Mô hình hóa tương đồng và ứng dụng trong thiết kế thuốc
TÓM TẮT
Trong nhiều thập kỷ qua, mô hình hóa tương đồng đã trở thành công cụ phổ biến để mô hình hóa
cấu trúc ba chiều (3D) giả thuyết của các protein quan tâm. Mục đích của quá trình này là để tạo ra
cấu trúc 3D của các protein mà cấu trúc vẫn chưa được xác định bằng các phương pháp thực
nghiệm. Cơ sở cho mô hình hóa tương đồng dựa trên sự quan sát rằng các homolog protein với
chuỗi acid amin tương tự sẽ có cấu trúc 3D giống nhau. Mô hình hóa tương đồng sử dụng các
phương pháp dựa trên máy tính (in silico) để tạo ra các mô hình cấu trúc 3D cho protein mục tiêu
dựa trên một protein khuôn mẫu. Cách gấp cuộn của mô hình được tạo ra dựa trên sự tương ứng
giữa mô-típ cấu trúc của protein khuôn mẫu và mục tiêu. Mô hình hóa tương đồng hiện đang là
phương pháp đáng tin cậy nhất bên cạnh các phương pháp thực nghiệm để tạo ra mô hình chất
lượng cho nhiều ứng dụng khác nhau trong thiết kế thuốc. Cho đến nay, mô hình hóa tương đồng
đã được sử dụng thành công trong xác định phân tử khởi nguồn bằng docking phân tử, để đề xuất
cơ chế tương tác giữa thụ thể - phối tử, để tạo điều kiện cho các thí nghiệm gây đột biến và để làm
cơ sở cho tối ưu hóa các phối tử tiềm năng. Trong bài tổng quan này, chúng tôi báo cáo những
phát triển hiện tại trong lĩnh vực này, thảo luận về những hạn chế của mô hình hóa tương đồng và
giới thiệu các ứng dụng mới nhất của kỹ thuật này vào quy trình thiết kế thuốc hiện đại.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình hóa tương đồng và ứng dụng trong thiết kế thuốc
ISSN: 1859-2171 e-ISSN: 2615-9562 TNU Journal of Science and Technology 202(09): 173 - 184 Email: jst@tnu.edu.vn 173 MÔ HÌNH HÓA TƯƠNG ĐỒNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG THIẾT KẾ THUỐC Lê Anh Vũ1,*, Phan Thị Cẩm Quyên2, Nguyễn Thúy Hương1 1Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM, 2Trung tâm Giống Kiên Giang TÓM TẮT Trong nhiều thập kỷ qua, mô hình hóa tương đồng đã trở thành công cụ phổ biến để mô hình hóa cấu trúc ba chiều (3D) giả thuyết của các protein quan tâm. Mục đích của quá trình này là để tạo ra cấu trúc 3D của các protein mà cấu trúc vẫn chưa được xác định bằng các phương pháp thực nghiệm. Cơ sở cho mô hình hóa tương đồng dựa trên sự quan sát rằng các homolog protein với chuỗi acid amin tương tự sẽ có cấu trúc 3D giống nhau. Mô hình hóa tương đồng sử dụng các phương pháp dựa trên máy tính (in silico) để tạo ra các mô hình cấu trúc 3D cho protein mục tiêu dựa trên một protein khuôn mẫu. Cách gấp cuộn của mô hình được tạo ra dựa trên sự tương ứng giữa mô-típ cấu trúc của protein khuôn mẫu và mục tiêu. Mô hình hóa tương đồng hiện đang là phương pháp đáng tin cậy nhất bên cạnh các phương pháp thực nghiệm để tạo ra mô hình chất lượng cho nhiều ứng dụng khác nhau trong thiết kế thuốc. Cho đến nay, mô hình hóa tương đồng đã được sử dụng thành công trong xác định phân tử khởi nguồn bằng docking phân tử, để đề xuất cơ chế tương tác giữa thụ thể - phối tử, để tạo điều kiện cho các thí nghiệm gây đột biến và để làm cơ sở cho tối ưu hóa các phối tử tiềm năng. Trong bài tổng quan này, chúng tôi báo cáo những phát triển hiện tại trong lĩnh vực này, thảo luận về những hạn chế của mô hình hóa tương đồng và giới thiệu các ứng dụng mới nhất của kỹ thuật này vào quy trình thiết kế thuốc hiện đại. Từ khóa: công nghệ sinh học; cấu trúc protein; thiết kế thuốc; mô hình hóa tương đồng; thiết kế thuốc dựa trên cấu trúc. Ngày nhận bài: 17/5/2019; Ngày hoàn thiện: 21/7/2019; Ngày đăng: 27/7/2019 HOMOLOGY MODELING AND ITS APPLICATIONS TO DRUG DESIGN Le Anh Vu 1,* , Phan Thi Cam Quyen 2 , Nguyen Thuy Huong 1 1Ho Chi Minh City University of Technology, 2KienGiang Seed Research Center ABSTRACT In the last decades, homology modeling has become a popular tool to build hypothetical three- dimensional (3D) structures of interested proteins. The