Kiểm toán nợ công ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
Nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Việt Nam không nằm trong các nhóm nước có gánh nặng về nợ cao. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công vẫn chưa thực sự hiệu quả. Để giải quyết vấn đề hiệu quả quản lý và sử
dụng nợ công, Chính phủ cần có chiến lược kiểm soát đầu tư trong khu vực công, giảm thâm hụt ngân sách
để có thế kiểm soát được nợ vay nước ngoài. Trong đó, việc quan trọng là phải nâng cao hiệu quả đầu tư
của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, quản lý nợ công phải gắn chặt với quản lý kinh tế vĩ mô,
dự đoán được các nhân tố tác động đến quy mô nợ như lãi suất và tỷ giá, để giảm thiểu rủi ro. Kiểm toán
nợ công là một trong những nhiệm vụ quan trọng của KTNN nhằm đảm bảo tính minh bạch trong quản lý
và sử dụng các khoản nợ công cũng như tính hiệu quả và bền vững của quản lý nợ công nói riêng và NSNN
nói chung. Bài báo trình bày thực trạng kiểm toán nợ công ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp hoàn
thiện kiểm toán nợ công
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm toán nợ công ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp
19NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 117 - tháng 7/2017 Kieåm toaùn nôï coâng ôû vieät nam, thöïc traïng vaø giaûi phaùp PGS.TS. NGUYỄN PHÚ GIANG* Nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Việt Nam không nằm trong các nhóm nước có gánh nặng về nợ cao. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công vẫn chưa thực sự hiệu quả. Để giải quyết vấn đề hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công, Chính phủ cần có chiến lược kiểm soát đầu tư trong khu vực công, giảm thâm hụt ngân sách để có thế kiểm soát được nợ vay nước ngoài. Trong đó, việc quan trọng là phải nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, quản lý nợ công phải gắn chặt với quản lý kinh tế vĩ mô, dự đoán được các nhân tố tác động đến quy mô nợ như lãi suất và tỷ giá, để giảm thiểu rủi ro. Kiểm toán nợ công là một trong những nhiệm vụ quan trọng của KTNN nhằm đảm bảo tính minh bạch trong quản lý và sử dụng các khoản nợ công cũng như tính hiệu quả và bền vững của quản lý nợ công nói riêng và NSNN nói chung. Bài báo trình bày thực trạng kiểm toán nợ công ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kiểm toán nợ công. Từ khóa: Nợ công, kiểm toán nợ công, kiểm toán nhà nước, quản lý nợ công. Public debt audit in Vietnam, current situation and solutions Public debt includes Government debt, Government guaranteed debt, and Local government debt. According to the World Bank and the International Monetary Fund, Vietnam is not in the group of high debt burdens. However, the effectiveness of the management and use of public debt is still not very effective. In order to solve the problem of effective management and use of public debt, the government needs a strategy to control investment in the public sector, budget deficits to manageable foreign debt. In particular, it is important to improve the investment efficiency of the SOE sector. In addition, public debt management must be closely linked to macroeconomic management, predicting factors affecting the size of debt such as interest rates and exchange rates, to minimize risk. Public debt audit is one of the important tasks of the State Audit to ensure transparency in the management and use of public debts as well as the effectiveness and sustainability of public debt management in particular and the state budget in general. This article presents the state of public debt audit in Vietnam and offers several solutions to improve public debt audit. keywords: Public debt, public debt audit, state audit, public debt management. 