Kiến thức dự phòng và xử trí phản vệ của sinh viên đại học chính quy Khóa 10 trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

TÓM TẮT

Mục tiêu: Mô tả kiến thức dự phòng

và xử trí phản vệ của sinh viên (SV) Đại

học chính quy K10 Trường Đại học điều

dưỡng Nam Định. Đối tượng và phương

pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt

ngang được tiến hành trên 110 SV Đại học

điều dưỡng chính quy K10. Số liệu được

thu thập bằng phương pháp tự điền vào bộ

câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả: trên 90% SV

có kiến thức về khái niệm, nguyên nhân và

triệu chứng của phản vệ; cách khai thác

tiền sử dị ứng và các trường hợp phải thử

test; thành phần hộp chống sốc; nguyên

tắc cấp cứu phản vệ mức độ nặng và nguy

kịch; đường dùng adrenalin thích hợp. Tuy

nhiên chỉ có khoảng 65% SV biết mức độ

phản vệ; cách đọc kết quả khi thử test; cách

xử trí cấp cứu phản vệ mức độ nhẹ; cách

pha loãng adrenalin trong tiêm, truyền tĩnh

mạch. Kết luận: kiến thức về phòng và xử

trí phản vệ của SV khá tốt tuy nhiên vẫn còn

những thiếu hụt kiến thức đặc biệt ở các

nội dung mới được cập nhật theo thông tư

51/2017 TT-BYT, nghiên cứu đưa ra khuyến

nghị cần có các tình huống mô phỏng cũng

như tăng cường cập nhật các kiến thức

mới liên quan đến phản vệ cho SV trong

quá trình học tập tại trường và đi lâm sàng,

nâng cao khả năng tự học tự nghiên cứu

của người học

pdf 5 trang yennguyen 3560
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức dự phòng và xử trí phản vệ của sinh viên đại học chính quy Khóa 10 trường Đại học Điều dưỡng Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức dự phòng và xử trí phản vệ của sinh viên đại học chính quy Khóa 10 trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Kiến thức dự phòng và xử trí phản vệ của sinh viên đại học chính quy Khóa 10 trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
11
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 02 - Số 03
KIẾN THỨC DỰ PHÒNG VÀ XỬ TRÍ PHẢN VỆ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY 
KHÓA 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
Vũ Thị Là1, Đàm Thuỳ Dương1, Nguyễn Mạnh Dũng1,
 Hoàng Thị Minh Thái1, Võ Thị Thu Hương1
1 Trường Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả kiến thức dự phòng 
và xử trí phản vệ của sinh viên (SV) Đại 
học chính quy K10 Trường Đại học điều 
dưỡng Nam Định. Đối tượng và phương 
pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt 
ngang được tiến hành trên 110 SV Đại học 
điều dưỡng chính quy K10. Số liệu được 
thu thập bằng phương pháp tự điền vào bộ 
câu hỏi thiết kế sẵn. Kết quả: trên 90% SV 
có kiến thức về khái niệm, nguyên nhân và 
triệu chứng của phản vệ; cách khai thác 
tiền sử dị ứng và các trường hợp phải thử 
test; thành phần hộp chống sốc; nguyên 
tắc cấp cứu phản vệ mức độ nặng và nguy 
kịch; đường dùng adrenalin thích hợp. Tuy 
nhiên chỉ có khoảng 65% SV biết mức độ 
phản vệ; cách đọc kết quả khi thử test; cách 
xử trí cấp cứu phản vệ mức độ nhẹ; cách 
pha loãng adrenalin trong tiêm, truyền tĩnh 
mạch. Kết luận: kiến thức về phòng và xử 
trí phản vệ của SV khá tốt tuy nhiên vẫn còn 
những thiếu hụt kiến thức đặc biệt ở các 
nội dung mới được cập nhật theo thông tư 
51/2017 TT-BYT, nghiên cứu đưa ra khuyến 
nghị cần có các tình huống mô phỏng cũng 
như tăng cường cập nhật các kiến thức 
mới liên quan đến phản vệ cho SV trong 
quá trình học tập tại trường và đi lâm sàng, 
nâng cao khả năng tự học tự nghiên cứu 
