Kinh doanh chống chuyển giá ở một số quốc gia và bài học cho kiểm toán nhà nước và kiểm toán chuyển giá
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, thị trường và phạm vi hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty đa quốc gia ngày càng được mở rộng. Kéo theo đó, quy mô của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được luân chuyển giữa các quốc gia ngày một lớn. Chính dòng vốn đầu tư FDI này đã và đang đóng vài trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu các nguồn lực đầu tư, phát triển nền kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Không thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn qua. Tuy nhiên, dưới góc độ kiểm tra, giám sát tài chính công, chúng ta cũng cần giữ thái độ thận trọng đối với những mặt trái và rủi ro tiềm ẩn của nguồn vốn đầu tư FDI lên nền kinh tế. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực thanh tra, kiểm toán chống chuyển giá tại một số quốc gia trên thế giới cho thấy một số bài học quan trọng mà Việt Nam có thể lĩnh hội để nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm toán chống chuyển giá do các cơ quan chức năng, trong đó có Kiểm toán nhà nước thực hiện
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kinh doanh chống chuyển giá ở một số quốc gia và bài học cho kiểm toán nhà nước và kiểm toán chuyển giá
19NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 114 - tháng 4/2017 *Văn phòng Kiểm toán nhà nước KINH NGHIEÄM CHOÁNG CHUYEÅN GIAÙ ôû MOÄT sOÁ qUOÁC GIA VAØ bAØI HOÏC CHO KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖôÙC VEà KIEÅM TOAÙN CHUYEÅN GIAÙ ThS. LÊ MẠNH CƯờNG* Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, thị trường và phạm vi hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty đa quốc gia ngày càng được mở rộng. Kéo theo đó, quy mô của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được luân chuyển giữa các quốc gia ngày một lớn. Chính dòng vốn đầu tư FDI này đã và đang đóng vài trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu các nguồn lực đầu tư, phát triển nền kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Không thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn qua. Tuy nhiên, dưới góc độ kiểm tra, giám sát tài chính công, chúng ta cũng cần giữ thái độ thận trọng đối với những mặt trái và rủi ro tiềm ẩn của nguồn vốn đầu tư FDI lên nền kinh tế. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực thanh tra, kiểm toán chống chuyển giá tại một số quốc gia trên thế giới cho thấy một số bài học quan trọng mà Việt Nam có thể lĩnh hội để nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm toán chống chuyển giá do các cơ quan chức năng, trong đó có Kiểm toán nhà nước thực hiện. Từ khóa: Chuyển giá, kiểm toán chống chuyển giá. Some international transfer pricing experiences and lessons for the State Audit Office of Vietnam in transfer pricing auditing In the context of the global economic integration, corporations’ market and operational scopes are increasingly broadening, which essentially increases the flow of foreign direct investment (FDI) among nations. This inflow of FDI capital has been playing a more and more important role among nations’ development and investment resources, especially for such developing economy like Vietnam. There is no doubt regarding the role and importance of FDI capital to Vietnam’s economic development over the period, however, from