Lựa chọn nhà cung cấp trong quản lý chuỗi cung ứng: Cách tiếp cận AHP. Nghiên cứu chọn nhà cung cấp carton cho trường hợp công ty PVM

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm: (1) tổng kết các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong quản lý chuỗi cung

ứng về mặt lý thuyết và xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng carton cho công ty PVM đáp ứng

thị trường xuất khẩu; và (2) phân tích, so sánh giữa phương án lựa chọn mới nhà cung ứng với phương

án phát triển nhà cung ứng hiện tại. Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia và phương pháp AHP với

hỗ trợ của phần mềm Expert Choice để sử dụng để thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, xây dựng các tiêu chí

đánh giá và lựa chọn phương án thay thế. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 6 tiêu chí chính quan

trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp carton đối với công ty PVM bao gồm như sau: chất lượng, chi

phí, giao hàng, độ tin cậy, tài chính, dịch vụ. Thông qua khảo sát, có 2 nhà cung cấp được đưa vào

nghiên cứu đánh giá, công ty BH và công ty TA. Kết quả phân tích cuối cùng đề xuất công ty PVM nên

lựa chọn công ty BH làm nhà cung cấp carton cho thị trường xuất khẩu.

pdf 10 trang yennguyen 4460
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn nhà cung cấp trong quản lý chuỗi cung ứng: Cách tiếp cận AHP. Nghiên cứu chọn nhà cung cấp carton cho trường hợp công ty PVM", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn nhà cung cấp trong quản lý chuỗi cung ứng: Cách tiếp cận AHP. Nghiên cứu chọn nhà cung cấp carton cho trường hợp công ty PVM

Lựa chọn nhà cung cấp trong quản lý chuỗi cung ứng: Cách tiếp cận AHP. Nghiên cứu chọn nhà cung cấp carton cho trường hợp công ty PVM
Science & Technology Development, Vol 18, No.Q4- 2015 
Trang 134 
LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG: CÁCH TIẾP CẬN 
AHP. NGHIÊN CỨU CHỌN NHÀ CUNG CẤP CARTON CHO TRƯỜNG HỢP CÔNG TY 
PVM 
SUPPLIER SELECTION IN SUPPLY CHAIN MANAGEMENT: AHP APPROACH. A CASE 
STUDY INTHE PVM COMPANY’s CARTON SUPPLIER SELECTION 
Nguyễn Thị Đức Nguyên1 
 Lê Phước Luông1 
 Lê Hoàng Lan2 
1 Khoa quản lý công nghiệp, Trường đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM 
2Học viên cao hoc khoa quản lý công nghiệp. 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu này nhằm: (1) tổng kết các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp trong quản lý chuỗi cung 
ứng về mặt lý thuyết và xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà cung ứng carton cho công ty PVM đáp ứng 
thị trường xuất khẩu; và (2) phân tích, so sánh giữa phương án lựa chọn mới nhà cung ứng với phương 
án phát triển nhà cung ứng hiện tại. Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia và phương pháp AHP với 
hỗ trợ của phần mềm Expert Choice để sử dụng để thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, xây dựng các tiêu chí 
đánh giá và lựa chọn phương án thay thế. Kết quả của nghiên cứu cho thấy có 6 tiêu chí chính quan 
trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp carton đối với công ty PVM bao gồm như sau: chất lượng, chi 
phí, giao hàng, độ tin cậy, tài chính, dịch vụ. Thông qua khảo sát, có 2 nhà cung cấp được đưa vào 
nghiên cứu đánh giá, công ty BH và công ty TA. Kết quả phân tích cuối cùng đề xuất công ty PVM nên 
lựa chọn công ty BH làm nhà cung cấp carton cho thị trường xuất khẩu. 
Từ khóa: Analytic Hierarchy Process (AHP); Lựa chọn nhà cung cấp; Quản lý chuỗi cung ứng 
ABSTRACT 
This study aims to: (1) summarize the criteria for selecting suppliers in the supply chain 
management from literature review and apply of the found criteria to construct the criteria for selecting 
carton suppliers for PVM Company expanding export market, and (2) analyze and comparethe strategy 
offinding the new supplier or developing the existing supplier. The in-depth interviews with experts in 
supply chain management and AHP approach with the support of the Expert Choice software are used 
for data collection, data processing, evaluating and selecting supplier alternatives. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 
 Trang 135 
The results show that there are 6 main significantcriteria in choosing carton suppliers for the PVM 
Company including: quality, cost, delivery, reliability, financial, service. Also, by this study, there are 
two suppliers, such as, BH Companyand TA Company. Finally, the analytical results suggest PVM 
Companyshould choose the BH Company as carton supplier for the PVM Company’s export market 
development. 
