Meiji restoration: The Japanese thought revolution and Asian Perception

Abstract: The "Meiji Restoration", a series of reform and renovation events leading to

tremendous changes in the Japanese social and political structure, has brought dramatic

changes in the political, economic and social fields in Japan. The reform started from the

change in perception and thinking: the Japanese bravely broke with the traditional views,

traditional ideas and well-received thoughts; the progressive knowledge of mankind brought

Japan to a strong integration and Japan achieved miracles in the national development. The

achievements of the Meiji Restoration have established a solid framework and foundation for

the development of modern Japan.

pdf 18 trang yennguyen 4000
Bạn đang xem tài liệu "Meiji restoration: The Japanese thought revolution and Asian Perception", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Meiji restoration: The Japanese thought revolution and Asian Perception

Meiji restoration: The Japanese thought revolution and Asian Perception
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 72-89 
72 
Original Article 
Meiji Restoration: The Japanese Thought Revolution 
and Asian Perception 
Do Duc Minh1,*, Vo Thi Hoa2 
 1Inspection and Legislation Department, Vietnam National University, Hanoi, 
144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
2Academy of Journalism and Communication, 36 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
Received 12 April 2019 
Revised 25 May 2019; Accepted 05 June 2019 
Abstract: The "Meiji Restoration", a series of reform and renovation events leading to 
tremendous changes in the Japanese social and political structure, has brought dramatic 
changes in the political, economic and social fields in Japan. The reform started from the 
change in perception and thinking: the Japanese bravely broke with the traditional views, 
traditional ideas and well-received thoughts; the progressive knowledge of mankind brought 
Japan to a strong integration and Japan achieved miracles in the national development. The 
achievements of the Meiji Restoration have established a solid framework and foundation for 
the development of modern Japan. 
Keywords: Meiji Restoration, tradition, modernity, development. 
_______ 
 Corresponding author. 
 E-mail address: minhdd@vnu.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4219 
VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 72-89 
73 
Minh Trị duy tân: Cuộc cách mạng tư tưởng của 
người Nhật và tư duy phương Đông 
Đỗ Đức Minh1,*, Võ Thị Hoa2 
1Ban Thanh tra và Pháp chế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
2Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 12 tháng 04 năm 2019 
Chỉnh sửa ngày 25 tháng 5 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 6 năm 2019 
Tóm tắt: Là một chuỗi các sự kiện cải cách, cách tân dẫn đến những thay đổi to lớn trong cấu trúc 
xã hội và chính trị Nhật Bản; cuộc Cải cách “Minh Trị Duy Tân” đã mang đến những thay đổi 
mạnh mẽ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội trong lòng nước Nhật. Bắt đầu từ sự thay đổi 
trong nhận thức và tư duy: người Nhật đã dũng cảm đoạn tuyệt với những quan điểm, tư tưởng 
truyền thống lạc hậu và đón nhận những tư tưởng, tri thức tiến bộ của nhân loại, đưa đất nước 
Nhật Bản bước vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ và giành được những kỳ tích trên con đường phát 
triển, xây dựng đất nước. Những thành tựu của công cuộc cải cách Minh Trị đã tạo lập khung khổ 
và nền móng vững chắc cho sự phát triển của đất nước Nhật Bản hiện đại. 
Từ khóa: Cải cách Minh Trị, truyền thống, hiện đại, phát triển. 
I. Tư duy phương Đông và Nhật Bản * 
1. Một số vấn đề về tư duy phương Đông 
Tư duy phương Đông được nảy sinh trên 
nền tảng xã hội phương Đông với kết cấu kinh 
tế là những công xã nông thôn bảo thủ và hệ tư 
tưởng Nho giáo đề cao lễ nghĩa, coi nhẹ luật 
pháp, trọng tình hơn lí... chiếm địa vị thống trị 
_______ 
* Tác giả liên hệ. 
