Kĩ năng hợp tác và các giai đoạn hình thành kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo

Abstract: Collaborative skills are important life skills to educate children. It is emphasized in the

“Five - year - old Development Standards” issued by The Ministry of Education and Training that

positive collaboration is one of the most crutial contents in term of emotion and social relation

which should be fostered for children at preschools. Based on determining the core of collaboration

skills and its significance to preschool education, the article mentions the collaborative skills and

stages of their formation in preschool children.

pdf 5 trang yennguyen 4100
Bạn đang xem tài liệu "Kĩ năng hợp tác và các giai đoạn hình thành kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kĩ năng hợp tác và các giai đoạn hình thành kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo

Kĩ năng hợp tác và các giai đoạn hình thành kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 17-20; 54 
17 
Email: nhanvt@tdmu.edu.vn 
KĨ NĂNG HỢP TÁC VÀ CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH KĨ NĂNG HỢP TÁC 
CỦA TRẺ MẪU GIÁO 
Vũ Thị Nhân - Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương 
Ngày nhận bài: 20/09/2018; ngày sửa chữa: 20/10/2018; ngày duyệt đăng: 29/10/2018. 
Abstract: Collaborative skills are important life skills to educate children. It is emphasized in the 
“Five - year - old Development Standards” issued by The Ministry of Education and Training that 
positive collaboration is one of the most crutial contents in term of emotion and social relation 
which should be fostered for children at preschools. Based on determining the core of collaboration 
skills and its significance to preschool education, the article mentions the collaborative skills and 
stages of their formation in preschool children. 
Keywords: Life skills, collaborative skills, kindergarten, preschool. 
1. Mở đầu 
Xã hội hiện nay là xã hội của sự hội nhập, toàn cầu 
hóa và đề cao giá trị của sự hợp tác, cùng nhau làm việc, 
tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau... Vì vậy, mục tiêu học tập 
trong các nhà trường đã có sự thay đổi. Người học không 
chỉ lĩnh hội kiến thức có sẵn và phát triển năng lực trí tuệ 
mà quan trọng hơn cả là hình thành và phát triển các kĩ 
năng giải quyết các mối quan hệ xã hội có hiệu quả. 
Chính vì thế, việc chú trọng khai thác các tiềm năng của 
trẻ, phát triển các kĩ năng xã hội cho trẻ, trong đó có kĩ 
năng hợp tác (KNHT) là vấn đề rất cần thiết. Vậy, KNHT 
của trẻ mẫu giáo là gì và cấu trúc của nó như thế nào thì 
cần phải có những nghiên cứu xác định cụ thể, để giúp 
cho giáo viên (GV) mầm non có thể hiểu rõ và dễ dàng 
áp dụng. Bài viết đề cập KNHT và các giai đoạn hình 
thành KNHT của trẻ mẫu giáo. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Quan niệm về “Hợp tác”, “Kĩ năng hợp tác”, “Kĩ 
năng hợp tác của trẻ mẫu giáo” 
2.1.1. Quan niệm về “Hợp tác” 
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt: “Hợp tác là chung 
sức, trợ giúp qua lại với nhau” [1; tr 747]; theo Từ điển 
Tâm lí học: “Hợp tác là hai hay nhiều bộ phận trong 
một nhóm cùng làm việc theo cùng một cách thức để tạo 
ra một kết quả chung” [2; tr 356]. Như vậy, dù có nhiều 
cách định nghĩa khác nhau, nhưng tựu chung, hợp tác có 
nội hàm như sau: có mục đích chung trên cơ sở mọi 
người cùng có lợi; công việc được phân công phù hợp 
với năng lực của từng người; bình đẳng, tin tưởng lẫn 
nhau, chia sẻ nguồn lực và thông tin, tự nguyện hoạt 
động; các thành viên trong nhóm phụ thuộc lẫn nhau, trên 
cơ sở trách nhiệm cá nhân cao; cùng chung sức, giúp đỡ 
hỗ trợ, khích lệ tinh thần tập thể và bổ sung cho nhau. 
Trong những năm gần đây, hợp tác đã trở thành một 
phương pháp dạy học được GV sử dụng trong các cấp, 
bậc học và là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất 
lượng của người học; phù hợp với xu thế dạy học hiện 
đại và phát triển con người mới, năng động, sáng tạo theo 
4 trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI “Học để biết; học để 
làm; học để cùng chung sống; học để làm người”. 
