Mạng công cụ thư tịch toàn cầu: Khởi đầu từ ý niệm chia sẻ

Đã gần 4 thập niên qua, tự động hóa

trong công tác biên mục ở các thư viện

(TV) đã từng được ứng dụng triển khai

trên một phạm vi rộng. Các hệ thống quản

trị TV tích hợp không ngừng được phát

triển cải tiến nhằm nổ lực làm tăng hiệu

quả đầu tư nguồn lực trong các hoạt động

TV, đặc biệt đối với công tác bổ sung và

biên mục. Trong thập niên 60 của thế kỷ

trước, nhiều cán bộ TV ở Mỹ xông xáo cố

gắng xây dựng những trung tâm xử lý kỹ

thuật nghiệp vụ ở hình thức tập trung hoặc

dạng hợp tác. Một vài dự án tập trung vào

phối hợp các TV cùng loại hình thư viện,

như liên hiệp các TV công cộng (TVCC)

hay một nhóm thư viện trường đại học

(TVĐH). Những chương trình lớn sau đó

bao trùm trên diện mạng rộng nhiều khu

vực hoặc trên phạm vi toàn bang và không

phân biệt các TV ở loại hình nào. Những

mạng lưới liên khu vực hay toàn bang triển

khai rất hữu hiệu trong các hoạt động xử lý

kỹ thuật nghiệp vụ. Trong khi ở Canada,

có sự hiện diện của A-G Canada Ltd. và

AMICUS; thì tại Mỹ, hai mạng công cụ

thư tịch trực tuyến phi lợi nhuận cấp quốc

gia được tung ra, đó là OCLC và RLG

(Reasearch Libraries Group- Cộng đồng

các TV nghiên cứu). Cả hai khởi đầu từ

một mạng dịch vụ biên mục trực tuyến,

nhưng qua thời gian đã mọc thêm nhiều

nhánh dịch vụ khác. Tuy nhiên cả hai

trung tâm đều chọn chương trình cốt lõi

của mình là xây dựng hệ thống mục lục

trực tuyến.

OCLC khởi sự từ khi có một nhóm

các TVĐH ở Ohio muốn thử nghiệm khả

năng thành lập một trung tâm xử lý kỹ

thuật tập trung. Dự án ban đầu khởi sự từ

khái niệm đơn giản của những người sáng

lập là tạo ra một hệ thống “mục lục liên

hợp” nhằm để chia sẻ biểu ghi biên mục

giữa các TV. Frederick G. Kilgour là

người có công đầu vì ông là người tích cực

hành động để biến khái niệm đó thành kết

quả thực tế xảy ra vào năm 1967. Từ ý

tưởng khởi đầu này, mà chữ viết tắt OCLC

trở thành tên chính thức của trung tâm này;

là do được đặt theo tên của Trung tâm Thư

viện Trường ĐH Ohio (Ohio College

Library Center). Ngày nay thương hiệu

OCLC vẫn được giữ nguyên nhưng có

nghĩa là Tập đoàn Trung tâm TV máy tính

trực tuyến (Online Computer Library

Center, Inc. – OCLC, Inc.).

pdf 8 trang yennguyen 7300
Bạn đang xem tài liệu "Mạng công cụ thư tịch toàn cầu: Khởi đầu từ ý niệm chia sẻ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mạng công cụ thư tịch toàn cầu: Khởi đầu từ ý niệm chia sẻ