 Địa chỉ email: minhdd@vnu.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4219 
tư tưởng trong suốt thời kỳ phong kiến và tạo ra 
truyền thống cai trị bằng đức 徳 với chủ nghĩa 
duy tình 唯 情 (còn phương Tây là pháp trị 
(Rule of law) và duy lí 唯 理). Triết học phương 
Tây ngả về tư duy duy lí, phân tích mổ xẻ còn 
phương Đông thì ngả về dùng trực giác. Tư duy 
phương Tây thiên về chủ biệt, tư duy phương 
Đông nghiêng về chủ toàn (GS. Trần Đình 
Hượu). Ý thức phương Đông thấm nhuần chất 
thơ hơn ý thức phương Tây, trừ trường hợp Hy 
Lạp. Văn minh phương Đông cổ xưa là văn 
minh làng xã, họ không đặt mục đích chinh 
phục thiên nhiên mà dựa vào thiên nhiên, gửi 
gắm tình cảm vào thiên nhiên để tồn tại và lập 
ra những hương ước nặng về tình để đối nhân 
D.D. Minh, V.T. Hoa / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 72-89 
74 
xử thế. Trong khi đó, nền văn minh phương Tây 
với đặc trưng đô thị phát triển sớm, người 
phương Tây đã có ý thức cạnh tranh với thiên 
nhiên và siêu nhiên, chinh phục thiên nhiên và 
chinh phục thế giới để khẳng định sức mạnh 
của con người lí tính. Trong khi phương Tây 
với truyền thống văn hóa nổi bật luôn coi trọng 
chủ nghĩa cá nhân và quan niệm quyền lợi cá 
nhân thai nghén cùng với khái niệm công dân; 
văn hóa phương Đông nói chung luôn xem xét 
con người trong tổng thể các mối quan hệ xã 
hội, coi trọng những vai trò gia đình và dòng 
họ. Tư tưởng tôn trọng gốc gác nơi đất mẹ thiên 
nhiên (Ấn Độ) và cội nguồn huyết thống (Trung 
Quốc) của người phương Đông đã dẫn đến một 
ý thức thuần phục gần như tuyệt đối đối với tôn 
ti trật tự đã được thiết lập trong chính trị và tôn 
giáo. Trong thần thoại phương Đông, thế lực 
thần thánh được phát huy tuyệt đối quyền hành, 
tôn ti trật tự được tuân thủ nghiêm ngặt. Đạo 
Phật 佛 教 của phương Đông về cơ bản là nhất 
quán, thông suốt, hầu như không có những “kẻ 
phản nghịch”; nhưng ở phương Tây, đạo Cơ 
đốc luôn được sửa đổi, cải cách, thậm chí ly 
giáo. Người phương Tây mà từ tôn giáo tới các 
chế độ chính trị, kinh tế đều thấm nhuần chủ 
nghĩa cá nhân, dĩ nhiên không thích những học 
thuyết luân lí đã làm thỏa mãn tinh thần triết lí 
phương Đông trong suốt chiều dài lịch sử. Đề 
cao sức mạnh của thiên nhiên và siêu nhiên, 
người phương Đông quan niệm con người phụ 
thuộc vào thiên nhiên và thế giới siêu nhiên. 
Phải chăng mối quan hệ tình cảm có phần 
huyền bí giữa con người với thiên nhiên và với 
thế giới siêu nhiên là lí do chính tạo ra kiểu tư 
duy này? 
Nghiên cứu lịch sử tư tưởng (tư duy) 
phương Đông, chúng ta thấy phần nổi trội nhất 
mang tính chi phối là tư tưởng Trung Quốc1; vì 
vậy, nghiên cứu lịch sử tư tưởng của quốc gia 
này cho thấy những yếu tố tiêu biểu và qua đó 
_______ 
1 Cùng với Ấn Độ và Hy Lạp, Trung Hoa là một trong ba 
cái nôi của nền văn minh lớn nhất nhân loại còn tồn tại tới 
ngày nay. Trong các nôi ấy, văn minh Ấn Độ và Trung 
Quốc được phát triển liên tục trong tiến trình lịch sử. 
có thể sáng tỏ đặc trưng chung của các tư tưởng 
chính trị phương Đông. Đối với vùng Viễn 
Đông, Trung Quốc có vai trò truyền thống 
giống như vai trò của đế chế La Mã ở châu Âu - 
nghĩa là nguồn cảm hứng thường trực đối với 
các vấn đề về chính trị, văn hóa, tôn giáo, triết 
học và khoa học. Đây cũng là một nền văn hóa 
trong một thời kỳ nhất định đã có tác dụng 
trong nhiều mặt đối với phương Đông và lịch 
sử loài người, như: kỹ thuật sản xuất, ảnh 
hưởng của tổ chức xã hội, tư tưởng đạo đức... 
Đời sống chính trị Trung Quốc và một số 
nước Đông Á chịu ảnh hưởng lớn bởi các dòng 
tư tưởng chính trị: Nho gia 儒 家 (hay Khổng 
giáo 孔 教), Pháp gia 法 家 và Đạo gia 道 家. 
Đặc biệt, “phương Đông nặng về tư tưởng Nho 
giáo còn phương Tây thiên về chủ nghĩa văn 
minh” [3, tr.344]. Đường lối Đức trị 德 治 của 
Khổng Tử đã thống trị trong xã hội phong kiến 
Á Đông hàng nghìn năm lịch sử đã ảnh hưởng 
sâu sắc đến kết cấu văn hóa, đặc tính tâm lí và 
luân lí của nhân dân Trung Quốc, đồng thời tạo 
nên một truyền thống lớn của văn hóa khu vực. 
Là một học thuyết coi trọng huyết thống, 
chuộng gốc, nhớ nguồn, đề cao trung-hiếu, tôn 
ti trật tự; Nho giáo giúp các xã hội này có tính 
tổ chức cao, duy trì trật tự xã hội, gìn giữ các 
tiêu chuẩn đạo đức của xã hội ở một mức khá 
cao, xã hội văn minh và ổn định lâu dài. Nho 
giáo tiến hành tất cả những điều đó không phải 
bằng vũ lực mà bằng chủ trương giáo dục toàn 
diện từ vua quan đến nhân dân để mỗi người 
đều tự giác thực hiện tùy theo vai trò của mình (
自 天 子 以 至 於 庶 人,壹 是 皆 以 修 身 為 
本; 君 君, 臣 臣, 父 父, 子 子 - Tự thiên tử dĩ 
chí ư thứ nhân, nhất thị giai dĩ tu thân vi bản [1, 
tr.1042]; “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” 
- Vua ra vua, bề tôi ra bề tôi, cha ra cha, con ra 
con [1, tr.290] và đó cũng là lí do tại sao những 
nước sùng đạo Nho đều rất coi trọng giáo dục. 
