Kiến thức, thái độ về công tác khử khuẩn tiệt khuẩn của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy năm 2008
TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu kiến thức thái độ của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy về công tác khử khuẩn- Tiệt khuẩn dụng cụ. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Kiến thức hiểu biết về công tác tiệt khuẩn dụng cụ của điều dưỡng là 90,1%, khử khuẩn là 54,9%. Qui trình khử khuẩn là 67,6%, tiệt khuẩn 73,2%. Đa số chưa xác định chính xác qui trình xử lý dụng cụ, đặc biệt là các bước khử khuẩn và làm sạch. Các thông số về nhiệt độ, thời gian tiệt khuẩn, các phương pháp khử khuẩn đạt tỉ lệ thấp. Kết luận: Cần phải đẩy mạnh công tác khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ trong bệnh viện
Bạn đang xem tài liệu "Kiến thức, thái độ về công tác khử khuẩn tiệt khuẩn của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiến thức, thái độ về công tác khử khuẩn tiệt khuẩn của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy năm 2008
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 242 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VỀ CÔNG TÁC KHỬ KHUẨN TIỆT KHUẨN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC CAI LẬY NĂM 2008 Ngô Ngọc Bích*, Tạ Văn Trầm* TÓM TẮT Mục tiêu: Tìm hiểu kiến thức thái độ của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy về công tác khử khuẩn- tiệt khuẩn dụng cụ. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Kết quả: Kiến thức hiểu biết về công tác tiệt khuẩn dụng cụ của điều dưỡng là 90,1%, khử khuẩn là 54,9%. Qui trình khử khuẩn là 67,6%, tiệt khuẩn 73,2%. Đa số chưa xác định chính xác qui trình xử lý dụng cụ, đặc biệt là các bước khử khuẩn và làm sạch. Các thông số về nhiệt độ, thời gian tiệt khuẩn, các phương pháp khử khuẩn đạt tỉ lệ thấp. Kết luận: Cần phải đẩy mạnh công tác khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ trong bệnh viện. Từ khóa: Kiến thức, thái độ, khử khuẩn. ASTRACT THE KNOWLEGDE, ATTITUDE OF NURSES IN CAI LAY GENERAL HOSPITAL ABOUT STERILIZATION Ngo Ngoc Bich, Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 4 - 2010: 243 - 246 Objectives: to determine the knowlegde, attitude of nurses in Cai Lay General hospital about sterilization Study design: Cross-sectional study. Result: right knowlegde of nursing about sterilization 90.1%, process of sterilising 67.7%. The propotion about temperature, time of sterilization, the methods of sterilization were low. Conclusion: it is neccessery strengthening the sterilization mission in hospital. Key words: knowlegde, attitude, sterilization. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong 2 thập niên qua, ngành y tế thế giới và Việt Nam đã nghiên cứu, ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật y học hiện đại đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khoẻ cho con người như: mổ tim hở, nong mạch vành, ghép gan, thận ..., thụ tinh trong ống nghiệm, phẫu thuật nội soi... Góp phần cho sự thành công này phải kể đến vai trò quan trọng của công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn trong việc đảm bảo an toàn cho môi trường bệnh viện, bệnh nhân, nhân viên y tế (khi xử lý và sử dụng dụng cụ)(3,2). Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan việc đầu tư, thực hiện công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn ở bệnh viện chưa hoàn thiện ở một số quy trình. Hệ quả là công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn chưa thực hiện đồng bộ ở tất cả các khoa lâm sàng. Theo nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2007, đánh giá thực trạng quản lý khử khuẩn - tiệt khuẩn trong 93 bệnh viện trên toàn quốc (38 miền Nam, 38 miền Bắc,17 miền Trung) nhận thấy chỉ có 55-81% bệnh viện thực hiện công việc khử khuẩn, cọ rửa, tiệt khuẩn, đóng gói chỉ thực hiện tại khoa lâm sàng, 20% bệnh viện thực hiện việc tiệt khuẩn dụng cụ vừa làm rải rác tại khoa, vừa làm tại đơn vị tiệt khuẩn,.. * Bệnh viện Đa Khoa Tiền Giang Tác giả liên lạc: CN. Ngô