aim of this process is to model 3D structure of proteins that have not been structured from experimental methods. The basis for homology modeling is based on the observation that homolog proteins with similar amino acid sequences will have the same 3D structure. Homology modeling uses computer-based methods (in silico) to create 3D structures of target protein based on a template protein. The folding pattern of the model is created based on the correspondence between the structural motif of template and target proteins. Homology modeling is currently the most reliable method besides experimental methods to create quality models for many different applications in drug design. Homology modeling so far has been successfully used to identify lead molecule by molecular docking, to propose ligand- receptor interactions, to facilitate mutagenesis experiments, and to guide optimization of potential ligands. In this review, we report current developments in this area, discuss the limitations of homology modeling, and address the latest applications of this technique to the mordern drug design. Keywords: biotechnology; protein structure; drug design; homology modeling; structure based drug design. Received: 17/5/2019; Revised: 21/7/2019; Published: 27/7/2019 * Corresponding author. Email: lavu68@gmail.com Lê Anh Vũ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 173 - 184 Email: jst@tnu.edu.vn 174 1. Giới thiệu Hiện nay, sự phát triển của các kỹ thuật phân tích cấu trúc như tinh thể học tia X và phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) đã cải thiện quá trình xác định cấu trúc lập thể (3D) của protein [1]. Tuy nhiên, những kỹ thuật này hiện vẫn khó có thể được áp dụng cho toàn bộ các protein vì nhiều lý do. Cụ thể, kỹ thuật NMR thường chỉ được áp dụng với các protein có kích thước phân tử nhỏ. Trong trường hợp sử dụng tinh thể học tia X, phân tử protein nên được phân tích dưới dạng kết tinh. Bên cạnh đó, một nhược điểm nữa của các kỹ thuật này là tốn nhiều thời gian và chi phí nghiên cứu. Điều này đã dẫn đến khó khăn trong việc xác định cấu trúc protein với độ phân giải cao, đặc biệt là đối với các protein màng, do những khó khăn trong quá trình tinh chế và kết tinh các protein đó so với các protein hòa tan khác [2]. Vì protein màng chiếm tỷ lệ quan trọng trong các mục tiêu thuốc, những tiến bộ trong việc xác định cấu trúc các protein này dự kiến sẽ đẩy nhanh quá trình thiết kế thuốc. Gần đây, việc dự đoán cấu trúc 3D của protein sử dụng các công cụ in silico đã được phát triển [3]. Mô hình hóa tương đồng là một trong những phương pháp dự đoán cấu trúc in silico được sử dụng để xác định cấu trúc 3D của protein từ trình tự acid amin của nó dựa trên một khuôn mẫu đã biết. Cơ sở cho mô hình hóa tương đồng dựa trên hai luận điểm chính. Đầu tiên, cấu trúc 3D của protein được xác định bởi trình tự acid amin của nó. Thứ hai, cấu trúc của protein được bảo tồn nhiều hơn và sự thay đổi thường xảy ra với tốc độ chậm hơn nhiều so với trình tự acid amin trong quá trình tiến hóa. Kết quả là các trình tự tương đồng thường gấp cuộn thành các cấu trúc tương tự nhau và thậm chí các trình tự có mức liên quan thấp vẫn có thể có cấu trúc 3D tương tự [4]. Do đó, mô hình hóa tương đồng đã được sử dụng để mô phỏng các cấu trúc 3D với độ chính xác cao [1]. Ngoài ra, kỹ thuật này còn có ưu điểm là cần ít thời gian và chi phí thấp hơn so với các phương pháp truyền thống. Điều này đã làm thay đổi cách thức tiến hành docking và thúc đẩy ứng dụng của sàng lọc ảo dựa trên cấu trúc trong quy trình thiết kế thuốc hiện đại [5]. Đã có đề xuất rằng các mô hình được xây dựng trên khuôn mẫu có mức độ tương đồng >50% là đủ chính xác cho mục đích thiết kế thuốc dựa trên cấu trúc [6]. Vì thuốc thể hiện hoạt tính khi tương tác với các thụ thể trong đó chủ yếu là protein, mô hình hóa tương đồng có nhiều ứng dụng trong quá trình thiết kế thuốc, ví dụ như xác định các tương tác giữa protein và phối tử, từ đó góp phần xác định các ứng viên thuốc tiềm năng [3]. Tổng quan này tóm tắt đặc điểm những bước chính trong quá trình thực hiện mô hình hóa tương đồng. Bên cạnh đó, các công cụ phổ biến được phát triển cho mục đích mô hình hóa trong những năm gần đây cũng được trình bày. Bài viết này cũng cung cấp những đánh giá về các vấn đề có thể gặp trong mô hình hóa và tiềm năng ứng dụng của mô hình hóa trong thiết kế thuốc. 