Lựa chọn phần mềm kế toán trong doanh nghiệp: Mối quan hệ giữa kỹ thuật lựa chọn và kết quả lựa chọn phần mềm

TÓM TẮT Nhu cầu ứng dụng phần mềm kế toán (PMKT) ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để lựa chọn được một PMKT đáp ứng nhu cầu và khiến người sử dụng phần mềm hài lòng không phải là một quyết định dễ dàng. Trong quá trình lựa chọn PMKT, doanh nghiệp cần quan tâm đến bốn vấn đề gồm: tiêu chí, phương pháp, kỹ thuật và phần mềm/ công cụ hỗ trợ lựa chọn phần mềm. Bài viết này tập trung kiểm định mối quan hệ giữa kỹ thuật lựa chọn PMKT với kết quả lựa chọn phần mềm và đặc điểm của doanh nghiệp. Phương pháp hỗn hợp được sử dụng với kỹ thuật phân tích phương sai một yếu tố và kiểm định chi bình phương trong nghiên cứu định lượng và kỹ thuật phỏng vấn tay đôi trong nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính được thực hiện sau nghiên cứu định lượng nhằm khẳng định và giải thích kết quả nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại thị trường chuyển đổi là Việt Nam, kỹ thuật lựa chọn PMKT không tác động trực tiếp đến kết quả lựa chọn thành công một PMKT tức là PMKT phù hợp nhu cầu doanh nghiệp và đạt sự hài lòng của người sử dụng. Quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhìn chung không ảnh hưởng đến kỹ thuật lựa chọn PMKT mà doanh nghiệp sử dụng

pdf 13 trang yennguyen 8320
Bạn đang xem tài liệu "Lựa chọn phần mềm kế toán trong doanh nghiệp: Mối quan hệ giữa kỹ thuật lựa chọn và kết quả lựa chọn phần mềm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Lựa chọn phần mềm kế toán trong doanh nghiệp: Mối quan hệ giữa kỹ thuật lựa chọn và kết quả lựa chọn phần mềm

Lựa chọn phần mềm kế toán trong doanh nghiệp: Mối quan hệ giữa kỹ thuật lựa chọn và kết quả lựa chọn phần mềm
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q3 - 2016 
Trang 5 
Lựa chọn phần mềm kế toán trong doanh 
nghiệp: Mối quan hệ giữa kỹ thuật lựa chọn 
và kết quả lựa chọn phần mềm 
 Nguyễn Bích Liên, Phạm Trà Lam 
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM - Email: ngblien97@yahoo.com 
(Bài nhận ngày 24 tháng 11 năm 2015, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 18 tháng 01 năm 2016) 
TÓM TẮT 
Nhu cầu ứng dụng phần mềm kế toán 
(PMKT) ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để lựa 
chọn được một PMKT đáp ứng nhu cầu và khiến 
người sử dụng phần mềm hài lòng không phải là 
một quyết định dễ dàng. Trong quá trình lựa 
chọn PMKT, doanh nghiệp cần quan tâm đến 
bốn vấn đề gồm: tiêu chí, phương pháp, kỹ thuật 
và phần mềm/ công cụ hỗ trợ lựa chọn phần 
mềm. Bài viết này tập trung kiểm định mối quan 
hệ giữa kỹ thuật lựa chọn PMKT với kết quả lựa 
chọn phần mềm và đặc điểm của doanh nghiệp. 
Phương pháp hỗn hợp được sử dụng với kỹ 
thuật phân tích phương sai một yếu tố và kiểm 
định chi bình phương trong nghiên cứu định 
lượng và kỹ thuật phỏng vấn tay đôi trong 
nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính được 
thực hiện sau nghiên cứu định lượng nhằm 
khẳng định và giải thích kết quả nghiên cứu 
định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại thị 
trường chuyển đổi là Việt Nam, kỹ thuật lựa 
chọn PMKT không tác động trực tiếp đến kết 
quả lựa chọn thành công một PMKT tức là 
PMKT phù hợp nhu cầu doanh nghiệp và đạt sự 
hài lòng của người sử dụng. Quy mô và lĩnh vực 
hoạt động của doanh nghiệp nhìn chung không 
ảnh hưởng đến kỹ thuật lựa chọn PMKT mà 
doanh nghiệp sử dụng. 
Từ khóa: Phần mềm kế toán (PMKT), đáp ứng yêu cầu, sự thỏa mãn của người sử dụng, kỹ thuật 
lựa chọn phần mềm, Việt Nam. 
