Lịch sử chế định pháp luật về Thừa phát lại tại Việt Nam
Tóm tắt:
Thi hành án dân sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung, quá trình giải quyết vụ việc dân sự nói riêng. Chính vì vậy, một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược cải cách tư pháp của Việt Nam là đẩy mạnh công tác xã hội hóa thi hành án dân sự. Các quy định về Thừa phát lại tại Việt Nam trước đây đã được khôi phục với mục đích hỗ trợ và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thi hành án dân sự. Bài viết nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của Thừa phát lại, từ đó đưa ra một số kiến nghị.
Bạn đang xem tài liệu "Lịch sử chế định pháp luật về Thừa phát lại tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Lịch sử chế định pháp luật về Thừa phát lại tại Việt Nam
31 Khoa học Xã hội và Nhân văn 61(4) 4.2019 Đặt vấn đề “Tại nước ta, chế định Thừa phát lại cũng đã có dưới thời Pháp thuộc” [1]. Trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử đất nước, chế định pháp luật về Thừa phát lại tiếp tục được duy trì cho đến trước khi miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975. Vì vậy, về mặt lịch sử, chế định pháp luật về Thừa phát lại đã có một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển tương đối lâu dài tại Việt Nam. Thời gian gần đây, với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa thi hành án dân sự, chế định pháp luật về Thừa phát lại đã được Đảng và Nhà nước khôi phục. Trên thực tế, Thừa phát lại đã góp phần quan trọng trong việc giảm bớt án dân sự tồn đọng và số lượng công việc của các cơ quan thi hành án dân sự. Từ đó kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự. Tuy nhiên, các quy định pháp luật hiện nay về Thừa phát lại vẫn đang tồn tại khá nhiều hạn chế, bất cập và điều này đã tác động, ảnh hưởng khá lớn đến các hoạt động của Thừa phát lại. Bởi vậy, nghiên cứu về sự phát triển của chế định pháp luật Thừa phát lại qua các giai đoạn lịch sử tại Việt Nam là rất cần thiết và quan trọng. Qua việc nghiên cứu, có thể đóng góp cho việc xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về Thừa phát lại tại Việt Nam. lịch sử chế định pháp luật về Thừa phát lại tại Việt Nam Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Xét về mặt lịch sử thì Thừa phát lại (Thừa hành viên) không xa lạ gì với người dân Việt Nam. Tại Việt Nam, Thừa phát lại đã từng tồn tại dưới nhiều tên gọi như: “Chưởng Tòa (miền Bắc); Mõ Tòa (miền Trung) và Thừa phát lại (miền Nam)” [2]. Trong đó, “Thừa phát lại” còn gọi lầm là Trưởng Tòa, tuy nhiên, đáng lẽ phải nói là Chưởng Tòa: chưởng là giữ, Huis là cửa, Huissier - người gác cửa, Chưởng Tòa - viên chức giữ cửa phòng xử” [3]. Chế định Thừa phát lại đã hình thành, tồn tại ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho đến năm 1950 và sau đó còn tiếp tục tồn tại dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (năm 1975) [4]. Nghiên cứu lịch sử cho thấy, Thừa phát lại được du nhập vào Việt Nam ngay từ khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược: “Thừa phát lại có lẽ xuất hiện ở Việt Nam song hành với việc vua Tự Đức ký Hòa ước ngày 5/6/1862 nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ” [1]. Cụ thể, “ngày 5/6/1862, đại diện triều đình nhà Nguyễn đã ký kết với đại diện của Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (Nam Kỳ lục tỉnh). Thực dân Pháp đã tiến hành phân chia lại địa giới hành chính, thiết lập chính quyền cai trị, hệ thống Tòa án và cùng với đó là việc áp dụng hệ thống luật của Pháp vào sáu tỉnh Nam Kỳ nước ta” [5]. Đây là giai đoạn đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của chế định pháp luật về Thừa phát lại tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi mới xuất hiện tại Việt Nam, chế định pháp luật về Thừa phát lại chỉ tồn tại ở Nam Kỳ. Phải đến khi triều đình nhà Nguyễn tiếp tục ký kết các Hòa ước và Hiệp ước song phương với Pháp thì hệ thống pháp luật của Pháp, trong đó có chế định Thừa phát lại mới được triển khai trên toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam. Các quy định về Thừa phát lại trong giai đoạn này được quy định trong các văn bản pháp luật như: “Bộ dân sự tố tụng Nam Việt ban Lịch sử chế định pháp luật về Thừa phát lại tại Việt Nam Nguyễn Vinh Hưng* Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Ngày