Luật giáo dục đại học 2018 những nội dung mới cần chú ý

Tóm tắt: Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội khóa XII thông qua lần đầu tiên

2012. Luật được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2015(sau đây gọi là Luật GDĐH

2012/2013, 2014/2015). Ngày 19/11/2018, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV đã

thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (sau đây

gọi là Luật GDĐH 2018). Ngày 03/12/2018, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 13/2018/LCTN công bố và Luật GDĐH 2018 có hiệu lực từ ngày 01/07/2019. Bài viết giới thiệu

một số nội dung mới cần chú ý của Luật này.

pdf 8 trang yennguyen 6820
Bạn đang xem tài liệu "Luật giáo dục đại học 2018 những nội dung mới cần chú ý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luật giáo dục đại học 2018 những nội dung mới cần chú ý

Luật giáo dục đại học 2018 những nội dung mới cần chú ý
16Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC – 2018
NHỮNG NỘI DUNG MỚI CẦN CHÚ Ý
PGS. TS. Hoàng Phước Hiệp *
Tóm tắt: Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội khóa XII thông qua lần đầu tiên 
2012. Luật được sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2015(sau đây gọi là Luật GDĐH 
2012/2013, 2014/2015). Ngày 19/11/2018, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV đã 
thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (sau đây 
gọi là Luật GDĐH 2018). Ngày 03/12/2018, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 13/2018/L-
CTN công bố và Luật GDĐH 2018 có hiệu lực từ ngày 01/07/2019. Bài viết giới thiệu 
một số nội dung mới cần chú ý của Luật này.
Từ khóa: Luật, giáo dục, đào tạo, đại học, sửa đổi, bổ sung, hội nhập quốc tế, 
cam kết quốc tế.
Abstract: The Law on Higher Education was passed for the first time by the 12th 
National Assembly in 2012. The Law was amended and supplemented in 2013, 2014, 2015 
(hereinafter referred to as the Higher Education Law 2012/2013 and 2014/2015).
On November 19th, 2008, at the 6thsession of the XIV National Assembly, the 
Law on amending and supplementing a number of articles of the Higher Education 
Law (hereinafter referred to as the Higher Education Law 2018) was adopted. On 
December 3rd, 2008, the President signed the Order No. 13/2018/L-CTN to announce 
the Higher Education Law 2018,which took effect from July 1st, 2019. The article 
introduces some new contents of the law to be noted. 
Keywords: Law, education,training, university, amendment, supplement, international 
integration, international commitment.
* Chủ nhiệm Khoa Luật kinh tế
Trường ĐH KD&CN Hà Nội.
Luật GDĐH 2018 sửa đổi, bổ sung 
36 điều, bổ sung mới 01 điều, bãi bỏ, 
thay thế một số cụm từ, từ ngữ và chỉnh 
sửa một số điều về mặt kỹ thuật văn bản 
pháp luật [5]. Chính vì vậy, khi nghiên 
cứu Luật GDĐH 2018 phải hết sức chú ý 
đến Văn bản hợp nhất Luật GDĐH số 42/
VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 của Văn 
phòng Quốc hội.
1. Luật GDĐH 2018 quy định các 
loại hình cơ sở GDĐH bình đẳng trước 
pháp luật (Điều 7), tiệm cận với thông 
lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn Việt 
Nam, khắc phục một số vấn đề bất cập 
nhưng vẫn đảm bảo ổn định hệ thống để 
phát triển. Luật GDĐH 2018 quy định rõ 
có 02 loại hình cơ sở GDĐH: (i) Cơ sở 
GDĐH công lập do Nhà nước đầu tư, bảo 
đảm điều kiện hoạt động và là đại diện 
chủ sở hữu; (ii) Cơ sở GDĐH tư thục do 
nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài 
đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động. Đối 
với cơ sở GDĐH tư thục hoạt động không 
vì lợi nhuận, Luật GDĐH 2018 quy định 
17Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
đó “là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu 
tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, 
được ghi nhận trong quyết định cho phép 
thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại 
hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động 
không vì lợi nhuận, không rút vốn, không 
hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy 
hàng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất 
không phân chia để tiếp tục đầu tư phát 
triển cơ sở giáo dục đại học”.