2.1.2. Quan niệm về “Kĩ năng hợp tác” 
Với quan niệm kĩ năng không đơn thuần là mặt “kĩ 
thuật” của hành động mà còn là biểu hiện về năng lực 
của con người. Như vậy “KNHT” là năng lực phối hợp 
hoạt động có hiệu quả của các cá nhân dựa trên sự tác 
động tích cực qua lại nhằm đạt được mục đích của nhóm 
và mỗi cá nhân trên cơ sở nắm vững phương thức thực 
hiện và vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với 
những điều kiện nhất định [3; tr 9]. 
2.1.3. Quan niệm về “Kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo” 
KNHT là sự phối hợp hành động của trẻ để cùng thực 
hiện có hiệu quả một nhiệm vụ chung, dựa trên vốn tri 
thức và kinh nghiệm đã có trong những điều kiện nhất 
định [4]. 
Giáo dục KNHT cho trẻ mẫu giáo có ý nghĩa như sau: 
- Giáo dục KNHT thúc đẩy quá trình nhận thức và 
phát triển tư duy cho trẻ. Hợp tác giúp trẻ lĩnh hội cũng 
như chia sẻ các kinh nghiệm nhận thức của mỗi thành 
viên tham gia cùng nhau. Nhận thức riêng của mỗi cá 
nhân được phát triển hoàn thiện và mở rộng hơn nhờ hợp 
tác, nhu cầu khám phá, tìm hiểu những thách thức trong 
nhiệm vụ mới được thúc đẩy. Quá trình đánh giá bản thân 
và các bạn cùng tuổi diễn ra một cách tự nhiên nhất và 
điều này giúp cho nhận thức của trẻ thêm sâu sắc về 
nhiều khía cạnh. Những quan hệ liên nhân cách sẽ giúp 
trẻ nhìn nhận cái Tôi trong mối quan hệ với mọi người. 
Quá trình tham gia, trao đổi ý tưởng khi chơi, cùng nhau 
tuân thủ các nguyên tắc khi thực hiện nhiệm vụ chơi sẽ 
làm vốn biểu tượng của trẻ giàu lên nhanh chóng và tư 
duy trực quan hành động phát triển. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 17-20; 54 
18 
- Giáo dục KNHT giúp hình thành và phát triển nhân 
cách cho trẻ. Các mối quan hệ xã hội mà trẻ tham gia 
càng phong phú đa dạng, càng góp phần vào việc hoàn 
thiện nhân cách của trẻ. Sự kết hợp và phối hợp các hoạt 
động giữa các trẻ trong nhóm chơi đã tạo ra những mối 
quan hệ xã hội hết sức độc đáo và điển hình. Vì vậy, khi 
tham gia vào các hoạt động chung, bằng hoạt động giao 
tiếp của mình, trẻ đã tích cực chiếm lĩnh các mối quan hệ 
xã hội. Về thực chất, đây là nền tảng của quá trình phát 
triển nhân cách. 
- Giáo dục KNHT là tạo cơ hội để trẻ được chơi và 
rèn luyện các kĩ năng khác qua chơi. Không phải ngẫu 
nhiên mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã chỉ ra 
rằng: Đối với trẻ nhỏ, chơi là nhu cầu của một cơ thể đang 
phát triển, là “trường học của cuộc sống”. Khi chơi, trẻ 
trở nên cao hơn chính mình và chúng có thể làm được 
nhiều việc mà trong thực tế không thể làm được. Khi 
tham gia vào trò chơi do được thoả mãn nhu cầu nên 
mang lại niềm vui cho trẻ, làm cho tinh thần của trẻ sảng 
khoái, phấn khởi... đó là những yếu tố quan trọng để tăng 
cường sức khoẻ cho trẻ. Khi trẻ được cùng chơi với nhau 
trong nhóm trẻ sẽ học hỏi lẫn nhau. Trong khi chơi, trẻ 
biết thỏa thuận với nhau để phân vai chơi, hành động 
chơi, biết lắng nghe ý kiến của nhau, biết chia sẻ... Có thể 
nói rằng, chơi trong nhóm bạn bè là nhu cầu bức thiết của 
trẻ và trò chơi cũng là nội dung chủ yếu để tập hợp trẻ 
thành nhóm. Phần lớn các nét tính cách của trẻ được nhen 
nhóm trong nhóm bạn bè. Đây là một điều vô cùng quan 
trọng đối với trẻ. 