Keyword: Analytic Hierarchy Process (AHP); Supplier Selection;Supply Chain Management. 
1. GIỚI THIỆU 
Ngày nay, tập trung vào chuỗi cung ứng là 
một trong những chiến lược để tạo lợi thế cạnh 
tranh trong thị trường toàn cầu hóa. Lựa chọn nhà 
cung cấp lại là việc quan trọng đối với doanh 
nghiệp liên quan đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng 
để giảm thiểu chi phí và tăng khả năng đáp ứng 
kịp thời với yêu cầu thay đổi liên tục của khách 
hàng. Trước đây, việc lựa chọn nhà cung ứng 
theo phương pháp truyền thống dựa trên tiêu chí 
giá cả [4]. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhận ra mỗi 
tiêu chí giá cả thì không hiệu quả khi lựa chọn 
nhà cung cấp. Các nghiên cứu và công ty chuyển 
qua phương pháp lựa chọn dựa trên đa tiêu chí 
liên quan môi trường, xã hội, chính trị và sự hài 
lòng khách hàng, bên cạnh những vấn đề truyền 
thống như chất lượng, giao hàng, chi phí và dịch 
vụ [4; 5; 6; 11]. 
Trước tình hình trên, công ty PVM, chuyên 
sản xuất kẹo và chewing gum cao cấp cho thị 
trường trong nước và nhiều quốc gia khác nhau, 
cũng không là một ngoại lệ. Đầu năm 2014, công 
ty PVM nhận phàn nàn của khách hàng nước 
ngoài về sự cố chất lượng của thùng carton. Công 
ty truy tìm nhà cung cấp carton hiện tại gây lỗi, 
cung cấp carton không đủ chất lượng, đánh giá 
lại nhà cung cấp; và sau đó, bộ phận mua hàng 
chọn nhà cung cấp VT vì chất lượng tốt hơn cho 
các thị trường xuất khẩu khó tính. Từ đó, nhiều 
sản phẩm carton mới của công ty PVM được giao 
cho VT cung cấp. Đến cuối năm 2014, với nhu 
cầu carton của công ty PVM ngày càng nhiều, 
VT thường xuyên không đáp ứng kịp nhu cầu 
đơn hàng PVM yêu cầu. Trước vấn đề tồn tại, 
giám đốc chuỗi cung ứng công ty PVM quyết 
định nghiên cứu, tìm kiếm thêm nhà cung cấp 
carton mới cho thị trường xuất khẩu mà nhà cung 
ứng đó phải phù hợp và thích ứng nhanh với tình 
hình hiện tại của công PVM. Hiện có hai phương 
án mà công ty PVM xem xét: (a) Tìm kiếm một 
nhà cung cấp carton hoàn toàn mới; và (b) Phát 
triển nhà cung cấp BH, vốn đang cung cấp carton 
cho thị trường nội địa, để họ cung cấp thêm hàng 
cho thị trường xuất khẩu. Vấn đề cần đặt ra của 
công ty PVM liên quan đến bài toán ra quyết 
định đa tiêu chí. Để hỗ trợ cho quá trình ra quyết 
định này, phương pháp AHP là một trong các 
phương pháp định lượng có cấu trúc và phân tích 
các quyết định phức tạp, giúp cho doanh nghiệp 
đưa ra quyết định tốt hơn [14]. 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
2.1.Các phương pháp liên quan bài toán ra 
quyết định đa tiêu chí 
Lựa chọn nhà cung cấp trong quản lý chuỗi 
cung ứng bản chất liên quan đến bài toán ra quyết 
định đa tiêu chí (MCDM). Các nghiên cứu về 
MCDM phân ra thành hai loại chính: ra quyết 
định đa mục tiêu (MODM) và ra quyết định đa 
thuộc tính (MADM). MODM nhắm vào các loại 
Science & Technology Development, Vol 18, No.Q4- 2015 
Trang 136 
bài toán có không gian quyết định liên tục, chứa 
một tập lớn các phương án [9]. MADM thích hợp 
với các loại bài toán với không gian ra quyết định 
rời rạc, có các phương án được xác định trước; và 
thường được sử dụng trong việc lựa chọn tập 
phương án ra quyết định tốt nhất từ danh sách 
hữu hạn các phương án sẵn có (Bảng 1) [9]. 
Bảng 1: Tóm tắt các phương pháp được sử dụng trong bài toán MADM 
Phương 
pháp Mô tả Ưu điểm Nhược điểm 
AHP - So sánh cặp giữa các lựa 
chọn thay thế với các tiêu 
chí khác nhau và ước tính 
trọng số của các tiêu chí. 
- Dễ sử dụng, khả năng mở rộng 
dễ dàng. 
- Linh động, trực quan và nhất 
quán. 