the public finance supervision and monitoring perspective, we also need to reserve a certain caution to the adverse effects and potential risks of FDI inflows to the economy. Studying international anti-transfer pricing inspection and auditing experiences in some countries around the world reveals some important lessons that Vietnam can take to improve quality, efficiency and effectiveness of anti-transfer pricing inspecting and auditing activities’ that are carried out by the functional state agencies, including the State Audit Office of Vietnam. Key words: Transfer pricing, transfer pricing auditing. 20 NHAÄN DIEÄN VAØ ÑOÁI PHOÙ VÔÙI VAÁN ÑEÀ CHUYEÅN GIAÙ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 114 - tháng 4/2017 Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, thị trường và phạm vi hoạt động của các Tập đoàn, công ty đa quốc gia ngày càng được mở rộng, kéo theo đó, quy mô của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được luân chuyển giữa các quốc gia ngày một lớn. Chính dòng vốn đầu tư FDI này đã và đang đóng vài trò ngày càng quan trọng trong cơ cấu các nguồn lực đầu tư, phát triển nền kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam hiện có khoảng trên 15.000 dự án được đầu tư từ nguồn vốn FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 219 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt khoảng 106 tỷ USD, tương đương khoảng 53,4% GDP Việt Nam năm 2016 tính theo giá hiện hành (4.502,7 nghìn tỷ đồng). Không thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn qua. Tuy nhiên, dưới góc độ kiểm tra, giám sát tài chính công, chúng ta cũng cần giữ thái độ thận trọng đối với những mặt trái và rủi ro tiềm ẩn của nguồn vốn đầu tư FDI lên nền kinh tế. Thực tế cho thấy các dự án FDI đã và đang bộc lộ một số ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam, nổi bật có thể kể đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp nội địa, gây tác động xấu đến môi trường đầu tư, hiện tượng chuyển giá, trốn thuế, gây thất thu ngân sách Trên thực tế, Chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực trong công cuộc chống chuyển giá trong thời gian qua và bước đầu đã đem lại những kết quả nhất định. Kết quả thanh tra tại một số doanh nghiệp FDI lớn như Metro, Keangnam-Vina đã giúp các cơ quan chức năng xử lý, thu hồi về NSNN hàng trăm tỷ đồng. Trong hoạt động kiểm toán của KTNN cũng đã phát hiện và xử lý một số trường hợp có tính chất chuyển giá, tuy nhiên đa phần là của các doanh nghiệp trong nước có quy mô vừa và nhỏ, địa bàn hoạt động trải qua các địa phương có chính sách đãi ngộ thuế không đồng nhất. Nhìn chung, các quy định tại hệ thống văn bản pháp quy hiện hành của Việt Nam còn hạn chế quyền hạn của cơ quan thuế, thanh tra, kiểm toán; hình thức xử lý đối với doanh nghiệp có hành vi chuyển giá tránh thuế còn quá nhẹ, quy định xác định giá thị trường chưa được linh hoạt đối với một số doanh nghiệp có giao dịch liên kết... Do 21NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 114 - tháng 4/2017 vậy, chưa thực sự hạn chế tối đa các hành vi chuyển giá của doanh nghiệp liên kết, quá trình thực hiện của người nộp thuế cũng như cơ quan quản lý thuế chưa thực sự thuận tiện. