Lối sống của doanh nhân và việc hoàn thiện các chế định bắt buộc

Tóm tắt: Để lối sống doanh nhân ngày càng hoàn thiện, nhà nước cần xây dựng những chuẩn mực

mới về doanh nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội và nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ

nghĩa. Đó là những doanh nhân có ý chí vươn lên, có lòng tự tôn dân tộc, có năng lực cạnh tranh và

khả năng hội nhập, có đạo đức trong kinh doanh; biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích doanh

nghiệp và lợi ích xã hội; sống trong sạch, lành mạnh, quan hệ tốt với người lao động; tăng cường và đa

dạng hóa các hình thức tuyên truyền để thay đổi nhận thức của xã hội đối với doanh nhân, cũng như

tạo hình ảnh doanh nhân trong chế độ Xã hội Chủ nghĩa, hướng doanh nhân không ngừng hoàn thiện

mình để trở thành những doanh nhân chân chính. Các doanh nhân cần tích cực tham gia các hoạt động

giữa doanh nhân với nhau, cởi mở trong giao tiếp, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các doanh nhân,

loại bỏ tư tưởng lợi ích cá nhân, tham gia các chương trình đào tạo và đào tạo lại, bổ sung kiến thức

chuyên môn, không ngừng học tập, tuân thủ và trau dồi thêm hiểu biết về luật pháp để tránh những sai

phạm trong kinh doanh ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp, đất nước, có ý thức trách nhiệm với

cộng đồng và phải biết quản lý và có tầm nhìn chiến lược, phải có sự sáng tạo riêng, tạo sự khác biệt,

đam mê, ổn định trong tư duy và nhạy bén trong hành động. Doanh nhân có tầm phải là người tổ chức

được bộ máy, dùng được nhân sự và điều hành hiệu quả. Nhìn chung, lối sống tốt chính là nền tảng cho

sự phát triển trong công việc cũng như bộ mặt của xã hội, vì thế một thế hệ doanh nhân tốt cũng là biểu

trưng cho một xã hội phát triển, văn minh và tiến bộ đồng thời hoàn thiện định chế bắt buộc nhằm đóng

góp nhiều cho đất nước và xã hội,

pdf 6 trang yennguyen 6580
Bạn đang xem tài liệu "Lối sống của doanh nhân và việc hoàn thiện các chế định bắt buộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lối sống của doanh nhân và việc hoàn thiện các chế định bắt buộc