1. GIỚI THIỆU 
Nhu cầu sử dụng các phần mềm ứng dụng 
đang gia tăng mạnh mẽ trong các doanh nghiệp 
vì nó cập nhật các tiến bộ công nghệ thông tin 
(CNTT) để nâng cao hiệu quả quản lý trong 
doanh nghiệp (Nikolaos et al., 2005). Đối với 
công tác kế toán, PMKT được xem là một công 
cụ tiêu chuẩn trong môi trường kinh doanh hiện 
đại (Elikai et al., 2007) và lựa chọn được một 
giải pháp phần mềm phù hợp là việc không đơn 
giản. PMKT có thể phân thành hai loại. Loại thứ 
nhất, low - end, là phần mềm kết hợp tất cả các 
chức năng của hệ thống kế toán và nó có dữ liệu 
riêng biệt của riêng hệ thống kế toán và được 
xem là PMKT riêng lẻ. Ngược lại, loại thứ hai, 
high - end, là nhóm phần mềm kế toán tích hợp 
với tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trong 
một cơ sở dữ liệu. Nó được hiểu như là nhóm 
phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) 
với nhiều chức năng đa dạng và PMKT là một 
trong các phần mềm chức năng của phần mềm 
ERP (Maziyar et al., 2011). Trong nghiên cứu 
này, PMKT được hiểu gồm hai loại riêng lẻ và 
phần mềm ERP. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q3 - 2016 
Trang 6 
Quá trình lựa chọn phần mềm ứng dụng đòi 
hỏi doanh nghiệp phải xem xét và kết hợp nhiều 
yếu tố khác nhau, trong đó 3 vấn đề cốt lõi 
không thể thiếu, bao gồm: (1) các tiêu chí lựa 
chọn, (2) kỹ thuật lựa chọn tức là các mô hình 
để tính toán và lượng hóa các tiêu chí lựa chọn, 
và (3) phương pháp lựa chọn tức là các phương 
pháp kết hợp quy trình hay trình tự các bước cần 
thực hiện để lựa chọn phần mềm phù hợp nhất 
với nhu cầu (Jadhav and Sonar, 2009). 
Trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về 
cả 3 vấn đề tiêu chí, kỹ thuật và phương pháp 
lựa chọn phần mềm (Jadhav and Sonar, 2009). 
Tuy nhiên, ở Việt Nam, theo tìm hiểu của chúng 
tôi, các nghiên cứu phần lớn tập trung vào các 
tiêu chí lựa chọn PMKT, chưa có các nghiên 
cứu về kỹ thuật hay phương pháp lựa chọn 
PMKT. Nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào 
vấn đề kỹ thuật lựa chọn PMKT và sử dụng 
phương pháp hỗn hợp gồm định lượng và định 
tính để đạt 2 mục tiêu, đó là (1) khám phá và 
giải thích mối quan hệ giữa kỹ thuật lựa chọn 
PMKT với kết quả lựa chọn phần mềm và (2) 
khám phá và giải thích mối quan hệ giữa kỹ 
thuật lựa chọn PMKT với đặc điểm của doanh 
nghiệp như quy mô, lĩnh vực hoạt động, loại 
PMKT sử dụng và tri thức của đội dự án chịu 
trách nhiệm lựa chọn PMKT trong doanh 
nghiệp. Nghiên cứu này cũng sử dụng các kết 
quả nghiên cứu đã được công bố về phần mềm 
ứng dụng để áp dụng cho nghiên cứu về PMKT 
bởi PMKT mang đầy đủ các đặc điểm của phần 
mềm ứng dụng (Christine, 2007). 
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
2.1. Lý thuyết nền 
Các lý thuyết nền được sử dụng trong nghiên 
cứu gồm: lý thuyết thành công của hệ thống 
thông tin, lý thuyết hành vi dự kiến và mô hình 
chấp nhận công nghệ. 
Lý thuyết thành công của hệ thống thông tin 
(Information System Success Model) 
Để xác định mối quan hệ giữa kỹ thuật lựa 
chọn PMKT với kết quả lựa chọn phần mềm 
thành công, nghiên cứu dựa vào lý thuyết thành 
công của hệ thống thông tin (HTTT). Lý thuyết 
thành công của HTTT được phát triển bởi hai 
tác giả Delone và McLean với hai phiên bản đầu 
đề cập đến các yếu tố đo lường sự thành công 
của một HTTT, tức biến phụ thuộc trong mô 
hình (DeLone và McLean, 1992 & 2003). Phiên 
bản tiếp của Petter và cộng sự được công bố vào 
năm 2013 đề cập đến các biến độc lập tác động 
vào sự thành công của HTTT, trong đó cơ sở hạ 
tầng CNTT, quy trình quản lý trong một dự án, 
mối quan hệ với đội dự án hay quan điểm người 
sử dụng về CNTT là những nhân tố trong tổng 
số rất nhiều nhân tố tác động dương tới sự thành 
công của HTTT (Petter et al., 2013). Chúng ta 
đã biết, qui trình quản lý một dự án phát triển 
HTTT gồm quản lý và phối hợp các công việc 
cần thực hiện cũng như quản lý nhân sự và các 
cơ sở hạ tầng kỹ thuật được sử dụng trong quy 
trình theo tiến độ thời gian phù hợp. Như vậy, 
các kỹ thuật lựa chọn phần mềm là một yếu tố 
thuộc quy trình quản lý dự án tái phát triển 
HTTT. Và do đó, kỹ thuật lựa chọn PMKT là 
một yếu tố thuộc quy trình quản lý dự án tái 
phát triển HTTTKT và sẽ là một trong các nhân 
tố tác động tới sự thành công của dự án tái phát 
triển HTTTKT hay nói cách khác là lựa chọn 
được PMKT thành công. 