Ngọc Bích, ĐT: 0913771779, Email: khthbvtg@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 243 chưa được giám sát chặt chẽ. Công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn chưa được quan tâm, chưa được thực hiện tốt là nguy cơ rất lớn cho nhiễm khuẩn bệnh viện xảy ra (1,2). Nhiễm khuẩn bệnh viện làm tăng tần suất mắc bệnh, tăng chi phí điều trị, tăng tỉ lệ tử vong. Điều quan trọng hơn nữa khi kiểm soát khử khuẩn - tiệt khuẩn nói riêng cũng như công tác chống nhiễm khuẩn ở bệnh viện nói chung không tốt sẽ là cơ hội sinh ra dòng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Đây là một thách thức mới mang tính thời đại và toàn cầu(1). Nhằm nâng cao chất lượng công tác chống nhiễm khuẩn, qua việc quan tâm đến công tác khử khuẩn và tiệt khuẩn, góp phần tích cực vào hiệu quả điều trị cho bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu sau: “Tìm hiểu kiến thức thái độ về công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn của điều dưỡng (ĐD) tại Bệnh viện Đa khoa khu vực (ĐKKV) Cai Lậy năm 2008.” Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu kiến thức thái độ về công tác khử khuẩn tiệt khuẩn của ĐD tại Bệnh viện ĐKKV Cai Lậy năm 2008. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu kiến thức của ĐD về công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn. - Tìm hiểu thái độ của ĐD về công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu ĐD đang công tác tại Bệnh viện ĐKKV Cai Lậy trong thời điểm tiến hành nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu 71. Công cụ thu thập số liệu Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn. Phương pháp thu thập số liệu Phỏng vấn qua bộ câu hỏi soạn sẵn. Tiến hành ĐD trưởng khoa phối hợp với lãnh đạo khoa lồng ghép trong giao ban trình bày ngắn gọn mục đích nghiên cứu, phát phiếu điều tra đến đối tượng nghiên cứu trả lời, thu hồi phiếu điều tra. Xử lý số liệu Nhập và xử lý số liệu bằng bảng tính Exell. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Nội dung N= 71 T l % Nam 13 18,3 Giới Nữ 58 81,5 Dưới 2 năm 25 35,2 2ñến 5 năm 22 31 Thời gian công tác Trên 5 năm 24 33,8 Kiến thức về công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn của ĐD Bảng 2: Phân biệt được khử khuẩn - tiệt khuẩn Đúng Sai Nội dung n % n % Khử khuẩn: quá trình làm giảm số lượng vi sinh vật trên dụng cụ, không diệt ñược bào tử 39 54,9 32 45,1 Tiệt khuẩn: quá trình tiêu diệt hoàn toàn số lượng vi sinh vật trên dụng cụ kể cả bào tử 64 90,1 7 9,9 Bảng 3: Phân biệt các loại dụng cụ cần áp dụng khử khuẩn - tiệt khuẩn Đúng Sai Nội dung n % n % Dụng cụ sử dụng trên da hoặc chăm sóc thông thường (nhiệt kế, ống nghe) 39 54,9 32 45,1 Dụng cụ tiếp xúc niêm mạc ñường tiêu hóa, hô hấp(bộ phun khí dung, sonde dạ dày..) 64 90,1 7 9,9 Dụng cụ xuyên qua da, các mô cơ thể, hệ thống mạch máu ..( tiêm thuốc, thay băng, phẫu thuật) 71 100 0 0 Bảng 4: Các phương pháp khử khuẩn - tiệt khuẩn Đúng Sai Nội dung n % n % Khử khuẩn gồm 3 mức ñộ (mức ñộ thấp, mức ñộ trung bình, 39 54,9 33 45,1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 244 Đúng Sai Nội dung n % n % mức ñộ cao) Tiệt khuẩn gồm 3 phương pháp (hấp ướt, hấp khô, bằng khí) 67 94,4 4 5,6 Bảng 5: Qui trình khử khuẩn - tiệt khuẩn Đúng Sai Nội dung n % n % Qui trình khử khuẩn (khử nhiễm - cọ rửa – lau khô – ñóng gói - khử khuẩn - bảo quản) 48 67,6 23 32,4 Qui trình tiệt khuẩn (khử nhiễm - cọ rửa – lau khô – ñóng gói - tiệt khuẩn - bảo quản) 52 73,2 19 26,8 Bảng 6: Các nguyên tắc khử khuẩn - tiệt khuẩn Đúng Sai Nội dung n % n % Tháo rời các bộ phận dụng cụ sau khi sử dụng 48 67,6 23 32,4 Các dung dịch khử nhiễm ñược sử dụng 60 84,5 11 15,5 Phương pháp ngâm dụng cụ khử nhiễm 52 73,2 19 26,8 Thời gian ngâm tối thiểu 34 47,9 37 52,1 Các thông số thời gian, nhiệt ñộ, áp suất bằng phương pháp hấp ướt 22 30,9 49 69,1 Các thông số thời gian, nhiệt ñộ, áp suất bằng phương pháp hấp khô 32 45,1 39 54,9 Thái độ về công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn của Điều dưỡng Bảng 7: Hiểu biết tầm quan trọng