Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất, ngành Sư phạm, Trường Đại học Sài Gòn

Tóm tắt

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về những khó khăn tâm lý (TL) trong học tập, giao tiếp và tình

cảm của sinh viên năm thứ nhất (năm I), ngành Sư phạm, trường Đại học Sài Gòn. Những khó khăn này

xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó, những yếu tố tâm lý của bản thân sinh viên là nhiều nhất.

pdf 9 trang yennguyen 8460
Bạn đang xem tài liệu "Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất, ngành Sư phạm, Trường Đại học Sài Gòn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất, ngành Sư phạm, Trường Đại học Sài Gòn

Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất, ngành Sư phạm, Trường Đại học Sài Gòn
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 (31) - Thaùng 8/2015 
37 
Khó khăn tâm lý của sinh viên năm thứ nhất, 
ngành Sư phạm, Trường Đại học Sài Gòn 
The psychological problems of fresh students, the sectors of education, 
Sai Gon University 
ThS. Nguyễn Thị Ngọc 
Trường Đại học Sài Gòn 
M.A. Nguyen Thi Ngoc 
Sai Gon University 
Tóm tắt 
Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về những khó khăn tâm lý (TL) trong học tập, giao tiếp và tình 
cảm của sinh viên năm thứ nhất (năm I), ngành Sư phạm, trường Đại học Sài Gòn. Những khó khăn này 
xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó, những yếu tố tâm lý của bản thân sinh viên là nhiều nhất. 
Từ khóa: khó khăn tâm lý, sinh viên năm thứ nhất, học tập, giao tiếp, tình cảm 
Abstract 
The article described results of research on psychological problems in learning, communication and 
emotion of the first-year students, the sector of Education, Saigon University. These difficulties stem 
from many factors, in which the psychological of students themselves is the most. 
Keywords: the sychological problems, the firt – year students, learning, communication, emotion 
1. Đặt vấn đề 
Sinh viên năm I nói chung, sinh viên 
năm I ngành Sư phạm nói riêng có hầu hết 
là những học sinh đang thực hiện bước 
chuyển tiếp từ môi trường học tập ở phổ 
thông sang môi trường học tập ở bậc đại 
học với nhiều khác biệt về khối lượng, nội 
dung tri thức, phương pháp giảng dạy, hình 
thức học tập, kiểm tra, thi cử Bên 
cạnh đó , đa phần sinh viên đại học 
xuất thân từ những vùng miền khác nhau, 
với môi trường hoàn cảnh sống, điều kiện 
kinh tế khác nhau và khác biệt so với nhịp 
sống ở các thành phố lớn - nơi tập trung 
của đa số các trường đại học. Mặt khác, 
sinh viên năm I cũng bắt đầu cuộc sống tự 
lập: tự sắp xếp chuyện học hành, vui chơi, 
giải trí; tự lên kế hoạch chi tiêu tiền bạc; tự 
quyết định kết bạn với ai,Tất cả những 
khác biệt trên vừa là cơ hội thử thách bản 
lĩnh vượt khó, vượt qua chính mình của 
sinh viên đồng thời cũng tạo nên những 
khó khăn tâm lý khiến sinh viên năm I dễ 
căng thẳng, áp lực dẫn đến chán nản, bỏ bê 
việc học tập. Vì vậy, cần xác định rõ những 
khó khăn tâm lý mà sinh viên năm I phải 
đối mặt nhằm có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ 
các em hiệu quả hơn. 
2. Khách thể và phương pháp 
nghiên cứu 
Đề tài được thực hiện ở sinh viên năm 
I, hệ chính quy, ngành Sư phạm (SP), 
38 
Trường Đại học Sài Gòn. Cụ thể là sinh 
viên năm I của Khoa SP Khoa học Tự 
nhiên và Khoa SP Khoa học Xã hội. Trong 
đó, có khoảng 400 sinh viên, bao gồm 200 
sinh viên năm I của năm học 2013 - 2014 
(100 sinh viên bậc Cao đẳng (CĐ) và 100 
sinh viên bậc Đại học (ĐH)), 200 sinh viên 
của năm học 2014 - 2015 (100 sinh viên 
bậc CĐ và 100 sinh viên bậc ĐH). 
Đề tài này chủ yếu sử dụng phương 
pháp điều tra bằng bảng hỏi và sử dụng 
phần mềm SPSS 13.0 để xử lý số liệu. 