Mạng công cụ thư tịch toàn cầu: Khởi đầu từ ý niệm chia sẻ
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 7/2009 
9 
MẠNG CÔNG CỤ 
THƯ TỊCH TOÀN CẦU:
KHỞI ĐẦU TỪ Ý NIỆM 
CHIA SẺ
OCLC
NGUYỄN TẤN THANH TRÚC, MS. 
Giảng viên Thư viện - Thông tin 
Trường Đại học Sài Gòn 
Những ngày đầu ươm mầm ước 
mơ. 
Đã gần 4 thập niên qua, tự động hóa 
trong công tác biên mục ở các thư viện 
(TV) đã từng được ứng dụng triển khai 
trên một phạm vi rộng. Các hệ thống quản 
trị TV tích hợp không ngừng được phát 
triển cải tiến nhằm nổ lực làm tăng hiệu 
quả đầu tư nguồn lực trong các hoạt động 
TV, đặc biệt đối với công tác bổ sung và 
biên mục. Trong thập niên 60 của thế kỷ 
trước, nhiều cán bộ TV ở Mỹ xông xáo cố 
gắng xây dựng những trung tâm xử lý kỹ 
thuật nghiệp vụ ở hình thức tập trung hoặc 
dạng hợp tác. Một vài dự án tập trung vào 
phối hợp các TV cùng loại hình thư viện, 
như liên hiệp các TV công cộng (TVCC) 
hay một nhóm thư viện trường đại học 
(TVĐH). Những chương trình lớn sau đó 
bao trùm trên diện mạng rộng nhiều khu 
vực hoặc trên phạm vi toàn bang và không 
phân biệt các TV ở loại hình nào. Những 
mạng lưới liên khu vực hay toàn bang triển 
khai rất hữu hiệu trong các hoạt động xử lý 
kỹ thuật nghiệp vụ. Trong khi ở Canada, 
có sự hiện diện của A-G Canada Ltd. và 
AMICUS; thì tại Mỹ, hai mạng công cụ 
thư tịch trực tuyến phi lợi nhuận cấp quốc 
gia được tung ra, đó là OCLC và RLG 
(Reasearch Libraries Group- Cộng đồng 
các TV nghiên cứu). Cả hai khởi đầu từ 
một mạng dịch vụ biên mục trực tuyến, 
nhưng qua thời gian đã mọc thêm nhiều 
nhánh dịch vụ khác. Tuy nhiên cả hai 
trung tâm đều chọn chương trình cốt lõi 
của mình là xây dựng hệ thống mục lục 
trực tuyến. 
OCLC khởi sự từ khi có một nhóm 
các TVĐH ở Ohio muốn thử nghiệm khả 
năng thành lập một trung tâm xử lý kỹ 
thuật tập trung. Dự án ban đầu khởi sự từ 
khái niệm đơn giản của những người sáng 
lập là tạo ra một hệ thống “mục lục liên 
hợp” nhằm để chia sẻ biểu ghi biên mục 
giữa các TV. Frederick G. Kilgour là 
người có công đầu vì ông là người tích cực 
hành động để biến khái niệm đó thành kết 
quả thực tế xảy ra vào năm 1967. Từ ý 
tưởng khởi đầu này, mà chữ viết tắt OCLC 
trở thành tên chính thức của trung tâm này; 
là do được đặt theo tên của Trung tâm Thư 
viện Trường ĐH Ohio (Ohio College 
Library Center). Ngày nay thương hiệu 
OCLC vẫn được giữ nguyên nhưng có 
nghĩa là Tập đoàn Trung tâm TV máy tính 
trực tuyến (Online Computer Library 
Center, Inc. – OCLC, Inc.). 
Dịch vụ truy cập trực tuyến vào 
CSDL của OCLC chính thức được phục vụ 
từ năm 1971. Thủ tục tham gia vào mạng 
lưới OCLC khá đơn giản. Thư viện thành 
viên chỉ cần nhập liệu biểu ghi mới vào 
CSDL và ghi nhận mã hóa cho biểu ghi tài 
liệu đó theo hệ thống ký tự 3 chữ số của 
OCLC. Nhờ ký hiệu này mà các thành 
viên khác biết được tài liệu đó thuộc về 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 7/2009 
10 
thư viện nào. Hệ thống ký hiệu thông tin 
lưu trữ là công trình do hai thư viện sáng 
chế ra, đó là Đại học Simmons và Loyola 
Marymount. 
Trong suốt thập niên đầu, mục tiêu 
chủ yếu của OCLC chính là xây dựng 
mạng công cụ thư tịch quốc gia, và họ đã 
thành công ngay khi bắt đầu. Hầu hết các 
