Lịch sử báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (1930-2010) (Phần 2)
I. BÁO ẤP BẮC TỈNH MỸ THO (1975 - 1976)
Tỉnh Mỹ Tho năm 1967 được chia tách thành ba đơn
vị cấp tỉnh (tỉnh Mỹ Tho, tỉnh gò Công và thành phố Mỹ
Tho) trực thuộc T2 (khu 8 cũ), tên gọi là miền Trung nam
bộ. Tỉnh Mỹ Tho gồm có 4 huyện: Cai Lậy, Cái Bè, Châu
Thành và Chợ gạo. Thành phố Mỹ Tho từ khi được nâng lên
ngang đơn vị tỉnh, là trọng điểm chỉ đạo của T2. Trong chiến
dịch tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 cũng
như trong chiến dịch hồ Chí Minh lịch sử, thành phố Mỹ
Tho được khu tập trung lực lượng chi viện. Về báo chí, Tiểu
ban Thông tấn - Báo chí của Ban Tuyên huấn Khu ủy Khu
8 có tờ Báo giải Phóng. Cán bộ, phóng viên của Báo giải
Phóng luôn bám sát chiến trường trọng điểm săn tin, chụp
ảnh, viết bài phản ánh trên báo. Đặc biệt, trong chiến dịch
hồ Chí Minh lịch sử, phóng viên ảnh kịp thời ghi lại được
nhiều bức ảnh quý giá trong thời khắc lịch sử có một không
hai ở thành phố này.
Ở tỉnh có Báo Ấp Bắc và Tổ Thông tấn trực thuộc
Tiểu ban Thông tấn - Báo chí của Ban Tuyên huấn Tỉnh
ủy Mỹ Tho, trước ngày giải phóng, do cán bộ, phóng viên
được điều sang các cơ quan khác và một số bị địch bắt hoặc
hy sinh, đến ngày giải phóng chỉ còn đồng chí Lâm Quang
Định, Trưởng Tiểu ban và một nhân viên làm công tác thông
tấn. Từ quý III năm 1974 không ra được báo, chỉ ra bản tin
không định kỳ. Lúc này, đồng chí Lâm Quang Định đang
đi học ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục. Sau giải phóng,
đồng chí trở về nhận việc, củng cố Tiểu ban. Trong lúc thiếu
người, chưa tuyển dụng được người có khả năng làm báo,
Tiểu ban chỉ thực hiện việc chép tin đọc chậm của Đài Phát
thanh giải phóng, kết hợp lấy tin từ Văn phòng Tỉnh ủy về
biên tập lại, ra tờ Tin tức Mỹ Tho, in stencil, định kỳ nửa
tháng ra một lần, phát hành các nơi trong tỉnh cổ vũ phong
trào cách mạng những ngày đầu giải phóng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lịch sử báo Đảng bộ tỉnh Tiền Giang (1930-2010) (Phần 2)
LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 101 Chương III BÁO ẤP BẮC THỜI KỲ 1975 - 1986 I. BÁO ẤP BẮC TỈNH MỸ THO (1975 - 1976) Tỉnh Mỹ Tho năm 1967 được chia tách thành ba đơn vị cấp tỉnh (tỉnh Mỹ Tho, tỉnh gò Công và thành phố Mỹ Tho) trực thuộc T2 (khu 8 cũ), tên gọi là miền Trung nam bộ. Tỉnh Mỹ Tho gồm có 4 huyện: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành và Chợ gạo. Thành phố Mỹ Tho từ khi được nâng lên ngang đơn vị tỉnh, là trọng điểm chỉ đạo của T2. Trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 cũng như trong chiến dịch hồ Chí Minh lịch sử, thành phố Mỹ Tho được khu tập trung lực lượng chi viện. Về báo chí, Tiểu ban Thông tấn - Báo chí của Ban Tuyên huấn Khu ủy Khu 8 có tờ Báo giải Phóng. Cán bộ, phóng viên của Báo giải Phóng luôn bám sát chiến trường trọng điểm săn tin, chụp LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG102 ảnh, viết bài phản ánh trên báo. Đặc biệt, trong chiến dịch hồ Chí Minh lịch sử, phóng viên ảnh kịp thời ghi lại được nhiều bức ảnh quý giá trong thời khắc lịch sử có một không hai ở thành phố này. Ở tỉnh có Báo Ấp Bắc và Tổ Thông tấn trực thuộc Tiểu ban Thông tấn - Báo chí của Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Mỹ Tho, trước ngày giải phóng, do cán bộ, phóng viên được điều sang các cơ quan khác và một số bị địch bắt hoặc hy sinh, đến ngày giải phóng chỉ còn đồng chí Lâm Quang Định, Trưởng Tiểu ban và một nhân viên làm công tác thông tấn. Từ quý III năm 1974 không ra được báo, chỉ ra bản tin không định kỳ. Lúc này, đồng chí Lâm Quang Định đang đi học ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục. Sau giải phóng, đồng chí trở về nhận việc, củng cố Tiểu ban. Trong lúc thiếu người, chưa tuyển dụng được người có khả năng làm báo, Tiểu ban chỉ thực hiện việc chép tin đọc chậm của Đài Phát thanh giải phóng, kết hợp lấy tin từ Văn phòng Tỉnh ủy về biên tập lại, ra tờ Tin tức Mỹ Tho, in stencil, định kỳ nửa tháng ra một lần, phát hành các nơi trong tỉnh cổ vũ phong trào cách mạng những ngày đầu giải phóng. Để khắc phục tình trạng trên, Ban và Tiểu ban