- Vấn đề được xây dựng thành một 
cấu trúc phân cấp, mức độ quan 
trọng của mỗi yếu tố rõ ràng, dễ 
điều chỉnh phù hợp với kích thước 
nhiều vấn đề. 
- Không có quy tắc trong xếp 
hạng, do đó có thể dẫn đến 
mâu thuẫn giữa việc phán xét 
và sắp xếp tiêu chí. 
ELECTRE - Được sử dụng để chọn 
giải pháp tốt nhất với thuận 
lợi tối đa và ít xung đột với 
chức năng của các tiêu chí 
khác. 
- Thứ tự xếp hạng ưu tiên hơn 
được sử dụng 
- Tốn thời gian 
TOPSIS - Dùng để xác định một sự 
thay thế mà gần với giải 
pháp lý tưởng nhất và xa 
giải pháp tiêu cực nhất 
trong một không gian toán 
đa chiều. 
- Có quy trình đơn giản. 
- Dễ sử dụng và lập trình. 
- Số lượng các bước là giống nhau 
bất kể số lượng các thuộc tính. 
- Việc sử dụng ma trận 
khoảng cách không xem xét 
mối tương quan giữa các 
thuộc tính.. 
- Khó khăn trong việc đo và 
giữ tính nhất quán của 
phương án. 
PROMET
HEE 
 - Dễ sử dụng; không yêu cầu giả 
định rằng các tiêu chí là tương 
xứng. 
- Không cung cấp một 
phương pháp rõ ràng để gán 
trọng số. 
Grey 
theory 
- Xử lý tất cả trường hợp 
dữ liệu không hoàn chỉnh 
và khắc phục những khuyết 
điểm của các phương pháp 
khác. 
- Thông tin hoàn hảo có một giải 
pháp duy nhất. 
- Không cung cấp giải pháp 
tối ưu. 
Từ Bảng 1 so sánh ưu và nhược điểm của 
các phương pháp ra quyết định, phương pháp 
AHP là một trong số những kỹ thuật ra quyết 
định được áp dụng khi lựa chọn nhà cung cấp 
giúp giải quyết vấn đề với những tiêu chí xung 
đột, khác biệt lẫn nhau. Nhiều nghiên cứu áp 
dụng AHP để giải quyết vấn đề ở các khía cạnh 
khác nhau, ví dụ: lựa chọn nhà cung cấp cho nhà 
máy sợi Polyamide [8], nhà máy dược phẩm ở 
Ghana [4], nhà máy thép [6], cho ngành công 
nghiệp quy mô nhỏ, quy mô trung bình và quy 
mô lớn [5; 11], Vài khoá luận thạc sỹ tại Việt 
Nam gần đây áp dụng AHP để giải quyết bài toán 
lựa chọn nhà cung cấp ở lĩnh vực may [10], thiết 
bị di động viễn thông [13]Tuy nhiên, các 
nghiên cứu này vẫn chưa lý luận rõ ràng cách 
tiếp cận AHP và các tiêu chí phù hợp để đánh giá 
lựa chọn nhà cung cấp trong quản lý chuỗi cung 
ứng về mặt lý thuyết và thực tiễn. Thêm vào đó, 
rất ít các nghiên cứu áp dụng AHP vào lĩnh vực 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 
 Trang 137 
sản xuất thực phẩm, lĩnh vực liên quan đến vấn 
đề an toàn, sức khoẻ. Vì vậy, AHP được chọn để 
đánh giá lựa chọn nhà cung cấp carton cho công 
ty PVM trong nghiên cứu này. 
2.2.Phương pháp AHP 
Phương pháp AHP được phát minh năm 
1980 bởi Saaty, một phương pháp ra quyết định 
theo phân tích thứ bậc, một phương pháp tính 
toán đơn giản, có cơ sở lý thuyết vững chắc nhằm 
hỗ trợ các cá nhân hay nhóm chuyên gia đánh 
giá, phân tích và ra quyết định lựa chọn các 
phương án cho trước hay xử lý các vấn đề ra 
quyết định đa thuộc tính [14]. AHP dùng để sắp 
xếp các phương án quyết định và chọn một 
phương án thỏa mãn các tiêu chí cho trước; giúp 
trả lời các câu hỏi như “nên chọn phương án nào” 
hay “phương án nào tốt nhất” bằng cách chọn 
một phương án tốt nhất thỏa mãn các tiêu chí của 
người ra quyết định [14]. 