Bảng hỏi có 5 bậc và điểm trung bình cộng 
được quy về 4 mức độ: từ 4,50 đến 5,0: 
mức cao; từ 3,50 đến 4,49: mức khá cao; từ 
2,50 đến 3,49: mức trung bình và 2,49: 
mức kém. 
3. Kết quả nghiên cứu 
Sinh viên năm I gặp rất nhiều khó 
khăn khi bước vào ngôi trường mới, cuộc 
sống mới. Có 3 lĩnh vực mà đề tài đề cập 
đến là học tập, giao tiếp và tình cảm. Kết 
quả nghiên cứu được thể hiện trong các 
bảng sau. 
Bảng 1. Thực trạng khó khăn tâm lý trong học tập của sinh viên năm I, 
ngành Sư phạm Trường ĐH Sài Gòn 
Khó khăn tâm lý TB ĐLTC Thứ bậc 
1. Hiểu biết còn mơ hồ về ngành Sư phạm 4, 18 0,95 1 
2. Chưa hiểu đúng, hiểu đủ về nội dung bài học/môn học 
trong chương trình học 
4, 06 0,99 2 
3. Chưa nhận ra mối liên hệ giữa nội dung bài học/môn học 
với ngành học của bản thân 
4, 06 0,97 2 
4. Tài liệu học tập còn hạn chế 3, 98 1,03 9 
5. GV giảng dạy dàn trải, không có trọng tâm 4, 03 1,06 7 
6. Chưa được hướng dẫn cách chọn môn học (môn tự chọn) 
cho phù hợp với thời gian, nhu cầu và ngành học 
4, 05 0,95 4 
7. Chưa xác định được tầm quan trọng của bài học/môn học 3.92 1.04 11 
8. Chưa có hoặc động cơ học tập chưa rõ ràng 4, 02 0,88 8 
9. Chưa có kỹ năng tự học 4, 04 0,80 6 
10. Tổng số sinh viên trong một lớp quá đông 3,50 1,09 15 
11. Thiếu kỹ năng học tập hiệu quả ở trường CĐ, ĐH 3, 90 0,99 12 
12. Phương pháp giảng dạy của GV không thu hút, thiếu hấp dẫn 3, 93 0,98 10 
13. Bản thân thiếu hứng thú, đam mê trong học tập 3, 88 1,01 13 
14. Nhiều bạn bè xung quanh thờ ơ với việc học và chỉ học 
để đối phó 
3, 33 1,17 16 
15. Khối lượng kiến thức quá nhiều 4, 05 0,93 4 
16. Học lý thuyết quá nhiều mà thiếu thực hành, thực tế 3, 54 1,02 14 
39 
Ghi chú: Mức cao: 4,50 – 5,0; Mức 
khá cao: 3,50 – 4,49; 
Mức trung bình 2,50 – 3,49; Mức 
kém: < 2,50 
Phân tích kết quả bảng 1 cho thấy 
sinh viên năm I, ngành Sư phạm Trường 
ĐH Sài Gòn (từ đây sẽ gọi tắt là sinh viên 
năm I) gặp khá nhiều khó khăn trong học 
tập. Hầu hết những khó khăn nêu ra trong 
bảng hỏi đều được sinh viên chọn ở mức 
độ khá cao (TB > 3,5) ngoại trừ nội dung 
thứ 13 (TB = 3,33, thứ bậc 16/16). 
Trong những nội dung tạo ra khó khăn 
tâm lý cho sinh viên ở mức độ khá cao 
được chia thành 4 nhóm: 
- Khó khăn xuất phát từ bản thân 
sinh viên bao gồm: thiếu kiến thức (câu 
1,2), thiếu kỹ năng học tập (câu 9,11), 
thiếu động cơ, mục đích học tập (3,7,8,13) 
(TB = 4,02) 
- Khó khăn xuất phát từ cơ sở vật chất 
phục vụ học tập (câu 4,10) (TB = 3,74) 
- Khó khăn xuất phát từ phía giảng 
viên (câu 5,6,12) (TB = 4,0) 
- Khó khăn do chương trình đào tạo 
(câu 15,16) (TB = 3,8) 
Nhìn vào TB chung của các nhóm, dễ 
dàng nhận ra sinh viên năm I đã biết đòi 
hỏi cao ở bản thân cũng như biết nhận ra 
sự hạn chế của bản thân. Đây vừa là tiền đề 
tốt đẹp để sinh viên nổ lực rèn luyện đồng 
thời cũng là những rào cản tâm lý thách 
thức các em phải vượt qua. Bởi vì các em 
có vượt qua những hạn chế của bản thân, 
vượt qua chính mình thì các em mới có thể 
thành công ở giảng đường Đại học và trong 
cuộc đời sau này. 