Khoản 3 Điều 7 Luật GDĐH 2018 
quy định “Các loại hình cơ sở giáo dục 
đại học bình đẳng trước pháp luật”. Đây 
là quy định quan trọng trong cơ chế thị 
trường, góp phần thúc đẩy sự phát triển 
của cơ sở GDĐH tư thục. Xuất phát từ quy 
định chung này, Khoản 2 Điều 38 Luật 
GDĐH 2018 quy định: “Người học hoàn 
thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn 
đầu ra của trình độ đào tạo theo quy 
định, hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm 
của người học thì được hiệu trưởng cơ 
sở giáo dục đại học cấp văn bằng ở trình 
độ đào tạo tương ứng.”1. Đây là nội dung 
đáng chú ý và đang làm dấy lên nhiều 
băn khoăn trong dư luận. Ngay khi Luật 
GDĐH 2018 mới chỉ là Dự thảo, đại diện 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải giải 
trình rằng, hình thức đào tạo không tập 
trung (tại chức, từ xa) vẫn được xây 
dựng theo chuẩn chương trình, chuẩn giáo 
viên và chuẩn đầu ra giống như hình thức 
đào tạo tập trung (chính quy)2. Do đó, 
không có sự phân biệt về bằng cấp giữa 
các hình thức đào tạo này. Quy định này 
được hiểu là bằng tốt nghiệp đại học cấp 
cho người học theo hình thức đào tạo tập 
trung và bằng tốt nghiệp đại học cấp cho 
người học theo hình thức đào tạo không 
tập trung là tương đương nhau, không có 
sự phân biệt. 
2. Luật GDĐH 2018 quy định gắn 
đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động 
của thị trường lao động (Khoản 6 Điều 
12), gắn đào tạo với nghiên cứu triển 
khai ứng dụng khoa học và công nghệ; 
đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở GDĐH với 
doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công 
nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho 
các sản phẩm khoa học và công nghệ của 
cơ sở GDĐH; khuyến khích cơ quan, tổ 
chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều 
kiện để người học và giảng viên thực 
hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và 
chuyển giao công nghệ, góp phần nâng 
cao chất lượng đào tạo.
Bên cạnh đó, Luật GDĐH 2018 cũng 
quy định phát triển GDĐH để đào tạo 
nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng 
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo 
đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. 
Ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở 
GDĐH, ngành đào tạo mang tầm khu 
vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên 
chất lượng cao; phát triển một số ngành 
đặc thù, cơ sở GDĐH có đủ năng lực để 
thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, 
nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước. 
Luật GDĐH 2018 cũng khẳng định ưu 
tiên đối với người được hưởng chính sách 
1 Khoản 1 Điều 38 Luật GDĐH 2012/2013/2014/2015 quy định “Văn bằng giáo dục đại học 
được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo theo một hình thức đào tạo...”. 
Quy định này đã tạo ra quan niệm phân biệt đối xử giữa các hình thức đào tạo tại nước ta.
2 Tờ trình số146/TTr-CP ngày 27/04/2018 của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban VH, 
GD, TN, TN và NĐ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH. Xem thêm 
Thông tư 06/2017/TT-BGDĐT ngày 15/03/2017 của Bộ GDĐT ban hành “Quy chế đào tạo 
vừa làm vừa học trình độ đại học”.
18Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người 
ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc 
biệt khó khăn, người học ngành đặc thù 
đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển 
kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới 
trong GDĐH.
3. Luật GDĐH 2018 mở rộng phạm 
vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ đại 
học trong toàn hệ thống (Điều 32). Đây 
là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước 
ta trong lĩnh vực GDĐH trong giai đoạn 
hiện nay và thời gian tới. Luật GDĐH 
2018 xác định phạm vi quyền tự chủ 
đại học trong học thuật, trong hoạt động 
chuyên môn, trong tổ chức và nhân sự, 
trong tài chính và tài sản, trong đó, quyền 
tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của 
cơ sở GDĐH trong việc xác định mục tiêu 
và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; 
tự quyết định và có trách nhiệm giải trình 
về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ 
chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt 
động khác trên cơ sở quy định của pháp 
luật và năng lực của cơ sở GDĐH. 