Lối sống của doanh nhân và việc hoàn thiện các chế định bắt buộc
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 33-08/2019 
105 
LỐI SỐNG CỦA DOANH NHÂN VÀ VIỆC 
HOÀN THIỆN CÁC CHẾ ĐỊNH BẮT BUỘC 
 THE LIFE OF BUSINESS AND THE COMPLETE OF REQUIRED REGULATIONS 
Nguyễn Hoàng Phương 
Học viện chính trị khu vực 2 
nghoangphuong11@gmail.com 
Tóm tắt: Để lối sống doanh nhân ngày càng hoàn thiện, nhà nước cần xây dựng những chuẩn mực 
mới về doanh nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội và nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ 
nghĩa. Đó là những doanh nhân có ý chí vươn lên, có lòng tự tôn dân tộc, có năng lực cạnh tranh và 
khả năng hội nhập, có đạo đức trong kinh doanh; biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích doanh 
nghiệp và lợi ích xã hội; sống trong sạch, lành mạnh, quan hệ tốt với người lao động; tăng cường và đa 
dạng hóa các hình thức tuyên truyền để thay đổi nhận thức của xã hội đối với doanh nhân, cũng như 
tạo hình ảnh doanh nhân trong chế độ Xã hội Chủ nghĩa, hướng doanh nhân không ngừng hoàn thiện 
mình để trở thành những doanh nhân chân chính. Các doanh nhân cần tích cực tham gia các hoạt động 
giữa doanh nhân với nhau, cởi mở trong giao tiếp, nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các doanh nhân, 
loại bỏ tư tưởng lợi ích cá nhân, tham gia các chương trình đào tạo và đào tạo lại, bổ sung kiến thức 
chuyên môn, không ngừng học tập, tuân thủ và trau dồi thêm hiểu biết về luật pháp để tránh những sai 
phạm trong kinh doanh ảnh hưởng đến cá nhân, doanh nghiệp, đất nước, có ý thức trách nhiệm với 
cộng đồng và phải biết quản lý và có tầm nhìn chiến lược, phải có sự sáng tạo riêng, tạo sự khác biệt, 
đam mê, ổn định trong tư duy và nhạy bén trong hành động. Doanh nhân có tầm phải là người tổ chức 
được bộ máy, dùng được nhân sự và điều hành hiệu quả. Nhìn chung, lối sống tốt chính là nền tảng cho 
sự phát triển trong công việc cũng như bộ mặt của xã hội, vì thế một thế hệ doanh nhân tốt cũng là biểu 
trưng cho một xã hội phát triển, văn minh và tiến bộ đồng thời hoàn thiện định chế bắt buộc nhằm đóng 
góp nhiều cho đất nước và xã hội, 
Từ khóa: Lối sống doanh nhân, định chế bắt buộc. 
Chỉ số phân loại: 3.4 
Abstract: In order for the entrepreneurial lifestyle to be more and more complete, the state needs 
to build new standards of entrepreneurship in accordance with social norms and a socialist-oriented 
market economy, which are entrepreneurs with will rise up, have national pride, have competitiveness 
and ability to integrate, have ethics in business; know how to harmonize personal interests, business 
interests and social benefits; living clean, healthy, good relationship with workers; Strengthening and 
diversifying forms of propaganda to change the perception of society for entrepreneurs, as well as 
creating a business image in the socialist regime, leading entrepreneurs to constantly improve 
themselves to become Entrepreneurs need to actively participate in activities between business people 
together, open in communication, improve the spirit of solidarity among entrepreneurs, eliminate the 
ideology of personal interests and participation participate in training and retraining programs, 
supplement professional knowledge, constantly study, comply and cultivate more knowledge about the 