mở lớp bồi dưỡng cấp tốc lực lượng thông tín viên, cộng tác viên, chọn người từ cán bộ, nhân viên ở các Ban Tuyên huấn huyện, mỗi nơi từ 2 đến 3 người, hầu hết là học sinh, sinh viên vừa mới tuyển dụng. Lớp có khoảng 30 học viên, trong 15 ngày được trang bị kiến thức về việc viết tin, bài và chụp ảnh . Phần tin, bài do đồng chí Lâm Quang Định phụ trách; phần chụp ảnh do đồng chí Quốc Thái (bị địch bắt đã được trao trả) phụ trách. Sau lớp học, tỉnh giữ lại 2 người làm phóng LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 103 viên Báo Ấp Bắc. Tuy mới được trang bị một số bài học có tính vở lòng, khi trở về huyện hàng ngày anh chị em hăng hái xuống xã, ấp săn tin, lấy ảnh ngụy quân, ngụy quyền ra trình diện, đăng ký học tập cải tạo; phản ánh phong trào quần chúng trở về ruộng vuờn cũ dựng lại nhà cửa, khai thông mương rãnh, phục hóa ruộng đồng chuẩn bị sản xuất Cuối năm 1975, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy giao Tiểu ban Thông tấn - Báo chí ra báo Xuân Ấp Bắc Bính Thìn năm 1976. Lúc này, nhà in huỳnh Văn Sâm chuẩn bị sáp nhập với nhà in Lý Tự Trọng của Ban Tuyên huấn Khu ủy ở thành phố Mỹ Tho. Vì nhà in huỳnh Văn Sâm chưa kịp ổn định, máy móc thiết bị cũ kỹ, thiếu thốn, nên tờ báo xuân được đưa đi in ở Sài gòn. Đồng chí Trưởng ban Tuyên huấn nguyễn Văn Vũ chỉ đạo nội dung báo phải thể hiện đặc điểm của một tỉnh nông – công nghiệp, hình thức phải đẹp, trang nhã, xứng tầm với cái Tết giải phóng đầu tiên. Tuy còn khó khăn, nhưng Báo Ấp Bắc có thuận lợi rất lớn là được cán bộ, phóng viên Báo giải phóng đóng ở thành phố Mỹ Tho tham gia tích cực, viết bài cộng tác, kể cả biên tập, trình bày, sửa bản in ... Một trong các đồng chí góp công lớn cùng đồng chí Lâm Quang Định thực hiện báo Xuân Ấp Bắc Bính Thìn năm 1976 là đồng chí Cao nguyên Khởi (bút danh Tiền Phong). Ảnh bìa tờ báo Xuân được bố trí cô thôn nữ mặc áo bà ba trắng đứng giữa cánh đồng lúa, hai tay ôm bó lúa trĩu hạt vàng. Chiếc nón lá đội lệch phía sau ót, tóc chải bảy ba, tươi cười phô hàm răng trắng muốt. Xa xa trên cánh đồng có chiếc máy cày đang có người lái và rặng cây xanh vắt ngang. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG104 Trên hết là bầu trời xanh, một cành hoa mai lã ngọn sang phía phải của khung ảnh và trên cùng ở góc trái là manchette (tên báo) ẤP - BẮC với tất cả các chữ cái đều kiểu chữ in hoa thẳng đứng, có nét lớn nét nhỏ, có gạch đầu gạch chân, có gạch nối ở giữa hai chữ Ấp Bắc như trong kháng chiến. hàng chữ dưới chân manchette cũng bằng chữ in hoa, có tiêu đề: “Cơ QUAn TRAnh ĐẤU CỦA nhÂn DÂn TỈnh MỸ - ThO”. Phía trên cùng của góc phải là lời Chúc mừng năm mới (năm 1976) của Chủ tịch Tôn Đức Thắng: Bắc - Nam thống nhất Đoàn kết một lòng Đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Mừng Xuân mới, cố gắng mới, thắng lợi mới. Báo Xuân Ấp Bắc Bính Thìn năm 1976 có 20 trang gồm cả 4 trang bìa, khổ 30x42cm. Ảnh bìa do đồng chí Trần Biểu, phóng viên ảnh của Báo giải Phóng khu thực hiện. Cô thôn nữ trong ảnh bìa là cô Lựu, diễn viên Đoàn Văn công tỉnh Mỹ Tho. Các tin, bài bên trong, mở đầu với bài xã luận nhan đề: “Mừng Xuân toàn thắng, Mỹ Tho quyết cùng cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”; bài trả lời phỏng vấn của Bí thư Tỉnh ủy nguyễn Công Bình với phóng viên Đài Tiếng nói Việt nam về những nhiệm vụ trước mắt của tỉnh Mỹ Tho, còn lại là những bài dạng tùy bút, bút ký, mẩu chuyện của các tác giả Đoàn Tứ, Trần Bửu, Công Tạo, Cao nguyên Thanh (một bút danh khác của đồng chí Cao nguyên Khởi), Lê Anh Vui, Đức Trọng Thơ, câu đối, câu đố của Lê hà, Việt Ánh. Song tấu “Táo Mỹ Tho báo LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 105 cáo” của hà Quang Phong. Ảnh của Trần Biểu, Quốc Thái, Đinh Đăng Định. nội dung tin, bài khá phong phú, ca ngợi thắng lợi vĩ đại của dân tộc, sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, phản ánh thành tựu của tỉnh trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân những tháng đầu sau ngày giải phóng II. BÁO ẤP BẮC TỈNH TIỀN GIANG (1976-1986) Thực hiện nghị định 03/nĐ-1976 ngày 24-2-1976 của hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt nam về “giải thể khu, hợp nhất các tỉnh miền nam Việt nam”, ba đơn vị gồm tỉnh Mỹ Tho, tỉnh gò Công và thành phố Mỹ Tho hợp nhất thành tỉnh Tiền giang. ngày 1-3-1976, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất đã chính thức ra nghị định về việc thành lập tỉnh Tiền giang, đơn vị hành chính cấp tỉnh của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 7 huyện và 145 xã, phường, thị trấn. Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Tiền giang được thành lập do đồng chí Lê Văn Phẩm (Chín hải) làm Bí thư. Sau khi giải thể khu, hợp nhất tỉnh, cán bộ các ban, ngành, đoàn thể của khu được phân công về tỉnh Tiền giang công tác theo nguyện vọng. Cũng như các ban, ngành, đoàn thể khác, Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Tiền giang được thành lập mới trên cơ sở tập hợp cán bộ có nguồn gốc từ các Ban Tuyên huấn khu 8, tỉnh Mỹ Tho, tỉnh gò Công và thành phố Mỹ Tho, do đồng chí nguyễn Văn Vũ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, làm Trưởng Ban và Ban Tuyên huấn không còn các Tiểu ban trực thuộc như trong kháng chiến. Tiểu ban Thông tấn - LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG106 Báo chí tự giải thể, thành lập Tòa soạn Báo Ấp Bắc, trụ sở đặt tại số 7, đường Rạch gầm, phường 1, thành phố Mỹ Tho. nhà in huỳnh Văn Sâm của tỉnh hợp nhất với nhà in Lý Tự Trọng của khu lấy tên nhà in huỳnh Văn Sâm, sau đổi thành Xí nghiệp in tỉnh Tiền giang. Đồng chí Lâm Quang Định chuyển sang công tác khác. Báo Ấp Bắc do đồng chí nguyễn Văn Vũ kiêm chức Chủ nhiệm, đồng chí Lê hà làm Chủ bút, đồng chí Tiền Phong làm Thư ký tòa soạn, đồng chí Mộc Đạt làm biên tập viên. Trong thời gian này, Báo Ấp Bắc có một Tổ Đảng do đồng chí Lê hà làm Tổ trưởng, sinh hoạt trong Chi bộ Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy. Cùng với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên từ trong kháng chiến chống Mỹ, Báo Ấp Bắc bổ sung thêm người rút từ các huyện về và tuyển dụng thêm học sinh, sinh viên để bồi dưỡng làm phóng viên. ngoài ra còn có lực lượng cộng tác viên là các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhà nghiên cứu có uy tín, tập kết trở về, hầu hết quê gốc Tiền giang, qua Báo Ấp Bắc gửi gắm tâm huyết, nỗi lòng với quê hương, như Bảo Định giang, Đoàn giỏi, Khương Minh ngọc, Diệp Minh Tuyền, Việt Ánh... Sau khi xuất bản báo Xuân Ấp Bắc Bính Thìn năm 1976 và qua củng cố nhân sự, Tòa soạn tiếp tục thực hiện số báo đầu năm vào ngày 12-4-1976, bên dưới manchette là tiêu đề “TIẾNG NÓI CỦA NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG”. Đến số báo 23 ngày 10-11-1976 đổi là “CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM”. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Đảng ta đổi tên là Đảng Cộng sản Việt nam thì tiêu đề được đổi thành “CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH TIỀN GIANG”. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 107 ngày 17-9-1976, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định 298/QĐ về việc đổi tên “Báo Ấp Bắc” thành “Báo Tiền giang”. Về cán bộ lãnh đạo, ở Điều II của Quyết định này ghi: Ban Biên tập “Báo Ấp Bắc” cũ chuyển thành Ban Biên tập “Báo Tiền giang”. ngày 30/11/1976 Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quyết định 437/QĐ về việc xếp lương cho cán bộ lãnh đạo, ở Điều I của Quyết định này ghi: “nay xếp lương đồng chí Cao nguyên Khởi (Tiền Phong) chức vụ Tổng Biên tập, bậc lương 83 đồng (tám mươi ba đồng), cán sự 5. Sau khi có nhiều ý kiến đóng góp, nhất là ý kiến của các đồng chí cán bộ lão thành cách mạng, ngày 8-4-1977 Ban Thường vụ Tỉnh ủy có Quyết định 051/QĐ giữ lại tên “Báo Ấp Bắc”. Về cán bộ lãnh đạo, ở Điều IV của Quyết định này ghi: Sẽ có quyết định riêng chỉ định Ban Biên tập Báo. Các Quyết định trên được đồng chí huỳnh Văn niềm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy ký. 1. Những nội dung tuyên truyền chủ yếu Thời kỳ 1976-1986, Trung ương Đảng có 2 kỳ Đại hội (lần thứ IV và lần thứ V), Đảng bộ tỉnh Tiền giang cũng có 2 kỳ Đại hội (lần thứ I và lần thứ II). Báo Ấp Bắc bám sát các nghị quyết của Đảng, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, phản