Là tư tưởng chính thống và chiếm địa vị 
chủ yếu trong lịch sử Trung Quốc, Nho giáo đã 
góp phần xây dựng một dạng thức đặc trưng 
của cấu hình tư tưởng và cấu hình tư duy 
phương Đông. Từ đời Hán, chủ trương độc tôn 
D.D. Minh, V.T. Hoa / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 72-89 75 
Nho đã bóp méo Nho giáo nguyên thủy đến cực 
đoan để phục vụ cho yêu cầu chính trị độc tài 
chuyên chế: quân xử thần tử, thần bất tử bất 
trung; phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu 君 
處 臣 死 臣 不 死 不 忠 , 父 處 子忘 子 不 忘 
不 孝. Tính chất chính trị độc tài, thống soái, 
đứng trên và chi phối mọi hình thái ý thức xã 
hội khác (kể cả pháp luật) là một điển hình của 
phương Đông. Ánh hào quang thần bí của 
vương quyền, tư tưởng trung quân tuyệt đối của 
đạo Nho và sự trừng phạt tàn bạo của pháp luật 
là đảm bảo vững chắc cho vương vị và vương 
quyền, mang bản sắc văn hóa - pháp lí phương 
Đông. Sự khắt khe của pháp luật phong kiến 
cũng như lệ tục của làng xã cổ truyền (do ảnh 
hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo - nhất là 
Tống Nho 宋 儒) nên vị trí và vai trò của người 
phụ nữ trong xã hội rất mờ nhạt, bị đối xử bất 
bình đẳng so với nam giới. Các quan niệm 
trọng nam khinh nữ 重 男 輕 女, đạo tam tòng 
三 從, thất xuất 七 出, nga tử sự tiểu, thất tiết 
sự đại 饿 死 事 小 失 节 事 大2 (Trình thị di 
thư) đầy bất công đã buộc chặt người phụ nữ 
vào những khuôn phép khắc nghiệt vô hình và 
chịu nhiều bất hạnh. Đặc biệt, từ khi chế độ 
phong kiến tập quyền thành lập thì Khổng học 
trở nên độc tôn thì ngày càng quay về xu hướng 
bảo thủ, lạc hậu, xa rời thực tế. Dưới chế độ 
quân chủ chuyên chế phương Đông, yếu tố dân 
_______ 
2 Trọng nam khinh nữ là tư tưởng đề cao vai trò, vị trí của 
người nam giới, xem thường, hạ thấp vai trò của phụ nữ, 
tiêu biểu là quan niệm thập nữ viết vô, nhất nam viết hữu 
十女曰无, 一男曰有 (Sinh được một con trai mới được 
gọi là có con, sinh được mười con gái cũng coi như không 
có con). Tam tòng là 3 nguyên tắc của giáo lí phong kiến: 
tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử 在 家 
從 父, 出 嫁 從 夫, 夫 死 從 子 bắt người đàn bà phải 
tuân thủ là khi ở nhà phải theo cha, khi lấy chồng phải 
theo chồng, khi chồng chết phải theo con trai. Thất xuất (7 
lí do được bỏ vợ): Luật pháp phong kiến cho phép người 
chồng được bỏ vợ khi họ phạm vào một trong những 7 
điều sau đây: Không có con, Ghen tuông, Ác tật (bị bệnh 
nan y), Dâm ô (không đoan chính), Không kính trọng bố 
mẹ chồng, Đa hôn (lắm điều), Trộm cắp. Nga tử sự tiểu, 
thất tiết sự đại - Nghĩa là: “Đói chết là việc nhỏ, thất tiết 
mới là việc cực lớn” (Trình thị di thư). 
chủ, tư tưởng tự do hầu như không được biểu 
hiện. 
2. Nhật Bản: Vài nét về tư tưởng truyền thống 
Là một quần đảo cô lập nằm nhỏ nhoi như 
một dấu ngoặc lửng ở rìa phía đông của khu 
vực giao lưu giữa Á - Âu rộng lớn, tương đối 
biệt lập với các quốc gia khác tại châu Á trong 
nhiều thế kỉ cho tới thời kỳ mở cửa (năm 1868), 
nên Nhật Bản3 có các nét riêng về phong tục, 
tập quán, chính trị, kinh tế và văn hóa. Việc 
chuyển từ chế độ nô lệ sang chế độ phong kiến 
cùng với sự thay đổi của các quan hệ mang tính 
giai cấp cũng trải qua một thời kỳ lâu dài và 
phụ thuộc vào những bước tiến từ từ. Pháp luật 
cổ đại của Nhật chính là sự kết hợp của đạo 
Saman - một tôn giáo mang tính sơ khai. Từ thế 
kỉ VI-VIII, trên quê hương Núi Phú Sĩ, Hoa 
Anh đào, Thần đạo (神 道/Shintō) và Sumo, 
một nhà nước tập quyền được thành lập và 
đóng đô ở Asuka (gần thành phố Nara ngày 
nay), tên nước từ Đại Hòa (大 和/Yamato) đổi 
thành Nhật Bản. “Năm 646, cuộc cách tân Đại 
Hóa (大 化 改 新/Taika), thời kỳ này, Nhật Bản 
còn tàn dư xã hội thị tộc, lạc hậu hơn Trung 
Quốc và người Nhật Bản đã học Trung Quốc. 