law to avoid mistakes in business affecting individuals and businesses , the country, has a sense of 
responsibility to the community and must manage and have a strategic vision, c It has its own creativity, 
creating a difference, passion, stability in thinking and sensitivity in action. Entrepreneurs must have 
the organization of the apparatus, use human resources and operate effectively. In general, a good 
lifestyle is the foundation for the development of work as well as the face of society, so a good generation 
of entrepreneurs is also a symbol of a developed, civilized and progressive society. the completion of 
compulsory institutions to contribute much to the country and society, 
Keywords: Entrepreneurial lifestyle, compulsory institutions. 
Classification number: 3.4
1. Giới thiệu 
Ngày nay, doanh nhân không còn là khái 
niệm xa lạ đối với xã hội, khi mà nền kinh tế 
phát triển thì hai từ “doanh nhân” ngày càng 
trở nên phổ biến. Trên thế giới nói chung và 
Việt Nam nói riêng, đã có rất nhiều doanh 
nhân thành công và nổi tiếng, chính vì thế, xã 
hội ngày một quan tâm hơn đến công việc 
cũng như những yếu tố đời sống của tầng lớp 
 106 
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 33, Aug 2019 
doanh nhân. Theo từng thời điểm phát triển 
của xã hội, từng môi trường sống và làm việc, 
doanh nhân cũng sẽ có những đặc điểm, 
những lối sống khác nhau. Lối sống của doanh 
nhân Việt Nam hiện nay được hình thành từ 
rất nhiều yếu tố, từ những yếu tố thuần túy của 
người Việt Nam, còn có những yếu tố được 
ảnh hưởng từ việc giao lưu, học hỏi với bạn bè 
quốc tế để phù hợp với thực tiễn phát triển của 
xã hội. Vì thế, lối sống doanh nhân Việt không 
chỉ đơn thuần là cách sống của một bộ phận cá 
nhân trong xã hội mà chính là phản ánh một 
phần bản sắc dân tộc, phản ánh mức độ phát 
triển của Việt Nam đối với quốc tế. Tầng lớp 
doanh nhân hiện này ngày càng nhận được 
nhiều sự tôn vinh, trân trọng của xã hội vì vai 
trò quan trọng cũng như những đóng góp cho 
xã hội. Từ đó những triết lý, các quan điểm 
sống của các doanh nhân cũng tạo nên ảnh 
hưởng nhất định đến suy nghĩ của rất nhiều thế 
hệ đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. Chính vì tầm 
quan trọng và sức ảnh hưởng đối với xã hội 
nên việc tìm hiểu rõ hơn về lối sống của tầng 
lớp doanh nhân là hết sức cần thiết, bài viết 
giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc 
hơn về tầng lớp này, xác định được những ưu 
khuyết điểm từ đó có những cải thiện tích cực 
để đội ngũ doanh nhân Việt Nam không chỉ là 
những người giỏi trên thương trường mà còn 
là tầng lớp đáng để xã hội hướng tới học hỏi. 
2. Thực trạng lối sống của doanh nhân 
Việt Nam hiện nay 
Thế hệ doanh nhân xuất hiện cuối thập 
niên 1990 và 2000, là thế hệ tiếp cận được kiến 
thức kinh doanh, sản phẩm ở các nền kinh tế 
thị trường, công nghệ thông tin và nguồn tài 
chính, đầu tư từ bên ngoài. Một số bị “cuốn 
vào” do sở thích và đam mê. Tự tin trong điều 
hành và có khả năng hơn trong việc làm cầu 
nối bên trong và ngoài nước cũng như thế hệ 
doanh nhân tiếp theo. Thế hệ doanh nhân 8X, 
9X mới xuất hiện trong vài năm gần đây, một 
số nhỏ kế thừa thế hệ đầu, được đào tạo từ 
nước ngoài, có khả năng ngoại ngữ và tự tin 
trong giao tiếp. Tuy nhiên thế hệ doanh nhân 
này được cho là thiếu kinh nghiệm và tính chịu 