Lý thuyết hành vi dự kiến (Theory of Planed 
Behavior - TPB) và mô hình chấp nhận công 
nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) 
TPB được sử dụng trong nghiên cứu này để 
làm cơ sở cho việc xác định mối quan hệ giữa 
kỹ thuật lựa chọn PMKT với tri thức của đội dự 
án. Tri thức là khái niệm liên quan tới nhận 
thức, kiến thức và kinh nghiệm của một cá nhân 
về một vấn đề nhất định nào đó. TPB được 
Ajzen phát triển vào năm 1975 từ lý thuyết hành 
động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action), 
xác định rằng nếu con người có thái độ tích cực 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q3 - 2016 
Trang 7 
về hành vi dự kiến và nếu họ tin là phù hợp với 
các yếu tố chuẩn mực và khả năng thực hiện thì 
sẽ dẫn tới ý định thực hiện hành vi và dẫn tới 
việc thực hiện hành vi (Sabherwal et al, 2006; 
Ajzen, 1991). Phát triển từ TPB trong lĩnh vực 
CNTT, TAM cho rằng khi con người nhận thức 
được tính hữu ích, có kinh nghiệm về CNTT sẽ 
dẫn tới ý định sử dụng và hành vi sử dụng 
CNTT (Sabherwal et al., 2006; Davis, 1989). 
Dựa trên lý thuyết TPB và mô hình TAM, nếu 
người lựa chọn phần mềm có kiến thức và kinh 
nghiệm về kỹ thuật lựa chọn phần mềm; khi họ 
nhận thức được mức độ phức tạp của yêu cầu xử 
lý thông tin, khi hiểu được sự khác biệt về tính 
năng cũng như mức độ xử lý thông tin của 
PMKT thì người ứng xử hiểu rằng cần tìm ra kỹ 
thuật lựa chọn phần mềm phù hợp hơn và sẽ đưa 
ra được quyết định sử dụng kỹ thuật lựa chọn 
phù hợp hơn. Vì vậy nghiên cứu này xây dựng 
giả thiết rằng có mối quan hệ giữa tri thức của 
đội dự án về kỹ thuật lựa chọn PMKT và kỹ 
thuật lựa chọn PMKT mà doanh nghiệp áp 
dụng. 
2.1. Kỹ thuật lựa chọn phần mềm 
Kỹ thuật lựa chọn là các mô hình hay 
phương pháp để tính toán và lượng hóa các tiêu 
chí lựa chọn (Jadhav and Sonar, 2009). Có rất 
nhiều kỹ thuật lựa chọn phần mềm được sử 
dụng trong quá trình lựa chọn phần mềm. Bảng 
1 dưới đây trình bày các kỹ thuật lựa chọn phần 
mềm được nghiên cứu và sử dụng phổ biến trên 
thế giới, trong đó một số kỹ thuật lựa chọn phần 
mềm là rất phức tạp, có thể cần sự hỗ trợ của 
phần mềm/ công cụ hỗ trợ lựa chọn phần mềm. 
Bài viết chỉ tổng hợp các kỹ thuật lựa chọn phần 
mềm và đặc điểm cơ bản nhất của chúng, cách 
thức vận dụng từng kỹ thuật lựa chọn phần mềm 
không được trình bày trong phạm vi bài viết 
này. 
Bảng 1. Kỹ thuật lựa chọn phần mềm 
Kỹ thuật Nghiên cứu Nội dung 
1 Mô hình loại trừ các 
khía cạnh (Elimination 
By Aspect) 
Sahay and Gupta 
(2003) 
- Không sử dụng các công thức toán học. 
- Lựa chọn phần mềm đáp ứng tất cả các 
khía cạnh được yêu cầu. 
2 Mô hình MAXIMAX. 
(Tên khác: Calculated 
Scoring Method hay 
Indexed Scoring 
Method) 
Sahay and Gupta 
(2003) 
Theresa, H. and 
Linda, W. (2003) 
- Xem các yếu tố lựa chọn phần mềm có 
vai trò tương đương nhau (ngược với kỹ 
thuật WAS) 
- Có nhiều cách khác nhau để tính điểm 
cho từng tiêu chí lựa chọn phần mềm. 
3 Tổng trung bình theo 
trọng số (WAS - 
Weighted Average Sum) 
Jadhav and Sonar 
(2009) 
Bandor (2006) 
Theresa, H. and 
Linda, W. (2003) 
- Mỗi tiêu chí được chấm điểm theo thang 
đo riêng, sau đó được nhân với trọng số 
(tức tầm quan trọng của tiêu chí) để tính 
tổng điểm của phần mềm. 
4 Mô hình thuộc tính theo 
trọng số tuyến tính 
(Linear Weighted 
Attribute Model) 
Sahay and Gupta 
(2003) 
- Dựa vào hạng của từng tiêu chí để tính 
hạng của từng phần mềm, có điều chỉnh 
theo trọng số của từng tiêu chí. 
- Khác với WAS là WAS dựa vào điểm 
của tiêu chí theo thang đo, mô hình này 
dựa vào hạng của tiêu chí. 
5 Phân tích tính năng Jadhav and Sonar - Gần giống phương pháp WAS 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q3 - 2016 
Trang 8 
(Feature Analysis) (2009) - Áp dụng các cách thức khác nhau như sử 
dụng mô hình để kiểm tra, nghiên cứu 
tình huống, thử nghiệm hay khảo sát 
chính thức. 
- Tạo điểm số duy nhất nhưng có nhiều kết 
hợp khác nhau nên có thể gây lựa chọn 
sai. 