- Giáo dục KNHT giúp trẻ bước vào cuộc sống xã 
hội. Thông qua hoạt động với các bạn trong nhóm, trẻ tự 
tìm kiếm sự hoàn thiện của những quan hệ giữa con 
người với con người. Vì vậy cũng không nên cho rằng 
chơi theo nhóm chỉ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức hay một 
tiêu chuẩn ứng xử nào đó, mà còn là cơ sở ban đầu để trẻ 
xây dựng cách ứng xử của mình để bước vào thế giới mai 
sau. Vì vậy, có thể nói, giáo dục KNHT cho trẻ là tạo ra 
cho trẻ các kinh nghiệm về quan hệ đạo đức, quan hệ 
trách nhiệm và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau hướng đến 
mục tiêu chung, làm nảy sinh rung cảm về nhau, gây ảnh 
hưởng tới việc hình thành động cơ chung của tập thể. 
Hoạt động nhóm dạy trẻ những bài học có giá trị và hình 
thành ở trẻ những kĩ năng xã hội. 
2.2. Cấu trúc kĩ năng hợp tác của trẻ mẫu giáo 
2.2.1. Cấu trúc tâm lí của kĩ năng hợp tác 
Đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động chủ đạo của trẻ là 
hoạt động vui chơi, qua vui chơi trẻ lĩnh hội những chuẩn 
mực đạo đức, những kiến thức, kĩ năng KNHT của trẻ 
mẫu giáo được nảy sinh chủ yếu trong hoạt động vui chơi 
với bạn bè ở trường mầm non. Cho nên cấu trúc của 
KNHT của trẻ mẫu giáo một mặt dựa trên cấu trúc của 
hợp tác và cấu trúc của kĩ năng, một mặt dựa trên hoạt 
động chơi cùng nhau của trẻ ở trường mầm non. Cấu trúc 
của KNHT của trẻ mẫu giáo gồm 3 mặt tương quan sau: 
2.2.1.1. Nhận thức: Chính là quá trình cảm nhận và nhận 
thức lẫn nhau giữa các cá nhân trong hoạt động khi chơi 
cùng nhau, là sự thiết lập các mối quan thực và quan hệ 
chơi trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau. Quá trình cảm nhận 
được khắc họa bởi sự hiện diện của các ngôn từ trong 
giao tiếp, các hành vi ứng xử hướng tới sự phối hợp hành 
động. Quá trình nhận thức hướng tới việc giải quyết các 
vấn đề của nhiệm vụ hoạt động, của trò chơi, thể hiện ở 
việc thảo luận và đưa ra cách giải quyết, lựa chọn phương 
án giải quyết nhiệm vụ, cách giải quyết nhiệm vụ cá nhân 
hướng tới mục tiêu của hoạt động, của trò chơi, và thái 
độ tích cực đối với kết quả chơi. Đối với trẻ em, cần phải 
để trẻ tự đánh giá kết quả hoạt động đạt được là sản phẩm 
chung của các thành viên, được đóng góp bởi từng cá 
nhân, có thái độ vui mừng vì thành tích chung hoặc nuối 
tiếc vì kết quả không được như mong muốn. 
2.2.1.2. Thái độ: Thái độ (xúc cảm, tình cảm) của cá nhân 
trẻ, cùng với nhận thức, hành động hợp tác trong khi chơi 
sẽ tạo ra cơ sở để hình thành niềm tin, lí tưởng, quan 
điểm, hệ thống giá trị đúng đắn. Nó là những kinh 
nghiệm quan hệ, sự đánh giá có cảm xúc đối với KNHT. 