đựng trong môi trường kinh doanh lắm nhiêu 
khê và đầy phức tạp như hiện nay, rất khác với 
những gì họ được đào tạo tại nước ngoài. 
Doanh nhân Việt Nam thuộc thế hệ trước đã 
được tôi luyện, trải nghiệm trong môi trường 
khó khăn đó, tính chịu đựng và kiên nhẫn của 
họ rất cao, rất bén nhạy trong xử lý tình huống, 
rất tiếc là mang tính đối phó nhiều hơn là sáng 
kiến chủ động. So sánh với doanh nhân thế 
giới, tuy môi trường kinh doanh trong nước có 
phần nào cởi mở và thuận lợi hơn so với 
hai thập niên trước, thế nhưng nhìn về cấu trúc 
và vận hành kinh tế còn nhiều bất cập, dẫn đến 
rủi ro cao. Do phải đối diện hằng ngày với bất 
cập rủi ro trong môi trường kinh doanh, phần 
lớn doanh nhân Việt Nam có thói quen không 
dám nghĩ xa và xây dựng chiến lược lâu dài, 
khác với doanh nhân phương Tây. Sự tin cậy 
trong công việc cũng là một trở ngại lớn, có 
khuynh hướng tập trung vào người thân và gia 
đình, dẫn đến quy mô nhỏ, doanh nghiệp gia 
đình, không tận dụng khai thác được tài năng 
và trí tuệ trong xã hội.Tâm lý trọng danh hơn 
lợi của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam 
vẫn còn ảnh hưởng đến tư duy của doanh nhân 
ngày nay. Do vậy, khát vọng kinh doanh của 
doanh nhân Việt bao gồm cả hai yếu tố danh 
và lợi. Bên cạnh đó, Việt Nam có truyền thống 
giống một số nước, trong đó có Trung Quốc, 
là “doanh nhân làm quan” - đặc điểm này vẫn 
ảnh hưởng đến tư duy nghề kinh doanh ngày 
nay, nhất là khi loại hình doanh nghiệp, tổ 
chức kinh doanh nhà nước đang phổ biến và 
nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Khát 
vọng thành đạt của doanh nhân trong khối 
doanh nghiệp nhà nước có nét đặc thù hơn so 
với doanh nghiệp tư nhân ở chỗ là họ theo đuổi 
công danh nhiều hơn là thành quả về kinh tế. 
Trên thực tế, doanh nhân thành đạt có xu 
hướng dịch chuyển sang “chính trường”, gây 
ra tác động vừa tích cực vừa tiêu cực đối với 
đời sống chính trị, kinh tế và xã hội đất nước. 
Doanh nhân Việt Nam được đánh giá là có 
tính năng động, linh hoạt, thích ứng nhanh, 
song lại yếu về năng lực dự báo và năng lực 
hoạch định chiến lược. Con người Việt Nam 
dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo, linh hoạt, 
biến hóa trong đối phó. Với đặc tính truyền 
thống này, trong bối cảnh hội nhập quốc tế 
ngày nay khiến doanh nhân Việt Nam có khả 
năng tiếp nhận nhanh các công nghệ, thành 
tựu của thế giới, tiếp biến được các kinh 
nghiệm kinh doanh quốc tế để rút ngắn 
khoảng cách về trình độ kinh doanh với các 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 33-08/2019 
107 
nước phát triển. Tính cách mềm dẻo, linh hoạt, 
hòa hiếu sẽ tạo lợi thế và phù hợp với tinh thần 
phổ biến ngày nay trong đàm phán, thương 
lượng kinh doanh là hài hòa, đôi bên cùng có 
lợi (win - win). Ngoài ra, tính linh hoạt, mềm 
dẻo cũng sẽ tạo cho doanh nhân Việt Nam khả 
năng thích ứng nhanh, khả năng đối phó tốt 
với những biến động của môi trường kinh 
doanh cũng như sự thay đổi trong nội bộ tổ 
chức. Đây chính là yếu tố tạo dựng khả năng 
quản trị rủi ro cho doanh nhân. Tuy nhiên, tính 
linh hoạt ở doanh nhân Việt Nam rất dễ dẫn 
đến tư duy không nhất quán, thiếu nguyên tắc 
hay thói quen tùy tiện, ảnh hưởng đến chữ 
“tín” trong kinh doanh. Đối với những người 
trực tiếp làm việc dưới quyền quản lý, trước 
đây, lãnh đạo doanh nghiệp thường có tư 