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực thanh tra, kiểm toán chống chuyển giá tại một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Australia và Nhật Bản cho thấy một số bài học quan trọng mà Việt Nam có thể lĩnh hội để nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm toán chống chuyển giá do các cơ quan chức năng, trong đó có Kiểm toán nhà nước thực hiện. 1. Trung Quốc Tại Trung Quốc, về nguyên tắc, Cơ quan Thuế vụ của Trung Hoa lục địa công nhận các Hướng dẫn của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về chống chuyển giá cũng như các phương pháp xác định chuyển giá tại Hướng dẫn này của OECD. Quá trình lựa chọn các cuộc kiểm toán chống chuyển giá Tại Trung Quốc, quá trình này được tiến hành và quyết định thống nhất tập trung. Việc lựa chọn cuộc thanh tra, kiểm toán chống chuyển giá sẽ dựa trên cơ sở các thông tin về: lợi nhuận của doanh nghiệp, tín hiệu cho thấy doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu, các đánh giá dựa trên trọng yếu rủi ro của Cơ quan Thuế, tính chất và quy mô của các giao dịch liên kết giữa các bên, chu kỳ kiểm toán thông thường, kết quả các cuộc kiểm toán thuế trước đó tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các giao dịch trong ngành công nghiệp dịch vụ đang ngày càng được các cơ quan chức năng chú trọng trong việc lựa chọn kiểm toán về chuyển giá. Đối tượng chính của các cuộc kiểm toán chống chuyển giá Khi lựa chọn đối tượng để tiến hành các cuộc kiểm toán chống chuyển giá, chính quyền Trung Quốc tập trung vào các doanh nghiệp hiện đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Trung Quốc nhưng đồng thời cũng có cơ sở kinh doanh, chi nhánh tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và các quốc gia được coi là thiên đường thuế quan (như Ireland, luxembourg, Panama, các đảo quốc vùng Caribe, British Virgin Islands...). Trong đó, các cơ quan thanh tra, kiểm toán về chuyển giá của Trung Quốc chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất ô-tô công nghệ sinh học, sản xuất hàng tiêu dùng, hệ thống phân phối, bán lẻ (siêu thị), sản xuất và chế biến dược phẩm, bất động sản, phát triển công nghệ. Trong những năm gần đây, các công tác thanh kiểm tra, kiểm toán về chuyển giá của Trung Quốc đang được mở rộng sang các các công ty nội địa và các khoản đầu tư ra nước ngoài. Công tác thanh kiểm tra, kiểm toán chuyển giá cũng chú trọng hơn đến các giao dịch tài sản vô hình giữa các Tập đoàn, các khoản chuyển nhượng vốn chủ sở hữu, cũng như các mô hình kinh doanh có vốn chủ yếu là từ vốn vay, nợ. Phương pháp tác nghiệp chống chuyển giá Về mặt kỹ thuật nghiệp vụ, Trung Quốc không bắt buộc các công ty trong đối tượng thanh kiểm tra, kiểm toán về chuyển giá phải sử dụng các dữ liệu hoặc giao dịch tương đương trong nước để so sánh, mà sẽ yêu cầu so sánh với các công ty đại chúng tương đồng trong cùng khu vực. Các dữ liệu về tài chính tương đương sẽ được đem ra để đối chiếu, so sánh trong phạm vi từ 3-5 niên độ tài chính. Một số chỉ tiêu về mức lợi nhuận thường được đối chiếu, so sánh là tỷ lệ Lợi nhuận trên tổng chi phí, hoặc Hệ số biên lợi nhuận hoạt động. Trong nỗ lực chống chuyển giá của mình, Trung Quốc tích cực tiến hành triển khai chương trình kiểm toán chống chuyển giá, áp dụng rộng rãi chương trình Thoả thuận xác định giá trước (APA) ở cấp độ song phương và đa phương cho các công ty kinh doanh trên lãnh thổ Trung Quốc, đồng thời chú trọng hơn vào phương thức quản lý vấn đề chuyển giá của các công ty thông qua hình thức dự báo. Việc chú trọng sử dụng hình thức dự báo để quản lý đồng nghĩa với việc các cơ quan thuế của Trung Quốc tích cực