của người học
Từ khoá: Kiến thức, dự phòng, xử trí, 
phản vệ, sinh viên
KNOWLEDGE ABOUT PREVENTIVE MEASURES AND PRACTICES MANAGEMENT 
RELATED TO ANAPHYLAXIS AMONG K10 BACHELOR STUDENTS 
IN NAM DINH UNIVERSITY OF NURSING
ABSTRACT
Objective: Describe knowledge about 
preventive measures and practices 
management related to anaphylaxis 
of K10 bachelor students in Nam Dinh 
university of nursing. Method: A cross-
sectional study was conducted among 
110 fourth year bachelor students using 
self-filled questionnaire administered 
at interview about knowledge about 
preventive measures and practices 
management related to anaphylaxis. 
Results:, more than 90% students had 
knowledge of definitions, causes and 
symptoms of anaphylaxis; collection 
allergic history and allergy testing; the 
equipment required for acute management 
of anaphylaxis; the principle of severe 
and critical anaphylaxis; Adrenaline 
administration. However, just 65% of students 
Người chịu trách nhiệm: Vũ Thị Là
Email: vula_ynd@yahoo.com.vn
Ngày phản biện: 25/5/2019
Ngày duyệt bài: 20/6/2019
Ngày xuất bản: 22/7/2019
12
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 02 - Số 03
know the degrees of anaphylaxis; how 
allergy testing is performed; management 
milder anaphylaxis; the use of intravenous 
adrenaline. Conclusion: Students’ 
knowledge about preventive measures and 
practices management of anaphylaxis is 
quite good. However, there are the gap 
of knowledge special in newly updated 
contents according to circular 51/2017 
TT-BYT. This study suggests the need for 
increasing simulation teaching methods as 
well as updating of new knowledge related 
to anaphylaxis for students in the academic 
and clinical learning process, improving 
self-study ability and study of learners.
 Keywords: knowledge, 
preventive measures, practices 
management, anaphylaxis, students
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có 
thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài 
phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với 
dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng 
khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến 
tử vong nhanh chóng [1], [2], [3]. Những 
năm gần đây, vấn đề phản vệ ngày càng 
được quan tâm nhiều hơn do tính chất gây 
nguy hiểm của nó và số trường hợp phản 
vệ cũng ngày càng gia tăng [4]. Việc xử trí 
phản vệ yêu cầu hết sức khẩn trương và 
nhanh chóng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu 
của Ibrahim và cộng sự tại Singapore chỉ 
ra rằng chỉ có 74,3% nhận thức được các 
hướng dẫn liên quan đến phòng và xử trí 
phản vệ [7]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của 
Tạ Thị Anh Thơ trên 140 ĐDV cho thấy: 
17% nhận thức không đúng nguyên nhân 
gây phản vệ là máu; 60% trả lời sai các 
biểu hiện tuần hoàn, hô hấp; 25% trả lời 
sai nguyên tắc ngừng tiếp xúc dị nguyên; 
36% trả lời sai về thời gian theo dõi huyết 
áp; 72,1% trả lời sai về nồng độ kháng sinh 
thử test [5]. Năm 2017, Bộ y tế đã ban hành 
thông tư số 51/2017/TT-BYT về hướng dẫn 
phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ thay 
thế cho thông tư số 08/1999/TT-BYT [1]. Để 
đánh giá kiến thức mới cập nhật về phản 
vệ của SV đại học điều dưỡng trước khi ra 
trường chúng tôi thực hiện nghiên cứu với 
mục tiêu: Mô tả kiến thức dự phòng và xử 
trí phản vệ của SV đại học chính quy khóa 
10 trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU.