6 Phương pháp mờ (Fuzzy 
based approach) 
Jadhav and Sonar 
(2009) 
- Áp dụng lý thuyết tập mờ 
- Sử dung khi thang đo mức độ và trọng số 
(thuộc kỹ thuật WAS) không cho kết quả 
chính xác 
- Sử dụng các thuật ngữ ngôn ngữ học để 
đánh giá các lựa chọn thay thế một cách 
dễ dàng và trực quan 
7 Mô hình nhiệm vụ tuyến 
tính (Linear Assignment 
Model) 
Sahay and Gupta 
(2003) 
- Tạo ma trận hạng của các thuộc tính của 
phần mềm sau đó sử dụng phần mềm hỗ 
trợ để tìm phương án tối ưu. 
8 Kỹ thuật phân tích theo 
hệ thống cấp bậc (AHP - 
Analytic Hierarchy 
Process) 
Jadhav and Sonar 
(2009) 
Sahay and Gupta 
(2003) 
Davis và Williams 
(1994) 
- Được sử dụng phổ biến nhất (theo quan 
điểm của Jadhav and Sonar, 2009) 
- Sử dụng thang đo mức độ quan trọng 10 
điểm của Saaty 
- So sánh từng cặp tiêu chí để xếp hạng 
giữa các tiêu chí với nhau và giữa các 
phần mềm theo từng tiêu chí (tạo thành 
các ma trận), sau đó nhân hai ma trận này 
với nhau để có kết quả xếp hạng phần 
mềm cuối cùng. 
- Có thể áp dụng bằng cách sử dụng phần 
mềm AHP. 
9 Mô hình cây tỷ lệ dựa 
trên trọng số (The 
percentage based 
weighted tree model) 
Sahay and Gupta 
(2003) 
- Các kỹ thuật 1, 2, 4, 7 và 8 nêu trên dựa 
vào việc xếp hạng các tiêu chí nhưng các 
tiêu chí lại thuộc hai nhóm: số lượng và 
chất lượng nên việc xếp hạng không 
mang tính chất ổn định. 
- Dựa vào chỉ số giá trị của phần mềm SMI 
(Software Solution Merit Index) để lựa 
chọn phần mềm. 
- Các công thức tính toán khá phức tạp, tuy 
nhiên có phần mềm hỗ trợ để xử lý. 
Như vậy, có nhiều kỹ thuật lựa chọn phần 
mềm với tên gọi khác nhau. Nghiên cứu này đã 
dựa vào nội dung cụ thể của từng kỹ thuật để 
tổng hợp thành 9 kỹ thuật lựa chọn phần mềm 
và trong quá trình lựa chọn phần mềm, có thể 
kết hợp nhiều kỹ thuật lựa chọn khác nhau nhằm 
gia tăng sự thích hợp trong quyết định lựa chọn 
phần mềm. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q3 - 2016 
Trang 9 
3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 
3.1. Khái niệm và giả thuyết nghiên cứu 
Kỹ thuật lựa chọn phần mềm 
Kỹ thuật lựa chọn phần mềm là các mô hình 
tính toán, tổng hợp các tiêu chí lựa chọn để có 
thể làm căn cứ so sánh giữa các sản phẩm phần 
mềm khác nhau. 
Do một doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều 
kỹ thuật khác nhau trong quá trình lựa chọn 
PMKT, nên nếu doanh nghiệp áp dụng nhiều 
hơn 1 kỹ thuật lựa chọn PMKT thì kỹ thuật nào 
phức tạp hơn sẽ được lựa chọn và mã hóa để 
phân tích dữ liệu bởi thông thường kỹ thuật 
phức tạp hơn sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn 
được phần mềm thành công hơn. 
Lựa chọn PMKT thành công 
Theo mô hình của DeLone & McLean, 
HTTT thành công được đánh giá qua 6 tiêu chí: 
chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin, chất 
lượng dịch vụ, khả năng cung cấp sử dụng, sự 
hài lòng người sử dụng và lợi ích đem lại với cá 
nhân và tổ chức (DeLone & McLean, 2003). 
Tuy nhiên, PMKT chỉ là một thành phần trong 
HTTT doanh nghiệp nên theo tiêu chí của HTTT 
thành công thì chất lượng phần mềm tập trung 
vào chất lượng thông tin. Vì vậy, nghiên cứu 
này chỉ lựa chọn 2 tiêu chí đánh giá lựa chọn 
được một PMKT thành công, đó là (i) phần 
mềm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp tức 
đảm bảo chất lượng thông tin cung cấp và (ii) 
người sử dụng thỏa mãn đối với phần mềm. Đáp 
ứng đúng yêu cầu doanh nghiệp chỉ dừng ở mức 
độ xử lý được các hoạt động của doanh nghiệp 
và cung cấp được các thông tin mong muốn. 
Dựa vào các lập luận trên, bài viết này đặt 
giả thuyết rằng kỹ thuật lựa chọn PMKT có tác 
động đến kết quả lựa chọn PMKT thành công, 
cụ thể: 
H1: Kỹ thuật lựa chọn PMKT có tác động 
đến mức độ PMKT đáp ứng yêu cầu của doanh 
nghiệp 
H2: Kỹ thuật lựa chọn PMKT có tác động 
đến sự thỏa mãn của người sử dụng PMKT 
trong doanh nghiệp 
Đặc điểm của doanh nghiệp: quy mô, lĩnh 
vực hoạt động, loại PMKT ứng dụng 
Đặc điểm cấu trúc của tổ chức gồm kích cỡ, 
sự đầu tư cho CNTT, sự hỗ trợ của quản lý, có 
ảnh hưởng đến dự án hình thành HTTT, đến 
nhiệm vụ đặt ra, con người và HTTT (Petter et 
al, 2013). Kết quả nghiên cứu về lựa chọn 
PMKT quốc tế (là PMKT có khả năng xử lý và 
chuyển đổi các nghiệp vụ liên quan nhiều loại 
tiền tệ, tạo ra nhiều loại hình báo cáo theo nhiều 
tiêu chuẩn kế toán khác nhau và sử dụng nhiều 
ngôn ngữ khác nhau) tại thị trường Mỹ của 
Adhikari et al (2004) chỉ ra rằng kích cỡ doanh 
nghiệp và mức độ quốc tế hóa của nó là nhân tố 
quyết định trong việc lựa chọn PMKT quốc tế. 