1. Nợ công ở Việt Nam hiện nay Theo Luật Quản lý Nợ công số 29/2009/QH12, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Trong đó, nợ Chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ Chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban *Khoa Kế toán Kiểm toán, Đại học Thương mại 20 Kieåm tOAÙN Nôï cOâNg - NAâNg cAO hieäu quAû quAûN lyÙ vAø söû duïNg cAÙc KhOAûN Nôï cOâNg NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 117 - tháng 7/2017 nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành. Mức nợ công tính đến cuối năm 2016 của Việt Nam là 63,7% GDP, trong đó, nợ Chính phủ là 52,6%. Tuy nhiên, đây không phải là mức cao nhất trong giai đoạn 2016 - 2020. Mới đây, Bộ Tài chính đã dự báo rằng đỉnh nợ công sẽ rơi vào năm 2017 - 2018 và có thể giảm dần trong những năm sau đó. Cụ thể, với giả định rằng tăng trưởng GDP vào khoảng 6,7 - 7% thì nợ công năm 2017 sẽ lên đến 64,8% GDP. Năm 2018, nợ công vẫn duy trì ở mức cao, vào khoảng 64,7% GDP. Và phải đến 2020, nợ công mới có thể giảm điểm phần trăm, lùi về 63,7%. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Việt Nam không nằm trong các nhóm nước có gánh nặng về nợ cao. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công vẫn chưa thực sự hiệu quả. Để giải quyết vấn đề hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công, Chính phủ cần có chiến lược kiểm soát đầu tư trong khu vực công, giảm thâm hụt ngân sách để có thể kiểm soát được nợ vay nước ngoài. Trong đó, việc quan trọng là phải nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, quản lý nợ công phải gắn chặt với quản lý kinh tế vĩ mô, dự đoán được các nhân tố tác động đến quy mô nợ như lãi suất và tỷ giá, để giảm thiểu rủi ro. Hiện nay, rủi ro nợ công ở Việt Nam phụ thuộc vào những yếu tố chính như tốc độ tăng GDP, lạm phát, lãi suất, mức thâm hụt tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối của quốc gia. Do đó, những nhân tố này cần được kiểm soát tốt để giảm thiếu rủi ro về nợ công. Cần lưu ý rằng, việc quản lý nợ công không chỉ liên quan đến trách nhiệm của Bộ Tài chính mà còn liên quan đến nhiều cơ quan khác. Vì vậy, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan dưới sự điều hành chung của Chính phủ để quản lý nợ công hiệu quả, trong đó Kiểm toán nhà nước là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện các rủi ro gian lận liên quan đến nợ công. 2. kiểm toán nợ công ở Việt Nam Kiểm toán nợ công là một trong những nhiệm vụ quan trọng của KTNN nhằm đảm bảo tính minh bạch trong quản lý và sử dụng các khoản nợ công cũng như tính hiệu quả và bền vững của quản lý nợ công nói riêng và NSNN nói chung. Tại báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015 đã cho thấy: Theo Báo cáo của Chính phủ số 464/BC-CP ngày 19/10/2016 về mục tiêu định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020, nợ công đến 31/12/2015 là 2.608.421 tỷ đồng, bằng 62,2%GDP. Kiểm toán nhà nước xác định nợ công đến 31/12/2015 theo Luật Quản lý nợ công 2.556.039 tỷ 21NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 117 - tháng 7/2017 đồng, bằng 61% GDP, giảm 52.382 tỷ đồng so với số báo cáo của Chính phủ. Nếu tính đầy đủ các khoản vay thực hiện trong năm 2016 để bù đắp bội chi năm 2014, 2015 số tiền 25.219 tỷ đồng và 8.171 tỷ đồng bù đắp bội chi năm 2015 đến thời điểm kiểm toán Bộ Tài chính chưa vay, thì nợ công 2.589.429 tỷ đồng, bằng 61,8% GDP, nợ Chính phủ 2.098.022 tỷ đồng, bằng 50% GDP. Liên quan đến nợ công, qua kiểm toán cho thấy, Bộ Tài chính chưa lập kịp thời Báo cáo giám sát nợ, chưa lập Bản tin nợ công năm 2015 theo quy định