AHP có 3 phân đoạn cơ bản: phân giải vấn 
đề cần giải quyết thành các thứ bậc, so sánh sự 
đánh giá của những phần tử theo cách so sánh 
cặp giữa các yếu tố và tổng hợp độ ưu tiên bằng 
cách xác định ma trận trọng số [7]. Trên cơ sở 
trên, các bước phân tích AHP theo sau [14]: (1) 
phân tích vấn đề và xác định lời giải yêu cầu; (2) 
xác định các yếu tố và xây dựng cây phân cấp 
yếu tố; (3) điều tra thu thập ý kiến chuyên gia về 
mức độ ưu tiên; (4) thiết lập các ma trận so sánh 
cặp; (5) tính toán trọng số cho từng mức, từng 
nhóm yếu tố; (6) tính tỷ số nhất quán (CR). Tỷ số 
CR phải nhỏ hơn hay bằng 10%, nếu lớn hơn, 
cần thực hiện lại bước 3,4,5; (7) thực hiện bước 
3, 4, 5, 6 cho tất cả các mức và các nhóm yếu tố 
trong cây phân cấp; và (8) tính toán trọng số tổng 
hợp và nhận xét. 
2.3.Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu này nhằm trả lời hai câu hỏi 
nghiên cứu sau: (a) Về mặt lý thuyết quản lý 
chuỗi cung ứng, phương pháp và những tiêu chí 
phù hợp cần được quan tâm khi lựa chọn nhà 
cung cấp; và (b) Với trường hợp cụ thể công ty 
thực phẩm PVM, công ty nên áp dụng lựa chọn 
nhà cung cấp carton theo những tiêu chí nào; và 
nhà cung cấp nào đáp ứng yêu cầu để PVM sản 
xuất sản phẩm cung cấp cho thị trường xuất khẩu. 
Bảng câu hỏi khảo sát bán cấu trúc đã gửi và 
thảo luận với giám đốc chuỗi cung ứng, trưởng 
phòng thu mua và giám sát thu mua công ty PVM 
nhằm xác định sơ bộ những tiêu chí quan trọng 
trong việc lựa chọn nhà cung cấp carton cho công 
ty PVM. Kết quả phản hồi ý kiến của 3 chuyên 
gia trên được tổng hợp lại và phỏng vấn tay đôi 
với trưởng phòng thu mua của công ty PVM, 
chuyên gia có thâm niên công tác tại công ty 
PVM 15 năm và từng làm việc tại nhiều công ty 
có tầm cỡ trong lĩnh vực thực phẩm ở vị trí mua 
hàng. Mục đích nhằm xác định các tiêu chí chính 
và phụ quan trọng và cần thiết nhất đối với PVM 
khi chọn nhà cung cấp carton. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1.Các tiêu chí để lựa chọn nhà cung cấp trong 
quản lý chuỗi cung ứng 
3.1.1.Tóm tắt các tiêu chí để lựa chọn nhà cung 
cấp dựa trên các nghiên cứu trước. 
Hiện nay, các tiêu chí đánh giá nhà cung cấp 
từ các nghiên cứu trước được kế thừa và cải tiến 
cho phù hợp với bối cảnh hội nhập và toàn cầu 
hoá. Dickson khảo sát 273 người trưởng phòng 
mua hàng và xếp hạng 23 tiêu chí theo mức độ 
quan trọng trong quá trình đánh giá và lựa chọn 
nhà cung ứng [7]. Weber và cộng sự tiến hành 
khảo sát lại những tiêu chí đánh giá này và mức 
độ quan trọng của từng tiêu chí có thay đổi so với 
nghiên cứu của Dickson [1]. Một số tình huống 
Science & Technology Development, Vol 18, No.Q4- 2015 
Trang 138 
nghiên cứu chỉ sử dụng 9 tiêu chí chính [2] hoặc 
5 tiêu chí [3] khi lựa nhà cung cấp. Trong bối 
cảnh toàn cầu hóa, một số những tiêu chí mới bổ 
sung cho việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp: 
tiêu chí độ tin cậy, độ linh động, trách nhiệm môi 
trường, xã hội, khả năng đáp ứng 
JIT,...Thiruchelvam và Tookey phát triển 36 tiêu 
chí, có kế thừa 23 tiêu chí của Dickson [12]. 
Nhìn chung, tiêu chí đánh giá nhà cung cấp 
có thể được phân thành 2 loại: định tính và định 
lượng. Sự lựa chọn tiêu chí nào còn tùy thuộc 
vào tình trạng của từng công ty. Tuy nhiên, một 
số tiêu chí cơ bản như giá cả, chất lượng và tình 
trạng giao hàng là những tiêu chí thường được sử 
dụng rộng rãi. 