Khi chưa hình thành thái độ của cá nhân đối với các hoạt 
động hợp tác thì cá nhân đó chưa có KNHT, mặc dù đã 
có những nhận thức và hành động hợp tác nhất định trong 
khi chơi. Thái độ được thể hiện khi cá nhân hứng thú, 
tích cực trao đổi thông tin giữa các bên tham gia trong 
khi chơi chung. Giao tiếp để hướng tới các mối quan hệ 
tương hỗ và giao tiếp để hướng tới mục tiêu chung của 
trò chơi. Các bên tham gia trong khi chơi phải thể hiện 
thái độ tích cực khi thảo luận để phân chia vai trò, nhiệm 
vụ thành phần, khi thống nhất các nhiệm vụ đã được phân 
chia dựa trên việc đã xác định mục tiêu của hoạt động 
chung. Thái độ tích cực là một thành tố cơ bản của 
KNHT, để hình thành và phát triển KNHT trong mỗi chủ 
thể thì đòi hỏi các cá nhân phải thể hiện thái độ tích cực 
đối với trò chơi chung, mong muốn được chơi chung 
cùng nhau, trao đổi, bàn bạc với nhau, thể hiện thái độ 
tích cực đối với kết quả chơi Khi KNHT được phát 
triển, thái độ của các cá nhân với trò chơi chung cũng trở 
lên tích cực hơn. 
2.2.1.3. Hành động: Bao gồm những hành động phối hợp 
giữa các bên tham gia, trong đó có sự trao đổi không chỉ 
là kiến thức, ý tưởng mà còn là các hành động chơi, các 
giá trị và suy nghĩ. KNHT bản chất là sự phối hợp hành 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 17-20; 54 
19 
động tự nguyện giữa các bên tham gia mà trung tâm là 
những cơ chế xã hội, tâm lí phức tạp, đòi hỏi mức độ 
trưởng thành nhất định của chủ thể. Những thành tố cơ 
bản của KNHT trong trò chơi được hình thành trong thời 
kì mầm non, đặc biệt là giai đoạn lứa tuổi mẫu giáo lớn, 
khi hoạt động vui chơi trở thành hoạt động chủ đạo và 
khi các mối quan hệ tương quan của trẻ bắt đầu hình 
thành tích cực, mang tính chất giao tiếp và xã hội, sự phối 
hợp hành động của trẻ với các bạn cùng lứa và người lớn 
mang những nét đặc trưng nhất định. 
Các thành tố của KNHT của trẻ mẫu giáo được biểu 
hiện trong các nhóm nhỏ - được tạo thành từ hai hay 
nhiều cá nhân với nhau trong cùng các liên hệ có mục 
đích và có ý nghĩa quan trọng. Trong nhóm nhỏ, quá 
trình trao đổi thông tin, thảo luận hướng tới mục đích, 
quá trình phối hợp hành động chơi được diễn ra, các chủ 
thể cảm nhận và nhận thức lẫn nhau, thiết lập mối quan 
hệ với nhau, hướng tới đạt kết quả chung của hoạt động 
chơi. Kết quả chung bao gồm kết quả bên ngoài - đạt 
được mục đích chung của hoạt động và quan trọng hơn 
là kết quả bên trong của mỗi chủ thể, chính là sự thay 
đổi trong hiểu biết của chủ thể, cảm xúc, kĩ năng có 
được của chủ thể sau khi kết thúc trò chơi, thái độ tích 
cực của chủ để đối với hoạt động chơi cũng như kết quả 
của hoạt động chơi [5]. 
2.2.2. Các kĩ năng thành phần của kĩ năng hợp tác 
Trong quá trình hợp tác, có rất nhiều kĩ năng khác 
nhau được thể hiện hướng đến sự hợp tác, đó chính là 
những kĩ năng thành phần của KNHT. Đối với trẻ mẫu 
giáo, nghiên cứu tập trung một số kĩ năng sau đây: 
2.2.2.1. Kĩ năng thảo luận 
Trong hoạt động hợp tác, các cá nhân phải có kĩ năng 
thảo luận để cùng thống nhất về mục đích, mục tiêu của 
hoạt động hướng tới kết quả cuối cùng cần đạt của cả 
nhóm. Có kĩ năng thảo luận còn để thống nhất nội dung 
và kế hoạch thực hiện những công việc chung, cùng thảo 
luận để tìm kiếm phương tiện thực hiện hoạt động, bầu 
nhóm trưởng... thảo luận để hướng tới sự đồng thuận của 
các thành viên. Khi có kĩ năng thảo luận các cá nhân sẽ 
hiểu được giá trị của sức mạnh tập thể, biết đặt lợi ích của 
tập thể lên trên sở thích và những mối quan tâm riêng của 
bản thân [6]. 