Trong học tập, khó khăn lớn nhất của 
sinh viên năm I là thiếu kiến thức. Do thiếu 
kiến thức nên các em Hiểu biết mơ hồ về 
ngành SP (TB = 4, 18, thứ bậc: 1/16) và 
Chưa hiểu đúng, hiểu đủ về nội dung bài 
học/môn học (TB = 4,06, thứ bậc 2/16) và 
thậm chí các em vẫn. Chưa nhận ra mối 
liên hệ giữa nội dung bài học/môn học với 
ngành học (TB = 4,06, thứ bậc 2/16). Nói 
cách khác, sinh viên năm I chưa xác định 
được đối tượng, mục đích, động cơ học tập 
nên việc học của các em không mang lại 
hiệu quả như mong muốn. Điều này làm 
cho sinh viên năm I – người đang say men 
chiến thắng – dễ bị “sốc”. 
Hiểu biết mơ hồ về ngành SP (TB = 4, 
18, thứ bậc: 1/16) được sinh viên cho là 
khó khăn lớn nhất. Bởi vì điều này đã làm 
cho sinh viên năm I thiếu cơ sở để lập kế 
hoạch, chiến lược học tập phù hợp với 
ngành SP và điều này không chỉ ảnh hưởng 
đến kết quả học tập, rèn luyện của năm thứ 
I mà còn ảnh hưởng đến cả quá trình học 
tập về sau. 
Chưa hiểu đúng, hiểu đủ về bài học, 
môn học (TB = 4,06, thứ bậc 2/16) cũng 
như Chưa nhận ra mối liên hệ giữa nội 
dung bài học/môn học với ngành học (TB 
= 4,06, thứ bậc 2/16) đã buộc sinh viên 
năm I học tập một cách thụ động, lúng 
túng, lệ thuộc... Đây là một tâm thế không 
mấy dễ chịu đối với những người trẻ vừa 
vượt qua một kỳ thi gay gắt để được đặt 
chân vào “giảng đường đại học” - “thế giới 
tri thức”. Đó cũng là một trong những 
nguyên nhân của hiện tượng mất hứng thú 
học tập cũng như không hình thành được 
động cơ học tập đúng đắn ở sinh viên năm 
I. Các em luôn tự hỏi học môn đó để làm 
gì? Học môn đó như thế nào? Có thể nói, 
sinh viên năm I đang bị áp lực phải “vượt 
qua chính mình” mà chưa biết “vượt qua” 
như thế nào? 
Bên cạnh những khó khăn trên, sinh 
viên năm I còn gặp khó khăn tâm lý khi 
yếu về kỹ năng học tập ở bậc CĐ, ĐH, nhất 
là kỹ năng tự học. Các em chưa biết cách 
40 
lập kế hoạch học tập; chưa biết cách chọn 
lọc, tóm tắt, hệ thống tài liệu; chưa biết 
cách làm việc nhóm hiệu quả Thiếu các 
kỹ năng trên, sinh viên năm I lệ thuộc vào 
bài giảng, lời dặn dò, yêu cầu và hướng 
dẫn của giảng viên. 
Tuy nhiên, không phải giảng viên nào 
cũng mang lại sự an tâm và hứng thú học 
tập cho sinh viên. Những khó khăn TL xuất 
phát từ giảng viên được sinh viên chọn ở 
mức độ TB = 4,0, cao thứ 2 sau những khó 
khăn TL xuất phát từ bản thân. Chưa được 
hướng dẫn cách chọn môn học (môn tự 
chọn) cho phù hợp với thời gian, nhu cầu 
và ngành học là yếu tố gây khó khăn TL 
cho sinh viên ở thứ bậc 4/16. Điều này mô 
tả một thực tế là các em không chỉ thiếu 
kiến thức về ngành SP mà còn thiếu kiến 
thức về trường, về phương thức đào tạo. 
Sinh viên năm I rất cần sự hướng dẫn của 
giảng viên (nhất là cố vấn học tập) để các 
em thích ứng kịp với tốc độ hoạt động của 
trường và phương thức đào tạo. Ngoài ra, 
các em cho rằng việc Giảng viên giảng dạy 
dàn trải, không có trọng tâm là khó khăn ở 
thứ bậc 7/16. Vì như phân tích ở trên, các 
em đang trong tâm trạng hoang mang, mất 
phương hướng và chỉ biết trông cậy vào 
thầy cô. Thầy cô trở thành niềm hy vọng, 
là cứu cánh và vì vậy giảng viên cần biết 
điều này để điều chỉnh việc giảng dạy cho 
phù hợp với nhu cầu của sinh viên năm I. 