ánh các phong trào hành động cách mạng, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng, tập trung trên các lĩnh vực sau đây: a/ Xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc biên giới của Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG108 Trước mắt cũng như lâu dài, xây dựng chính quyền cách mạng vững mạnh ở các cấp là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu. Đặc biệt, trong một hai năm đầu sau giải phóng, chính quyền phải ổn định nhanh về an ninh chính trị và trật tự xã hội, kịp thời trấn áp bọn phản động ngóc đầu dậy, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng; đồng thời phải ổn định đời sống nhân dân, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân. Thường xuyên kiểm tra và dựa vào quần chúng tích cực để ngăn chặn những hành động lạm quyền, ức hiếp nhân dân, xâm phạm tài sản của nhà nước và nhân dân Đó là tinh thần nghị quyết 24 (khóa III) của Trung ương Đảng ban hành ngày 29-9-1975. Trong thời gian này, mảng tin, bài, ảnh về xây dựng chính quyền cách mạng chiếm dung lượng lớn và thường xuyên. Trên số báo đầu năm 1976 tập trung tuyên truyền về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội thống nhất, khóa VI; về các nghị quyết quan trọng của kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, trong đó có nghị quyết về đổi tên nước từ Việt nam Dân chủ Cộng hòa thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam; về các hoạt động lập thành tích chào mừng thắng lợi của cuộc bầu cửCùng với tuyên truyền về Quốc hội, hoạt động của hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở tỉnh cũng được phản ánh thường xuyên trên báo. Khi vừa kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bọn Khơme đỏ đã ngang nhiên đánh phá, tàn sát đồng bào ta ở biên giới Tây nam. Trước tình hình đó, ngày 7-1-1979, quân tình nguyện Việt nam đã hỗ trợ lực lượng cách mạng do Đảng nhân dân Cách mạng Campuchia lãnh đạo, đánh đổ chế độ Khơme đỏ, giải LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 109 phóng Phnom Pênh, các tỉnh lỵ và nhiều vùng nông thôn rộng lớn. ngày 17-2-1979, nhà cầm quyền Trung Quốc đã trắng trợn xua quân tấn công nước ta trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung. Chính phủ nước ta ra Tuyên bố lên án âm mưu và tội ác của Trung Quốc. ngày 4-3-1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta ra Lời kêu gọi các Đảng Cộng sản và công nhân trên thế giới, các phong trào cách mạng và các tổ chức dân chủ quốc tế, nhân dân và chính phủ các nước hãy vì hòa bình và công lý kiên quyết lên án bọn phản động Trung Quốc xâm lược. ngày 5-3-1979, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết và Chủ tịch nước ra Lệnh Tổng động viên mọi công dân trong lứa tuổi do Luật định đều phải gia nhập lực lượng vũ trang. ngày 5-3-1979, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, UBnD và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam tỉnh Tiền giang ra Lời kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, chiến sĩ và đồng bào trong tỉnh biến căm thù thành sức mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu của đồng bào và chiến sĩ nơi biên giới. nhiều cuộc mít tinh diễn ra bày tỏ sự hưởng ứng mạnh mẽ đối với Lời kêu gọi của Trung ương, của tỉnh. hàng ngàn đoàn viên thanh niên viết đơn tình nguyện, có những lá đơn viết bằng máu, xin gia nhập lực lượng vũ trang đi chiến đấu ở biên giới phía Bắc. hàng vạn cán bộ, đoàn viên, thanh niên cơ quan, trường học ở thành phố và thị trấn trong tỉnh tham gia luyện tập quân sự sẵn sàng chiến đấu. Cuối tháng 4-1979 tỉnh ta đã tuyển hơn 4.000 đoàn viên, thanh niên, thành Tiểu đoàn mang tên Ấp Bắc đưa ra miền Bắc. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG110 năm 1983, để khoét sâu thêm những khó khăn của ta, nhà cầm quyền Trung Quốc dựng lên vụ “nạn kiều”, kích động đồng bào gốc hoa chạy ra nước ngoài “tị nạn”, tạo ra một khoảng trống về sản xuất, kinh doanh ở nước ta và gây xáo động nhân tâm, bất lợi cho Đảng và nhà nước ta. Thực hiện tình nghĩa của tỉnh hậu phương đối với tỉnh kết nghĩa ở biên giới phía Bắc, đầu tháng 8-1984, Tiền giang cử một đoàn cán bộ mang Thư của Tỉnh ủy đi thăm và tặng quà chiến sĩ, đồng bào tỉnh hà Tuyên do đồng chí Lê Quang Đồng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBnD tỉnh làm Trưởng đoàn. Cùng đi với đoàn có lãnh đạo và phóng viên Báo Ấp Bắc. Sau chuyến đi, Báo Ấp Bắc ra số báo đặc biệt giới thiệu về tỉnh hà Tuyên, thể hiện tình cảm và sự ủng hộ của hậu phương đối với tiền phương. Ở biên giới Tây nam, lực lượng vũ trang tỉnh ta sau khi góp phần giải phóng nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng của bọn Khơme đỏ, để tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế giúp bạn bảo vệ và xây dựng đất nước, tỉnh ta được phân công giúp đỡ, chi viện tỉnh Puốcxát với nghĩa vụ và tình cảm giữa 2 tỉnh kết nghĩa; kết nghĩa ở cả 2 cấp: tỉnh với tỉnh, huyện với huyện, thành phố Mỹ Tho với thị xã Puốcxát; giúp đỡ toàn diện về công tác đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, quân sự, an ninh, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dụcTỉnh ta cử một đ ... Kế toán-PV 50 nguyễn Văn Phước Cường phường 3, Mỹ Tho PV-Trưởng Phòng CTBĐ, Chủ tịch hội nB 51 Lê Minh Trí Q.3, TP. hồ Chí Minh PV 52 nguyễn Thái Duy phường 5, TP. Mỹ Tho Phóng viên- Phó Phòng TKXB 53 huỳnh Thị Thu Song Thuận, Châu Thành/ phường 4, TP. Mỹ Tho Thủ quỹ LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 195 54 nguyễn Thị Kim Quyên xã Kim Sơn, Châu Thành/ phường 6, TP. Mỹ Tho PV 55 Trần Việt Tấn Mỹ Lương, Cái Bè PV Tư liệu 56 nguyễn hoàng Minh xã Bình Phú, Cai Lậy/ phường 6, TP. Mỹ Tho PV 57 Phạm Tường Phùng Thanh Bình, Chợ gạo PV 58 Đồng hữu Tế Thế TT Vĩnh Bình, gò Công Tây / cán bộ Sở Kh- Cn Tiền giang PV 59 Dương Kiến Trung Tân Lý Tây, Châu Thành Tài xế 60 Trần Tâm phường Tân Long, TP. Mỹ Tho/ P5, TP. Mỹ Tho họa sĩ LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG196 61 nguyễn Đức Minh TX gò Công /giáo viên Trường Đh Tiền giang họa sĩ 62 huỳnh Công Bá phường 4, TP. Mỹ Tho / PV Thời báo Kinh tế Việt nam PV 63 Trần Minh Sơn Tư nghĩa, Quảng ngãi PV 64 nguyễn Duy Anh Sài gòn/phường 4, TP. Mỹ Tho PV 65 Lê Tấn Vũ phường 5, TP.Mỹ Tho/ Báo nhân Dân PV 66 nguyễn Văn Trạch Thạnh nhựt, gò Công Tây/ Phó TBT Báo người Lao Động PV-Trưởng Phòng PV 67 Phạm Thị Mai hương Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho /Báo Long An PV 68 nguyễn Thanh Danh phường 5, TP. Mỹ Tho PV-Phó Phòng PV LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 197 69 Dương Thanh huy Phú Túc, Châu Thành, Bến Tre PV 70 nguyễn Văn hoàng Tân Trung, TX. gò Công Lái xe-Phát hành, quảng cáo 71 Trịnh Văn Đời P6, TP. Mỹ Tho Phó Trưởng Phòng TS 72 nguyễn Kim Thương Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho PV- Văn thư 73 Lê huy Cường An Thạnh Thủy, Chợ gạo Quảng cáo- Phát hành 74 nguyễn Quốc Bình xã Trung An, TP. Mỹ Tho Lái xe 75 Mai Xuân Mai Đức huệ, Long An / Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho Kế toán 76 Trác Thị hồng Phượng Bình Đức, Châu Thành Văn thư 77 Lê ngọc Rĩ phường 4, TP. Mỹ Tho Văn thư 78 Lê Kim Thảo phường 5, TP. Mỹ Tho Văn thư- Quản trị LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG198 79 Lê Bá Lộc (Lê huỳnh) Ô Môn, Cần Thơ/ phường 6, TP. Mỹ Tho PV- Trưởng Phòng PV 80 nguyễn Trọng Tấn xã Mỹ Lương,Cái Bè / Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho PV- Phó Trưởng Phòng PV 81 nguyễn hữu Chí Bình Phục nhứt, Chợ gạo PV 82 nguyễn hạnh nga Long Trung, Cai Lậy PV 83 Lê Phương Mai TT Chợ gạo PV 84 nguyễn ngọc Minh Châu phường 6, TP. Mỹ Tho PV 85 Phạm Văn Sơn (Duy Sơn) TT Tân hiệp, Châu Thành PV- Trưởng Phòng PV 86 nguyễn Thái Thiện Xuân Đông, Chợ gạo/ Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho PV- Phó Trưởng Phòng PV 87 Bùi Thị hữu nghị Mỹ Long, Cai Lậy PV LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 199 88 ngô Văn Tông Tân Phú, Tân Phú Đông PV 89 nguyễn Văn Sự Mỹ Thành Bắc, Cai Lậy PV 90 Lê Minh huệ Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho Kỹ thuật viên 91 nguyễn Quốc Việt nhị Bình, Châu Thành PV-BTV 92 Trần Thị Tiệp Mỹ Phước Tây, Cai Lậy Kỹ thuật viên 93 nguyễn Thị Bạch Cúc Đăng hưng Phước, Chợ gạo PV-Tư liệu 94 Võ Quốc Khánh Bình Phú, Cai Lậy Kỹ thuật viên 95 nguyễn Thanh