2.2.2.2. Kĩ năng lắng nghe 
Lắng nghe là một kĩ năng cần thiết khi học ở bất kì 
môi trường học tập nào. Không những thế, lắng nghe còn 
là một kĩ năng cực kì quan trọng giúp cá nhân thiết lập 
mối quan hệ bạn bè trong khi chơi, và duy trì mối quan 
hệ tốt đẹp với bạn bè, thầy cô và những người xung 
quanh. Khi hoạt động hợp tác trong nhóm, các cá nhân 
phải chú ý lắng nghe lời giải thích, hướng dẫn để biết tổ 
chức cách hoạt động theo nhóm hiệu quả, và trong khi 
hoạt động chung phải biết lắng nghe ý kiến của các thành 
viên trong nhóm, để tránh những mâu thuẫn, xung đột, 
những bất đồng ý kiến xảy ra trong khi chơi. Lắng nghe 
và xác định những điểm giống và khác, những điểm đồng 
ý và những điểm không tán thành với các bạn. Từ đó, cá 
nhân có nhu cầu chia sẻ những suy nghĩ riêng của mình 
với các thành viên trong nhóm. 
2.2.2.3. Kĩ năng phân công công việc hợp lí 
Để hoạt động hợp tác trở nên công bằng và hiệu quả 
thì các cá nhân cần có kĩ năng phân công công việc hợp 
lí cho nhau và chấp nhận sư phân công công việc của 
nhóm. Trong nhóm luôn có sự đa dạng về kĩ năng và 
nhân cách giữa các thành viên. Khi tham gia hoạt động 
cùng nhau, phải biết tự đánh giá khả năng riêng của bản 
thân mình cũng như sở thích, nguyện vọng và khả năng 
của các bạn trong nhóm, từ đó đưa ra những ý kiến phù 
hợp nhất với việc phân công các phần việc cụ thể cho 
từng bạn, đảm bảo sự công bằng và phát huy được khả 
năng, điểm mạnh của các thành viên trong nhóm. 
2.2.2.4. Kĩ năng chia sẻ 
Kĩ năng chia sẻ rất cần trong hoạt động hợp tác vì 
trong khi hoạt động hợp tác trẻ phải có sự quan sát, đánh 
giá hoạt động của các bạn và giúp đỡ, chia sẻ khi bạn gặp 
khó khăn, hoặc nhờ bạn hỗ trợ nếu cần. Trong khi hoạt 
động chung, trong khi chơi chung trong nhóm, các cá 
nhân cần ý thức về trách nhiệm của mình với nhiệm vụ 
chung, chủ động hoàn thành nhiệm vụ riêng của mình. 
Ngay khi hoàn thành phần việc của mình, biết đặt nó 
trong tiến độ chung, quan sát sự hài hòa giữa phần việc 
của mình với phần việc của các bạn, sẵn sàng giúp đỡ các 
bạn khác khi họ gặp khó khăn, hoặc chưa hoàn thành 
công việc. 
Trong quá trình hoạt động, phải chia sẻ ý tưởng với 
các bạn, chia sẻ nguyên liệu chơi Giúp đỡ, chia sẻ 
những kinh nghiệm, thông tin đem lại sự thoải mái, cởi 
mở, tinh thần đoàn kết ở trẻ, giúp trẻ hiểu nhau hơn, thân 
thiết hơn, hạn chế những xung đột, mâu thuẫn. Điều đó 
giúp cho trẻ đi đến mục đích dễ dàng hơn, kết quả công 
việc trở nên tốt đẹp hơn [7; tr 104]. 