nhận bài 15/2/2019; ngày chuyển phản biện 18/2/2019; ngày nhận phản biện 15/3/2019; ngày chấp nhận đăng 20/3/2019 Tóm tắt: Thi hành án dân sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung, quá trình giải quyết vụ việc dân sự nói riêng. Chính vì vậy, một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược cải cách tư pháp của Việt Nam là đẩy mạnh công tác xã hội hóa thi hành án dân sự. Các quy định về Thừa phát lại tại Việt Nam trước đây đã được khôi phục với mục đích hỗ trợ và góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thi hành án dân sự. Bài viết nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của Thừa phát lại, từ đó đưa ra một số kiến nghị. Từ khóa: chế định pháp luật, lịch sử, thi hành án dân sự, Thừa phát lại, xã hội hóa. Chỉ số phân loại: 5.5 *Email: nguyenvinhhung85@gmail.com 32 Khoa học Xã hội và Nhân văn 61(4) 4.2019 hành kèm Nghị định ngày 16/3/1910 (ở Nam Kỳ); Bộ dân luật Trung năm 1936 ban hành kèm Bộ hộ sự, thương sự tố tụng Trung Việt (ở Trung Kỳ); Bộ dân luật Bắc năm 1931, kèm theo Bộ dân sự tố tụng Bắc (ở Bắc Kỳ)” [1]. Mặt khác, các quy định về Thừa phát lại tại Việt Nam trong thời kỳ này bị ảnh hưởng trên khuôn mẫu của các Bộ Dân luật Pháp năm 1804 và Bộ Dân sự tố tụng Pháp năm 1807. Hay có thể nói, thực dân “Pháp đã áp dụng nguyên mô hình Thừa phát lại của Cộng hòa Pháp ở nước ta và mô hình này đã tồn tại trong suốt thời kỳ Pháp thuộc” [2]. Một số quy định chung về Thừa phát lại trong giai đoạn này như: Thừa phát lại là công lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm và quản lý; Thừa phát lại được hưởng thù lao do khách hàng trả dựa trên biểu giá được pháp luật quy định; tại phiên tòa, Thừa phát lại thực hiện các nhiệm vụ như thông báo tòa khai mạc, gọi các đương sự, nhân chứng, triệu tập đương sự, lập các văn bản theo quy định của pháp luật, tống đạt các loại giấy tờ... Ngoài ra, Thừa phát lại còn có một số quyền hạn như: “Tại phiên Tòa, họ là hiệu dịch viên, thừa tác viên làm công việc báo tin Tòa đăng đường, Tòa bế mạc hay trong lúc xét xử gọi các đương sự, chứng nhân, cùng thi hành mệnh lệnh giữ trật tự của Chánh thẩm cho không khí được uy nghiêm. Ngoài pháp đình, Thừa phát lại có bổn phận tống đạt và thi hành mọi giấy tờ về tư pháp. Tống đạt trát đòi hoặc triệu hoán trạng ra trước Tòa dân sự để dự phiên xử, tống đạt giấy đòi nợ, đuổi nhà, thiết lập các tờ công chứng, thi hành án văn trục xuất, phát mại động sản hoặc bất động sản” [3]. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1950 Sau khi giành chính quyền, ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 90/SL về việc tạm thời giữ các quy định pháp luật của chế độ cũ đã được áp dụng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Sở dĩ như vậy là vì đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn khi mới giành chính quyền nên chưa thể tập trung cho việc xây dựng hệ thống pháp luật mới. Vì vậy, các quy định đã được áp dụng trước đây tại Việt Nam vẫn có thể tiếp tục được sử dụng nếu không trái với các nguyên tắc của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa lúc đó. Cũng chính vì vậy, chế định pháp luật về Thừa phát lại thời kỳ Pháp thuộc vẫn tiếp tục được duy trì và đảm nhiệm các nhiệm vụ của thi hành án dân sự. Ngày 20/11/1946, Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Tòa án và các ngạch Thẩm phán được ban hành và đặt cơ sở đầu tiên cho tổ chức thi hành án dân sự tại Việt Nam. Khoản 3 của Sắc lệnh quy định: “Ban tư pháp xã có quyền thi hành những mệnh lệnh của thẩm phán cấp trên” bao gồm các bản án, quyết định của Tòa án. Cũng tại Điều 3 của Lệnh số 130 ngày 19/7/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quy định: trong các xã, thị xã hoặc khu phố, chủ tịch, phó chủ tịch và thư ký đều chịu trách nhiệm thi hành các mệnh lệnh hoặc án. Ở nơi nào có Thừa phát lại riêng thì đương sự có quyền nhờ Thừa phát lại riêng thi hành mệnh lệnh [4]. Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định số 111/BTP ngày 2/2/1950 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thì Thừa phát lại là các công lại được pháp luật giao cho nhiệm vụ làm các truyền phiếu hay các công việc về tư pháp, thi hành các bản án... Trong giai đoạn này, ở miền Nam, ngoài các quy định trước đây, Thừa phát lại còn được ghi nhận trong Nghị định số 111 ngày 4/2/1950 của Tổng trưởng Bộ Tư pháp. Giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1975 Sau năm 1954, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc với hai hệ thống pháp luật khác nhau. Miền Bắc dưới định hướng xã hội chủ nghĩa nên hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa từng bước được xây dựng. Ngày 22/5/1959, Sắc lệnh số 85/SL về cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng được ban hành, và việc thi hành án dân sự trước đây do Thừa phát lại và Ban tư pháp xã thực hiện được chuyển giao cho Thẩm phán Tòa án cấp huyện thực hiện dưới sự chỉ đạo của Chánh án. Đây là một sự thay đổi rất lớn của cơ chế tổ chức hoạt động thi hành án dân sự tại Việt Nam. Bởi từ chỗ Legislative history of huissier in Vietnam Vinh Hung Nguyen* School of Law, Vietnam National University, Hanoi Received 15 February 2019; accepted 20 March 2019 Abstract: Enforcement of civil judgments plays an important role not only in the judicial activities in general and but also in the process of settling civil cases in particular. Therefore, one of the important contents of the Judicial Reform Strategy for Vietnam is to promote the socialization of enforcement of civil judgments. The regulations on Huissier in Vietnam which used to exist in the past have been restored with the aim to support and contribute to improving the efficiency of the civil judgment enforcement. The article studies the history of the formation and development of the Huissier, then proposed a number of recommendations. Keywords: enforcement of civil judgments, history, huissier, legal institutions, socialization. Classification number: 5.5 33 Khoa học Xã hội và Nhân văn 61(4) 4.2019 căn cứ vào yêu cầu của đương sự để thi hành án dân sự thì nay đã là trách nhiệm của Tòa án. Nói cách khác, Tòa án chủ động tiến hành các hoạt động thi hành án dân sự mà không cần chờ đợi yêu cầu từ phía người được thi hành án. Chế định pháp luật về Thừa phát lại tại miền Bắc đến giai đoạn này tạm thời bị chấm dứt. Đến năm 1960, Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 1960 được ban hành. Trong đó, quy định: “Tại các Tòa án nhân dân địa phương có nhân viên chấp hành án làm nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định dân sự, những khoản xét xử về bồi thường và tài sản trong các bản án hình sự” [6]. Như vậy, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của các nhân viên chấp hành án đã được xác định rõ trong Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 1960. Đến ngày 13/10/1972, Quyết định số 186/TC của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã được ban hành và tên gọi “Chấp hành viên” được bắt nguồn từ quyết định này. Còn tại miền Nam, “Hiệp định Élysée ngày 8/3/1949 giữa chính quyền Pháp và chính quyền Bảo Đại được ký kết, Tổng trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị định số 111 ngày 4/2/1950 quy định chi tiết về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại. Cụ thể, nhiệm vụ của Thừa phát lại gồm bốn công việc sau: làm các truyền phiếu (giấy mời, giấy triệu tập); làm các việc lục tống về tư pháp hay không thuộc tư pháp; thi hành các bản án, công văn; công việc nội bộ trong các Tòa án” [5]. Trong giai đoạn này, tại miền Nam, pháp luật quy định: “mỗi văn phòng Thừa phát lại có một Thừa phát lại và một Thư ký trưởng hữu thệ - là những người được thay thế Thừa phát lại thực thụ để thực hiện các hành vi tố tụng theo luật định. Số lượng Thừa phát lại là 36 người, trong đó có 18 Thừa phát lại thực thụ và 18 Thư ký trưởng. Ở các tỉnh không có văn phòng Thừa phát lại, công việc của Thừa phát lại được giao cho các Cảnh sát trưởng hoặc Phó cảnh sát trưởng (Trưởng ty cảnh sát) hoặc các Quận trưởng tạm thời kiêm nhiệm do Nghị định của Tổng trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm và các viên chức này được thu lệ phí như Thừa phát lại” [7]. Sau đó, “nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại đã được ghi nhận cụ thể ở Bộ luật dân sự và thương sự tố tụng, Bộ luật hình sự tố tụng do chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ban hành năm 1972” [1]. Tóm lại, trong giai đoạn này, Thừa phát lại không còn được duy trì ở miền Bắc. Còn tại miền Nam, do ảnh hưởng của pháp luật Pháp và hệ thống pháp luật của chính quyền miền Nam nên chế định pháp luật về Thừa phát lại tiếp tục được duy trì. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1993 Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa được xây dựng và áp dụng trên phạm vi cả nước. Điểm nhấn đáng chú ý trong giai đoạn này là Hiến pháp năm 1980 được ban hành và đã thúc đẩy hàng loạt đạo luật quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước trong đó có Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 1981. Luật đã giao cho Bộ Tư pháp đảm nhiệm công tác quản lý Tòa án địa phương về mặt tổ chức và bao gồm cả việc quản lý công tác thi hành án dân sự [8]. Bên cạnh đó, ngày 22/11/1981, Nghị định số 143/HĐBT được ban hành đã quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp. Theo đó, “Bộ Tư pháp có chức năng quản lý các Tòa án nhân dân địa phương về mặt tổ chức, trong đó bao gồm cả việc quản lý công tác thi hành án dân sự” [9]. Như vậy, kể từ ngày 1/1/1982, Tòa án nhân dân tối cao đã bàn giao nhiệm vụ quản lý công tác thi hành án dân sự trên phạm vi toàn quốc sang Bộ Tư pháp. Ngoài ra, Thông tư liên ngành số 472 ngày 18/7/1982 của Bộ Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao về “quản lý công tác thi hành án trong thời kỳ trước mắt” đã quy định cụ thể ở địa phương tại các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có phòng thi hành án nằm trong cơ cấu, bộ máy và biên chế của Tòa án để giúp Chánh án chỉ đạo công tác thi hành án dân sự. Ở các Tòa án huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có các Chấp hành viên hoặc cán bộ làm công tác thi hành án dưới sự chỉ đạo của Chánh án. Ngày 28/8/1989, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989 được ban hành và đã đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử pháp luật thi hành án dân sự tại Việt Nam. Tuy nhiên, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989 quy định Chấp hành viên mới là người được pháp luật cho phép tổ chức thi hành các bản án, quyết định. Ngoài ra, không có bất cứ quy định gì liên quan đến Thừa phát lại. Như vậy, trong thời kỳ này, tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự tại Việt Nam là khép kín và phụ thuộc vào Tòa án nhân dân. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng thì chế định pháp luật về Thừa phát lại tại đây cũng đã chấm dứt. Giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2009 Ngày 6/12/1992, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc bàn giao công tác thi hành án từ Tòa án nhân dân các cấp sang các cơ quan thuộc Chính phủ. Kể từ ngày 1/7/1993, các cơ quan thi hành án dân sự chính thức hoạt động cho đến hiện nay. Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 được ban hành đã cụ thể hóa cơ cấu tổ chức của các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan quản lý thi hành án dân sự cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh Chấp hành viên. Tuy nhiên, giống với Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1989 thì chỉ có Chấp hành viên mới là chủ thể duy nhất có thẩm quyền thi hành án dân sự. Vì thế, chế định pháp luật về Thừa phát lại vẫn chưa được khôi phục trong những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. 34 Khoa học Xã hội và Nhân văn 61(4) 4.2019 Đến năm 2004, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 được ban hành trên cơ sở sửa đổi, bổ sung từ Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993. Tuy vậy, cũng giống với các quy định trước đó, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 vẫn chưa có bất cứ quy định gì về Thừa phát lại. Vì vậy, công tác thi hành án dân sự trong giai đoạn này tiếp tục được giao cho các cơ quan thi hành án dân sự. Mặc dù vậy, qua tổng kết hoạt động thi hành án dân sự và nhận thức rõ những khó khăn, vướng mắc và tầm quan trọng của thi hành án dân sự, ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó xác định rõ trọng tâm: “Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án...”, đồng thời xác định nhiệm vụ cấp bách: “Nghiên cứu chế định Thừa phát lại (Thừa hành viên); trước mắt, có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo” [10]. Mặt khác, để cụ thể hóa tinh thần chủ trương của Nghị quyết số 49, Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 đã quy định rất rõ: “Để triển khai chủ trương xã hội hóa một số công việc có liên quan đến thi hành án dân