Cũng chính thời kỳ này, Nhật Bản khẳng định 
thời kỳ phong kiến, xây dựng nhà nước trung 
ương tập quyền” [2, tr.92]; Hoàng đế được gọi 
là Thiên Hoàng (天 皇/Tenno), có uy quyền 
lớn4. Trong quá trình xác lập nhà nước phong 
_______ 
3 Nhật Bản日本, Nihon), theo chữ Hán có nghĩa là "Gốc 
của Mặt Trời" hay “Đất nước Mặt Trời mọc”. Năm 670, 
đời vua Đường Cao Tông 唐 高 宗, Nhật Bản gửi một sứ 
bộ đến chúc mừng triều đình nhà Đường nhân dịp vừa 
bình định Triều Tiên và từ đó được đổi tên là Nhật Bản. 
Theo sử sách, các học giả Triều Tiên đã giới thiệu kiến 
thức và kỹ thuật của Trung Quốc, chữ Hán và những tác 
phẩm kinh điển (như Luận ngữ 论 语) vào Nhật Bản. Năm 
554, một vương quốc Triều Tiên tên là Bách Tế đã gửi bác 
sĩ, chuyên gia dược thảo, làm lịch và thầy tu đến Nhật 
Bản. 
4 Hiếu Đức Thiên hoàng 孝徳天皇/Karu (Ame Yorozu 
Toyohi no Sumera Mikoto; 645- 654) tiến hành cải cách 
để xác lập quyền thống trị của phương thức sản xuất 
phong kiến Nhật Bản. Nội dung chính của cải cách là thực 
hành chế độ ban điền 頒田制, kê nhân khẩu mà ban ruộng 
và đổi mới quan chế. Với chế độ này, giai cấp thống trị 
D.D. Minh, V.T. Hoa / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 72-89 
76 
kiến, các nhân tố ngoại lai đóng một vai trò khá 
quan trọng và ảnh hưởng của nền pháp luật, các 
học thuyết chính trị Trung Quốc đối với Nhật 
Bản rất sâu sắc. Đồng thời, từ quê hương Ấn 
Độ, Đạo Phật được truyền sang Nhật (qua 
Trung Quốc) với tổ chức tôn ti và có tính chất 
tập trung, là một thứ khuôn mẫu cho nhà nước 
phong kiến Nhật Bản mô phỏng. Đó là "một 
con chim lớn kỳ diệu, bay qua đại dương trên 
đôi cánh mạnh mẽ, mang tới cho Nhật Bản tất 
cả những nhân tố của một đời sống mới - một 
nền đạo đức mới, kiến thức về tất cả các lĩnh 
vực: văn học, nghệ thuật, nghề nghiệp, và các 
tư tưởng siêu hình tinh tế vốn chưa từng xuất 
hiện trong truyền thống bản địa" [4, tr.75]. 
Dưới tác động của mô hình cai trị nhà Đường, 
Nhật Bản cố gắng xây dựng một chính quyền 
Trung ương tập quyền dựa trên một hệ thống 
pháp luật hoàn bị đứng đầu là Thiên Hoàng. 
Đến thời kỳ Nara (710 - 794), nền văn hóa đạt 
tới mức cao nhờ kết hợp các yếu tố Trung Hoa 
và Nhật Bản. Để xác lập quyền lực mang tính 
chuyên chế của Thiên Hoàng thì một hình thức 
pháp luật đã được xây dựng theo kiểu luật nhà 
Tấn (晉 朝, 266-420) và nhà Đường (唐 朝, 
618-907) ở Trung Quốc. Các Bộ luật hình sự 
phong kiến Luật lệnh (律 令/Ritsuryo) được 
ban hành vào đầu TK VIII “là bản sao hoàn 
toàn của Bộ luật hình sự nhà Đường”. Bộ luật 
hình sự năm 1870 cũng lấy mẫu các bản hình 
pháp của nhà Minh và nhà Thanh, đồng thời thể 
chế hóa luật Yedo của Mạc phủ. Nhìn chung, 
Nhật Bản chưa xuất hiện một nền pháp luật độc 
lập mà còn chịu ảnh hưởng khá lớn của pháp 
luật phong kiến Trung Hoa (chủ yếu là hệ tư 
tưởng Nho gia và pháp giatừ thời cổ đại kéo dài 
suốt thời kỳ trung đại và cận đại. “Ở Nhật Bản, 
rõ ràng chịu ảnh hưởng rất nhiều của các Bộ 
luật vay mượn của Trung Quốc, những Bộ luật 
này đã mục nát và biến đổi qua năm thế kỉ sử 
duy trì các lãnh địa có tính chất chức vụ hay đẳng cấp, 
nông dân được những khoảnh đất phân theo đầu người và 
phải nộp tô thóc, sản phẩm thủ công nghiệp gia đình và 
làm nghĩa vụ lao dịch cho nhà nước. Như vậy, “chế độ ban 
điền” nhằm cải biến chế độ thuế 稅 cũ theo chế độ tô 租, 
dung 庸, điệu 調 của nhà Đường. 
dụng ở Nhật Bản, vẫn để lại một di sản được 
các tài liệu viết kính trọng và các chuyên gia 
dựa vào” [4, tr.23]. Cũng như luật pháp phong 
kiến Trung Hoa và các nước trong khu vực, luật 
phá ...  các nước châu Á (điển 
hình là Trung Quốc) để học theo nền văn minh 
phương Tây và hội nhập với thế giới bên ngoài. 