2.2.2.5. Kĩ năng phối hợp hành động 
Kĩ năng phối hợp hành động rất quan trọng trong quá 
trình hợp tác, nó phản ánh rõ nét bản chất của hoạt động 
hợp tác. Để hoàn thành nhiệm vụ cần nhận thức được rõ 
mục đích của hoạt động chung, hệ thống các hành động 
cá nhân, các hành động phối hợp, điều chỉnh hành vi của 
các thành viên tham gia trong mối tương quan của hoạt 
động, so sánh kết quả hành động với mục tiêu đặt ra. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 17-20; 54 
20 
Có các cách thức khác nhau trong việc phối hợp hành 
động trong quá trình chơi. Điều này phụ thuộc vào cấu 
trúc của nhiệm vụ chơi: 
- Phối hợp hành động chơi theo kiểu “mục tiêu - kết 
quả”: Mỗi trẻ sẽ tự hoàn thành nhiệm vụ của mình trong 
tổng thể nhiệm vụ chung một cách độc lập. Trong quá 
trình hoàn thành nhiệm vụ, nhiệm vụ cá nhân sẽ trở thành 
một phần của kết quả cuối cùng. Phối hợp hành động 
“mục tiêu kết quả” thường biểu hiện trong nhóm hạt nhân 
(theo cặp). 
- Phối hợp hành động theo kiểu “dây chuyền sản 
xuất”: Trẻ sẽ hoàn thành nhiệm vụ lần lượt. Tức là, kết 
quả của một nhiệm vụ được hoàn thành bởi một đứa trẻ 
này sẽ là đối tượng cho hoạt động của đứa trẻ khác. Điều 
này đòi hỏi sự tương tác giữa các trẻ. 
- Phối hợp hành động theo kiểu “phối kết hợp”: Trẻ 
sẽ lên kế hoạch công việc và thực hiện công việc theo 
cặp trước để hoàn thành một phần công việc, sau đó sẽ 
phối hợp cùng nhau để đạt được kết quả cuối cùng. Phối 
hợp hành động kiểu “phối kết hợp” diễn ra khi trẻ có 
kinh nghiệm trong việc thực hiện thực hiện hai kiểu 
phối hợp hành động “mục tiêu - kết quả” và “dây 
chuyền sản xuất”. 
2.2.2.6. Kĩ năng giải quyết xung đột 
Xung đột là hiện tượng tất yếu xảy ra trong hoạt động 
chung, vì thế, trẻ phải có kĩ năng giải quyết xung đột để 
cuộc chơi được tiếp tục. Mỗi trẻ phải có khả năng tự kiềm 
chế, phục tùng những quy định chung, biết giải quyết 
mâu thuẫn một cách hòa bình, trên cơ sở tôn trọng và 
nhường nhịn lẫn nhau [4]. 
2.3. Các giai đoạn phát triển kĩ năng hợp tác của trẻ 
mẫu giáo 
2.3.1. Giai đoạn thứ nhất: Phát triển các mối tương quan 
Ở đầu lứa tuổi này, trẻ năng động hơn và kiên trì hơn 
so với các lứa tuổi trước, chúng thể hiện khả năng giao 
tiếp tích cực và đa dạng với các bạn bè cùng lứa. Điều 
này tạo nên điều kiện tiên quyết tự nhiên cho sự hình 
thành các mối tương quan và phát triển KNHT ở trẻ. Trẻ 
có nhu cầu giao tiếp mạnh mẽ với các bạn cùng chơi 
trong các trò chơi chung, có hứng thú tích cực với các 
bạn cùng chơi, có thiên hướng mở rộng phạm vi giao tiếp 
với bạn bè cùng lứa tuổi, tính tích cực trong giao tiếp và 
tần số giao tiếp tăng lên. 
Trẻ quan tâm nhiều hơn đến các cơ sở của việc giao 
tiếp và điều chỉnh các mối tương quan. Những khái 
niệm về chuẩn mực đạo đức được hình thành, trẻ phân 
biệt rõ ràng hơn những hành vi tốt xấu; chúng có khái 
niệm về cái ác, cái thiện và có thể ứng xử nhờ vào kinh 
nghiệm cá nhân. 
Trong quá trình hoạt động chung, trẻ độ tuổi này 
thường tích cực hướng tới các điều lệ. Chính điều này 
giúp trẻ duy trì mối tương quan ổn định với bạn bè, 
hướng tới quyền bình đẳng và sự công bằng. 
2.3.2. Giai đoạn thứ 2: Hình thành, phát triển kĩ năng 
hợp tác 
Ngoài nhu cầu giao tiếp tích cực, từ giữa tuổi mẫu 
giáo lớn xuất hiện thiên hướng phối hợp hoạt động đa 
dạng với các bạn cùng lứa tuổi. Trẻ tích cực hướng sự 
chú ý của người khác tới mình, mong muốn chia sẻ với 
bạn bè kiến thức, ý tưởng, cảm nhận, ý kiến của mình. 