3.1.2.Xây dựng các tiêu chí chính và tiêu chí 
phụ cho lựa chọn nhà cung cấp carton trong 
quản lý chuỗi cung ứng của công ty PVM 
Kết quả phỏng vấn giám đốc chuỗi cung 
ứng, trưởng phòng thu mua và giám sát thu mua 
công ty PVM tìm ra 13 tiêu chí quan trọng: chất 
lượng, giao hàng, năng lực sản xuất, giá cả, khả 
năng kỹ thuật, tình hình tài chính, quản lý và tổ 
chức, JIT, dịch vụ sửa chữa, vị trí địa lý, độ tin 
cậy, độ linh hoạt, trách nhiệm môi trường. Kết 
quả phỏng vấn tay đôi với chuyên gia công ty 
PVM với dàn bài phỏng vấn chi tiết, tìm được 6 
tiêu chí chính và các tiêu chí phụ của từng tiêu 
chí chính quan trọng và cần thiết nhất đối với 
PVM khi lựa chọn nhà cung cấp carton (Bảng 2). 
Bảng 2: Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp cartontrong quản lý chuỗi cung ứng của công ty PVM 
Tiêu chí 
chính Tiêu chí phụ 
(1) Chất lượng 
- Chất lượng sản phẩm: đặc trưng sản phẩm, độ bền sản phẩm, shelf-life của sản phẩm, màu 
sắc, độ nén, số lần giao hàng bị lỗi. 
- Chất lượng dây chuyền sản xuất: dây chuyền, công nghệ sản xuất. 
(2) Chi phí 
- Chi phí trực tiếp: giá bán. 
- Chi phí gián tiếp: chi phí làm trục in, bản in, chi phí giao hàng, chi phí làm mẫu. 
(3) Giao hàng 
- Thời gian giao hàng: khoảng thời gian giao hàng (lead-time), % giao hàng trễ, thời gian giữ 
tồn kho. 
- Số lượng giao hàng: số lượng đặt hàng tối thiểu, % giao hàng thiếu số lượng. 
(4) Độ tin cậy 
- Quản lý và tổ chức: chứng chỉ ISO, quy trình kiểm soát chất lượng. 
- Máy móc, năng lực sản xuất và nhà xưởng: số lượng máy móc, diện tích nhà xưởng. 
- Lịch sử công ty: lịch sử hoạt động, danh tiếng của công ty trên thị trường. 
(5) Tài chính 
- Tài chính của nhà máy: độ ổn định tài chính, lịch sử tài chính, vốn điều lệ. 
- Tài chính của sản phẩm:doanh thu bán hàng của sản phẩm. 
(6) Dịch vụ 
- Hỗ trợ kỹ thuật: xử lý sự cố, hỗ trợ vấn đề kỹ thuật, chất lượng, hỗ trợ, tư vấn thiết kế sản 
phẩm. 
- Phản hồi thông tin: độ chính xác của thông tin, mức độ chuyên nghiệp trong công việc, thời 
gian phản hồi thông tin. 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 
 Trang 139 
3.2.Áp dụng phương pháp AHP lựa chọn nhà 
cung cấp carton cho công ty bánh kẹo PVM 
3.2.1.Quy trình nghiên cứu lựa chọn nhà cung 
cấp theo phương pháp AHP 
Công ty PVM có sẵn một nhà cung cấp hiện 
tại đang cung cấp carton cho thị trường nội địa là 
công ty BH và công ty đang đánh giá đưa phương 
án để phân tích thay thế khi mở rộng thị trường 
nước ngoài. Quá trình lựa chọn nhà cung cấp 
gồm giai đoạn: sơ bộ và AHP. Ở giai đoạn sơ bộ, 
dựa trên những thông tin từ website, ý kiến 
chuyên gia (giám đốc chuỗi cung ứng và giám sát 
kỹ thuật của PVM), một số nhà cung cấp carton 
uy tín: công ty TA; công ty TVL; công ty OVN; 
công ty ALM. Tiêu chí lựa chọn sơ bộ: gần nhà 
máy PVM, thuộc tập đoàn lớn, thích ứng nhanh 
với tình hình công PVM. Công ty TA và ALM 
thuộc sở hữu tập đoàn SCG, nhưngTA gần công 
ty PVM hơn. TA đã từng gửi mẫu sản phẩm từ 
đầu năm 2014 và được PVM thử nghiệm chất 
lượng một số sản phẩm TA đáp ứng được những 
yêu cầu của PVM. Vì vậy, TA được chọn để đưa 
vào phân tích thay thế. 
Quy trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp 
theo phương pháp AHP đề xuất cho công ty 
PVM như Hình 1. 