Theo đó, nước Nhật từ bỏ những cản trở có 
nguồn gốc từ truyền thống Á châu trên con 
đường tương lai của mình. Theo Fukuzawa, 
không thể để Nhật Bản bị nền phong kiến 
Trung Hoa và Hàn Quốc làm cho trì trệ, và nên 
"thoát khỏi vòng tư tưởng của các quốc gia 
châu Á mà gia nhập với các quốc gia văn minh 
phương Tây (thoát Á nhập Âu). Bài luận nổi 
tiếng này đã khơi nguồn cho dòng tư tưởng 
Khai sáng27 của Nhật Bản và trở thành nền 
tảng tinh thần của cuộc Cải cách Minh Trị. 
Nhờ chủ trương này, cùng với sự triển khai 
thành công của phong trào Duy Tân, Nhật Bản 
đã hình thành được một hệ thống các thang giá 
trị mới và hội nhập được với bên ngoài, giúp 
cho nước Nhật không chỉ giữ được độc lập mà 
còn trở thành một cường quốc về kinh tế, văn 
hóa và khoa học kỹ thuật sau này. 
Được tiếp xúc với văn minh phương Tây 
qua sách vở và những chuyến viếng thăm Mỹ 
_______ 
27 Immanuel Kant (1724 - 1804), triết gia lớn nhất của 
nước Ðức và của thời cận đại (Neuzeit) cho rằng: “Khai 
sáng là sự thoát ly của con người ra khỏi tình trạng vị 
thành niên do chính con người gây ra. Vị thành niên là sự 
bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc 
lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác. Tình trạng vị 
thành niên này là do tự mình gây ra, một khi nguyên nhân 
của nó không phải do sự thiếu sót trí tuệ, mà do sự thiếu 
sót tính cương quyết và lòng can đảm, dám tự mình dùng 
trí tuệ phục vụ cho mình mà không cần đến sự chỉ đạo của 
người khác. Sapere aude! Hãy có can đảm tự sử dụng trí 
tuệ của chính mình!” là phương châm của Khai Sáng. 
và châu Âu vào cuối thế kỉ XIX, Fukuzawa 
nhận thức được tiến bộ của văn minh phương 
Tây (những nước phát triển hơn châu Á về 
nhiều mặt) và các nước châu Á khó có thể duy 
trì được nền độc lập nếu vẫn đóng cửa trước 
văn minh phương Tây. Theo ông, giành được 
quyền tự trị chưa phải đã là độc lập, mà nền độc 
lập thật sự chỉ có thể thành hiện thực khi trở 
thành một quốc gia tiên tiến và văn minh. Và 
nếu không có sự khai sáng và văn minh thì nền 
độc lập giành được cũng mau chóng mất đi và 
lại lệ thuộc vào các quốc gia tiên tiến khác. 
Nhận thức được tình trạng các nước trong khu 
vực châu Á mới chỉ ở mức "bán văn minh", 
không thể là tấm gương cho Nhật Bản học hỏi, 
vì vậy Fukuzawa kêu gọi nước Nhật hãy "tách 
ra khỏi hàng ngũ các nước châu Á, đuổi kịp và 
đứng vào hàng ngũ các nước văn minh phương 
Tây" [13]. Ông chủ trương mở cửa giao thương 
với phương Tây, học hỏi kiến thức và kinh 
nghiệm quản lí xã hội của phương Tây để phát 
triển Nhật Bản28. Fukuzawa tin rằng giáo dục là 
cách duy nhất để đạt tới văn minh, bởi bản chất 
của văn minh là sự phát triển kiến thức và đạo 
đức nội tại của dân tộc: "phải có đầy đủ cả về 
phương diện vật chất lẫn tinh thần thì mới có 
thể gọi là văn minh. Tuy nhiên, sự tiện nghi về 
mặt vật chất cũng như sự cao thượng của tinh 
thần con người thì không hề có giới hạn. Vì vậy 
gọi là “tiện nghi” hay “cao thượng” thì phải 
nghĩ đó là nói đến trạng thái tiến bộ để hướng 
tới một trình độ cao hơn. Và bởi vì tri thức và 
đạo đức là động lực của sự tiến bộ này, nên kết 
cục có thể nói văn minh chính là sự tiến bộ của 
tri thức và đạo đức của con người” [14, tr.95-
96]29. 
_______ 
28 Quan điểm này của Fukuzawa đã được chứng minh 
bằng thực tế: Ở châu Á, chỉ có Nhật Bản và Thái Lan - hai 
nước chủ trương mở cửa tránh được sự xâm lược và thôn 
tính của các nước phương Tây. 