Trẻ so sánh bản thân với các bạn, bắt đầu đánh giá 
bản thân trên quan điểm, uy tín của bản thân trước các 
bạn, mong muốn được công nhận, khen ngợi những ưu 
điểm của mình. Trẻ quan tâm hơn tới bạn cùng chơi, 
hướng tới nhận thức những cảm nhận, trạng thái, hành 
động, ý định của các bạn, có mong muốn đánh giá những 
hành vi, hành động, trạng thái của các bạn trên cơ sở lĩnh 
hội những khái niệm đạo đức. 
Trong quá trình phối hợp với các bạn khi chơi, trẻ thể 
hiện bản thân với những biểu hiện đa dạng: lắng nghe, 
chia sẻ, tranh luận, ra lệnh, dỗ dành Những biểu hiện 
này diễn ra một cách bản năng nhất, tạo nên sự giải phóng 
không giới hạn, sự tự do không theo khuôn mẫu. Chính 
bạn bè cùng trang lứa giúp trẻ bộc lộ bản năng, cá tính 
của trẻ. 
Nói chung, lứa tuổi mẫu giáo là thời kì trẻ có khả 
năng tìm kiếm các mối tương quan với bạn bè để từ đó 
thiết lập quan hệ bạn bè trong từng nhóm chơi. Trong khi 
phối hợp với các bạn cùng chơi trong nhóm trẻ có những 
biểu hiện về KNHT một cách ngẫu nhiên và tự nhiên 
nhất. Bầu không khí chung của các trò chơi ở lứa tuổi 
mẫu giáo chứa đựng các nhân tố của KNHT [8]. 
3. Kết luận 
Phát triển các kĩ năng cơ bản cho con người phải 
bắt đầu từ lứa tuổi mẫu giáo. Đây là thời kì tạo nên 
những cơ sở ban đầu cần thiết cho quá trình hình thành 
nhân cách và chuẩn bị cho trẻ trải qua bước ngoặt lớn 
trong đời sống tuổi thơ khi chuyển từ trường mầm non 
đến trường tiểu học. Phát triển một số kĩ năng cơ bản 
cho trẻ là rất cần thiết, trong đó KNHT là một trong 
những kĩ năng cần phải được đặt lên hàng đầu. Việc 
xác định cấu trúc và các giai đoạn phát triển KNHT 
của trẻ mẫu giáo là việc làm có ý nghĩa nền tảng, giúp 
cho các nhà nghiên cứu và GV mầm non không đi 
chệch hướng khi phát triển KNHT cho trẻ trong các 
hoạt động khác nhau ở trường mầm non. 
(Xem tiếp trang 54) 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 444 (Kì 2 - 12/2018), tr 48-54 
54 
[10] Schunk, D. H. (2000). Learning theories: An 
educational perspective (3rd ed.). Upper Saddle, 
New Jersey: Prentice-Hall, Inc. 
[11] Urdan, T. C. (1997). Examining the relations among 
early adolescent students' goals and friends' orientation 
toward effort and achievement in school. Contemporary 
Educational Psychology, Vol. 22(2), pp. 165-191. 
[12] Pintrich, P. R. (2003). A motivational science 
perspective on the role of studentmotivation in 
learning and teaching contexts. Journal of 
Educational Psychology, Vol. 95(8), pp. 667-686. 
[13] Zimmerman, B. J. (2002). Becoming a self-
regulated learner: An overview. Theory into 
Practice, Vol. 41(2), pp. 64-67. 
[14] Lagiurxki A.Ph. (1975). Tâm lí học đại cương và 
thực nghiệm. NXB Giáo dục. 
[15] McCoach, D. B. - Siegle, D. (2003). Factors that 
differentiate underachieving gifted students from 
high-achieving gifted students. Gifted Child 
Quarterly, Vol. 47(2), pp. 144-154. 
[16] Majoribanks, K. (1992). The predictive validity of 
attitudes towards school scale inrelation to children’s 
academic achievement. Educational and Psychological 
Measurement, Vol. 52(1), pp. 945-949. 