Nhóm yếu tố thứ 3, thứ 4 gây ra khó 
khăn TL cho sinh viên năm I thuộc về cơ 
sở vật chất phục vụ học tập và chương 
trình đào tạo. Một số vấn đề cần lưu ý 
trong nhóm gây khó khăn này là: 
 Tổng số sinh viên trong một lớp quá 
đông có TB khó khăn TL thấp nhất (TB = 
3,50, thứ bậc 15/16), có nghĩa là việc học 
trong một nhóm lớn (60 sinh viên trở lên) 
sẽ không gây nhiều trở ngại cho việc học 
tập của sinh viên. 
Khối lượng kiến thức quá nhiều có TB 
= 4,05, thứ bậc 4/16 giúp khẳng định lại sự 
lúng túng, thiếu kỹ năng, mất phương 
hướng trong chiến lược học tập của sinh 
viên. Các em học một cách thụ động nên 
khối kiến thức trở nên quá tải, tạo ra áp lực 
nặng nề. Để có thể giảm tải, ngoài sự nổ 
lực của bản thân, sinh viên rất cần sự giúp 
sức của giảng viên. 
Kỳ vọng là thế nhưng trong chính quá 
trình giao tiếp với giảng viên, sinh viên 
năm I cũng gặp không ít khó khăn. Điều 
này được thể hiện trong bảng 2. 
Bảng 2: Thực trạng khó khăn tâm lý trong giao tiếp của sinh viên năm I, 
ngành Sư phạm Trường ĐH Sài Gòn, giai đoạn 2013 - 2015 
Khó khăn TL trong giao tiếp TB ĐLTC Thứ bậc 
Giao tiếp với giảng viên 3.42 
1. Thiếu tự tin ở bản thân 3, 87 1,06 1 
2. Lười giao tiếp 3, 20 1,21 8 
3. Không có thói quen giao tiếp với người lạ 3, 54 1,16 5 
4. E ngại bị hiểu lầm 3, 86 1,20 3 
5. GV khó gần, xa cách 3, 87 1,07 1 
41 
6. GV quá bận rộn, không có thời gian 3, 83 1,02 4 
7. GV thiếu tôn trọng sinh viên 3, 43 1,17 7 
8. GV thiếu thiện chí 3, 46 1,07 6 
9. Khác biệt về tuổi tác 2,39 1,15 10 
10. Địa điểm, không gian không phù hợp 2,80 1,12 9 
Giao tiếp với bạn bè 3,80 
11. Ngại giao tiếp với người lạ 3,91 0,98 2 
12. Thiếu tự tin 3, 81 1,05 3 
13. Không biết làm quen như thế nào? 3, 72 1,15 4 
14. Cần có thời gian tìm hiểu 3, 02 1,14 10 
15. Không có nhu cầu giao tiếp với người lạ 3, 24 1,13 9 
16. Cơ hội gặp nhau không nhiều 3, 36 1,08 6 
17. Thời gian tiếp xúc còn hạn chế (chủ yếu là trong 
giờ học) 
3, 34 1,02 7 
18. Bạn bè thiếu thân thiện, cởi mở 3,97 0,85 1 
19. Bạn bè xa cách, khó gần 3, 40 1,08 5 
20. Khác biệt về ngôn ngữ, vùng miền 2, 99 1,16 11 
21. Chưa có nhiều hoạt động chung với nhau 3, 28 1,08 8 
Ghi chú: Mức cao: 4,50 – 5,0; Mức 
khá cao: 3,50 – 4,49; 
Mức trung bình 2,50 – 3,49; Mức 
kém: < 2,50 
Dựa vào bảng 3.2 cho thấy sinh viên 
năm I gặp khó khăn TL trong giao tiếp với 
giảng viên ít hơn khi giao tiếp với bạn bè. 
