 
dục  tỷ  lệ  nhiễm  Staphyloccus  coagulase  negative 
tăng, trong khi tỷ lệ mắc E.coli lại giảm. Kết quả 
phân  tích mức  độ đề kháng kháng  sinh  của vi 
khuẩn E.coli với các kháng sinh có sẵn của trung 
tâm chẩn đoán y khoa Medic được  trình bày ở 
biểu đồ 4. 
 Biểu đồ 4: mức đề kháng kháng sinh của vi khuẩn 
E.coli và Klesiela spp 
Biểu đồ 5: mức đề kháng kháng sinh của 
Staphylococcus coagulase (‐) và Staphylococus aureus 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  272
Biểu đồ 6: mức đề kháng kháng sinh của β hemolytic 
Streptococci và α hemolytic Streptococci 
Trong  quá  trình  thực  hiện  nghiên  cứu, 
chúng tôi nhận thấy 
Trực khuẩn Gram âm đã kháng hầu hết với 
Amoxicillin  và Ampicillin.  Đối  với  kháng  sinh 
kết  hợp  như Agmentin  tỉ  lệ  kháng  lần  lượt  là 
E.coli: 36%, Klebsiella spp: 45%. 
Trực khuẩn Gram âm có  tỉ  lệ đề kháng cao 
Cephalosporin thế hệ 1 và 2: Cephalexin kháng 
với tỉ lệ 66% ở E.coli và 79% ở Klebsiella spp, với 
Cefaclor  tỉ  lệ  đó  là  63%  và  77%,  còn  ở 
Cefuroxime  là  42%  và  30%.  Đối  với  nhóm 
Cephalosprin thế hệ thứ 3 như Cefoperazone là 
44% và 28%, Ceftriaxone 43% và 34%. 
Đối  với  họ  Quinolones,  E.coli  kháng  với 
Ofloxacin  63%  trong  khi  tỉ  lệ  này  đối  với 
Klebsiella spp là 30%. 
Aminoglycoside còn khá nhạy, Tobramycin 
nhạy lần  lượt với E.coli và Klebsiella spp với tỉ  lệ 
98% và 96%, tương tự như đối với Akamicin tỉ lệ 
là 98% và 94%. 
Imipenem nhạy với tỉ  lệ 100% đối với E.coli 
và 99% đối với Klebsiella spp. 
Nitrofuratoin  còn  nhạy  với  tỉ  lệ  100%  với 
nhóm trực khuẩn Gram âm. 
Staphylococcus coagulase âm còn khá nhạy 
với Nitrofuratoin (98%) và Vancomycin (96%). 
Đối  với  Streptococci  tiêu  huyết  β  nhóm A 
không  có  trường  hợp  nào  kháng  với 
Amoxicillin,  Penicillin,  Agmentin,  Ampicillin, 
nhạy 100% với Vancomycin và Nitrofurantoin. 
BÀN LUẬN 
Tuổi  
Nhóm tuổi 18‐45 chiếm tỉ lệ nhiễm cao 50% 
do  đang  trong  độ  tuổi  hoạt  động  tình  dục  1). 
Nhóm  <17  tuổi  E.coli  chiếm  81,6%  kế  đến  là 
Klebsiella  spp  77,5%  và  thứ  3  là  Staphylococcus 
coagulase(‐)  24,2%  4).  Nhóm  18‐45  tuổi  E.coli 
chiếm 59,4% kế đến là Staphylococcus coagulase(‐) 
55%và  thứ  3  là  β  hemolytic  streptococci  44,2%. 
Nhóm  >45  tuổi  E.coli  chiếm  74,2%  kế  đến  là 
Klebsiella spp 41,4%, β hemolytic streptococci 30,9% 
và Staphylococcus coagulase(‐) 29,5%. 
Giới 
Phân bố nữ/ nam là 2,45 (71% / 29%). Đây là 
sự phân bố không đồng đều nữ chiếm tỉ  lệ cao 
hơn có thể là do niệu đạo của nữ ngắn làm cho 
vi khuẩn có thể xâm nhập bàng quang một cách 
nhanh  chóng. Ngoài  ra,  niệu  đạo  của  phụ  nữ 
cũng nằm gần nguồn vi khuẩn  từ hậu môn và 
âm đạo.  