[17] Bruns, J. H. (1992). They can but they don’t. New 
York: Viking Penguin. 
[18] Davis-Kean, P. E. (2005). The influence of parent 
education and family income on child achievement: 
The indirect role of parental expectations and the 
home environment. Journal of Family Psychology, 
Vol. 19(2), pp. 294-304. 
[19] Chidolue M. E. (1996). The relationship between 
teacher characteristics, learning environment and 
student achievement and attitude. Studies in 
Educational Evaluation, Vol 22(3), pp. 263-274. 
[20] Catsambis, S. (2001). Expanding knowledge of 
parental involvement in children’ssecondary 
education: Connections with high school seniors’ 
academic success. Social Psychology of Education, 
Vol. 5(2), pp. 149-177. 
[21] Okagaki, L. - Frensch, P. A. (1998). Parenting and 
children's school achievement:multiethnic 
perspective. American Educational Research 
Journal, Vol. 35(1), pp. 123-144. 
[22] Rennis Likert (1932). A technique for the 
measurement of the attitudes. New York. 
[23] Urdan, T.C. (2004). Predictors of academic self-
handicapping and achievement:Examining 
achievement goals, classroom goal structures, and 
culture. Journal of Educational Psychology, Vol. 
96(2), pp. 251-264. 
[24] Bộ GD-ĐT (2017). Số liệu thống kê giáo dục đại 
học năm 2016-2017. 
[25] Husain Salilul Akareem - Syed Shahadat Hossain 
(2012). Perception of education quality in private 
universities of Bangladesh: a study from students’ 
perspective. Journal of Marketing For Higher 
Education, Vol. 22, No 1, pp. 11-33. 
[26] Suleyman M. Yildiz (2012). Service quality 
evaluation in the school of physical education and 
sports: An empirical investigation of students' 
perceptions. Total Quality Management, Vol. 25, 
No. 1, pp. 80-94. 
[27] Long, J. S. - Freese, J. (2006). Regression models for 
categorical dependent variables using stata (2nd 
ed.). College Station, TX: Stata Press. 
[28] Long, J. S. - Freese, J. (2014). Regression models for 
categorical dependent variables using stata (3rd 
ed.). College Station, TX: Stata Press. 
KĨ NĂNG HỢP TÁC VÀ CÁC GIAI ĐOẠN 
(Tiếp theo trang 20) 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Như Ý (chủ biên, 2011). Đại Từ điển Tiếng 
Việt. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 
[2] Vũ Dũng (chủ biên, 2008). Từ điển Tâm lí học. NXB 
Từ điển Bách khoa. 
[3] Lưu Thị Thu Hằng (2017). Xây dựng các mô hình 
hợp tác nhằm hình thành kĩ năng hợp tác cho trẻ 4-5 
tuổi ở trường mầm non. Tạp chí Giáo dục, số đặc 
biệt tháng 12, tr 9-12. 
[4] Vũ Thị Nhân (2016). Giáo dục kĩ năng hợp tác trong 
trò chơi đóng vai có chủ đề cho trẻ 5-6 tuổi ở trường 
mầm non. Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
[5] Vũ Thị Nhâm (2013). Tổ chức các hoạt động giáo 
dục trong trường mầm non. NXB Cao đẳng Mẫu 
giáo Trung ương 3. 
[6] Nguyễn Thị Hòa (2015). Tổ chức các hoạt động giáo 
dục trong trường mầm non. NXB Đại học Sư phạm. 
[7] Vũ Thị Nhân (2016). Những biểu hiện kĩ năng hợp 
tác của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong các hoạt động ở 
trường mầm non. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt 
tháng 5, tr 104-106. 
[8] Bộ GD-ĐT (2011). Chương trình giáo dục mầm 
non. NXB Giáo dục Việt Nam. 
[9] Bộ GD-ĐT (2011). Quy định về Bộ chuẩn phát triển 
trẻ em năm tuổi (Ban hành kèm theo Thông tư số 
23/2010/TT-BGD-ĐT ngày 22/07/2010 của Bộ 
trưởng Bộ GD-ĐT).

File đính kèm:

  • pdfki_nang_hop_tac_va_cac_giai_doan_hinh_thanh_ki_nang_hop_tac.pdf