thành viên đều đánh giá việc chi trả tiền 
mua phích mục lục từ OCLC có lợi hơn và 
có CSDL đạt chất lượng chuẩn thống nhất 
hơn là tự bỏ công sức ra xử lý biểu ghi. 
Tuy nhiên đến giữa thập niên 80, có nhiều 
thành viên của trung tâm bắt đầu khai thác 
mục lục trực tuyến công cộng (OPAC) của 
riêng họ, điều này có nghĩa là họ không 
cần mua phích mục lục nữa. Một khó khăn 
nữa đối với trung tâm là một số thành viên 
không chịu đóng góp các biểu ghi của họ 
vào bể chung của trung tâm và họ cũng 
không báo cáo thông tin lưu trữ tài liệu. 
Điều này làm giảm thu nhập của OCLC và 
làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cũng 
như mục đích hành động của OCLC. 
Không lùi bước trước tình cảnh khó khăn 
này, OCLC quyết định điều chỉnh cơ cấu 
giá thành cũng như chiến lược phát triển 
và chính sách cung cấp dịch vụ và sản 
phẩm để thu hút khách hàng quay trở lại 
với mình. Bằng cách nào đây? 
Vững bước và tiến nhanh trên mọi 
hướng chiến lược 
Sau một thời gian tập trung điều 
chỉnh kế hoạch chiến lược, các khách hàng 
của OCLC lại một lần nữa bị thuyết phục 
hoàn toàn. OCLC trở lại thị trường đầy 
ngoạn mục và ấn tượng. Chỉ trong vòng ba 
năm đầu, CSDL của trung tâm đạt đến 
ngưỡng 1triệu biểu ghi. Kỷ niệm 10 năm 
thành lập, con số này tăng lên gấp 8 lần so 
với mốc thời điểm 3 năm tuổi. Đến năm 
1993, kỷ lục 28 triệu biểu ghi là con số 
được xác nhận. Đến giữa năm 2001, số 
lượng biểu ghi vượt quá con số 48 triệu. 
Tốc độ tăng trưởng hằng năm đạt từ 1,6 
đến 1,9 triệu. 
CSDL gồm các biểu ghi của đủ loại 
tài liệu từ sách, tệp tin máy tính, văn bản 
pháp luật, bản thảo, bản đồ, đa phương 
tiện , vi phim, bản nhạc, ấn phẩm định kỳ, 
và tài liệu ghi âm ghi hình. Đa phần tài 
liệu có biểu ghi trên OCLC là tiếng Anh, 
và có hơn 30% là các tài liệu ngôn ngữ 
khác. Một CSDL thư tịch giàu có như vậy 
thì không chỉ là công cụ cho riêng mục 
đích biên mục, mà còn ứng dụng tốt cho 
các hoạt động mượn liên thư viện (ILL) và 
cơ sở để cán bộ bổ sung dễ dàng chọn lựa 
và phát triển vốn tài liệu. 
Trong suốt quá trình phát triển, 
OCLC đã đặt những dấu ấn tiên phong 
trên nhiều lĩnh vực biên mục cao cấp, như 
tạo lập chuẩn biên mục và lưu trữ tạo ra 
CSDL kiểm soát & quản lý ấn phẩm định 
kỳ, tạo CSDL mục lục phân tích báo chí, 
tăng khả năng xử lý các tài liệu ngôn ngữ 
không phổ biến, bắt đầu là các loại mẫu tự 
chữ Hàn, Nhật và Trung. Sự chuyển mình 
linh động và nhạy bén kịp thời đáp ứng 
nhu cầu thay đổi của thị trường xuất bản 
đã giúp OCLC lập tức định hướng ngay 
việc cần giải quyết cho toàn mạng lưới . 
Khi công nghệ máy tính phát triển lên một 
trình độ mới, các máy tính cá nhân được 
thay thế các máy trạm khổng lồ đến máy 
chủ và kết nối truy cập dữ liệu từ đây. Các 
thư viện thành viên có nhiều khả năng truy 
cập khai thác hơn vì không cần tiêu tốn 
quá nhiều cho các trang thiết bị công nghệ 
quá đắt tiền như trước kia nếu họ muốn lấy 
dữ liệu từ trung tâm mạng lưới. Lúc đó, 
một trong những dịch vụ truy cập công 
cộng đầu tiên của OCLC chính là công cụ 
FirstSearch. Cổng này cung cấp dịch vụ 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 7/2009 
11 
Tờ rơi và Giao diện tìm kiếm FirstSearch 
tham khảo thư mục trực tuyến cũng như 
cung cấp cả sản phẩm dạng CD-ROM. 