Hình 1: Quy trình đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp theo phương pháp AHP đề xuất cho công ty PVM 
Tài chính của sản phẩm 
Chấtlượng 
Chất lượng sản phẩm 
Chất lượng dây chuyền sản xuất 
Chi phí trực tiếp 
Giá cả 
Chi phí gián tiếp 
Giao hàng 
Thời gian giao hàng 
Số lượng giao hàng 
Quản lý và tổ chức 
Độ tin cậy Máy móc và năng xuất nhà xưởng 
Lịch sử công ty 
Dịch vụ 
Hỗ trợ kỹ thuật 
Tài chính của nhà máy 
Tài chính 
Lựa chọn 
nhà cung 
cấp 
Phản hồi thông tin 
TA 
BH 
Science & Technology Development, Vol 18, No.Q4- 2015 
Trang 140 
3.2.2.Phân tích và so sánh giữa các phương án 
Khảo sát dữ liệu cho AHP 
a. Thu thập đánh giá mức độ ưu tiên cho 
các tiêu chí chính 
Kết quả của mức độ ưu tiên của các tiêu 
chính được trình bày ở Bảng 3 và kết quả ma trận 
trọng số giữa các tiêu chí chính (Bảng 4). Thang 
đo đánh giá được sử dụng trong quá trình thu 
thập này là thang đo từ 1 đến 9. 
Bảng3: Ma trận so sánh mức độ quan trọng giữa các tiêu chí chính 
 Chất lượng Chi phí Giao hàng Độ tin cậy Tài chính Dịch vụ 
Chất lượng 1 1 5 5 6 6 
Chi phí 1 1 5 5 5 4 
Giao hàng 1/5 1/5 1 5 6 6 
Độ tin cậy 1/5 1/5 1/5 1 2 1 
Tài chính 1/6 1/5 1/6 1/2 1 1 
Dịch vụ 1/6 1/4 1/6 1 1 1 
Tổng 2.7333 2.850 11.533 17.500 21.000 19.000 
Bảng 4: Ma trận trọng số giữa các tiêu chí chính 
Chất 
lượng 
Chi 
phí 
Giao 
hàng 
Độ tin 
cậy 
Tài chính Dịch 
vụ 
Trọng số 
(Trung bình dòng) 
Tổng của 
dòng 
Tổng 
chuẩn hóa 
Chất 
lượng 0.366 0.351 0.434 0.286 0.286 0.316 0.340 2.484 7.3163 
Chi phí 0.366 0.351 0.434 0.286 0.238 0.211 0.314 2.332 7.4240 
Giao hàng 0.073 0.070 0.087 0.286 0.286 0.316 0.186 1.217 6.5338 
Độ tin cậy 0.073 0.070 0.017 0.057 0.095 0.053 0.061 0.374 6.1333 
Tài chính 0.061 0.070 0.014 0.029 0.048 0.053 0.046 0.280 6.1238 
Dịch vụ 0.061 0.088 0.014 0.057 0.048 0.053 0.053 0.326 6.1072 
Tổng 1 1 1 1 1 1 1 39.638 
Để phân tích độ nhất quán của ma trận trọng 
số giữa các tiêu chí chính, tỷ số nhất quán CR 
được tính theo công thức: CR = CI / RI; CI = 
(λmax – n)/ (n-1). Dựa vào công thức ta có CI 
như sau: CI = (39.638 -6)/ (6-1) = 0.121; do đó, 
CR = CI/RI = 0.097 < 0.1 (ứngvới n=6 ta có RI là 
1.24). Do CR < 10% nên bộ trọng số của tiêu chí 
chính đảm bảo tính nhất quán. Dữ liệu này có thể 
sử dụng để thực hiện cho việc đánh giá theo 
phương pháp AHP. 
b. Thu thập đánh giá mức độ ưu tiên cho 
các tiêu chí phụ 
Sau khi thu thập dữ liệu về so sánh mức độ 
ưu tiên của các tiêu chí phụ, bộ ma trận so sánh 
mức độ quan trọng giữa các cặp tiêu chí phụ như 
bên dưới (Bảng 5). 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 
 Trang 141 
Bảng 5: Bộ ma trận so sánh mức độ quan trọng giữa các cặp tiêu chí phụ 
Chất lượng Chất lượng sản phẩm 
Chất lượng dây 
chuyền sản 
xuất 
Chi phí Chi phí trực tiếp 
Chi phí gián 
tiếp 
Chất lượng sản 
phẩm 1 5 Chi phí trực tiếp 1 1 
Chất lượng dây 
chuyền sản xuất 1/5 1 Chi phí gián tiếp 1 1 
Giao hàng Thời gian giao hàng 
Số lượng giao 
hàng Tài chính 
Tài chính 
của nhà 
máy 
Tài chính 
của sản 
phẩm 
Thời gian giao hàng 1 5 Tài chính của nhà máy 1 1 
Số lượng giao hàng 1/5 1 Tài chính của sản phẩm 1 1 
Độ tin cậy Quản lý và tổ chức 
Máy móc, nhà 
xưởng 
Lịch sử 
công ty Dịch vụ 
Hỗ trợ kỹ 
thuật 
Phản hồi 
thông tin 
Quản lý và tổ chức 1 1 5 Hỗ trợ kỹ thuật 1 1 
Máy móc, nhà 
xưởng 1 1 5 Phản hồi thông tin 1 1 
Lịch sử công ty 1/5 1/5 1 
 3.3.Kết quả xử lí số liệu bằng phần mềm Expert 
Choice 
Quá trình tính toán mô hình đánh giá theo 
phương pháp AHP được thực hiện với sự hỗ trợ 
củaphần mềm Expert Choice 11.0. Kết quả được 
được trình bày ở Bảng 6, Bảng 7 và Hình 2. 