Chủ trương tăng cường tự chủ cho 
các cơ sở GDĐH nhưng vẫn đảm bảo sự 
kiểm soát hợp lý chất lượng đào tạo, chú 
trọng quản lý đối với các ngành liên quan 
đến sức khỏe, đào tạo giảng viên, an ninh, 
quốc phòng. Để được thực hiện quyền 
tự chủ đại học, Khoản 2 Điều 32 Luật 
GDĐH 2018 quy định điều kiện thực hiện 
quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học 
khá chặt chẽ: 
(i) Đã thành lập Hội đồng trường 
(HĐT), Hội đồng đại học; đã được công 
nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở GDĐH 
bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo 
dục hợp pháp.
(ii) Đã ban hành và tổ chức thực hiện 
quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tài 
chính; quy chế, quy trình, quy định quản 
lý nội bộ khác và có chính sách bảo đảm 
chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn do Nhà 
nước quy định.
(iii) Thực hiện phân quyền tự chủ và 
trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá 
nhân trong cơ sở GDĐH.
(iv) Công khai điều kiện bảo đảm 
chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh 
viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin 
khác theo quy định của pháp luật.
Luật GDĐH 2018 quy định trách 
nhiệm giải trình của cơ sở GDĐH đối với 
chủ sở hữu, người học, xã hội, cơ quan 
quản lý có thẩm quyền và các bên liên 
quan. Phạm vi nội dung các vấn đề phải 
giải trình gồm: 
(i) Giải trình về việc thực hiện tiêu 
chuẩn, chính sách chất lượng, về việc 
quy định, thực hiện quy định của cơ sở 
GDĐH; chịu trách nhiệm trước pháp luật 
nếu không thực hiện quy định, cam kết 
bảo đảm chất lượng hoạt động.
(ii) Công khai báo cáo hằng năm về 
các chỉ số kết quả hoạt động trên trang 
thông tin điện tử của cơ sở GDĐH; thực 
hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất với 
chủ sở hữu và cơ quan quản lý có thẩm 
quyền.
(iii) Giải trình về mức lương, thưởng 
và quyền lợi khác của chức danh lãnh đạo, 
quản lý của cơ sở GDĐH tại hội nghị cán 
bộ, viên chức, người lao động; thực hiện 
kiểm toán đối với báo cáo tài chính, báo 
cáo quyết toán hằng năm, kiểm toán đầu 
tư và mua sắm; giải trình về hoạt động 
của cơ sở GDĐH trước chủ sở hữu, cơ 
quan quản lý có thẩm quyền.
(iv) Thực hiện công khai trung thực 
báo cáo tài chính hằng năm và nội dung 
khác trên trang thông tin điện tử của cơ 
sở GDĐH theo quy định của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo.
(v) Thực hiện nội dung, hình thức giải 
trình khác theo quy định của pháp luật.
19Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
4. Cơ cấu tổ chức và quản trị của cơ 
sở GDĐH là nhóm nội dung được thảo 
luận khá nhiều trong quá trình xây dựng 
và thông qua Luật GDĐH 2018 3. Các ý 
kiến đó tập trung vào: 
(i) Luật phải quy định rõ, cụ thể hơn 
việc phân biệt hai loại hình cơ sở GDĐH 
là công lập và tư thục. Trường tư thục 
được phân loại theo nguồn gốc chủ sở 
hữu vốn, gồm trường có vốn đầu tư trong 
nước và trường có vốn đầu tư nước ngoài; 
theo tính chất hoạt động, gồm trường tư 
thục và trường tư thục hoạt động không 
vì lợi nhuận. Trên cơ sở đó, Luật phải đã 
đưa ra mô hình cơ cấu tổ chức và cơ chế 
quản trị phù hợp với tính chất của từng 
loại hình cơ sở GDĐH. 
(ii) Luật phải định rõ vị trí pháp lý 
của HĐT; xác định rõ HĐT là tổ chức 
quản trị còn hiệu trưởng thực thi quyền 
quản lý, điều hành hoạt động nhà trường 
trên cơ sở quy định pháp luật và các nghị 
quyết của HĐT, chịu sự giám sát của cơ 
quan này. Để tạo điều kiện thu hút nhiều 
ứng viên có năng lực, tâm huyết tham 
gia quản trị, quản lý cơ sở GDĐH, Luật 
không quy định chi tiết tiêu chuẩn về độ 
tuổi, số nhiệm kỳ liên tiếp của các chức 
danh Chủ tịch HĐT, Hiệu trưởng mà giao 
cho trường tự chủ quyết định theo quy 
chế tổ chức và hoạt động trên cơ sở phù 
hợp với quy định chung của pháp luật. 