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 
SV ĐHCQ khóa 10 Trường Đại học Điều 
dưỡng Nam Định 
* Tiêu chuẩn chọn mẫu: SV đồng ý 
tham gia nghiên cứu.
* Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian thu thập số liệu: Tháng 
5/2018
- Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học 
Điều dưỡng Nam Định
2.2. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt 
ngang
2.3. Mẫu và phương pháp chọn mẫu:
 Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu 
thuận tiện với cỡ mẫu n = 110
2.4. Phương pháp thu thập số liệu:
- Công cụ thu thập số liệu: bộ câu 
hỏi được biên soạn dựa trên thông tư số 
51/2017/TT-BYT về việc ban hành hướng 
dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. 
Bộ câu hỏi được nhận được sự góp ý của 
các thầy cô Bộ môn điều dưỡng và các bác 
sỹ tại Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Nam Định. 
Bộ câu hỏi gồm 4 phần: Phần I: Thông tin 
về đối tượng (3 câu hỏi); Phần II: Kiến thức 
chung về phản vệ (7 câu hỏi); Phần III: Kiến 
thức về dự phòng phản vệ (9 câu hỏi); Phần 
IV: Kiến thức về xử trí và theo dõi phản vệ 
(9 câu hỏi). Các câu hỏi đều dưới dạng 
chọn 1 đáp án đúng trong 4 đáp án (chọn ý 
đúng). Bộ câu hỏi được thử nghiệm trên 30 
SV sau đó điều chỉnh lại cho phù hợp
- Phương pháp thu thập số liệu: Trả 
lời vào phiếu tự điền trong vòng 20 phút 
2.5. Phương pháp xử lý số liệu:
13
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 02 - Số 03
Mã hóa, nhập liệu, làm sạch và xử lý số 
liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Phân tích 
mô tả tần số, tìm hiểu thực trạng kiến thức 
về phòng và xử trí phản vệ của SV
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên 
cứu
Đối tượng tham gia khảo sát tỷ lệ nữ/
nam là 4/1. Trong đó 100% SV đã từng 
học về phản vệ, nhưng chỉ có 15,45% SV 
đã từng chứng kiến phản vệ xảy ra trong 
thực tế.
3.2. Kiến thức chung về phản vệ
Bảng 3.1. Kiến thức chung của SV về 
phản vệ 
Câu hỏi
Trả lời 
đúng
n Tỷ lệ %
Khái niệm phản vệ 108 98,18
Nguyên nhân gây phản vệ 105 95,45
Mức độ phản vệ 75 68,18
Con đường gây phản vệ 74 67,27
Đặc điểm của phản vệ trên 
lâm sàng 91 82,27
Triệu chứng nổi bật của 
phản vệ 86 78,18
Thời gian xuất hiện triệu 
chứng 108 98,18
Số SV trả lời đúng cả 7 
câu 70 63,63
Nhận xét: Có 63,63% SV trả lời đúng cả 
7 câu. Hầu hết SV đều trả lời đúng về khái 
niệm phản vệ và thời gian xuất hiện phản 
vệ, tuy nhiên chỉ có 67,27% SV trả lời đúng 
về con đường dẫn đến phản vệ và 68,18 % 
trả lời đúng về mức độ phản vệ.
3.3. Kiến thức về dự phòng phản vệ
Bảng 3.2: Kiến thức của SV về dự 
phòng phản vệ
Kiến thức dự phòng
Trả lời đúng
n Tỷ lệ %
Thành phần hộp cấp cứu 
phản vệ 110 100
Số lượng Adrenalin trong 
hộp cấp cứu phản vệ 80 72,72
Thiết bị y tế và thuốc tối 
thiểu để cấp cứu phản vệ 110 100
Để phòng và chống phản 
vệ, cơ sở y tế cần 97 88,18
Các trường hợp phải thử 
test trước khi sử dụng 
thuốc
105 95,45
Cách thử test 110 100
Thời gian đọc kết quả test 
thử phản ứng 72 65,45
Kết luận dương tính sau 
khi thử phản ứng 70 63,63
Cách khai thác tiền sử dị 
ứng 110 100
Số SV trả lời đúng cả 9 
câu 67 61
Nhận xét: Có 61% số SV trả lời đúng cả 
9 câu. Hầu hết SV đều trả lời đúng về thành 
phần hộp chống sốc; cách khai thác tiền sử 
dị ứng; các cách để thử test; thiết bị y tế 
và thuốc tối thiểu để cấp cứu phản vệ. Tuy 
nhiên chỉ có 63,63% SV trả lời đúng về thời 
gian và cách kết luận dương tính sau khi 
thử phản ứng thuốc.
14
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 02 - Số 03