29 Nguyên văn “In its broad sense, civilization of virtue so 
as to elevate human life to a higher plane. [...] [Thus] it 
refers to the attainment of both materia well-being and the 
elevation of the human spirit, [but] since what produces 
man’s well-being and refinement is knowledge and virtue, 
civilization ultimately means the progress of man’s 
knowledge and virtue” - Fukuzawa Yukichi - written by 
D.D. Minh, V.T. Hoa / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 72-89 87 
Theo Fukuzawa, nền giáo dục Nho học 
(Kangaku) truyền thống ở Nhật Bản là sự cản 
trở lớn nhất của nền văn minh: nó vừa cổ hủ 
vừa chậm phát triển, hàng nghìn năm vẫn 
không thay đổi, chỉ coi trọng hình thức bên 
ngoài giả tạo mà coi thường chân lí và nguyên 
tắc. Số lượng người đi học đã ít ỏi, lại chỉ được 
dạy đọc/viết mà không được khuyến khích phát 
triển tư duy sáng tạo và độc lập (phê phán kịch 
liệt lối học từ chương, trích cú trước đây). 
Fukuzawa cho rằng, giáo dục là chìa khóa của 
văn minh, cốt lõi của giáo dục là thực học và 
tính hiệu quả của nền giáo dục cần đáp ứng yêu 
cầu của mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội. 
Mục tiêu quan trọng của giáo dục là hình thành 
nhân cách độc lập, bởi vì “Nền văn minh của 
quốc gia không thể trông cậy vào quyền lực của 
chính phủ mà phải quan tâm đến từng người 
dân. Mỗi người dân phải có trách nhiệm với 
việc bảo vệ, gìn giữ nền độc lập của đất nước” 
[15, tr.13]. Ông cũng đưa ra nguyên tắc nổi 
tiếng "Độc lập quốc gia thông qua độc lập cá 
nhân" (National independence through personal 
independence), tức là một xã hội muốn phát 
triển phải dựa trên những cá nhân có khả năng 
tư duy độc lập và sáng tạo (individual strength - 
tự tin vào sức mạnh cá nhân), chứ không phải 
dựa vào chính phủ30. Nguyên tắc cơ bản của 
giáo dục là phải kết hợp khoa học phương Tây 
với đạo đức phương Đông. Ông kêu gọi các sĩ 
phu Nhật Bản làm việc theo phương châm “Coi 
trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ” [13], tự 
tin vào sức mạnh cá nhân mà không phụ thuộc 
Nishikawa Shunsaku, Fukuzawe.pdf-Foxit Reader 
[Fukuzawe.pdf]. 
30 Nguyên văn: “Quốc dân Nhật Bản chúng ta phải xắn tay 
ngay vào học tập, hun đúc chí khí. Trước hết mỗi cá nhân, 
từng con người hãy kiên quyết tự chủ, độc lập. Có như vậy, 
đất nước mới giàu mạnh. Có như vậy chúng ta mới hết mặc 
cảm, hết sợ hãi trước các thế lực phương Tây... Mỗi người 
độc lập thì đất nước sẽ tự chủ, độc lập, nghĩa là vậy” 
(Fukuzawa Yukichi, Khuyến học hay những bài học về tinh 
thần độc lập tự cường của người Nhật Bản, Nxb Iwanami 
Bunko Tri thức và phát triển, Nxb Trẻ (Phạm Hữu Lợi 
dịch). 
https://sachvui.com/sachvui-
686868666888/ebooks/2018/pdf/Sachvui.Com-khuyen-
hoc-fukuzawa-yukichi.pdf. 
vào sức mạnh của người khác. Mỗi người trong 
xã hội, từ các học giả uyên bác, những viên 
chức nhà nước địa vị cao đến những nông dân 
nghèo và những người buôn bán nhỏ đều có thể 
đi học để thực hiện tốt hơn chức năng riêng của 
mình, từ đó đóng góp sức mình vào phát triển 
xã hội, chứ không nhất thiết phải học để ra làm 
quan theo lối suy nghĩ truyền thống của Nho 
học hủ lậu (tư tưởng Khai sáng của Immanuel 
Kant). Người dân hãy theo đuổi nền giáo dục 
thực học của phương Tây, dựa trên nền tảng 
khoa học và kỹ thuật. 
Phê phán nền giáo dục Nho học chú trọng 
cổ văn nhưng coi thường kiến thức thực tế của 
Trung Hoa và Triều Tiên, Fukuzawa Yukichi 
cho rằng 2 nước này “suốt hàng nghìn năm 
không hề thay đổi và vẫn quyến luyến với 
những phong tục tập quán cũ kĩ, khi bàn luận về 
giáo dục thì lên tiếng giữ gìn nền giáo dục Nho 
học, chỉ biết trích dẫn những lời giáo huấn 
“Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí”, chỉ coi trọng hình thức 
bên ngoài giả tạo mà coi thường chân lí và 
nguyên tắc, mê tín hủ lậu không biết khoa học 
là gì lại còn kiêu căng tự phụ"[13]31. Với con 
mắt đại bàng, Fukuzawa Yukichi nhận thấy: 
"Đường giao thông trên thế giới là phương tiện 
để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào 
phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây 
nào có thể ngăn được làn gió văn minh 
này"[13]. Ông đã nhìn ra cái không gian bí 
bách, “cổ lai hi” và đáng “xấu hổ” của Á châu 
mà cổ vũ người Nhật thực thi tư tưởng thoát Á. 