sự, giao Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại (Thừa hành viên) tại một số địa phương” [11]. Đây là chủ trương rất quan trọng và là tiền đề cho việc khôi phục chế định pháp luật về Thừa phát lại tại Việt Nam thời gian sau đó. Trong giai đoạn này, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được ban hành. Mặc dù vậy, Luật này chỉ quy định các vấn đề về thi hành án dân sự liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên [12]. Giai đoạn từ năm 2009 đến nay Năm 2009, Chính phủ đã xây dựng đề án tổ chức Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh [13]. Ngày 24/7/2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2009/ NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghị định này, những vấn đề quan trọng như văn phòng Thừa phát lại, phạm vi, thủ tục, quyền hạn... đều đã được quy định cụ thể. Tuy nhiên, do chỉ được tiến hành thí điểm nên quyền hạn của Thừa phát lại còn khá hạn hẹp. Theo đó, Thừa phát lại chỉ được quyền tiến hành các hoạt động: tống đạt văn bản của cơ quan thi hành án dân sự và của Tòa án; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án dân sự; và trực tiếp thi hành bản án, quyết định theo yêu cầu của đương sự. Sau đó, năm 2012, tiếp tục thực hiện thí điểm và mở rộng việc thực hiện chế định Thừa phát lại ra một số tỉnh, thành phố trên cả nước [14]. Theo đó, Chính phủ tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến hết ngày 31/12/2015. Từ thời điểm này, chế định pháp luật về Thừa phát lại đã được mở rộng ra 13 tỉnh, thành phố [15]. Đồng thời, sau một thời gian triển khai thí điểm, nhận thấy Nghị định số 61/2009/NĐ-CP bộc lộ không ít hạn chế, bất cập nên Chính phủ đã ban hành Nghị định 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, Nghị định 135/2013/NĐ-CP vẫn tiếp tục duy trì 4 nhóm quyền hạn của Thừa phát lại trên tinh thần của Nghị định 61/2009/NĐ-CP trước đây [16]. Trong giai đoạn này, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được sửa đổi, bổ sung vào năm 2014. Đồng thời với đó, Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự được ban hành. Mặc dù vậy, Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự năm 2014 và Nghị định 62/2015/ NĐ-CP chỉ quy định những vấn đề liên quan đến hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên [17, 18]. Vì vậy, những vấn đề liên quan đến Thừa phát lại vẫn chủ yếu được quy định trong Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, Nghị định số 135/2013/NĐ-CP và một số văn bản pháp luật hướng dẫn khác. Đến cuối năm 2015, Quốc hội khóa XIII chính thức thông qua Nghị quyết về việc chấm dứt thực hiện thí điểm và cho phép thực hiện chế định Thừa phát lại trên phạm vi cả nước kể từ 1/1/2016 [19]. Tuy nhiên, cho đến nay, luật về Thừa phát lại vẫn chưa được ban hành nên hoạt động của Thừa phát lại vẫn đang gặp không ít khó khăn và đồng thời, điều này còn làm cho Thừa phát lại chưa thực sự tạo được sự tin tưởng, tín nhiệm đối với khách hàng. kiến nghị Chế định pháp luật về Thừa phát lại đã có lịch sử hình thành lâu dài tại Việt Nam. Các hoạt động của Thừa phát lại khá gần gũi và đáp ứng tốt với nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, Thừa phát lại còn góp phần san sẻ một phần trách nhiệm thi hành án với các cơ quan thi hành án dân sự. Tuy nhiên, kể từ năm 2009 cho đến nay, trên thực tế các hoạt động của Thừa phát lại vẫn “đang gặp phải không ít khó khăn, hạn chế” [20]. Bởi vậy, chúng tôi cho rằng để chế định pháp luật về Thừa phát lại có thể triển khai hiệu quả trong thời gian tới nên xem xét một số giải pháp sau: Thứ nhất, nhanh chóng xây dựng luật về Thừa phát lại. Có thể khẳng định, một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động của Thừa phát lại gặp phải khá nhiều khó khăn là do các quy định của pháp luật về Thừa phát lại hiện nay vẫn chưa thực sự đầy đủ và hoàn thiện. Bởi chúng ta vẫn chưa xây dựng đạo luật riêng về Thừa phát lại. Các hoạt động 35 Khoa học Xã hội và Nhân văn 61(4) 4.2019 của Thừa phát lại đang chịu sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật nên chưa thực sự có hiệu lực mạnh mẽ. Điều đó phần nào đã được báo chí phản ánh như trường hợp “nhiều cơ quan, tổ chức không hợp tác với Thừa phát lại trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án vì cho rằng Thừa phát lại không phải là cơ quan nhà