2. Mô hình hóa tương đồng Các phương pháp mô hình hóa thường được phân loại thành mô hình hóa dựa trên khuôn mẫu (mô hình hóa tương đồng) và mô hình hóa de novo [6]. Hiện nay, mô hình hóa tương đồng được coi là chính xác hơn so với mô hình hóa de novo, và do đó nó được áp dụng phổ biến hơn trong nghiên cứu cấu trúc protein [7]. Mô hình hóa tương đồng là một phương pháp dự đoán cấu trúc bao gồm nhiều bước và có thể có những thay đổi để phù hợp với từng mục đích nghiên cứu. Các bước đặc trưng của mô hình hóa tương đồng được tóm tắt như trong Hình 1 và chi tiết được đề cập dưới đây. Hình 1. Các bước cơ bản trong quá trình mô hình hóa cấu trúc 3D của protein [3] 2.1 Xác định khuôn mẫu Trong bước này, trình tự acid amin của protein mục tiêu được sử dụng để xác định cấu trúc khuôn mẫu có trong các cơ sở dữ liệu (CSDL) như NCBI Reference Sequences (RefSeq) [8], UniProt [9], Protein Data Bank (PDB) [10], Worldwide Protein Data Bank Lê Anh Vũ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 173 - 184 Email: jst@tnu.edu.vn 175 (wwPDB) [11], Protein Data Bank in Europe (PDBe) [12], Protein Data Bank Japan (PDBj) [13] và một số CSDL với quy mô nhỏ hơn [14]. Hiện đã có nhiều công cụ với nhiều cách tiếp cận khác nhau được phát triển cho việc tìm kiếm khuôn mẫu thích hợp với trình tự mục tiêu. Trong đó, Basic Local Alignment Search Tool (BLAST) [15] là công cụ được sử dụng phổ biến nhất cho mục đích này bằng cách sắp gióng cột trình tự mục tiêu với trình tự các protein có sẵn trong CSDL. Bên cạnh đó, một số cách tiếp cận khác được sử dụng trong xác định khuôn mẫu bao gồm “profile– profile alignments” [16] và “Hidden Markov models” [17]. Mức độ tương đồng của trình tự khuôn mẫu so với trình tự mục tiêu có ảnh hưởng lớn trong việc tạo cấu trúc 3D với độ chính xác cao. Tuy nhiên, độ tương đồng trình tự không phải là yếu tố duy nhất quyết định độ chính xác của các cấu trúc được tạo thành. Về giới hạn tương đồng trình tự tối thiểu trong mô hình hóa tương đồng, có nhiều ý kiến về mức độ nhưng ở các mức độ tương đồng lớn hơn 25% thường cho thấy khuôn mẫu và mục tiêu sẽ có cấu trúc 3D tương đồng [18]. Ngoài mức độ tương đồng trình tự, các yếu tố khác được xem xét trong việc chọn một khuôn mẫu đủ điều kiện bao gồm sự tương ứng về kiểu gen giữa trình tự khuôn mẫu và trình tự mục tiêu. Các khuôn mẫu từ cây phát sinh giống nhau hoặc tương ứng với trình tự mục tiêu có thể dẫn đến cấu trúc 3D với độ chính xác cao [3]. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường như pH, loại dung môi và sự tồn tại của phối tử ràng buộc cũng quan trọng trong việc chọn mẫu đủ điều kiện vì chúng có vai trò đảm bảo các điều kiện tối ưu nhất trong việc xây dựng cấu trúc mục tiêu chính xác. Độ phân giải của cấu trúc thử nghiệm đang được xem xét cũng là một yếu tố trong việc chọn lựa khuôn mẫu đủ điều kiện [19]. 2.2 Sắp gióng cột trình tự và hiệu chỉnh Sau khi trình tự khuôn mẫu phù hợp nhất được chọn, đôi khi cần thiết phải sắp xếp và hiệu chỉnh chúng. Sự sắp xếp có thể là giữa mục tiêu – khuôn mẫu hoặc khuôn mẫu – khuôn mẫu khi sử dụng nhiều hơn một khuôn mẫu. Lỗi trong sự sắp xếp của các residue gây ra sự dịch chuyển của α carbon. Một khoảng trống residue trong phần xoắn α (α helix) sẽ kích hoạt sự xoay phần còn lại của residue trong xoắn α. Do đó, sự sắp xếp của các residue theo đúng cách là rất quan trọng trong mô hình hóa tương đồng [20]. 