Mặc dù OCLC là tổ chức phi lợi 
nhuận, nhưng vì phải chi trả các khoản đầu 
tư lớn và điều hành thường nhật trên mạng 
lưới khổng lồ, nên các TV thành viên phải 
đóng góp một khoản chi phí vửa đủ để 
đảm bảo cho hoạt động duy trì của trung 
tâm. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp 
ngoại lệ, các TV được OCLC cho truy cập 
CSDL miễn phí. Các thành viên được 
trung tâm ghi nhận điểm cho mỗi lần họ 
đóng góp biểu ghi hay tham gia giải quyết 
yêu cầu đặt mượn liên thư viện, hay tham 
gia thanh lọc thông tin lưu trữ trên biểu ghi 
khi TV đó thanh lý tài liệu. 
Thời điểm ban đầu, người ta cứ mặc 
nhiên xem OCLC là dành cho TVĐH, 
nhưng càng về sau càng có nhiều thành 
viên đăng ký gia nhập vào mạng lưới này, 
và họ đến từ mọi loại hình TV khác nhau. 
Đến năm 2001, có hơn 38.000 đơn vị 
thành viên đến từ nhiều quốc gia khác 
nhau. Một nỗ lực to lớn là năm 1998, có sự 
lên kết giữa TVQG Canada và trung tâm 
hình thành hệ thống ILL điện tử dựa trên 
dữ liệu của cả hai tổ chức. Một dự án khác 
là với Thư viện Anh Quốc tạo điều kiện 
cho các thư viện ở Anh hay Bắc Ai-len 
truy cập vào OCLC thông qua giao diện 
của dịch vụ BLAISE của TV Anh Quốc. 
Năm 1989, OCLC thành lập văn phòng 
quốc tế để điều hành hoạt động của trung 
tâm trên khắp 26 quốc gia khác nhau. 11 
năm sau đó, số quốc gia có hoạt động của 
OCLC lên đến 60 nước. 
Sản phẩm đa dạng- Dịch vụ tối ưu 
Bộ máy tra cứu của OCLC chứng 
minh được độ hữu hiệu và cung cấp nguồn 
tra cứu phong phú nhất hiện nay trong tất 
cả các hệ thống tìm kiếm thông tin hiện 
diện trong thế giới thông tin. Bạn đọc có 
thể sử dụng nhiều phương pháp thực hiện 
nhiều lệnh tìm qua số(ISBN, ISSN, 
CODEN, DDC, LCC, OCLC số văn 
bản), từ hay ngữ, thông tin mô tả hình 
thức hay vật lý (nhan đề, tác giả, xuất 
bản,) hay nội dung (từ khóa, tiêu đề chủ 
đề, tóm tắt,) để tìm ra được tài liệu cần 
tìm trên WorldCat. Trường hợp tìm kiếm 
theo nhan đề, người tra cứu có thể gõ được 
hơn 60 ký tự chữ, số, khoảng cách, ký tự, 
và ký hiệu đặc biệt. Tìm theo từ khóa, có 
thể kết hợp cùng lúc 8 từ khóa khác nhau 
trên các trường khác nhau. 
Tìm kiếm thông tin trên OCLC nhanh 
và có nhiều khả năng để lựa chọn. Tuy 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 7/2009 
12 
nhiên các thành viên cần lưu ý, mỗi một 
lần gửi biểu thức tìm đến là tài khoản đăng 
ký của thư viện mình là sẽ bị tính tiền. 
Chính vì vậy mà hết sức cẩn thận và kỹ 
lưỡng xem xét lại cách tìm kiếm trước khi 
nhấn lệnh gửi đi. Một lần gõ sai cũng được 
tính tiền như lần gõ đúng. 
 là một mạng thư tịch 
quốc gia khổng lồ. Cho đến nay, WorldCat 
chứa 136 triệu biểu ghi thư tịch cho cả 1 tỷ 
tài liệu từ rất nhiều hình thức vật mang tin 
của các thư viện thành viện lưu trữ đến từ 
112 quốc gia và lãnh thổ, hỗ trợ tốt cho 
hơn 470 thứ tiếng của các dân tộc khác 
nhau trên thế giới, trong đó có hơn 40 thư 
viện quốc gia đóng góp CSDL của họ vào 
đây. Để đảm bảo chất lượng CSDL, OCLC 
mời các nhà biên mục và cán bộ thông tin 
lão luyện tham gia, cùng với những quy 
định nghiêm ngặt trong quá trình cập nhật 
dữ liệu, và đồng thời sử dụng công cụ 
giám sát kiểm duyệt biểu ghi đúng chuẩn. 
Cách hiển thị trình bày biểu ghi đơn giản 
vắn tắt để người tra cứu cùng một lúc nhìn 