của Luật Quản lý nợ công về báo cáo thông tin và công khai thông tin về nợ công; quản lý nợ công còn phân tán, thiếu đối chiếu; theo dõi, thống kê, tổng hợp và báo cáo số liệu nợ công chưa kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định. Vì vậy, việc Bộ Tài chính tổng hợp nợ công có thể chưa đầy đủ các khoản nợ Chính phủ, chính quyền địa phương. Hơn nữa, mặc dù nợ doanh nghiệp nhà nước không có bảo lãnh Chính phủ không phải nợ công nhưng nguy cơ tiềm tàng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế và uy tín Chính phủ khi doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, không trả được nợ. Về quản lý danh mục nợ, Kiểm toán nhà nước xác định tình trạng vay tồn ngân không quy định thời hạn trả nợ hoặc quy định thời hạn tạm ứng 12 tháng nhưng phải gia hạn nợ nhiều lần vẫn chậm khắc phục, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản của hệ thống Kho bạc Nhà nước (đến 31/12/2015, tổng số dư nợ vay tồn ngân kho bạc 157.162 tỷ đồng; trong đó các khoản ứng vốn có thời hạn trên 03 năm là 60.816 tỷ đồng, trên 01 năm là 61.045 đồng; các khoản vay từ năm 2014 trở về trước đến năm 2017 phải gia hạn năm 2015 là 120.725 tỷ đồng). Ngoài ra, Bộ Tài chính áp dụng mức phí tạm ứng tồn ngân KBNN (0,15%/tháng) đối với các khoản vay tồn ngân để bù đắp bội chi NSNN không đúng đối tượng quy định tại Điều 2, Thông tư số 162/2012/TT-BTC (Báo cáo kiểm toán BCQT NSNN năm 2014, KTNN đã kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ quy định cụ thể việc vay tồn ngân KBNN để bù đắp bội chi, song kiến nghị chưa được thực hiện); vay các quỹ ngoài ngân sách không được hạch toán chi tiết theo đối tượng. Nợ nước ngoài của Chính phủ được theo dõi tại Cục Quản lý nợ và KBNN nhưng không phù hợp về tiêu thức và số liệu. Đến 31/12/2015, Bộ Tài chính đã chuyển 4.438 tỷ đồng cho VEC để thanh toán trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đến hạn nhưng chưa được VEC ký nhận nợ, trong đó Bộ Tài chính tính vào nợ của Chính phủ 2.477 tỷ đồng; ghi thu ghi chi vốn cấp phát đối với vốn vay nước ngoài về cho vay lại của 05 dự án đường bộ cao tốc của VEC (tổng số tiền đã ghi thu ghi chi 18.123 tỷ đồng chưa được quyết toán NSNN, trong đó năm 2014: 10.783 tỷ đồng, năm 2015: 7.340 tỷ đồng) khi các dự án chưa được chuyển đổi nguồn vốn đầu tư sang cấp phát và bổ sung kế hoạch vốn; chưa ký hợp đồng cho vay lại đối với khoản cho vay được cơ cấu lại từ nguồn trái phiếu quốc tế 01 tỷ USD theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tái cơ cấu nợ vay lại của Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy (SBIC) từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế năm 2005 và năm 2010. Cũng theo kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, một số chương trình, dự án được Chính phủ cho phép miễn thế chấp tài sản không đúng quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 15/2011/NĐ-CP; quản lý tài sản đảm bảo đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định số 15/2011/ NĐ-CP còn chậm trễ; nhiều dự án vay lại và vay được Chính phủ bảo lãnh sử dụng vốn không hiệu quả, khó khăn trong việc trả nợ, dừng sản xuất kinh doanh, phải cơ cấu lại, gia tăng nghĩa vụ của Quỹ tích lũy và nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ trong những năm tiếp theo. Kiểm toán nhà nước còn phát hiện việc hoàn trả NSNN các khoản vay về cho vay lại chưa đầy đủ, kịp thời: Khoản trả lãi trái phiếu quốc tế 2014 (cho vay lại SBIC) số tiền 24 triệu USD tương đương 515 tỷ đồng; Khoản trả lãi năm 2015 của Dự án đường cao tốc Bắc Nam 35 tỷ đồng (dự án cho vay lại của VEC). Về nợ chính quyền địa phương, Kiểm toán nhà nước cho rằng một số địa phương chưa xây dựng hạn