tưởng am hiểu hết mọi kiến thức và quyền lực 
rất tập trung. Cho nên các nhà lãnh đạo doanh 
nghiệp ở thế kỷ 20 quan hệ với nhân viên của 
mình chủ yếu để ra mệnh lệnh và yêu cầu họ 
thực hiện. Nhưng trong thời buổi hiện nay 
những doanh nhân, nhà lãnh đạo hiện đại 
chuyển từ việc chỉ ra mệnh lệnh sang thái độ 
phục vụ cho nhân viên của mình, trao quyền 
cho họ nhiều hơn, trao đổi và dành thời gian 
chia sẽ với họ nhiều hơn, tạo cho nhân viên 
niềm tin vào bản thân và doanh nghiệp, tự tin 
vượt qua những khó khăn, thử thách của công 
việc. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi mỗi người 
kinh doanh phải lập tức từ bỏ thói quen trông 
chờ, ỷ lại vào Nhà nước, sớm chuẩn bị cho 
mình tính cơ động cao về nghề nghiệp, tức là 
phải bám sát thị trường, nhạy bén với thị 
trường, đáp ứng tốt nhất, nhanh nhất những 
nhu cầu của thị trường, gắn chặt sản xuất với 
tiêu dùng. Dễ nhận thấy rằng, trong hoạt động 
kinh doanh, các doanh nhân Việt Nam ngày 
càng trở nên năng động hơn, sáng tạo hơn, có 
tính cách mạnh mẽ, tự tin hơn Những phẩm 
chất đó đã chứng tỏ ở họ có một nhân cách độc 
lập, tự quyết định lấy số phận của mình, tự 
chịu trách nhiệm về những hành vi, những 
quan hệ của mình đối với người khác và đối 
với xã hội. Sự tự khẳng định một nhân cách 
độc lập, có trách nhiệm với xã hội, với người 
khác cũng chính là sự khẳng định những phẩm 
chất đạo đức cá nhân. Theo nghĩa đó, cơ chế 
thị trường trong khi tạo điều kiện thuận lợi cho 
sự phát triển kinh tế cũng đồng thời tạo điều 
kiện cho sự phát triển nhân cách đạo đức của 
doanh nhân Việt Nam ngày nay. 
Từ việc phân tích thực trạng lối sống 
doanh nhân Việt Nam hiện nay rút ra một số 
ưu điểm và hạn chế như sau: 
Ưu điểm 
Doanh nhân Việt Nam, từ xa xưa, đến cận 
đại và thời đại hiện nay, đã dần dần khẳng 
định vị trí và sự đóng góp của mình vào công 
cuộc phát triển chung của đất nước, đã vượt 
qua biết bao nhiêu nhọc nhằn, lấm láp, có lúc 
nhục, có khi vinh, trong những biến cải thăng 
trầm, dâu bể của nước non. Thế hệ doanh nhân 
Việt hiện nay đã có những thay đổi nhất định, 
song không quá nhiều so với trước đây, bởi 
tình hình kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn, khiến 
doanh nhân Việt không có nhiều cơ hội để 
hoàn thiện bản thân, mà thay vào đó họ phải 
tập trung để có thể tồn tại.Tuy nhiên khó khăn 
mới thử được sức chịu đựng bền bỉ của doanh 
nhân Việt. Trong suốt những năm vừa qua, từ 
2008 đến 2012, 2013 là những năm tàn phá 
khốc liệt đối với doanh nghiệp Việt, bào mòn 
tài sản, sức lực và sự kiên nhẫn, quyết tâm của 
doanh nhân. Phần đông trụ lại được, không bị 
vỡ trận hàng loạt điều này cũng chứng tỏ 
doanh nhân của chúng ta có sức chịu đựng rất 
cao. Ưu điểm lớn nhất của doanh nhân Việt 
Nam hiện nay là sự gan lì và năng động. Gan 
lì ở chỗ họ chịu được những khó khăn của nền 
kinh tế trong thời gian vừa qua. Còn năng 
động ở chỗ họ đã tạo ra được nhiều cách để 
tồn tại và phát triển, để vượt qua khó khăn đó. 
Đối với thế hệ mới - thế hệ doanh nhân trẻ, 
theo tác giả họ có ưu thế là trình độ. Rất nhiều 
doanh nhân trẻ đã thành đạt nhanh chóng, 
không phải dựa trên tài sản mà dựa trên trí tuệ, 
bằng cách huy động vốn, tham gia đầu tư 
chứng khoán, xây dựng lên rất nhiều công ty 
lớn mạnh. 
Hạn chế 
Tuổi đời trẻ, ảnh hưởng nhiều tới tính 
năng động, ý chí dám chấp nhận rủi ro, thách 