tiến hành đánh giá sơ bộ đối 22 NHAÄN DIEÄN VAØ ÑOÁI PHOÙ VÔÙI VAÁN ÑEÀ CHUYEÅN GIAÙ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 114 - tháng 4/2017 với các công ty trước khi tiến hành kiểm toán, qua đó cho phép các công ty quyết định việc thực hiện điều chỉnh cách tính thuế thu nhập cho phù hợp với quy định của nhà nước, trước khi tiến hành kiểm toán. 2. Australia Tại Australia, chống chuyển giá đang trở thành một vấn đề ngày càng có tính thời sự, và các cơ quan chức năng đang tìm cách tiếp cận vấn đề này thông qua những quy định pháp lý mới có hiệu lực mạnh hơn, dựa trên đánh giá những lợi ích của chuyển giá liên quan tới các điều kiện (giao dịch) độc lập. Cơ quan Thuế quan của Australia có nhiệm vụ chủ trì trong khuôn khổ nỗ lực chống xói mòn nền tảng và dịch chuyển lợi tức (Base Erosion and Profit Shifting - BEPS) của tổ chức OECD. Cụ thể, bộ phận chuyên trách của cơ quan thuế Australia về chống chuyển giá sẽ tập trung phối hợp với các đối tác quốc tế để xác định “mục đích” thực của các doanh nghiệp Australia tại các lãnh thổ có mức thuế quan thấp; triển khai chương trình chống xói mòn nền tảng và dịch chuyển lợi tức BEPS thông qua các hoạt động tuân thủ, bao gồm các cuộc kiểm toán song phương và đa phương, với sự hỗ trợ của hệ thống quy định mới được sửa đổi và ban hành về chống chuyển giá; nắm bắt xu thế số hoá của nền kinh tế Australia cũng như mối quan hệ của xu thế này đối với hệ thống thuế quan của quốc gia; đồng thời hỗ trợ phát triển các chính sách về chống chuyển giá của chính phủ Australia cũng như của tổ chức OECD. Quá trình lựa chọn các cuộc kiểm toán chống chuyển giá Tại Australia, quá trình này được Cơ quan Thuế vụ Australia tiến hành và quyết định thông qua một cơ sở dữ liệu bao gồm thông tin liên quan đến chuyển giá của tất cả các đối tượng có nghịa vụ nộp thuế, từ đó xây dựng hệ thống xác định rủi ro. Hệ thống này sẽ tự động đưa ra các cảnh báo rủi ro trong các trường hợp sau: các công ty kinh doanh thua lỗ hoặc có mức lợi nhuận thấp, các doanh nghiệp tham gia vào các giao dịch có mức rủi ro tiềm tàng chuyển giá cao (ví dụ như các giao dịch liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền), các doanh nghiệp không phát sinh một số giao dịch điển hình mà các công ty đa quốc gia Australia thường có (như doanh thu bản quyền), các doanh nghiệp thông báo về việc đã/đang tổ chức tái cơ cấu. Thông thường, việc lựa chọn cuộc kiểm toán chống chuyển giá sẽ dựa trên cơ sở thông 23NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 114 - tháng 4/2017 tin về: lợi nhuận của doanh nghiệp, dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu, các đánh giá dựa trên trọng yếu rủi ro của cơ quan chức năng về chống chuyển giá, tính chất và quy mô của các giao dịch liên kết giữa các bên, chu kỳ kiểm toán thông thường, kết quả các cuộc kiểm toán thuế trước đó tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các giao dịch trong ngành công nghiệp dịch vụ đang ngày càng được cơ quan thanh tra, kiểm toán lưu ý lựa chọn làm đối tượng kiểm tra. Đối tượng chính của các cuộc thanh tra, kiểm toán về chống chuyển giá Tại Australia, đối tượng chủ yếu của các cuộc thanh tra, kiểm toán về chống chuyển giá chủ yếu liên quan đến các doanh nghiệp kinh doanh tại Australia nhưng đồng thời giao dịch với các đối tác lớn từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh Quốc và New Zealand. Tuy nhiên, gần đây các nỗ lực thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chống chuyển giá cũng tập trung nhiều vào các giao dịch với những lãnh thổ có mức thuế quan thấp. Các cuộc thanh tra, kiểm toán chống chuyển giá chủ yếu tập trung ở các lĩnh vực có các giao dịch có liên quan đến tài sản vô hình, cung ứng dịch vụ nội bộ, thoả thuận vay, nợ và đảm bảo, các thoả thuận về tiền bản quyền, thương mại điện tử, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu chuỗi cung ứng, chuyển nhượng sở hữu trí tuệ, khai thác mỏ, sản xuất dược phẩm và ngành công nghiệp sản xuất phương tiện ô-tô, mô-tô. Cơ quan thuế vụ của Australia cũng theo dõi ngày càng chặt chẽ hơn các doanh nghiệp có lỗ kéo dài hoặc lợi nhuận thấp qua nhiều năm liền. Phương pháp tác nghiệp chống chuyển giá Các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chống chuyển giá của Australia chủ yếu dựa sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu dữ liệu với các doanh nghiệp nội địa để đưa ra các so sánh, đối chiếu tương đương khi kiểm toán, kiểm tra. Song song với việc duy trì một bộ cơ sở dữ liệu về các giao dịch tương đương trong khu vực để làm chuẩn so sánh, Australia cũng tập trung vào các giao dịch tương đương sẵn có trong nước, đồng thời đặt mối quan hệ tương đối của các giao dịch nội địa trong tổng quan dữ liệu các giao dịch tương đương trong khu vực để có đánh giá phù hợp và chính xác hơn. Trong những trường hợp cần thiết, cơ quan thuế vụ của Australia cũng sẽ tiến hành phân tích độc lập để xác định các công ty nội địa tương đương nhằm phục vụ mục đính thiết lập chuẩn so sánh. Trong nỗ lực chống chuyển giá của mình, Australia tích cực tiến hành triển khai chương trình kiểm toán chống chuyển giá, áp dụng rộng rãi chương trình Thoả thuận xác định giá trước (APA) đơn phương, song phương và đa phương cho các công ty kinh doanh trên lãnh thổ Australia. Đến nay, Australia đã đạt thoả thuận xác định giá trước (APA) song phương với cơ quan thuế vụ của Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thuỵ Sĩ, New Zealand, Đan Mạch và Singapore. 3. Nhật Bản Chính phủ Nhật Bản xác định công tác chống chuyển giá là hoạt động quan trọng, cần được ưu tiên trong việc quản lý và điều hành. Do vậy, Nhật Bản đã chủ động kịp thời sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp lý, văn bản, chính sách về chuyển giá trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa. Năm 2010 Nhật Bản đã tiến hành sửa đổi một số chế độ thuế và ban hành hệ thống hồ sơ, mẫu biểu phục vụ công tác chống chuyển giá, bắt buộc các doanh nghiệp phải kê khai các giao dịch liên quan đến doanh nghiệp nước ngoài theo mẫu biểu hướng dẫn. Qua đó, kiểm tra, đánh giá chính xác việc phân phối thu nhập trong Tập đoàn, đảm bảo thuận lợi cho việc điều tra chống chuyển giá giữa công ty mẹ và công ty con. Quá trình vận dụng và cái cách chế độ thuế chống chuyển giá của Nhật Bản trong thời gian qua có một số đặc trưng đáng lưu ý, cụ thể như sau: (1) Đối tượng doanh nghiệp bị điều tra thuế chuyển dần từ các doanh nghiệp có yếu tố vốn nước ngoài (chủ yếu của Mỹ, châu Âu) sang các doanh nghiệp trong nước; (2) Đối tượng giao dịch bị điều tra chuyển từ các doanh nghiệp từ Mỹ, châu Âu sang các doanh 24 NHAÄN DIEÄN VAØ ÑOÁI PHOÙ VÔÙI VAÁN ÑEÀ CHUYEÅN GIAÙ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 114 - tháng 4/2017 nghiệp châu á (chủ yếu là các doanh nghiệp của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong và các nước