Tú Song Thuận, Châu Thành PV 96 Phạm Văn Tùng Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho PV-Tư liệu 97 nguyễn Thị Kim Oanh phường 8, Mỹ Tho PV-Kế toán LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG200 98 nguyễn Thanh hải phường 4, Mỹ Tho /hội nhà báo PV 99 Lê Thanh Liêm Bình Đức - Châu Thành (PV Đài PTTh Tiền giang) PV 100 Lê Xuân Lương Thanh hóa/ Phường 5, TP. Mỹ Tho PV 101 huỳnh Thị Cẩm nhung Tân Bình- Cai Lậy/ Báo người Lao Động PV 102 Trần Thị Anh Thư Kiểng Phước, gò Công Đông PV 103 Đinh Xuân Trường Quảng Bình/ Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho/ hà nội PV 104 nguyễn Đình Soạn hà nội Cố vấn TBT LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 201 105 Võ Thị hồng Phượng xã Xuân Đông, huyện Chợ gạo Kỹ thuật viên 106 Trần Tuấn Lâm xã Bình Trưng, huyện Châu Thành Kỹ thuật viên 107 nguyễn Khắc Thuyên xã nhị Mỹ, huyện Cai Lậy Kỹ thuật viên 108 ưng Thị hoàng Yến Phước Thạnh, Châu Thành Kỹ Thuật viên 109 Lê Minh Duy Mõ Cày Bắc, Bến Tre họa sĩ 110 Võ Thị Xu ni Mỹ Phước Tây, Cai Lậy Phóng viên 111 Phạm Thành Tín An giang Kỹ Thuật viên 112 huỳnh Thị Bé năm Tam Bình, Cai Lậy / Phường 1, TP. Mỹ Tho Phóng viên 113 Mai Thị Tấn phường 4, TP. Mỹ Tho nhân viên LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG202 III. DANH SÁCH NHÀ BÁO LIỆT SĨ ĐÃ CÔNG TÁC TẠI BÁO ẤP BẮC nguồn: Theo “Chân dung nhà báo Liệt sĩ” (hội nhà báo Việt nam xuất bản tháng 7 năm 1996) và theo sưu tầm, cung cấp của gia đình TT HỌ VÀ TÊN/ BÚT DANH QUÊ QUÁN CHỨC DANH 01 Võ Văn Lam - Vân Lam Xã Tân Điền, huyện gò Công Đông, Tiền giang Phóng viên 02 Lư Văn Quảng - Tuấn ngọc xã Phú Túc, huyện Châu Thành, Bến Tre Phóng viên (hS: Tháng 4 - 1968) 03 Trần hưởng xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho, Tiền giang Phóng viên 04 Trần Thọ xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho, Tiền giang Phóng viên (hS: tháng 10-1969) LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 203 05 Châu Văn niên - Châu hồ xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước, Tiền giang họa sĩ (hS: 1970) 06 Trần Công Thoại - Trần Công Phường Long Sơn, TX. Tân Châu Phóng viên Trưởng tiểu ban Văn nghệ, (hS: 1970) 07 Lý Văn Cần - Lý Cần TP. Cần Thơ Tổ trưởng Phóng viên nhiếp ảnh (hS: 31-12- 1967) 08 Lê Văn Bé xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy, Tiền giang Phóng viên (hS: 11-1- 1967) 09 Phan Tấn Phước - Lương Tấn Đức xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, Tiền giang Phóng viên nhiếp ảnh (hS: 25 - 8 - 1968) 10 nguyễn Văn Bé ấp Mỹ Chánh, xã hậu Mỹ Bắc, huyện Cái Bè, Tiền giang Phóng viên (hS: 28-3- 1969) LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG204 11 nguyễn Văn Ben- nguyễn hoàng Sơn xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ gạo, Tiền giang Phóng viên (hS:1969) 12 nguyễn Văn Biền ấp Mỹ Trinh, xã hậu Mỹ nam, huyện Cái Bè, Tiền giang Phóng viên (hS: 17-2- 1969) 13 nguyễn Văn Dũng - Vũ Sương ấp Mỹ Lương, xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, Tiền giang Phóng viên (hS: 17-2- 1965) 14 Trần Văn Đấu - Việt Trung xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, Tiền giang Phóng viên (hS: 18-3- 1971) 15 Trần Thị gấm ấp Láng Biển, xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy, Tiền giang Phóng viên (hS: 20-9- 1966) 16 nguyễn Văn Lâm - Trần Lâm ấp Thạch hòa, xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ gạo, Tiền giang Phóng viên (hS:1967) LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 205 17 nguyễn Văn Mẹo xã Tân Bình, huyện Cai Lậy, Tiền giang Phóng viên (hS:24-8- 1971) 18 Phan Văn Mến xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy, Tiền giang Phóng viên (hS:2-11- 1971) 19 Bùi Văn Mến ấp Cửu hòa, xã Thân Cửu nghĩa, huyện Châu Thành, Tiền giang Phóng viên (hS:26-7- 1966) 20 huỳnh Văn ngung- Thanh Cần xã Long Định, huyện Châu Thành, Tiền giang Phóng viên (hS:2-7- 1968) 21 nguyễn Văn Mót ấp Mỹ Chánh, xã hậu Mỹ Bắc, Cái Bè, Tiền giang Phóng viên (hS:4-4- 1968) 22 Đồng Thành nhiệm- Ba nhiệm ấp Thanh Lạc Đông, xã Thạnh nhựt, gò Công Tây, Tiền giang Phóng viên (hS:9-1- 1965) LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG206 