Mức độ phức tạp của phần mềm kế toán sẽ 
liên quan tới hoạt động của nhiều bộ phận chức 
năng trong doanh nghiệp, nên có chi phí đầu tư 
cao hơn và do đó việc chọn lựa cũng cần cẩn 
trọng hơn, cần có kỹ thuật lựa chọn phù hợp 
hơn. 
Từ những logic này, rõ ràng mức độ quy mô 
doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động và loại PMKT 
ứng dụng trong doanh nghiệp có thể có tác động 
đến kỹ thuật lựa chọn PMKT. 
Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để phân loại 
quy mô doanh nghiệp. Tại Việt Nam, theo nghị 
định số 56/2009/NĐ-CP, quy mô doanh nghiệp 
chủ yếu được phân loại theo tổng nguồn vốn và 
số lượng lao động. Trong khi đó, các quốc gia 
khác trên thế giới sử dụng nhiều tiêu chí hơn để ... ng đến kỹ thuật lựa 
chọn PMKT. Tuy nhiên, các chuyên gia được 
phỏng vấn lại khẳng định rằng các doanh nghiệp 
ứng dụng phần mềm ERP có xu hướng sử dụng 
kỹ thuật lựa chọn phần mềm phức tạp hơn các 
doanh nghiệp ứng dụng PMKT riêng lẻ. Họ giải 
thích rằng (i) các doanh nghiệp có xu hướng sử 
dụng PMKT riêng lẻ khi ban lãnh đạo doanh 
nghiệp bị chia rẽ, mỗi người phụ trách một chức 
năng riêng biệt và họ có xu hướng sử dụng các 
phân mềm riêng biệt cho từng chức năng để tạo 
ra những “ốc đảo thông tin”. Ngược lại những 
doanh nghiệp được quản lý thống nhất bởi một 
số ít thành viên lại có xu hướng sử dụng các 
phần mềm tích hợp nhằm mang lại tính minh 
bạch giữa các khu vực chức năng và ERP là giải 
pháp mà họ lựa chọn; (ii) và do đặc điểm của 
PMKT riêng lẻ là chỉ liên quan đến bộ phận và 
hoạt động kế toán nên người quyết định lựa 
chọn phần mềm thường là kế toán trưởng hay 
giám đốc tài chính và họ thường không cần áp 
dụng một kỹ thuật lựa chọn PMKT cụ thể. 
Ngược lại, phần mềm ERP đòi hỏi tìm hiểu kỹ 
nhu cầu và mối quan hệ giữa các bộ phận chức 
năng, phòng ban, yêu cầu luân chuyển thông tin 
giữa những bộ phận này, vì vậy nó đòi hỏi 
một kỹ thuật lựa chọn phần mềm cẩn thận hơn. 
Kết quả kiểm định giả thuyết H6 cũng cho 
thấy không có mối quan hệ giữa tri thức của đội 
dự án với kỹ thuật lựa chọn PMKT. Nhưng, kết 
quả nghiên cứu định tính lại cho thấy rằng 
chúng có quan hệ với nhau bởi các lý do sau: (i) 
khi các thành viên trong đội dự án là những đối 
tượng có kinh nghiệm trong vấn đề lựa chọn 
PMKT thì họ dễ dàng xác định nhu cầu đặt ra 
đối với phần mềm và từ đó họ có xu hướng sử 
dụng một kỹ thuật lựa chọn PMKT thích hợp 
nhất; và (ii) phương pháp lựa chọn PMKT được 
doanh nghiệp sử dụng chủ yếu bị quyết định bởi 
người chịu trách nhiệm chính (trưởng dự án) 
trong đội dự án. 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q3 - 2016 
Trang 13 
Bảng 3. Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật lựa chọn PMKT 
Kiểm tra mối quan hệ giữa: 
Kết quả 
nghiên cứu 
định lƣợng 
Kết quả nghiên 
cứu định tính 
Kết luận 
Kỹ thuật lựa chọn PMKT và mức 
độ PMKT đáp ứng yêu cầu của 
doanh nghiệp 
H1: sig = 0,769 
 Bác bỏ 
Có tồn tại mối 
quan hệ nhưng rất 
yếu 
Kết quả đáng tin cậy: 
không tồn tại mối 
quan hệ 
Kỹ thuật lựa chọn PMKT và sự 
thỏa mãn của người sử dụng 
H2: sig = 0,945 
 Bác bỏ 
Không tồn tại mối 
quan hệ 
Kết quả đáng tin cậy: 
không tồn tại mối 
quan hệ 
Số lao động trung bình và kỹ thuật 
lựa chọn PMKT 
H3: sig = 1 
 Bác bỏ 
Có tồn tại mối 
quan hệ 
Không rõ kết quả do 
có sự mâu thuẫn giữa 
nghiên cứu định lượng 
và định tính 
Nguồn vốn chủ sở hữu và kỹ thuật 
lựa chọn PMKT 
H3: sig = 0,748 
 Bác bỏ 
Không tồn tại mối 