2.3 Xây dựng mô hình Với mỗi khuôn mẫu được căn chỉnh, thông tin chứa trong đó phải được sử dụng để tạo ra mô hình cấu trúc 3D của mục tiêu và được biểu diễn dưới dạng tập hợp tọa độ Cartesian cho mỗi nguyên tử trong cấu trúc protein. Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để tạo mô hình 3D cho trình tự mục tiêu dựa trên các khuôn mẫu của nó. Nhìn chung, các phương pháp này có thể được phân loại thành phương pháp tổ hợp phần cứng (rigid-body assembly methods), phương pháp khớp phân đoạn (segment matching methods), phương pháp thỏa mãn hạn chế không gian (satisfactions of spatial restraint methods) và phương pháp tiến hóa nhân tạo (artificial evolution methods). Trong phương pháp tổ hợp phần cứng, mô hình tương đồng được xây dựng dựa vào việc lắp ráp các phân đoạn cấu trúc được bảo tồn. Các phân đoạn này được xác định bằng cách xem xét các cấu trúc có liên quan đã được làm sáng tỏ. Do đó, các protein chưa được làm rõ có thể được mô hình hóa bằng cách xây dựng vùng lõi được bảo tồn và sau đó thay thế các vùng khác nhau từ các protein khác trong tập hợp các cấu trúc đã được làm rõ. Việc ứng dụng phương pháp này khác nhau chủ yếu ở cách chúng xử lý các khu vực không được bảo tồn hoặc thiếu khuôn mẫu. Các vùng biến thiên thường được xây dựng với sự trợ giúp của các thư viện phân đoạn [21]. Phương pháp khớp phân đoạn chia mục tiêu thành một chuỗi các phân đoạn ngắn, mỗi phân đoạn được khớp với mẫu riêng được trích xuất từ CSDL. Do đó, việc căn chỉnh trình tự được thực hiện trên các phân đoạn chứ không phải trên toàn bộ protein. Việc lựa chọn mẫu cho từng phân đoạn dựa trên sự tương đồng về trình tự, so sánh các tọa độ α carbon và dự đoán các xung đột không gian phát sinh từ bán kính van der Waals của các nguyên tử phân kỳ giữa mục tiêu và khuôn mẫu [22]. Hạn chế không gian là phương pháp mô hình hóa tương đồng phổ biến nhất hiện nay dựa trên các tính toán cần thiết để xây dựng cấu trúc 3D từ dữ liệu được tạo ra bởi phổ NMR. Một hoặc nhiều sắp xếp mục tiêu – khuôn mẫu được sử dụng để xây dựng tập hợp các tiêu chí hình học mà sau đó Lê Anh Vũ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 173 - 184 Email: jst@tnu.edu.vn 176 được chuyển đổi thành các hàm mật độ xác suất cho mỗi hạn chế không gian. Các hạn chế áp dụng cho khoảng cách xương sống protein và góc nhị diện, từ đó làm cơ sở cho quy trình tối ưu hóa vị trí nguyên tử. Quy trình này sử dụng phương pháp tối thiểu hóa năng lượng gradient liên hợp để tinh chỉnh vị trí của tất cả các nguyên tử trong protein [23]. Cuối cùng, phương pháp tiến hóa nhân tạo sử dụng mô phỏng quá trình tiến hóa tự nhiên cho đến khi trình tự khuôn mẫu giống với mục tiêu trình tự. Ví dụ, sự căn chỉnh trình tự - cấu trúc có thể tách ra như là một chuỗi các sự kiện tiến hóa như đột biến, thêm hoặc bớt đoạn. Sau đó, mô hình cấu trúc có thể được xây dựng từ cấu trúc khuôn mẫu bằng cách thay đổi một sự kiện tiến hóa tại một thời điểm nhất định [24]. 2.4 Mô hình hóa điểm loop Các khoảng trống hoặc đoạn chèn vào được gọi là các điểm loop xuất hiện trong trình tự các protein tương đồng. Cấu trúc của các điểm loop không được bảo tồn trong quá trình tiến hóa. Ngay cả khi không có đoạn xóa hoặc chèn, vẫn có thể tìm thấy sự phù hợp cấu dạng điểm loop khác nhau trong trình tự truy vấn và mẫu. Tính đặc hiệu chức năng của protein thường được xác định bởi các điểm loop. Vì vậy, độ chính xác của mô hình điểm loop là một yếu tố quan trọng quyết định giá trị của các mô hình được tạo cho các ứng dụng theo sau. Do các điểm loop cho thấy sự biến đổi cấu trúc cao hơn các chuỗi bên và xoắn, nên việc dự đoán cấu trúc của chúng thường khó khăn hơn [25]. Có hai phương pháp quan trọng được sử dụng trong việc phát triển các điểm loop. Một là phương pháp tìm kiếm cơ sở dữ liệu và hai là phương pháp tìm kiếm cấu dạng. Phương pháp tìm kiếm cơ sở dữ liệu sàng lọc tất cả các