Có thể phân tích những khó khăn TL như 
sau: 
Trong giao tiếp với giảng viên, sinh 
viên năm I có 3 nhóm khó khăn TL: 
- Khó khăn xuất phát từ bản thân 
sinh viên bao gồm nội dung 1, 2, 3, 4 có 
TB = 3,61 
- Khó khăn xuất phát từ giảng viên 
bao gồm nội dung 5, 6, 7, 8 có TB = 3,65 
- Khó khăn xuất phát từ điều kiện 
khác gồm nội dung 9,10 có TB = 2,60 
Nhìn chung, trong giao tiếp với giảng 
viên, sinh viên gặp khó khăn TL ở mức độ 
khá cao (TB > 3,5) do những yếu tố xuất 
phát từ bản thân và giảng viên. Yếu tố điều 
kiện, phương tiện hỗ trợ giao tiếp chỉ gây 
ra khó khăn TL ở của mức độ trung bình 
(TB = 2,6). Có vẻ như tính chủ động của 
sinh viên còn thấp, các em mong chờ giảng 
viên phát tín hiệu các em mới dám tiếp cận 
và vì vậy nội dung GV khó gần, xa cách đã 
42 
gây khó khăn TL ở thứ bậc cao nhất (1/10). 
Điều này cũng dễ hiểu đối với sinh viên 
năm I. Các em còn ngỡ ngàng khi đặt chân 
vào nơi mình mơ ước, mọi thứ đều còn lạ 
lẫm thì khó có thể chủ động giao tiếp với 
giảng viên. Bên cạnh đó, một số GV quá 
bận rộn, không có thời gian. Sinh viên năm 
I chỉ có thể giao tiếp với sinh viên trong 
giờ học và bằng nội dung bài học. Các em 
ít có cơ hội tâm tình, chia sẻ để được thầy 
cô hướng dẫn, định hướng và có lẽ cũng vì 
không có nhiều cơ hội gặp gỡ để hiểu nhau 
nên sinh viên năm I cho rằng GV thiếu 
thiện chí, thiếu tôn trọng sinh viên. Nhận 
định này làm cho sinh viên càng trở nên e 
ngại khi giao tiếp với GV. 
Bên cạnh những khó khăn TL xuất 
phát từ đối tượng, sinh viên năm I còn gặp 
khó khăn TL do chính những yếu tố nằm 
trong bản thân. Yếu tố đầu tiên gây trở ngại 
lớn nhất trong giao tiếp chính là Thiếu tự 
tin. Sinh viên năm I thiếu tự tin trước giảng 
viên, trước bạn bè là điều hết sức bình 
thường. Bởi vì mọi thứ đối với các em đều 
mới mẻ và xa lạ. Các em vừa thiếu kỹ 
năng, thiếu kinh nghiệm, vừa e ngại bị hiểu 
lầm, vừa sợ làm phiền thầy cô Một điều 
đáng mừng ở đây là hiện tượng Lười giao 
tiếp (thứ bậc 8/10) không gây ra nhiều khó 
khăn TL cho sinh viên. Nói một cách khác, 
sinh viên năm I vẫn có động lực, vẫn mong 
muốn được giao tiếp với giảng viên nhưng 
do nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách 
quan khác mà việc giao tiếp diễn ra chưa 
thuận lợi, chưa thỏa đáng. 
Trong giao tiếp với bạn bè, sinh viên 
năm I có 3 nhóm khó khăn sau: 
- Nhóm khó khăn có nguyên nhân từ 
bản thân sinh viên bao gồm nội dung 11, 
12, 13, 15 có TB = 3,67 
- Nhóm khó khăn có nguyên nhân từ 
bạn bè bao gồm nội dung 18, 19 có TB = 3,68 
- Nhóm khó khăn có nguyên nhân từ 
những điều kiện, phương tiện giao tiếp bao 
gồm nội dung 14, 16, 17, 20, 21 có TB = 
3,20 
Nhìn vào các TB, dễ dàng nhận ra sinh 
viên năm I rất “biết người biết ta”. Các em 
dám thừa nhận những hạn chế của mình và 
nhận thức được ảnh hưởng của nó đến quá 
trình giao tiếp với bạn bè. Đến lượt nhìn 
nhận bạn bè cũng vậy. Bạn bè của sinh 
viên năm I chủ yếu cũng là sinh viên năm 
I, cũng có những nhu cầu, ước muốn, 
những lạ lẫm và lúng túng Do đó, sinh 
viên năm I thừa nhận những khó khăn TL 
nảy sinh từ chính bản thân mình cũng 
tương đương với mức độ của khó khăn TL 
do bạn bè tạo ra. 
Trong thực tế, những người cùng hoàn 
cảnh dễ thông cảm, đồng cảm và từ đó dễ 
kết thân với nhau. Tuy nhiên, điều này 
không đơn giản đối với sinh viên năm I. 