nước” [21]. Có những nghiên cứu đã chỉ ra: “các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại còn thiếu và giá trị pháp lý không cao” [5]. Bởi vậy, cần phải có luật về Thừa phát lại để củng cố và khẳng định rõ địa vị pháp lý của chủ thể này. Có như vậy mới góp phần tạo sự bình đẳng giữa Thừa phát lại và Chấp hành viên. Mặt khác, điều này còn góp phần tạo dựng sự tin tưởng cho khách hàng khi có nhu cầu lựa chọn các dịch vụ pháp lý liên quan đến thi hành án dân sự của Thừa phát lại. Thứ hai, về phạm vi hoạt động của Thừa phát lại. Hiện nay, pháp luật chỉ cho phép Thừa phát lại được quyền hoạt động trong 4 nhóm nhiệm vụ: tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án và tổ chức thi hành án. Tuy nhiên, nếu so sánh với phạm vi hoạt động của Thừa phát lại trong thời kỳ trước tại Việt Nam thì phạm vi hoạt động của Thừa phát lại trước đây rất mở rộng. Điều này tạo nhiều thuận tiện và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho Thừa phát lại. Còn nếu tìm hiểu trên phạm vi quốc tế, “so với Thừa phát lại ở các nước trên thế giới, Thừa phát lại ở Việt Nam có phạm vi hoạt động bó hẹp hơn. Thừa phát lại ở các nước còn được tiến hành các hoạt động tư pháp khác như đấu giá tài sản, đại diện khách hàng, hòa giải” [5]. Từ đó, chúng tôi cho rằng, trước sự phát triển ngày càng đa dạng của các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại và ảnh hưởng từ xu thế hội nhập quốc tế thì cần thiết phải mở rộng phạm vi hoạt động và quyền hạn của Thừa phát lại. Thừa phát lại phải được thực hiện nhiều công việc mà xã hội đang rất cần như: hòa giải hay đại diện khách hàng tham gia các giao dịch Vì thế, khi xây dựng luật về Thừa phát lại nên xem xét theo hướng mở rộng quyền hạn của Thừa phát lại. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các văn phòng Thừa phát lại và Thừa phát lại, cũng như góp phần đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của xã hội. Tài liệu Tham khảo [1] Nguyễn Đức Chính (chủ biên, 2006), Tổ chức Thừa phát lại, Nxb Tư pháp, tr.5, 9-11. [2] Tổng cục Thi hành án dân sự (2010), Sổ tay Thừa phát lại, Nxb Thời đại, tr.17-18. [3] Nguyễn Huy Đấu (1962), Luật Dân sự tố tụng Việt Nam, xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ Tư pháp, tr.213-214. [4] Học viện Tư pháp (2010), Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự (phần chung), Nxb Tư pháp, tr.13-14. [5] Phạm Phúc Thịnh (2014), Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.7-8, 11-12, 81. [6] Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1960), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Điều 24. [7] Vũ Hoài Nam (2013), Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tư pháp, tr.18-20. [8] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1981), Luật Tổ chức tòa án nhân dân. [9] Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1981), Nghị định số 143-HĐBT ngày 22/11/1981 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp. [10] Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, tr.5-6. [11] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 “về việc thi hành luật thi hành án dân sự”. [12] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Thi hành án dân sự. [13] Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 19/2/2009 phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh”. [14] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 “về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”. [15] Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 25/3/2013 phê duyệt “Đề án tiếp tục thí điểm chế định Thừa phát lại”. [16] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 “sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh”. [17] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014. [18] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Thi hành án dân sự”. [19] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 về thực hiện chế định Thừa phát lại. [20] Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh (2016), Thực tiễn hoạt động Thừa phát lại quận Bình Thạnh, qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=124, truy cập ngày 19/11/2016. [21] Đỗ Thúy Hảo (2015), Tăng quyền thi hành án cho Thừa phát lại, lai-578498.html, truy cập 19/11/2016.
File đính kèm:
- lich_su_che_dinh_phap_luat_ve_thua_phat_lai_tai_viet_nam.pdf