thức, khả năng học hỏi và sức làm việc của 
doanh nhân. Ở một góc nhìn khác, việc dám 
đối mặt với rủi ro trong quyết định của một bộ 
phận doanh nghiệp Việt Nam vẫn mang nặng 
tính “liều”, quyết định mang tính thiếu nhận 
thức và hiểu biết. Có thể nhận thức những “rủi 
 108 
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 33, Aug 2019 
ro trong những quyết định dám chấp nhận rủi 
ro” của doanh nghiệp Viêt Nam như: Thiếu 
những qui tắc khôn ngoan trong việc chấp 
nhận rủi ro và thiếu kỷ luật trong việc tuân thủ 
nguyên tắc này; đơn giản hóa những qui trình 
kinh doanh; chưa đo lường và lượng hóa được 
những rủi ro.Doanh nhân Việt Nam còn yếu 
kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, nghệ thuật 
trong kinh doanh chưa điêu luyện; kiến thức 
về thị trường quốc tế, về kinh tế các nước còn 
sơ sài; chưa dành nhiều thời gian tham dự các 
buổi hội thảo trong nước hoặc quốc tế hay với 
các ban ngành, chuyên gia tư vấn để tích lũy 
kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, tăng năng 
lực dự đoán thị trường.Điểm yếu của doanh 
nhân Việt Nam là dù sở hữu các doanh nghiệp 
có vốn ít, khả năng cạnh tranh chưa cao, 
nhưng lại thiếu cởi mở, đoàn kết, đôi khi còn 
chơi xấu, cạnh tranh nhau không lành mạnh 
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. 
Điều cuối cùng, đó là một số người trong 
doanh nhân thiếu tầm nhìn xa trông rộng, 
muốn được hưởng thụ, tự mãn rất sớm và 
phung phí. Thế hệ doanh nhân trẻ cũng có 
nhiều khuyết điểm. Họ thành công nhanh nên 
dễ đi đến kiêu ngạo, đầu tư vượt khả năng thực 
hoặc đầu tư trên nhiều mặt trận, lĩnh vực mà 
họ không kiểm soát được. Tinh thần đoàn kết 
là một trong những điểm yếu lớn nhất của 
doanh nhân Việt. Thường các doanh nhân Việt 
có đoàn kết, nhưng chỉ trong một giai đoạn 
ngắn và không hiệu quả. Doanh nhân Việt 
hiện nay cũng có điểm yếu là chỉ nghĩ đến cái 
lợi trước mắt, không liên kết với nhau, hoặc 
kể cả có hợp tác với nhau thì cũng chỉ thủ điều 
lợi về mình và tìm mọi cách để đạt được cái 
lợi lớn nhất trong sự liên doanh, liên kết đó. 
Ngoài ra, thiếu trình độ học vấn uyên thâm. 
Phần đông doanh nhân Việt Nam trưởng thành 
từ trong kinh nghiệm. Một số ít khởi nghiệp 
qua đào tạo nhưng không được đào tạo bài 
bản. Kiến thức của họ chỉ chuyên về lĩnh vực 
họ kinh doanh. Doanh nhân Việt không có một 
kiến thức phong phú, uyên thâm về các lĩnh 
vực hỗ trợ cho kinh doanh như chính trị, nghệ 
thuật, khoa học 
Chính vì không có đầy đủ học vấn nên 
doanh nhân Việt còn thua kém nhiều mặt so 
với doanh nhân thế giới và chưa thực sự khẳng 
định được vai trò của mình trong xã hội. Ý 
thức tuân thủ pháp luật còn yếu, nhiều doanh 
nhân còn lợi dụng khe hở của pháp luật để lách 
luật trong hoạt động kinh doanh. 
Qua phân tích thực trang doanh nhân Việt 
Nam hiện nay tác giả đã tìm ra những ưu điểm, 
hạn chế từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất lối 
sống của doanh nhân Viêt thời đại này và hoàn 
thiện các định chế bắt buộc. 
3. Một số đề xuất về xây dựng lối sống 
của doanh nhân Việt Nam hiện nay và hoàn 
thiện các định chế bắt buộc 
Một là: Đối với Nhà nước phải xây dựng 
văn hóa doanh nhân Việt Nam hiện đại, đậm 
đà bản sắc dân tộc. Xây dựng văn hóa doanh 
nhân là một trong những nội dung quan trọng 
để xây dựng đội ngũ doanh nhân chuyên 
nghiệp, có chất lượng; có năng lực lãnh đạo, 