Sớm thức tỉnh trước nguy cơ mang tính thời 
đại để nhanh chóng tiếp nhận nền văn hóa 
phương Tây với tính ưu việt của nó trên các 
_______ 
31 Tuy nhiên, việc đả kích Nho học ở Nhật Bản thời kỳ 
này cũng có hạn chế: do bắt đầu từ cái nhìn "sùng bái 
một chiều về nền văn minh vật chất phương Tây cũng 
như phủ nhận một chiều những giá trị thực sự của dân 
tộc mình", đi tới nguy cơ đánh mất chính mình trong 
công cuộc “văn minh Âu hóa” đầy rẫy bi kịch. Ánh hào 
quang của các tiêu chí phương Tây tuy có nhiều giá trị 
gợi mở nhưng cũng không ít hiểm họa mà đáng sợ nhất 
là tinh thần sùng bái vật chất, lối sống nhân danh “đấu 
tranh sinh tồn”, “chủ nghĩa tinh hoa”, “chủ nghĩa dân 
tộc cực đoan”,..vốn có quan hệ khá nhiều với các chính 
sách xâm lược thực dân, chế độ phát xít. 
D.D. Minh, V.T. Hoa / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 72-89 
88 
lĩnh vực công nghiệp, khoa học kỹ thuật, sự 
hùng cường về cả kinh tế và quân sự; cuộc cải 
cách Minh Trị Duy Tân mặc dù cách đây 150 
năm nhưng vẫn được các học giả trong và ngoài 
Nhật Bản nhắc đến như một mốc son đưa quốc 
gia này trở thành cường quốc ngang hàng với 
các nước tư bản Âu - Mỹ cuối thế kỉ XIX. Cuộc 
cải cách toàn diện này đã tạo ra những tiền đề 
thuận lợi cho sự giải phóng những tiềm năng 
khổng lồ của đất nước “Mặt trời mọc”. Bản chất 
của 30 năm Duy tân Minh Trị là quá trình dân 
tộc Nhật Bản nhìn văn minh châu Âu để tự khai 
sáng tinh thần cho chính mình. Từ bài học thức 
tỉnh về “Thoát Á luận”, Nhật Bản đã "thoát Á" 
thành công khi biết phát huy tinh thần quả cảm, 
dám xả thân của các võ sĩ đạo, biết giữ lấy 
những giá trị đạo đức thuần túy "Nhân, Nghĩa, 
Lễ, Trí, Tín" của Khổng giáo trong khi loại bỏ 
phần chính trị và các thiết chế bắt nguồn từ đó, 
nhất là hệ thống thi cử từ chương đã đè nặng 
trong lịch sử. Cuộc cải cách đã thu được thành 
công và tiếng vang lớn, tạo cơ sở vững chắc 
giúp Nhật Bản phát triển xứng tầm một nước 
văn minh, hiện đại, có nền kinh tế phát triển 
hàng đầu thế giới. 
Cuộc cách mạng trong tư tưởng luôn là 
màn dạo đầu của cuộc cách mạng trong thực 
tiễn. Đối với Nhật Bản, cách ly/cắt đứt mối liên 
hệ về mặt tư duy với Trung Quốc và chuyên 
tâm vào nỗ lực hiện đại hóa đất nước, hội nhập 
với phương Tây là một quyết định dũng cảm và 
đầy lí trí. Người Nhật đã ý thức được rằng: 
Điều quan trọng nhất là phải thoát khỏi cái văn 
hóa của Trung Quốc tức là văn hóa Khổng 
giáo. Cái văn hóa đó nó tha hóa người trí thức, 
nó không nhìn nhận sự suy nghĩ và hành động 
độc lập của cá nhân như là một giá trị. Trái lại 
nó coi cái chữ “trung” (trung thành) với nhà 
cầm quyền như một giá trị cơ bản”. Trên nền 
của tư duy lí, người Nhật Bản đã sớm nhận thức 
được rằng: suy cho cùng, phát triển chỉ đạt 
được từ đổi mới và sáng tạo. Và những cản trở 
đáng kể nhất cho sự đổi mới và sáng tạo là 
những cản trở nội tại, nằm ngay trong chính bản 
thân mình để giải phóng năng lực mọi mặt của 
đất nước cho phát triển, đương đầu và thích 
nghi được với một thế giới đầy biến động và 
thay đổi không ngừng. Và quan trọng hơn: 
không sa vào những bẫy vô hình, do sự vô tình 
hay cố ý của con người hoặc ngẫu nhiên của 
lịch sử tạo ra. Với tư duy đi trước thời đại, 
người Nhật cũng tỉnh táo nhận ra rằng: “Thoát 
Á” hay “thoát Trung” nghĩa là thoát cái quê 
mùa lạc hậu, hạn chế của các nước châu Á 
nhưng vẫn giữ lại cái gốc tinh hoa của mình 
trong văn hóa Khổng giáo; du nhập khoa học kỹ 
thuật của Tây phương nhưng vẫn giữ bản sắc 
của Nhật Bản. Triều đình và những trí thức 
Nhật Bản, một mặt đã nhận thức được những 
hạn chế của nền giáo dục Nho giáo trong thời 
kỳ mới, mặt khác họ vẫn thấy được giá trị của 
Nho giáo trong việc giáo dục đạo đức, nhất là 
giáo dục lòng trung thành, xây dựng đất nước 
Nhật Bản theo chủ trương “nước giàu binh 
mạnh”. Trong bối cảnh của nước Nhật thế kỉ 
XIX, những tư tưởng cải cách của Fukuzawa 
Yukichi hết sức sâu sắc, thiết thực, đáp ứng yêu 
cầu cấp bách của thực tiễn lịch sử Nhật Bản lúc 
đương thời và đóng vai trò quan trọng, tạo tiền 
đề tư tưởng cho công cuộc Duy Tân Minh Trị. 