Tỉ lệ cấy nước tiểu có vi khuẩn mọc 
Là 69%. Kết quả cao hơn nhiều so với nghiên 
cứu của Cao Minh Nga (25,4%)Error! Reference source not 
found.3). Điều này có thể do nghiên cứu của chúng 
tôi được tiến hành trên bệnh nhân đến khám tại 
trung  tâm Medic  và  được  bác  sĩ  chẩn  đoán  là 
nhiễm  trùng  tiểu không phân biệt  tuổi và giới 
nên tỉ lệ cấy có vi khuẩn mọc cao. 
Tỉ lệ từng vi khuẩn phân lập được 
Kết  quả  cấy  nước  tiểu  có  283  chủng  vi 
khuẩn,  trong  đó:  nhóm  vi  khuẩn  Gram  âm 
đường  ruột  chiếm  ưu  thế  với  tỉ  lệ  62,2% 
(176/283),  tiếp  đến  là  nhóm  vi  khuẩn  Gram 
dương  chiếm  36%  (102/283),  nhóm  vi  khuẩn 
Gram âm không  lên men với  tỉ  lệ 1,8%  (5/283). 
Dẫn  đầu  trong  các  tác nhân gây nhiễm khuẩn 
tiết niệu vẫn  là E. coli chiếm 42,4%,  tiếp  theo  là 
Klebsiella spp 18,7% đứng hàng thứ 2 và thứ 3 là 
Staphylococcus coagulase(‐) chiếm 15,9% điều này 
phù hợp với nghiên  cứu  tương  tự9). Nhưngđối 
với nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em theo nghiên 
cứu của Cao Minh NgaError! Reference source 
not  found.)  thì  đứng  hàng  thứ  2  gây  nhiễm 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013  Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 273
khuẩn tiết niệu ở trẻ em là K. pneumonia (13,01%) 
kế đến là P. mirabilis (9,76%). 
Tỉ  lệ  cấy  nước  tiểu  có  vi  khuẩn mọc  theo 
tuổi: nhóm tuổi 18‐45 là cao nhất 50%. 
Tỉ lệ cấy nước tiểu có vi khuẩn mọc theo giới 
Kết quả chúng tôi thu được tỉ lệ nữ và nam 
cấy nước tiểu có vi khuẩn mọc là 71% và 29%, sự 
khác biệt có ý nghĩa  thống kê. Điều này có  thể 
giải thích do cấu tạo đường tiểu của nữ ngắn, vị 
trí  giải phẫu  (gần hậu môn  và  âm  đạo)  thuận 
tiện  cho  sự  nhiễm  trùng  ngược  dòng  nên  vi 
khuẩn dễ dàng xâm nhập6). 
Đề  kháng  kháng  sinh  của  từng  chủng  vi 
khuẩn phân lập được 
Nitrofurantoin  còn  nhạy  100%  với  trực 
khuẩn  Gram  âm  và  98%  với  Staphylococcus 
coagulase negative là những tác nhân chính gây ra 
nhiễm  trùng  tiểu.  trực  khuẩn  Gram  âm  đã 
kháng  nhiều  với  Cephalosprin  thế  hệ  3  như 
Cefoperazone kháng 44% với E.coli và 28% với 
Klebsiella  spp, Ceftriaxone  kháng  43%  với  E.coli 
và 34% với Klebsiella spp. 
KẾT LUẬN 
Kết  quả  cấy nước  tiểu: Tỉ  lệ  cấy  nước  tiểu 
dương tính là 69% trong đó E. coli chiếm 42,2%; 
Klebsiella  spp  18,7%;  Staphylococcus  coagulase(‐) 
15,9%;  β hemolytic streptococci 12,7%; α hemolytic 
streptococci  5,3%;  Staphylococcus  aureus  2,1% 
Pseudomonas sp 1,8%; Proteus mirabilis 1,1%. 
Qua  khảo  sát  thấy  nhiễm  trùng  tiểu:  nữ 
nhiễm nhiều hơn nam. 
Sự  đề  kháng  kháng  kháng  sinh  của  các  vi 
khuẩn phân lập được. 
‐ Nhận thấy đối với Trực khuẩn Gram (‐) & 
Tụ cầu thì hầu như đã kháng hoàn toàn đối với 
Am, Ax. 