quản lý; có đạo đức tốt, quan tâm đến đời sống 
vật chất, tinh thần của người lao động, phát 
triển vì lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội. 
Cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ 
sau: Xây dựng những chuẩn mực mới về 
doanh nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội và 
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa, đó là những doanh nhân có ý chí vươn 
lên, có lòng tự tôn dân tộc, có năng lực cạnh 
tranh và khả năng hội nhập, có đạo đức trong 
kinh doanh; biết kết hợp hài hòa lợi ích cá 
nhân, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội; 
sống trong sạch, lành mạnh, quan hệ tốt với 
người lao động. 
Hai là: Không quá chú trọng đến danh 
lợi, quyền lực. Không quan tâm đến xếp hạng, 
đến thương hiệu cá nhân, mà dành sự quan 
tâm cho “việc làm được cái gì cho đời, mang 
lại cái gì cho xã hội, cho khách hàng hoặc nói 
rộng ra là cho dân mình”. Cần tích cực tham 
gia các hoạt động giữa doanh nhân với nhau, 
cởi mở trong giao tiếp, nâng cao tinh thần 
đoàn kết giữa các doanh nhân, loại bỏ tư tưởng 
lợi ích cá nhân. Quán triệt tư tưởng chơi xấu 
với đối thủ, giữ môi trường kinh doanh trong 
sạch, lành mạnh. 
Ba là: Học tập không ngừng. Luôn rèn 
luyên, chống lại sự lão hóa nhất là lão hóa tinh 
thần. Coi việc rèn luyện bản thân là cảm hứng 
tự nhiên, uốn nắn và kiểm điểm hằng ngày như 
một khoái lạc. Ngoài nền tảng, kỹ năng cần 
thiết, các doanh nhân cần liên tục tham gia các 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 33-08/2019 
109 
chương trình đào tạo và đào tạo lại, bổ sung 
kiến thức chuyên môn. Vì thế, các doanh nhân 
Việt Nam cần trao đổi, học tập, vận dụng kinh 
nghiệm quốc tế, tạo sự thay đổi trong tư duy 
và ý chí. Hơn nữa cần trau dồi kiến thức toàn 
diện hơn. Không chỉ thu hẹp ở phạm vi kinh 
doanh. Doanh nhân cần có kiến thức rộng hơn 
ở nhiều lĩnh vực khác nhau, điều này giúp 
nâng cao trình độ, cũng như giúp doanh nhân 
mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp với đối 
tác trong và ngoài nước. 
Bốn là: Doanh nhân là những người cần 
hết sức tuân thủ pháp luật, các ban hành, 
chính sách của nhà nước. Có ý thức tuân thủ 
và trau dồi thêm hiểu biết về luật pháp để tránh 
những sai phạm trong kinh doanh ảnh hưởng 
đến cá nhân, doanh nghiệp, đất nước. 
Năm là: Có ý thức trách nhiệm với cộng 
đồng. Đây là điều không thể thiếu đối với 
những doanh nhân thực sự. Vì làm kinh doanh 
không phải chỉ để tìm kiếm lợi nhuận mà còn 
là vì trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng 
xung quanh. Lương thiện là đức tính nhất định 
cần phải có của các doanh nhân trong bất kỳ 
điều kiện nào. Lương thiện là một phẩm hạnh 
của con người và doanh nhân là một con người 
nên tự nhiên có đòi hỏi về sự lương thiện. Vậy 
lương thiện trong kinh doanh là thế nào? Là 
không cho chất độc hại vào sản phẩm, là bán 
sản phẩm dịch vụ đúng như quảng cáo. Lương 
thiện nó có mặt ở mọi hành vi, nhưng tựu 
trung lại thì lương thiện chính là trân trọng và 
bảo vệ các giá trị sống của con người trong khi 
mình cung cấp các dịch vụ và các sản phẩm 
cho nó. 
Sáu là: Các doanh nhân phải biết quản lý 
và có tầm nhìn chiến lược, phải có sự sáng tạo 
riêng, tạo sự khác biệt, đam mê, ổn định trong 
tư duy và nhạy bén trong hành động. Doanh 
nhân có tầm phải là người tổ chức được bộ 