được một số lượng lớn các biểu ghi, sau đó 
có thể lựa chọn khuôn dạng trình bày phù 
hợp với nhu cầu sử dụng và khai thác của 
mình nhất. 
Ví dụ thực hiện lệnh tìm các tài liệu 
có nhan đề chứa từ khóa “đường mòn” và 
“Hồ Chí Minh”. 
Sau đây là kết quả trả về ứng với biểu 
thức cần tìm. 
Hiển thị kết quả tra cứu rất đơn giản, dễ 
nhìn, dễ đọc, phân tích có hệ thống thông 
tin được trả về. Ví dụ trên trang hiển thị 
kết quả, người tra cứu biết trong 38 biểu 
ghi đáp ứng lệnh tìm, có tác phẩm của 
những tác giả nào, gồm những loại hình 
vật mang tin nào, xuất bản vào những mốc 
thời gian nào, bằng ngôn ngữ gì, phản ánh 
đề tài gì, thể loại nội dung gì,Đó là 
những cơ sở thông tin rất dễ dàng và 
nhanh chóng giúp người tra cứu định vị 
ngay những gì mình muốn và cần tìm. Qua 
đó, người tra cứu khái quát lên được nhanh 
chóng tất cả hiện trạng ấn phẩm hay thị 
trường xuất bản xung quanh vấn đề hay đề 
tài mình cần quan tâm đến. 
Nếu muốn biết chi tiết biểu ghi, 
chúng ta lại tiếp tục bước vào lớp dữ liệu 
bên trong để xem các nội dung hay hình 
thức thông tin tài liệu được mô tả kỹ hơn. 
Qua đó chúng ta thấy, các tiêu đề chủ 
đề được liên kết trong toàn hệ thống CSDL 
là căn cứ để chúng ta dùng các điểm truy 
cập chéo này để tìm ra tất cả tài liệu cùng 
đề tài này. WorldCat còn tăng thêm hàm 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 7/2009 
13 
lượng hai chiều và muốn có sự tham gia 
chia sẻ ý kiến của của bạn đọc cho phần 
cho tham gia qua diễn đàn “Bình phẩm 
(Reviews); hay bình chọn mức hạng đánh 
giá chất lượng tác phẩm (Rating); Từ đây 
cũng dễ dàng tìm ra các tác phẩm của cùng 
một tác giả. 
Nếu muốn tìm tài liệu cùng chủ đề 
này, ta có kết quả như sau: 
Ngoài giá trị tham khảo thông tin mô 
tả thư mục và xuất bản của ấn phẩm, người 
tra cứu có công cụ rất có lợi là để biết 
được tài liệu đang được lưu trữ nơi nào và 
có thể thực hiện mượn liên thư viện không. 
Trên đó, còn hiển thị cả vị trí và khoảng 
cách địa lý từ địa điểm của người truy cập 
đến các TV có lưu trữ tài liệu mà họ cần 
tìm. Ví dụ sau là địa điểm mình chọn là 
Boston tại vùng có mã là 02108 Boston, 
MA, từ đó, WorldCat sẽ thông báo danh 
sách có 25 thư viện có chứa tài liệu mà 
mình cần đọc. Từ điểm siêu liên kết này, 
dữ liệu đưa thẳng trực tiếp vào vị trí post 
biểu ghi trên CSDL của thư viện mà mình 
chọn. 
Không chỉ quan tâm đến tài liệu đơn 
bản, mà OCLC rất chú trọng đến việc quản 
lý ấn phẩm định kỳ trên toàn diện cả nước 
Mỹ và Canada qua CSDL New Serial 
Titles (NST). Đây là chương trình hợp tác 
giữa TVQH Mỹ và OCLC thông qua dự án 
CONSER(Cooperative Online Serial 
Program). Nếu năm 1981, biểu ghi 
CONSER trên OCLC là 339.000 thì đến 
cuối năm 2001 đã có hơn 2 triệu biểu ghi 
ứng tài liệu thuộc loại hình ấn phẩm này. 
Khi báo mạng phát triển, OCLC giúp 
xây dựng CSDL quản lý bộ sưu tập báo 
chí điện tử của các TV phát triển phong 
phú hơn bằng cách thu thập địa chỉ báo 
mạng vào CSDL của WorldCat, và các TV 
có thể sao chép biểu ghi và đường dẫn một 
cách dễ dàng để phục vụ độc giả lại tiết 
kiệm được kinh phí đầu tư bổ sung. Bên 
cạnh đó OCLC ký các hợp đồng với các 
nhà sản xuất hay tòa soạn, để chấp nhận 
đưa báo của họ vào một gói báo chí điện 