Bản thân các em Ngại giao tiếp với người 
lạ và Thiếu tự tin, trong khi Bạn bè thiếu 
thân thiện, cởi mở, thì bằng cách nào các 
em xích lại gần nhau? Mặt khác, một số 
nội dung như Không biết làm quen như thế 
nào? Khác biệt về ngôn ngữ, vùng miền, 
Cơ hội gặp nhau không nhiềuđã làm cho 
khoảng cách giữa các em càng xa. Các em 
trở nên lạc lõng, lẻ loi giữa trường, lớp học 
đông người. 
Giao tiếp với thầy cô, bạn bè không 
thuận lợi nên hầu như sinh viên năm I rất 
thích về nhà khi được nghỉ học. Tình cảm 
gia đình, bạn bè cũ giúp các em an tâm. 
Tuy nhiên, vẫn có một số khó khăn nảy 
sinh trong dời sống tình cảm của các em. 
Vấn đề này được thể hiện trong bảng 3. 
43 
Bảng 3. Thực trạng khó khăn tâm lý trong tình cảm của sinh viên năm I, 
ngành Sư phạm Trường ĐH Sài Gòn 
Nội dung khó khăn tâm lý TB ĐLTC Thứ bậc 
Tình cảm gia đình 3.50 
1. Nhớ nhà 4,33 1,01 1 
2. Lo lắng cho cha mẹ và các thành viên trong gia đình 3,03 1,38 5 
3. Không biết cách nuôi dưỡng tình cảm gia đình 3,30 1,41 3 
4. Gia đình thiếu tin tưởng, hay nghi ngờ 4,20 1,12 2 
5. Gia đình kiểm soát gay gắt, khắc khe 2,99 1,27 6 
6. Gia đình không quan tâm, lo lắng 3,17 1,45 4 
Trong tình bạn 3.83 
7. Lo sợ tình bạn mới thiếu chân thành 3,92 1,25 4 
8. Lo sợ bị lừa gạt, lợi dụng 4,20 1,09 2 
9. Lo sợ bị cô lập ở môi trường mới 4,13 1,09 3 
10. Không biết cách thiết lập tình bạn mới 4,27 1,04 1 
11. Lo sợ tình bạn thân bị phai nhạt 2,65 1,49 5 
Trong tình yêu đôi lứa 3,76 
12. Khó phân biệt tình bạn với tình yêu 4,14 1,09 4 
13. Chưa biết cách nuôi dưỡng tình yêu 4,26 1,00 1 
14. Chưa biết cách giữ cho tình yêu trong sáng, lành mạnh 4,19 1,06 3 
15. Lo sợ bị lợi dụng, bị bỏ rơi 4,26 1,01 1 
16. Chưa biết cách vượt qua nổi buồn 2,70 1,51 6 
17. Lo sợ tình yêu ảnh hưởng đến kết quả học tập 3,70 1,27 5 
Ghi chú: Mức cao: 4,50 – 5,0; Mức 
khá cao: 3,50 – 4,49; 
Mức trung bình 2,50 – 3,49; Mức 
kém: < 2,50 
Số liệu bảng 3 cho thấy: 
Ở cả 3 lĩnh vực tình cảm cá nhân: tình 
cảm gia đình, tình bạn, tình yêu, sinh viên 
năm I gặp khó khăn TL ở mức độ khá cao 
(TB từ 3,50 trở lên), có nghĩa là sinh viên 
năm I gặp khá nhiều khó khăn TL trong 
tình cảm. 
Xét theo thứ bậc, sinh viên năm I gặp 
khó khăn TL nhiều nhất trong tình bạn (TB 
= 3,83), tình yêu (TB = 3,76) rồi mới đến 
tình cảm gia đình (TB = 3,50). Lĩnh vực 
tình cảm gia đình ít khó khăn nhất đối với 
sinh viên năm I là điều dễ hiểu vì các em 
vẫn còn được gia đình quan tâm, chăm sóc, 
chu cấp cũng như nhu cầu hướng về gia 
đình của các em vẫn lớn hơn so với sinh 
44 
viên năm 2, 3, 4. Hơn nữa, đây là lần đầu 
xa gia đình, bắt đầu cuộc sống tự lập. Gia 
đình có phần chiều chuộng, tạo điều kiện 
thuận lợi nhiều hơn là yêu cầu cao. 
Sinh viên năm nhất gặp khó khăn TL 
trong tình yêu ít hơn tình bạn có thể vì các 
em có nhiều kiến thức, kỹ năng trong tình 
yêu, đồng thời cũng có thể các em ít quan 
tâm đến điều này trong khi còn bận giải 
quyết khó khăn TL trong học tập, giao tiếp 
với thầy cô, bạn bè và nuôi dưỡng những 
tình bạn mới. Để xác định giả thuyết nào 
hợp lý, cần phân tích những khó khăn TL 
trong từng lĩnh vực tình cảm trên. 