cấu trúc protein đã biết để phát hiện các phân đoạn cung cấp các vùng lõi quan trọng [26]. Trong khi đó, phương pháp tìm kiếm cấu dạng phụ thuộc vào tối ưu hóa chức năng cho điểm [27]. Hiện nay, mô hình hóa điểm loop được thực hiện ở mức 4 – 7 residue. Điều này là do sự thay đổi về cấu dạng tăng khi chiều dài của điểm loop tăng lên. Để giải quyết những hạn chế trên, các phương pháp de novo được sử dụng cho các dự đoán về hình dạng điểm loop bằng cách tìm kiếm không gian cấu dạng đã được phát triển. Mô phỏng Monte Carlo, mô phỏng annealing, thuật toán di truyền và mô phỏng động lực phân tử là những ví dụ cho phương pháp này. Trong các phương pháp như vậy, độ dài của điểm loop có thể được mô hình hóa không bị giới hạn nhưng khi độ dài tăng số lượng hình dạng có thể tăng lên nhanh chóng khiến cho việc ... toán căn chỉnh, mô hình hóa điểm loop và chuỗi bên, phát hiện lỗi và xác nhận mô hình đã giúp cải thiện độ chính xác của mô hình tạo ra. Ngày nay, với các phần mềm và khuôn mẫu thích hợp, các mô hình lý thuyết có thể được xây dựng với độ chính xác gần với các mô hình thu được bằng các phương pháp thực nghiệm. Những mô hình này đã đóng góp hiệu quả, và dự kiến sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế thuốc hiện đại. Lời cám ơn Nghiên cứu được tài trợ bởi Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM trong khuôn khổ đề tài mã số TNCS-KTHH- 2017-12. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. H. Deng, Y. Jia, and Y. Zhang, “Protein structure prediction”, International Journal of Modern Physics B, Vol. 32, No. 18, pp. 1840009 (17 pages), 2017. [2]. J. G. Almeida, A. J. Preto, P. I. Koukos, A. M. Bonvin, and I. S. Moreira, “Membrane proteins structures: A review on computational modeling tools”, Biochimica et Biophysica Acta – Biomembranes, Vol. 1859, No. 10, pp. 2021-2039, 2017. [3]. M. T. Muhammed and E. Aki‐ Yalcin, “Homology modeling in drug discovery: Overview, current applications, and future perspectives”, Chemical Biology & Drug Design, Vol. 93, pp. 12-20, 2019. [4]. V. K. Vyas, R. D. Ukawala, M. Ghate, and C. Chintha, “Homology modeling a fast tool for drug discovery: current perspectives”, Indian Journal of Pharmaceutical Sciences, Vol. 74, No. 1, pp. 1-17, 2012. [5]. T. C. França, “Homology modeling: an important tool for the drug discovery”, Journal of Biomolecular Structure and Dynamics, Vol. 33, No. 8, pp. 1780-1793, 2015. Lê Anh Vũ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 173 - 184 Email: jst@tnu.edu.vn 182 [6]. T. Schmidt, A. Bergner, and T. Schwede, “Modelling three-dimensional protein structures for applications in drug design”, Drug Discovery Today, Vol. 19, No. 7, pp. 890-897, 2014. [7]. S. D. Lam, S. Das, I. Sillitoe, and C. Orengo, “An overview of comparative modelling and resources dedicated to large-scale modelling of genome sequences”, Acta Crystallographica Section D Structural Biology, Vol. 73, No. 8, pp. 628-640, 2017. [8]. K. D. Pruitt, T. Tatusova, and D. R. Maglott, “NCBI reference sequences (RefSeq): a curated non-redundant sequence database of genomes, transcripts and proteins”, Nucleic Acids Research, Vol. 35 (Database issue), pp. D61-D65, 2006. [9]. The UniProt Consortium, “UniProt: the universal protein knowledgebase”, Nucleic Acids Research, Vol. 46, No. 5, pp. 2699, 2018. [10]. S. K. Burley, H. M. Berman, C. Bhikadiya, et al., “RCSB Protein Data Bank: biological macromolecular structures enabling research and education in fundamental biology, biomedicine, biotechnology and energy”, Nucleic Acids Research, Vol. 47, No. D1, pp. D464-D474, 2019. [11]. H. Berman, K. Henrick, H. Nakamura, and J. L. Markley, “The worldwide Protein Data Bank (wwPDB): ensuring a single, uniform archive of PDB data”, Nucleic Acids Research, Vol. 35 (Database issue), pp. D301-D303, 2006. [12]. S. Velankar, Y. Alhroub, A. Alili, et al., “PDBe: Protein Data Bank in Europe”, Nucleic Acids Research, Vol. 39 (Database issue), pp. D402-D410, 2011. [13]. A. R. Kinjo, H. Suzuki, R. Yamashita, et al., “Protein Data Bank Japan (PDBj): maintaining a structural data archive and resource description framework format”, Nucleic Acids Research, Vol. 40 (Database issue), pp. D453-D460, 2011. [14]. D. Xu and Y. Xu, “Protein databases on the internet”, Current Protocols in Molecular Biology, Chapter 19, Unit 19.4, 2004. [15]. S. F. Altschul, W. Gish, W. Miller, E. W. Myers, and D. J. Lipman, “Basic local alignment search tool”, Journal of Molecular Biology, Vol. 215, No. 3, pp. 403-410, 1990. [16]. G. Wang and R. L Dunbrack, “Scoring profile-to-profile sequence alignments”, Protein Science, Vol. 13, No. 6, pp. 1612-1626, 2004. [17]. J. Söding, “Protein homology detection by HMM–HMM comparison”, Bioinformatics, Vol. 21, No. 7, pp. 951-960, 2005. [18]. Z. Xiang, “Advances in homology protein structure modeling”, Current Protein & Peptide Science, Vol. 7, No. 3, pp. 217-227, 2006. [19]. T. Schwede, “Protein modeling: what happened to the protein structure gap?”, Structure, Vol. 21, No. 9, pp. 1531-1540, 2013. [20]. S. Andrea and W. Hans-Joachim, “Sequence alignment and homology modelling”, In: Modelling of GPCRs: A practical handbook, Springer, 2013. [21]. A. Szilagyi and Y. Zhang, “Template-based structure modeling of protein-protein interactions”, Current Opinion in Structural Biology, Vol. 24, pp. 10-23, 2013. [22]. M. Levitt, “Accurate modeling of protein conformation by automatic segment matching”, Journal of Molecular Biology, Vol. 226, No. 2, pp. 507-533, 1992. [23]. A. Šali and T. L. Blundell, “Comparative protein modelling by satisfaction of spatial restraints”, Journal of Molecular Biology, Vol. 234, No. 3, pp. 779-815, 1993. [24]. P. R. Daga, R. Y. Patel, and R. J. Doerksen, “Template-based protein modeling: recent methodological advances”, Current Topics in Medicinal Chemistry, Vol. 10, No. 1, pp. 84-94, 2010. [25]. A. Fiser, R. K. Do, and A. Sali, “Modeling of loops in protein structures”, Protein Science, Vol. 9, No. 9, pp. 1753-1773, 2000. [26]. N. Fernandez-Fuentes, B. Oliva, and A. Fiser, “A supersecondary structure library and search algorithm for modeling loops in protein structures”, Nucleic Acids Research, Vol. 34, No. 7, pp. 2085-2097, 2006. [27]. Y. Li, “Conformational sampling in template-free protein loop structure modeling: an overview”, Computational and Structural Biotechnology Journal, Vol. 5, e201302003, 2013. [28]. M. Jamroz and A. Kolinski, “Modeling of loops in proteins: a multi-method approach”, BMC Structural Biology, Vol. 10, No. 5, 9 pages, 2010. [29]. S. Liang and N. V. Grishin, “Side-chain modeling with an optimized scoring function”, Protein Science, Vol. 11, No. 2, pp. 322-333, 2002. [30]. K. Joo, J. Lee, and J. Lee, “Methods for accurate homology modeling by global optimization”, In: Homology modeling. Methods in Molecular Biology (Methods and Protocols), A. Orry and R. Abagyan (eds), Vol. 857, Humana Press, 2011. [31]. H. Liu, M. Elstner, E. Kaxiras, T. Frauenheim, J. Hermans, and W. Yang, “Quantum mechanics simulation of protein dynamics on long timescale”, Proteins, Vol. 44, No. 4, pp. 484-489, 2001. Lê Anh Vũ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 173 - 184 Email: jst@tnu.edu.vn 183 [32]. E. Krieger, G. Koraimann, and G. Vriend, “Increasing the precision of comparative models with YASARA NOVA - a self-parameterizing force field”, Proteins, Vol. 47, No. 3, pp. 393-402, 2002. [33]. H. Fan and A. E. Mark, “Refinement of homology-based protein structures by molecular dynamics simulation techniques”, Protein Science, Vol. 13, No. 1, pp. 211-220, 2004. [34]. C. Guda, E. D Scheeff, P. E. Bourne, and I. N. Shindyalov, “A new algorithm for the alignment of multiple protein structures using Monte Carlo