quan hệ 
Kết quả đáng tin cậy: 
không tồn tại mối 
quan hệ 
Giá trị tài sản và kỹ thuật lựa chọn 
PMKT 
H3: sig = 1 
50% số ô trong 
bảng chéo < 5 
quan sát 
 Không thể 
kết luận 
Không tồn tại mối 
quan hệ 
Không thể kết luận do 
kiểm định chi bình 
phương không đáng 
tin cậy 
Doanh thu trung bình/ năm và kỹ 
thuật lựa chọn PMKT 
H3: sig = 0,052 
 Bác bỏ 
Không tồn tại mối 
quan hệ 
Kết quả đáng tin cậy: 
không tồn tại mối 
quan hệ 
Lĩnh vực hoạt động và kỹ thuật lựa 
chọn PMKT 
H4: Bác bỏ Không tồn tại mối 
quan hệ 
Kết quả đáng tin cậy: 
không tồn tại mối 
quan hệ 
Loại PMKT và kỹ thuật lựa chọn 
PMKT 
H5: sig = 0,446 
 Bác bỏ 
Có tồn tại mối 
quan hệ 
Không rõ kết quả do 
có sự mâu thuẫn giữa 
nghiên cứu định lượng 
và định tính 
Tri thức của đội dự án và kỹ thuật 
lựa chọn PMKT 
H6: sig = 0,576 
 Bác bỏ 
Có tồn tại mối 
quan hệ 
Không rõ kết quả do 
có sự mâu thuẫn giữa 
nghiên cứu định lượng 
và định tính 
5. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu đã tập trung khám phá tác động 
của kỹ thuật lựa chọn PMKT đến kết quả lựa 
chọn PMKT thành công và kiểm tra mối quan 
hệ giữa quy mô, lĩnh vực hoạt động, loại PMKT, 
tri thức của đội dự án về kỹ thuật lựa chọn 
PMKT với kỹ thuật lựa chọn PMKT. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy kỹ thuật lựa chọn PMKT 
không tác động đến kết quả lựa chọn PMKT 
thành công. Đây là một kết quả trái ngược với 
các nghiên cứu đi trước (theo bài tổng hợp của 
Jadhav and Sonar (2009) đó là kỹ thuật lựa chọn 
phần mềm có tác động đến kết quả lựa chọn 
phần mềm) chứng tỏ rằng hiệu quả của việc áp 
dụng các kỹ thuật lựa chọn PMKT trong doanh 
nghiệp Việt Nam là chưa cao. Vậy, nguyên nhân 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q3 - 2016 
Trang 14 
của vấn đề trên xuất phát từ đâu? Theo kết quả 
nghiên cứu định tính, một số nguyên nhân gồm: 
- Kỹ thuật lựa chọn PMKT không tác động 
đến mức độ PMKT đáp ứng yêu cầu của 
doanh nghiệp bởi: (i) số lượng các doanh 
nghiệp Việt Nam có hiểu biết và áp dụng các 
kỹ thuật lựa chọn PMKT còn khá ít. Thông 
thường chỉ các doanh nghiệp có mời chuyên 
tư vấn trong quá trình lựa chọn PMKT thì 
mới áp dụng kỹ thuật lựa chọn PMKT; (ii) 
Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng kỹ thuật lựa 
chọn PMKT không nhiều và nếu có áp dụng 
thì các kỹ thuật lựa chọn này rất đơn giản, 
chủ yếu tập trung ở hai phương pháp đó là 
xem xét ngang bằng các tiêu chí và đánh giá 
theo trọng số; (iii) Một số doanh nghiệp mặc 
dù đã áp dụngkỹ thuật lựa chọn PMKT 
nhưng vẫn không lựa chọn được phần mềm 
đáp ứng yêu cầu bởi quyết định lựa chọn 
phần mềm bị chi phối bởi các yếu tố khác 
như sự quen biết, cả nể, lý do tế nhị khác,  
- Kỹ thuật lựa chọn PMKT không tác động 
mạnh đến sự thỏa mãn của người sử dụng 
PMKT bởi các lý do: (i) Khái niệm thỏa mãn 
đối với mỗi người sử dụng PMKT là khác 
nhau và do đó, rất khó để nói một PMKT 
này là thỏa mãn hơn PMKT kia; (ii) Người 
sử dụng PMKT có thể chia thành hai nhóm. 
Nhóm thứ nhất là những power - user tức 
những nhà quản trị và nhóm thứ hai là những 
end - user, thường là các nhân viên. Trong 
một số trường hợp, sự thỏa mãn đối với 
PMKT của hai nhóm này là khác nhau do 
mục tiêu sử dụng phần mềm là khác nhau; và 
(iii) Đối tượng chính chịu trách nhiệm lựa 
chọn PMKT trong doanh nghiệp là đối tượng 
nào thì sẽ ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của 
người sử dụng tương ứng với đối tượng đó. 