‐  Nhóm  vi  khuẩn  siêu  kháng  thuốc  E.  coli & 
Klebsiella  sp  rất  may  mắn  vẫn  còn  nhạy  tốt  với 
Fr,Co,Pb,Tb, Ak, NI,Tc và Im. 
‐  Nhóm  β,  α Hemolytic  streptococci  vẫn  còn 
nhạy tốt với Fr,Va,NI,Ac,Of,Nr. 
‐  Staphylococcus  aureus  &  Staphylococcus  sp 
(Coagulase ‐) kháng thuốc vẫn còn nhạy với Va, 
NI, Dx,Te. 
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 
‐ Số lượng mẫu còn ít, chưa có tính đại diện 
nhưng  phần  nào  phản  ánh  được  tình  hình  đề 
kháng  kháng  sinh  của  các  vi  khuẩn  hiện  nay, 
giúp các bác sĩ lâm sàng dễ dàng hơn trong việc 
định hướng kháng sinh điều trị kịp thời ban đầu 
trong khi chờ đợi kết quả cấy và kháng sinh đồ 
từ phòng xét nghiệm. 
‐ Chưa xác định được các chủng tiết MRSA 
cũng  như  trực  khuẩn  tiết  ESBL  và 
carbapenemases. 
KIẾN NGHỊ 
Cần có chiến  lược sử dụng kháng sinh hợp 
lý để hạn chế nguy cơ kháng thuốc ngày một gia 
tăng. 
Đề tài cần làm thêm xác định các chủng tiết 
MRSA  cũng  như  trực  khuẩn  tiết  ESBL  và 
carbapenemases. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Azzarone  G,  Liewehr  S,  OʹConnor  K.  Cystitis,  Colgan  R, 
Nicolle LE, McGlone A, Hooton TM  (2007). Asymptomatic 
bacteriuria in adults. Am Fam Physician, Vol 74(6):985‐90. 
2. Bernd W., Heinz G  (1996). Susceptibility to Antibiotics: Species 
Incidence  and  Trends.  Antibiotics  in  Laboratory  Medicine; 
Williams and Wilkins; vol 4: 900‐1104. 
3. Cao Minh Nga (2008). Các vi khuẩn gây nhiểm khuẩn đường 
tiết  niệu  ở  người  trưởng  thành  và  sự  đề  kháng  kháng 
sinh. Hội nghị Y học dự phòng Việt Nam, tập XVI, số 2 (80): 
30‐35. 
4. Conway  PH, Cnaan A,  Zaoutis  T, Henry  BV, Grundmeier 
RW,  Keren  R.  (2007).  Recurrent  urinary  tract  infections  in 
children:  risk  factors  and  association  with  prophylactic 
antimicrobials. JAMA, vol 298(2):179‐86. 
5. Hodson EM, Wheeler DM, Vimalchandra D, Smith GH, Craig 
JC.  (2007).  Interventions  for  primary  vesicoureteric  reflux. 
Cochrane Database Syst Rev, vol 3: 122 ‐126. 
6. Hội nghị tổng kết hoạt động theo dõi sự kháng thuốc của vi 
khuẩn  thường gặp  tại Việt Nam  (ASTS) năm 2004. Hà Nội, 
1/2005. Trang: 223‐236. 
7. Hummers PE and Kochen MM (2002). Urinary tract infections 
in adult general practice patients. British  Journal of General 
Practice:752‐761. 
8. Faust  WC,  Pohl  HG.  (2007).  Role  of  prophylaxis  in 
vesicoureteral reflux. Curr Opin Urol, Vol 17(4):252‐6. 
9. Nguyễn Phong Vũ (2006). Khảo sát tình hình vi khuẩn kháng 
kháng sinh tại bệnh viện Điều Dưỡng‐Phục Hồi Chức Năng 
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học  274
và Điều trị Bệnh Nghề Nghiệp năm 2006. Hội nghị báo cáo 
khoa học thường niên tại bệnh viện, tập II, số 2: 1‐20. 
Ngày nhận bài        12/08/2013. 
Ngày phản biện nhận xét bài báo   04/09/2013. 
Ngày bài báo được đăng:    18/10/2013 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_vi_khuan_gay_nhiem_trung_tieu_duoc_phan_lap_tai_tru.pdf