(iii) Về nhiệm vụ, quyền hạn, trách 
nhiệm của HĐT và mối quan hệ giữa 
HĐT với các thiết chế quyền lực khác 
trong trường đại học, Luật phải quán triệt 
mục tiêu chính của việc sửa đổi Luật lần 
này là đẩy mạnh tự chủ đại học. Do đó, 
Luật phải khẳng định chuyển một số thẩm 
quyền trước đây do cơ quan chủ quản và 
Hiệu trưởng quyết định sang cơ chế HĐT 
quyết định; chuyển từ chế độ Thủ trưởng 
sang chế độ quyết nghị của tập thể, theo 
đó, thực hiện quyền tự chủ thuộc về HĐT; 
Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ điều 
hành, quản lý nhà trường theo quy định 
của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt 
động của nhà trường và theo sự phân cấp, 
ủy quyền của HĐT. Điều này phù hợp với 
xu thế chung của GDĐH trên thế giới. Tuy 
vậy, trong bối cảnh thực tế tổ chức, quản lý 
của các trường đại học Việt Nam hiện nay, 
“UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp thu ý 
kiến đại biểu Quốc hội để việc hướng dẫn, 
chỉ đạo triển khai thực hiện bảo đảm hài 
hòa mối quan hệ quản trị của Hội đồng 
trường với vai trò thực thi, điều hành của 
Hiệu trưởng linh hoạt, hiệu quả” 4.
Xuất phát từ các nội dung thảo luận 
thống nhất như vậy của các đại biểu Quốc 
hội, Quốc hội đã thông qua Điều 14 Luật 
GDĐH 2018, theo đó cơ cấu tổ chức của 
trường đại học bao gồm: 
(i) Hội đồng trường đại học, Hội đồng 
học viện (gọi chung là HĐT).
(ii) Hiệu trưởng trường đại học, Giám 
đốc học viện (gọi chung là Hiệu trưởng 
trường đại học); Phó hiệu trưởng trường 
đại học, Phó giám đốc học viện (gọi chung 
là Phó hiệu trưởng trường đại học).
3 Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật 
Giáo dục đại học. Tài liệu kỳ họp 6, Quốc hội khóa XIV. Xem thêm Mục 5 “Về quản trị đại 
học và thiết chế Hội đồng trường” trong “Báo cáo về Tổng hợp ý kiến góp ý của các Đoàn 
Đại biểu Quốc hội....góp ý Dự án Luật GDĐH”. Tài liệu kỳ họp 6, Quốc hội khóa XIV.
4 Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật 
Giáo dục đại học. Tài liệu kỳ họp 6, Quốc hội khóa XIV.
20Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
(iii) Hội đồng Khoa học và đào tạo; 
Hội đồng khác (nếu có).
(iv) Khoa, phòng chức năng, thư viện, 
tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức 
phục vụ đào tạo khác.
(v) Trường, phân hiệu, viện nghiên 
cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở 
kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo 
nhu cầu phát triển của trường đại học. 
Khoản 2 Điều 14 Luật GDĐH 2018 
nhấn mạnh: “Cơ cấu tổ chức cụ thể của 
trường đại học, mối quan hệ và mức 
độ tự chủ của đơn vị thuộc, đơn vị trực 
thuộc trường đại học được quy định 
trong Quy chế tổ chức và hoạt động của 
trường đại học”.
Điều 17 Luật GDĐH 2018 quy định 
HĐT của trường đại học tư thục, trường 
đại học tư thục hoạt động không vì lợi 
nhuận là tổ chức quản trị, đại diện cho 
nhà đầu tư và các bên có lợi ích liên quan; 
thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy 
định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật này, 
trừ trách nhiệm và quyền hạn của nhà 
đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 16a của 
Luật này; được trực tiếp bổ nhiệm, miễn 
nhiệm, bãi nhiệm hiệu trưởng trường đại 
học theo Quy chế tổ chức và hoạt động 
của cơ sở GDĐH.
Số lượng thành viên HĐT của trường 
đại học tư thục, trường đại học tư thục 
hoạt động không vì lợi nhuận phải là số lẻ 
và có thành phần như sau: 
(i) HĐT của trường đại học tư thục bao 
gồm đại diện nhà đầu tư, thành viên trong 
và ngoài trường đại học do hội nghị nhà 
đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp. 