Thoát Á luận của Yukichi trở thành tác phẩm 
làm thay đổi lịch sử nước Nhật, thay đổi tư duy 
của cả một dân tộc để xây dựng nước Nhật hiện 
đại và cho thấy sự mạnh mẽ, vĩ đại của một dân 
tộc đã dũng cảm không chịu đầu hàng số phận 
và dám đối mặt với những thách thức của lịch 
sử để vươn lên hàng đầu thế giới. Kinh nghiệm 
lịch sử cũng cho thấy: trước mỗi giai đoạn có 
tính bước ngoặt, lịch sử luôn đặt ra cho mỗi 
quốc gia-dân tộc những nhiệm vụ chiến lược và 
thách thức to lớn; đòi hỏi sự quyết tâm, ý chí, 
sự chung sức đồng lòng (thậm chí là sự hy sinh) 
của cả một dân tộc để vượt qua và tiếp tục đi 
lên. Để đưa công cuộc Cải cách Minh Trị thành 
công, người Nhật đã sớm thức tỉnh yêu cầu phải 
vượt qua những tư tưởng nhận thức lạc hậu để 
đón nhận những tư tưởng mới, tiến bộ, hiện đại 
và tư duy phát triển để đưa đất nước thoát khỏi 
nghèo nàn, tụt hậu và thông qua những chính 
sách cải cách tiến bộ để giải phóng năng lực 
mọi mặt của đất nước. Vấn đề đổi mới tư duy 
D.D. Minh, V.T. Hoa / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 35, No. 2 (2019) 72-89 89 
nhận thức về hội nhập và phát triển được người 
Nhật xác định là khâu đột phá, có ý nghĩa mở 
đường cho những biến đổi xã hội mạnh mẽ thời 
kỳ Minh Trị. Đồng thời, tư tưởng cải cách, tiếp 
thu văn minh nhân loại đi đôi với giữ gìn, phát 
huy giá trị tinh hoa của dân tộc; kết hợp tinh 
hoa nội ngoại để xây dựng, phát triển đất nước 
của Nhật Bản vẫn là bài học cho các quốc gia 
trên con đường hiện đại hóa, xây dựng phát 
triển đất nước hôm nay. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Lý Minh Tuấn, Tứ thư bình giải, NXB Tôn 
giáo, 2011. 
[2] Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Kim, “Một số 
chuyên đề lịch sử thế giới”, tập 2, NXB. Đại học 
Quốc gia, Hà Nội, 2008. 
[3] Fukuzawa Yukichi, Phúc Ông tự truyện (Phạm 
Thu Giang dịch), NXB.Thế giới, 2017. 
[4] George.B.Sansom, Lược sử văn hóa Nhật Bản, tập 
2, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989. 
[5] Trung Quốc cận đại giản sử, NXB. Nhân dân 
Thượng Hải, 1975. 
[6] Phan Đại Liên, Lịch sử Nhật Bản, NXB. Văn hóa 
Thông tin, Hà Nội, 1995. 
[7] Fukuzawa Yukichi, (Phạm Hữu Lợi dịch), 
“Khuyến học” hay những bài học về tinh thần độc 
lập tự cường của người Nhật Bản, Nxb Iwanami 
Bunko Tri thức và phát triển, NXB Trẻ, 2017. 
[8] Vũ Khiêu, Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, 
NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997. 
[9] Francois Jullien, (Nguyên Ngọc dịch), Minh triết 
phương Đông và Triết học phương Tây hay thể tạng 
khác của Triết học, editions du Seuil, Février, 1998. 
[10] Nguyễn Thị Hồng Vân, Cơ cấu xã hội Nhật Bản 
thời Cận thế, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 
4/2009. 
[11] Đào Trinh Nhất, Nhật Bản Duy Tân 30 năm, 
Đông Phương xuất bản, Sài Gòn, 1936. 
[12] Liên hiệp Các Hội KH&KT Việt Nam, Tạp chí 
Nhà quản lí, 27(9)/2005. 
[13] Fukuzawa Yukichi, (Hải Âu, Kuriki Seiichi dịch) 
“Thoát Á luận”, 1885. 
cuu/thoat_a_luan.html 
[14] Fukuzawa Yukichi, Lê Huy Vũ Nam, Nguyễn 
Anh Phong dịch), Bàn về văn minh (First 
published in 1875; NXB. Thế giới, 2018. 
[15] Fukuzawa Yukichi, (Phạm Hữu Lợi dịch), Khuyến 
học hay những bài học về tinh thần độc lập tự 
cường của người Nhật Bản, NXB. Iwanami 
Bunko Tri thức và phát triển, NXB. Trẻ, 2017. 

File đính kèm:

  • pdfmeiji_restoration_the_japanese_thought_revolution_and_asian.pdf