3.4. Kiến thức về xử trí và theo dõi 
phản vệ
Bảng 3.3: Kiến thức của SV về xử trí 
và theo dõi phản vệ
Xử trí và theo dõi 
phản vệ
Trả lời đúng
n Tỷ lệ %
Nguyên tắc cấp cứu phản 
vệ 94 85,45
Cấp cứu phản vệ mức độ 
nhẹ 75 68,18
Cấp cứu phản vệ mức độ 
nặng và nguy kịch 110 100
Đường dùng adrenalin 110 100
Liều lượng adrenalin 83 75,45
Thời gian tiêm nhắc lại 
adrenalin 95 86,36
Cách pha loãng liều 
adrenalin trong tiêm tĩnh 
mạch
81 73,63
Cách pha loãng liều 
adrenalin trong truyền 78 70,9
Thời gian theo dõi tối thiểu 90 81,81
Số SV trả lời đúng cả 9 
câu 73 66,36
Nhận xét: 66,36% SV trả lời đúng cả 9 
câu. Trong đó, có SV trả lời đúng 100% về 
cách cấp cứu phản vệ mức độ nặng và nguy 
kịch và đường dùng adrenalin phù hợp nhất. 
Tuy nhiên, chỉ có 68,18% SV trả lời đúng về 
cách cấp cứu phản vệ mức độ nhẹ.
4. BÀN LUẬN
4.1. Kiến thức chung về phản vệ
Từ kết quả thống kê ở bảng 3.1 có thể 
thấy hầu hết SV nắm vững kiến thức chung 
về phản vệ. Đặc biệt có những nội dung tỷ lệ 
trả lời đúng rất cao như: khái niệm phản vệ 
, thời gian xuất hiện triệu chứng (98,18%); 
nguyên nhân gây phản vệ (95,45%); đặc 
điểm của phản vệ trên lâm sàng (82,27%). 
Bên cạnh đó, có một số nội dung SV vẫn 
chưa nắm rõ kiến thức trả lời còn sai nhiều 
như: phân chia mức độ phản vệ chỉ đạt 
68,18%; các triệu chứng nổi bật của phản 
vệ đạt 78,18%. Điều này có thể lý giải do 
đây là những nôi dung mới được cập nhật 
theo thông tư 51/2017/TT-BYT của Bộ Y tế. 
4.2. Kiến thức dự phòng phản vệ
Một trong những nhiệm vụ của người 
điều dưỡng là đảm bảo dùng thuốc an toàn 
và hiệu quả cho người bệnh, vì thế việc dự 
phòng phản vệ khi dùng thuốc cho người 
bệnh là hết sức quan trọng. Với nội dung 
này, theo bảng thống kê 3.2 có thể thấy kiến 
thức của SV khá tôt. Cụ thể, tỷ lệ SV trả lời 
đúng có thể đạt tối đa ở các nội dung (cách 
khai thác tiền sử dị ứng, thiết bị y tế và thuốc 
tối thiểu để cấp cứu phản vệ, cách để thử 
phản ứng thuốc, thành phần hộp cấp cứu 
phản vệ), các nội dung khác như trường 
hợp phải thử test trước khi sử dụng thuốc 
đạt 95,45%; nguyên tắc phòng và chống 
phản vệ ở cơ sở y tế đạt 88,18%. Tuy nhiên, 
vẫn có một số nội dung SV trả lời sai nhiều 
như: thời gian đọc kết quả thử test (chỉ đạt 
63,63%); cách nhận định kết quả dương tính 
khi thử test (đạt 65,45%); số lượng Adrenalin 
1mg trong hộp cấp cứu (72,72%). Đây cũng 
là các kiến thức được điều chỉnh theo thông 
tư Thông tư số 51/2017/TT-BYT. Như vậy 
việc cập nhật các kiến thức mới cho SV cần 
được Nhà trường lưu tâm hơn. So sánh với 
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Vân 
về kiến thức của điều dưỡng tại bệnh viện 
Bắc Thăng Long cho thấy kết quả nghiên 
cứu tương đối phù hợp. 91,2% Điều dưỡng 
cho rằng cần khai thác tiền sử dị ứng thuốc, 
98,5% có kiến thức về danh mục các thuốc 
trong hộp chống sốc. Ở một số nội dung SV 
có kiến thức tốt hơn so với điều dưỡng như 
thời gian đọc kết quả thử phản ứng thuốc [6]
4.3. Kiến thức xử trí và theo dõi phản vệ
Việc xử trí nhanh chóng kịp thời khi 
người bệnh bị phản vệ là nghiệm vụ của mọi 
15
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Khoa học Điều dưỡng - Tập 02 - Số 03
cán bộ y tế. Điều này cho thấy việc trang bị 
kiến thức xử trí và theo dõi phản vệ cho SV 
điều dưỡng là một việc rất quan trọng. Từ 
kết quả ở bảng 3.3 có thể thấy kiến thức 
của SV về nội dung này khá tốt: 100% SV 
có kiến thức về đường dùng adrenalin thích 
hợp và nguyên tắc cấp cứu phản vệ mức 
độ nặng và nguy kịch, 86,36% biết về thời 