ASEAN); (3) Loại hình kinh doanh bị điều tra chuyển từ giao dịch liên quan tới tài sản hữu hình (sản phẩm) sang các giao dịch liên quan đến tài sản vô hình (lợi nhuận, tiền gửi, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, bản quyền, thương hiệu, dịch vụ); (4) Phương pháp áp dụng xác định chuyển giá chuyển từ chỗ chỉ sử dụng 3 phương pháp cơ bản (Phương pháp định giá trên cơ sở giá tự do có thể so sánh được, Phương pháp giá bán lại, và Phương pháp Giá vốn cộng lãi) sang kết hợp sử dụng thêm các phương pháp khác (Phương pháp chiết tách lợi nhuận và Phương pháp so sánh lợi nhuận ròng); (5) Chuyển từ chủ yếu sử dụng chế độ thuế chuyển giá sang sử dụng chế độ thỏa thuận giá trước (APA) và phương pháp xác định giá giao dịch. 4. Một số dấu hiệu của hiện tượng chuyển giá Thứ nhất, về cơ chế giá giao dịch nội bộ: (1) Trường hợp công ty con ở nước có mức thuế suất thấp hơn ở công ty mẹ thì giá nhập khẩu linh kiện, nguyên vật liệu từ công ty mẹ thấp hơn giá thông thường; và ngược lại, giá bán hàng hóa của công ty con cho công ty mẹ lại có mức giá cao hơn mức giá thông thường. Bản chất của phương pháp này là chuyển khoản lợi nhuận chịu thuế từ công ty mẹ, nơi có mức thuế suất cao sang công ty con, nơi có mức thuế suất thấp hơn; (2) Trường hợp công ty con ở nước có mức thuế suất cao hơn công ty mẹ thì cơ chế giá giao dịch nội bộ sẽ ngược lại; Thứ hai, về đối tượng điều tra chuyển giá tập trung vào các doanh nghiệp: (1) Có giao dịch với doanh nghiệp liên quan (về vốn, kỹ thuật, nhân sự) với kim ngạch lớn hoặc nhiều chủng loại; (2) Thua lỗ hoặc lợi nhuận thấp trong thời gian dài hoặc lợi nhuận biến động lớn giữa các năm; (3) Có lợi nhuận thấp hơn so với mặt bằng các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề; (4) Có hoạt động giao dịch với đối tác ở các nước có mức thuế thấp hoặc không phải chịu thuế (hay còn gọi là các thiên đường thuế; (5) Không thực hiện các báo cáo liên quan về kết quả hoạt động theo luật định hoặc không chuẩn bị tài liệu báo cáo định kỳ; (6) Tiến hành các giao dịch vi phạm nguyên tắc giao dịch giữa các doanh nghiệp độc lập. 5. Một số bài học kinh nghiệm về chống chuyển giá cho Việt Nam Nhìn chung, kinh nghiệm về chống chuyển giá tại một số quốc gia tiên tiến trên thế giới cho thấy một số điểm nổi bật mà KTNN Việt Nam có thể nghiên cứu và rút ra một số bài học quan trọng như sau: Thứ nhất, chú trọng phát triển nguồn lực: công tác chống chuyển giá đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ tương đối cao và toàn diện. Do đó, các cơ quan chức năng chống chuyển giá của Việt Nam, trong đó có Kiểm toán nhà nước cần có sự đầu tư, tập trung thích đáng về nguồn lực cả về con người lẫn hệ thống, phương pháp, quy trình, chuẩn mực nhằm tăng cường, phát triển năng lực chống chuyển giá; Thứ hai, xây dựng phương pháp và tiêu chí: khi kiểm toán chuyển giá, KTNN cần tiến hành phân tích và xây dựng được phương pháp và tiêu chí lựa chọn các đối tượng, lĩnh vực, ngành nghề tiềm ẩn 25NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 114 - tháng 4/2017 rủi ro cao về chuyển giá, để qua đó có thể phân bổ nguồn lực một cách hợp lý để tập trung chống chuyển giá. Cụ thể tại Việt Nam, các doanh nghiệp liên doanh, sản xuất, chế biến dược phẩm, thiết bị công nghiệp, điện tử, cung cấp trang thiết bị xây dựng, chuỗi cung ứng, phân phối hàng tiêu dùng, kinh doanh chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ là những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro về chuyển giá mà các cơ quan chức năng phải đặc biệt quan tâm, theo dõi sát sao; Thứ ba, vấn đề thông tin: KTNN khi kiểm toán chuyển giá cần tập trung thu thập thông tin, đánh giá hiệu quả của các mảng kinh doanh chính tạo ra lợi nhuận chủ yếu của các doanh nghiệp, để qua đó có được những đánh giá mang tính đa chiều dựa trên tương quan trọng yếu, rủi ro và lợi nhuận; tăng cường áp dụng phương pháp So sánh lợi nhuận ròng (hay còn gọi là Transactional Net Margin Method); Thứ tư, tham chiếu giao dịch tương đương: KTNN khi kiểm toán chuyển giá cũng cần tăng cường sử dụng, tham chiếu các giao dịch tương đương của nội địa để làm cơ sở phân tích các ngưỡng giá giao dịch. Trong trường hợp không thể tham khảo thông tin từ các giao dịch tương đương nội địa thì có thể tham chiếu ngưỡng giá các giao dịch tương đương trong khu vực; Thứ năm, áp dụng rộng rãi APA: cần áp dụng rộng rãi chương trình thỏa thuận giá trước (APA) để tăng tính chủ động và hiệu quả của công tác điều tra, kiểm toán về chống chuyển giá. Ngoài ra, các cơ quan chức năng về chống chuyển giá của Việt Nam cần tích cực nghiên cứu, tham khảo các phương pháp kỹ thuật về chống chuyển giá, đặc biệt là các tài liệu phương pháp chống chuyển giá chuẩn quốc tế của OECD để có thể chọn lọc, áp dụng phù hợp cho môi trường kinh doanh và quy định thuế quan của Việt Nam; Thứ sáu, phối hợp các cơ quan hữu quan: công tác chống chuyển giá đòi hỏi phạm vi tác nghiệp rộng, do đó cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng của nhiều quốc gia khác nhau để có thể tiếp cận được vào cốt lõi của các vụ việc có dấu hiệu chuyển giá. Các nỗ lực phối hợp kiểm tra, kiểm toán song phương và đa phương về chuyển giá sẽ là giải pháp hữu hiệu để các cơ quan có thể tiến hành tìm ra những sai phạm liên quan đến chuyển giá của các đối tượng tổ chức, doanh nghiệp hoạt động xuyên quốc gia. Thứ bảy, nâng cao minh bạch và trách nhiệm giải trình: do đặc thù của công tác chống chuyển giá khá nhạy cảm về mặt bản chất, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan tới tham nhũng cũng như trách nhiệm giải trình đối với cơ quan chức năng, vì vậy Chính phủ cần cụ thể hóa quy định yêu cầu có sự tham gia của ít nhất từ 2-3 cơ quan chức năng trong công tác chống chuyển giá, nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan chủ trì và tham gia chống chuyển giá. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Deloitte (2015), Global Transfer Pricing Country Guide, New York, Hoa Kỳ; 2. Ernst & Young (2012-2014), Transfer Pricing Global Reference Guide, Lon Don, Vương quốc Anh; 3. KPMG (2014), Global Transfer Pricing Review, Amsterdam, Hà Lan; 4. Nguyễn Thu Hoài (2016), Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI: Thực trạng và giải pháp, Hà Nội, Việt Nam; 5. Nguyễn Cao Nguyên & Trương Thị Hương Giang (2016), Vai trò của Kiểm toán nhà nước trong việc chống chuyển giá tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam; 6. OECD (2013), Action Plan on Base Erosion and Profit Shifting, OECD Publishing, Paris, CH Pháp; 7. Pricewaterhousecoopers (2012), Pricing Knowledge Network, Lon Don, Vương quốc Anh; 8. Steven Tseng (2006), Transfer Pricing in China, Hồng Kông, Trung Quốc; 9. Tổng cục V - Bộ Công An (2013), Kinh nghiệm chống hoạt động chuyển giá của Nhật Bản, Hà Nội, Việt Nam.
File đính kèm:
- kinh_doanh_chong_chuyen_gia_o_mot_so_quoc_gia_va_bai_hoc_cho.pdf