(ii) HĐT của trường đại học tư thục 
hoạt động không vì lợi nhuận bao gồm 
đại diện nhà đầu tư do các nhà đầu tư bầu, 
quyết định theo tỷ lệ vốn góp; thành viên 
trong và ngoài trường đại học tư thục hoạt 
động không vì lợi nhuận. 
(iii) Thành viên trong trường đại học 
bao gồm thành viên đương nhiên và thành 
viên bầu bởi hội nghị toàn thể hoặc hội 
nghị đại biểu của trường đại học. Thành 
viên đương nhiên bao gồm bí thư cấp 
ủy, hiệu trưởng trường đại học, chủ tịch 
công đoàn, đại diện Ban chấp hành Đoàn 
TNCSHCM là người học của trường đại 
học. Thành viên bầu bao gồm đại diện 
giảng viên và người lao động của trường 
đại học. 
(iv) Thành viên ngoài trường đại học 
do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu 
của trường đại học bầu, bao gồm nhà lãnh 
đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà văn 
hóa, nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh 
viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động. 
Tiêu chuẩn, việc bầu chủ tịch HĐT, 
trách nhiệm của chủ tịch HĐT; danh 
sách, nhiệm kỳ, nguyên tắc làm việc của 
HĐT của trường đại học tư thục, trường 
đại học tư thục hoạt động không vì lợi 
nhuận được quy định như sau: 
(i) Chủ tịch HĐT là cán bộ cơ hữu 
hoặc cán bộ kiêm nhiệm của trường đại 
học theo quy định tại Quy chế tổ chức và 
hoạt động của trường đại học, do HĐT 
bầu và được hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ 
sở hữu trường đại học công nhận.
(ii) Trong các cuộc họp của HĐ, hiệu 
trưởng trường đại học có quyền tham dự, 
thảo luận và chỉ được biểu quyết khi là 
thành viên HĐT.
(iii) Trường hợp chủ tịch HĐT là 
người đại diện theo pháp luật của trường 
đại học hoặc thực hiện nhiệm vụ và quyền 
hạn quy định tại điểm b khoản 3 Điều 20 
của Luật này thì phải đáp ứng tiêu chuẩn 
như đối với hiệu trưởng trường đại học; 
phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện 
nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
(iv) Quy định khác (khoản 4 và khoản 
5 Điều 16) của Luật GDĐH 2018.
21Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
Khoản 1 Điều 20 Luật GDĐH 2018 
quy định Hiệu trưởng cơ sở GDĐH công 
lập do HĐT; hội đồng đại học quyết định 
và được cơ quan quản lý có thẩm quyền 
công nhận; hiệu trưởng cơ sở GDĐH 
tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục 
hoạt động không vì lợi nhuận do HĐT; 
hội đồng đại học quyết định bổ nhiệm. 
Nhiệm kỳ hoặc thời gian bổ nhiệm của 
hiệu trưởng cơ sở GDĐH do HĐT, hội 
đồng đại học quyết định trong phạm vi 
nhiệm kỳ của HĐT, hội đồng đại học. 
Như vậy, Luật GDĐH 2018 đã bãi bỏ 
quy định trước đây về nhiệm kỳ của hiệu 
trưởng trường đại học là 05 năm và giao 
việc này cho HĐT quyết định. Bên cạnh 
đó, Luật GDĐH 2018 giữ nguyên yêu cầu 
của Luật GDĐH 2012/2013/2014/2015 
về việc hiệu trưởng trường đại học phải 
có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có 
trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực 
hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh 
nghiệm quản lý GDĐH. Riêng đối với 
cơ sở GDĐH công lập thì độ tuổi đảm 
nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở GDĐH 
công lập phải tuân theo quy định riêng 
của pháp luật. Quy chế tổ chức và hoạt 
động của cơ sở GDĐH phải quy định rõ 
các tiêu chuẩn cụ thể của hiệu trưởng cơ 
sở GDĐH.
5. Về giảng viên đại học, Luật GDĐH 
2018 quy định trình độ tối thiểu của họ 
là thạc sĩ chuyên ngành đào tạo.
Nếu trước đây, Luật GDĐH 
2012/2013/2014/2015 quy định thạc sĩ là 
trình độ chuẩn đối các giảng viên đại học, 
thì nay Luật GDĐH 2018 quy định thạc sĩ 
chuyên ngành chỉ là trình độ tối thiểu của 
giảng viên đại học chuyên ngành đào tạo.