Bảng 6: Các trọng số của các tiêu chí và các phương án thay thế 
Tiêu chí Nhà cung cấp BH TA 
Tiêu chí 
chính 
Trọng 
số 
cục bộ 
Tiêu chí phụ Trọng số 
cục bộ 
Trọng số 
toàn cục 
Trọng số 
cục bộ 
Trọng số 
toàn cục 
Trọng số 
cục bộ 
Trọng số 
toàn cục 
Chất 
lượng 0.355 
Chất lượng sản phẩm 0.833 0.296 0.500 0.148 0.500 0.148 
Chất lượng dây 
chuyền sản xuất 0.167 0.059 0.875 0.052 0.125 0.007 
Chi phí 0.334 Chi phí trực tiếp 0.500 0.167 0.250 0.042 0.750 0.125 Chi phí gián tiếp 0.500 0.167 0.875 0.146 0.125 0.021 
Giao 
hàng 0.169 
Thời gian giao hàng 0.833 0.140 0.750 0.105 0.250 0.035 
Số lượng giao hàng 0.167 0.028 0.500 0.014 0.500 0.014 
Độ tin 
cậy 0.054 
Quản lý và tổ chức 0.455 0.025 0.500 0.012 0.500 0.012 
Máy móc, nhà xưởng 0.455 0.025 0.750 0.018 0.250 0.006 
Lịch sử công ty 0.091 0.005 0.875 0.004 0.125 0.001 
Tài chính 0.041 
Tài chính của nhà 
máy 0.500 0.021 0.875 0.018 0.125 0.003 
Tài chính của sản 
phẩm 0.500 0.021 0.875 0.018 0.125 0.003 
Dịch vụ 0.048 Hỗ trợ kỹ thuật 0.500 0.024 0.500 0.012 0.500 0.012 Phản hồi thông tin 0.500 0.024 0.500 0.012 0.500 0.012 
Tổng 1.001 1.002 0.601 0.399 
Science & Technology Development, Vol 18, No.Q4- 2015 
Trang 142 
Bảng 7: Kết quả tính toán trọng số của các phương án thay thế 
Chất lượng Chi phí Giao hàng Độ tin cậy Tài chính Dịch vụ 
BH 0.563 0.563 0.708 0.648 0.875 0.500 
TA 0.437 0.438 0.292 0.353 0.125 0.500 
Tổng cộng 1.000 1.001 1.000 1.001 1.000 1.000 
Kết quả mô tả trực quan cho mức độ ưu tiên giữa hai phương án thay thế xét cho từng tiêu chí (Hình 2) 
Hình 2: Kết quả phân tích AHP cho các phương án thay thế 
Từ kết quả trọng số của các tiêu chí chất 
lượng, chi phí, giao hàng, độ tin cậy, dịch vụ và 
tài chính lần lượt là 0.355; 0.334; 0.169; 0.054; 
0.048; 0.041 (Bảng 5), việc lựa chọn nhà cung 
cấp đối với công ty PVM ưu tiên theo thứ tự tiêu 
chí: Chất lượng > Chi phí > Giao hàng> Độ tin 
cậy > Dịch vụ > Tài chính. Từ kết quả tính mức 
độ ưu tiên giữa công ty BH và công ty TA theo 
các tiêu chí (Bảng 6), công ty BH có ưu thế hơn 
công ty TA. Kết quả trọng số toàn cục cuối cùng 
xét cho tất cả các tiêu chí của công ty BH và TA 
lần lượt là 0.601 và 0.399 (Hình 2) cho thấy công 
ty BH có ưu thế hơn công ty TA. Vì vậy, công ty 
BH được đề xuất là nhà cung cấp carton cho công 
ty PVM phát triển thêm ở thị trường xuất khẩu. 
Việc chọn BH giúp PVM tiết kiệm thời gian đánh 
giá, thẩm định và huấn luyện nhà cung cấp. Tuy 
nhiên, BH đang là nhà cung cấp carton chính ở 
mảng thị trường nội địa, nên khi phát triển BH 
cho thị trường xuất khẩu có thể dẫn tới việc quá 
tải; PVM nên có chiến lược phù hợp. 