Trong tình cảm bạn bè, yếu tố tạo 
nên khó khăn TL lớn nhất là Không biết 
cách thiết lập tình bạn mới và lo sợ bị lừa 
gạt, lợi dụng. Trong phần giao tiếp với bạn 
bè, sinh viên năm I gặp khó khăn rất nhiều 
về kỹ năng làm quen (khởi đầu cuộc giao 
tiếp), thiếu tự tin cho nên, cơ sở ban đầu để 
hình thành mối quan hệ mới rất hạn chế. 
Sinh viên năm I trở nên khó hiểu, mâu 
thuẫn khi vừa muốn kết bạn, vừa tránh xa 
bạn, vừa muốn gần gũi, thân tình với bạn, 
vừa e dè, giữ khoảng cách với bạn. Nói 
một cách khác, sinh viên năm I vừa thiếu 
kỹ năng kết bạn vừa thiếu niềm tin ở bạn 
và cả chính mình. Có lẽ đây là rào cản lớn 
nhất mà sinh viên năm nhất phải vượt qua 
mới hy vọng tìm được những tình bạn đẹp. 
Ngoài khó khăn lớn nhất đó, sinh viên năm 
I còn hạn chế ở kỹ năng nuôi dưỡng tình 
bạn nên Lo sợ tình bạn thân nhạt phai, tức 
là sinh viên năm I lo sợ hiện tượng “có mới 
nới cũ” trong tình cảm. 
Tìm được tình bạn đẹp đã khó, giữ 
được tình bạn đẹp còn khó hơn. Sinh viên 
năm I có khát vọng về cả 2: vừa tìm được 
tình bạn mới tốt đẹp, vừa giữ được tình bạn 
thân trong khi kỹ năng, hiểu biết về lòng 
người, về tình bạn còn hạn chế. Đây chính 
là khó khăn TL không dễ vượt qua. 
Trong tình yêu đôi lứa khó khăn TL 
lớn nhất của sinh viên năm I là Chưa biết 
cách nuôi dưỡng tình yêu (thứ bậc 1/6) và 
Lo sợ bị lợi dụng, bị bỏ rơi (thứ bậc 1/6). 
Như vậy, có vẻ như giả thuyết sinh viên 
năm I chưa quan tâm đến tình yêu đôi lứa 
không phải là giả thuyết đúng. Số liệu bảng 
3 cho thấy sinh viên năm I đang tìm kiếm 
kỹ năng bảo vệ tình yêu trước sự “lợi 
dụng” hay không thật lòng, không nghiêm 
túc. Điều này không chỉ cho thấy sinh viên 
năm I đã có một quan niệm đúng về tình 
yêu đôi lứa mà còn thể hiện nhu cầu, ước 
mơ về một tình yêu đẹp, trong sáng, lành 
mạnh. Chính vì vậy, sinh viên năm I thừa 
nhận khó khăn khi Chưa biết cách giữ cho 
tình yêu trong sáng, lành mạnh (thứ bậc 
3/6) và “Lo sợ tình yêu ảnh hưởng đến kết 
quả học tập”. Đây là một tín hiệu đáng 
mừng, đáng trân trọng của sinh viên năm I, 
ngành Sư phạm, trường Đại học Sài Gòn, 
giai đoạn 2013 – 2015. 
Trong tình cảm gia đình, khó khăn lớn 
nhất của sinh viên năm I là “nhớ nhà”. Một 
khó khăn rất chính đáng và dễ thương vì đây 
là lần đầu tiên xa nhà lâu nhất và có thể đây 
là lần đầu tiên sinh viên biết nhớ nhà là như 
thế nào. Mà đã là lần đầu tiên thì e rằng chưa 
có kinh nghiệm hoặc kinh nghiệm chưa 
nhiều nên khá vất vả để vượt qua. 