máy, dùng được nhân sự và điều hành hiệu 
quả. Ngoài ra, các doanh nhân cần làm chủ 
được những nhân tố như vi tính, ngoại ngữ, 
văn hóa giao tiếp, yêu cầu riêng có của từng 
thị trường. Những kỹ năng này đã được các 
doanh nhân quốc tế tại Singapore, Hàn Quốc, 
Malaysia chú trọng, đầu tư chiều sâu từ lâu, 
nhưng Việt Nam lại chưa chú ý đúng mức 
hoặc thực hiện hiệu quả thấp. Do đó, thời gian 
tới, để đi theo chuẩn mực quốc tế, các doanh 
nhân phải xây dựng môi trường kinh doanh có 
chữ tín hàng đầu, tạo bản lĩnh và chuẩn mực 
của chính doanh nhân, tạo năng lực nắm bắt 
và thích ứng với thị trường. 
4. Kết luận 
Ngày càng có nhiều doanh nhân được 
cộng đồng doanh nhân Việt Nam và xã hội 
công nhận tài năng, lối sống tích cực của họ. 
Họ được thế giới vinh danh vì những thành 
tựu và đóng góp của mình cho cộng đồng. Đó 
là những doanh nhân luôn làm việc nghiêm 
túc, hết mình với công việc, đam mê và biết 
truyền lửa, truyền nhiệt huyết tới những người 
đồng sự thông minh quanh họ. Họ đòi hỏi tính 
trách nhiệm rất cao, biết tìm ra nguồn năng 
lượng tích cực để luôn lạc quan, không dừng 
bước trước thử thách. Bên cạnh đó, một số 
khác trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam 
vẫn còn nhiều hạn chế như mức độ dám chấp 
nhận rủi ro thấp; kinh nghiệm lãnh đạo, quản 
lý, nghệ thuật trong kinh doanh chưa điêu 
luyện, thiếu kiến thức về thị trường quốc tế, 
kinh nghiệm, kỹ năng, năng lực dự đoán thị 
trường; thiếu tầm nhìn xa trông rộng, muốn 
được hưởng thụ sớm, phung phí, tự mãn; thiêu 
tinh thần đoàn kết. Không ít những doanh 
nhân - doanh nghiệp hiện nay có lối sống tiêu 
xài lãng phí, chối bỏ trách nhiệm với cộng 
đồng xã hội, nhu cầu thỏa mãn mong muốn về 
ăn, mặc, ở, vật chất cao từ đó nhu cầu khẳng 
định bản thân cũng tăng lên. Từ thực trạng và 
những đề xuất đã nêu trên tác giả hy vọng rằng 
doanh nhân Viêt Nam ngày càng có những ý 
thức hoàn thiện bản thân góp phần việc hoàn 
thiện các định chế bắt buộc 
Tài liệu tham khảo 
[1] Nguyễn Viết Lộc, Doanh nhân Việt Nam với vấn 
đề nắm bắt cơ hội kinh doanh, Tạp chí Khoa học 
ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh (2013), tập 29, 
số 4, tr.35-43. 
[2] Trần Văn Bính (chủ biên), Giáo trình Lý luận Văn 
hóa và Đường lối văn hóa của Đảng. NXB Chính 
trị Quốc gia, H. 2000, tr.190. 
[3] Đặng Ngọc Tùng (chủ biên) (2011), Xây dựng 
giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011 - 
2020, NXB Lao động, Hà Nội. 
[4] Trần Văn Giàu (1957), Giai cấp công nhân Việt 
Nam, NXB Sự thật, Hà Nội. 
[5] Vũ Khiêu (1983), Lối sống là gì?, Tạp chí Xã hội 
học, số 2. 
 110 
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 33, Aug 2019 
[6] Hoàng Chí Bảo (2010), Một số vấn đề phát triển 
lý luận về giai cấp công nhân Việt Nam trong điều 
kiện kinh tế thị trường đẩy mạnh công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, NXB Lao động, 
Hà Nội. 
[7] Vài nét về lối sống công nhân hiện nay, Tạp chí 
nghiên cứu khoa học Trường Đại học Công đoàn 
số 3 tháng 1 năm 2016. 
[8] Bùi Minh (2014), Lối sống công nhân Việt Nam 
trong điều kiện công nghiệp hóa, Tạp chí Khoa 
học xã hội Việt Nam, số 4, tr.77. 
 Ngày nhận bài: 28/6/2019 
 Ngày chuyển phản biện: 1/7/2019 
 Ngày hoàn thành sửa bài: 22/7/2019 
 Ngày chấp nhận đăng: 29/7/2019 

File đính kèm:

  • pdfloi_song_cua_doanh_nhan_va_viec_hoan_thien_cac_che_dinh_bat.pdf