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Nghiên cứu này đã: (a) lý luận sự phù hợp 
của việc áp dụng phương pháp AHP để giải bài 
toán ra quyết định đa tiêu chí theo cách phân tích 
thứ bậc và tổng hợp các tiêu chí quan trọng lựa 
chọn nhà cung cấp trong quản lý chuỗi cung ứng 
về mặt lý thuyết; và (b) tìm các tiêu chí đánh giá 
TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ Q4- 2015 
 Trang 143 
lựa chọn nhà cung cấp carton cho công ty PVM 
theo phương pháp AHP. Kết quả giúp công ty 
PVM nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về nhà 
cung ứng. 
Việc xác định tiêu chí lựa chọn nhà cung 
ứng và phương pháp đánh giá ra quyết định lựa 
chọn là hai giai đoạn quan trọng và sẽ có thể thay 
đổi tùy vào mục tiêu và ngành nghề công ty. 
Phương pháp AHP trong nghiên cứu này được áp 
dụng cho bài toán lựa chọn nhiều nhà cung cấp 
cho một loại sản phẩm, có thể áp dụng cho các 
vấn đề tương tự ở các công ty khác nhau. Ngoài 
ra, hướng nghiên cứu này có thể mở ra cho việc 
chọn nhiều nhà cung cấp cho nhiều sản phẩm với 
kỹ thuật Fuzzy, Dematel và nên lượng hoá tính 
không chắc chắn của thông tin. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. C. A.Weber, J. R. Current, W.C. Benton, 
Vendor Selection Criteria and Methods, 
European Journal of Operational Research, 
50(1), 2-18(1991). 
[2]. C. Muralidharan, N. Anantharaman, S.G. 
Deshmukh, A Multi-Criteria Group 
Decisionmaking Model for Supplier Rating, 
Journal of Supply Chain Management, 
38(3), 22-33 (2002). 
[3]. C.C. Li, Y.P. Fun, J.S. Hung, A new 
measure for supplier performance 
evaluation, IIE Transactions, 29(9), 753-758 
(1997). 
[4]. D. Asamoah, J. Annan, S. Nyarko, AHP 
Approach for Supplier Evaluation and 
Selection in a Pharmaceutical 
Manufacturing Firm in Ghana, International 
Journal of Business and Management, 
7(10), 49-62 (2012). 
[5]. D. S. Verma, A. Pateriya, Supplier Selection 
through Analytical Hierarchy Process: A 
Case Study In Small Scale Manufacturing 
Organization, International Journal of 
Engineering Trends and Technology, 45(5), 
1428-1433, (2013). 
[6]. F. Tahriri, M.R. Osman, A. Ali, R.M. 
Yusuff, A. Esfandiary, AHP approach for 
supplier evaluation and selection in a steel 
manufacturing company, Journal of 
Industrial Engineering and Management, 
1(2), 54-76 (2013). 
[7]. G.W. Dickson, An Analysis of Vendor 
Selection Systems and Decisions,Journal of 
Purchasing, 2(1), 5-17 (1966). 
[8]. H. Jin, C. L. Liu, X. Y. Wang, AHP 
Approach for Supplier Selection in a 
Polyamide Fiber Plant in Supply Chain 
Management, Advanced Materials 
Research, 299-300, 1252-1255 (2011). 
[9]. M. Velasquez, P. T. Hester, An Analysis of 
Multi-Criteria Decision Making Methods 
(Norfolk, VA, USA, 2013). 
[10]. P. T. Trương, Khoá luận Thạc Sỹ, Đánh giá 
và lựa chọn nhà cung cấp tại công ty TNHH 
May Việt Lê, Trường Đại Học Bách Khoa, 
TP.HCM (2012). 
[11]. S. Kumar, N. Parashar, A. Haleem, 
Analytical Hierarchy Process Applied to 
Vendor Selection Problem: Small Scale, 
Medium Scale and Large Scale Industries, 
Business Intelligence Journal 2(2), 355-362 
(2009). 
[12]. S.Thiruchelvam, J.E. Tookey, Evolving 
trends of supplier selection criteria and 
methods,International Journal of 
Automotive and Mechanical Engineering, 4, 
437-454 (2011). 
[13]. T. H. N. Vo, Khoá luận Thạc Sỹ, Lựa chọn 
nhà cung cấp thiết bị di động viễn thông tại 
công ty mạng lưới Viettel: một hướng tiếp 
cận dùng AHP, Trường Đại Học Bách 
Khoa, TP.HCM (2015). 
[14]. T. L. Saaty, The Analytical Hierarchy 
Process(McGraw-Hill, New York, 1980). 
[15]. Z. Degraeve, F. Roodhoft, Actively 
Selecting Suppliers Using Total Cost of 
Ownership, Journal of Supply Chain 
Management, 35(1), 5-10(1999). 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_nha_cung_cap_trong_quan_ly_chuoi_cung_ung_cach_tiep.pdf