Khoản 3 Điều 54 Luật GDĐH 2018 quy 
định “Trình độ tối thiểu của chức danh 
giảng viên giảng dạy trình độ đại học là 
thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ 
của chức danh giảng viên giảng dạy trình 
độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ.” Luật GDĐH 
2018 quy định rõ chức danh giảng viên 
bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên 
chính, phó giáo sư, giáo sư. Cơ sở giáo 
dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng 
viên theo quy định của pháp luật; quy chế 
tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí 
việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở 
giáo dục đại học. Luật GDĐH 2018 cũng 
nhấn mạnh cơ sở GDĐH ưu tiên tuyển 
dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng 
viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư 
đầu ngành để phát triển các ngành đào 
tạo.
Bên cạnh quy định trên, Luật GDĐH 
2018 tiếp tục khẳng định các yêu cầu 
khác đối với giảng viên trong các cơ sở 
GDĐH, chẳng hạn, đó là người có nhân 
thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; 
có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; 
có trình độ đáp ứng quy định của Luật 
GDĐH; quy chế tổ chức và hoạt động của 
cơ sở GDĐH.
Điều đáng chú ý nữa ở đây là Khoản 
7 Điều 55 Luật GDĐH 2018 quy định 
giảng viên đại học có quyền độc lập về 
quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, 
nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù 
hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội; 
được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên 
cứu khoa học với cơ sở GDĐH, cơ sở 
nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức 
khác theo quy định của cơ sở GDĐH mà 
mình đang làm việc.
6. Bảo đảm chất lượng GDĐH và 
kiểm định chất lượng GDĐH là nội dung 
được tranh luận nhiều trong quá trình soạn 
thảo và thông qua Luật GDĐH mới và 
được quy định khắt khe hơn Luật GDĐH 
2012/2013/2014/2015. Luật GDĐH 2018 
dành một chương riêng (Chương VII) về 
nội dung này. 
22Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
Bảo đảm chất lượng GDĐH được xác 
định là quá trình liên tục, mang tính hệ 
thống, bao gồm các chính sách, cơ chế, tiêu 
chuẩn, quy trình, biện pháp nhằm duy trì 
và nâng cao chất lượng GDĐH. Hệ thống 
bảo đảm chất lượng GDĐH bao gồm hệ 
thống bảo đảm chất lượng bên trong và 
hệ thống bảo đảm chất lượng bên ngoài 
thông qua cơ chế kiểm định chất lượng 
GDĐH. Kiểm định chất lượng GDĐH 
phải tuân theo các nguyên tắc sau: 
(i) Độc lập, khách quan, đúng pháp luật.
(ii) Trung thực, công khai, minh bạch.
(iii) Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ. 
Đối tượng kiểm định chất lượng 
GDĐH gồm Cơ sở giáo dục đại học và 
Chương trình đào tạo các trình độ của 
GDĐH. Để đảm bảo chất lượng GDĐH, 
Điều 50 Luật GDĐH 2018 quy định cơ sở 
GDĐH có trách nhiệm: 
(i) Xây dựng và phát triển hệ thống 
bảo đảm chất lượng giáo dục bên trong cơ 
sở GDĐH phù hợp với sứ mạng, mục tiêu 
và điều kiện thực tế của cơ sở GDĐH.
(ii) Xây dựng chính sách, kế hoạch 
bảo đảm chất lượng GDĐH.
(iii) Tự đánh giá, cải tiến, nâng cao 
chất lượng đào tạo; định kỳ đăng ký kiểm 
định chương trình đào tạo và kiểm định 
cơ sở GDĐH.
Cơ sở GDĐH không thực hiện kiểm 
định chương trình theo chu kỳ kiểm định 
hoặc kết quả kiểm định chương trình 
không đạt yêu cầu phải cải tiến, nâng cao 
chất lượng đào tạo, bảo đảm cho người 
học đáp ứng chuẩn đầu ra của chương 
trình đào tạo. Sau 02 năm, kể từ ngày 
Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng 
đào tạo hết hạn hoặc từ ngày có kết quả 
kiểm định không đạt yêu cầu, nếu không 
thực hiện kiểm định lại chương trình hoặc 
kết quả kiểm định lại vẫn không đạt yêu 
cầu thì cơ sở GDĐH phải dừng tuyển sinh 
đối với chương trình đào tạo đó và có biện 
pháp bảo đảm quyền lợi cho người học. 