Cụ thể, nếu người chịu trách nhiệm chính 
trong quá trình lựa chọn PMKT là một người 
phụ trách kế toán thì họ có xu hướng lựa 
chọn PMKT thỏa mãn người sử dụng là các 
kế toán viên hơn là trong trường hợp người 
chịu trách nhiệm lựa chọn phần mềm là một 
chuyên viên CNTT hay nhà quản trị. 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhìn 
chung quy mô doanh nghiệp (tính theo nguồn 
vốn chủ sở hữu và doanh thu trung bình/ năm) 
và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp không 
ảnh hưởng đến kỹ thuật lựa chọn PMKT. 
6. HẠN CHẾ VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU 
TIẾP THEO 
Nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu một vấn đề 
khá mới tại Việt Nam đó là sử dụng các kỹ thuật 
lựa chọn PMKT trong doanh nghiệp. Mặc dù 
đây là vấn đề không mới đối với các thị trường 
phát triển nhưng tại Việt Nam - một thị trường 
đang chuyển đổi thì nó lại khá mới. Chính do sự 
xa lạ trong các khái niệm nghiên cứu với thực tế 
khiến cho nghiên cứu này có một số hạn chế 
nhất định. 
- Do không thể tiếp cận được đối tượng trực 
tiếp chịu trách nhiệm lựa chọn PMKT trong 
các doanh nghiệp nên nghiên cứu này đã lựa 
chọn đối tượng là các cá nhân đang làm việc 
tại các doanh nghiệp có sử dụng PMKT và 
có biết thông tin về giai đoạn lựa chọn phần 
mềm đã diễn ra. 
- Nghiên cứu được thực hiện tại thời điểm 
năm 2015 nhưng doanh nghiệp tham gia 
khảo sát đã sử dụng PMKT từ 1 đến 20 năm. 
Điều này có nghĩa là thời điểm khảo sát và 
thời điểm thực hiện lựa chọn PMKT là khá 
xa nhau và do đó kết quả nghiên cứu có thể 
không ổn định. 
- Nghiên cứu đã định nghĩa PMKT gồm hai 
loại đó là PMKT riêng lẻ và phần mềm ERP 
và đã thực hiện nghiên cứu bằng cách gộp 
chung hai nhóm doanh nghiệp sử dụng hai 
loại phần mềm này. Tuy nhiên, sau quá trình 
nghiên cứu chúng tôi phát hiện rằng các vấn 
đề về lựa chọn PMKT là khá khác biệt giữa 
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q3 - 2016 
Trang 15 
hai nhóm phần mềm này. Vì vậy chúng tôi 
đề xuất nên thực hiện nghiên cứu lặp lại 
nhưng tách biệt hai nhóm PMKT trên và sau 
đó so sánh kết quả giữa chúng để xem xét 
liệu rằng có sự khác biệt đáng kể về các kỹ 
thuật lựa chọn PMKT giữa chúng hay không. 
Song song với nghiên cứu này, chúng tôi 
cũng đã thực hiện nghiên cứu với phương pháp 
lựa chọn PMKT. Kết quả cho thấy tại thị trường 
chuyển đổi Việt Nam, phương pháp và kỹ thuật 
lựa chọn PMKT không tác động trực tiếp tới kết 
quả lựa chọn PMKT. Tuy nhiên, thực tế cho 
thấy phương pháp và kỹ thuật lựa chọn PMKT 
có ảnh hưởng tới kết quả lựa chọn PMKT và do 
đó chúng tôi đặt giả thiết chúng sẽ có tác động 
thông qua việc điều chỉnh mối quan hệ giữa tiêu 
chí lựa chọn PMKT và kết quả lựa chọn PMKT. 
Chính vì vậy chúng tôi cho rằng cần thực hiện 
một nghiên cứu về mối quan hệ giữa 4 khái 
niệm: tiêu chí, phương pháp, kỹ thuật lựa chọn 
PMKT và kết quả lựa chọn PMKT với mô hình 
giả thiết nghiên cứu có thể như sau: 
Tiêu chí lựa chọn 
phần mềm
Đáp ứng yêu cầu 
doanh nghiệp
Sự thỏa mãn của 
người sử dụng
Phương pháp lựa 
chọn phần mềm
Kỹ thuật lựa chọn 
phần mềm
Để kết quả kiểm định mô hình giả thiết dự 
định trên tin cậy, nghiên cứu cần thực hiện với 
đối tượng khảo sát là những người trực tiếp 
tham gia vào đội dự án với các doanh nghiệp áp 
dụng PMKT trong vòng 5 năm. 
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q3 - 2016 
Trang 16 
Accounting software selection: The 
relationship between selection technique and 
outcome 
 Nguyen Bich Lien 
 Pham Tra Lam 
University of Economics HCMC - Email: ngblien97@yahoo.com 
ABSTRACT 
The demand for accounting software keeps 
increasing over the time. However, choosing 
suitable and satisfactory accounting software 
that meets requirements of the company is by no 
means easy. Four factors that companies take 
into consideration in choosing accounting 
software are criteria, method, technique, and 
software features (e.g. support tools). This 
paper focused on testing the relationship 
between accounting software selection 
technique and its outcome as well as the 
company characteristics. A variety of 
methodologies were carried out, i.e. ANOVA 
and chi squared test for quantitative study and 
face-to-face interview for qualitative study, in 
which the latter was conducted after the former 
to confirm and explain the former. Results 
showed that in Vietnam as a transition market, 
the accounting software selection technique 
does not directly affect the successful choice of 
accounting software, i.e. suitable and 
satisfactory software. Size and line of business 
at large have no impact on the accounting 
software selection technique that the company is 
adopting. 