mức vay; không lập kế hoạch vay và trả nợ vay; bố trí cho các công trình không đúng mục đích, danh mục 22 Kieåm tOAÙN Nôï cOâNg - NAâNg cAO hieäu quAû quAûN lyÙ vAø söû duïNg cAÙc KhOAûN Nôï cOâNg NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 117 - tháng 7/2017 đăng ký; chưa lập và gửi báo cáo về nợ chính quyền địa phương theo quy định; 14/46 địa phương được kiểm toán có mức dư nợ tại 31/12/2015 vượt 30% vốn đầu tư xây dựng ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật NSNN; một số khoản vay trong năm của địa phương nhưng đến hết năm 2015 không giải ngân hết, cá biệt, tỉnh Quảng Ninh phát hành trái phiếu nhưng phân bổ, sử dụng không kịp thời làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vay. Để nhìn nhận, đánh giá có hiệu quả về nợ công, vấn đề này cần tổ chức các cuộc kiểm toán riêng về nợ công bao gồm kiểm toán các báo cáo thường niên về nợ công, kiểm toán chuyên đề về nợ công hoặc kiểm toán đầy đủ về tình hình quản lý và sử dụng các khoản nợ công. Đồng thời, hoàn thiện tổ chức kiểm toán nợ công cả về căn cứ kiểm toán, mục tiêu, nội dung và nhân lực kiểm toán. Trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị góp phần ngăn ngừa các rủi ro phát sinh, đề ra các biện pháp quản lý các khoản nợ công một cách tốt hơn. Hiện nay, khi kiểm toán quyết toán NSNN, KTNN đã ngày càng chú trọng thực hiện kiểm toán các khoản nợ công để nắm bắt được tình hình quản lý nợ công hàng năm, trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị góp phần ngăn ngừa các rủi ro phát sinh, đề ra các biện pháp quản lý các khoản nợ công một cách tốt hơn. Mặc dù chưa phải là cuộc kiểm toán riêng, độc lập về quản lý nợ nhưng KTNN đã thành lập Tổ kiểm toán về nợ công và đã thực hiện khá nhiều cuộc kiểm toán để đánh giá về nợ công. Ngoài ra, khi kiểm toán NSNN, KTNN đã có những kiến nghị về việc vay nợ ngân sách địa phương giúp Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng có biện pháp quản lý nhằm hạn chế các rủi ro từ vay nợ của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, thực hiện một cuộc kiểm toán độc lập đối với nợ công vẫn là đích hướng tới của KTNN. 3. Giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán nợ công? Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với yêu cầu công khai minh bạch thông tin, đảm bảo tình hình tài chính ngân sách quốc gia được bền vững thì yêu cầu kiểm toán nợ công hàng năm là yêu cầu được các định chế tài chính quốc tế đề ra. Hiện nay, quá trình kiểm toán quyết toán NSNN đã có sự đánh giá về vay nợ Chính phủ nhưng mức độ vẫn còn hạn chế. Hiện tại, KTNN vẫn chưa thực hiện kiểm toán nợ công với tư cách là một cuộc kiểm toán độc lập. KTNN cũng chưa xây dựng quy trình kiểm toán, tiêu chí đánh giá về quản lý nợ công, trình độ của kiểm toán viên về quản lý nợ công và kiểm toán nợ công còn rất hạn chế. Về cơ sở pháp lý, Luật quản lý nợ công chưa quy định rõ trách nhiệm của cơ quan KTNN trong việc kiểm toán nợ công, trách nhiệm của cơ quan quản lý nợ trong việc cung cấp thông tin liên quan đến quản lý nợ công, trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất cho KTNN về các vấn đề nợ công và quản lý nợ công. Số liệu nợ công bị hạn chế cung cấp làm cho KTNN khó tiếp cận một cách đầy đủ để có thể đưa ra ý kiến và những đánh giá xác đáng về công tác quản lý nợ công. Các thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán nợ công Hiện nay, KTNN chưa có một quy trình riêng biệt, cũng như chưa thiết kế các thủ tục kiểm toán cơ bản và thủ tục kiểm soát riêng cho kiểm toán nợ công.