optimization”, Pacific Symposium on Biocomputing, pp. 275-286, 2001. [35]. A. Kryshtafovych and K. Fidelis, “Protein structure prediction and model quality assessment”, Drug Discovery Today, Vol. 14, No. 7-8, pp. 386-393, 2009. [36]. M. Y. Shen and A. Sali, “Statistical potential for assessment and prediction of protein structures”, Protein Science, Vol. 15, No. 11, pp. 2507-2024, 2006. [37]. S. Crivelli, E. Eskow, B. Bader, et al., “A physical approach to protein structure prediction”, Biophysical Journal, Vol. 82, No. 1, pp. 36-49, 2002. [38]. J. Cheng, A. N. Tegge, and P. Baldi, “Machine learning methods for protein structure prediction”, IEEE Reviews in Biomedical Engineering, Vol. 1, pp. 41-49, 2008. [39]. A. Nayeem, D. Sitkoff and S. Krystek, “A comparative study of available software for high- accuracy homology modeling: from sequence alignments to structural models”, Protein Science, Vol. 15, No. 4, pp. 808-824, 2006. [40]. A. Saxena, R. S. Sangwan, and S. Mishra, “Fundamentals of homology modeling steps and comparison among important bioinformatics tools: an overview”, Science International, Vol. 1, pp. 237-252, 2013. [41]. H. J. Hasani and K. Barakat, “Homology modeling: an overview of fundamentals and tools”, International Review on Modelling and Simulations (IREMOS), Vol. 10, No. 2, pp. 129- 145, 2017. [42]. A. Webb and A. Sali, “Comparative protein structure modeling using MODELLER”, Current Protocols in Bioinformatics, Vol. 54, pp. 5.6.1– 5.6.37, 2016. [43]. J. Yang and Y. Zhang, “Protein structure and function prediction using I-TASSER”, Current Protocols in Bioinformatics, Vol. 52, pp. 5.8.1– 5.8.15, 2015. [44]. T. Schwede, J. Kopp, N. Guex, and M. C. Peitsch, “SWISS-MODEL: An automated protein homology-modeling server”, Nucleic Acids Research, Vol. 31, No. 13, pp. 3381-3385, 2003. [45]. Molecular Operating Environment (MOE) Montreal, QC: Chemical Computing Group Inc; 2013. [46]. L. A. Kelley, S. Mezulis, C. M. Yates, M. N. Wass, and M. J. Sternberg, “The Phyre2 web portal for protein modeling, prediction and analysis”, Nature Protocols, Vol. 10, No. 6, pp. 845-858, 2015. [47]. J. Söding, A. Biegert, and A. N. Lupas, “The HHpred interactive server for protein homology detection and structure prediction”, Nucleic Acids Research, Vol. 33 (Web Server issue), pp. W244- W248, 2005. [48]. D. E. Kim, D. Chivian, and D. Baker, “Protein structure prediction and analysis using the Robetta server”, Nucleic Acids Research, Vol. 32 (Web Server issue), pp. W526-W531, 2004. [49]. Schrödinger, Prime. ‘Version 3.5.’. New York: LLC; 2014. [50]. A. V. Bhaskar, T. M. Babu, N. V. Reddy, and W. Rajendra, “Homology modeling, molecular dynamics, and virtual screening of NorA efflux pump inhibitors of Staphylococcus aureus”, Drug Design, Development and Therapy, Vol. 10, pp. 3237-3252, 2016. [51]. Khac-Minh Thai, Trieu-Du Ngo, Thien-Vy Phan, Thanh-Dao Tran, Ngoc-Vinh Nguyen, Thien-Hai Nguyen and Minh-Tri Le, “Virtual Screening for Novel Staphylococcus aureus NorA Efflux Pump Inhibitors from Natural Products”, Medicinal Chemistry, Vol. 11, No. 2, pp. 135-155, 2015. [52]. Anh-Vu Le and Thuy-Huong Nguyen, “Structure Based Drug Design of Inhibitors for Staphylococcus aureus Biofilm”, International Journal of Modern Engineering Research, Vol. 5, No. 9, pp. 10-17, 2015. [53]. A. N. Cavasotto, S. S. Phatak, “Homology modeling in drug discovery: current trends and applications”, Drug Discovery Today, Vol. 14, No. 13-14, pp. 676-683, 2009. [54]. A. Kufareva, M. Rueda, V. Katritch, R. C. Stevens, and R. Abagyan, “Status of GPCR modeling and docking as reflected by community- wide GPCR Dock 2010 assessment”, Structure, Vol. 19, No. 8, pp. 1108-1026, 2011. [55]. R. G. Armando, D. L. Mengual Gómez, E. I. Juritz, P. Lorenzano Menna, and D. E. Gomez, “Homology model and docking-based virtual screening for ligands