(iv) Duy trì và phát triển các điều kiện 
bảo đảm chất lượng đào tạo, bao gồm 
đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân 
viên; chương trình đào tạo, giáo trình, tài 
liệu giảng dạy, học tập; phòng học, phòng 
làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện, hệ 
thống công nghệ thông tin, cơ sở thực 
hành; nguồn lực tài chính, ký túc xá và cơ 
sở dịch vụ khác.
(v) Hằng năm, báo cáo kết quả thực 
hiện mục tiêu chất lượng GDĐH theo kế 
hoạch bảo đảm chất lượng GDĐH; công 
bố công khai điều kiện bảo đảm chất 
lượng đào tạo, kết quả đào tạo, nghiên 
cứu khoa học và phục vụ cộng đồng, kết 
quả đánh giá và kiểm định chất lượng trên 
trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo, của cơ sở GDĐH và phương 
tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra, Luật GDĐH 2018 cũng quy 
định cơ sở GDĐH được lựa chọn tổ chức 
kiểm định chất lượng giáo dục trong số 
các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục 
được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận 
để kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH và 
chương trình đào tạo. 
Kết quả kiểm định chất lượng GDĐH 
được sử dụng làm căn cứ để xác định chất 
lượng GDĐH, vị thế và uy tín của cơ sở 
GDĐH; thực hiện quyền tự chủ, có trách 
nhiệm giải trình; hỗ trợ đầu tư, giao nhiệm 
vụ; và căn cứ để Nhà nước và xã hội giám 
sát hoạt động của cơ sở GDĐH.
7. Một số nội dung khác của Luật 
GDĐH 2018. Bên cạnh sáu nhóm nội 
dung lớn nêu trên cần chú ý, Luật GDĐH 
2018 còn có nhiều nội dung khác đáng 
quan tâm. Đó là các quy định về xếp hạng 
cơ sở GDĐH; nhà đầu tư trong lĩnh vực 
GDĐH; cơ sở GDĐH có vốn đầu tư nước 
ngoài; mở ngành đào tạo; chỉ tiêu tuyển 
23Tạp chí 
Kinh doanh và Công nghệ
Số 02/2019
sinh và tổ chức tuyển sinh; thời gian đào 
tạo; hoạt động hợp tác quốc tế của cơ sở 
GDĐH; chính sách đối với người học; tài 
chính, tài sản của cơ sở GDĐH; quản lý 
nhà nước về GDĐH Một số quy định 
đã được Luật GDĐH 2018 quy định rõ, 
chi tiết nhưng cũng còn một số quy định 
phải chờ đến các văn bản của Chính phủ, 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, 
ngành liên quan hướng dẫn thi hành./.
Tài liệu tham khảo
1. Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều 
của Luật Giáo dục đại học. Tài liệu kỳ họp 6, Quốc hội khóa XIV.
2. Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều 
của Luật Giáo dục đại học. Tài liệu kỳ họp 6, Quốc hội khóa XIV. Xem thêm Mục 5 
“Về quản trị đại học và thiết chế Hội đồng trường” trong “Báo cáo về Tổng hợp ý 
kiến góp ý của các Đoàn Đại biểu Quốc hội....góp ý Dự án Luật GDĐH”.
3. Tờ trình số146/TTr-CPngày 27.04.2018 của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra 
của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đông về dự án Luật sửa 
đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Thông tư 06/2017/TT-BGDĐT, 
ngày 15.03.2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy chế đào tạo vừa làm vừa 
học trình độ đại học”.
4. Văn phòng Quốc hội (tổng hợp), Luât Giáo dục đại học 2018 đã sửa đổi, bổ 
sung hoặc bãi bỏ 75 điều, khoản, đoạn, cụm từ, từ của Luật Giáo dục đại học Giáo dục 
đại học 2012/2013/2014/2015.
5. Văn phòng Quốc hội. Luật Giáo dục đại học năm 2018. Văn bản hợp nhất số 
42/VBHN-VPQH ngày 10.12.2018.

File đính kèm:

  • pdfluat_giao_duc_dai_hoc_2018_nhung_noi_dung_moi_can_chu_y.pdf