Nỗi lo sợ thứ 2 của sinh viên là Gia 
đình thiếu tin tưởng, hay nghi ngờ. Tuổi trẻ 
với nhiều khát vọng và ước mơ. Tự do, tự 
lập là bầu trời xanh bao la mà các em muốn 
tung cánh và thử sức. Tuy nhiên, hành 
trang vào đời của các cô cậu học trò phổ 
thông rất đơn giản nên ba mẹ dặn dò, dạy 
bảo rất kỹ làm họ có cảm giác “không được 
tin cậy” ‘bị nghi ngờ”. Có thể khát vọng, 
ước mơ của sinh viên năm I cao quá, xa 
quá nên gia đình cho rằng đấy là “ảo 
45 
vọng”, là thiếu thực tế thậm chí bắt buộc 
các em phải thực hiện theo yêu cầu của gia 
đình. Sinh viên năm I có cảm giác Gia đình 
kiểm soát gay gắt, khắc khe dù chỉ ở mức 
độ thấp (thứ bậc 6/6). Bên cạnh đó, các em 
còn lo lắng “không biết cách nuôi dưỡng 
tình cảm gia đình” (thứ bậc 3/6). Có thể 
các em lo sợ cuộc sống mới, bạn bè, trường 
lớp mới, những vấn đề hấp dẫn mới sẽ làm 
cho các em ít có thời gian quan tâm đến 
các thành viên trong gia đình dẫn đến nhạt 
phai tình cảm gia đình. Cũng có thể các em 
lo sợ khoảng cách quá xa, gia đình không 
đủ tin tưởng làm nảy sinh những hiểu lầm, 
xung đột... Dù cho nguyên nhân khách 
quan hay chủ quan thì những lo lắng này 
cho thấy sinh viên năm I vẫn hướng nhiều 
về tình cảm gia đình. Điều này tạo nên mâu 
thuẫn giữa nhu cầu được tự do, tự lập với 
sự lệ thuộc gia đình của sinh viên năm I. 
Trong đời sống tình cảm, sinh viên 
năm I gặp khó khăn TL nhiều nhất trong 
tình bạn, kế đến là tình yêu đôi lứa và ít 
gặp khó khăn nhất là trong tình cảm gia 
đình. Trong tình bạn, khó khăn lớn nhất là 
Không biết cách thiết lập tình bạn mới và 
Lo sợ bị lừa gạt, lợi dụng. Trong tình yêu 
đôi lứa, các em lo lắng Chưa biết cách nuôi 
dưỡng tình yêu và Lo sợ bị lợi dụng, bị bỏ 
rơi. Trong gia đình, khó khăn lớn nhất mà 
các em phải đối mặt là Nhớ nhà. 
4. Kết luận 
Xét trong từng lĩnh vực, sinh viên năm 
I, ngành Sư phạm, Trường Đại học Sài 
Gòn gặp khó khăn nhiều nhất trong lĩnh 
vực học tập, kế đến là giao tiếp và cuối 
cùng là tình cảm. Trên cả 3 lĩnh vực, khó 
khăn lớn nhất mà các em luôn phải đối mặt 
là những khó khăn do chính bản thân các 
em tạo ra. Chính vì vậy, sinh viên năm I rất 
cần sự hỗ trợ từ phía thầy cô, cố vấn học 
tập, chuyên viên tham vấn tâm lý để các 
em có thể nâng cao năng lực ứng phó với 
khó khăn để có thể học tập và rèn luyện tốt 
trong ngôi trường Cao đẳng, Đại học. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn An (1999), Nhập môn Giáo dục học, 
Nxb Đại học Sư phạm TP. HCM. 
2. Nguyễn Việt Bắc (2006), Nhu cầu tư vấn tâm 
lý và giáo dục từ góc nhìn của sinh viên Cao 
đẳng sư phạm TP. HCM, Hội thảo khoa học 
quốc gia “Tư vấn tâm lý giáo dục – Lý luận, 
thực tiễn và định hướng phát triển”, TP.HCM. 
3. Chỉ thị số 9971/BGD&ĐT – HSSV của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo, về việc “Triển khai công 
tác tư vấn cho học sinh, sinh viên” ngày 
28.10.2005 
4. Ngô Thị Thu Dung, Nguyễn Thị Hồng Nga 
(2009), Xây dựng mô hình tham vấn học 
đường – Một tổ chức hỗ trợ học sinh, sinh 
viên lập nghiệp, Tạp chí Tâm lý học (11), tr. 
15-22. 
5. Phan Thị Mai Hương (Cb) (2007), Cách ứng 
phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó 
khăn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
6. Nguyễn Thị Thiên Kim (2007), Khó khăn tâm 
lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm 
thứ nhất trường ĐH Sư phạm TP. HCM, Luận 
văn thạc sĩ, Trường ĐH Sư phạm TP. HCM. 
Ngày nhận bài: 22/7/2015 Biên tập xong: 15/8/2015 Duyệt đăng: 20/8/2015 

File đính kèm:

  • pdfkho_khan_tam_ly_cua_sinh_vien_nam_thu_nhat_nganh_su_pham_tru.pdf