gian tiêm nhắc lại adrenalin. Bên cạnh đó 
vẫn còn tồn tại những thiếu hụt về kiến thức 
của SV trong nội dung này. Cụ thể, chỉ có 
68,18% biết xử trí cấp cứu phản vệ mức 
độ nhẹ, khoảng 70% biết cách pha loãng 
adrenalin trong tiêm và truyền tĩnh mạch 
và 75,45% biết về liều dùng adrenalin. Đây 
cũng là những nội dung đổi mới trong cập 
nhật kiến thức về phòng và xử trí phản vệ 
của Bộ Y tế. So sánh với nghiên cứu của 
Nguyễn Thanh Vân 100% điều dưỡng biết 
liều dùng và đường tiêm Adrenalin, 84,7% 
biết về thời gian tiêm nhắc lại Adrenalin, tuy 
nhiên đây là nghiên cứu được thực hiện 
năm 2013 do đó điều dưỡng đang thực 
hiện theo hướng dẫn xử trí và xử trí sốc 
phản vệ cũ [6]
Như vậy, kiến thức của SV về phòng 
và xử trí phản vệ tương đối tốt, tuy nhiên 
vẫn còn một số nội dung kiến thức của SV 
còn hạn chế, đặc biệt là những nội dung 
mới được cập nhật. Nguyên nhân có thể 
do trong quá trình học tập, các bài giảng về 
phản vệ còn ít và không có các tình huống 
mô phỏng về phản vệ. Quá trình thực tập 
trên lâm sàng SV ít được tiếp cận với phản 
vệ. Bên cạnh đó, khả năng tự học, tự cập 
nhật kiến thức của SV còn hạn chế.
4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứu do hạn chế 
về nhân lực và thời gian nên nhóm nghiên 
cứu chỉ thực hiện thu thập số liệu trên 110 
SV (trên tổng số 568 SV Đại học chính quy 
K10), phương pháp chọn mẫu thuận tiện 
do vậy cỡ mẫu chưa có tính đại diện cao. 
Hơn nữa nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc mô 
tả kiến thức của SV về phản ứng phản vệ 
chưa đi vào nghiên cứu kỹ năng xử trí phản 
ứng phản vệ của sinh viên. Do cỡ mẫu nhỏ 
nên nhóm nghiên cứu chưa phân tích, so 
sánh sự khác biệt về kiến thức phòng và xử 
trí phản ứng phản vệ giữa các nhóm.
5. KẾT LUẬN
Kiến thức về phòng và xử trí phản vệ 
của SV khá tốt, trên 90% SV vó kiến thức 
về khái niệm, nguyên nhân và triệu chứng 
của phản vệ; cách khai thác tiền sử dị ứng 
và các trường hợp phải thử test; thành 
phần hộp chống sốc; nguyên tắc cấp cứu 
phản vệ mức độ nặng và nguy kịch; đường 
dùng adrenalin thích hợp. 
Bên cạch đó các vẫn có những khoảng 
kiến thức SV bị bị thiếu hụt đặc biệt là 
những nội dung mới được cập nhật theo 
thông tư 51/2017/TT-BYT như: mức độ 
phản vệ; cách đọc kết quả khi thử test; 
cách xử trí cấp cứu phản vệ mức độ nhẹ; 
cách pha loãng adrenalin trong tiêm, truyền 
tĩnh mạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2017), Thông tư số 51/2017/
TT-BYT, Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và 
xử trí phản vệ.
2. Nguyễn Năng An (2007), “Nội bệnh lý 
Phần Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng”, Nhà 
xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Ngô Huy Hoàng (2016), “Chăm sóc 
người bệnh tích cực”. Nhà xuất bản y học.
4. Nguyễn Thị Thùy Ninh (2014). “Nghiên 
cứu tình trạng sốc phản vệ tại Bệnh viện Bạch 
Mai”. Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú.
5. Tạ Thị Anh Thơ (2010), “Đánh giá kiến 
thức của điều dưỡng trong việc xử trí và 
chăm sóc bệnh nhân SPV tại các khoa lâm 
sàng bệnh viện K”. Tạp Chí Y Học Thành 
Phố Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Thanh Vân (2013), đánh giá 
kiến thức phòng và cấp cứu sốc phản vệ 
của điều dưỡng bệnh viện Bắc Thăng Long 
năm 2013
7. Ibrahim I. Chew B.L. Zaw W. (2014), 
“Knowledge of anaphylaxis among 
Emergency Department staff”, Asia Pac 
Allergy.

File đính kèm:

  • pdfkien_thuc_du_phong_va_xu_tri_phan_ve_cua_sinh_vien_dai_hoc_c.pdf