of human dyskerin as new inhibitors of telomerase for cancer treatment”, International Journal of Molecular Sciences, Vol. 19, No. 10, pp. 3216, 2018. Lê Anh Vũ và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 202(09): 173 - 184 Email: jst@tnu.edu.vn 184 [56]. Trần Thành Đạo, Lê Minh Trí, Thái Khắc Minh, “Nghiên cứu mô hình QSAR và mô tả phân tử docking các chất ức chế aromatase”, Tạp chí Dược học, T. 59,S. 3, trang 43-47, 2019. [57]. M. Balmith, M. Faya, and M. E. Soliman, “Ebola virus: A gap in drug design and discovery ‐ experimental and computational perspective”, Chemical Biology & Drug Design, Vol. 89, No. 3, pp. 297-308, 2017. [58]. P. Ramharack, and M. E. S. Soliman, “Zika virus NS5 protein potential inhibitors: an enhanced in silico approach in drug discovery”, Journal of Biomolecular Structure and Dynamics, Vol. 36, No. 5, pp. 1118-1133, 2018. [59]. K. Gokhale and B. Tilak, “Mechanisms of bacterial acetohydroxyacid synthase (AHAS) and specific inhibitors of Mycobacterium tuberculosis AHAS as potential drug candidates against tuberculosis”, Current Drug Targets, Vol. 16, No. 7, pp. 689-699, 2015. [60]. Z. Payandeh, M. Rajabibazl, Y. Mortazavi, A. Rahimpour, and A. H. Taromchi, “Ofatumumab monoclonal antibody affinity maturation through in silico modeling”, Iranian Biomedical Journal, Vol. 22, No. 3, pp. 180-192, 2018. [61]. R. B. Singh, G. K. Singh, K. Chaturvedi, et al., “Design, synthesis, characterization, and molecular modeling studies of novel oxadiazole derivatives of nipecotic acid as potential anticonvulsant and antidepressant agents”, Medicinal Chemistry Research, Vol. 27, No. 1, pp. 137-152, 2018. [62]. S. Mishra and V. Gomase, “Computational comparative homology based 3D-structure modelling of the HSp70 Protein from GWD”, Journal of Health and Medical Informatics, Vol. 7, No. 3, pp. 233-239, 2016. [63]. N. Antoniou, D. Vlachakis, A. Memou, et al., “A motif within the armadillo repeat of Parkinson's-linked LRRK2 interacts with FADD to hijack the extrinsic death pathway”, Scientific Reports, Vol. 8, No. 1, pp. 3455, 2018. [64]. S. Prabhu, S. Vijayakumar, P. Manogar, G. P. Maniam, and N. Govindan, “Homology modeling and molecular docking studies on Type II diabetes complications reduced PPARγ receptor with various ligand molecules”, Biomedicine & Pharmacotherapy, Vol. 92, pp. 528-535, 2017. [65]. P. S. Mohanty, A. K. Bansal, F. Naaz, U. D. Gupta, V. D. Dwivedi, and U. Yadava, “Ribonucleotide reductase as a drug target against drug resistance Mycobacterium leprae: A molecular docking study”, Infection, Genetics and Evolution, Vol. 60, pp. 58-65, 2018. [66]. V. Singh, N. Gohil, and R. Ramírez‐ García, “New insight into the control of peptic ulcer by targeting the histamine H2 receptor”, Journal of Cellular Biochemistry, Vol. 119, No. 2, pp. 2003-2011, 2018. [67]. V. K. Vyas, M. Ghate, K. Patel, G. Qureshi, and S. Shah, “Homology modeling, binding site identification and docking study of human angiotensin II type I (Ang II-AT1) receptor”, Biomedicine & Pharmacotherapy, Vol. 74, pp. 42- 48, 2015. [68]. N. C. Jadhav, A. R. Pahelkar, N. V. Desai, et al., “Design, synthesis and molecular docking study of novel pyrrole-based α-amylase and α- glucosidase inhibitors”, Medicinal Chemistry Research, Vol. 26, No. 10, pp. 2675-2691, 2017. [69]. Nguyễn Thị Hồng Loan, Nguyễn Văn Sáng, Trịnh Hồng Thái, Phan Tuấn Nghĩa, Bùi Phương Thuận, “Một số đặc điểm cấu trúc của protease HIV-1 tái tổ hợp”, Tạp chí Sinh học, T. 34, S. 4, trang 520 -527, 2016. [70]. T. R. D. Costa, A. Ignatiou, and E. V. Orlova, “Structural analysis of protein complexes by cryo electron microscopy”. In: Bacterial Protein Secretion Systems. Methods in Molecular Biology, L. Journet and E. Cascales (eds), Vol. 1615, Humana Press, New York, 2017.
File đính kèm:
- mo_hinh_hoa_tuong_dong_va_ung_dung_trong_thiet_ke_thuoc.pdf