Đây là vấn đề cần được quan tâm xây dựng, để đảm bảo kiểm toán nợ công được hiệu quả. Các thử nghiệm cơ bản giúp kiểm toán viên nhận được các bằng chứng kiểm toán phù hợp giúp họ có những đánh giá và đưa ra kết luận một cách xác đáng. Mục tiêu của thử nghiệm cơ bản là giúp kiểm toán viên xác định xem liệu rằng giá trị tiền tệ của các giao dịch nợ công hay số dư nợ công có chính xác không? Các thử nghiệm cơ bản kiểm toán nợ công thường gắn với các cơ sở dẫn liệu của kiểm toán. Khi kiểm toán nợ công, kiểm toán cần làm rõ khoản nợ công đó có thực sự tồn tại hay không? Thời điểm phát sinh có chính xác không? Bên mắc nợ và chủ nợ khoản nợ công có thực sự có quyền và nghĩa vụ đối với khoản nợ công hay không? Các khoản nợ công có được ghi nhận đầy đủ trên sổ kế toán không? Việc đánh giá và đo lường các khoản nợ công này có đúng quy định và phù hợp với pháp luật không? Các khoản nợ công này được trình bày và công bố đầy đủ trên Báo cáo tài chính hay không? 23NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 117 - tháng 7/2017 Bảng 1: Các thử nghiệm cơ bản khi kiểm toán nợ công Cơ sở dẫn liệu Thử nghiệm cơ bản Tồn tại và phát sinh Lấy xác nhận của các chủ nợ (của các khoản nợ công) hay các tổ chức tín dụng, tổ chức lưu giữ hồ sơ về nợ công, người được ủy thác về sự tồn tại của các khoản nợ công Kiểm tra các hợp đồng thỏa thuận về nợ công và các tài liệu bổ sung khác, thu thập các hóa đơn, văn bản bằng giấy tờ hoặc dưới dạng thông tin điện tử đối với các khoản nợ công Thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế sau ngày kết thúc niên độ nếu không thu thập được các bằng chứng kiểm toán trực tiếp Quyền và nghĩa vụ Lấy xác nhận của các chủ nợ (của các khoản nợ công) hay các tổ chức tín dụng, tổ chức lưu giữ hồ sơ về nợ công, người được ủy thác về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với các khoản nợ công bên đi vay, bên mắc nợ Kiểm tra các hợp đồng thỏa thuận về nợ công và các tài liệu bổ sung khác, thu thập các hóa đơn, văn bản bằng giấy tờ hoặc dưới dạng thông tin điện tử đối với các khoản nợ công để khẳng định quyền và nghĩa vụ đối với bên cho nợ và bên mắc nợ Sự đầy đủ Tổng hợp lại tất cả các giao dịch của các bên, khi yêu cầu bằng chứng từ các bên đối tác với nhau cần xem xét bằng chứng nào đáp ứng yêu cầu và liệu các bằng chứng đó có thể hiện được tất cả các khía cạnh cần được xử lý tại đơn vị được kiểm toán hay không? Gửi xác nhận (loại số dư bằng 0) cho các chủ nợ hay các bên đối tác liên quan của đơn vị được kiểm toán Nghiên cứu các báo cáo của các bên trung gian về sự tồn tại của các giao dịch và các công cụ nợ Sử dụng các công cụ kỹ thuật hỗ trợ để chiết xuất các dữ liệu và đối chiếu với sổ cái và Báo cáo tài chính Thực hiện việc kiểm tra lấy mẫu của các xác nhận, bằng chứng từ các bên liên quan Xem xét các số liệu kế toán về các giao dịch bất thường trước và sau năm kiểm toán Xem xét các xác nhận từ các bên liên quan mà các số liệu không khớp với giao dịch Xem xét các khoản chênh lệch khi đối chiếu chưa được giải quyết trong báo cáo Kiểm tra các khoản nợ công có nguồn gốc từ các công cụ tài chính phái sinh Thực hiện việc tính toán các khoản chi phí lãi vay liên quan đến nợ công Đánh giá và đo lường Kiểm tra các sổ sách liên quan đến thu tiền vay Xin xác nhận về giá trị danh nghĩa (mệnh giá) của các khoản nợ công của các tổ chức tín dụng hoặc bên ủy thác Tính toán lại dựa trên thời giá thị trường với một số mẫu nợ công có giá trị cao Kiểm tra các tỷ giá chuyển đổi trên sổ sách với giá thị trường của các khoản nợ công bằng ngoại tệ Sử dụng các giá thị trường đã được niêm yết để kiểm tra các số liệu công bố về nợ công, các công cụ thị trường tiền tệ và các công cụ tài chính phái sinh 24 Kieåm tOAÙN Nôï cOâNg - NAâNg cAO hieäu quAû quAûN lyÙ vAø söû duïNg cAÙc KhOAûN Nôï cOâNg NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 117 - tháng 7/2017 Trình bày và công bố Kiểm tra xem các nguyên tắc kế toán được lựa chọn và áp dụng tại đơn vị được kiểm toán có phù hợp với pháp luật, các chuẩn mực kế toán, văn bản qui định Kiểm tra xem Báo cáo tài chính và các thuyết minh liên quan có cung cấp đầy đủ các công bố thông tin không, đảm bảo không quá chi tiết cũng không quá tập trung Kiểm tra xem Báo cáo tài chính phản ánh các giao dịch về mức nợ công, khoản lãi vay, dòng tiền theo cách thức trong giới hạn chấp nhận được hay không? Rà soát việc phân loại các công cụ nợ công để đảm bảo phù hợp với luật pháp, các qui định và thông lệ Xem xét các yếu tố kinh tế chung Khi kiểm toán, kiểm toán viên cần xem xét các yếu tố môi trường kinh tế chung ảnh hưởng đến bản chất và phạm vi của việc quản lý nợ công. Chẳng hạn, khi lãi suất vay có xu hướng tăng lên, người đi vay sẽ có động thái giữ nguyên chi phí lãi vay bằng cách sử dụng các công cụ tài chính phái sinh như hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn Các yếu tố này có thể bao gồm: Tốc độ phát triển kinh tế trong nước, điều kiện kinh tế của quốc gia mà Chính phủ có khoản vay, mức lãi suất, tỷ lệ lạm phát, đặc điểm thị trường, dòng tiền của khoản nợ công... Các công cụ tài chính phái sinh này khi được sử dụng có thể làm xuất hiện các khoản chi phí, thu nhập liên quan hoặc làm thay đổi giá trị khoản nợ công của đơn vị. Kiểm toán viên cần hiểu được các đặc điểm hoạt động và rủi ro của thị trường tài chính trong đó khoản nợ công tồn tại, các công cụ tài chính mà khoản nợ công sử dụng và phương pháp kế toán các công cụ tài chính đó, nhất là các công cụ tài chính phái sinh cần xem xét về cách thức đo lường, ghi nhận và trình bày công bố. Trường hợp kiểm toán viên chưa hiểu rõ các công cụ tài chính phái sinh cần tìm các chuyên gia tư vấn phù hợp Hoàn thiện cơ sở pháp lý về kiểm toán nợ công KTNN cần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho kiểm toán nợ công trong Luật KTNN; cần phân biệt cách tiếp cận cho cuộc kiểm toán nợ công với các cuộc kiểm toán ngân sách nhà nước khác, xây dựng các cẩm nang hoặc hướng dẫn và nghiên cứu, thu thập những bài học từ các quốc gia khác; chọn lọc áp dụng các thông lệ kiểm toán nợ công phù hợp nhất để xây dựng một quy trình kiểm toán nợ công phù hợp với Việt Nam. 4. kết luận Kiểm toán nợ công nhằm đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ của cơ quan quản lý và sử dụng nợ công, qua đó đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động quản lý nợ, bao gồm cả việc lập và thực hiện chiến lược quản lý nợ. Đây cũng là cơ sở để huy động được một lượng vốn theo yêu cầu, đảm bảo sao cho các nhu cầu tài chính và trách nhiệm thanh toán của Chính phủ được đáp ứng ở chi phí thấp nhất trong trung hạn và dài hạn nhằm đạt được các mục tiêu về kiểm soát rủi ro và chi phí, và đáp ứng được các mục tiêu quản lý nợ. Vì vậy, kiểm toán nợ công một cách hiệu quả là vấn đề ngày càng trở nên cấp thiết trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Don P. Clark, “FDI, Technology Spillovers, Growth, and Income Inequality: A Selective Survey”, Global Economy Journal, Volume 11, Issue, 2011. 2. Eiteman, D., K, Arthur I. Stonehill, and Micheal H. Multinational Business Finance. 12th. Boston, Massachusetts: Prentice Hall, 2010. 3. Gonzales. H, Brenda, “Investors’ Risk Appetite and Global Financial Market Conditions,” IMF Working Paper 08/85 (Washington: International Monetary Fund), 2008. 4. Jaimovich. D and Panizza. U, “Public debt around the world: a new data set of central government debt”, Applied Economics Letters, 2010.
File đính kèm:
- kiem_toan_no_cong_o_viet_nam_thuc_trang_va_giai_phap.pdf