tử. Và OCLC tạo ra công cụ dò tìm thông 
tin trên gói thông tin báo chí qua cổng 
OCLC ArticleFirst (ArticleFirst). Về 
phía phần lợi của các tòa soạn là không 
cần đầu tư công nghệ, chi phí quảng cáo, 
hay lập trình mà vẫn còn thể đưa nội dung 
ấn phẩm của mình ra thị trường trực tuyến. 
OCLC tất nhiên sẽ bổ sung các giá trị như 
công cụ tìm kiếm đồng nhất cho tất cả các 
nhan đề để độc giả khi cần tra cứu chỉ cần 
thực hiện một phép tra cứu nhưng sẽ lướt 
được và tìm kiếm trên toàn bộ cả gói thông 
tin này. Tháng 7 năm 2000, OCLC và các 
TV liên kết đã tung ra một dự án chương 
trình biên mục nguồn lực trực tuyến hợp 
tác (Cooperative Online Resource Catalog 
– CORC), một dịch vụ mà cho phép các 
TV trên thế giới có thể truy cập và mô tả 
những nguồn lực Internet nổi tiếng. 
Thị trường sách điện tử và sách nói 
điện tử hóa cũng được OCLC thu thập và 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 7/2009 
14 
đưa vào CSDL NetLibrary và Netlibrary 
eAudiobooks, cung cấp hơn 190.000 tựa 
sách của các nhà xuất bản hàng đầu thế 
giới. OCLC chọn lọc ra bộ sưu tập sách 
điện tử trọng tâm theo các chủ đề chính 
như KHXH-NV, KHKT, Y, Mỹ thuật, 
hàng ngàn các nhan đề sách nổi tiếng và 
bán chạy nhất trên thị trường, vốn tài liệu 
tham khảo, 
GOVDOC của OCLC cũng là một 
trong những CSDL được khách hàng đánh 
giá cao. Trong khi các CSDL văn bản pháp 
luật khác do không đủ nhân lực để biên 
mục cho tất cả các tài liệu của chính phủ 
các nước, thì chiến lược thu thập bổ sung 
biểu ghi cho CSDL của OCLC quả thực 
trong những trường hợp này trở thành cứu 
trên cả tuyệt vời. Đa số các nguồn tài liệu 
chính phủ được lưu trữ tách biệt với các 
CSDL khác ở các hệ thống lưu trữ khác. 
Cách tổ chức CSDL tập trung của OCLC 
đã tạo ra kênh thông tin tuyên truyền các 
chủ trương, chính sách, chỉ đạo của nhà 
nước đến độc giả một cách hữu hiệu. Chỉ 
cần một lần tra cứu trên CSDL của OCLC, 
tài liệu chính phủ cũng xuất hiện trong kết 
quả biểu ghi tìm kiếm được. Điều này 
khiến cho những người sử dụng tư liệu 
tăng cường khả năng và cơ hội sử dụng 
loại hình văn bản chỉ đạo quan trọng này. 
Để tăng hàm lượng về chất thông tin đa 
dạng và thể hiện tính đặc sắc độc đáo trong 
CSDL của mình. OCLC đã tìm đến những 
nguồn thông tin có giá trị nghệ thuật và kết 
quả là CSDL CAMIO ra đời. CAMIO—
Catalog of Art Museum Images Online—
là nguồn lực của những tác phẩm mỹ thuật 
độc đáo được đóng góp từ các bảo tàng lớn 
trên thế giới là nguồn dữ liệu độc đáo của 
OCLC. Dữ liệu hình ảnh CAMIO cung 
cấp đảm bảo chất lượng để người xem 
thưởng lãm về tính nghệ thuật, nghiên cứu 
hay sử dụng để giảng dạy và học tập. Bên 
cạnh đó, ContentDM Collection of 
Collections là CSDL tuyệt vời vì OCLC 
thu thập từ rất nhiều nguồn tài liệu số hóa 
của hàng trăm thư viện, trung tâm di sản 
văn hóa thế giới và cả các bộ sưu tập của 
cá nhân hiện diện trên khắp thế giới. 
Những lợi ích mang giá trị gia 
tăng 
CSDL liên hợp không lồ của OCLC 
ngày nay không chỉ phục vụ mục đích hỗ 
trợ việc thống nhất biên mục các tài liệu 
trên thế giới, tiết kiệm công sức thời gian 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 7/2009 
15 
và kinh phí cho hoạt động xử lý kỹ thuật 
nghiệp vụ. Mà CSDL này còn là công cụ 