23 Lê Văn ni - Bảy ni xã hậu Thành, huyện Cái Bè, Tiền giang Phóng viên (hS: 26-3- 1968) 24 Lê Văn Quân - Chín Quân ấp Quý Phước, xã nhị Quý, huyện Cai Lậy, Tiền giang Phóng viên (hS: 22-4- 1975) 25 Phùng Văn Quý ấp nam, xã Tân Điền, huyện gò Công Đông, Tiền giang Phóng viên (hS: 18-3- 1971) 26 Lê Văn Quý xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè, Tiền giang Phóng viên (hS: 29-2- 1969) 27 Đinh Văn Sót xã hậu Mỹ Bắc, huyện Cái Bè, Tiền giang Phóng viên (hS: 24-3- 1969) 28 nguyễn Văn Tánh xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, Tiền giang Phóng viên (hS: 30-6- 1970) 29 nguyễn hữu Tài xã Tân hội, huyện Cai Lậy, Tiền giang Phóng viên (hS: 1-11- 1968) LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 207 30 nguyễn Bá Tòng - nguyễn Quốc hùng ấp Long Thạnh, xã Long An, huyện Châu Thành, Tiền giang Phóng viên (hS: Tháng 7-1967) 31 Võ Thanh Tòng - Mười giang ấp Long hòa A, xã Lương hòa Lạc, huyện Chợ gạo, Tiền giang Phóng viên (hS: năm 1968) 32 ngô Văn Tòng ấp 5, xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho, Tiền giang Phóng viên (hS: 13-4- 1968) 33 huỳnh Văn Thảnh ấp 1, xã Tân Bình, huyện Cai Lậy, Tiền giang Phóng viên (hS: 23-3- 1972) 34 huỳnh Quốc Thắng - Quốc Việt xã Long Tiên, Cai Lậy, Tiền giang Phóng viên (hS: 18-9- 1969) 35 huỳnh Khánh Thọ xã Thân Cửu nghĩa, huyện Châu Thành, Tiền giang Phóng viên (hS: 24-3- 1969) LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG208 36 hồ Văn Thơm - nguyễn Văn Sinh xã Thanh Bình, huyện Chợ gạo, Tiền giang Phụ trách báo chí (hS:10-8- 1968) 37 Đoàn Thị Việt Thủy- nguyễn Thị Thủy xã Đông hòa hiệp, huyện Cái Bè, Tiền giang Phóng viên (hS:1960) 38 Trần Văn Trí - Sáu Dân xã Lương hòa Lạc, huyện Chợ gạo, Tiền giang Phóng viên (hS:1975) 39 Lê Văn Tất - Sáu Thanh xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè, Tiền giang Phóng viên 40 ngô Phúc Văn xã Tân Phú, huyện Cai Lậy, Tiền giang Phóng viên (hS: 4-4- 1968) 41 Lê Phú Vĩnh - Lê Phan ấp Tân Phong, xã Tân hội, huyện Cai Lậy, Tiền giang Phóng viên (hS: 10-10- 1966) LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG XIIIPhụ trang NGUYỄN VĂN NGUYỄN - Chủ nhiệm tờ Báo Búa Liềm - cơ quan tuyên truyền của liên Tỉnh ủy Mỹ Tho - Bến Tre, tháng 5/1931 - Thư ký Tòa soạn Báo L’Avant garde (Tiền Phong) - cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, năm 1937 LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANGXIV Phụ trang HỒ VĂN THẠNH Trưởng Tiểu ban Thông tấn - Báo chí thuộc Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Mỹ Tho. Phụ trách Báo Ấp Bắc (tháng 3-1963 đến tháng 4-1975). LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG XVPhụ trang LÂM QUANG ĐỊNH Trưởng Tiểu ban Thông tấn - Báo chí thuộc Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Mỹ Tho. Phụ trách Báo Ấp Bắc (từ 30-4-1975 đến khi thành lập tỉnh Tiền Giang năm 1976). LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANGXVI Phụ trang NGUYỄN VĂN VŨ Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh ủy kiêm Chủ nhiệm Báo Ấp Bắc thời gian đầu thành lập tỉnh Tiền Giang. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG XVIIPhụ trang LÊ NGUYÊN Chủ bút, phụ trách Báo Ấp Bắc thời gian đầu thành lập tỉnh Tiền Giang. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANGXVIII Phụ trang CAO VĂN SÁU Trưởng Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Tiền Giang kiêm Tổng Biên tập Báo Ấp Bắc từ năm 1978 - 1984. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG XIXPhụ trang TRẦN BỬU Tổng Biên tập Báo Ấp Bắc từ năm 1984-1989. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANGXX Phụ trang TRẦN THANH HẢI Tổng Biên tập Báo Ấp Bắc từ năm 1989-1996. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG XXIPhụ trang NGUYỄN THỊ BẠCH VÂN Tổng Biên tập Báo Ấp Bắc từ năm 1996-2008. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANGXXII Phụ trang NGUYỄN HỮU ĐỨC Tổng Biên tập Báo Ấp Bắc từ năm 2008 đến nay. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG XXIIIPhụ trang CAO NGUYÊN KHỞI Phó Tổng Biên tập Báo Ấp Bắc từ năm 1978-1984 LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANGXXIV Phụ trang HUỲNH KIM SANH Phó Tổng Biên tập Báo Ấp Bắc từ năm 1984-1989 LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG XXVPhụ trang NGUYỄN ĐỨC LẬP Phó Tổng Biên tập Báo Ấp Bắc từ năm 1996 đến nay LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANGXXVI Phụ trang ĐỖ THỊ HƯƠNG THU Phó Tổng Biên tập Báo Ấp Bắc từ năm 2004-2006 LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG XXVIIPhụ trang NGUYỄN MINH TÂN Phó Tổng Biên tập Báo Ấp Bắc từ năm 2009 đến nay LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANGXXVIII Phụ trang Ph át h àn h bá o. LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 209 MỤC LỤC Lời giới thiệu Chương mở đầu KHÁI QUÁT Về VùNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI TIềN GIANG Chương I BÁO ĐẢNG TỈNH MỸ THO, TỈNH GÒ CÔNG TRONG ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYềN THÁNG TÁM - 1945; TIẾN HÀNH CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ GIAI ĐOẠN ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC (tháng 4-1930 - tháng 12-1962) I./ Báo Đảng trong đấu tranh giành chính quyền tháng Tám -1945 (tháng 4-1930 - tháng Tám - 1945) 1./ Các tờ báo Đảng ra đời và hoạt động trong giai đoạn 1930-1940 2./ Các tờ báo Đảng ra đời và hoạt động giai đoạn 1941-1945 II./ Báo đảng hoạt động trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (tháng 9-1945 – tháng 7-1954) III./ Báo Đảng hoạt động trong thời kỳ đấu tranh chống Mỹ, cứu nước (tháng 8-1954 - tháng 12-1962) 5 10 20 15 26 27 33 LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG210 Chương II BÁO ẤP BẮC TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC Ở TỈNH MỸ THO, GÒ CÔNG (tháng 1-1963 – tháng 4-1975) I./ Báo Ấp Bắc trong thời kỳ chống phá ấp chiến lược, mở mảng chuyển vùng, giành chính quyền, làm chủ ở nông thôn (tháng 1-1963 – tháng 4-1965) II./ Báo Ấp Bắc góp phần phát triển lực lượng đánh Mỹ, diệt ngụy và tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 (tháng 4-1965 – tháng 10-1968) III./ Báo Ấp Bắc góp phần đánh bại các cuộc phản kích và làm thất bại Chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh” của địch (tháng 11-1968 – tháng 1-1973) IV./ Báo Ấp Bắc góp phần đấu tranh chống địch bình định và Tổng tiến công nổi dậy đầu năm 1975 (28-1-1973 – 30-4-1975) Chương III BÁO ẤP BẮC THỜI KỲ 1975 – 1986 I./ Báo Ấp Bắc tỉnh Mỹ Tho (1975 – 1976) II./ Báo Ấp Bắc tỉnh Tiền giang (1976-1986) 1./ những nội dung tuyên truyền chủ yếu 2./ Tình hình tổ chức bộ máy và hoạt động nghiệp vụ của Tòa soạn Báo Ấp Bắc 3./ Sự quan tâm lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với Báo Ấp Bắc 4./ Một số hoạt động nghiệp vụ của Báo Ấp Bắc 43 58 74 94 101 107 105 119 122 123 LỊCH SỬ BÁO ĐẢNG BỘ TỈNH TIỀN GIANG 211 Chương IV BÁO ẤP BẮC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (tháng 11/1986 – tháng 12/2010) I./ Báo Ấp Bắc góp phần thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (tháng 11/1986 – 1995) 1./ Củng cố, kiện toàn về tổ chức 2./ Đổi mới về hình thức, nội dung tờ báo II./ Báo Ấp Bắc góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá (1996 – 2010) 1./ Củng cố bộ máy, hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động của Báo Ấp Bắc, thực hiện các chương trình hành động, phát triển toàn diện tờ báo của Đảng bộ tỉnh 2./ Báo Ấp Bắc góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa TỔNG LUẬN PHỤ LỤC I./ Lãnh đạo Báo Ấp Bắc (từ năm 1963 đến nay) II./ Danh sách cán bộ lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên, nhân viên công tác tại Báo Ấp Bắc (từ năm 1963 đến nay) III./ Danh sách nhà báo liệt sĩ đã công tác tại Báo Ấp Bắc 130 127 131 150 152 160 172 184 187 202 Chịu trách nhiệm xuất bản NGUYỄN HỮU ĐỨC Tổng Biên tập Báo Ấp Bắc Chế bản vi tính TRẦN THỊ TIỆP ƯNG THỊ HOÀNG YẾN VÕ THỊ HỒNG PHƯỢNG giấy phép xuất bản số 91/gP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông Tiền giang cấp ngày 27/6/2013. In 500 quyển, khổ 15 x 22 cm tại Công ty Tnhh MTV In Sài gòn giải phóng, Quận 12, TP. hồ Chí Minh In xong và nộp lưu chiểu tháng 7 năm 2013.
File đính kèm:
- lich_su_bao_dang_bo_tinh_tien_giang_1930_2010_phan_2.pdf