Keywords: Accounting software, meet requirements, user satisfaction, selection technique, Vietnam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Adhikari, A., M.I., Lebow, H., Zhang, 
Firm characteristics and selection of 
international accounting software. 
Journal of International Accounting, 
Auditing & Taxation, 13: 53-69 (2004). 
[2]. Ajzen, I., The Theory of Planned 
Behavior. Organization Behavior and 
Human Decision Processes, 50: 179-211 
(1991). 
[3]. Bandor, S.B., Quantitative Methods for 
Software Selection and Evaluation. 
Technical Note CMU/SEI-2006-TN-026 
(2006). 
[4]. Christine, C. D., Examining the 
Purchased Software Selection Decision: 
The Role of Network Effects. A 
dissertation submitted in partial 
fulfillment of the requirements for the 
degree of Doctor of Philosophy, 
University of Arkansas, US (2007). 
[5]. Courtney, J., Decision making and 
knowledge management in inquiring 
organizations: toward a new decision-
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q3 - 2016 
Trang 17 
making paradigm for DSS. Decision 
Support Systems, 31: 17-38 (2001). 
[6]. Davis, F.D, Perceived usefulness, 
perceived ease of use, and user 
caaceptance of information technology. 
MIS Quart, 13(3): 319-339 (1989). 
[7]. Davis, L. & Williams, G., Evaluating and 
Selecting Simulation Software Using the 
Analytic Hierarchy Process. Integrated 
Manufacturing Systems, 5(1): 23 - 32 
(1994). 
[8]. DeLone, W.H., McLean, E.R., 
Information system success: the quest for 
the dependent variable. Information 
Systems Research, 3(1):60-95 (1992). 
[9]. DeLone W.H., and McLean, E.R., The 
DeLone and McLean Model of 
Information Systems Success: A ten-
Year update. Journal of Management 
Information Systems, 19(4): 9-30 (2003). 
[10]. De Long, D., and Fahey, L., Diagnosing 
cultural barriers to knowledge 
management. Academy of Management 
Executive, 14(4): 113-127 (2000). 
[11]. Elikai, F., Ivancevich, D.M., Ivancevich, 
S.H., Accounting Software Selection and 
User Satisfaction. The CPA Journal, 77 
(5): 26 - 31 (2007). 
[12]. Hair, J. F., Anderson, R. E. & Tatham, R. 
L. Multivariate Data Analysis with 
readings, New York Macmillan 
Publishing Company (1990). 
[13]. Jadhav, A.S. and Sonar, R.M, Evaluating 
and seclecting software packages: A 
review. Information and Software 
Technology, 51: 555 - 563 (2009). 
[14]. Joubish, M.F., Khurram, M.A., Ahmed, 
A., Fatima, S.T., Haider, K., Paradigms 
and Characteristics of a Good Qualitative 
Research. World Applied Sciences 
Journal, 12(11): 2082 - 2087 (2011). 
[15]. Maccallum, R. C., Widaman, K. F., 
Zhang, S. & Hong, S. Sample Size in 
Factor Analysis. Psychological Methods, 
Vol 4. No.1, 84-99 (1999). 
[16]. Maziyar, G., Vahid, S., Mohammad, A., 
Elham, B., The impact of Information 
Technology (IT) on modern accounting 
systems. Procedia - Social and 
Behavioral Sciences, 28 (2011). 
[17]. Nghị định 56/2009/NĐ-CP ban hành 
ngày 30/6/2009. Nghị định về trợ giúp 
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 
[18]. Nguyễn Đình Thọ, Phương pháp nghiên 
cứu khoa học trong kinh doanh. Xuất bản 
lần thứ 2, NXB Lao động xã hội (2013). 
[19]. Nikolaos, P., Sotiris, G., Harris, D., 
Nikolaos, V., An Application of 
Multicriteria Analysis for ERP Software 
Selection in a Greek Industrial Company. 
An Intemational Journal, 5(3): 435 - 458 
(2005). 
[20]. Petter, S., DeLone, W. and McLean, 
E.R., Information Systems Success: The 
Quest for the Independent Variables. 
Journal of Management Information 
Systems, 29(4): 7-61 (2013). 
[21]. Theresa, H. and Linda, W., Software 
Acquisition & Supplier Management: 
Part 1 - Product Definition & Supplier 
Selection. Quality Congress. ASQ's ... 
Annual Quality Congress Proceedings, 
57: 359 - 372 (2003). 
[22]. Tsang, E., Acquiring knowledge by 
foreign partners from international joint 
ventures in a transaction economy: 
learning-by-doing and learning myopia. 
Strategic Management Journal, 23(9): 
835-854 (2002). 
[23]. Sabherwal, R., Jeyaraj, A., Chowa, C., 
Information Sysytem Success: Individual 
and Organizational Determinants. 
Management Science, 52(12): 1849- 
1864 (2006). 
[24]. Sahay, B.S., & Gupta, A.K., 
Development of software selection 
criteria for supply chain solutions. 
Industrial Management & Data Systems, 
103(2): 97 - 110 (2003). 

File đính kèm:

  • pdflua_chon_phan_mem_ke_toan_trong_doanh_nghiep_moi_quan_he_giu.pdf