cho cán bộ bổ sung đánh giá được và 
quyết định đúng trong việc chọn lựa phân 
vân có nên mua hay không những tài liệu 
mà mình dự trù thu thập mà một số các TV 
khác đã từng bổ sung chúng. Những CSDL 
của OCLC còn là cơ sở thông tin hữu hiệu 
để thực hiện các dịch vụ tham khảo như 
cổng QuestionPoint. Dịch vụ mượn liên 
thư viện của Mỹ và đang dự định tiến ra 
trên toàn cầu là tham vọng của OCLC 
được thực hiện rất hoàn hảo cũng là nhờ 
trợ thủ đắc lực là các hệ thống CSDL này. 
Việc OCLC mở ra dịch vụ ILL làm cho 
các nhà kinh doanh sách quý hiếm, sách 
không còn xuất bản trên thị trường sách cổ 
“tức điên” lên. Họ bị giảm doanh thu 
nhanh chóng kể từ ngày OCLC đã “mật 
báo” và chỉ điểm hết tất cả những nơi còn 
lưu vết những “hàng độc” này cho người 
đọc biết, và bạn đọc có thể tìm đến các TV 
này để có thể khai thác sử dụng. Không 
chỉ người bán hàng xưa hay hiếm mới bị 
mất doanh thu mà cả thị trường phân phối 
sách phổ thông cũng bị ảnh hưởng, vì nhờ 
CSDL này, mà cán bộ bổ sung sẽ từ chối 
mua những tài liệu nào mà trùng với các 
TV khác nằm trong khu vực địa lý gần 
mình hoặc có liên thông phục vụ ILL. 
Không chỉ thu hút người truy cập 
bằng lực lượng hùng hậu các nguồn lực 
thông tin, mà các khách hàng thư viện đến 
với OCLC còn là nhờ vào nhiều dịch vụ có 
giá trị gia tăng khác. Đầu tiên phải kể đến 
là Librarian’s Toolbox. Hộp công cụ dành 
cho cán bộ thư viện là nơi mà theo thống 
kê truy cập web của OCLC báo cáo là 
nguồn lực được khai thác nhiều nhất trên 
trang web của OCLC. Ví dụ, các chuyên 
mục như tệp tin từ chuẩn có kiểm soát, 
chuẩn và khuôn dạng biên mục MARC, 
thông tin cập nhật sự thay đổi của khung 
phân loại DDC, cẩm nang biên mục các tài 
liệu điện tử,Cho dù bạn không là thành 
viên của OCLC, bạn vẫn có thể sử dụng 
miễn phí các hộp công cụ được thiết kế rất 
tiện dụng này. 
Các lớp tập huấn trực tuyến về 
nghiệp vụ thư viện, các chương trình học 
bổng, tài trợ của OCLC cũng là điểm thu 
hút các cán bộ thư viện từ Châu Mỹ đến 
Phi theo dõi ráo riết để tìm cơ hội học tập, 
mở rộng và nâng cao kiến thức. Các tổ 
chức như OCLC 
( là 
một trong những nguồn lực chính để đào 
tạo tập huấn cung cấp cán bộ biên mục. 
Các trường đại học có khoa thư viện 
thường liên kết với OCLC để trung tâm cử 
giảng viên của OCLC trực tiếp đào tạo 
khóa khai thác sử dụng OCLC; hoặc các 
thư viện cử cán bộ TV sang OCLC để 
được đào tạo chuẩn hoặc đào tạo nâng cao. 
Một số các chi nhánh của OCLC ở khu 
vực như CAPCON hay SOLINET cũng trở 
thành những trung tâm đào tạo tập huấn, 
và họ có chế độ giảm học phí cho những 
thành viên trong hệ thống. 
Một số tồn tại 
Qua nhiều thời kỳ khác nhau, cũng 
xuất hiện nhiều bài viết phê bình những 
điểm yếu của OCLC, nhưng cho đến nay, 
trên bình diện toàn cầu thì OCLC vẫn 
đứng vững qua mọi thử nghiệm thay đổi 
về chuẩn, về công nghệ và con người. Mô 
hình mẫu của OCLC là điển hình tốt nhất 
để nói lên được khả năng phát huy từ sự 
hợp tác chia sẻ của các thư viện. 
Điểm yếu đầu tiên của OCLC thường 
được góp ý là trung tâm để cho tình trạng 
trùng lắp biểu ghi xuất hiện ở tần suất khá 
lớn. Tuy cùng mô tả về một tài liệu, các 
biểu ghi lặp đi lặp lại với vài chi tiết nhỏ 
trong mô tả có điểm hơi khác biệt. Mặc 