công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn Đúng Sai Nội dung n % n % Vai trò của công tác khử khuẩn 52 73,3 19 26,7 Vai trò công tác của tiệt khuẩn 62 87,3 9 12,7 Bảng 8: Kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn Đúng Sai Nội dung n % n % Các chỉ số cần theo dõi (ngày tiệt khuẩn, người tiệt khuẩn) 67 94,3 4 5,7 Các test hóa học (chỉ thị màu) 71 100 0 0 Cách bảo quản dụng cụ tiệt khuẩn 69 97,2 2 2,8 BÀN LUẬN Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy: Đặc điểm liên quan đối tượng Tỉ lệ ĐD nữ chiếm 81,5%, tỉ lệ này phù hợp nghề ĐD. Thâm niên công tác: tỉ lệ ĐD giữa các thế hệ gần bằng nhau, từ 30% 35%. Trong đó dưới 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 35,2. Tìm hiểu kiến thức về công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn của ĐD Tỉ lệ ĐD phân biệt đúng khử khuẩn - tiệt khuẩn có sự chênh lệch lớn, đa số hiểu biết về tiệt khuẩn nhiều hơn 90,1%, trong khi khử khuẩn chỉ có 54,9% (bảng 2). Kết quả phân loại đúng các loại dụng cụ để khử khuẩn tiệt khuẩn, cho thấy 100% ĐD ý thức rất tốt các dụng cụ cần xuyên qua, hoặc khi tiếp xúc mạch máu cũng như các mô của cơ thể, tức là cắt đứt 1 trong những đường lây truyền bệnh gây nhiễm trùng bệnh viện. Tuy nhiên, ĐD có sự nhầm lẫn khi chọn một số dụng cụ xuyên qua niêm mạc hô hấp, miệng cần phải tiệt khuẩn, về nguyên tắc chỉ cần khử khuẩn ở mức độ trung bình là được. Tỉ lệ thấp nhất là xử lý dụng cụ thông thường 54,9%. Với các tỉ lệ này, cho thấy ĐD còn lúng túng trong cách xử lý dụng cụ. Phương pháp tiệt khuẩn ĐD hiểu biết nhiều hơn 94,4%, riêng 3 mức độ trong khử khuẩn thì không nhớ nên tỉ lệ thấp 54,9%. Qui trình khử khuẩn 67,6% - tiệt khuẩn 73,2%, đa số ĐD chưa xác định chính xác vấn đề khử nhiễm và làm sạch bước nào trước, bước nào sau. Vì vậy, khoa Chống nhiễm khuẩn (CNK) xây dựng qui trình xử lý dụng cụ khử khuẩn - tiệt khuẩn đến từng khoa cần được duy trì, giám sát thường xuyên. Trong 6 nguyên tắc cần thiết của khử khuẩn - tiệt khuẩn: xác định các loại dung dịch, tháo rời Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 245 các khớp dụng cụ, cách ngâm dung cụ chiếm tỉ lệ >67%, kiến thức về các thông số thời gian, nhiệt độ, áp suất chiếm tỉ lệ thấp (30 –45%). Thái độ của ĐD về công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn Có 87,3% ĐD có thái độ xác định đúng tầm quan trọng cần thiết trong tiệt khuẩn 87,3%, khử khuẩn 73,3%. Khả năng kiểm soát chất lượng CNK: 100% ĐD dựa vào băng keo có chất chỉ thị màu để xác định chiếm tỉ lệ 94,3%, yêu cầu phải được đóng gói, ghi các thông số cá nhân chiếm 94,3% và bảo quản dụng cụ tiệt khuẩn đúng cách chiếm 97,2%. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: Kiến thức hiểu biết về công tác tiệt khuẩn dụng cụ y tế của ĐD chiếm tỉ lệ cao hơn tỉ lệ hiểu biết về khử khuẩn. Chưa xác định chính xác các bước trong qui trình xử lý dụng cụ, đặc biệt là bước khử nhiễm và làm sạch. Các thông số nhiệt độ, thời gian tiệt khuẩn, các phương pháp khử khuẩn đạt tỉ lệ thấp trong nghiên cứu. KIẾN NGHỊ Khoa Chống nhiễm khuẩn xây dựng qui trình xử lý dụng cụ và tổ chức tập huấn để hướng dẫn ĐD cập nhật thông tin về công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn. Có kế hoạch kiểm tra, giám sát thường xuyên định kỳ và đột xuất. Cung cấp đầy đủ phương tiện để xử lý dụng cụ đúng các bước trong qui trình. Đề tài sẽ được nâng cấp trong năm 2009 là tiếp tục đánh giá kỹ năng thực hành trong công tác khử khuẩn - tiệt khuẩn và tìm hiểu các yếu tố liên quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bệnh viện Chợ Rẫy (2005), Hội thảo Chống nhiễm khuẩn bệnh viện 2. Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế (2006), Điều dưỡng cơ bản – tập 2. 3. Vụ sức khoẻ sinh sản (2007), Hướng dẫn phòng ngừa phổ cập trong các cơ sở chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 246 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Nhi Khoa Mở Rộng BV. Nhi Đồng 2 – Lần XIX - Năm 2010 247
File đính kèm:
- kien_thuc_thai_do_ve_cong_tac_khu_khuan_tiet_khuan_cua_dieu.pdf