BẢN TIN THƯ VIỆN - CÔNG NGHỆ THÔNG TIN THÁNG 7/2009 
16 
 Trụ sở : Dublin, Ohio, Hoa Kỳ Website :  
 Hội viên hoạt động : Hơn 60.000 thư viện trong 112 quốc gia và vùng lãnh thổ 
khác một số các thư viện thành viên đóng 
góp các biểu ghi có chất lượng rất tệ; tệ 
đến nỗi là các thư viện khác chỉ chấp nhận 
lấy biểu ghi từ TVQH Mỹ hay các TV nổi 
danh về khả năng trình độ biên mục xử lý 
thông tin. OCLC bị kẹt ở những vấn đề 
này là vì đây là CSDL mang tính chia sẻ 
đóng góp; vì vậy mà mỗi thành viên đều 
có thể đẩy biểu ghi về vào trung tâm vào 
bất cứ lúc nào. Mặc dù có những hướng 
dẫn và quy định tiêu chuẩn, nhưng kiểm 
soát chất lượng nội dung biểu ghi thì 
không phải là công việc đơn giản. OCLC 
cũng cố gắng chỉnh sửa hiệu đính biểu ghi 
để làm sạch dữ liệu cho toàn hệ thống, 
nhưng cũng chỉ làm được nếu được báo 
trường hợp sai sót. Cơ chế giải pháp 
PRISM mới áp dụng nhằm để dễ dàng hơn 
trong việc tìm kiếm và cập nhật biểu ghi 
toàn cầu hóa, ví dụ khi có 1 tiêu đề chủ đề 
nào đó được thông báo thay đổi, lập tức 
tiêu đề chủ đề này trên toàn bộ CSDL sẽ 
được hiệu đính. Như theo ý kiến của đa số 
các TV, thì đối trọng lại với sự yếu kém 
nhỏ này, chính là cường độ, tốc độ tra cứu 
và khả năng cung cấp tìm được biểu ghi tài 
liệu các TV cần thì không có nghĩa gì cả 
và lỗi này là điều mà các thành viên hoàn 
toàn có thể chấp nhận. 
Điểm thứ hai là cách tính phí của 
OCLC đôi khi vẫn làm khách hàng lo ngại, 
vì họ dựa trên số lần tra cứu. Hàng năm 
đều có tính ước lượng giá trị hợp đồng truy 
cập với quy định một số lượt truy cập nhất 
định nào đó. Tuy nhiên đến cuối năm sẽ 
tính toán lại để yêu cầu bổ sung các khoản 
truy cập vượt mức. Cách tính dựa trên số 
lần gửi lệnh tìm; nên dù tra cứu sai hay 
đúng, có kết quả hay không, lỡ đánh máy 
sai sót thì cứ một lần nhấn nút tìm kiếm thì 
sẽ bị tính phí. Chính vì vậy một số các TV 
rất ngại việc để FirstSearch của OCLC 
được độc giả truy cập tự do. Nhưng vì loa 
ngại trả chi phí cao nên các TV lại vô tình 
hạn chế khả năng truy cập của độc giả. 
Cách tính phí kiểu này cũng gây khó khăn 
cho việc xác định hiệu quả đầu tư mua 
CSDL phục vụ cho nhu cầu thông tin của 
bạn đọc trong TV. 
Một số vấn đề khác mà OCLC hay bị 
phàn nàn. Đó là người mới gia nhập thì rất 
khó hiểu về quy trình quản lý ở tổ chức 
này. OCLC chịu trách nhiệm tổng quát về 
về định hướng phát triển hệ thống và dịch 
vụ. Những trung tâm đại diện khu vực chỉ 
là nhà phân phối cũng như tập huấn cho 
người sử dụng biết cách khai thác hiệu 
quả. Hiện nay, các đại diện này lên đến 20 
văn phòng. Cơ cấu tổ chức sắp xếp của 
OCLC cũng khá phức tạp vì có đến 3 loại 
hình mạng lưới phân bổ trách nhiệm phân 
cấp chức năng khác nhau. Hệ thống phân 
phối của OCLC như mô hình mạng lưới 
bán lẻ : nhà sản xuất, phân phối và khách 
hàng, tuy nhiên sẽ có chia sẻ quyền lực 
quản lý nơi đây. 
Mạng công cụ thư tịch OCLC được 
khởi đầu từ khái niệm chia sẻ, hợp tác và 
cùng cống hiến tạo dựng tiềm lực phát 
triển. Tại sao đến bây giờ chúng ta vẫn 
chưa có một mạng công cụ thư tịch hoàn 
chỉnh ở Việt Nam? Tất cả chúng ta hãy 
chung tay bắt đầu – Đơn giản từ ý niệm 
chia sẻ. 

File đính kèm:

  • pdfmang_cong_cu_thu_tich_toan_cau_khoi_dau_tu_y_niem_chia_se.pdf